1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ngành Văn Tiểu học

48 2K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 107,83 KB

Nội dung

Bài giảng Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ngành Văn Tiểu họcBài giảng Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ngành Văn Tiểu họcBài giảng Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ngành Văn Tiểu họcBài giảng Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ngành Văn Tiểu họcBài giảng Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ngành Văn Tiểu học

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

(HỆ TRUNG CẤP)

Họ và tên: ĐOÀN THỊ MINH HIẾU

Bộ môn: TIẾNG VIỆT Đơn vị: TỔ VĂN – KHOA TIỂU HỌC

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

1 Mục đích, yêu cầu rèn kỹ năng đọc

1.1 Mục đích của việc rèn kỹ năng đọc

KHÁI NIỆM: Đọc là hoạt động dùng cơ quan thị giác để nhận biết những ký

hiệu đồ hình và đồng thời dùng cơ quan ngôn ngữ chuyển thành những tín hiệu

âm thanh ngôn ngữ và phát triển âm thanh ngôn ngữ vang lên trong không khí (đọc thành tiếng) hoặc hình thành các biểu tượng âm thanh vang lên trong đầu (đọc thầm).

Hay theo Viện sĩ M.R Lơvôp định nghĩa:

“Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng),

là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không

có âm thanh (ứng với đọc thầm).

- Hoạt động đọc góp phần thúc đẩy xã hội loài người không ngừng phát triển.Thông qua hoạt động đọc, con người tiếp thu được các sản phẩm văn hóa tinhthần của thế hệ trước, làm giàu kiến thức, kinh nghiệm cá nhân, có cơ sở kếthừa ,sáng tạo Đồng thời đọc cũng là hoạt động giúp mỗi cá nhân tự biết học,biết hoàn thiện mình và biết cống hiến cho xã hội

- Đối với mỗi ngành nghề, mỗi người đọc mang mục đích riêng Đối với người đihọc, đọc là hoạt động tích lũy kiến thức Đối với nhà KH, đó là hoạt động nghiêncứu, khám phá Đối với phát thanh viên, đọc là hoạt động truyền tin Đọc còn lànhu cầu giải trí…

- Trong nhà trường, công việc giảng dạy, giáo dục phần lớn dựa vào sách Đọctrở thành một đòi hỏi đầu tiên với mỗi người đi học Đầu tiên, trẻ em phải họcđọc, sau đó các em đọc để học Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để

Trang 3

phát triển tư duy, giao tiếp Rèn luyện kỹ năng đọc với học sinh là vô cùng cầnthiết, mang ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng rất lớn.

1.2.Yêu cầu về kỹ năng đọc với người giáo viên Tiểu học

Người giáo viên tiểu học cần phải có kỹ năng đọc thành tiếng, đọc thầmtốt Đó là hoạt động đọc mẫu (đọc thành tiếng, đọc diễn cảm) cho học sinh trongnhững giờ tập đọc, hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, đọc thầm để tiếp thu, khámphá bài học

Muốn có năng lực sư phạm tốt, mỗi GV tiểu học cần phải rèn luyện kỹnăng đọc để đọc thành thạo, đạt trình độ chuẩn cho học sinh noi theo

2.1.2 Các mức độ đọc thành tiếng: Đọc đúng và đọc diễn cảm

a) Yêu cầu mức độ đọc đúng

- Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ theo dấu câu và ngữ nghĩa văn bản

- Giọng đọc rõ ràng, lưu loát, đủ nghe

b) Yêu cầu mức độ đọc diễn cảm

- Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm

- Ngắt giọng đúng chỗ

- Tốc độ và âm lượng đọc phù hợp

- Sử dụng ngữ điệu phù hợp

- Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ

- Giao cảm giữa người đọc với người nghe

2.1.3 Kỹ thuật đọc thành tiếng

Trang 4

2.1.3.1 Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm

GV giảng: Người đọc cần có bộ máy phát âm hoàn thiện để phát âm được

đầy đủ các âm, vần, tiếng của tiếng Việt Nếu bộ máy phát âm không hoàn thiện

sẽ dẫn tới một số âm không thể phát âm được Phát âm không rõ tiếng, rõ lời, mấtphụ âm đầu:

Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông

Nó bảo nhau rằng: “Ấy ái uông”

(Hồ Xuân Hương)

Hoặc có trường hợp chuyển phụ âm đầu “kh” thành “h”: “không được” thành

“hông được”, “củ khoai” thành “củ hoai” Có trường hợp mất phụ âm cuối

“anh” thành “ăn”: “Ăn Thằn ơi, ăn về ăn cơm”…

- Đọc rõ từng tiếng một, không tiếng nào bị ríu vào tiếng nào, hai tiếng liền kềnhau không bị phụ thuộc vào nhau mà biến đổi âm điệu hoặc biến đổi phụ âmcuối, phần vần

- Đọc đúng chính âm là phát âm đúng, rõ ràng các âm vị, âm tiết TV VD: phân

biệt được l/n, lúa chiêm không phải lúa chim, son sắt chứ không phải son sắc,

dấu thanh…

- Đọc đúng chính âm là phát âm đúng hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt, baogồm:

- Hệ thống phụ âm đầu: gồm 22 phụ âm

- Hệ thống nguyên âm giữa vần: 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi

- Hệ thống âm cuối vần: 6 phụ âm cuối và 3 bán âm cuối

- Hệ thống thanh điệu: 6 thanh

2.1.3.2 Ngắt giọng đúng chỗ theo dấu câu và ngữ nghĩa

- Ngắt giọng (ngừng hơi, nghỉ hơi) dựa vào dấu câu gọi là ngắt giọng logic Kíhiệu nghỉ hơi ngắn (/), nghỉ hơi dài (//)

- Vai trò của các dấu câu trong ngắt nghỉ hơi:

Trang 5

+ Ở vị trí dấu phẩy, ý của câu chưa hoàn chỉnh, lời văn còn tiếp tục nên khi đọcngắt hơi ngắn.

+ Ở vị trí dấu chấm, lời nói đã trọn vẹn, khi đọc nghỉ hơi dài hơn so với dấuphẩy Dấu chấm hết đoạn nghỉ dài hơn so với dấu chấm hết câu

+ Dấu chấm lửng (…), khi đọc nghỉ lâu hơn dấu chấm một chút

+ Dấu chấm phẩy ngắt lâu hơn dấu phẩy nhưng ngắn hơn dấu chấm

Ví dụ: Ở mảnh đất ấy, tháng giêng/ tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chin, tháng mười, đi móc con da dưới

vệ sông (Nguyễn Khải)

- Trong khi đọc, nhiều khi không có dấu câu vẫn cần phải ngắt giọng Vì ngắtgiọng mới làm rõ nghĩa của văn bản

+ Giữa hai nhóm chủ ngữ và vị ngữ của một câu dài:

Ví dụ: Nhân dân Việt Nam anh hùng/ luôn yêu chuộng hòa bình.

+ Trước các liên từ làm nhiệm vụ nối các thành phần câu:

Ví dụ: Nó từ từ tỉnh dậy/ và mở cặp mắt sưng mọng nhìn ra xung quanh.

+ Khi có thành phần phụ:

Ví dụ: Một lần/ đã lâu rồi/ tôi qua Hồ Gươm

+ Câu văn dài, có nhiều tầng ý nghĩa, ngắt hơi có tác dụng tách câu thành nhiềuphần có mối quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp với nhau

Ví dụ: Nhân dân các địa phương/ đều phấn khởi// vì rừng ngập mặn phục hồi/ đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập/ và bảo vệ vững chắc đê điều (Phan

Nguyên Hồng)

+ Một số câu văn ngắn, ngắt giọng thích hợp góp phần thể hiện nội dung

Ví dụ: Ăn cơm không/ được uống rượu.

Ăn cơm không được/ uống rượu.

Ăn cơm/ không được uống rượu.

- Khi đọc các văn bản thơ ca, việc ngắt giọng không chỉ phụ thuộc dấu câu màcòn phụ thuộc vào ý nghĩa, nhịp điệu của thơ ca Đó là ngắt giọng thơ ca

Trang 6

- Đọc đúng kiểu câu Câu kể xuống giọng cuối câu Câu hỏi, câu cảm, câu cầukhiến thường cao giọng cuối câu Câu cảm thán đọc cao hơn so với câu hỏi, câucầu khiến.

* Lưu ý: Khi ngắt giọng chú ý không ngắt tách từ ra làm hai (Phải người/ lớn cơ), tách danh từ ra khỏi định ngữ đi kèm, tách từ chỉ loại với danh từ (Như con/ chim chích), ngắt giọng sau hư từ (Vừa nhân hậu lại/ tuyệt vời sâu xa).

2.1.3.3 Ngữ điệu đọc phù hợp

- Ngữ điệu hiểu theo nghĩa hẹp là sự thay đổi giọng đọc, là sự lên cao hoặc

hạ thấp của giọng đọc Nghĩa rộng là sự phối hợp hài hòa giữa những yếu tố cảmxúc với những yếu tố của âm thanh

- Các yếu tố tạo nên ngữ điệu:

* Sắc thái giọng đọc: là sự thể hiện, sự thay đổi của tình cảm trong khi đọc Lúcvui tươi trong sáng, lúc dí dỏm hài hước, lúc buồn xa xót,…

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đòn gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.

(Trần Đăng Khoa)

 cần đọc với tình cảm trong sáng, thiết tha để gợi nên vẻ đẹp tươi tớt, tràn đầysức sống của cây dừa

* Tiết tấu của giọng đọc (ngắt giọng đúng chỗ)

Ngắt giọng là cách nghỉ trong khi đọc để lấy hơi Ngắt giọng còn là mộtphương tiện để bộc lộ ý tứ của bài đọc văn học Có hai hình thức ngắt giọng:Ngắt giọng logic, ngắt giọng tâm lý (ngắt giọng biểu cảm) Ngắt giọng có tácdụng truyền cảm, tạo sự chú ý của người nghe, đạt hiệu quả giao tiếp

Mẹ/ là ngọn gió của con/ suốt đời.//

* Nhịp điệu đọc là đọc nhanh hay chậm, dồn dập hay chậm rãi

Trang 7

VD: cần đọc hơi nhanh khi mô tả sự sum suê, bừng nở của hoa phượng vào mùahè:

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực (Xuân Diệu)

* Cao độ: Ngân giọng (lơi giọng) là kéo dài giọng hơn mức bình thường mộtchút Cao giọng là nâng giọng cao hơn mức bình thường Thường cao giọng ởnhững từ, những câu cảm thán, cầu khiến, nghi vấn Hạ giọng khi thể hiện suynghĩ thầm của nhân vật, khi kết thúc bài

VD: Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào

Trang 8

Bên cạnh những yêu tố ngông ngữ, khi đọc, còn cần phải chú ý tới các yêu

tố hỗ trợ phi ngôn ngữ để truyền cảm bài đọc, đó là ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu

bộ Các yếu tố này đi kèm với ngữ điệu đọc sẽ tác động vào cả thính giác và thịgiác của người nghe

Các yếu tố phi ngôn ngữ chỉ được sử dụng khi đọcVBVH nhằm hỗ trợ chonội dung bài đọc, cần sử dụng vừa phải, khéo léo để học sinh không bị phân tánbởi những phương tiện tạo hình bề ngoài đó Để có thể thực hiện điều đó được tốtcần hiểu biết thấu đáo tác phẩm trước khi đọc diễn cảm

Các yếu tố kỹ thuật đọc thành tiếng khi luyện đọc diễn cảm VBVH sao cho

có hình tượng được trình bày trên đây, có thể hệ thống lại như sau:

2.2 Đọc thầm

2.2.1 Khái niệm

Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng, người đọc dùng mắt để nhận biết văn bản và vận dụng những năng lực tư duy để thông hiểu và tiếp nhận nội dung thông tin của văn bản.

Đặc điểm của đọc thầm:

- Khi đọc thầm, do không phải phát ra tiếng, thành lời, nên người ít đọc hao tốn

sức lực, đỡ mệt hơn

CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT ĐỌC

CƠ BẢN

NGỮ ĐIỆU PHÙ HƠP

TƯ THẾ NÉT MẶT CƯA CHỈ

TỐC ĐỘ

ÂM LƯỢNG

TIẾT

TẤU

ĐỌC

NHỊP ĐIỆU ĐỌC

CƯỜNG

ĐỌC

SẮC THÁI GIỌNG ĐỌC

Trang 9

- Đọc thầm không phải đọc tất cả các chữ mà có thể đọc lướt nên tốc độ đọc thầmnhanh hơn đọc thành tiếng.

- Đọc thầm giữ nguyên được sự yên tĩnh, không làm ảnh hưởng tới suy nghĩ, tới công việc của người khác khi làm việc trong cùng một không gian hẹp

- Đọc thầm cho phép người đọc có điều kiện tập trung tư tưởng theo dõi văn bản khi đọc và có thể đọc đi đọc lại những câu chữ mà mình chưa hiểu giúp người đọc nắm chắc nội dung văn bản

Yêu cầu đọc thầm (đọc hiểu)

- Phải tìm hiểu đề tài, tên của văn bản: xác định được đề tài văn bản cần

dựa vào chủ điểm, tranh minh họa, tên bài, tên người, tên vật được nói đến.Tên bai thường ngắn nhưng giúp ta xác định được đề tài và phần nào đoán được nội dung văn bản

- Phải đọc hiểu từ ngữ, phát hiện từ quan trọng (từ chìa khóa) và làm rõ

nghĩa các từ này

- Phải đọc hiểu câu: phát hiện câu hay, hình ảnh đẹp và làm rõ nooijd ung

của câu trong đoạn, bài Những câu quan trọng thường bộc lộ tư tưởng chủ

đề của tác phẩm Trong văn bản nghệ thuật, các câu sử dụng biện pháp tu

từ, có nghĩa hàm ẩn là những câu quan trọng Trong văn tự sự, đặc biệt là truyện kể, những câu nêu tình tiết, chi tiết đánh dấu sự phát triển của cốt truyện là những câu quan trọng

- Phải đọc hiểu đoạn: đoạn là yếu tố trực tiếp cấu tạo thành bài Ý của

đoạn được thể hiện tường minh ở câu chủ đề Vì vậy, xác định được cấu trúc đoạn sẽ giúp ta tìm được câu chủ đề Xác định nghĩa câu chủ đề giúp

ta nắm được ý nghĩa của đoạn Các đoạn văn thường được cấu trúc theo kiểu diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song song, móc xích,…

- Phải đọc hiểu bài: Từ những hiểu biết trên, người đọc còn phải biết phân

tích, khái quát, suy ý để rút ra thông tin hàm ẩn của văn bản

- Phải có kĩ năng hồi đáp văn bản: giúp người đọc đánh giá được tính đúng

đắn, tính thuyết phục, hiệu quả của nội dung văn bản, tính hấp dẫn, hiệu quả giao tiếp của hình thức văn bản, những bài học rút ra được sau khi đọc văn bản Tức là hiểu văn bản là người đọc phải trả lời được những câu hỏi liên quan đến văn bản

Trang 10

Đọc thầm là một hoạt động của trí tuệ, có hai bộ phận làm việc chính là mắt

và bộ não Cần chú ý vào văn bản để tư duy hoạt động (suy nghĩ về từng ý nghĩacủa câu chữ, về nội dung thông tin của văn bản) Nếu phân tán sự chú ý thì hiệuquả đọc không cao

Điều kiện đọc thầm có hiệu quả cao

- Không khí làm việc yên tĩnh:

- Người đọc tập trung tư tưởng

b Rèn luyện để có tốc độ đọc thầm nhanh

- Các thao tác của hoạt động đọc: mắt lướt theo dòng chữ từ trái sang phải,

từ trên xuống dưới, đồng thời bộ não tiến hành các thao tác tư duy để nhận biết,hiểu và nhớ các thông tin

- Rèn luyện để có tốc độ đọc thầm nhanh: cần thực hiện thao tác nhận biếtcác dòng chữ trong văn bản một cách nhanh chóng Cần dành thời gian cho việchiểu và nhớ nội dung văn bản

c Tự kiểm tra kết quả đọc thầm

Kết quả của việc đọc thầm thể hiện ở chất lượng ghi nhớ và hiểu nội dung thông tin chứa trong văn bản Năng lực đọc hiểu và nhớ văn bản ở mỗi người do

rèn luyện mà có được Để đánh giá kết quả đọc thầm cần thực hiện các yêu cầusau:

- Trả lời các câu hỏi về nội dung văn bản vừa đọc

- Nói đại ý/ nội dung chính của văn bản

- Tóm tắt được nội dung văn bản

- Giải đáp các bài tập trắc nghiệm…

3 Kỹ năng đọc theo thể loại văn bản

3.1 Kĩ năng đọc văn bản nghệ thuật

Để đọc đúng, diễn cảm được các thể loại văn bản, việc đầu tiên người đọc cần làm là phải hiểu, nắm bắt được nội dung văn bản cần đọc.

3.1.1 Đọc thơ

Trang 11

- Dòng thơ có một khuôn khổ nhất định ( dòng có 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 tiếng…Mỗi dòng thơ thường có một ý tương đối hoàn chỉnh Trong thơ vắt dòng, có thểvài dòng thơ mới tạo nên một ý thơ Dòng thơ cũng là đơn vị của nhịp điệu.

- Nhịp thơ là sự láy lại một cách đều đặn và nhịp nhàng những đoạn tiết tấucủa câu thơ Mỗi dòng thơ thường là một nhịp Trong mỗi dòng lại có cách ngắtnhịp riêng phụ thuộc thể thơ, ý thơ Thơ thất ngôn chủ yếu nhịp 4/3, lục bát 2/2/2,2/4, 4/4

- Vần thơ là bộ phận của tiếng, được coi như mắt xích nối những câu thơvới nhau tạo nên âm hưởng trọn vẹn cho nhịp thơ, góp phần nâng cao cảm xúcthẩm mĩ

- Thơ thường sử dụng phép lặp từ ngữ nhấn mạnh ý thơ và tạo nên nhạcđiệu cho bài thơ Biện pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ,… được sử dụng tạo ra cáchdiễn đạt hàm súc, sinh động

c Cách đọc

- Khi đọc thơ cần tìm ra mạch cảm xúc để thể hiện rõ sắc thái giọng đoc.Cần ngắt giọng dựa vào dòng thơ, nhịp thơ, ý thơ Nhấn giọng ở những tiếngmang vần, những từ ngữ, hình ảnh quan trọng của bài

Ví dụ: Đoạn thơ sau cần đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết; ngắt nhịp 2/4 ởcâu 1,3,4; nhấn giọng ở những từ gợi nét riêng độc đáo của cửa sông:

Là cửa/ nhưng không then khóa//

Cũng/ không khéo lại bao giờ//

Trang 12

Mênh mông/ một vùng sông nước//

Mở ra/ bao nỗi đợi chờ//

Từ loại được sử dụng nhiều là tính từ, động từ

c Cách đọc

- Cần sử dụng sắc thái giọng đọc phù hợp với nội dung văn bản.Ngắt giọng để làm rõ bố cục bài, ngắt nghỉ theo dấu câu và theo nhịp cảm xúc.Nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả, gợi cảm

+ Cốt truyện đầy đủ gồm 5 phần: Phần giới thiệu, phần mở mối, phần pháttriển, phần đỉnh điểm, phần kết thúc Cốt truyện đơn giản gồm 3 phần: Phần mởđầu, phần phát triển, phần kết thúc

Trang 13

- Nhân vật là yếu tố cơ bản của văn kề truyện Nhân vật chủ yếu trong văn

kể truyện là con người Ngoài ra có thể là con vật, đồ vật, cây cối, hiện tượng tựnhiên,… nhưng đều được nhân hóa (mang yếu tố người) Nhân vật luôn có diệnmạo, tính cách, cách nghĩ, cách nói riêng Tính cách được thể hiện là người hiềnlành hay độc ác, cao thượng hay hèn nhát…

- Trong văn kể chuyện có lời của tác giả (lời dẫn truyện) và lời của nhânvật

+ Người dẫn truyện giữ vai trò xâu chuỗi các sự kiện, các nhân vật, thểhiện cách nhìn, cách đánh giá của tác giả

+ Các nhân vật trong truyện có ngôn ngữ, cử chỉ riêng mang đậm dấu ấnnghề nghiệp, tuổi tác, vị thế xã hội, vùng miền

- Mỗi truyện thường chứa đựng một ý nghĩa nào đấy, là điều muốn nói qua

sự việc Có khi là một triết lí về đời sống, một vấn đề xã hội hay là một tình cảmcao đẹp người kể muốn khẳng định, ngợi ca

Ví dụ: Đoạn văn sau cần phân biệt giọng người dẫn chuyện với giọng bà

mẹ, Thần Chết Giọng người dẫn chuyện thiết tha thể hiện sự sẵn lòng hy sinhcủa người mẹ trên đường tìm con Giọng Thần Chết ngạc nhiên Giọng người mẹ

Trang 14

khi nói câu “Vì tôi là mẹ” điềm đạm, tự tin; dứt khoát khi yêu cầu Thần Chết trả

lại con:

“ Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào lòng/ để sưởi ấm nó Gai đâm vào da thít bà, máu nhỏ xuống từng giọt đậm Bụi gai đâm chồi, nảy lộc/ và nở hoa ngay giữa ngày đông buốt giá Bụi gai chỉ đường cho bà.

Thấy bà, Thần Chết ngạc nhiên, hỏi:

- Làm sao/ ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?

b Đặc điểm

- Hiện thực phản ánh trong kịch không bao quát một phạm vi rộng, phứctạp như trong văn xuôi Kịch thường lựa chọn những hiện thực trong đó có chứakịch tính

- Nhân vật kịch luôn có tính cách rõ ràng

- Ngôn ngữ kịch ngắn gọn, gần gũi cuộc sống Chủ yếu là ngôn ngữ đốithoại Trong kịch, ngoài ngôn ngữ các nhân vật còn có những chỉ dẫn của tác giả.Những chỉ dẫn này nói rõ ngôn ngữ đối thoại thuộc về nhân vật nào, hoặc chỉ dẫn

về tâm trạng, tình cảm, hành động của nhân vật, bao gồm cả ngôn ngữ, cử chỉ,thái độ,…

c Cách đọc

- Khi đọc kịch, khả năng tưởng tượng đặc biệt cần thiết Người đọc kịchbản phải nhìn thấy, nghe thấy điều diễn ra trên sân khấu tưởng tượng của mình,hình dung ra các nhân vật nói năng, hành động như thế nào

Trang 15

- Ngôn ngữ của nhân vật phải thể hiện điều tác giả muốn nói trực tiếp Nhờbối cảnh, tình huống của hành động kịch, đặc điểm bên trong và bên ngoài củanhân vật được bộc lộ.

- Tránh cách đọc đơn điệu, không có sắc thái đối thoại, không có sự phânbiệt giữa các nhân vật

- Ngôn ngữ đối thoại phải tự nhiên Cần ngắt giọng giữa những lời chỉ dẫnvới lời của nhân vật Nhấn giọng ở những từ ngữ, câu quan trọng

Tóm lại, đọc kịch đòi hỏi sự thay đổi ngữ điệu hết sức linh hoạt kết hợp với

sự diễn xuất

Ví dụ: Khi đọc vở kịch “Ở vương quốc Tương Lai” (Mát – tec – lich), cần

ngắt giọng làm rõ bố cục hai màn của vở kịch, ngắt giọng phân biệt tên nhân vậtvới lời của nhân vật Biết đọc vở kịch với giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện đượctâm trạng háo hức, ngạc nhiên, thán phục của Tin – tin và Mi- tin; thái độ tự tin,

tự hào của những chú bé ở Vương quốc Tương Lai Biết đổi giọng thể hiện lờicủa các nhân vật khác nhau trong vở kịch

Đoạn kịch sau cần phân biết giọng của ba nhân vật, ngắt giọng giữa các vainhân vật và lời thoại, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, tò mòcủa Tin- tin và Mi – tin, sự tự tin của em bé ở Vương quốc tương lai:

Tin – tin// - Cậu đang làm gì/ với đôi cánh xanh ấy?

Em bé thứ nhất// - Mình sẽ dùng nó/ vào việc sáng chế trên trái đât.

Tin – tin// - Cậu sáng chế cái gì?

Em bé thứ nhất// - Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật/ làm cho con người hạnh phúc.

Mi – tin// - Vật đó ăn ngon chứ? Nó có ồn ào không?

3.1.5 Đọc văn nghị luận

a Khái niệm

Trang 16

Văn NL là loại văn trong đó người viết đưa những lí lẽ, dẫn chứng

về một vấn đề nào đó nhằm làm cho người đọc hiểu, tin, tán thành những ý kiếncủa mình và hành động theo những điều mình đề xuất

b Đặc điểm

- Văn NL được chia thành 2 loại lớn: nghị luận xã hội và nghị luận vănhọc NLXH là NL về một vấn đề nào đó nảy sinh trong thực tế đời sống (chínhtrị, văn hóa, giáo dục…) NLXH được chia thành NLXH kiểu giải thích vàNLXH kiểu chứng minh NLVH là NL một vấn đề liên quan đến tác giả, tácphẩm văn học

- Bố cục bài văn NL gồm 3 phần, liên kết chặt chẽ với nhau: Phần nêu vấn

đề, giải quyết vđ, kết thúc vấn đề

- Trong văn NL, lí lẽ và dẫn chứng là những yếu tố quan trọng tạo nên nộidung NL Lí lẽ dùng để giải thích, lập luận, bày tỏ quan điểm, thái độ Dẫn chứnglàm sáng tỏ, chặt chẽ thêm cho các lập luận Vì vậy, văn NL có khả năng thuyếtphục người đọc (nghe) tin vào những điều được trình bày trong văn bản là đúng

và hành động theo hướng người viết (nói) đề xuất

Ví dụ: Đoạn văn trong bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” (Hồ Chí

Minh) cần đọc với giọng kêu gọi, rành mạch, dứt khoát; nhấn giọng ở những từngữ nói lên tầm quan trọng của sức khỏe, bổn phận phải bồi bổ sức khỏe của mỗingười dân yêu nước; ngắt giọng ở câu văn dài

Trang 17

Mỗi một người dân yếu ớt/ tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe/ là cả nước mạnh khỏe Vậy/ nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe/ là nhiệm vụ của mỗi người dân yêu nước.

3.2 Kĩ năng đọc văn bản thông thường: Đọc văn bản nhật dụng

b Đặc điểm

- Văn bản nhật dụng luôn mang tính khuôn mẫu, tuân theo những quy định

về hình thức, nội dung trình bày

- Ngôn ngữ của văn bản nhật dụng mang tính chính xác, khách quan, đơnnghĩa, thường sử dụng thuật ngữ mang tính hành chính

- Đọc báo cáo, biên bản giọng đọc cần rõ ràng, rành mạch, thể hiện thái độkhách quan Cần ngắt giọng khi đọc hết mỗi đề mục Khi đọc các đề mục cần đọcchậm, nhấn giọng vào những từ ngữ quan trọng giúp người nghe dễ nắm bắt từngphần của văn bản

Trang 18

Ví dụ: Khi đọc “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (SGK – Tiếng

Việt 5), cần đọc với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật,từng khoản mục; nhấn giọng ở các tên điều luật, những từ ngữ quan trọng:

Điều 15//

1 Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

2 Trẻ em dưới sáu tuổi/ được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh/ nhưng không phải trả tiền/ tại các cơ sở y tế công lập.

1 Phân tích các yếu tố tạo nên ngữ điệu đọc Cho ví dụ minh họa

2 Phân tích các kĩ năng cần có trong quá trình đọc thầm Cho ví dụ

3 Trình bày cách đọc các thể loai văn bản cho ví dụ

4 Luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu các văn bản GV giao

Chương 2: RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHỮ

A MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Trình bày được những kiến thức về kỹ năng viết chữ (mẫu chữ, cỡ chữ,cách viết các chữ cái, chữ số theo quy định hiện hành ở Tiểu học) và những kiếnthức liên quan đến việc viết đúng chính tả (quy tắc chính tả, các lỗi chính tả,cách sửa)

2 Kỹ năng:

Trang 19

- Có kỹ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, viết đều nét, viết đẹp để làm mẫucho HS (trên bảng, trên giấy), viết đúng chính tả.

- Tạo lập các loại văn bản đúng theo yêu cầu của việc làm văn, đúng theophong cách của văn bản đó

3 Thái độ

- Có thái độ rèn luyện nghiêm túc, tích cực, chủ động

B CHUẨN BỊ

- Nghiên cứu giáo trình và hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã nêu

- Chuẩn bị đồ dùng để luyện viết chữ:

- Vở ô li (loại 5 ly)

+ Bút mực ngòi mài

+ Vở tập viết lớp 2,3 – NXB Giáo dục

C BÀI MỚI

1 Mục đích của việc rèn kỹ năng viết chữ

- Chữ là một phương tiện giao tiếp của con người Muốn người khác đọcđược, người viết cần viết đúng, rõ ràng và đẹp

- Chữ viết còn là công cụ dạy học của người GV Tiểu học để dạy học sinhtập viết chữ và góp phần hình thành nhân cách cho HS, Vì vậy, cần rèn luyện để

có thể viết chữ đúng mẫu, Viết đều nét, đẹp và nhanh làm mẫu cho HS

2 Bảng chữ cái và chữ số tiếng Việt

a Chữ cái tiếng Việt

Chữ viết tiếng Việt là loại chữ ghi âm, được xây dựng trên cơ sở bộ chữ cáiLatin gồm:

- 29 chữ cái được sắp xếp theo trật tự cố định (a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i,

k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y)

- 10 tổ hợp chữ cái ghi phụ âm (ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr)

- 5 dấu thanh (huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng)

b Mẫu chữ viết dạy trong trường Tiểu học

Trang 20

* Mẫu chữ:

- Từ sau CMT8 đến nay, mẫu chữ viết dạy trong trường tiểu học đã trải quanhiều lần thay đổi (1981, 1986, 2002)

- Mẫu chữ viết hiện hành theo Quyết định số 31/2002/QĐ ra ngày 14/6/

2002 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đảm bảo tính khoa học, tính hệthống, tính sư phạm và tính thẩm mĩ cao: chữ dễ viết, có hình dạng cân đối, tạođiều kiện cho HS viết liền mạch và nhanh (xem bảng mẫu chữ thường, chữ hoa

và chữ số trang 99 → 106 – Giáo trình tiếng Việt thực hành – nxb GD, 2007)

Kích cỡ của chữ:

Lấy khoảng cách giữa 2 dòng kẻ là 1 đơn vị: Căn cứ và độ cao của con chữ,người ta chia như sau:

- Chữ cái viết thường có 5 nhóm chữ:

+ Nhóm có chiều cao một đơn vị: 16 con chữ (a, ă, â, c, e, ê, o, ô, ơ, r, s, u,

ư, v, x, y)

+ Nhóm có chiều cao 1,25 đơn vị: 2 con chữ (r, s)

+ Nhóm có chiều cao 1,5 đơn vị: 1 con chữ (t)

+ Nhóm có chiều cao 2 đơn vị: 4 con chữ (d, đ, p, q)

+ Nhóm có chiều cao 2,5 đơn vị: 6 con chữ (b, g, h, k, l, y)

- Các chữ hoa cao 2,5 đơn vị riêng hai chữ g, y cao 4 đơn vị

- Chữ viết nghiêng, nét đều

- Chữ viết nghiêng nét thanh, nét đậm

* Lưu ý:

Trang 21

- Ở trường tiểu học, chủ yếu dạy HS viết kiểu chữ đứng, nét đều ở hai loại

cỡ vừa và nhỏ Nơi có điều kiện, có thể dạy HS viết chữ nghiêng (15 độ) chữ nétthanh, nét đậm

- Đối với chữ hoa và chữ số ngoài mẫu 1 còn có mẫu hai để HS tham khảolựa chọn, không bắt buộc

3 Kỹ năng viết chữ

a Tên gọi các nét viết cơ bản

Để hướng dẫn tập viết, người ta đặt tên các nét chữ viết thường như sau:

- Nét cong hở trái ( ): trong các chữ c, e, ê, x và các số 6, 8, 9

- Nét cong hở phải ( C ): trong các chữ s, x và các số 5, 8, 9

- Nét cong kín ( 0 ): trong các chữ a, ă, â, d, đ, g, o, ô, q và các số 0, 6, 9

- Nét khuyết trên ( ): trong các chữ b, h, k, l

- Nét khuyết dưới ( ): trong các chữ g, y

- Nét hất ( ): trong các chữ i, t, u, ư, y

- Nét thắt ( ): trong các chữ b, v, r, s, k

- Nét dấu mũ (  ): dấu phụ trên các con chữ â, ê, ô

- Nét dấu á ( ): dấu phụ trên chữ ă

- Nét râu ( ’): dấu phụ trên các chữ ơ, ư

- Nét chấm ( ): dấu phụ trên chữ i

Đối với chữ viết hoa, nét viết được biến điệu đi so với chữ viết thường.VD: Chư A viết hoa gồm 3 nét: + Nét móc lượn nghiêng phải

+ Nét móc ngược

Trang 22

+ Nét lượn ngang

b Cách viết liền mạch

- Viết liền mạch là kỹ thuật sử dụng nét bút khi viết phải nối liền liên tục,không bị đứt quảng giữa các nét trong một chữ cái, giữa các chữ cái trong mộtchữ (nét bút liền mạch từ đầu đến cuối chữ sau đó mới nhấc bút viết tiếp dấu phụ,dấu thanh)

- Muốn viết liền mạch phải biết thao tác Rê bút và lia bút , thay đổi xê dịch

một số nét cuối của các chữ để nối liền với nét đầu của chữ cái tiếp theo

+ Rê bút: Nhấc nhẹ đầu bút lên song vẫn chạm mặt giấy và vẫn tạo nên nét + Lia bút: chuyển dịch nhẹ đầu bút sang điểm đặt bút khác một cách liên

tục, đầu bút không chạm và mặt giấy

c Cách ghi dấu thanh và dấu phụ

* Dấu thanh

- Dấu thanh được ghi vào trên hoặc dưới chữ cái ghi âm chính của âm tiết.(Dấu huyền, hỏi, ngã, sắc được ghi trên âm chính chiều dài (cao) bằng 1/3 ô; dấunặng được ghi ở dưới âm chính)

- Đối với âm tiết có nguyên âm đôi khi ghi như sau:

+ Nếu âm tiết không có âm cuối thì ghi vào chữ thứ nhất của nguyên âm đôi

Vì dụ: Mía, mùa, cửa…

+ Nếu âm tiết có âm cuối thì ghi vào chữ thứ 2 của nguyên âm đôi

Vì dụ: Thuyền, đường, cuốc…

* Dấu phụ

- Dấu của các chữ cái: ă, â, ê, ô đặt ở vị trí trên đầu chữ cái Điểm cao nhấtcủa dấu không quá 1/3 đơn vị, điểm thấp nhất không chạm vào đầu các chữ cái,chiều ngang của dấu bằng 1/3 đơn vị

- Dấu chữ ơ, ư là một dấu hình lưỡi câu đặt hơi nghiêng, phía trên, bên phảithân chữ, độ cao không quá 1/3 ô

* Quy trình viết dấu thanh, dấu phụ

Trang 23

Dấu thanh được viết sau dấu phụ Quy trình viết chữ có cả dấu thanh, dấuphụ gồm 2 bước:

- B1: Viết các chữ trong vùng liên kết từ trái sang phải

- B2: Viết các dấu thanh, dấu phụ ngoài vùng liên kết từ trái sang phải( hoặc từ phải sang trái) dấu ở trên viết trước, ở dưới viết sau

- Kỹ năng viết bảng, trình bày bảng là một kỹ năng rất cần thiết với người

GV Tiểu học, cần rèn luyện để đạt được những yêu cầu sau:

+ Nội dung viết trên bảng phải chính xác (tính khoa học)

+ Phục vụ hiệu quả cho quá trình dạy học (tính sư phạm, tính trực quan)+ Chữ viết đúng mẫu, đều nét và trình bày đẹp (tính thẩm mĩ)

THỰC HÀNH

Câu hỏi:

1 Trình bày những yêu cầu về kĩ thuật viết chữ

2 Chữ cái tiếng Việt được phân chia như thế nào? Phân tích lợi ích của việcphân chia nhóm chữ

3 Thảo luận vấn đề sau:

-Bài tập 1: Phân tích các cấu tạo các nét chữ trong bảng mẫu chữ viết

thường, chữ viết hoa

- Bài tập 1: Luyện viết đúng mẫu chữ viết thường, chữ viết hoa, chữ số theo

mẫu chữ dạy ở tiểu học, mỗi chữ một dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ (trên vở ô lytrên bảng)

- Bài tập 2: Luyện viết theo nội dung các bài tập viết ở Tiểu học lớp 1, 2, 3

Trang 24

- Bài tập 3: Luyện phối hợp chữ hoa, chữ thường, luyện trình bày bài (trên

vở ô li, trên bảng)

- Bài tập 4: Luyện viết liền mạch, trình bày bảng

Kiến thức bổ trợ: ( Không có trong nội dung học) Viết đúng chính tả

1 Quy tắc chính tả tiếng Việt

a Quy tắc viết các bộ phận của âm tiết

- Quy tắc ghi dấu thanh (đã nêu ở trên)

- Quy tắc viết các phụ âm c/ k/ q, g/ gh và ng/ngh:

- Viết là k, gh, ngh khi đứng trước I, ê, e Các trường hợp còn lại viết là c, g, ng.

+ Viết là q khi đứng trước âm đệm u (VD)

- Quy tắc viết chữ i/ y :

+ Viết là y khi đứng một mình trong các âm tiết gốc Hán ( y tá, ý nghĩa…) hoặc sau âm đệm (tuy, quyết…)

+ Viết là i khi không có âm đệm (tỉ, mỉ, chính kiến…) hoặc các từ tượng

thanh, tượng hình (ỉ eo, í ới, ần ĩ…) hoặc các từ phiêm âm tiếng nước ngoài ông, i - ốt…)

(i Quy tắc viết chữ iê/ yê/ ia/ ya:

+ Viết là iê khi không có âm đệm (việt, tiêu…)

+ Viết là yê khi mở đầu âm tiết hoặc đứng sau âm đệm (yêu, chuyến…) + Viết là ia khi không có âm đệm và âm cuối (chìa, mía…)

+ Viết là ya khi không có âm cuối (khuya, pơ - luya…)

- Quy tắc viết ua/ uô, ưa/ ươ

+ Viết là ua hoặc ưa khi không có âm cuối (cua, dưa…)

+ Viết là uô hoặc ươ khi có âm cuối (Sương, cuống…)

- Quy tắc viết u/ o: Viết u khi đứng trước sau q hoặc đứng trước â, ê, y Viết

là o với các trường hợp còn lại

VD: + quan, tuấn, tuyên, tuềnh (tuềnh toàng)…

Ngày đăng: 17/12/2018, 13:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w