1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thuyết nhu cầu vào học thuyết tạo động lực cho người lao động

11 228 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 148 KB

Nội dung

Phân tích thuyết nhu cầu vào học thuyết tạo động lực cho người lao độngĐộng lực làm việc là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra n

Trang 1

Phân tích thuyết nhu cầu vào học thuyết tạo động lực cho người lao động

Động lực làm việc là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo Điều đó phụ thuộc vào cách thức và phương pháp mà người quản lý sử dụng để tạo động lực cho nhân viên Có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu

về thuyết tạo động lực Em xin trình bày 2 học thuyết: “Thuyết nhu cầu của Maslow” và “Thuyết hai yếu tố Herzberg” để làm rõ vấn đề này

1.Thuyết nhu cầu của Maslow

Maslow là nhà khoa học xã hội

nổi tiếng đã xây dựng học thuyết

về nhu cầu của con người vào

những năm 1950 Lý thuyết của

ông giúp cho chúng ta có sự hiểu

biết về những nhu cầu của con

người bằng cách nhận diện một hệ

thống thứ bậc các nhu cầu

Maslow đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hòi và sự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại, sắp xếp từ thấp tới cao Sau khi một nhu cầu được đáp ứng, một nhu cầu khác sẽ xuất hiện Kết quả

là con người luôn luôn có những nhu cầu chưa được đáp ứng và những nhu cầu này thúc đẩy con người thể hiện công việc nào đó để thỏa mãn chúng

Trang 2

Nằm ở vị trí thấp nhất của hệ thống thứ bậc các nhu cầu Nó bao gồm thức

ăn, nước uống, nghỉ ngơi, nhà ở, sưởi ấm và thỏa mãn về tình dục Đó là những nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất của con người Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người không thể tồn tại được Đặc biệt là với trẻ

em – chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu này Hay tại nơi làm việc, con người cần phải được thỏa mãn những nhu cầu vật chất của anh ta Anh ta cần được trả lương để nuôi sống bản thân và gia đình mình Anh ta phải được ăn trưa để cung cấp năng lượng cho cơ thể Anh ta cần có những khoảng thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, thoát khỏi sự mệt mỏi hay đơn điệu của công việc

1.2 Nhu cầu an toàn

Khi nhu cầu ở mức thấp nhất được thỏa mãn thì con người sẽ chú ý tới an ninh, an toàn An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại Đây là nhu cầu phổ biến của con người Để sinh tồn, con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được

Khi đi taxi, khách hàng luôn chọn những hãng taxi uy tín, với những người cầm lái chắc, thông tạo địa hình Hay trẻ em lang thang đa phần đều bị “tắc” ở bậc nhu cầu này bởi rủi ro mà các em phải đối diện ở cuộc sống ngoài đường phố (cướp giật, lạm dụng ) Người lao động muốn được đảm bảo về sự an toàn đối với thân thể Nên họ muốn được làm việc trong một nơi an toàn, chẳng hạn như trong một phân xưởng được ban lãnh đạo quan tâm bảo vệ sức khỏe và sự

an toàn cho công nhân viên Điều này giải thích tại sao nhiều người không muốn làm việc trong công trường xây dựng, các xưởng đóng tàu, phòng hóa chất độc hại

1.3 Nhu cầu liên kết

Trang 3

Bản chất tự nhiên của con người là sống thành tập thể Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán Mọi người đều muốn là thành viên của một nhóm nào đó

và duy trì mối liên hệ với người khác Họ mong được dư luận xã hội thừa nhận,

sự gần gũi, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại Tại nơi làm việc, mọi người ăn trưa cùng nhau, tham gia vào đội bóng đá của công ty, tham giac các chuyến du lịch hay thực hiện các chương trình công tác

xã hội khác: tổ chức ngày 20/10, 8/3 cho các chị em, tặng quà con cháu công nhân viên nhân ngày 1/6 Hoạt động này tạo điều kiện cho nhân viên của bộ phận này gặp gỡ bộ phận khác Đồng thời còn giúp phát triển ý thức cộng đồng hay tinh thần đồng đội Trong một số công ty Nhật Bản, toàn thể nhân viên tập hợp để hát những bài hát của công ty vào mỗi buổi sáng

1.4 Nhu cầu được tôn trọng

Cấp độ tiếp theo là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện hai cấp độ:

 Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân

 Nhu cầu cảm nhận, quý trọng, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự

tự tin vào khả năng của bản thân

Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn Sau khi gia nhập tổ chức, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó

Trang 4

Tại nơi làm việc, những vật tượng trưng cho địa vị có thể thỏa mãn nhu cầu này Xe hơi do công ty cấp, phòng làm việc lớn, thư ký riêng là những thứ cần thiết và để lại ấn tượng về tầm quan trọng và sự thành đạt Nếu có phần thưởng nên tổ chức trao giải cho nhân viên giỏi để chứng tỏ sự đánh giá và công nhận thành tích đối với các nhân của mọi người

1.5 Nhu cầu tự hoàn thiện

Đây là nhu cầu được biến các năng lực của mình thành hiện thực hoặc nhu cầu đạt được các thành tích mới và có ý nghĩa Không phải ngẫu nhiên nhu cầu này được sắp xếp ở mức độ cao nhất Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “Nhu cầu của cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình sinh ra để làm” Nói đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng để tự khẳng định mình, để làm việc và đạt các thành quả trong

xã hội

Điều này giải thích tại sao một vận động viên muốn nâng cao kỷ lục của mình, hay kiến trúc sư thích làm việc với đồ án thiết kế mới

Học thuyết nhu cầu của Maslow đã được công nhận rộng rãi, đặc biệt là trong giới quản lý điều hành Nó được chấp nhận do tính logic và tính dễ dàng

mà nhờ đó người ta có thể dùng trực giác để hiểu lý thuyết này Để tạo động lực cho nhân viên thì cần hiểu được họ đang ở đâu trong hệ thống nhu cầu trên và hướng vào sự thỏa mãn các nhu cầu ở thứ bậc đó

2 Thuyết hai nhân tố

Thuyết này được nhà tâm lý học người Mỹ Frederick Herzberg khởi xướng năm 1959 Phát hiện của ông đã tạo ra một sự ngạc nhiên lớn vì nó đã đảo lộn nhận thức thông thường Các nhà quản lý thường cho rằng đối ngược với thỏa mãn là bất mãn và ngược lại Nhưng, Herzberg lại cho rằng đối nghịch với bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và đối nghịch với thỏa mãn không phải là bất mãn mà là không thỏa mãn Học thuyết này đã và đang được các nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng rộng rãi

Trang 5

Học thuyết được phân ra làm 2 yếu tố:

2.1 Yếu tố tạo sự thỏa mãn nằm ở bản thân công việc ( Yếu tố động lực)

 Sự thành đạt: Sự thỏa mãn bản thân khi hoàn thành một công việc, giải quyết vấn đề và nhìn thấy những thành quả nỗ lực của mình

 Bản thân công việc có ý nghĩa: Những ảnh hưởng tích cực từ công việc lên mỗi người Công việc có thể thú vị, đa dạng, sáng tạo và thách thức

 Sự công nhận: Sự ghi nhận hoàn thành tốt công việc

 Giao trách nhiệm: Mức độ ảnh hưởng của một người đối với công việc

Nó có thể bị ảnh hưởng phần nào bởi quyền hạn và trách nhiệm đi kèm với nó

 Cơ hội phát triển: Là cơ hội thăng tiến, hoàn thiện bản thân trong doanh nghiệp Cơ hội phát triển cũng xuất hiện trong công việc thường ngày nếu chúng ta có quyền quyết định nhiều hơn để thực thi các sáng kiến

Đây chính là 5 nhu cầu cơ bản của người lao động khi tham gia công việc Đặc điểm của nhóm này là nếu không được thỏa mãn sẽ dẫn đến bất mãn Nếu được thỏa mãn sẽ có tác dụng tạo động lực

2.2 Yếu tố khiến cho nhân viên bất mãn nằm ở môi trường làm việc (Yếu tố duy trì)

 Điều kiện làm việc: Nó không ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhóm, miễn là nó khá tốt Ngược lại, nếu điều kiện làm việc trở nên tồi tệ thì công việc ảnh hưởng theo hướng tiêu cực Khi điều kiện làm việc vượt qua mức khá tốt thì nó chỉ khiến cho kết quả công việc khá hơn đôi chút

 Địa vị: Là vị trí của một cá nhân trong mối quan hệ với những người khác “Biểu tượng” của địa vị như chức danh rất quan trọng Nhận thức

về giảm sút địa vị có thể làm sa sút nghiêm trọng tinh thần làm việc

Trang 6

 Tiền lương: Hầu hết mọi người đi làm với mục đích kiếm tiền nhưng khi chúng ta mải mê với công việc và thích thú với nó, chúng ta sẽ không nghĩ tới vấn đề lương bổng Một ví dụ sinh động đó là những người tham gia hoạt động tình nguyện Tuy nhiên, tiền lương lại cực kỳ quan trọng khi nhân viên có cảm giác mình bị trả tiền lương không thỏa đáng Một điều cần phải nêu lên nữa là nhân viên có xu hướng quan tâm đến chênh lệch thu nhập của mình với người khác

 Mối quan hệ cá nhân: Herzberg cho rằng mối quan hệ của các thành viên trong tập thể xấu đi, nó có thể cản trở công việc Nhưng khi các mối quan

hệ này tốt đẹp, nó sẽ không gây sự khác biệt đáng kể nào

 Công việc ổn định: Mọi người không phải lo lắng giữ việc làm khi công việc ổn định Nhưng sẽ rất sa sút tinh thần nếu có nguy cơ mất việc

Theo Herzberg các yếu tố dẫn đến sự thỏa mãn công việc là riêng rẽ, không liên quan đến yếu tố dẫn tới sự bất mãn công việc Vì vậy, các nhà quản lý tìm

ra cách loại bỏ các yếu tố có thể tạo ra sự bất mãn công việc có thể đem lại sự

ổn định nhưng chưa chắc chắn đem lại động lực làm việc Nếu muốn tạo động lực làm việc cho mọi người, Herzberg gợi ý là nên nhấn mạnh đến thành tích, sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm và thăng tiến

3 Mối quan hệ giữa 2 học thuyết trên

Từ cơ sở lý luận trên, ta có thể nhận thấy mối quan hệ giữa “Thuyết nhu cầu của Maslow” và “Thuyết hai nhân tố” qua sơ đồ sau:

Động cơ nhu cầu

Mục tiêu kích thích

Hành vi

Trang 7

Maslow đã chỉ ra trong mỗi con người luôn có nhu cầu và nó được chia thành 5 nấc thang từ thấp đến cao Herzberg lại nhấn mạnh 2 nhân tố thúc đẩy

và duy trì

Khi con người thỏa mãn yếu tố này rồi thì trong họ sẽ nảy sinh nhu cầu khác cao hơn nhu cầu trước đó Tuy nhiên để thỏa mãn tiếp được nhu cầu đó thì một vấn đề đặt tra là phải duy trì được mục tiêu trước đó Khi đó mục tiêu họ đặt tra

là thỏa mãn nhu cầu cao hơn Nhu cầu và động cơ của họ kết hợp với mục tiêu

mà họ đặt ra sẽ tạo thành hành vi của họ Vì thế nếu trong một doanh nghiệp, chế độ chính sách đảm bảo tốt cho người lao động thì sẽ kích thích người lao động hăng say làm việc Hành vi của họ sẽ tác động tích cực đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp Mặt khác, nếu chế độ chính sách của doanh nghiệp mà không thỏa mãn nhu cầu của người lao động thì sẽ không thể kích thích họ hăng say làm việc được

Câu 2

Hè năm 2012, tôi tốt nghiệp Đại học với tấm bằng loại khá Cùng khóa ấy, rất nhiều bạn bè của tôi đã lăn xả tìm việc, bươn chải cho cuộc sống mưu sinh Còn bản thân tôi thật may mắn khi được gia đình tiếp tục tạo điều kiện cho con đường học vấn Tôi học thêm văn bằng hai chuyên ngành Kế toán từ năm 2011

và gần đây là theo học chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế do trường Đại học Thái Nguyên liên kết với trường PGSM của Pháp đào tạo

Tôi được sống trong 3 môi trường học tập khác nhau, với các thành viên có xuất phát cũng khác nhau Do chương trình Thạc sỹ mới bắt đầu nên tôi chưa gặp phải khó khăn hay bất kì tiêu cực nào Nhưng với 4 năm đại học chính quy, hơn 1 năm văn bằng hai, thời gian cũng vừa đủ để tôi có thể so sánh và nhận thấy tiêu cực trong hệ văn bằng hai mà tôi đang theo học

Tiêu cực đó là gì?

Trang 8

Thứ 1: Sinh viên văn bằng hai đi học nhưng có rất nhiều người chỉ ngồi chờ

cuối buổi điểm danh Họ không chịu lắng nghe giáo viên giảng bài mà ngồi nói chuyện dẫn đến việc lớp ồn ào, ảnh hưởng tới những thành viên tích khác và tiếp thu kiến thức kém hiệu quả

Thứ 2: Khi mùa thi tới, có rất nhiều sinh viên tới nhà giáo viên trên danh

nghĩa để cám ơn Nhưng thực chất là đi xin điểm, đánh dấu bài để được điểm cao

Thứ 3: Việc đóng và thu tiền ở phòng Tài chính – Kế toán có những điểm

gây khó khăn cho sinh viên theo học

Và tôi sẽ vận dụng ‘‘Thuyết nhu cầu của Maslow’’, ‘‘Thuyết hai nhân tố’’ để phân tích động cơ học tập, giảng dạy của sinh viên và giảng viên

Vấn đề thứ 1.

 Do điều kiện học tập (Điều kiện làm việc): Số sinh viên của lớp hơn 120 người, phòng rộng, nhưng loa – mic quá bé, giáo viên nói nghe rõ chỉ trong phạm vi 6 bàn đầu tiên, từ bàn thứ 7 trở đi chất lượng âm thanh kém Sinh viên ngồi xa giáo viên khó nghe giảng Việc nói chuyện riêng, gây mất trật

tự lớp gia tăng, là nguyên nhân gây ức chế tâm lý giáo viên, dẫn đến chất lượng bài giảng kém đi

 Do cách giảng dạy của giáo viên: Họ chỉ đọc và chép Cách dạy tẻ nhạt, khiến sinh viên thụ động và không có hứng thú học tập Chỉ có vài giáo viên biết khuyến khích sinh viên phát biểu, xây dựng bài bằng cách thưởng điểm (Sự thừa nhận)

 Do sinh viên có nhu cầu xã hội (Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc) : Lớp đông, học kế toán nên nhiều con gái, nhu cầu được giao tiếp rất cao Ban ngày mọi người phải đi làm, ít có cơ hội gặp gỡ, nên lớp học sẽ là nơi để họ kết thân, trút bầu tâm sự

Vấn đề thứ 2.

Trang 9

 Nhìn từ góc độ giáo viên: Giáo viên dạy một kiểu, ra đề một kiểu, làm khó sinh viên Những ai đi tiền thì qua, không đi tiền thì trượt Hai bài thi giống nhau, người tự làm điểm thấp, người chép điểm cao vì người chép

đã đi tiền giáo viên Tại sao giáo viên lại phải làm vậy ? Có phải vì lương giáo viên rất thấp, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, số tiền xấp

xỉ 3 triệu/tháng, họ không đủ để nuôi sống bản thân, gia đình Họ cần phải làm thế để kiếm thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình (Nhu cầu sinh lý)

 Nhìn từ góc độ sinh viên: Người học kém đi đã đành, người học được cũng phải đi giáo viên Họ muốn có sự yên tâm khi làm bài (Nhu cầu an toàn tâm lý)

Vấn đề thứ 3.

Khi tôi còn học chính quy, thông báo nộp tiền từ đầu kỳ đến lúc bắt đầu thi hết kỳ (khoảng 5 tháng) Còn học văn bằng hai thì thời hạn nộp đúng 1 tháng Văn bằng hai là học buổi tối với mục đích cho người đi làm có điều kiện theo học Nhưng thời gian nộp học phí quy định giờ hành chính, họ bắt sinh viên phải tự đi nộp tiền, không được nhờ người đóng hộ Nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mới đi làm, họ chưa xoay xở kịp Chính sách phiền hà, bắt bẻ đã gây tâm lý lo sợ cho sinh viên nào chưa nộp tiền, đến kỳ thi lo không được thi (Nhu cầu an toàn) Khiến cho việc học không được đảm bảo Họ phải tốn thời gian đi làm các thủ tục để xin nộp tiền vào kỳ sau

Do các tiêu cực trên đã khiến động lực học tập của sinh viên, động lực giảng dạy của giáo viên ngày càng giảm dần

Câu 3

Khi đã chỉ ra được vấn đề, nhìn thấy nguyên nhân phát sinh vấn đề, chúng ta

có thể tìm các cách để giảm thiểu và cải thiện những tiêu cực đó Dưới đây là một vài biện pháp :

Trang 10

 Tạo điều kiện học tập tốt cho sinh viên : Trang bị loa và mic phù hợp với căn phòng Kết hợp máy chiếu để sinh viên ở cuối lớp cũng có thể nhìn rõ

và nắm kịp bài giảng của giáo viên

 Giáo viên nên thay đổi phương pháp giảng dạy Đưa ra các vấn đề cho sinh viên thảo luận Dẫn dắt, tạo động lực phát biểu bằng cách cho điểm Tuyên dương và thừa nhận

 Cán bộ lớp nên tổ chức các sự kiện nhân ngày 8/3, 20/10, 20/11 để mọi người có thể giao lưu, tạo sự gắn bó, đoàn kết và gần gũi trong cả lớp Từ

đó tạo các nhóm học tập và thi đua

 Cuối tháng, lớp nên có 1 buổi tổng kết Thông báo chi tiêu công khai, tuyên dương các bạn có tinh thần học tốt, có đóng góp những thành tích nhất định cho lớp (ghi nhận thành tích)

 Giáo viên là người đào tạo tài năng cho đất nước, là người chắp cánh những ước mơ Công việc của họ rất thiêng liêng và cao quý Chính phủ nên tăng lương cho giáo viên, để họ yên tâm công tác, không phải lo lắng

kế sinh nhai, để họ truyền thụ kiến thức tốt nhất có thể

 Phòng Tài chính – Kế toán nên thay đổi lại cách thu tiền và thời hạn nộp tiền Thông báo tiền học phí từ đầu kỳ và hạn nộp: trước khi thi hết kỳ Thu tiền văn bằng hai: Chuyển sang buổi tối hoặc cho phép người đóng

hộ (nếu vẫn giữ nguyên thời gian hành chính)

Môi trường là một yếu tố then chốt trong việc tạo động lực học tập và làm việc cho sinh viên cũng như giáo viên Cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, giáo viên và sinh viên để đạt được những kết quả mong muốn

Ngày đăng: 17/12/2018, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w