Báo cáo thử việc
Trang 1TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1 : Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel………4
I Quá trình hình thành và phát triển……… 4
II Các lĩnh vực kinh doanh……… 5
III Những thành tích nổi bật………7
IV Mô hình tổ chức Tập đoàn……….7
V Triết lý thương hiệu và triết lý kinh doanh………8
1 Triết lý thương hiệu……… 8
2 Triết lý kinh doanh………9
3 Quan điểm phát triển……….10
VI Văn hoá Viettel………10
1 8 giá trị cốt lõi Viettel………10
2 10 bài học Viettel……… 11
Chương 2 : Công ty Viettel – IDC………13
I Quá trình hình thành và phát triển……… 13
II Các lĩnh vực kinh doanh……… 13
III Mô hình tổ chức công ty……….14
IV Thuận lợi và khó khăn………15
1 Thuận lợi……….15
2 Khó khăn……….15
Chương 3 : Tổng quan về vị trí trực NOC……… 16
I Quy định chung……….16
II Giám sát hệ thống ……….16
III Kiểm soát vào ra tại phòng máy……….17
IV Kiểm soát tài sản / thiết bị của khách hàng……… ……17
V Dịch vụ hỗ trợ khách hàng từ xa……… 18
Trang 3VI Phàn nàn từ khách hàng……….19
VII Công tác kiểm tra phòng máy định kỳ………19
Chương 4 : Hệ thống mạng tại trung tâm dữ liệu Pháp Vân…20 I Tổng quan về hệ thống mạng của Viettel IDC ……….…………21
II Hệ thống mạng tại trung tâm dữ liệu Pháp Vân……… ….………23
1 Kiến trúc mạng……… ……….23
2 Quản lý hệ thống… ……… 33
III Một số đề xuất , ý kiến trong công tác vận hành khai thác……….….…37
1 Access layer……… 38
2 Distribution layer……… ……….39
KẾT LUẬN……… 40
Trang 4Chương 1
TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
I Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 1/6/1989 : Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 58/HĐBT quyết
định thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin, trực thuộc BTL Thông tin liên lạc - BQP (tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel) Ngành nghề kinh doanh: Xuất nhập khẩu sản phẩm điện tử thông tin, xây lắp các công trình thiết bị thông tin, đường dây tải điện, trạm biến thế, lắp ráp các thiết
bị điện, điện tử.Đây chính là ngày truyền thống của Tập đoàn viễn thông quân đội
Ngày 27/7/1993 : Bộ Quốc phòng ra quyết định số 336/QĐ-QP (Do thứ trưởng Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên ký) Thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Điện tử thiết bị thông tin, tên giao dịch là SIGENCO, trụ sở chính tại 16 Cát Linh, Hà Nội
Ngày 14/7/1995 : Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số
615/QĐ-QP quyết định đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) thành Công
ty Điện tử Viễn thông Quân đội với tên giao dịch quốc tế là VIETEL, trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP Được bổ sung ngành nghề kinh doanh, được phép cung cấp các dịch vụ BCVT, trở thành nhà khai thác dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt Nam
Ngày 19/4/1996 : Sát nhập 3 đơn vị là Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Công ty Điện tử và Thiết bị Thông tin 1, Công ty Điện tử và Thiết bị Thông tin 2 thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (VIETEL) trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP
Ngày 28/10/2003 : Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, tên viết tắt là VIETTEL, trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP
Ngày 27/4/2004 : Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 51/QĐ-QP (do thứ trưởng BQP, trung tướng Nguyễn Văn Rinh ký) quyết định từ 01 tháng 7 năm 2004 điều chuyển Công ty viễn thông Quân đội từ Bộ Tư lệnh Thông tin về trực thuộc Bộ Quốc Phòng với tên gọi Công ty Viễn thông Quân đội tên giao dịch là VIETTEL
Ngày 02/3/2005 : Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty viễn thông quân đội và ngày 06/4/2005 Bộ Quốc phòng có quyết định số 45/2005/BQP về việc thành lập Tổng Công ty VTQĐ, tên giao dịch quốc
tế bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, viết tắt là VIETTEL Đây là dấu ấn khẳng định bước phát triển mới (Từ Công ty phát triển thành Tổng Công ty)
Trang 5Ngày 14/12/2009 : Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 2078/QĐ-TTg
về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Quyết định số 2079/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Ngày 12/01/2010 : tại trụ sở số 01 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội, Viettel đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt Tập đoàn và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba Đây là dấu ấn khẳng định bước phát triển vượt bậc, một mốc son quan trọng đánh dấu sự lớn mạnh của Viettel cả về quy mô, năng lực và kinh nghiệm (Mô hình Tập đoàn thí điểm, trực thuộc bộ chủ quản, không có hội đồng quản trị)
II Các lĩnh vực kinh doanh
Viettel kinh doanh đa ngành đa nghề trên phạm vi cả trong nước và ngoài nước với những hoạt động kinh doanh chính :
- Cung cấp dịch vụ viễn thông và CNTT:
+ Thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt (PSTN) và các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp dịch vụ: điện thoại, Fax trên toàn quốc;
+ Thiết lập mạng thông tin di động sử dụng công nghệ GSM với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp dịch vụ thông tin trên phạm vi toàn quốc;
+ Cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng (ISP) và kết nối Internet (IXP) ;
+ Cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ VoIP;
+ Cho thuê kênh qua mạng vệ tinh;
+ Triển khai dịch vụ viễn thông tại Lào và Campuchia;
+ Truyền dẫn, cho thuê kênh trong nước và quốc tế
- Cung cấp các dịch vụ bưu chính:
Thiết lập mạng bưu chính và kết nối với các mạng bưu chính công cộng khác để cung cấp dịch vụ bưu chính: bưu phẩm (trừ thư tín), bưu kiện và chuyển tiền trên phạm vi trong nước và quốc tế
- Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông:
Từ tháng 01 năm 1994, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã nhập khẩu thiết
bị đồng bộ cho các công trình thông tin phục vụ quốc phòng như: các tổng đài công cộng, tổng đài cơ quan, viba, thiết bị và cáp cho công trình cáp quang đường trục Bắc Nam… và nhập khẩu ủy thác các loại thiết bị tương tự cho các ngành kinh tế quốc dân
- Tư vấn, khảo sát thiết kế:
Trang 6Tập đoàn đã chủ trì lập dự án, khảo sát thiết kế các công trình thông tin phục vụ quốc phòng như: các tổng đài công cộng, các tuyến viba, các tổng đài phục vụ các đơn vị, các công trình cáp quang quân sự, các tháp angten…cho các
Bộ, Ngành trong phạm vi toàn quốc
Ngoài nhiệm vụ quân sự, Tập đoàn đã tham khảo thiết kế, lập dự án các công trình viễn thông, các tháp angten cho viba, vô tuyến truyền hình (độ cao đến 100m), các mạng thông tin diện rộng…
- Xây lắp các công trình thông tin:
Lắp đặt các Tổng đài, mạng cáp thuê bao, các thiết bị phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền dẫn viba, cáp quang Tập đoàn đã lắp đặt rất nhiều tháp angten phát thanh và truyền hình trên phạm vi cả nước
- Kinh doanh dịch vụ thương mại, kỹ thuật:
+ Cung cấp, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các công trình thuộc về các loại thiết bị điện, điện tử viễn thông;
+ Cung cấp các thiết bị phần mềm cho các công ty điện tử viễn thông;+ Cung cấp các chương trình phần mềm chuyên dụng
- Kinh doanh dịch vụ bất động sản:
+ Kinh doanh các dịch vụ bất động sản như: đầu tư, tạo lập, nhận chuyển nhượng, thuê mua bất động sản để bán, cho thuê, cho thuê lại, chuyển nhượng nhằm mục đích sinh lợi
+ Hỗ trợ kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản như: dịch vụ
mô giới, định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản
+ Kinh doanh các dịch vụ khác như: kinh doanh các khu nghỉ mát, du lịch, sinh khí…
+ Hoạt động kinh doanh gồm: lập dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu và các hoạt động có liên quan đến xây dựng công trình
- Kinh doanh dịch vụ IDC:
+ Cung cấp dịch vụ tích hợp như đường truyền, hệ thống điện, điều hoà không khí, khu văn phòng và các trang thiết bị khác;
+ Dịch vụ giải pháp IT , tích hợp hệ thống, tư vấn và thuê ngoài IT và dịch vụ phục hồi hư hỏng;
+ Dịch vụ lưu trữ giữ liệu, dịch vụ sao lưu dữ liệu, dịch vụ thiết bị, dịch
vụ cung cấp và quản lý dữ liệu, dịch vụ máy chủ
III Những thành tích nổi bật
Trang 7- Phát triển nhanh, bền vững nhờ vào tập thể Đảng uỷ, Ban giám đốc Tập đoàn đã xây dựng định hướng chiến lược phát triển đúng đắn trong từng giai đoạn, từng thời kỳ ngắn hạn và dài hạn
- Tiên phong trong ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào kinh doanh dịch vụ và phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật với chủ trương của Đảng uỷ, Ban giám đốc Tập đoàn là “đi tắt đón đầu” ứng dụng khoa công nghệ mới nhất của thế giới vào kinh doanh các dịch vụ đạt hiệu quả kinh tế cao
- Với việc Viettel tham gia vào thị trường viễn thông đã tạo tiền đề, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khác kinh doanh dịch vụ viễn thông, đã tạo bước đột phá, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, phá thế độc quyền doanh nghiệp, làm giảm giá cước viễn thông, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế đất nước
- Viettel luôn xác định vừa phải hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vừa phải làm tốt nhiệm vụ quốc phòng Từ khi mới thành lập, chưa kinh doanh viễn thông, Tập đoàn đã tham gia xây dựng các công trình thông tin phục vụ cho quốc phòng với phương châm kết hợp kinh tế với Quốc phòng, làm nhiệm vụ quốc tế
- Thực hiện mục tiêu “giữ gìn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ”, hiện nay đội ngũ cán bộ, nhân viên của Tập đoàn vừa công tác vừa học tập, vừa tự đào tạo, nghiên cứu đã làm chủ và sử dụng có hiệu quả toàn bộ các trang bị tiên tiến hiện đại nhất của thế giới Hàng năm cử đi đào tạo, bồi dưỡng các lớp trong và ngoài nước hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên Tuyển dụng, giáo dục, bồi dưỡng hàng nghìn lượt sinh viên tốt nghiệp các trường đại học vào làm việc tại Tập đoàn, sẵn sàng phục vụ quân đội khi cần thiết
IV Mô hình tổ chức Tập đoàn
- Ban lãnh đạo :
Tổng Giám đốc Hoàng Anh Xuân
Phó Tổng Giám đốc Dương Văn Tính
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng
Phó Tổng Giám đốc Lê Đăng Dũng
Phó Tổng Giám đốc Tống Viết Trung
Phó Tổng Giám đốc Hoàng Công Vĩnh
- Các phòng ban tập đoàn :
+ Văn phòng Tập đoàn
+ Phòng Chính trị Tập đoàn
Trang 8+ Ban Chính sách Bưu chính viễn thông
+ Ban Thanh tra
+ Công ty Quản lý dự án đầu tư nước ngoài
+ Ban Quản lý dự án BOT
- Các Công ty, đơn vị trực thuộc:
+ Công ty Viễn thông Viettel
+ Công ty Mạng lưới Viettel
+ Công ty Đầu tư và kinh doanh Bất động sản Viettel
+ Trung tâm Đào tạo Bóng đá Viettel
+ 63 Chi nhánh Viettel tỉnh/ thành phố
+ Công ty Thương Mại & Xuất nhập khẩu Viettel
+ Công ty TNHH 1 Thành viên Thông tin M1
+ Công ty TNHH 1 Thành viên Thông tin M3
+ Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel
+ Công ty Tư vấn Thiết kế Viettel
+ Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel
+ Công ty Cổ phần Công trình Viettel
+ Công ty Viettel IDC
+ Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel
V Triết lý thương hiệu và triết lý kinh doanh
1 Triết lý thương hiệu
Tầm nhìn thương hiệu định ra một hướng đi chung cho các hoạt động của Viettel, được cô đọng từ việc tổng hợp cơ sở mong muốn của khách hàng và sự đáp ứng của Viettel, kết hợp giữa văn hoá Phương Đông và Phương Tây
Ý tưởng thương hiệu được cô đọng qua câu khẩu hiệu (slogan):
Slogan
‘Say it your way’
‘Hãy nói theo cách của bạn’
Ý nghĩa câu khẩu hiệu: ‘Hãy nói theo cách của bạn’ thể hiện rõ trên 2 vế:
- Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng và đáp ứng của Viettel đối với khách hàng và các thành viên
- Bên cạnh đó là sự khuyến khích phản hồi, đóng góp, xây dựng và sáng tạo của mọi ngưòi (khách hàng và các thành viên Viettel) nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Trang 9Ý nghĩa của logo
Ý tưởng cội nguồn:
Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng hai dấu nháy đơn Hình tượng này muốn nói với mọi người rằng, Viettel luôn luôn biết lắng nghe
và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người như những cá thể riêng biệt – các thành viên của Tập đoàn, khách hàng và đối tác Đây cũng chính là nội dung của câu khẩu hiệu của Viettel: Hãy nói theo cách của bạn (Say it your way)
Hình dáng:
Nhìn logo Viettel, ta thấy có sự chuyển động liên tục, xoay vần vì hai dấu nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể hiện tính logic, luôn luôn sáng tạo, liên tục đổi mới
Khối chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau, thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh của các thành viên trong Tập đoàn
Với triết lý kinh doanh là nhà sáng tạo và quan tâm đến khách hàng, triết
lý này được thể hiện trên logo là con người đóng vai trò trung tâm
Màu sắc:
Ba màu của logo là: xanh, vàng đất và trắng:
- Màu xanh thiên thanh biểu hiện cho màu của trời, màu của khát vọng vươn lên, màu của không gian sáng tạo
- Màu vàng đất biểu thị cho đất, màu của sự đầm ấm, gần gũi, đôn hậu, đón nhận
- Màu trắng là nền của chữ Viettel, thể hiện sự chân thành, thẳng thắn, nhân từ
Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người ”Thiên thời – Địa lợi –
Nhân hoà” theo những quan điểm của triết học và cũng gắn liền với lịch sử,
định hướng của Tập đoàn thể hiện cho sự phát triển vững bền của thương hiệu Viettel
2 Triết lý kinh doanh
- Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo
- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo
- Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel
3 Quan điểm phát triển
Sự phát triển của Viettel được nhìn nhận trên một số quan điểm sau:
- Kết hợp Kinh tế với Quốc phòng
Trang 10- Đầu tư và phát triển cơ sở, hạ tầng.
- Kinh doanh định hướng thị trường
- Phát triển nhanh và ổn định
- Lấy yếu tố con người làm chủ đạo
VI Văn hoá Viettel
1 8 Giá trị cốt lõi Viettel
Người VIETTEL không chỉ làm việc, họ sống nữa Và bởi vậy, họ cần một triết lý chung để sống
VIETTEL cần có một sự khác biệt trong số hàng trăm triệu doanh nghiệp trên thế giới này Và bởi vậy, họ cần một triết lý kinh doanh riêng biệt
Thế hệ này và những thế hệ khác nữa sẽ chung tay xây lên VIETTEL Và bởi vậy, họ cần có một bộ Gene để duy trì và phát triển, đó là văn hóa doanh nghiệp
Những giá trị cốt lõi này được đúc kết qua quá trình hình thàng và phát triển, từ những thành công và cả những thất bại, nhọc nhằn của nhiều thế hệ người VIETTEL
GIÁ TRỊ CỐT LÕI VĂN HÓA VIETTEL
8 giá trị cốt lõi
1 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý
2 Trưởng thành qua những thách thức & thất bại
3 Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
4 Sáng tạo là sức sống
5 Tư duy hệ thống
6 Kết hợp Đông Tây
7 Truyền thống & cách làm người lính
8 Viettel là ngôi nhà chung
Cách gọi vắn tắt:
THỰC TIỄN - THÁCH THỨCTHÍCH ỨNG - SÁNG TẠO - HỆ THỐNG
ĐÔNG TÂY- NGƯỜI LÍNHNGÔI NHÀ CHUNG VIETTEL
Chúng ta đã có 8 giá trị cốt lõi VIETTEL là kim chỉ nam cho mọi hoạt động Chúng ta coi Viettel là ngôi nhà thứ hai của mình nên mỗi người luôn có
ý thức giữ gìn hình ảnh và thương hiệu của Viettel Người Viettel luôn học tập,
có ý thức tiết kiệm, tư duy sáng tạo trong công việc, tránh xung đột lợi ích cá nhân và lợi ích của Viettel Đồng thời mọi người trong ngôi nhà chung Viettel phải luôn tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ thông tin, đoàn kết khắc phục mọi khó khăn
2 10 bài học Viettel
Trải qua một chặng đường phát triển dài , đặc biệt là giai đoạn phát triển nhanh 2005-2009 , Viettel đã rút ra được những bài học quý báu :
Trang 11- Bài học về vai trò người đứng đầu: Thực tiễn chứng minh ở đâu có người chỉ huy tốt thì ở đó tổ chức mạnh, người chỉ huy tốt theo cách hiểu của chúng ta là hội tụ đủ 3 yếu tố Lãnh đạo, quản lý và chuyên môn Người chỉ huy
có khả năng nhân giống, làm gương lan tỏa, người chỉ huy tốt có thể đào tạo được đội ngũ kế cận tốt Năm 2009 Tập đoàn đã tổ chức thi tuyển chức danh Giám đốc tỉnh trong đó lấy tiêu chí tố chất, năng lực người chỉ huy làm đầu
- Bài học về sâu sát, gần gũi cơ sở: Gắn với giá trị văn hóa lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn, nhờ sâu sát gần gũi với cơ sở mà chúng ta phát hiện ra bệnh quan liêu, hành chính, và không hiệu quả của một số đơn vị, phát hiện ra những
lỗ hổng để điều chỉnh chiến lược kịp thời sát với điều kiện thực tiễn phát hiện ra vùng lõm, những xã chưa có trạm, những điểm chưa có sóng…; Sâu sát gần gũi
cơ sở là để nắm bắt tâm tư nguyện vọng và những ý tưởng ý kiến hay của cán bộ nhân viên, giúp lãnh đạo chỉ huy ra quyết định đúng đắn hiệu quả
- Bài học về tự lực tự cường: Làm chủ công nghệ, tự làm là truyền thống của người Viettel, năm 2007 chuyển từ “Tây làm ta xem” sang “Ta làm tây xem” Chúng ta tự lắp đặt, thiết kế, thi công, tự phát triển dịch vụ gia tăng, tối ưu hóa, sử dụng tài nguyên hiệu quả Chúng ta làm chủ công nghệ đầu tư ra nước ngoài, ra nước ngoài làm chuyên gia Đội ngũ Viettel có được hôm nay chủ yếu
là trưởng thành qua tự lực tự cường
- Bài học về làm cái khó mà mọi người không làm: Chúng ta nhận thức: Việc khó thì ít người giám làm và do vậy khi làm được thì trở thành duy nhất, lợi nhuận lớn khi các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng ở Thành phố thì Viettel phủ sóng nông thôn với chiến lược lấy nông thôn bao vây thành thị và khi các doanh nghiệp về nông thôn thì chúng ta lại củng cố mạng lưới và tập trung kinh doanh thành phố Chúng ta triển khai trạm BTS đến xã, khi DN khác sử dụng vi
ba thì chúng ta quang hóa đến xã, khi DN khác sử dụng kênh chính là đại lý thì chúng ta tự xây dựng kênh bán hàng, chúng ta đầu tư ra ngước ngoài với những nước xa xôi và nghèo khó, chúng ta tự sản xuất thiết bị…, chúng ta chọn việc khó và chúng ta thành công
- Bài học về sự ổn định trong thay đổi: Thay đổi để phát triển để thích nghi, Chúng ta luôn chủ động tìm cách đi mới, cách làm mới, chủ động cải cách
và do vậy liên tục phát triển nhanh Chỉ trong vòng 2009-2010 chúng ta đã tiến hành 3 lần cải cách, điều mà DN khác chưa từng làm
- Bài học về mạnh dạn giao quyền: Giao quyền sẽ thúc đẩy con người phát huy hết khả năng, năng động sáng tạo và có trách nhiệm với sản phẩm của mình Nhờ mạnh dạn giao quyền mà ở Cămpuchia nhiều người đã trưởng thành với thời gian rất ngắn
- Bài học về tinh thần chấp nhận gian khổ và quyết tâm vượt khó: Người Viettel hiểu khó khăn mới đến lượt mình, với nguồn lực hiếm hoi ít ỏi ban đầu chúng ta gặp không ít khó khăn nhưng đó lại chính là cơ hội để chúng ta có được ngày hôm nay, và chúng ta lại tiếp tục tạo ra khó khăn bằng cách đầu tư về tận thôn xã, đầu tư sang nước ngoài với tinh thần tự chủ
- Bài học về năng động sáng tạo: Năm 2000 chúng ta là Công ty 50 tỷ, và năm 2009 chúng ta đã vươn mình thành Tập đoàn 60.000 tỷ tăng trưởng 1.200 lần trong 9 năm Chúng ta sáng tạo trong mọi cách làm, cách đầu tư, chúng ta sáng tạo để tạo vốn, đầu tư nhanh, lắp đặt nhanh, làm chủ mạng lưới… xứng đáng với giá trị văn hóa “Sáng tạo là sức sống Viettel”
Trang 12- Bài học về điều hành triệt để, nhanh theo phong cách quân đội: Thời gian chính là tiền, Viettel ra đời sau, muốn có thị trường lớn thì phải nhanh, ra quyết định nhanh, đầu tư nhanh, lắp đặt nhanh phát triển thuê bao nhanh, chúng
ta điều hành bằng mệnh lệnh với ý chí quyết tâm, đồng thuận cao và cách làm triệt để của cán bộ nhân viên…
- Bài học về tư duy đột phá: Chúng ta đầu tư ồ ạt vào mạng lưới trước, kinh doanh sau khi các DN chọn phương án đầu tư đến đâu kinh doanh đến đó Chúng ta chọn đầu tư ra nước ngoài khi các DN khác vẫn còn làm trong nước chúng ta đầu tư cho khách hàng tương lai khi DN khác đầu tư cho khách có khả năng chi trả Chúng ta nghĩ đến việc mỗi người dân có một chiếc điện thoại, mỗi
hộ một điện thoại cố định, mỗi gia đình một đường truyền Internet băng rộng khi
DN khác nghĩ đến tăng mật độ thuê bao Chúng ta luôn tư duy đột phá để tạo nên sự khác biệt và phát triển
Chương 2
CÔNG TY VIETTEL – IDC
I Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Viettel – CHT (gọi tắt là Công ty Viettel – IDC) được thành lập theo Quyết định số 022022000007 QĐ- BQL Khu CNC Hòa Lạc ký ngày 11 tháng 04 năm 2008 Đây là doanh nghiệp liên doanh giữa Tổng Công ty
Trang 13Viễn thông Quân đội- VIETTEL với Công ty cổ phần Viễn thông Chunghwa- Taiwan nhằm thực hiện các đầu tư dự án trung tâm dữ liệu Viettel- IDC và cung cấp các dịch vụ IDC tại Việt Nam.
- Tên doanh nghiệp:
Tên tiếng Việt : Công ty TNHH VIETTEL – CHT Tên tiếng Anh : VIETTEL – CHT Company LimitedTên viết tắt : Viettel - IDC
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH hai thành viên
+ Thành viên thứ nhất: Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Tỷ lệ góp vốn điều lệ 70% (21 triệu USD)
+ Thành viên thứ hai: Công ty TNHH Viễn thông Chunghwa (Đài Loan)
Tỷ lệ góp vốn điều lệ 30% (9 triệu USD)
- Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 5 toà nhà CIT, đường Duy Tân,phường Dịch
Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Tháng 5/2009, Công ty hoàn tất lắp đặt và đưa vào khai thác 2 trung tâm quy mô nhỏ tại Pháp Vân (Hà Nội), Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP.HCM)
Tháng 5/2011: đưa vào khai thác tòa nhà 5 tầng KCN Sóng Thần (Bình Dương)
Tháng 10/2012: đưa vào khai thác tòa nhà 7 tầng KCNC Hòa Lạc
II Các lĩnh vực kinh doanh
- Dịch vụ Hosting: Web Hosting, DNS/Email/FTP Hosting…
Các dịch vụ giá trị gia tăng:
- Dịch vụ lưu trữ dữ liệu:
- Dịch vụ quản lý hệ thống/ mạng cho khách hàng
- Dịch vụ bảo mật: Firewall, Anti – Virus, phòng chống và ngăn chặn sự xâm nhập bên ngoài, đánh giá những yếu điểm…
- Dịch vụ khôi phục, sao lưu dữ liệu:
+ Sao lưu tại chỗ, sao lưu từ xa
Trang 14+ Sao lưu bằng đĩa, băng…
- Dịch vụ cân bằng tải: khách hàng dễ dàng kiểm tra và nâng cấp hệ thống khi cần thiết
Các dịch vụ trọn gói theo dự án:
- Dự án khôi phục sau thảm hoạ:
+ Các quy trình, các bước để hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn+ Lập phương án phòng chống và cung cấp dịch vụ tư vấn
- Dịch vụ thiết kế Trung tâm Dữ liệu:
+ Lập phương án
+ Lắp đặt
+ Bảo trì, bảo dưỡng
III Mô hình tổ chức công ty
Ban lãnh đạo gồm có :
- Giám đốc Công ty : Thượng tá Lê Đức Hoàng
- Phó giám đốc Công ty : Lê Hoài Nam
IV Thuận lợi và khó khăn
Trang 15huy tối đa nguồn vốn cũng như nguồn lực trong và ngoài Công ty, bảo đảm xu hướng phát triển trong tương lai.
- Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật của Công ty có tầm hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực, nhiệt tình trong công việc, say mê với nghề nghiệp, không ngừng tìm tòi nghiên cứu, khai thác tối đa tính năng kỹ thuật và liên tục củng cố, nâng cao chất lượng của hệ thống, đã góp phần lớn trong sự thành công của Công ty
2 Khó khăn
- Dịch vụ IDC tuy là một dịch vụ đã có lâu trên thế giới nhưng tại Việt Nam chưa phổ biến và phát triển rộng rãi Khái niệm sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu tại một trung tâm còn rất mới với nhiều doanh nghiệp Do vậy để thay đổi cách nghĩ và thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ là một thách thức đối với công ty
- Kinh nghiệm về kỹ thuật, kinh doanh dịch vụ IDC của Viettel là chưa có, cần học hỏi từ CHT Do vậy Vietel thực sự là một doanh nghiệp non trẻ trong lĩnh vực này, cần nỗ lực, tự đào tạo và nghiên cứu kỹ cả về kỹ thuật và kỹ năng kinh doanh dịch vụ mới
Trang 16Chương 3
TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ TRỰC NOC
I Quy định chung
- Về thời gian làm việc : 1 ngày gồm 3 ca , thời gian mỗi ca là 8h
- Nhân viên trực phải luôn luôn kiểm tra và chắc chắn rằng tất cả các thiết bị
và đồ dùng của NOC là ở đúng vị trí
- Nhân viên trực có trách nhiệm nhắc nhở các cán bộ khác và giữ sạch phòng NOC trong ca trực của mình
- Nhân viên trực sử dụng điện thoại VoIP để gọi cho người quản lý, nhà cung cấp, đồng nghiệp hoặc khách hàng và tuyệt đối không sử dụng đường dây nóng để liên lạc
- Đường dây nóng chỉ được sử dụng để nhận cuộc gọi của khách hàng Nếu trong một cuộc gọi có cuộc gọi khác đến, nhân viên trực phải kiểm tra lại trên danh sách gọi đến của đường dây nóng
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của NOC là : theo dõi hệ thống , hỗ trợ quản lý
hệ thống để khắc phục sự cố, dịch vụ khách hàng và quá trình khẩn cấp
II Giám sát hệ thống
- Nhân viên trực phải theo dõi tình trạng của tất cả các hệ thống thông qua màn hình LCD, âm thanh, và hộp điều khiển
Trang 17- Nếu có bất kỳ báo động hay cảnh báo từ hệ thống NMS , nhân viên trực phải tìm ra các hệ thống đang bị cảnh báo và các thông tin về cảnh báo đó ngay lập tức, sau đó tiến hành xử lý theo SOP của hệ thống đó.
- Nếu có bất kỳ sự bất thường nào, nhân viên trực phải gọi và báo cáo quản
lý phòng máy và quản lý hệ thống đó ngay lập tức
- Nhân viên trực phải nhập tất cả các thông tin có liên quan đến báo động / cảnh báo về sự cố của hệ thống trên hệ thống On Duty
- Nhân viên trực phải giám sát tất cả các vị trí thông qua hệ thống CCTV Nếu có bất kỳ hình ảnh bất thường, phải đi đến nơi đó và kiểm tra
III Kiểm soát vào ra tại phòng máy
- Mọi người vào / ra khỏi phòng máy phải được kiểm tra để đảm bảo rằng chỉ những người có thẩm quyền được vào / ra phòng máy
- Nhân viên trực phải quẹt thẻ khách của khách hàng qua hệ thống VMS khi khách hàng vào phòng máy, và quẹt thẻ khi khách hàng ra khỏi phòng máy
- Nhân viên trực phải xác minh các khách hàng là nhân viên bảo trì của công
ty , các nhà cung cấp hay đối tác ; thay đổi thẻ khách của họ bằng thẻ phòng máy,
mở cửa và dẫn khách hàng tới đúng vị trí
- Khi khách hàng rời khỏi phòng máy, nhân viên trực phải yêu cầu họ thay đổi thẻ phòng máy bằng thẻ khách
IV Kiểm soát tài sản / thiết bị của khách hàng
- Trước khi khách hàng mang thiết bị vào phòng máy, nhân viên trực phải yêu cầu khách hàng bỏ đóng gói bên ngoài phòng máy
- Nhân viên trực phải kiểm tra nhãn hiệu, số sê-ri và số lượng thiết bị mà khách hàng mang vào, và nhập tất cả các thông tin vào OSS một cách chính xác
- Nhân viên trực phải kiểm tra tất cả thiết bị khách hàng muốn mang vào trong phòng máy để đảm bảo rằng không có vật liệu độc hại (chất lỏng, thực phẩm…) được đưa vào phòng máy
- Nhân viên trực phải kiểm tra thiết bị mà khách hàng mang ra khỏi phòng máy Nếu thông tin là chính xác, nhân viên trực sẽ in biên bản và ký (cả khách hàng
và nhân viên trực, có đóng dấu phòng máy) Nhân viên trực phải đi với khách hàng xuống phòng bảo vệ và làm các thủ tục để khách hàng mang thiết bị ra ngoài
Trang 18V Dịch vụ hỗ trợ khách hàng từ xa
- Hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ khách hàng từ xa bao gồm:
+ Khởi động lại thiết bị khách hàng
+ Tắt / Bật thiết bị khách hàng
+ Cung cấp dịch vụ IP KVM
+ Kiểm tra trạng thái vật lý thiết bị khách hàng
+ Kiểm tra , loop đường leased line
+ Cắm / Rút cáp của khách hàng
+ Triển khai cáp trong phòng máy
- Trong trường hợp yêu cầu là đúng, nhân viên trực phải làm chính xác và sau khi hoàn thành cần phải ghi lại trên hệ thống On Duty
- Yêu cầu của khách hàng mà không được xác định trong dịch vụ hỗ trợ từ xa
là yêu cầu dịch vụ đặc biệt của khách hàng
- Trường hợp nhận được yêu cầu này , nhân viên trực có thể từ chối và thông báo cho khách hàng rằng họ cần phải làm việc với bộ phận kinh doanh và quản lý phòng máy
- Nhân viên trực cũng thông báo cho quản lý phòng máy về trường hợp này ngay lập tức và chờ đợi chỉ đạo của quản lý
- Quản lý phòng máy sẽ thảo luận với bộ phận kinh doanh để đưa ra quyết định và thông báo cho nhân viên trực có hỗ trợ khách hàng hay không:
+ Nếu chấp nhận để hỗ trợ khách hàng, nhân viên trực phải thông báo đến khách hàng để thực hiện yêu cầu mới (cũng bằng fax, cổng thông tin) sau đó thực hiện chính xác và sau khi kết thúc sự kiện, cần phải ghi lại trên hệ thống On Duty giống như một dịch vụ hỗ trợ khách hàng từ xa
Trang 19+ Nếu không chấp nhận , nhân viên trực phải thông báo và giải thích cho khách hàng lý do tại sao chúng tôi không thể hỗ trợ.
- Nếu cần hỗ trợ từ các nhân viên khác hay quản lý hệ thống, nhân viên trực phải thông báo và làm việc cùng với họ để hỗ trợ và ghi vào hệ thống On Duty, sau
đó báo cáo lại cho quản lý phòng máy
VI Phàn nàn từ khách hàng
- Khách hàng nên thông qua cổng thông tin hoặc đường dây nóng để thông báo cho IDC về phàn nàn của mình Nhân viên trực phải kiểm tra xem người yêu cầu có phải là các nhân viên bảo trì của công ty khách hàng hay không, và xác nhận với người tạo yêu cầu qua điện thoại VoIP
- Nếu yêu cầu là đúng sự thật, nhân viên trực phải gửi cho quản lý hệ thống
để kiểm tra và giải quyết, và sau khi kết thúc sự cố, ghi lại trên hệ thống On Duty
VII Công tác kiểm tra phòng máy định kỳ
- Nhân viên trực phải tuân theo "On duty check list" để kiểm tra tình trạng bên trong phòng máy khi bắt đầu thời gian làm việc
- Nếu có bất kỳ báo động của máy chủ (đèn đỏ sáng), cần phải ghi lại trên
"On duty check list", tìm hiểu nó thuộc về khách hàng nào và thông báo cho nhân viên bảo trì của khách hàng
- Khi kiểm tra phòng máy, chắc chắn rằng tất cả các tủ rack đều khóa Khách hàng đến phòng máy để bảo trì thiết bị , nhân viên trực có thể giúp họ mở tủ rack,
và khi họ ra về sẽ khóa tủ rack của khách hàng ngay lập tức
- Nhân viên trực phải kiểm tra KVM có hoạt động tốt hay không và sắp xếp
nó ở đúng vị trí vào đầu ca trực của mình
- Nhân viên trực phải sắp xếp ghế, kiểm tra đèn, làm sạch phòng máy vào đầu ca trực của mình
- Cần chắc chắn rằng tất cả các hệ thống (VMS, OSS, On Duty System, EMS, Access control, DVR, VoIP system, Hot line record system) đều hoạt động bình thường
- Kiểm tra tất cả cảnh báo trên NMS, nếu có bất kỳ báo động, cần phải kiểm tra ngay lập tức, và ghi lại trên hệ thống On Duty Nếu tình hình nghiêm trọng, thông báo cho quản lý hệ thống và quản lý phòng máy ngay lập tứ
Trang 20Dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế TIA-942 ( TIA:Telecommunications
Industry Association- Hiệp hội công nghiệp viễn thông ) về xây dựng Trung
Tâm dữ liệu, việc xây dựng Trung tâm dữ liệu theo các tiêu chí sau:
- Ngoài việc cung cấp nguồn điện lưới cho trung tâm dữ liệu, để đảm bảo cho hệ thống hoạt động xuyên suốt không xảy ra sự cố về nguồn điện, do đó phải cung cấp thêm nguồn điện dự phòng (UPS và máy phát điện dự phòng)
- Hệ thống điều hòa nhiệt độ phải được sử dụng loại máy lạnh chính xác vì môi trường của trung tâm dữ liệu đòi hỏi rất cao sự ổn định của nhiệt độ nhằm đáp ứng độ mát nhất định cho máy móc, thiết bị hoạt động bên trong Trung tâm Dữ liệu
- Trung tâm dữ liệu sẽ được cung cấp hệ thống chữa cháy dùng khí sạch cho máy chủ, mạng, phòng điều khiển trung tâm Tường và cửa có khả năng chịu nhiệt cao trong thời gian dài
- Hệ thống sàn nâng (tùy chọn), sàn được thiết kế làm thông gió cho cho hệ thống điều hòa cung cấp cho thiết bị tin học đặt bên trên Sàn cũng được tận dùng
để đi dây cáp nguồn và cáp mạng
- Hệ thống an ninh (Access control và hệ thống Camera) cho trung tâm dữ liệu sẽ dùng đầu đọc thẻ hoặc sinh trắc học để tăng cường an ninh Hệ thống Camera quan sát có thể dùng IP camera hoặc Analog camera để quan sát mọi hoạt động bên trong Data Center
- Trung tâm dữ liệu sẽ được cung cấp hệ thống chiếu sáng theo đúng tiêu chuẩn một Data Center, cung cấp ánh sáng đầy đủ trong trường hợp khẩn cấp Nâng cao hiệu quả công việc có tính trực giác