III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌ C:
2. Hai hình đối xứng qua một điểm:
một điểm:
- GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu đề bài.
- 1 HS lên bảng vẽ hình, các HS khác vẽ hình vào vở và nhận xét.
- GV giới thiệu: hai đoạn thẳng AB và A'B' gọi là 2 đoạn thẳng đối xứng với nhau qua điểm O.
- Vậy 2 hình đối xứng với nhau qua 1 điểm khi nào? - GV giới thiệu : O gọi là tâm đối xứng của 2 hình.
- HS lắng nghe và ghi vào vở.
- HS phát biểu định nghĩa SGK
- HS lắng nghe
AB và A'B' là 2 đoạn thẳng đối xứng với nhau qua điểm O
* Định nghĩa:
Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi
điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc
hình kia qua điểm O và ngược lại.
Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình.
- GV cho HS xem hình 77, 78 trang 94 SGK và giới thiệu tính chất.
- HS xem hình và ghi tính chất vào vở.
* Tính chất:
Nếu hai đoạn thẳng (góc, tứ giác) đối xứng với nhau qua 1 điểm thì chúng bằng nhau.
* HOẠT ĐỘNG 3: (10 ph ) 3. Hình có tâm đối xứng:
- GV yêu cầu HS đọc và thực hiện yêu cầu ?3
- GV cho HS hoạt động nhóm
- HS hoạt động nhóm sau đó cử đại diện trình bày bài giải
?3 Hình có tâm đối xứng của AB, BC, CD, DA qua O lần lượt là CD, DA, AB, BC. - GV giới thiệu định nghĩa
hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng của một hình.
- Vài HS phát biểu lại định nghĩa và ghi vào vở.
* Định nghĩa:
Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H.
- Thông qua ?3 em hãy cho biết tâm đối xứng của hình bình hành là điểm nào?
- HS : là giao điểm của 2 đường chéo của hình bình hành.
Hình HS có tâm đối xứng. * Định lí:
- GV giới thiệu "định lí" SGK - Vài HS phát biểu lại "định lí" Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối
xứng của hình bình hành.
- GV yêu cầu HS đọc và làm ?4
- HS suy nghĩ và đưa ra các chữ cái có tâm đối xứng.
?4 H, O