1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hệ thống cây trồng tại xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

45 770 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 90,41 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN NGUYỀN THỊ CHUYỀN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TẠI XÃ VIỆT THỐNG, HUYỆN QUÉ VÕ, TỈNH BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp Người hướng dẫn khoa học TS. DƯƠNG TIẾN VIỆN HÀ NỘI – 2013 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu săc tới Thầy giáo - Tiến sĩ Dương Tiến Viện, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện khóa luận. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy (Cô) giáo trong tổ Kỹ thuật nông nghiệp, khoa sinh - KTNN, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 và các cán bộ của xã Việt Thống, phòng nông nghiệp huyện Quế Võ đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành bản khóa luận. Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài chắc không tránh khỏi những thiếu sót, vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy (Cô) giáo và các bạn sinh viên để đề tài này càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Chuyền Khóa luận này được hoàn thành bởi sự cố gắng, nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu của bản thân cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy Dương Tiến Viện cũng như các thầy cô giáo trong tổ Kỹ thuật nông nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bài khóa luận này, tôi đã tham khảo một số tài liệu như đã nêu ở mục tài liệu tham khảo Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với kết quả của tác giả khác. Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Chuyền LỜI CẢM ƠN BQLT : Bình quân lương thực cs : Cộng sự HTNN : Hệ ứiống nông nghiệp HTCT : Hệ thống cây trồng HTTT : Hệ thống trồng trọt HST : Hệ sinh thái HSTNN : Hệ sinh thái nông nghiệp LT : Lương thực KH : Ký hiệu NXB : Nhà xuất bản NSTB : Năng suất trung bình Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tự nhiên của xã Việt Thống năm LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng và hình MỞ ĐẦU 1. 2. 3. MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài 4. Để theo kịp nhịp độ phát triển chung của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, tạo bước tiến cao hơn trên con đường xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam phải bằng mọi cách thúc đẩy nền kinh tế quốc dân, đó là thực hiện sự nghiệp “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá” nông thôn trên phạm vi cả nước. Hiện nay, quỹ đất nông nghiệp ngày càng suy giảm do việc chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển kinh tế. Do vậy, thâm canh tăng vụ đi đôi với việc bố trí lại hệ thống cây trồng, nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên, cho hiệu quả cao là một vấn đề cấp thiết. 5. Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng, đánh giá tiềm năng đất đai, xem xét mức độ thích hợp của các loại hệ thống cây trồng và tình hình sử dụng đất làm cơ sở cho việc đề xuất một số hướng sản xuất hợp lý là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của Quốc gia cũng như từng địa phương. Trong những năm gần đây, chúng ta đã triển khai nhiều hệ thống cây trồng trên các vùng đất khác nhau và đã mang lại một số hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. 6. Việt Thống là một xã nằm phía Bắc của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, bao gồm 5 thôn với diện tích tự nhiên là 542,4 ha, có dân số 6.067 người trong đó thôn đông nhất là thôn Việt Vân với khoảng 2.041 dân tiếp sau đó là Thống Hạ, Thống Thượng, Yên Ngô và Việt Hưng. 7. Việt Thống là một xã thuần nông, thu nhập chủ yếu dựa vào các loại nông phẩm và chăn nuôi nhỏ. Tuy vậy, hệ thống cây trồng ở các nông hộ nhìn chung còn tự phát, chưa hợp lý thiếu kỹ thuật canh tác, ít đầu tư thâm canh chủ yếu là bóc lột đất, nên đất đai bạc màu nhanh, năng suất các loại cây trồng nhìn chung còn thấp so với tiềm năng. Mặt khác, xã nằm ven sông nên có một phần đất ngoài đê là đất phù xa cần được tận dụng triệt để. 5 8. Do vậy, để phát triển nền kinh tế xã Việt Thống, phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bằng cách nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng để đưa ra hệ thống cây trồng phù hợp. Đưa các giống mới có giá trị cao vào sản xuất và kỹ thuật trồng trọt hợp lý. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hệ thống cây trồng tại xã Việt Thống, huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh” 2. Mục đích của đề tài 9. Thông qua kết quả đánh giá hiện trạng các nguồn tài nguyên khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và hệ thống cây trồng để xác định và đề xuất phát triển hệ thống cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. 3. Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu các điều kiên tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Việt Thống liên quan đến hệ thống cây trồng. - Đánh giá hiện trạng của một số giống cây trồng chính. - Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng chính. - Đề xuất một số hướng sản xuất góp phần hoàn thiện hệ thống cây 10. trồng. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung vào phương pháp luận trong việc nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, biện pháp kỹ thuật và các công thức luân canh cây trồng. Ngoài ra còn giúp định hướng việc sử dụng họp lý tài nguyên đất, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác theo quan điểm sinh thái và nông nghiệp bền vững cũng như tận dụng tối ưu nguồn nhân lực của địa phương. 6 - Việc xác định, đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật cho hệ thống trồng trọt ở xã Việt Thống là một trong những cơ sở quan trọng trong việc xác định và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, các cơ cấu luân canh cây trồng họp lý và bền vững ở các huyện khác của huyện Quế Võ, cũng như tỉnh Bắc Ninh và các vùng khác có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương tự trong cả nước. 11. b. Ý nghĩa thực tiễn - Việc thực hiện đề tài góp phần nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất của người dân. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội cho xã Việt Thống, huyện Quế Yõ, tỉnh Bắc Ninh. 12. Đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm an toàn ngày càng cao của nhân dân trong vùng cũng như góp phần cung cấp cho các đô thị xung quanh đồng thời tạo nên một vùng hàng hoá xuất khẩu. 13. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN cứu 1.1. Cff sở khoa học của đề tài 1.1.1. Quan điểm về hệ thống 14. Lý thuyết hệ thống đã được ứng dụng rất rộng rãi trong công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực khác khác nhau. 15. Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. hệ thống không phải là phép cộng đơn giản của các yếu tố, các đối tượng mà là sự kết họp hữu cơ giữa các yếu tố, các đối tượng. Mỗi hệ thống bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hợp thành, đến lượt mình, nó lại là bộ phận cấu thành của hệ thống lớn hơn [7]. 16. Các yếu tố bên ngoài hệ thống nhưng có tác động tương tác với hệ thống gọi là yếu tố môi trường. Những yếu tố môi trường tác động lên hệ 7 thống gọi là yếu tố đầu vào, những yếu tố môi trường chịu sự tác động trở lại của hệ thống gọi là yếu tố đầu ra. 17. Theo Hoàng Tụy, 1987 [15], phép biến đổi của hệ thống là khả năng thực tế khách quan của hệ thống trong việc biến đổi đầu vào thành đầu ra. Thực trạng của hệ thống là khả năng kết họp giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống tại một thời điểm nhất định. Mục tiêu là trạng thái mà hệ thống mong muốn và cần đạt tới. Hành vi của hệ thống là tập họp các đầu ra của hệ thốn có được trên cơ sở các giải pháp thích hợp đem lại hiệu quả cao cho cả hệ thống. Cơ cấu của hệ thống bao gồm sự sắp xếp các phần tò, các yếu tố trong hệ thống cùng các mối quan hệ tác động và ràng buộc giữa chúng. 18. Hiện nay nghiên cứu hệ thống có hai phương pháp cơ bản: 19. -Nghiên cứu hoàn thiện hoặc cải tiến một hệ thống đã có sẵn. Thông qua phương pháp phân tích hệ thống nhằm tìm ra điểm hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống cần sửa chữa, khai thông để hệ thống hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. - Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới, phương pháp này mang tính chất vĩ mô đòi hỏi có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng. 1.1.2. Cơ sở lý luận về hệ thống nông nghiệp 20. Ngày nay khái niệm về HTNN không còn mới mẻ với rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên khái niệm về HTNN có thể nhìn từ nhiều góc độ khác nhau và sự áp dụng vào nghiên cứu phát triển nông thôn cũng khác nhau ở mỗi nước. Theo Phạm Trí Thành và cs, 1996 [12] đến nay đã có một số định nghĩa về hệ thống nông nghiệp như sau: 21. HTNN là sự biểu hiện không gian của sự phối họp các nghành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện sự tác động qua lại giữa hệ thống sinh học- sinh thái mà môi trường tự 8 nhiên là đại diện và hệ thống xã hội-văn hóa qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật (Vissac, 1979). 22. HTNN trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm đó (Mozoyer, 1986). 23. HTNN thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của không gian nhất định do một xa hội tiến hành, là kết quả của sự phối họp các nhân tố tự nhiên, xã hội - văn hóa, kinh tế và kỹ thuật (Touve, 1988). 24. Theo Đào Thế Tuấn, 1989 [13] HTNN về thực chất là sự thống nhất của 2 hệ thống: (1) HTNN là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các vật sống ( cây trồng, vật nuôi), trao đôi năng lượng, vật chất và thông tin với ngoại cảnh, tạo nên năng suất sơ cấp (trồng trọt) và thứ cấp(chăn nuôi) của hệ sinh thái;(2) Hệ kinh tế - xã hội, chủ yếu là hoạt động của con người trong sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội. 1.1.3. Cơ sở lý luận về hệ thống cây trồng 25. Hiện nay, có nhiều khái niệm về hệ thống cây trồng: 26. HTCT là thành phần các giống và loài cây được bố trí trong không gian và thời gian trong mọi hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội (Đào Thế Tuấn 1984) [14]. 27. HTCT là hình thức đa canh bao gồm: trồng xen, trồng gối, trồng luân canh, trồng thành băng, canh tác hỗn họp, vườn hỗn họp các loại cây. HTCT hay công thức luân canh là tổ họp trong không gian và thời gian của các cây trồng trên một mảnh đất và các biện pháp canh tác để sản xuất chúng (Zandazardatra). 9 28. Như vậy, HTCT là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng được bố trí họp lý trong không gian và thời gian tức là mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ khác nhau trên một mảnh đất, trong một hệ sinh thái. Vì vậy, nghiên cứu HTCT là nghiên cứu: công thức luân canh và hình thức đa canh, cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ cây trồng nhất định, kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống canh tác đó. 29. Cơ sở năng suất của một HTCT là sự tăng trưởng của cây trồng nó phụ thuộc vào môi trường vật lý, hóa học và kỹ thuật quản lý chăm sóc của con người. Để xây xựng HTCT họp trước hết phải tìm hiểu mối quan hệ của cây trồng với môi trường tự nhiên của nó. Từ đó, sắp xếp cây trồng theo không gian, thời gian cũng như các biện pháp chăm sóc cho phù hợp với môi trường tự nhiên. Vì vậy việc nghiên cứu HTCT trong hệ thống canh tác là tìm ra các hình thức trồng trọt có hiệu quả cao nhất. Đồng thời xem xét mối quan hệ tác động qua lại giữa cây trồng với cây trồng, cây trồng và đất đai, cây trồng với vật nuôi, cũng như tác động qua lại giữa cây trồng với các hoạt động ngành nghề khác trong mỗi địa phương. 1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng 30. Theo Phạm Chí Thành (1991) [12] thì HTCT chịu sự chi phối bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và các điều kiện của nông hộ như đất, lao động, vốn và kỹ năng sản xuất cụ thể bao gồm các yếu tố sau: 1.2.1. Nhiệt độ 31. Nhiệt độ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sinh trưởng, phát triển, phân bố của sinh vật, trong đó có cây trồng. Từng loại cây, giống cây, các bộ phận của cây, các quá trình sinh lý của cây, sẽ phát triển thích hợp và chỉ an toàn ở nhiệt độ nhất định. Cây ưa nóng là những cây sinh trưởng và ra hoa kết quả tốt ở nhiệt độ trên 20°c, cây ưa lạnh là những cây sinh trưởng và ra hoa kết 1 0 [...]... 7 • 72 NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của xã Việt Thống - Hệ thống cây trồng trên địa bàn xã Việt Thống 2.2 Nội dung nghiền cứu - Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến hệ thống cây trồng - Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng trên địa bàn xã Việt Thống - Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật góp phần phát triển hệ thống cây trồng ở xã Việt Thống -... Xuân, huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh + Phía Đông giáp với xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ, tinh Bắc Ninh + Phía Tây giáp với xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (ranh giới tự nhiên sông cầu) 3.1.1.2 79 Điều kiện thời tiết và khỉ hậu Xã Việt Thống nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt Hàng năm có 2 mùa 2 1 gió chính: gió mùa Đông Bắc và... tạo cho Việt Thống những lợi thế trong phát triển nông nghiệp và giao thông đường thủy Xã Việt Thống có 5 thôn: Việt Yân, Việt Hưng, Yên Ngô, Thống Thượng và Thống Hạ Trong đó, thôn đông dân nhất là Việt Vân có 2.041 người 76 về địa giới hành chính, xã Việt Thống giáp ranh với: 77 + Phía Bắc giáp xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (ranh giới tự nhiên sông Cầu) 78 + Phía Nam giáp với xã Đại... đi sâu nghiên cứu toàn bộ hệ thống cây trồng trên đất lúa theo hướng lấy cây lúa làm nền, tăng cường phát triển các loại cây hoa màu, chế độ xen canh, gối vụ ngày càng được chú ý nghiên cứu Ở châu Á hình thành “Mạng 1 5 lưới hệ canh tác châu Á”- một tổ chức họp tác nghiên cứu giữa Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) với nhiều quốc gia trong vùng, nhằm giải quyết 3 vấn đề: 54 + Tăng vụ bằng trồng cây ngắn... điều tra nghiên cứu và đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng, Tạ Minh Sơn và cộng sự (1996) đã khẳng định hệ thống canh tác 3 - 4 vụ/năm bằng các loại rau cao cấp đạt giá trị kinh tế cao nhất (trên 60 triệu đồng/ha/năm) Những hệ thống cây trồng cho giá trị thu nhập cao phổ biến hiện nay là: chuyên màu, đất 2 màu 1 lúa, hoặc đất 2 lúa 1 màu) [10] 68 Nghiên cứu của... học - công nghệ thông qua nghiên cứu, nhằm thiết lập ngay trên đồng ruộng của người nông dân, những mô hình chuyển đổi cây trồng có hiệu quả và chuyển giao kĩ thuật thích ứng cho nông dân Như vậy, hệ HTCT được hình thành từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể 1.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giói và Việt Nam 1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 52 Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thay... lượng cây trồng hơn là quyết định đến tính thích ứng, Tuy vậy trong các loại cây trồng cũng có những cây ưa trồng trên nhứng loại đất có hàm lượng dinh dưỡng cao và cũng có cây chịu được những loại đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, đất chua, mặn, có độ độc Vì vậy, tùy vào thuộc tính chất của từng loại đất mà con người bố trí cây trồng cho họp lý 1.2.4 36 Cây trồng Cây trồng là thành phần trung tâm của hệ. .. trung nghiên cứu cải tiến các hệ thống canh tác bằng cách đưa thêm và thay thế một số cây trồng mới vào hệ thống canh tác cũ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển mô hình nông, lâm, ngư kết họp nhằn nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phẩm cũng như đa dạng về chủng loại để phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội đồng thời nâng cao thu nhập cho người nông dân 1.3.2 61 Tình hình nghiên cứu ở Việt. .. xuân bỏ hoá ở một số tinh phía Bắc đã rút ra kết luận: Hệ thống lúa mùa - ngô xuân (với các giống ngô mới, năng suất cao) là hệ thống cây trồng mới trong những năm gần đây nhưng thực sự có hiệu quả trong kinh tế nông nghiệp Ngoài sản lượng lúa Mùa có phần tăng lên nhờ thay đổi cơ cấu cây trồng thì hệ thống này làm tăng thêm sản lượng ngô 30-40 tạ/ha Yấn đề đặt ra đối với hệ thống này là chọn thời vụ thích... cây màu chủ yếu là cây họ đậu, các loại rau, ngô 58 Trong nhiều nghiên cứu sử dụng khai thác họp lý đất dốc ở Thái Lan thì việc trồng cây họ đậu thành băng theo đường đồng mức góp phần hạn chế chống xói mòn rất hiệu quả Hệ thống trồng xen cây họ đậu với cây lương thực trên đất dốc ngoài việc làm tăng năng suất cây trồng thì đất còn được cải tạo nhờ được tăng cường thêm chất hữu cơ tại chỗ và tăng nguồn . kinh tế- xã hội đến hệ thống cây trồng. - Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng trên địa bàn xã Việt Thống. - Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật góp phần phát triển hệ thống cây trồng ở xã Việt Thống. -. lý. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu hệ thống cây trồng tại xã Việt Thống, huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh 2. Mục đích của đề tài 9. Thông qua kết quả. PHƯƠNG PHÁP 71. • 7 • 72. NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của xã Việt Thống - Hệ thống cây trồng trên địa bàn xã Việt Thống 2.2. Nội dung nghiền cứu - Ảnh hưởng

Ngày đăng: 13/07/2015, 09:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Cúc, Đặng Ngọc Lợi (2007) Giáo trình quản lỷ kinh tế, Nxb Lý luận, Chinh trị, trang 62-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lỷ kinh tế
Nhà XB: Nxb Lýluận
2. Bùi Huy Đáp (1977), Cơ sở khoa học của vụ đông, Nxb khoa hoc kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của vụ đông
Tác giả: Bùi Huy Đáp
Nhà XB: Nxb khoa hoc kỹthuật
Năm: 1977
3. Bùi Huy Đáp (1979), Cơ sở khoa học của vụ đông, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của vụ đông
Tác giả: Bùi Huy Đáp
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1979
5. Bùi Huy Đáp (1993), về cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, Nxb nông nghiệp 6. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa Nông nghiệp và nông thôn ở cácnước châu Á và Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa Nông nghiệp và nông thôn ở các
Tác giả: Bùi Huy Đáp (1993), về cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, Nxb nông nghiệp 6. Nguyễn Điền
Nhà XB: Nxb nông nghiệp6. "Nguyễn Điền (1997)
Năm: 1997
7. Cao Liêm, Trần Đức Viên (1990), Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệmôi trường
Tác giả: Cao Liêm, Trần Đức Viên
Nhà XB: Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội
Năm: 1990
8. Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền, Phùng Đặng Trinh (1987), Canh tác học, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Canh tác học
Tác giả: Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền, Phùng Đặng Trinh
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 1987
10. Tạ Minh Sơn (1996), “Điều tra đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng”, Tạp chỉ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số 2/1996, tr. 59- 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá hệ thống cây trồng trên cácnhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng”, "Tạp chỉ nông nghiệp vàcông nghiệp thực phẩm
Tác giả: Tạ Minh Sơn
Năm: 1996
4. Bùi Huy Đáp (1985), Văn minh lúa nước và nghề trồng lúa ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác
9. Phạm Bình Quyền, Trần Đức Viên (1992), ‘về phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam’ Tạp trí hoạt động khoa học trang 10 - 13 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w