Dân ca Quan họ là hình thức sinh hoạt văn hóa thể hiện tâm hồn, trí tuệ, cốt cách của người Bắc Ninh, được lưu giữ, trao truyền qua các thế hệ, trở thành bản sắc văn hóa người Kinh Bắc,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THANH HIẾU
QUẢN LÝ DÂN CA QUAN HỌ
Ở HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 5 (2016- 2018)
Hà Nội, 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THANH HIẾU
QUẢN LÝ DÂN CA QUAN HỌ
Ở HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ VĂN HÓA
Mã số: 8319042
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Trí Trắc
Hà Nội, 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý dân ca Quan họ ở huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Đề tài này người viết
chưa công bố ở bất kỳ đâu và không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố Một số thông tin liên quan, số liệu và trích dẫn đều được ghi rõ tại phần tài liệu tham khảo và phụ lục trong luận văn
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Hiếu
Trang 4ĐHSPTDTT Đại học sư phạm Thể dục Thể thao
TCVHDG Tạp chí Văn hóa dân gian
TCVHNT Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
Trang 5TS Tiến sĩ
TTVHTT Trung tâm Văn hóa Thể thao
VH &TT Văn hóa và thông tin
VHTT&DL Văn hóa Thể Thao và Du lịch
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN CA QUAN HỌ VÀ QUẢN LÝ DÂN CA QUAN HỌ Ở HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH 8
1.1 Những khái niệm 8
1.1.1 Quản lý và quản lý nhà nước về văn hóa 8
1.1.2 Dân ca Quan họ Bắc Ninh 13
1.1.3 Bảo tồn và phát huy 14
1.2 Khái quát về dân ca Quan họ ở Quế Võ 15
1.2.1 Huyện Quế Võ 15
1.2.2 Dân ca Quan họ 17
1.3 Những giá trị văn hóa của dân ca Quan họ ở Quế Võ 23
1.3.1 Giá trị hiện thực 23
1.3.2 Giá trị nhận thức 26
1.3.3 Giá trị giáo dục 28
1.3.4 Giá trị giải trí 29
1.3.5 Giá trị thẩm mĩ 30
Tiểu kết 32
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DÂN CA QUAN HỌ Ở HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH 34
2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý ở Quế Võ 34
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của chủ thể quản lý 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của khách thể- thực hiện quản lý 35
2.2 Những thành tựu của chủ thể quản lý 39
2.2.1 UBND tỉnh 39
2.2.2 Sở VHTT&DL tỉnh 42
2.2.3 Phòng VH&TT huyện Quế Võ 45
Trang 72.3 Những thành tựu của khách thể thực hiện quản lý 53
2.3.1 Trung tâm VHTT huyện 53
2.3.2 Các Câu lạc bộ dân ca Quan họ 53
2.3.3 Nhân dân 56
2.4 Nguyên nhân thành tựu và hạn chế của quản lý dân ca Quan họ hiện nay 57
Tiểu kết 64
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DÂN CA QUAN HỌ Ở HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH 67
3.1 Môi trường của bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ 67
3.2 Định hướng của quản lý 69
3.3 Quan điểm chỉ đạo bảo tồn - phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ trong bối cảnh hiện nay của UBND tỉnh Bắc Ninh và huyện Quế Võ 70
3.4 Các nhóm giải pháp 72
3.4.1 Nhóm 1- Đối với chủ thể quản lý 72
3.4.2 Nhóm 2 - đối với khách thể quản lý 76
3.4.3 Nhóm 3 - Phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh 79
3.5 Khuyến nghị với UBND tỉnh và huyện Quế Võ 81
Tiểu kết 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 93
Trang 8họ gốc đã kết bạn, kết chạ với nhau cách đây hàng trăm năm theo họ: tên gọi Quan họ có nguồn gốc, xuất xứ từ lối hát giữa hai họ nhà quan kết bạn với nhau Ở Hoài Thượng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh lại coi Trạng Bịu tức Nguyễn Ðăng Ðạo, một nhân vật có thật trong lịch sử, đỗ trạng nguyên khoa 1684 là người đầu tiên đặt ra cách hát Quan họ Còn người dân vùng Chè, Quả Cam, Thị Cầu cho rằng hát Quan họ bắt đầu từ câu chuyện Chúa Trịnh Sâm đi du xuân, thấy một người con gái đang cắt cỏ trên núi Chè (có nơi kể là núi Long Khám, có nơi kể là núi Quả Cam) vừa cắt cỏ vừa hát:
Tay cầm bán nguyệt xênh xang Bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta Tiếng hát hay khiến quan quân họ/dừng lại để nghe Thấy người đẹp,
hát hay, Chúa Trịnh lập tức mời về cung dạy dỗ đám cung phi Dân gian cho là tiếng hát tạo nên sự may mắn, hạnh phúc nên bắt chước nhau hát và lan ra nhanh chóng khắp các làng, trở thành lối hát gọi là hát Quan họ Trong tham luận tại hội nghị khoa học về sưu tầm, nghiên cứu Quan họ lần
thứ 4, năm 1971, tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết cho rằng từ quan không phải
là từ Hán- Việt, mà có nguồn gốc từ thời Hùng Vương, có mối liên hệ với
từ quan lang, một từ Việt cổ, có nghĩa là người đàn ông Còn từ họ biểu
hiện một cộng đồng mang tính huyết thống, được hình thành từ thời công
xã thị tộc, mang ý nghĩa vai trò đơn vị xã hội làng Trải qua biến thiên lịch
sử, công xã thị tộc phân tách dần từ một thành hai (hoặc nhiều hơn) để hình thành các làng mới Những người đàn ông trong họ (Quan họ) ở các làng
Trang 92 mới lập khi quay trở về làng gốc đã cùng nhau tổ chức vui chơi, ca hát, đây
là khởi thủy lối hát Quan họ ngày nay Gần đây có quan niệm mới cho rằng: Quan họ là khái niệm được ghép từ 2 phạm trù họ hàng và quan hệ Tức là 2 làng kết chạ với nhau thân thích như người trong họ hàng Vì là họ hàng thân thiết ruột thịt với nhau nên không thể kết duyên thành vợ thành chồng Tóm lại, nguồn gốc tên gọi Quan họ được giải nghĩa qua nhiều ý kiến khác nhau, để nêu khái niệm dẫn giải về hát Quan họ cho đến nay vẫn còn để ngỏ, các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu sâu hơn
Như tên gọi, dân ca Quan họ phản ánh giá trị tinh thần người Kinh Bắc với trí tuệ thông minh, khả năng sáng tạo nghệ thuật trong xử lý khéo léo
âm nhạc với lời ca Quan họ Bắc Ninh sử dụng nhiều làn điệu (người Quan
họ trước đây gọi là nhiều giọng) Mỗi giọng/làn điệu có lời ca riêng, phù hợp, găn bó với giai điệu Đặc điểm trong lối hát Quan họ là đảm bảo 4 yếu tố: vang, rền, nền, nảy đạt đến độ nhuần nhuyễn theo quy tắc luyện giọng chỉ có ở người hát Quan họ Dân ca Quan họ là hình thức sinh hoạt văn hóa thể hiện tâm hồn, trí tuệ, cốt cách của người Bắc Ninh, được lưu giữ, trao truyền qua các thế hệ, trở thành bản sắc văn hóa người Kinh Bắc, đến giai đoạn hiện nay tiếp tục lan tỏa trong đời sống xã hội Việt Nam hiện đại
Để dân ca Quan họ tại huyện Quế Võ tồn tại, phát triển trong bối cảnh
xã hội có nhiều biến đổi thì trước tiên phải thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, của cộng đồng trong từng thôn làng, địa phương Đồng thời văn hóa Quan họ cần duy trì, phát huy theo chiều rộng và chiều sâu, không bị ảnh hưởng, lai căng từ nội dung đến hình thức thể hiện Công tác quản lý nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản phi vật thể dân ca Quan họ vô cùng cần thiết, mang tính chiến lược lâu dài, thường xuyên Đây là quan điểm xuyên suốt của chính quyền các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân địa phương Tất cả tạo nên chương trình hành động bảo tồn, phát huy giá trị di
Trang 103 sản dân ca Quan họ được UBND tỉnh Bắc Ninh cam kết với UNESCO Từ
những lý do đó, tác giả luận văn chọn đề tài: Quản lý dân ca Quan họ ở
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
văn hóa tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW với mong muốn có thể đóng góp công sức vào quản lý di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ ở huyện Quế Võ
2 Lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay, dân ca Quan họ Bắc Ninh đươc nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm Mặc dù chưa thống kê đầy đủ, nhưng dân ca Quan họ là đối tượng khoa học được nhiều công trình đề cập Qua tìm hiểu, nghiên cứu, ngay từ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX đến trước Cách mạng Tháng Tám (1945), đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu dân ca Quan họ Cụ thể, năm 1928, tác giả Chu Ngọc Chi cho ra mắt độc giả cuốn sách: “Hát Quan họ” [7], khẳng định thể hát Quan họ rất phổ biến trong đời sống, sinh hoạt người dân Kinh Bắc Năm 1933, Việt Sinh
có bài viết: “Nghe hát Quan họ một đêm ở Lũng Giang” [53] đăng trên báo Phong Hóa, rồi đến năm 1934, khi luận án tiến sĩ: “Hát đối đáp nam nữ thanh niên” [19] của Nguyễn Văn Huyên được công bố trên báo Việt Báo thì dân ca Quan họ bắt đầu trở thành hiện tượng văn hóa, nghệ thuật trình diễn dân gian mang đậm dấu ấn làng xã của người Việt Trong công trình, tác giả Nguyễn Văn Huyên đề cập tương đối tỉ mỉ, chi tiết dân ca Quan họ trong hình thức hát đối và sinh hoạt hát Quan họ ở hội Lim, một lễ hội Quan họ lớn, tiêu biểu nhất vùng Quan họ như thế nào
Sau khi hòa bình lập lại, năm 1962, các tác giả Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc đã cùng nhau hoàn thành công trình: “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” [47] rồi hoàng loạt các cuốn sách như:
“Một số vấn đề về dân ca Quan họ Bắc Ninh” (1972) [36] đã xuất hiện nhiều công trình, bài viết, hội thảo khoa học về dân ca Quan họ Đây là cơ
Trang 114
sở để thành lập đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh (1969), chuẩn bị cho giai đoạn mới khẳng định những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân Kinh Bắc, chủ thể sáng tạo nên các làn điệu dân ca Quan họ được thế giới biết đến Đó là, có thể nhắc tới: “Quan họ, nguồn gốc và quá trình phát triển” của các tác giả Đặng Đình Long, Hồng Thao, Trần Ninh Quí [24], “Tìm hiểu dân ca Quan họ” của Trần Ninh Quý, Hồng Thao [51] Đặc biệt thời gian gần đây còn một số công trình cuốn sách sau:
- Năm 2000 sách đề cập dân ca Quan họ có:
Về miền Quan họ [43] do sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh chủ trì, tập
hợp 15 bài viết của nhiều nhà nghiên cứu dân ca Quan họ, mục đích hưởng ứng UNESCO công nhận dân ca Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại Đây là công trình đề cập đến gốc tích, sự hình thành Quan họ trong quan hệ, tác động qua lại giữa người Quan họ với không gian văn hóa Kinh Bắc Cũng năm 2000, tác giả Trần Chính cho ra mắt độc giả cuốn: “Tìm hiểu nghệ nhân Quan họ làng Viêm Xá” [9]
- Năm 2002, công trình khoa học: “Âm nhạc Việt Nam truyền thống
và hiện đại” được Tô Vũ hoàn thành và xuất bản, đây là công trình có giá trị lớn về nghiên cứu âm nhạc cung đình, dân gian, trong đó có dân ca Quan
họ Tác giả đã tập hợp, tổng kết những nghiên cứu của cá nhân trong suốt 50 năm hoạt động âm nhạc
- Năm 2006, sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh phát hành cuốn: “Quan họ Bắc Ninh- Thực trạng và giải pháp”[41] Toàn bộ cuốn sách tập trung vào chính sách, vai trò quản lý văn hóa, nghệ thuật trong đời sống, xã hội của tỉnh Bắc Ninh Từ thực trạng đến giải pháp, cuốn sách đã nêu những vấn đề trọng tâm, những thuận lợi, khó khăn để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Quan họ trong tình hình mới
- Năm 2013, cuốn sách “Những vấn đề về văn hóa Quan họ Bắc Ninh”[44] do TTVHTT tỉnh Bắc Ninh phát hành gồm 7 bài viết, nội dung
đề cập đến cách nhìn nhận tổng thể giá trị văn hóa Quan họ trong bối cảnh
Trang 125
xã hội hiện nay
Cuốn sách: “ Cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam” [69] tác giả Trần Trí Trắc đã khái quát về cơ sở văn hóa của dân ca Quan họ và
“Những kỳ quan xanh”[22] tác giả Nguyễn Thế Khoa giới thiệu về phong cách âm nhạc của dân ca Quan họ
Bên cạnh những công trình cuốn sách trên còn có:
- Tương đồng và khác biệt giữa hát xoan, hát ghẹo Phú Thọ và Quan
họ Bắc Ninh[68] - Luận án Tiến sĩ, năm 2007 của nghiên cứu sinh Phạm Trọng Toàn đã nêu những nét tương đồng và khác biệt giữa hát xoan, hát ghẹo và Quan họ
- Hát xoan, hát ghẹo dấu ấn một chặng đường [67]của Cao Khắc Thùng, NXB Âm nhạc Hà Nội, năm 2011 đã nói về quá trình hình thành, phát triển của Xoan và Ghẹo vùng Phú Thọ
- Hát ghẹo trong đời sống văn hóa của cư dân vùng Phú Thọ[49], Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học của Đào Đăng Phượng, năm 2002, đã nói về hát ghẹo trong đời sống văn hóa của nhân dân Phú Thọ
Những công trình, tác phẩm, luận án, luận văn trên sẽ là tài liệu tham khảo quý giá cho học viên vận dụng vào luận văn của mình
Nhìn chung những công trình nêu trên cho thấy, đến thời điẻm này chưa có các nghiên cứu về công tác quản lý dân ca Quan họ ở huyện Quế
Võ Do đó đề tài: Quản lý dân ca Quan họ ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là
nghiên cứu mới, không trùng lặp với bất cứ công trình nào trước đó
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ đi sâu khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng những ưu điểm và hạn chế của quản lý Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân ca Quan họ ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh Trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý dân ca
Trang 136 Quan họ ở huyện Quế Võ hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về công tác quản lý văn hóa
- Khái quát dân ca Quan họ ở huyện Quế Võ
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý, Bảo tồn - phát huy giá trị văn hóa dân ca Quan họ ở Quế Võ từ 2009 đến nay - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dân ca Quan họ ở Quế
Võ trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: quản lý Bảo tồn - phát huy giá trị văn hóa của dân ca Quan họ ở huyện Quế Võ
- Không gian nghiên cứu: ở huyện Quế Võ
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2009 đến năm 2017 ( Từ khi UNESCO công nhận Dân ca Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại )
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu, nhằm nêu rõ kết quả hoạt động quản lý dân ca Quan họ trong điều kiện thực tế ở huyện Quế Võ
- Phương pháp thực hành văn bản quản lý dân ca Quan họ trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trên các địa bàn, khu dân cư huyện Quế Võ
- Phương pháp đánh giá, kiểm tra để đưa ra nhận định thực trạng quản lý
dân ca Quan họ trong đời sống, sinh hoạt của người dân huyện Quế Võ
6 Những đóng góp của luận văn
- Cung cấp tư liệu lịch sử về dân ca Quan họ tại Quế Võ cho những ai
quan tâm tới Quan họ ở Quế Võ
- Góp phần nâng cao công tác Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của
dân ca Quan họ ở Quế Võ hôm nay
Trang 147
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về dân ca Quan họ và quản lý dân ca Quan họ ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Chương 2: Thực trạng quản lý dân ca Quan họ ở Quế Võ
Chương 3: Giải pháp của Bảo tồn - phát huy những giá trị văn hóa dân ca Quan họ ở Quế Võ hiện nay
Trang 158
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN CA QUAN HỌ
VÀ QUẢN LÝ DÂN CA QUAN HỌ Ở HUYỆN QUẾ VÕ,
TỈNH BẮC NINH 1.1 Những khái niệm
1.1.1 Quản lý và quản lý nhà nước về văn hóa
Về nghĩa, quản lý tương đồng với nghĩa từ management trong tiếng
Anh Về khái niệm, quản lý được hiểu là: cách tổ chức, hoạt động của người quản lý tác động vào đối tượng quản lý để: chỉ huy, điều hành, hướng dẫn nhằm hướng đến mục đích hoạt động chung, phù hợp với quy luật khách quan Như vậy, quản lý đóng vai trò tổ chức, điều khiển hoạt động của con người trong xã hội, đặc biệt nhấn mạnh đến tác động của quản lý vào quá trình lao động, sản xuất để đạt hiệu quả cao nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của
Chức năng quản lý xuất phát từ nhu cầu xã hội phân chia giai cấp, dựa trên sự phân công, hợp tác từng cộng đồng xã hội, nghề nghiệp Điều này được C.Marx khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[29, tr.1]
Mở rộng khái niệm quản lý trong hoạt động xã hội cho thấy vai trò quản lý/management có mối quan hệ với vai trò, vị trí lãnh đạo trong bộ máy chính quyền, nhà nước Ví dụ trong văn bản thường dùng cụm từ: các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước và được hiểu đây là những cá nhân chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý nhà nước với nhiệm vụ, mục đích điều hành xã hội phát triển theo định hướng chiến lược, kế hoạch cụ thể
Trang 169
- Quản lý văn hóa:
Trong cuốn sách: Quản lý văn hóa đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tác giả Lê Như Hoa đưa ra khái niệm quản lý
văn hóa với 2 nghĩa rộng và hẹp
+ Theo nghĩa rộng: “Quản lý công cuộc xây dựng văn hóa theo nghĩa rộng là quản lý thúc đẩy sự sáng tạo, sự phát triển và sự vận động của các
tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, nhằm mục đích sản xuất, phổ biến, bảo quản và tiêu thụ các giá trị văn hóa”[11, tr.79] Ở nghĩa rộng, quản lý văn hóa hướng đến mục đích phát triển sáng tạo cá nhân, tập thể trong lĩnh vực văn hóa, tạo giá trị văn hóa thúc đẩy xã hội dân chủ, tiến
bộ, công bằng, văn minh
+ Với nghĩa hẹp: “quản lý văn hóa là quản lý hoạt động các thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí người lao động trong thời gian rỗi bằng cách sáng tạo, phổ biến, bảo quản, tiêu thụ các giá trị tinh thần”[11,tr.79] Trong nghĩa hẹp, quản lý văn hóa tập trung vào các hoạt động của thiết chế văn hóa từ cấp tỉnh, quận, huyện đến phường, xã Ngoài ra thiết chế văn hóa còn được hiểu là bảo tàng (như bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng Hồ Chí Minh), trung tâm thư viện, rạp chiếu bóng, nhà thi đấu TDTT, sân vận động, công viên, quảng trường nơi tất cả mọi người, tầng lớp xã hội có thể đến sử dụng thời gian rỗi để hưởng thụ giá trị văn hóa đại chúng
Như vậy, khái niệm quản lý văn hóa với nghĩa rộng hay hẹp đều tập trung, nhấn mạnh đến giá trị, chức năng văn hóa nhằm tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa, mục đích để người dân thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới Điều này phù hợp với lối biểu diễn dân ca Quan họ hiện nay ở Bắc Ninh được xã hội hóa, người dân đến xem, ủng hộ bằng cách mua vé hoặc trả thù lao cho diễn viên hát trong nhiều hình thức sinh hoạt cộng đồng như
Trang 1710 làng mở hội, tổ chức lễ tết đầu xuân, các cuộc họp đồng niên, đồng đội, hội người cao tuổi
Tuy vậy, quản lý văn hóa hiện nay có sự tương đồng về ý nghĩa với quản lý nhà nước về văn hóa Một nội dung cần xác định cụ thể trong luận văn này
- Quản lý nhà nước về văn hóa:
Theo tài liệu giảng dạy về đào tạo quản lý văn hóa (khoa Sau ĐH, trường ĐHSP Nghệ thuật TW) thì: “Quản lý nhà nước về văn hóa là sử dụng quyền lực của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành
vi hoạt động của con người khi tham gia vào các lĩnh vực hoạt động văn hóa”
Khái niệm trên cho thấy hoạt động quản lý gồm 5 yếu tố cơ bản: chủ thể quản lý, khách thể quản lý; mục đích quản lý, môi trường và điều kiện
Trang 1811 Vai trò quản lý nhà nước về văn hóa rất quan trọng, được xuất phát từ định hướng chủ trương, đường lối, chính sách văn hóa của Đảng và nhà nước Việt Nam, đồng thời thống nhất, tập trung, dân chủ toàn thể bộ máy quản lý từ trung ương đến địa phương theo phân cấp, phân quyền Quản lý nhà nước về văn hóa ở từng cấp có quyền hạn quản lý theo quy định, phạm
vi trách nhiệm Ví dụ: cấp phường, xã thì UBND xã chịu trách nhiệm tổ chức, hoạt động văn hóa trên địa bàn, đồng thời luôn có công chức viên chuyên phụ trách văn hoá - xã hội với chức năng quản lý văn hóa trong phạm vi phường,
xã, đây là người đại diện cấp quản lý nhà nước về văn hóa
Khách thể quản lý nhà nước về văn hóa bao gồm các cơ quan, tổ chức,
cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hoặc có liên quan đến lĩnh vực văn hóa Khách thể quản lý được hiểu theo nghĩa: các hoạt động văn hóa, ví
dụ như dịch vụ văn hoá, hoạt động sáng tạo, các giá trị văn hoá (có thể định giá mua, bán, trao đổi như một loại hàng hóa) ở 2 dạng thức: văn hóa vật thể, phi vật thể Theo sự phân công trong hệ thống cơ quan nhà nước, quản
lý nhà nước về văn hóa theo nghĩa rộng: toàn bộ hoạt động văn hóa không chỉ do ngành văn hóa quản lý mà được nhiều bộ, ngành khác nhau chịu trách nhiệm như: văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ…do cơ quan giáo dục, khoa học công nghệ quản lý
Mục đích quản lý nhà nước về văn hóa là: giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa ở từng cấp, tại địa phương, trong từng phạm
vi thì mục đích quản lý nhà nước về văn hóa phải sát với yêu cầu nhiệm vụ, hoàn cảnh thực tế Ví dụ quản lý nhà nước chương trình mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thì vai trò quản lý ở cấp trung ương có mục đích khác với cấp tỉnh, quận, huyện, xã phường Tất cả có trong chức năng,
Trang 1912 nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý được phân cấp để quản lý hoạt động văn hóa đạt hiệu quả
Như vậy, để quản lý tốt đòi hỏi người quản lý văn hóa cần nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước Quản lý luôn bám sát hoạt động văn hóa trong quá trình dài, hướng xã hội phát triển theo mục tiêu cụ thể Đồng thời căn cứ từng giai đoạn khác nhau, bổ sung xây dựng những hoạt động phù hợp với tình hình mới Về cơ bản, quản lý nhà nước về văn hóa có nghĩa rộng, phổ quát lên quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật, cụ thể là quản lý dân ca Quan họ, nội dung chính trong luận văn này
- Quản lý nhà nước về nghệ thuật
Hiện nay, theo quy định thì quản lý nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) chịu trách nhiệm như: cấp phép, kiểm tra, giám sát hoạt động nghệ thuật trên đất nước Việt Nam Bộ VHTT&DL là cấp
có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo các sở VHTT&DL tại từng tỉnh, thành phố khắp cả nước trong tổ chức, quản lý các hoạt động nghệ thuật Dựa trên đặc điểm từng loại hình nghệ thuật để xây dựng mô hình quản lý phù hợp
Quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật nói chung, nghệ thuật dân gian nói riêng luôn thực hiện, triển khai công cụ quản lý như: chính sách, pháp luật, nghị định, chế tài, tổ chức bộ máy, các nguồn lực để đánh giá các hoạt động nghệ thuật Bằng phương thức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo vận hành hệ thống chính sách, văn bản pháp quy của nhà nước ban hành được thực thi đầy đủ, đúng pháp luật, quy định của các cấp chính quyền để các hoạt động nghệ thuật phản ánh đúng đời sống xã hội
Quản lý nghệ thuật là quá trình thực hiện các công đoạn như: xác định nội dung, phương hướng; xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tổng kết, đúc kết kinh nghiệm Hệ thống luật pháp, văn bản mang tính pháp quy thể hiện rõ mục tiêu quản lý nhà
Trang 2013 nước trong hoạt động nghệ thuật là duy trì, thực hiện nghiêm minh các điều khoản ghi trong luật, văn bản pháp quy, nghị định, thông tư
Tóm lại, vai trò quản lý hoạt động văn hóa, nghệ thuật được người viết luận văn trình bày từ khái niệm văn hóa đến dẫn giải ý nghĩa của quản
lý Từ đó nêu rõ vai trò, chức năng của quản lý văn hóa nói chung và quản
lý nhà nước về văn hóa nói riêng, đồng thời xác định cụ thể tầm quan trọng của quản lý nhà nước về nghệ thuật, bởi đây là nội dung liên quan trực tiếp đến luận văn trong nhiều nội dung khác nhau, đặc biệt hoạt động quản lý văn hóa, nghệ thuật tại cơ sở, nơi thường xuyên tiếp xúc
1.1.2 Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Dân ca Quan họ là sản phẩm văn hóa tinh thần của người Kinh Bắc, là lối hát, diễn xướng, biểu trưng cho lối sống chân tình, bình dị, thuận hòa từ bao đời nay Dân ca Quan họ Bắc Ninh tuy có những nét tương đồng với hát Xoan, hát Ghẹo Phú Thọ; dân ca Quan họ là hát giao duyên giữa nam
và nữ đối đáp nhau theo từng giọng, từng câu; thời gian hát cũng bắt đầu từ sẩm tối đến sáng hôm sau; cũng có tục cấm trai gái làng kết nghĩa lấy nhau…nhưng vẫn có một sự khác biệt rõ ràng: Dân ca Quan họ hát trong nhà và ngoài trời, còn hát Xoan phải hát ở cửa đình và trong đình, hát Xoan bao giờ cũng bắt đầu bằng lễ nghi, hát thờ, khi đó Quan họ hát giao duyên
là chính, không có phần lễ nghi Quan trọng hơn cả so với Xoan, Ghẹo, dân ca Quan họ là đỉnh cao của ca hát dân gian, được kết cấu hoàn chỉnh,
có sự thống nhất nhuần nhuyễn giữa hình tượng âm nhạc với hình tượng lời
ca và mỗi âm điệu luôn luôn được tồn tại tương đối độc lập giữa hàng trăm
ca khúc khác nhau Quan họ đã chuyển những làn điệu cấu tạo âm nhạc đơn giản sang những khúc thức đa dạng hoàn chỉnh Lề lối đối giọng trong Quan họ không còn ở làn điệu này đối với làn điệu kia do đó Quan họ đã không còn là một làn điệu chung đơn giản cho mọi nội dung, sắc thái tình
Trang 2114 cảm và âm nhạc chỉ là nền cho từ, mà ngược lại là phương thức sáng tác ngoài diễn xướng thành những bài ca độc lập với yêu cầu hát đủ lối, đủ câu với nghệ thuật bắt hơi, nhả hơi, nảy tiếng đầy đặn, tròn trịa, vang - rền - nền - nẩy
Người Quan họ thường dùng ‘‘Đi chơi quan họ” chứ không nói ‘‘ đi hát Quan họ’’ hoặc ‘‘ca Quan họ” Ca và hát Quan họ mới chỉ là công việc bày tỏ nỗi lòng bằng ca hát chứ còn Chơi Quan họ thì bao gồm tất cả các việc như: Giao tiếp, ứng xử; ăn; mặc: phong tục; lễ nghĩa; ca hát; lối sống…mà ngày nay, các nhà nghiên cứu nói gộp lại bằng cụm từ: Văn hóa Quan họ.:
“ Trong sáu tỉnh người đà chưa tỏ
Ngoại năm thành chỉ có Bắc Ninh
Yêu nhau nhớ lại xuân tình
Nghề chơi Quan họ có tinh mới tường”
1.1.3 Bảo tồn và phát huy
Bảo tồn - là khái niệm rộng, không chỉ bảo quản, bảo vệ mà phải là hoạt động giữ gìn không để tổn hại, xuống cấp, phá hoại Tức là bảo quản toàn diện sự vật để sự vật tồn tại lâu dài, ổn định bền vững Bảo tồn có những hoạt động bảo vệ nguyên trạng, trùng tu, gia cố, tái định vị, phục hồi, tái tạo và đảm bảo mọi giá trị của sự vật
Phát huy - là làm cho mọi người biết đến giá trị của một sự vật và vận dụng giá trị đó vào phát triển văn hóa như một nguồn lực phát triển xã hội
Ở đây đòi hỏi phát huy phải trung thực, khách quan đúng với giá trị vốn có của sự vật
Giá trị - là tính có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp, đáng quí, có ích của các đối tượng với các chủ thể chứ không phải bất kỳ thuộc tính nào Giá trị phải gắn liền với cái tốt, cái hay, cái đúng, cái đẹp được cộng đồng thừa nhận và xem xét như một biểu tượng quan trọng trong đời sống tinh thần
Trang 2215 của cộng đồng và cần đến nó như một nhu cầu thực thụ
Mặt khác, giá trị luôn luôn gắn liền với hệ giá trị Tức là không tách khỏi bảng giá trị - một tập hợp của phạm trù giá trị khác nhau Được cấu trúc theo thứ bậc khác nhau và có mối liên hệ có tính lịch sử cụ thể với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định Có thể coi hệ thống giá trị là chỉ số đánh giá trình độ và tính chất để đạt được của một nền văn hóa nói chung và của dân ca Quan họ nói riêng
1.2 Khái quát về dân ca Quan họ ở Quế Võ
1.2.1 Huyện Quế Võ
Huyện Quế Võ phía Bắc giáp huyện Yên Dũng, Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Phía Nam giáp huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Phía Đông giáp huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương Phía Tây giáp huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Huyện Quế Võ được hình thành vào tháng 8/1961, trên cơ sở sát nhập hai huyện Quế Dương và Võ Giàng của tỉnh Bắc Ninh, đến nay có
21 xã, thị trấn gồm: thị trấn phố mới, xã Phượng Mao, Phương Liễu, Yên Giả, Chi Lăng, Bồng Lai, Hán Quảng, Bằng An, Nhân Hòa, Đại Xuân, Việt Thống, Việt Hùng, Quế Tân, Phù Lương, Phù Lãng, Cách Bi, Châu Phong, Đào Viên, Đức Long, Mộ Đạo, Ngọc Xá Quế Võ nổi tiếng với làng nghề Gốm Phù Lãng Theo quá trình lịch sử, huyện Quế Võ nổi tiếng
là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, người dân Quế Võ luôn giữ phẩm chất cần cù, sáng tạo trong lao động, kiên cường bất khuất trong đấu tranh Dưới thời phong kiến Đại Việt, Quế Võ đóng góp cho các triều đình 61 vị đại khoa, hàng chục thượng thư, nhiều trạng nguyên, sứ thần nổi tiếng
Tiêu biểu như làng tiến sĩ Kim Đôi, được lưu danh sử sách với dòng chữ: Thanh tiền trúng tuyển nhân gian thiểu Hoàng bảng thư danh bản tộc ta
do vua Lê Thánh Tông ban tặng (nghĩa là: chỉ có tiền kẽm gỉ xanh mà thi trúng tuyển cao trong nhân gian rất hiếm Còn được ghi danh bảng vàng thì
Trang 2316 trong dòng họ rất nhiều) Quế Võ là nơi rất coi trọng văn hiến, điều này trở thành văn hóa truyền thống, luôn xứng danh có số lượng nhân tài đông đảo trong suốt thời kỳ phong kiến Đây chính là niềm tự hào của bao thế hệ người dân Quế Võ sản sinh, nuôi dưỡng các bậc hiền tài cho đất nước Câu
thơ: lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa phản ánh đầy đủ nét văn hóa,
truyền thống khoa bảng, đồng thời Quế Võ là vùng đất kiên cường, anh dũng chống giặc ngoại xâm
Với truyền thống văn hiến và cách mạng lâu đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Quế Võ đã vùng lên khởi nghĩa, giành chính quyền cách mạng tháng Tám thắng lợi, lập những chiến công
xuất sắc được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu: Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người dân Quế Võ nêu cao khẩu hiệu: thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
Giai đoạn hiện nay, huyện Quế Võ đang tiến hành nhiều đổi mới, tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội Trong báo cáo năm 2017 và kế hoạch năm 2018 [74, tr.3] huyện Quế Võ đã hoàn thành, vượt mức các chỉ tiêu đề ra trong phướng hướng, nhiệm vụ năm 2016, cụ thể: tổng sản phẩm GRDP thực hiện cả năm đạt 6.415,2 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2016; tăng hơn so với chỉ tiêu, kế hoạch 9,5%) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng: khu vực công nghiệp và xây dựng: 52,8%, dịch vụ: 35,5%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: 11,7% Tổng giá trị sản xuất thực hiện cả năm đạt 35.411 tỷ đồng, tăng 9,7% so với thực hiện năm 2016 Thu nhập bình quân đạt 44,2 triệu đồng/người/năm, tăng 4,7% so với thực hiện năm 2016
Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, năm 2017 huyện Quế Võ đạt nhiều thành tích trong công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị
Trang 2417 quyết của trung ương, tỉnh về nếp sống văn minh Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện luôn được quan tâm Kết quả xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, công sở văn hóa năm
2017 toàn huyện Quế Võ có 36.428/39.539 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (92,12%), làng văn hóa có 101/111 (tỷ lệ 90,99%), công sở văn hóa: 122/146 (83,56%) UBND huyện Quế Võ đã chỉ đạo, tổ chức thành công đại hội TDTT tại 21/21 xã, thị trấn Tổ chức 5 giải thể thao cấp huyện chào mừng các ngày kỷ niệm Đoàn vận động viên của huyện tham gia 12 giải thể thao cấp tỉnh đạt 16 giải nhất, 19 giải Nhì, 26 giải Ba và 09 giải khuyến khích
Đoàn văn nghệ quần chúng của huyện tham gia Hội thi hát Quan họ đầu Xuân và Hội diễn ca múa nhạc tỉnh Bắc Ninh năm 2017 đạt 01 giải nhất, 04
giải nhì, 04 giải ba và 01 giải khuyến khích Trong năm 2017, đài phát thanh huyện biên tập 370 chương trình phát thanh với 3.466 tin, bài của phóng viên, cộng tác viên toàn huyện; Sản xuất 05 phóng sự, phim tài liệu về nhiệm vụ chính trị của huyện Cộng tác với đài phát thanh và truyền hình Bắc Ninh thực hiện 562 tin, bài phát thanh và truyền hình, sản xuất 12 trang truyền hình, 6 trang phát thanh địa phương
Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2018, huyện Quế Võ đã đưa ra nhiều dự báo, giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra Đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa- thông tin- thể sục thể thao, UBND huyện Quế Võ định hướng, quán triệt sâu sắc quan điểm xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội để giải quyết đúng đắn nhiệm vụ thực hiện trong năm 2018 Trong đó nhấn mạnh đến công tác văn hóa- xã hội
1.2.2 Dân ca Quan họ
Dân ca Quan họ ở Quế Võ là một trong những loại hình trình diễn dân gian tiêu biểu đặc trưng của tỉnh Bắc Ninh, nhưng không phải là vùng quan
Trang 2518
họ gốc Ghi nhận những giá trị tinh hoa, độc đáo và tiêu biểu của dân ca Quan họ Bắc Ninh Ngày 30/9/2009 tổ chức UNESCO công nhận dân ca Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Để bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ trong giai đoạn hiện nay, huyện Quế Võ duy trì thường xuyên 2 lối hát: Quan họ cổ và mới
Nét đặc sắc trong sinh hoạt hát Quan họ cổ đó là lề lối với phương thức tổ chức diễn xướng trong một không gian được các liền anh, liền chị gặp gỡ hát với nhau Với người Quan họ, hát là cuộc chơi trở thành nghệ thuật tinh tế trong giao tiếp, ứng xử Quy định trong hát Quan họ rất rõ ràng: chỉ có bọn Quan họ nam chơi/kết bạn với bọn Quan họ nữ (không có trường hợp bọn Quan họ nữ làng này chơi với Quan họ nữ làng kia) Vào
cuộc hát, người Quan họ luôn thực hiện nguyên tắc: nam tòng nữ theo lối:
âm xướng, dương họa Nghĩa là bọn nam luôn nhường cho bọn nữ ra câu
trước, gọi là câu ra hay câu xướng, bọn nam sau đó mới hát đáp, gọi là câu đối hoặc câu họa Cách hát đối đáp này xuất phát từ phong tục tôn trọng
phụ nữ trở thành văn hóa truyền thống vùng Kinh Bắc Về trình thức, tuần
tự lối hát đối đáp trong Quan họ cổ như sau:
Nữ ra câu Nam đối câu Nam ra câu Nữ đối câu Nữ ra câu Hai bên cứ đối, họa như vậy đến hết canh, hội kể cả những lúc bên đối hoặc họa bị bí không tìm được làn điệu phù hợp
Tuy vậy, trong những cuộc hát chúc, hát mừng với quan niệm: tiền chủ, hậu khách trong các trường hợp, nếu bọn Quan họ nữ đến chơi làng
Quan họ nam, để bày tỏ lòng quý trọng khách, Quan họ nam hát trước với
tư cách là chủ nhà Hoặc cả hai bọn Quan họ nam, nữ rủ nhau đi chơi hội xuân ở một làng nào đó thì Quan họ nam sẽ hát trước với ý nghĩa hát chúc, hát mừng Quan họ nữ Mối quan hệ chủ- khách luôn được hai bên hát Quan
họ tôn trọng, cùng thực hiện như phần nghi thức để biểu cảm sự chân tình, thân ái trong mối quan hệ ứng xử văn hóa của người Quan họ Sự tôn trọng
Trang 2619 trong hát đối đáp, giao duyên của người Quan họ thể hiện tinh thần bình đẳng, khi xưng hô luôn dùng từ anh, chị Nữ gọi bên nam là liền anh, nam thưa với nữ là liền chị, đây là đặc điểm văn hóa nổi trội trong sinh hoạt hát Quan họ cổ đang được duy trì tại những CLB Quan họ tại huyện Quế Võ
Về lối hát, Quan họ cổ có 3 loại giọng được xác định cụ thể để người hát có thể sang giọng với cách đổi, chuyển giọng tùy theo từng hệ thống làn điệu khác nhau, gồm: các giọng lề lối: 20 giọng, giọng lẻ và giọng vặt: 183 giọng, giọng giã bạn: 10 giọng [43, tr.48] Ngoài ra, hệ thống làn điệu dân
ca Quan họ cổ có nhiều dị bản, biến thể, từ làn điệu ban đầu khi phát tán trong quá trình kết bạn đầu xuân khi lưu truyền đến mỗi làng, được người Quan họ sáng tạo lại cho phù hợp với lối hát riêng của làng đó Điển hình
như giọng Gọi đò ở làng Thị Cầu có màu sắc trang nghiêm, đĩnh đạc thì tại
làng Ngang Nội được diễn xướng theo giọng tươi sáng, trong trẻo Đặc biệt
ở giọng La rằng có trong 5 loại giọng lề lối, được phát tán và nhiều dị bản trong dân ca Quan họ Tại huyện Quế Võ, giọng La rằng khi sinh hoạt tại
các CLB hát Quan họ là loại giọng khó truyền đạt nhất, bởi tùy theo mỗi
làng Quan họ sử dụng theo từng điều kiện, hoàn cảnh khác nhau Giọng La rằng thường là câu hát mở đầu khi hai bọn Quan họ gặp gỡ chúc mừng, chào hỏi, do đó La rằng vừa mang tính chất phổ biến của loại giọng lề lối
vừa có nét riêng về cách hát trong từng bọn Quan họ Những dị bản giọng
La rằng chủ yếu ở lối hát, lời ca, còn giai điệu gần như nhau
Xuất phát từ lối hát giao duyên, đối đáp đòi hỏi người hát Quan họ cổ không chỉ thuộc nhiều loại giọng mà còn có khả năng sáng tạo nên lời ca và sang/chuyển giọng Do đó những dị bản mới luôn được hình thành từ trong cuộc hát Trên thực tế, lối hát Quan họ cổ phụ thuộc nhiều vào khả năng tự ứng tác tại chỗ của các liền anh, liền chị Từ điệu gốc, quá trình hát là sự biến đổi liên tục các giọng với sự bổ sung, thêm thắt, lời ca dựa trên ca dao, truyện thơ, theo lối vận thơ vào giai điệu Ở mức độ cao hơn, các nghệ
Trang 2720 nhân Quan họ còn có khả năng sáng tạo nên những lời ca mới nhằm phù hợp với lối hát đối đáp Do đó, các dị bản xuất hiện trong cuộc hát diễn ra
tự nhiên, là phần không thể thiếu đối với người Quan họ Sự ganh đua trong lối hát, khả năng vận dụng thơ ca kết hợp với làn điệu là điều kiện dân ca Quan họ phát triển nhanh số lượng, chất lượng, lôi cuốn người tham gia hát Quan họ
Về số lượng, làn điệu Quan họ tiếp nhận những yếu tố mới nảy sinh khi hát giao duyên, các liền anh, liền chị luôn sẵn sàng học hỏi, tiếp thu tại chỗ những giai điệu và lời ca hay, đồng thời phát triển tiếp để bên ra, bên đối cùng phối hợp nhịp nhàng, tạo nên cuộc hát sinh động, tinh tế đầy tính thẩm
mỹ Đây là lý do tạo nên số lượng giọng (hay làn điệu) ngày càng nhiều
Về chất lượng, từ các làn điệu gốc cùng dị bản mới, các liền anh, liền chị chủ động sàng lọc, ghi nhớ (gọi là học thuộc), từ đó phát triển thành những làn điệu mới có nhiều nội dung, ý nghĩa khác nhau nhằm sử dụng vào các cuộc hát hội, hát mừng, kết làng, kết chạ
Đặc điểm sinh hoạt văn hóa trong lối hát Quan họ cổ còn có sự quy ước về tên gọi, số lượng liền anh, liền chị tham gia với tư cách là thành viên một bọn Quan họ Tại huyện Quế Võ, theo tục lệ mỗi bọn hát Quan họ
cổ chỉ có 5 người, đây là số thành viên được quy định chặt chẽ, không thừa, không thiếu Do đó, khi sinh hoạt hát Quan họ cổ tại các CLB ở huyện Quế
Võ, các nghệ nhân Quan họ luôn cho nhóm hát nam, nữ ghép thành các nhóm 5 người Trong quá trình học hát và tổ chức tham gia hội, các bọn Quan họ phải đủ 5 người, nếu có người bị ốm hoặc vì điều kiện gia cảnh không tham gia được phải bổ sung hoặc động viên người đó đi cho đủ số lượng thành 1 bọn
Như vây, sinh hoạt văn hóa trong hát Quan họ cổ luôn là nội dung chính trong nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Quan họ ở Quế Võ hiện nay Để thực hiện đúng lề lối hát Quan họ gốc/cổ cần đến nghệ nhân
Trang 2821 Quan họ truyền dạy cho các thế hệ sau, đảm bảo tính kế thừa truyền thống Nếu không có nghệ nhân thì trong CLB tự chủ người có kinh nghiệm đứng
ra truyền dạy Mặc dù đây là công việc khó khăn, nhưng với nhận thức bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nhân loại, huyện Quế Võ nỗ lực tổ chức hoạt động xã hội hóa dân ca Quan họ Đồng thời khuyến khích các thành phần, tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí để duy tồn lối hát Quan họ cổ với ý thức đây là niềm tự hào của tất cả người dân Bắc Ninh nói chung, Quế Võ nói riêng
Sự phát triển kinh tế- xã hội trên đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với xu hướng mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới Đây là thời hội nhập với nhiều hiện tượng văn hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam Những nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của các tầng lớp xã hội rất đa dạng, dẫn đến sự thay đổi trong lối hát Quan họ Từ thực tiễn khách quan, các làn điệu dân ca nói chung, dân ca Quan họ nói riêng nhận được sự quan tâm của giới âm nhạc chuyên nghiệp với quan điểm phổ biến di sản âm nhạc dân tộc cho các thế hệ, để mọi người cùng thưởng thức Đây là cách bảo tồn nguyên vẹn các thể hát dân gian Việt Nam trong đời sống hiện nay
Từ sự động viên, khuyến khích và đáp ứng đòi hỏi của xã hội, dân ca Quan họ ở Quế Võ một mặt bảo tồn lề lối hát Quan họ cổ (như đã nêu trên), đồng thời phát triển các hình thức biểu diễn Quan họ, được gọi là Quan họ mới Về ý nghĩa, Quan họ mới là những tiết mục biểu diễn trên sân khấu lớn, trong nhà văn hóa, rạp ngoài trời nơi có sự tổ chức, chuẩn bị trước về chương trình nghệ thuật Do đó, hát Quan họ mới chủ yếu trình diễn để khán giả nghe, không có màn hát đối đáp, sáng tạo lời ca, vận thơ, thay đổi làn điệu hoặc sang giọng, chuyển giọng như Quan họ cổ Khác với Quan họ cổ, Quan họ mới ca hát có đối tượng khán, thính giả, thưởng thức
Do vậy, Quan họ mới có thể ca hát ở bất cứ thời gian nào, không gian nào Chẳng phải chỉ có các làng Quan họ ca hát mà các làng xưa kia không phải
Trang 2922 làng Quan họ cũng tham gia ca hát Quan họ Người ca hát Quan họ không chỉ quần chúng không chuyên Mà bao gồm đội ngũ ca sĩ chuyên nghiệp Dưới đây là bảng so sánh lối hát Quan họ cổ và Quan họ mới:
- Tổ chức: Bọn Quan họ nam, nữ - Nhóm, tốp nam, nữ
- Số lượng: 5 thành viên - Không quy định
- Không gian: Trong nhà, ngoài trời - Sân khấu và các nơi biểu diễn
- Thời gian: Mùa xuân, mùa thu và các
- Lối hát: Có trình tự, thủ tục - Theo tiết mục biểu diễn
- Cách hát: Không dùng nhạc đệm - Luôn sử dụng nhạc đệm
- Diễn xướng: Chỉ trong nội bộ bọn Quan họ - Diễn cho khán giả xem, nơi
đông người
-Đối tượng
hát:
Là người trong làng Quan họ - Diễn viên chuyên nghiệp,
không chuyên, các lứa tuổi Mặc dù có sự khác biệt lớn (trong bảng so sánh), Quan họ mới về bản chất là sự phát triển, tiếp nối lối diễn xướng dân gian đặc trưng của dân ca Quan họ cổ Do đó, đây là khả năng thích ứng của dân ca Quan họ trong bối cảnh mới với sự thay đổi nhanh về cảnh quan, điều kiện sinh hoạt Ví dụ: trước đây tổ chức hát Quan họ chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp trong các làng Quan họ, hội xuân, kết chạ với đặc điểm công xã nông thôn còn mang
Trang 3023 nhiều yếu tố thị tộc Mối quan hệ giữa người với người cần đến sự kết nối khăng khít để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày Khi những biến đổi về kinh tế, xã hội, văn hóa tác động như: tốc độ đô thị hóa là nguyên nhân làm phạm vi làng xóm thu hẹp, hoạt động sản xuất nông nghiệp không đóng vai trò quyết định đến cuộc sống Các phương tiện đi lại như xe máy, ô tô cùng phương tiện truyền thông: máy tính, truyền hình, mạng Internet đã thay đổi nhanh bộ mặt làng xã Tất cả dẫn đến nhu cầu hưởng thụ mới, trong đó dân ca Quan họ cổ cũng trong vòng xoáy của biến đổi xã hội Xu thế tất yếu vừa mang tính khách quan vừa hiện thực đã tạo cho lối trình diễn hát dân ca Quan họ chuyển sang hình thức, dạng, kiểu mới, phù hợp với số đông tầng lớp thị dân đang phát triển nhanh ở Bắc Ninh nói chung, huyện Quế Võ nói riêng
Rõ ràng, Quan họ cổ và Quan họ mới là cách phân biệt tương đối nhằm sáng tỏ quan điểm bảo tồn những giá trị văn hóa của giọng, hệ thống làn điệu cổ, gốc Đồng thời phát huy, thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh xã hội mới hiện nay Giữa Quan họ cổ và mới là sự đồng điệu, nhất thể hóa dân ca Quan họ, để di sản phi vật thể nhân loại này vẫn đảm bảo sự vẹn nguyên, lưu tồn mãi mãi trong đời sống hiện đại ngày hôm nay ở Quế Võ
1.3 Những giá trị văn hóa của dân ca Quan họ ở Quế Võ
Dân ca Quan họ Bắc Ninh - là nghệ thuật gắn liền với những người nông dân vùng Kinh Bắc Nghiên cứu về dân ca Quan họ, thấy nó vừa mang những đặc trưng chung của dân ca Việt Nam, lại vừa có những giá trị văn hóa mang sắc thái riêng của vùng quan họ Trong luận văn này học viên xin phác qua về giá trị hiện thực, nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị giải trí, giá trị thẩm mĩ của dân ca Quan họ như những cơ sở thiết yếu để bảo tồn và phát huy trong cuộc sông hôm nay
1.3.1 Giá trị hiện thực
Trước hết, dân ca Quan họ phản ánh những giá trị hiện thực về đời sống, sinh hoạt và lối ứng xử của người dân Kinh Bắc Trong các lời ca, vẻ
Trang 3124 đẹp của lối sống tình làng, nghĩa xóm cho thấy ngay từ giai đoạn đầu, lối hát nước nghĩa được người Quan họ coi trọng Vào đầu xuân, các bọn Quan
họ tìm đến nhau kết chạ, kết bạn, trước là thăm hỏi, sau là tăng cường giao lưu với ý nghĩa mở rộng mối quan hệ giữa các làng, tạo nên sợi dây cùng ràng buộc trong mối quan hệ gia đình: liền anh và liền chị Chính sự liên kết đó là hình ảnh đặc trưng, lan tỏa khắp đầu làng cuối xóm, củng cố cộng đồng một cách bền chặt, dân ca Quan họ đã đem đến người nghe và thấy một hiện thực có thực trong đời sống của người dân Kinh Bắc từ bao đời nay, đó là "hồn quê" của người Kinh Bắc, thông qua nó người ta thấy được những bức tranh phản ánh chân thực về cuộc sông văn hóa của người nông dân bình dị trong cả sinh hoạt đời thường đến cả thế giới tâm linh, khát vọng của người Quan họ
Mặt khác, với dân ca Quan họ nhân dân không chỉ đã phát huy giá trị
di sản trong sự tham gia, bảo tồn, thụ hưởng, mà còn là mục tiêu lớn hơn
đó là nhân dân đã nhận thấy tầm quan trọng, ý nghĩa của di sản dân ca Quan họ trong động năng, tiềm lực phát triển xã hội Đó là giá trị nhận thức nội tại, bên trong của quá trình phát triển kinh tế, xã hội huyện Quế Võ Xét
về tiêu chí, những giá trị di sản văn hóa dân ca Quan họ chính là hệ giá trị
đã được người dân nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện, trở thành động lực để phát triển kinh tế- xã hội qua nhận thức giá trị văn hóa Quan họ của người dân đã góp phần vào phát triển nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại Theo báo cáo phát triển kinh tế- xã hội huyện Quế Võ: trong năm
2017 chương trình xây dựng nông thôn mới có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới Năm 2017 phấn đấu 6 xã nằm trong kế hoạch hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới gồm Việt Hùng, Quế Tân, Bồng Lai, Đức Long, Bằng
An, Cách Bi [74, tr.3] đều có liên quan tới những giá trị văn hóa của dân ca Quan họ Để đạt chuẩn nông thôn mới, các xã phải hoàn thành 11 tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia đề ra và cả yêu cầu của bảo tồn dân
Trang 32phát triển kinh tế, xã hội của huyện Quế Võ năm 2017 nêu rõ: Chương trình bảo tồn, phát huy dân ca Quan họ gắn với cuộc vận động: “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “chung tay xây dựng nông thôn mới”, “làng ba sạch”, “đường hoa” đã đẩy nhanh tiến
độ xây dựng nông thôn mới, nhất là các xã đăng ký về đích năm 2017 Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn được cải thiện rõ rệt Các tiêu chí tiếp tục gia tăng, toàn huyện đạt 362 tiêu chí, bình quân đạt 18,1 tiêu chí/xã, tăng 1,6 tiêu chí/xã so với cùng kỳ năm 2016 [74, tr.2]
Hơn nữa, xây dựng con người mới ở Bắc Ninh nói chung, huyện Quế
Võ nói riêng, văn hóa đạo đức, nhân văn của người Quan họ đã được bảo tồn qua các thế hệ và vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống gia đình, đã góp phần hình thành nhân cách, tư tưởng, lối sống trọng tình, trọng nghĩa trong đạo đức của người Quan họ mới đây là yếu tố quyết định cho giá trị bảo tồn dân ca Quan họ hiện nay ở Quế Võ
Vì, chỉ có con người mới mang đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, tri thức mới tạo nên lợi ích kinh tế với mục tiêu dân giàu nước mạnh Do
đó, phát huy giá trị đạo đức của dân ca Quan họ đã đồng nghĩa với việc xây dựng con người mới Để những giá trị đạo đức Quan họ thấm dần vào đời sống xã hội hôm nay, nhân dân Quế Võ đã đồng hành cùng dân
ca Quan họ mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động hàng ngày nên đã tạo cho
Trang 3326 người dân Quế Võ niềm tin vào giá trị đạo đức truyền thống của người Quan họ, là cơ sở vững chắc ổn định cuộc sống, xây dựng quê hương Quế
Võ ngày càng giàu đẹp
Nhìn chung, nhiều năm qua sự phối hợp giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý trong bảo tồn - phát huy văn hóa dân ca Quan họ ở Quế Võ có nhiều thuận lợi, thống nhất, hài hòa Do đó, những giá trị văn hóa của di sản dân ca Quan họ cơ bản đã giúp cho dân ca Quan họ ở Quế Võ được phát triển phù hợp xu thế thời đại và yêu cầu của UBND tỉnh Bắc Ninh, đồng thời làm cho giá trị đó phát huy lên tầm cao mới
1.3.2 Giá trị nhận thức
Dân ca Quan họ không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần của người Kinh Bắc mà thông qua nó người ta bị cuốn hút một cách đặc biệt vào nhận thức
ra chân lý đời sống Đó là giá trị nhận thức
Dân ca Quan họ thường được diễn ra vào những dịp lễ hội Làng Đây
là dịp để nhân dân nói chung và thanh niên nam nữ nói riêng đến hội tụ với nhau thổ lộ tâm tình, trao cho nhau những cảm xúc về tình làng, nghĩa xóm, tình người với thiên nhiên, tình liền anh liền chị Đó chính là văn hóa Việt Nam thấm đẫm triết lý âm dương ngũ hành tạo nên nhận thức cao quý
về sự cố kết cộng đồng, về tình thương yêu đồng loại, về trách nhiệm cao
cả giữa liền anh với liền chị trong xã hội Đó là nhận thức về cái nhân sinh của người Quan họ, là văn hóa thẫm đẫm tình người của dân Kinh Bắc Ví như làn điệu dân ca Quan họ ‘‘mời nước mời giầu’’ có câu :
‘‘Chẳng mấy khi khách quý đến chơi nhà
Em đốt than quạt nước pha trà mời người xơi
Trà này quý lắm người ơi
Mỗi người mỗi chén cho em vui lòng ‘’
‘’Trầu này trầu tính trầu tình
Trầu loan trầu phượng trầu mình trầu ta
Trang 3427 Trầu này têm tối hôm qua
Giấu thầy giấu mẹ mang ra mời người ’’
Hôm nay, cơ chế thị trường, với bao điều rối ren, phức tạp Ta lắng nghe một làn điệu Quan họ, bỗng thấy mình lắng đọng, xôn xao như được
"liều thuốc an thần" đầy thanh thản, vơi nỗi buồn, yêu cuộc sống… ta bỗng nhận thức ra cuộc sống còn đầy "chất thơ" đáng yêu biết bao…
Thông qua dân ca Quan họ ta nhận thấy, trước hết là nhân dân Bắc Ninh đều mong ước về cuộc sống hạnh phúc, sung sướng như cõi tiên:
“ Đôi ta như thể đào nguyên,
Khi vui nước nhược, khi thìn non băng
Thâu đêm vui vẻ bóng hằng,
Chọn ngày vui tốt, sánh hằng xuống ca” (Đôi ta như thể Đào nguyên) Mặt khác, dân Quan họ mong ước được gặp bạn tình, gặp người đẹp như tiên và có những cuộc chơi vui vẻ, tao nhã, kéo dài bất tận…Do đó, những lời ca đầy những điển hình: Người ngọc, gót tiên, thơ thẩn vườn đào, xuân lan thu cúc, mẫu đơn,sắc nước hương trời, lầu tây…Hơn nữa, ta còn nhận thức thấy mong ước của dân Quan họ là luôn được may mắn về tình duyên và hạnh phúc đôi lứa Nhờ ước mơ đó mà giúp con người Quan họ
đã vượt qua bất hạnh, éo le để giữ vững niềm tin lạc quan vào tương lai Các chị hai, chị ba thường hát có những điển tích: Gieo cầu, sánh phượng,
nữ Tú tài, Kiều…
“ Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên
Phỉ nguyên sánh phượng đẹp duyên cưỡi rông”
Nói chung, dân ca Quan họ là những bài ca nói về khát vọng của nam nữ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hòa bình, thủy chung Qua đó, chúng ta nhận thức sâu sắc về lối sống ân nghĩa, ân tình và niềm tin yêu vào cuộc sống của nhân dân Quan họ
Trang 3528
1.3.3 Giá trị giáo dục
Dân ca Quan họ - vừa là một thể loại nghệ thuật - vừa là một thực thể văn hóa không chỉ hấp dẫn con người theo duy cảm và khơi gợi về sự nhận thức duy lý mà còn tác động tới tình cảm của con người về cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái thấp hèn và giúp con người hiểu thấu về cuộc sống, về triết lý nhân sinh Vì vậy, dân ca Quan họ đã mang trong mình đậm giá trị giáo dục Thông qua dân ca Quan họ con người được tiếp nhận về lòng yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước và tinh thần tự hào dân tộc, cố kết cộng đồng trong sự nghiệp "chống thiên tai địch họa"
"chống ngoại xâm" để hướng tới "tình làng nghĩa xóm", "lá lành đùm lá rách", "chín bỏ làm mười", "nhiễu điều phủ lấy giá gương", trong văn hóa Làng vùng Châu thổ Sông hồng
Giá trị đạo đức của dân ca Quan họ, bao trùm hơn cả là mối quan hệ đạo đức trong 213 làn điệu, lời ca Quan họ phát huy vẻ đẹp khi nhắc đến con người, mượn cảnh để nói người, mượn thiên nhiên để nhắc đến tình người Tất cả đều mang tính ẩn dụ có tính giáo dục sâu sắc, ở ý nghĩa lớn hơn, dân ca Quan họ tìm đến giá trị cốt lõi, nuôi dưỡng ý chí làm người sống ở trên đời cần làm những điều tốt đẹp, đem lại lợi ích cho cộng đồng làng xóm, gia đình, người thân
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nguồn lực con người luôn đóng vai trò trung tâm, then chốt Bởi chính con người là chủ thể mọi hình thái lao động, sử dụng hiểu biết, tri thức vận hành máy móc, khoa học công nghệ biến đổi thế giới phục vụ cho lợi ích của con người Giá trị đạo đức của dân ca Quan họ trước hết do người dân Bắc Ninh gìn giữ, phát huy trong suốt quá trình lịch sử Ngay từ giai đoạn đầu, những nội dung đạo đức, nhân văn luôn ẩn hiện trong tiếng hát lời ca, phản ánh lối ứng xử đạo đức trong cuộc sống của người Quan họ, đồng thời hát Quan họ là cách giải tỏa tinh thần, tạo mối quan hệ gắn bó, khăng khít giữa người với người Giá
Trang 3629 trị đạo đức chính là nguồn khởi phát hình thành hệ giá trị văn hóa Quan họ vượt qua mọi thời gian, biến thiên của lịch sử
Vì vậy, cảm hứng chỉ đạo trong dân ca Quan họ là tình cảm, tình yêu lứa đôi Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài, còn có cái được biểu hiện là tình người nói chung Lời ca Quan họ là những lời khuyên sống sao cho đúng đạo làm người, là những mong ước về cuộc sống hòa thuận, , thủy chung Những điều đó được người Quan họ thể hiện kín đáo qua các hình tượng khái quát như: tri ân, kim lan, sắt cầm,tao khang, trúc mai,tấn tần…và đề cao lối sống tình nghĩa giữa người với người Do đó, khi nói tới dân ca Quan họ Bắc Ninh là nói tới giá trị giáo dục của nó
1.3.4 Giá trị giải trí
Người Kinh Bắc để thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của mình, đã sáng tạo ra nhiều cách giải trí theo hình thức cá nhân và tập thể Một trong những hình thức tập thể đó là dân ca Quan họ Dân ca Quan Họ, thủa ban đầu, sinh ra chủ yếu để giải trí vào những dịp nông nhàn, xuân thu nhị kỳ Giá trị giải trí của dân ca Quan họ không bằng những trò chơi, trò nhại, trò
hề, trò múa… mà chủ yếu bằng hát Họ hát dể giải tỏa những ngày tháng vất vả trên đồng, để giải tỏa những niềm vui, nỗi buồn dồn nén trong lòng khi những người ruột thịt lâu ngày gặp nhau, gặp để thổ lộ, giãi bày tâm tư, tình cảm cho nhau nghe, cho nhau biết để cùng chia sẻ về mặt tinh thần Vào dịp lễ hội không có niềm vui giải trí nào bằng hội Quan họ Ở đấy vui cảnh vui người, vui từ trong nhà vui ra ngoài ngõ, vui từ lòng mình vui tới lòng bạn, vui gặp nhau rồi vui hẹn gặp lại, vui đến bất chợt rồi vui bâng khuâng thương nhớ, đợi chờ Giá trị ở Quan họ Bắc Ninh là giải trí của người có văn hóa cao
Giá trị giải trí của dân ca Quan họ trước hết là tạo nên niềm vui, chỉ qua câu hát của bọn liền anh, liền chị đã thu hút mọi người đến xem, đánh giá, bình phẩm, đồng thời học hỏi lối hát hay, lời ca đẹp, giàu ý nghĩa ở
Trang 3730 múc độ cao hơn, giá trị giải trí của dân ca Quan họ trở thành lối thưởng thức văn hóa Quan họ, từ rót nước, mời trầu, đến đón khách, tiễn khách được người Quan họ thể hiện bằng câu hát Giá trị giải trí Quan họ ẩn trong
lề lối sinh hoạt, cách ăn nói, câu chào hỏi tất cả đều thấm đẫm nhu cầu được sống, được hưởng thụ loại hình nghệ thuật, đòi hỏi sức sáng tạo liên tục Trong hội làng, hội xuân, với nhu cầu giải trí, các bọn Quan họ gặp nhau kéo đến một địa điểm để được hát, được gặp gỡ, tâm tình, giao duyên Tất cả đều mở ra một không gian không giới hạn thời gian, do đó người
Quan họ dùng từ Canh hát, một khái niệm mang tính tương đối, còn người
hát với nhau cứ để câu ca lắng đọng cái tình, cái nghĩa mà người Quan họ nén lại trong lòng, theo mãi suốt cuộc đời Giá trị giải trí dân ca Quan họ ở mức độ nhất định đã vượt qua những biến đổi của thời gian, trở thành mối quan hệ bền vững, gắn bó khăng khít giữa người với người
1.3.5 Giá trị thẩm mĩ
Dân ca Quan họ - có thể nói là nghệ thuật tổng hợp, mang vẻ đẹp hình thể con người, nét đẹp về trang phục liền chị: Áo mớ ba, mớ bẩy, yếm đào,
áo cánh muôn sắc, rồi nón quai thao, khăn mỏ quạ, thắt lưng đeo xà tích…
và trang phục liền anh: Áo dài năm thân, quần trắng rộng kiểu chân quê, khăn nhiễu đội đầu, ô đen… đầu xuân vào hội gặp nhau mặt hoa da phấn, mắt sáng môi hồng, ăn nói dịu dàng, chào nhau lịch sự bên hàng cờ ngũ sắc, cây nêu, cây đu, trong dòng người "như nêm" Cái thẩm mĩ ấy vừa của thiên nhiên lại vừa của con người hòa quyện vào nhau thành cái đẹp của Xuân, của Thu, của đời rất đặc biệt
Mặt khác, cái đẹp, cái thẩm mĩ của dân ca Quan họ còn ở các làn điệu
vô cùng phong phú: La rằng, Đường bạn kim loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la hời, Tình tang, Cái hời cái ả, Lên núi xuống sông… Qua hát thờ, hát hội, hát thi, hát canh với những hình thức : lề lối, giọng vặt, giã bạn
Đặc biệt hơn, cái thẩm mĩ của dân ca Quan họ luôn luôn được thể hiện ở
Trang 38Nẩy- là âm thanh được bật ra độ nẩy ở dây thanh, đây là kỹ thuật xử lý
về cái đẹp âm thanh của người hát
Đó là hát mà không phải là hát mà chính là lòng mình với lòng ta chan hòa vào nhau Cùng với giá trị thẩm mĩ từ vóc dáng đến lời ca, dân ca Quan
họ còn thể hiện cái thẩm mĩ ở cách têm trầu, mời trầu… tức là cái đẹp của văn hóa ăn trầu vùng Quan họ Kinh Bắc: Miếng trầu cánh phượng ngọt ngào, cau non tiện chũm, lòng đào trao tay Quan họ nam mời trầu quan họ
nữ, rồi hát với nhau những lời ướm hỏi vô cùng tha thiết, lịch sự, văn minh của văn hóa lễ nghĩa trên vùng đất văn hiến…
Tóm lại, dân ca Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại đồng nghĩa đã thành trách nhiệm của mỗi người dân Kinh Bắc trong quá trình Bảo tồn - phát huy để dân ca Quan họ trở thành các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của nhân dân Với sự đa dạng thành phần xã hội ở Bắc Ninh hiện nay như tầng lớp thị dân sinh sống tại thành phố, thị trấn, nông dân
Trang 3932 trong thôn, xã, làng quê cần được nhận thức những giá trị của dân ca Quan
họ và phải có những biện pháp, giải pháp mới phù hợp với đời sống xã hội hiện đại, trong đó, giáo dục là một biện pháp hiệu quả, đặc biệt đối với thế
hệ trẻ Bằng nhiều cách như giáo dục trong gia đình, làng xóm, trong nhà trường và ra ngoài xã hội với cách hiểu dân ca Quan họ là sản phẩm văn hóa, tinh thần của chính người dân Bắc Ninh sáng tạo nên sẽ là động lực thúc đẩy lòng tự hào quê hương
Tiểu kết
Dân ca Quan họ, lối hát dân gian của người vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang) được truyền từ bao đời nay Sau khi nghệ thuật Quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại năm
2009, dân ca Quan họ nhanh chóng được các quốc gia trên thế giới biết đến Về khái niệm, dân ca được nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc học, văn hóa học đưa ra nhằm khẳng định chủ thể dân ca là người Việt sớm tạo lập cuộc sống khắp các vùng, miền trên đất nước Việt Nam Tại Kinh Bắc, dân
ca Quan họ được giải nghĩa với nhiều ý kiến khác nhau, tuy vậy dân ca Quan họ phản ánh thời kỳ tục kết chạ giữa các làng nhằm liên thủ cộng đồng nhận được nhiều sự đồng thuận Đến nay, sự phát triển dân ca Quan
họ tạo nên hai hình thức diễn xướng là: dân ca Quan họ cổ và mới Điều này đòi hỏi các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã, thị trấn cần xác định
cụ thể hơn nữa Qua đó, khái niệm quản lý văn hóa và quản lý nhà nước về văn hóa được dẫn giải tỉ mỉ, chi tiết qua quan điểm: quyền lực của nhà
nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội
Để xác định rõ địa điểm nghiên cứu, chương 1 trình bày khái quát huyện Quế Võ và dân ca Quan họ với hai hình thức: hát Quan họ cổ và Quan họ mới Những đặc điểm trong 2 lối hát cổ và mới được trình bày rõ ràng, mạch lạc những ảnh hưởng, tác động của xã hội hiện đại đòi hỏi dân
Trang 4033
ca Quan họ thích ứng nhanh hơn Qua đó tạo nên sức hấp dẫn, thu hút tất cả mọi người, không phân biệt già, trẻ, lớn, bé Ở chương 1 còn nêu những giá trị văn hóa của dân ca Quan họ để bảo tồn và phát huy loại hình hát dân gian đặc sắc vùng Kinh bắc mang giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhân loại được UNESCO công nhận trên vùng đất Quế Võ anh hùng