Trong giai đoạn Quảng Ninh từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đình Phong Cốc - một trong những điểm du lịch của thị xã Quảng Yên cần phải thực hiện các giái pháp nân
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THỊ GIANG
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐÌNH PHONG CỐC, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 5 (2016 - 2018)
Hà Nội, 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THỊ GIANG
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐÌNH PHONG CỐC, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài "Quản lý di tích đình Phong Cốc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh" là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Cần Những nội dung trình bày trong luận văn đảm bảo tính trung thực, chưa công bố ở bất kỳ đâu và không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố Một số thông tin, số liệu sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác tôi đều trích dẫn rõ ràng tại phần tài liệu tham khảo và phụ lục trong luận văn
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Giang
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
VH&TT Văn hóa và Thể thao
VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DI TÍCH ĐÌNH PHONG CỐC 9
1.1 Một số khái niệm cơ bản 9
1.1.1 Di sản văn hóa 9
1.1.2 Di tích, di tích lịch sử - văn hóa 9
1.1.3 Quản lý, quản lý nhà nước 11
1.1.4 Quản lý nhà nước về văn hóa 12
1.1.5 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa 13
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa 14
1.3 Hệ thống văn bản quản lý 15
1.3.1 Văn bản của Trung ương 15
1.3.2 Văn bản của tỉnh Quảng Ninh 19
1.3.3 Văn bản của thị xã Quảng Yên và phường Phong Cốc 20
1.4 Khái quát về di tích đình Phong Cốc 20
1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20
1.4.2 Đặc điểm đình Phong Cốc 24
1.4.3 Lễ hội đình Phong Cốc 29
1.4.4 Giá trị di tích đình Phong Cốc 30
1.5 Vai trò của quản lý di tích đình Phong Cốc đối với đời sống văn hóa của địa phương 33
Tiểu kết 33
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DI TÍCH ĐÌNH PHONG CỐC 35
2.1 Chủ thể quản lý - chức năng, nhiệm vụ 35
2.1.1 Chủ thể nhà nước 35
2.1.2 Chủ thể cộng đồng 43
Trang 62.2 Cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng trong
hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Phong Cốc 49
2.2.1 Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước 49
2.2.2 Cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng 49
2.3 Thực trạng quản lý đình Phong Cốc 50
2.3.1 Quản lý các nguồn lực 50
2.3.2 Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích 61
2.3.3 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 70
2.3.4 Đánh giá chung 73
Tiểu kết 78
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐÌNH PHONG CỐC 80
3.1 Những vấn đề đặt ra về quản lý di tích đình Phong Cốc 80
3.1.1 Cơ hội và thách thức 80
3.1.2 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di tích 82
3.1.3 Vấn đề xã hội hóa cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích 84
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích đình Phong Cốc 86
3.2.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách 86
3.2.2 Quản lý di tích gắn với phát triển du lịch ở địa phương 92
3.2.3 Tăng cường các nguồn lực 94
3.2.4 Bảo tồn và phát huy giá trị di tích 101
3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại di tích 105
Tiểu kết 106
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 117
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng di sản văn hoá của dân tộc, di tích lịch sử - văn hóa là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn dân tộc, về truyền thống yêu nước, về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại
Di tích lịch sử - văn hóa bao gồm di tích khảo cổ, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và di tích kiến trúc - nghệ thuật Trong các loại hình
di tích trên, di tích kiến trúc - nghệ thuật không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học mà còn mang giá trị thẩm mỹ, đem lại lợi ích trên phương diện kinh tế, đặc biệt kinh tế du lịch
Do những biến động của lịch sử, sự tác động của yếu tố tự nhiên và con ngườinên qua một thời gian dài đã làm xuống cấp, ảnh hưởng đến sự tồn tại của những di tích kiến trúc - nghệ thuật Với đặc trưng và giá trị của loại hình di tích này thì việc bảo tồn và phát huy chúng là hết sức cần thiết, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế, con người coi trọng những giá trị truyền thống và cái đẹp
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 609 di tích nhưng chỉ có 17 di tích được xếp vào loại hình kiến trúc - nghệ thuật [31; tr.67] Có 3 ngôi đình cổ được xếp hạng di tích cấp quốc gia và trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng, trong đó có đình Phong Cốc của thị xã Quảng Yên
Di tích đình Phong Cốc được khởi dựng vào thời Hậu Lê, trải qua nhiều đợt trùng tu, sửa chữa nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn các yếu tố gốc cấu thành, có giá trị tiêu biểu về kiến trúc - nghệ thuật Đình còn bảo lưu được nhiều mảng chạm khắc mang phong cách nghệ thuật thời Lê, thời Nguyễn với đường nét tinh tế, hình tượng phong phú, bố cục phóng khoáng, có chiều sâu cả về không gian, màu sắc lẫn nội dung tạo thành những bức tranh sống động
Trang 8Dự án tu bổ đình Phong Cốc được Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia, nhờ
đó di tích được bảo tồn Tuổi thọ của di tích được kéo dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khai thác, phát huy giá trị của di tích Tuy nhiên,
Dự án mới chỉ quan tâm trên khía cạnh tu bổ giữ gìn yếu tố gốc mà chưa có
sự quan tâm lớn đến khía cạnh tôn tạo và phát triển cho phù hợp với yêu cầu hiện nay, tìm hiểu yêu cầu trong tương lai và đáp ứng yêu cầu đó Cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế, hướng dẫn viên chuyên nghiệp tại điểm di tích chưa có… Trong giai đoạn Quảng Ninh từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đình Phong Cốc - một trong những điểm du lịch của thị xã Quảng Yên cần phải thực hiện các giái pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát huy tốt giá trị của di tích, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa tỉnh Quảng Ninh Là cán bộ quản lý di tích của tỉnh Quảng Ninh, tác giả chọn đề tài
“Quản lý di tích đình Phong Cốc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”
làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản lý Văn hóa
Toàn Thắng đăng trên Tạp chí Di sản văn hóa Bài viết đưa ra quan điểm di
sản văn hóa là tài sản văn hóa vô giá của dân tộc đòi hỏi các quốc gia phải
xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với quá trình tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội; khai thác giá trị văn hóa truyền thống trên cơ sở đảm bảo gắn kết với đời sống hiện đại; bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc gắn bó chặt chẽ song hành
Trang 9với mở rộng văn hóa ra thế giới Bài viết phân tích những vấn đề trên tại một số nước điển hình như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc [36];
“Đào tạo những nhà bảo tồn chuyên nghiệp”, bài viết của
GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính đăng trên Tạp chí Di sản văn hóa Bài viết
nêu thực trạng công tác bảo tồn di tích hiện nay bộc lộ những non yếu và nhu cầu đào tạo những nhà bảo tồn chuyên nghiệp càng trở nên bức bách từ
đó đưa ra quan điểm những nhà bảo tồn di tích trước tiên phải là những nhà khảo cổ, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà vật lý, nhà hóa học và họ được đào tạo để thích ứng và chuyên sâu hóa lĩnh vực bảo tồn di tích từ đó đưa ra phương pháp trọng tâm của đào tạo về bảo tồn di sản văn hóa [20];
“Cộng đồng với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa”, bài
viết của TS Nguyễn Thị Phương Thảo đăng trên Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật Bài viết đề cập đến vai trò của cộng đồng đối với việc bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa [38];
Những công trình nghiên cứu trên giải đáp một số vấn đề về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật; một số công trình đưa ra quan điểm, thực trạng, giải pháp nâng cao công tác quản lý di tích trên một số mặt, phương diện
2.2 Một số công trình, bài viết của địa phương về di tích, lễ hội và quản lý di tích, lễ hội
Văn hóa Yên Hưng lịch sử hình thành và phát triển của Lê Đồng Sơn
(2008), viết về lịch sử hình thành và phát triển huyện Yên Hưng (nay là thị
xã Quảng Yên), trong đó đề cập tới sự hình thành và phát triển của các di tích, lễ hội trên địa bàn thị xã Quảng Yên [34];
Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích Chùa Mỹ Cụ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của Nguyễn Thị Hạnh
(2016), được bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW Luận văn
Trang 10đề cập tới thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị chùa Mỹ Cụ và từ đó đề ra giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích [16];
Quản lý di tích lịch sử chiến khu Đông Triều, Luận văn tốt nghiệp
Thạc sỹ của Vũ Hương Lan (2016), được bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW Luận văn phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử chiến khu Đông Triều và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với di tích [21];
Lễ hội Tiên Công, những biến đổi văn hóa và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị, Luận văn thạc sỹ Quản lý văn hóa của tác giả Lê Biên Thùy (2016) được bảo vệ tại Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương đã
nêu khái quát đầy đủ về lễ hội Tiên Công, đánh giá, nêu ra được những biến đổi về văn hóa của lễ hội từ đó đề ra giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị [39];
Quản lý di tích lịch sử Bạch Đằng, Luận văn thạc sỹ Quản lý văn hóa
của tác giả Ngô Đình Dũng (2016) được bảo vệ tại Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động quản lý di tích lịch sử Bạch Đằng Từ thực trạng quản lý, tác giả
đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý di tích lịch sử Bạch Đằng [14]
2.3 Các công trình nghiên cứu về di tích và lễ hội đình Phong Cốc
Hồ sơ khoa học di tích Đình Phong Cốc, xây dựng năm 1986 để xếp
hạng di tích cấp Quốc gia được lưu trữ tại Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh Hồ đề cập đến các vấn đề: Tên gọi di tích; địa điểm và đường dẫn đến di tích; khảo tả hiện trạng di tích; nhân vật lịch sử liên quan đến di tích; giá trị của di tích [28];
Di tích và Danh thắng Quảng Ninh, tập 1 (2002): Có bài viết về di
tích đình Phong Cốc, bài viết khái quát về tổng thể di tích [1];
Lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, tiềm năng kinh tế 63 tỉnh thành Việt Nam, tập 1, Phạm Duy Thanh Long sưu tầm và biên soạn (2012)
Trang 11có bài viết về đình Phong Cốc, bài viết chỉ mang tính chất khái quát về kiến trúc đình [22];
Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh qua các lễ hội truyền thống của
Nguyễn Thị Phương Thảo (2014), cuốn sách viết về các lễ hội vùng biển đảo Quảng Ninh, trong đó có bài viết về lễ hội xuống đồng [37];
Di sản văn hóa làng chài Vịnh Hạ Long do Cao Đức Bình và Hoàng
Quốc Thái đồng chủ biên (2010) nghiên cứu viết về di sản văn hóa của các làng chài trên vịnh Hạ Long, trong đó có bài viết về lễ hội xuống đồng [2];
Địa chí Quảng Ninh, tập 1, Nxb Thế Giới, 2001: Có đề cập đến các di
tích lịch sử - văn hóa, lễ hội nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong
đó có đình Phong Cốc và lễ hội xuống đồng nhưng chỉ mang tính chất sơ lược [40];
Báo cáo tổng hợp nghiên cứu bảo tồn 10 lễ hội truyền thống huyện Yên Hưng - phục hồi lễ hội Xuống Đồng, Sở Văn hóa và Thông tin Quảng
Ninh (2007) Báo cáo đề cập đến 10 lễ hội trên địa bàn huyện Yên Hưng (nay là thị xã Quảng Yên) bị mai một cần phục dựng để bảo tồn và phát huy giá trị, trong đó báo cáo cụ thể quá trình nghiên cứu, phục dựng lễ hội Xuống Đồng, quy trình diễn ra của lễ hội [29];
“Đình Phong Cốc và những nét đẹp kiến trúc cổ” (2013), đăng trên báo điện tử Quảng Ninh, bài viết tả sơ lược về kiến trúc đình Phong Cốc,
nghệ thuật điêu khắc, hoa văn, đề tài trang trí trên các cấu kiện gỗ đình Phong Cốc và vài nét về các hạng mục được tu bổ của đình Phong Cốc từ năm 2011 - 2013 [54];
Những giá trị văn hoá nghệ thuật đình Phong Cốc, Luận văn tốt
nghiệp Thạc sỹ của Kiều Đinh Sơn (2004) được bảo vệ tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội Luận văn nghiên cứu sâu về giá trị văn hoá nghệ thuật đình Phong Cốc [33];
Trang 12Lễ hội Xuống Đồng tại phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của Hoàng Văn Trường (2016)
được bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW Luận văn tả lại các quy trình của lễ hội, phân tích thực trạng công tác quản lý, công tác tổ chức lễ hội từ đó đề ra giải pháp tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội Xuống Đồng [43]
Những công trình trên chủ yếu viết sơ lược về hiện trạng đình Phong Cốc, lễ hội đình Phong Cốc, có công trình chỉ đi sâu tìm hiểu giá trị văn hóa nghệ thuật đình Phong Cốc qua các bức chạm, đề tài trang trí của đình Phong Cốc mà chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về hiện trạng,
lễ hội đình Phong Cốc, công tác quản lý di sản văn hóa đình Phong Cốc, thị
xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2013 đến nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa và di tích lịch
sử văn hóa
- Khảo sát thực địa, sưu tầm và hệ thống hóa tư liệu về các sự kiện lịch sử liên quan đến đình Phong Cốc từ đó làm rõ những giá trị tiêu biểu của di tích đình Phong Cốc
- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý di tích đình Phong Cốc hiện nay
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đình Phong Cốc
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu các mặt hoạt động có liên quan đến công tác quản lý di tích đình Phong Cốc, phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu đình Phong Cốc, phường Phong Cốc, thị
xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong mối quan hệ với một số di tích trên địa bàn thị xã Quảng Yên
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý di tích đình Phong Cốc từ năm 2013 (từ khi đình được tu bổ và bàn giao cho UBND phường Phong Cốc quản lý đưa vào khai thác phát huy giá trị) đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở các tài liệu, công trình nghiên cứu về đình Phong Cốc của các nhà khoa học đi trước, tác giả luận văn đã tiếp thu, kế thừa, nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết, đầy đủ và hệ thống trên cơ sở khoa học về công tác quản lý nhà nước đối với di tích đình Phong Cốc
- Phương pháp điền dã: Tiến hành quan sát, ghi hình, chụp ảnh hiện trạng di tích đình Phong Cốc và lễ hội đình Phong Cốc
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Trên cơ sở các tài liệu, công trình nghiên cứu về đình Phong Cốc của các nhà khoa học đi trước và tài liệu có được qua quá trình nghiên cứu điền dã, tác giả luận văn tổng hợp và phân tích để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về thực trạng công tác quản
Trang 14lý đình Phong Cốc, từ đó tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với di tích đình Phong Cốc nhằm bảo tồn và phát huy giá trị
di tích trong thời gian tới
6 Những đóng góp của luận văn
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về quản lý
di tích đình Phong Cốc
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý di tích tại địa phương cũng như sinh viên ngành quản lý văn hóa
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quản lý di tích lịch sử - văn hóa và di tích đình Phong Cốc
Chương 2: Thực trạng quản lý di tích đình Phong Cốc
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý di tích đình Phong Cốc
Trang 15Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DI TÍCH ĐÌNH PHONG CỐC
1.1 Một số khái niệm cơ bản
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác [25, tr.30]
Và “Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khao học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh,
di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [25, tr.30]
1.1.2 Di tích, di tích lịch sử - văn hóa
Di tích là một bộ phận không thể thiếu được của di sản văn hóa
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Di tích là các loại dấu vết của quá
khứ, đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học, sử học… được pháp luật bảo
vệ, không ai được tùy tiện dịch chuyển, thay đổi, phá hủy” [41, tr.667]
Trang 16Theo quan điểm của tác giả di tích là công trình xây dựng, địa điểm trong đó chứa đựng những đồ vật, tài liệu và tác phẩm có liên quan đến các
sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa xã hội của con người và được pháp luật bảo vệ
Di tích lịch sử - văn hóa: Di tích lịch sử - văn hóa là di sản văn hóa vật thể - một thành tố quan trọng cấu thành lên di sản văn hóa Di tích lịch
sử - văn hóa được tạo ra bởi con người (tập thể hoặc cá nhân) và là kết quả của hoạt động sáng tạo lịch sử, văn hóa của con người
Luật Di sản văn hóa năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy
định: “Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm và các
di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [25, tr.30]
Quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 28 được sửa đổi, bổ sung di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc độ thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật [25, tr.42] Tóm lại Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ được tạo ra bởi con người, được pháp luật bảo vệ, không ai được tùy tiện dịch chuyển, thay đổi, phá hủy
Trang 171.1.3 Quản lý, quản lý nhà nước
Quản lý bao hàm nghĩa rất rộng và bao trùm mọi mặt của đời sống
xã hội, trong xã hội bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có quản lý mới phát triển đượctheo một mục tiêu đã định
Thuật ngữ quản lý có nhiều cách diễn đạt, cách hiểu khác nhau, trong các lĩnh vực lại có các khái niệm quản lý riêng của từng lĩnh vực đó
Theo nghĩa Hán Việt “Quản lý” được ghép giữa hai từ là từ “quản”
và từ “lý” “Quản” với ý nghĩa là sự trông coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định; “lý” là sự sửa sang, sắp xếp, làm cho nó phát triển Như vậy hai từ “Quản lý” có nghĩa là trông coi, chăm sóc, sửa sang làm cho phát triển
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo yêu cầu nhất
định Là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý, tuy nhiên, tác giả thấy khái
niệm được đề cập trong Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính của Học viện Hành chính Quốc gia là hệ thống được đầy đủ và rõ ràng nhất về
quản lý: “Quản lý là sự tác động có định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định” [17, tr.7]
Từ khái niệm về quản lý, kết hợp với đặc thù của các cơ quan quản
lý nhà nước ta hiểu quản lý nhà nước chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước
Tác giả đồng quan điểm về quản lý nhà nước được đề cập trong Tài liệu Bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính của Học viện Hành chính Quốc gia:
Quản lý nhà nước chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước
do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế
Trang 18đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước [17, tr.9]
1.1.4 Quản lý nhà nước về văn hóa
Với xu thế phát triển của văn hóa hiện nay, hoạt động quản lý văn hóa là một công việc khó khăn, phức tạp và vô cùng nhạy bén Để đáp ứng
sự phát triển của văn hóa, xã hội cần quản lý văn hóa theo định hướng của
Đảng và Nhà nước Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII chỉ rõ:
Củng cố, hoàn thiện các thể chế văn hóa, đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và lực lượng những người hoạt động văn hóa, tạo nhiều sản phẩm và sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng theo định hướng xã hội chủ nghĩa [57]
Vai trò của Quản lý nhà nước về văn hóa là vô cùng quan trọng Quản lý nhà nước về văn hóa vừa đảm bảo cho văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí phát triển theo đúng hướng mà Đảng đã chỉ ra vừa đảm bảo quyền tự do dân chủ cá nhân trong sáng tạo, hưởng thụ văn hóa
Quản lý nhà nước về văn hóa là một bộ phận nói chung của quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội Với đặc thù của văn hóa, quản lý nhà nước có nhiều điểm riêng Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường thì vai trò của nhà nước trong quản lý văn hóa càng trở lên quan trọng nhằm phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt trái của thị trường, định hướng nền văn hóa được bảo vệ, gìn giữ, phát triển phù hợp với mục tiêu chung của sự phát triển của đất nước
Theo quan điểm của tác giả: Quản lý nhà nước về văn hóa là sự tác động liên tục có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy của mình, nhằm phát triển văn hóa, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên quan với
Trang 19mục đích giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
1.1.5 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
Từ khái niệm Quản lý nhà nước về văn hóa, tác giả cho rằng Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cũng giống như quản lý nhà nước về văn hóa đó là sự tác động liên tục có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy của mình nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý di tích lịch sử - văn hóa với mục đích giữ gìn và phát huy giá trị các di tích
Công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa không chỉ quản lý những giá trị hiện hữu, vật chất vốn có mà quan trọng hơn là làm sống dậy những giá trị phi vật thể ẩn chứa trong giá trị vật chất đó để lưu truyền, giáo dục truyền thống cho các thế hệ tương lai của đất nước
Trong công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa không thể thiếu các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Do đó, có một số khái niệm cũng liên quan đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa như:
Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa: Là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa [25, tr.31]
Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa: Là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo
di tích lịch sử - văn hóa [25, tr.31]
Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa: Là hoạt động nhằm phục dựng lại
di tích lịch sử - văn hóa đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa [25, tr.31]
Trang 20Yếu tố gốc cấu thành di tích: Là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa [25, tr.32]
Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa: Là những hoạt động nhằm đảm bảo
sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó [15, tr.7]
Từ nội dung khái niệm bảo tồn có thể thấy hoạt động của bảo tồn di tích gồm các hoạt động sau: Nghiên cứu, phát hiện giá trị di tích, từ đó đưa
ra giải pháp giữ gìn lâu dài và đảm bảo sự ổn định của di tích tiếp theo là khai thác giá trị của di tích để phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
Tôn tạo di tích: Là sự bổ sung các thành phần mới cho di tích nhằm phát huy giá trị của di tích và đáp ứng những nhu cầu đối với di tích Việc tôn tạo ngoài bổ sung những yếu tố mới cho di tích còn là những biểu hiện của thời đại mới nhưng các thành phần tôn tạo phải phù hợp một cách hữu
cơ với các thành phần cũ và cấu trúc chung của di tích [15, tr.169]
Từ khái niệm tôn tạo di tích có thể hiểu một cách đầy đủ và cụ thể: Tôn tạo di tích là xây dựng bổ sung những công trình phụ trợ, những hạng mục còn thiếu để tăng khả năng sử dụng của di tích và phát huy giá trị di tích
mà vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, không làm tổn hại biến đổi và sai lệch những giá trị vốn có của di tích, sự hài hòa của di tích với cảnh quan lịch sử của di tích đó Có thể coi đó là một nhân tố đảm bảo cho di tích tồn tại lâu dài cùng với sự phát kiển về kinh tế - xã hội của địa phương có di tích
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa là một thành tố của di sản văn hóa vật thể, là một bộ phận quan trọng cấu thành nên di sản văn hóa, do đó nội dung quản
lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cũng chính là nội dung quản lý nhà
nước về di sản văn hóa được quy định tại Điều 54 Luật Di sản văn hóa:
Trang 21(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị
(4) Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa
(5) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
(6) Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
(7) Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
(8) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa [24, tr.61 - 62] Theo tác giả luận văn, để quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa thì cần phải thực hiện các nội dung chủ yếu sau: Ban hành và thực thi các văn bản quản lý; thành lập bộ máy tổ chức, quản lý; thực hiện các hoạt động quản lý hành chính, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức hoạt động thanh kiểm tra… Những nội dung này sẽ được tác giả vận dụng để nghiên cứu thực trạng quản lý di tích đình Phong Cốc ở chương hai
1.3 Hệ thống văn bản quản lý
1.3.1 Văn bản của Trung ương
Tại kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa X Luật Di sản văn hóa được thông
qua Luật Di sản văn hóa quy định chi tiết có 7 chương 73 điều trong đó có
Trang 22quy định tiêu chí, quyền và thủ tục xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Luật quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa [24]
Ngày 18 tháng 6 năm 2009, Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật
Di sản văn hóa đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ
5 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung đã kế thừa Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật trước đó và có sự điều chỉnh để phù hợp với
giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định rõ tiêu chí di tích được xếp hạng
cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt; thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích; trình tự, thủ tục xếp hạng di tích Luật quy định cụ thể về việc khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích và việc xây dựng các công trình
trong khu vực bảo vệ Đặc biệt Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi,
bổ sung năm 2009 bổ sung quy định mới về việc “tổ chức, cá nhân chủ trì
lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có giấy phép chứng nhận đủ điều
kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân”
[25, tr 49]
Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã
phân định trách nhiệm của các cấp về việc quản lý di sản văn hóa Tại Điều
55 ghi như sau:
1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa
2 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa
3 Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ
Trang 23quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với
Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa
4 Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính Phủ [25, tr.62 - 63]
Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã cụ
thể hóa đường lối, chính sách pháp luật, tư duy đổi mới, sáng tạo của Đảng
và Nhà nước ta, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xã hội hóa bảo tồn và phát huy giá trị di tích Luật điều chỉnh những vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn, bổ sung những vấn đề mới và hoàn thiện nâng cao những vấn đề đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế Những quy định cụ thể trong Luật đã tạo những bước tiến mới trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích, tạo động lực cho những người làm công tác quản lý, khuyến khích các tổ chức, cá nhân góp phần vào công cuộc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc, qua đó góp phần vào sự phát triển của đất nước thông qua việc khai thác các giá trị di sản văn hóa, chuyển dịch nền kinh tế từ nâu sang xanh, dần làm cho đất nước đi vào phát triển bền vững [25]
Trong công tác quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích,
Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2012/NĐ-CP, ngày 18/9/2012 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh Nghị
định quy định rõ trình tự lập, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch,
dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; quy định nội dung, thành phần hồ
sơ quy hoạch, hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế thi công, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích [12]
Trang 24Những quy định trên giúp cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đúng quy định của Luật
Di sản văn hóa, nguyên tắc về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, phù hợp với định hướng lâu dài về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa của Đảng và Nhà nước ta
Để cụ thể hóa Điều 34, Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi,
bổ sung năm 2009 quy định về việc tổ chức cá nhân lập quy hoạch, dự án
hoặc tổ chức thi công, giám sát thi công phải có chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân [25, tr.49], ngày 28/12/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành
Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL, ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một
số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Thông tư đã quy định cụ
thể về điều kiện năng lực và điều kiện hành nghề của tổ chức, cá nhân tham gia lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu
bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích; nội dung hồ sơ thiết kế tu bổ di tích, thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tu bổ di tích; thi công tu bổ di tích [5]
Sự ra đời của Thông tư đã giúp cho các quy hoạch, dự án, thi công tu
bổ di tích đạt chất lượng bởi các tổ chức, cá nhân khi tham gia lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích và thi công tu bổ di tích đều phải đủ điều kiện năng lực
và điều kiện hành nghề theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này
Những nội dung được cụ thể hóa trong Nghị định số số
70/2012/NĐ-CP, ngày 18/9/2012 của Chính phủ và Thông tư số BVHTTDL, ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giúp cho sự nghiệp bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích có những bước phát triển mới, tạo sự thống nhất trong cả nước về quy trình, thủ tục, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu
18/2012/TT-bổ di tích Với quy định mới về điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân lập
Trang 25quy hoạch, dự án tu bổ di tích; thi công tu bổ di tích làm cho chất lượng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được nâng cao, đáp ứng được xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế
1.3.2 Văn bản của tỉnh Quảng Ninh
Để thực hiện tốt công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số 4030/2016/QĐ-UBND, ngày 30/11/2016 ban hành Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND, ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 4032/2016/QĐ-UBND, ngày 30/11/2016 Quy định phân cấp quản lý về di tích lịch sử - văn hóa và
danh lam thắng cảnh đã phân rõ trách nhiệm cho Sở Văn hóa, Thể thao; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật
tu bổ di tích; phân rõ trách nhiệm của Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật, đồ trong di tích Ngoài ra quy định phân cấp quản lý di tích cũng quy định rõ trách nhiệm của các Sở, ngành, lĩnh vực liên quan trong việc phối hợp quản
lý di tích Quy định về cơ chế phối hợp của các Sở, ngành liên quan là một bước tiến mới trong công tác quản lý di tích Sự phối hợp chặt chẽ giữa các
Sở, ngành, lĩnh vực liên quan giúp cho công tác quản lý được thuận lợi, công tác tham mưu trong lĩnh vực được nhanh chóng Từ quy định này, Sở Văn hóa và Thể thao quản lý các di tích là cơ sở tôn giáo sẽ thuận lợi hơn nhờ có sự phối hợp của Sở Nội vụ; trong công tác thực hiện đầu tư các dự
án tu bổ di tích bằng nguồn vốn nhà nước có sự hỗ trợ, phối hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính vì vậy các dự án đầu tư bằng nguồn vốn
Trang 26ngân sách nhà nước được thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư công, các thủ tục về đầu tư được nhanh chóng, thuận lợi; Các hồ sơ quy hoạch,
hồ sơ dự án đảm bảo được chất lượng, tuân thủ theo quy định của Luật Di sản văn hóa, và các quy định về xây dựng do có sự phối hợp, tham gia ý
kiến của Sở Xây dựng [48], [50]
1.3.3 Văn bản của thị xã Quảng Yên và phường Phong Cốc
Để tăng cường hiệu quả trong việc quản lý di tích đình Phong Cốc,
UBND phường Phong Cốc đã ban hành Quyết định số 25/QĐ-UBND, ngày 10/02/2015 của UBND phường Phong Cốc về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động ở di tích đình Cốc, miếu Cốc di tích lịch sử văn hóa Quốc gia phường Phong cốc, thị xã Quảng Yên đã phân công nhiệm vụ,
quy trách nhiệm cụ thể cho trưởng ban, phó ban, thủ nhang trong việc quản
lý và bảo vệ di tích; Quy chế đã quy định từng công việc cụ thể của BQL như đón tiếp khách tới tham quan, thực hiện tín ngưỡng; Quản lý hiện vật,
đồ thờ tại di tích; quản lý nguồn tài chính tại di tích Quy chế ban hành đã giúp việc bảo vệ, quản lý di tích đình Phong Cốc đi vào nề nếp, đúng quy định, định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích [45]
1.4 Khái quát về di tích đình Phong Cốc
1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Đình phong Cốc nằm trên địa bàn phường Phong Cốc thuộc đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Hà Nam là đảo nằm ở phía Nam thị xã Quảng Yên, được tách khỏi đất liền bởi dòng sông Chanh - một nhánh của sông Bạch Đằng Trước khi có những cư dân đầu tiên đến khai phá, đảo Hà Nam là một bãi bồi ở vùng cửa sông, khi nước triều lên, cả bãi bồi ngập nước mênh mông, trừ một số doi đất cao trên triều Những năm đầu thế kỷ XV, khi dân số phát triển dần cùng với sự hình thành của các xã, khu đảo Hà Nam được thiết lập thành một tổng và người Hà Nam xếp
Trang 27những xã thành lập trong đợt khai hoang đầu gồm Cẩm La, Trung Bản, Phong Cốc, Yên Đông thuộc miền Thượng Tổng; các xã khai hoang đợt hai gồm: Vị Dương, Lưu Khê, Vị Khê và Quỳnh Biểu thuộc vùng Hạ Tổng (miền dưới Hà Nam, đất thấp) Đợt khai hoang lần thứ ba hình thành nên xã Hưng Học (thuộc đất Hạ Tổng) là thành quả của những cư dân đến từ Chí Linh (Hải Dương) [29; tr.15 - 18]
Đầu thế kỷ XV đã có nhiều nhóm dân cư đến quai đê lấn biển, khai đất, lập làng, sau đó lần lượt các nhóm dân cư kế tiếp nhau đến ở, lập nên khu đảo Hà Nam
Đợt khai hoang thứ nhất: Vào thời Lê Thái Tông, do Hoàng Lung,
Hoàng Linh chiêu tập dân vùng Trà Lý (Thái Bình ngày nay) đến quai đê lấn biển khai lập xã Phong Lưu Vùng đất bồi phía tây xã Phong Lưu do Phạm Nhữ Lãm chiêu tập một số cư dân đánh cá vùng Quang Lang (thuộc Thái Thụy ngày nay) đến khai khẩn, lập nên xã Hải Trà, sau đổi thành xã Hải Triền và đến thời Tự Đức thì đổi thành xã Hải Yến [29; tr.17]
Vùng đất ở vùng Tây Bắc xã Phong Lưu (vùng đất cao nằm sát sông Chanh) do một nhóm cư dân quê gốc ở phường Kim Liên, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long đến khai khẩn, lập làng Bồng Lưu Thời gian sau, dân số phát triển nhiều lên vì các gia đình sinh thêm người và thêm những người
từ nơi khác đến Những người khai hoang đã tụ họp lại lập nên xã Bồng Lưu gồm 4 thôn: Cẩm La, Trung Bản, Phong Cốc và Yên Đông Họ cùng thờ thập cửu Tiên Công Sau này (cũng trong thời Lê Thánh Tông) Phong Lưu sáp nhập với làng Bồng Lưu và vẫn giữ tên cũ là Phong Lưu Sau này bốn thôn phát triển thành bốn xã và dân số tiếp tục tăng dần
Đợt khai hoang thứ 2 (Hình thành nên các xã Vị Dương và Lưu Khê,
Vị Khê và Quỳnh Biểu): Do những cư dân Thượng Hồng, Hạ Hồng (Hải
Dương); Kiến Xương (Thái Bình); Thiên Trường (Nam Định) tiếp tục đến khai phá các gò đất nổi ở vùng đảo Hà Nam, thành lập nên hai xã: Vị Dương
Trang 28và Lưu Khê Hai xã này gắn với tên tuổi của những người chủ xướng là Hoàng Kim Bảng, Đồng Đức Hấn, Đỗ Độ và Đào Bá Lệ [29; tr.18]
Đến thời vua Lê Thánh Tông lại phát triển thêm hai xã mới là: Vị Khê do Phạm Thanh Lảnh, người xã Quang Lang (Nam Hà ngày nay), khai canh lập nên và Quỳnh Biểu do một số cư dân sống bằng nghề chài lưới ở
Hà An (cách Hà Nam bởi sông Rút) đến phía ngoài đê làng Lưu Khê khai khẩn lập làng tạo thành Như vậy, 4 xã trên được thành lập vào đợt khai hoang thứ hai Cư dân nơi đây đã tôn 4 vị chủ xướng kia là Tiên Công và
phối thờ với Thành hoàng Trần Hưng Đạo tại đình làng
Đợt khai hoang thứ 3 (hình thành nên xã Hưng Học): Sau khi các
khu vực dân cư kể trên được khai lập, một nhóm cư dân vùng Tả Quang, Chí Linh đến khai khẩn vùng đất cao phía Tây Bắc xã Hải Triền, lập nên một làng mới gọi là làng Quan, sau đổi thành làng Hương và đến đầu triều Nguyễn, làng Hương đổi tên là làng Hưng Học [29; tr.18]
Vòng đê các xã Vị Dương, Lưu Khê, Phong Lưu, Hải Yến, Hưng Học được nối liền tạo thành khu đảo Hà Nam với 34 km đường đê bao quanh
Phường Phong Cốc nằm ở trung tâm của đảo Hà Nam, cách phường Quảng Yên (trung tâm thị xã) 4 km về phía Nam, phía đông giáp Xã Liên Hoà, phía tây giáp phường Yên Hải, phía nam giáp xã Liên vị, phía bắc giáp xã Cẩm La và phường Phong Hải Phường Phong Cốc có diện tích tự nhiên 1.332 ha, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ vì thế phường Phong Cốc là một trong những phường phát triển kinh tế đa ngành nghề trên các lĩnh vực: nông nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, vận tải biển, thương mại dịch vụ, du lịch [53]
Là một phường có lịch sử hình thành phát triển lâu đời vì thế mà trên địa bàn phường Phong Cốc có nhiều di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội truyền thống Hiện nay phường Phong Cốc còn bảo tồn được 7 di tích xếp
Trang 29hạng cấp Quốc gia, trong đó có đình Phong Cốc và Miếu Cốc là di tích kiến trúc - nghệ thuật và 7 di tích được kiểm kê, phân loại [31; tr.67]
Các di tích được hình thành từ những nhu cầu của con người trong những buổi đầu định cư và trong suốt quá trình phát triển Cư dân đảo Hà Nam cũng như cư dân phường Phong Cốc không ngừng đấu tranh với sóng biển, triều dâng, gió bão dữ dằn ở vùng cửa biển để bảo vệ xóm làng và có một cuộc sống ấm no Từ những khó khăn ở hiện thực nhân dân đảo Hà Nam mong muốn có một thời tiết thuận lợi, vụ mùa bội thu, cuộc sống ấm
lo, hạnh phúc Để thực thực hiện những tâm tư, nguyên vọng đó nhân dân khu đảo Hà Nam đã xây dựng lên các công trình tín ngưỡng Đình Phong Cốc cũng được khởi dựng để đáp ứng những nguyện vọng, mong muốn đó của nhân dân phường Phong Cốc
“Đình Phong Cốc được khởi dựng vào năm 1801 (Cảnh Thịnh bát niên) lúc đó chỉ có một gian là Đại bái, năm 1805 (Gia Long tứ niên) xây dựng thêm Tiền tế hiện nay, sau đó không rõ năm nào thì được xây thêm Hậu cung hiện nay” [28; tr.1]
Đình được xây dựng để thờ Tứ vị thánh nương và Thần nông [28; tr.1]
Có nhiều truyền thuyết khác nhau kể về Tứ vị thánh nương Truyền thuyết tại đền Cờn (Nghệ An) - nơi đình Phong Cốc xin chân nhang về để thờ kể lại như sau: Năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), quân Nguyên đánh úp quân Tống, Vua Đế Bính, gia quyến cùng binh sĩ lên thuyền ra biển chạy trốn, quân Nguyên truy sát gấp rút lại gặp sóng to gió lớn, vua tôi Nam Tống chết chìm ở biển Đông Thi thể 3 mẹ con công chúa là: Từ Hy Thái hậu Dương Nguyệt Quả, công chúa Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu đã trôi dạt vào cửa biển Càn Dân làng Càn thấy thi thể những phụ nữ chết đuối, nhưng mặt mũi hồng tươi, xiêm y quý tộc, đặc biệt tỏa ra một mùi thơm như lan, như quế lấy làm kỳ lạ Dân làng chôn cất
Trang 30và lập miếu thờ, mỗi lần khi xuất hành ra khơi đến cầu khấn đều thấy linh nghiệm [52]
Thời vua Trần Anh Tông đã mơ thấy bà cùng các con bị chết phù hộ cho nhà vua đánh thắng giặc, nhà vua đã vào đền Cờn (cửa biển Càn Hải) đốt hương khấn, khi xuất quân đánh giặc đã giành thắng lợi từ đó bà được nhà vua phong Sắc và lập đền thờ, ban kinh phí tu sửa đình và cho nhân dân tiếp tục được phụng thờ Thời vua Lê Thánh Tông khi cử quân đi đánh giặc ở Chiêm Thành trên đường về, vua đi qua đền Cờn, không có ý dừng lại đền Nhưng khi vua đi qua thì một trận gió nổi lên kéo thuyền của vua quay lại Vua vào đền lễ tạ, ban hiệu, ban sắc là Đại Càn thánh nương quốc gia Nam Hải tứ vị thượng đẳng thần [55]
Thế kỷ XVIII, dân thuyền chài đảo Hà Nam đi đánh cá gặp sóng to, gió lớn đã trôi dạt vào bờ biển Càn Hải, dân làng đã đến đền Cờn thắp hương
và xin chân nhang tứ vị Thánh Nương về và lập miếu thờ tại xã Phong Cốc (nay là phường Phong Cốc) Hàng năm bị nắng hạn dân làng làm lễ cầu mưa mong cho mưa thuận gió hòa, mỗi lần làm lễ dân làng rước tứ vị Thánh Nương từ miếu Phong cốc về đình làm lễ cầu tế và sau đó lại đưa về miếu Sau cải cách ruộng đất miếu bị sụp đổ, nhân dân địa phương đưa tứ vị Thánh Nương về đình thờ đến ngày nay cùng với Thần nông [28; tr.2], [55]
* Đặc điểm kiến trúc:
Trang 31Tiền tế: Có kết cấu kiến trúc chữ Nhất, Đại đình kiến trúc chữ Đinh
Phong cách kiến trúc, các mảng chạm khắc tại Tiền tế cho thấy “Tiền
tế có từ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, tuy nhiên chữ Hán Nôm khắc trên câu đầu lại cho thấy Tiền tế có muộn hơn (thế kỷ 19)” [28; tr.4]
Về kiến trúc Tiền tế: Trên bờ nóc chính giữa của phần mái đắp nổi hình lưỡng long chầu nhật, hai bên là phượng sải cánh Hai đầu kìm là con nghê Bờ chảy đắp nghê đang trong tư thế chạy xuống, giữa bờ chảy và guột
là con nghê đang quay ngang người chạy ra đằng mái Cuối bờ guột là con nghê đang chạy ngược lên, tiếp đến là con phượng đang trong tư thế rướn cổ
về đầu đao Đầu đao đắp hình đầu rồng uốn cong vươn cao về bờ guột Hệ thống mái trước Tiền tế được tu bổ, kết cấu mái và ngói lợp lại hoàn toàn nên màu sắc không hài hòa (do ngói cũ dồn vào lợp trong Đại bái)
Kiến trúc phần thân của Tiền tế có 5 gian, 2 chái, 6 hàng cột Các vì nóc làm theo kiểu giá chiêng, các con rường được chạm trổ công phu các
đề tài rồng, tiên cưỡi rồng vì nách gian giữa theo kiểu chồng rường, các con rường xếp khít lên nhau, ăn mộng với nhau, các con rường được chạm lộng các đề tài tiên cưỡi rồng, tiên cưỡi nghê Các vì khác được làm theo kiểu kẻ suốt
Đỡ câu đầu vì nóc gian giữa là các nghé kẻ được chạm đầu rồng, riêng gian giữa mái sau Tiền tế là đầu dư chứ không phải nghé kẻ Dưới các tai cột cái được chạm khắc các đề tài tiên cưỡi rồng, phía dưới là nghê
Các cột cái, cột quân có các dấu vết lỗ mộng thể hiện kiến trúc trước kia có sàn gỗ, sau được tu bổ lại không còn sàn gỗ, những vị trí có sàn che, các chân tảng được làm đơn giản, không đẹp như các chân tảng được hở ra bên ngoài
Hai cửa chính vào Tiền tế được làm theo kiểu cửa bức bàn chạm lộng các đề tài long, ly, quy, phượng mang phong cách nghệ thuật thời
Trang 32Nguyễn, phía trên cửa có các ô được chạm khắc các đề tài tứ linh, tứ quý bằng kỹ thuật chạm nông, mặt ngoài viết chữ Hán
Đặc điểm những cấu kiện mới được tu bổ có sự phân biệt rõ rệt với những cấu kiện cũ Những bức chạm khắc tu bổ lại không mềm mại như các mảng chạm khắc cũ Cửa võng tại gian giữa Tiền tế được bổ sung sau không phù hợp với tổng thể kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc chưa tinh sảo, lại được sơn son thếp vàng không phù hợp với tổng thể Y môn mới được
bổ sung cũng không phù hợp
Nền đình được lát gạch bát Hiện nay, trên các cột cái, cột quân còn dấu vết lỗ mộng, cho thấy trước đây, đình có sàn gỗ ăn mộng vào các cột cái, cột quân
Phần móng được bó vỉa bằng đá xanh gia công
Các hiện vật trong Tiền tế bao gồm:
Bia đá: Hiện nay ở nhà Tiền tế còn lại một “bia đá được khắc dựng vào năm 1941 (Tân Tỵ)” [28 Tr.4] Qua thực tế khảo sát tác giả đã đo được Bia đá cao 1m52, rộng 66cm, ngang 28cm, chân bia dày 30cm, dài 93cm, rộng 53cm, bia hình chữ nhật, trán bia hình vòng cung Trên trán bia chạm hình 2 con rồng chầu mặt nguyệt, mặt trái và phải đều có ghi chữ Hán nôm đục sâu vào mặt đá Nội dung của bia đá ghi lại thời gian xây dựng, tu sửa đình qua các thời kỳ đồng thời ghi công đức người đóng góp và người chịu trách nhiệm soạn nội dung văn bia
Hoành phi: Được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, mặt trạm mây tan
và hoa văn kỷ hà được đặt trên xà ngang, gian giữa mái sau Tiền tế
2 câu đối: Được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, được treo ở cột quân, dưới hoành phi
Ngoài ra còn có các hiện vật, đồ thờ như nhang án, bát hương, bình hoa, cửa võng, y môn, ngựa gỗ
Trang 33Đại bái: Đại bái nằm song song sát Tiền tế, chỉ cách một khoảng
trống khoảng 1m, tường bao xung quanh xây gạch, trước có hệ cửa bức bàn, nguyên sơ đây là một ngôi đình hoàn chỉnh được khởi dựng trước khi
có Tiền tế
Kiến trúc phần mái gồm 4 mái, 4 góc mái cong lên đắp hình đầu rồng uốn cong vươn cao về bờ guột Trên bờ nóc hai đầu kìm là con macara, trên bờ nóc chính giữa không đắp lưỡng long chầu nhật như Tiền
tế mà để trơn, mái Đại bái đơn giản hơn mái Tiền tế Chính giữa bờ chảy và
bờ guột đắp nghê đang trong tư thế chạy xuống, giữa bờ chảy và guột là con sô đang quay ngang người chạy ra đằng mái Toàn bộ hệ thống mái Đại bái được lợp bằng ngói cũ tái sử dụng khi hạ giải mái đình cũ
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tại Đại bái mang phong cách thời
Lê Kết cấu các bộ vì theo kiểu chồng giường, kẻ suốt, cột đình cũng được tạo theo kiểu thượng thu hạ thách Đại bái có 5 gian, 2 chái, 8 hàng cột ngang và 4 hàng cột dọc Trước Đại bái là một khoảng trống nhỏ tạo khoảng cách giữa Tiền tế và Đại bái Cửa vào Đại bái là kiểu cửa thượng song hạ bản Tảng kê chân cột theo kiểu cổ tròn đế vuông Nền được lát gạch Bát
Điêu khắc của Đại bái ít hơn Tiền tế, đề tài chủ yếu là tứ linh được chạm khắc bằng kỹ thuật chạm bong kênh và chạm nông Các cấu kiện được chạm chủ yếu trên các bẩy, trên đầu các con giường
Các hiện vật trong Đại bái: Ở gian giữa có một nhang án, phía trước nhang án có hai hàng bát bửu và chấp kính, trên nhang án có một bát hương bằng đá, một mâm đồng
Nhang án được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng Trên diềm hương
án, mặt trước có trạm đôi rồng chầu mặt nguyệt, tầng thứ hai trạm hình sen dẹp, Phần thân của hương án phía trước, trái, phải đều được chia nhiều ô,
Trang 34trong mỗi ô được chạm trang trí long, ly, quy, phượng Ô lớn chính giữa trung tâm 3 mặt của nhang án đều trạm mặt hổ phù
Ngoài ra 2 phía trái và phải Đại bái có 2 bệ thờ đá cao 1m quét vôi trắng, trên mỗi bệ có 1 bát hương bằng sứ Bệ bên phải đặt một ngai thờ, trên đặt một pho tượng đàn ông mặt đỏ Nhân dân địa phương gọi là tượng quan ông, ngai và tượng được sơn son thếp vàng Đầu tay ngai được chạm đầu rồng hai bên là 2 bệ thờ là cây đèn bằng gỗ, một bát hương bằng sứ
Hậu cung: Sau này mới được xây dựng nối với gian giữa Đại bái,
phần mái có kiến trúc hình chữ Công nhưng nền lại mang kiến trúc hình chữ Đinh
Kiến trúc phần mái của hậu cung: Kiểu mái đầu đao lá mái cong lên đắp hình đầu rồng uốn cong vươn cao về bờ guột Trên bờ nóc hai đầu kìm
là con marcara Bờ chảy đắp nghê đang trong tư thế chạy xuống Toàn bộ
hệ thống mái Hậu cung được lợp bằng ngói cũ tái sử dụng khi hạ giải mái đình trong đợt tu bổ năm 2011 - 2013 do đó màu sắc phong rêu
Đặc điểm kiến trúc, điêu khắc phần thân: Cấu trúc vì Hậu cung đơn giản có đầu nối 2 đầu cột cái đỡ thượng lương và hoành, có cột kèo chạy suốt, cấu trúc mái đơn sơ Toàn bộ cấu kiện hậu cung không được chạm trổ, điêu khắc Nền được lát gạch Bát
Trong Hậu cung đặt 3 bệ đá được quét màu ghi Bên phải trên đặt bằng xếp hạng di tích đình Phong Cốc được lồng trong một khung gỗ Phía trước đặt 3 bát hương sứ Bệ chính giữa, phía trên đặt 1 khám thờ, bên trong khám thờ đặt 1 pho tượng nữ ngồi trên ngai Ngai và tượng được sơn son thếp vàng, đầu tay ngai chạm đầu rồng Bên trái phía trên có 2 khám thờ, trên khám thờ có đặt 1 bát hương bằng đá xanh, trước bát hương có 1 mâm bồng bằng gỗ, hai bên có 2 lọ hoa bằng gỗ tiện
Kết cấu di tích này chủ yếu bằng gỗ có nhiều mảng chạm khắc đường nét tinh tế, hình tượng phong phú, bố cục phóng khoáng mang
Trang 35phong cách thời Lê với nhiều đề tài sinh hoạt như tứ linh, chọi gà, đánh vật, bơi thuyền, đi hội
1.4.3 Lễ hội đình Phong Cốc
Lễ hội xuống đồng là lễ hội tiêu biểu của hai xã Phong Cốc, xã Phong Hải, xưa kia được gọi là làng Phong Cốc, xã Phong Lưu Phần nghi
lễ diễn ra tại đình Phong Cốc và thửa ruộng trước cửa Đình do nhân dân hai
xã cùng tổ chức thực hiện Tại lễ hội đình Phong Cốc diễn ra hội thi bơi thuyền chải giữa các xóm của xã Phong Cốc, xã Phong Hải Không gian của lễ hội diễn ra tại đình Phong Cốc, trên sông Cửa Đình và cánh đồng lúa phía trước cửa đình Phong Cốc
Lễ hội xuống đồng qua thời gian, biến cố lịch sử bị mai một, không được tổ chức, đến năm 2007 được Sở Văn hóa và Thông tin (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) phục dựng lại Lễ hội được tổ chức vào hai ngày mùng 10 và
11 tháng 6 Âm lịch (ngày cấy vụ lúa mùa chính)
Ngày mùng 10 diễn ra nghi lễ cúng cáo yết Thần Hoàng và Thần Nông ở đình Phong Cốc vào giờ Mùi (từ 13 đến 15 giờ) Lễ cúng cáo yết ở trong đình theo nghi lễ truyền thống của địa phương, sau đó diễn ra nghi lễ chạy chèo của các đội chải nam, chạy cờ của các đội chải nữ trong cuộc thi bơi Yết Các đội chải na bơi 2 keo (1 keo bằng dầm, 1 keo bằng sào, bơi 2 vòng sông Cửa Đình Các đội chải nữ bơi 1 keo bằng sào, 1 vòng sông Cửa Đình Buổi tối có hát chèo ở sân Đình
Ngày 11, từ 5 giờ sáng (giờ Dần) diễn ra nghi thức lễ cấy Xứng Đồng, ông Chủ tế là người cấy lúa Xứng Đồng, ông vào đình thắp hương lễ Thần Nông sau đó được 1 thuyền chải đưa ra thửa ruộng cấy được chuẩn bị sẵn trước cửa Đình, cúng thổ thần Xứng Đồng, sau đó cấy những cây lúa đầu tiên quanh cây nêu
Sau nghi lễ cấy Xứng Đồng là hội thi cấy diễn ra ngay trên thửa ruộng đó của 14 chị em phụ nữ đại diện cho 14 thôn của hai xã Phong Cốc
Trang 36và Phong Hải Các đường mạ đã được chia và rải mạ sẵn, chiều rộng 1,6m, chiều dài 25m Các thành viên tham gia thi cấy tập trung ở ruộng lúa, nghe phổ biến thể lệ cuộc thi, bốc thăm theo số thứ tự từ 1-14 để vào vị trí cấy Đúng 6 giờ, hiệu lệnh trống của Ban tổ chức nổi lên, hội thi cấy được bắt đầu trong tiếng trống mõ hò reo cổ vũ của dân chúng đi dự hội đứng chật xung quanh ruộng cấy Yêu cầu của ban tổ chức đặt ra trong cuộc thi cấy là phải nhanh, thẳng hàng, đều cây, đối với giống lúa DT34, trong phạm vi 1m2 có thể cấy từ 52 - 56 khóm, mỗi khóm từ 3 - 4 cây lúa thì đạt chuẩn Muốn cấy được nhanh, cây lúa thẳng hàng, đòi hỏi mỗi người phải có kinh nghiệm và kỹ thuật cấy riêng cho mình
Sau thi cấy, trên sông diễn ra thi bơi Giải Hà, sau đó là thi bơi Chung Cuộc (bơi Giã) của các đội bơi nam, nữ Nội quy và thể thức bơi của ngày này cũng giống như thi bơi Yết của ngày hôm trước
Sau khi kết thúc thi bơi Chung Cuộc là phần trao giải thưởng cho thi cấy, thi bơi tại sân đình Cốc, Ban tổ chức tính điểm cả thi bơi Yết, Giải Hà, Chung Cuộc cộng lại để chọn đội nhất, nhì, ba sau đó là đến Tế giã hội ở đình Phong Cốc theo nghi lễ truyền thống
Kết thúc hội, các xóm, thôn kéo chải về làm lễ tạ Thần Nông, Thần Hoàng, ăn mừng vui vẻ, cầu mong Thần phù hộ một năm phong đăng hòa cốc, lúa, màu bội thu, gia súc, gia cầm sinh sôi, nảy nở rồi ra đồng cấy vụ lúa mùa, hẹn mùa lễ hội năm sau [29; tr.50 - 52]
1.4.4 Giá trị di tích đình Phong Cốc
Di tích đình Phong Cốc được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số: 191-VH/QĐ, ngày 22 tháng 3 năm 1988 [3] Qua tìm hiểu, nghiên cứu, đình Phong Cốc có các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ Tuy nhiên, giá trị nổi bật là giá trị thẩm mỹ, thể hiện rõ nét qua kết cấu kiến trúc bằng
gỗ, các mảng chạm khắc tinh sảo, mang phong cách nghệ thuật của từng
Trang 37thời kỳ lịch sử Từ giá trị nổi bật về thẩm mỹ đình Phong Cốc trở thành di tích kiến trúc - nghệ thuật tiêu biểu cấp Quốc gia của tỉnh Quảng Ninh Trên các phương diện quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích đều xem xét
ở góc độ giá trị thẩm mỹ của di tích để đạt đến kết quả tốt nhất cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Đình Phong Cốc hiện nay kiến trúc gồm 3 ngôi nhà: Tiền tế, Đại bái
và Hậu cung Tiền tế được dựng vào năm 1805 (tức thời Gia Long tứ niên) Đại bái được dựng vào năm 1801 (tức Cảnh Thịnh bát niên) [28; tr.1] Đến nay, Đình Phong Cốc đã trải qua nhiều đợt trùng tu, sửa chữa nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn các yếu tố gốc cấu thành di tích, có giá trị tiêu biểu về kiến trúc - nghệ thuật Kết cấu đình chủ yếu bằng gỗ có nhiều mảng chạm khắc đường nét tinh tế, hình tượng phong phú, bố cục phóng khoáng mang phong cách nghệ thuật thời Lê, là thời kỳ mà nền kiến trúc điêu khắc cổ Việt Nam đang trong thời kỳ rực rỡ Đình Phong Cốc nhất là Tiền tế có thể nói là không có khoảng trống nào là không được chạm trổ trang trí, với các
kỹ thuật chạm bong kênh, chạm nông, chạm thủng, chạm lộng, các đường nét đều sắc sảo, tinh vi và độc đáo Hình thức diễn đạt nội dung chủ yếu dựa vào mảng trống và bố cục Các mảng chạm khắc thể hiện sự tự do, phóng khoáng nhưng lại thể hiện một bố cục không gian có chính, phụ rõ ràng kết hợp với mảng, khối do kỹ thuật chạm khắc đem lại làm cho nội dung các bức chạm của đình Phong Cốc có chiều sâu cả về không gian, màu sắc lẫn nội dung, các cảnh mây tan, đầu đao, đầu rồng, cánh phượng vượt qua khỏi khuôn khổ bức chạm, tạo thành những bức tranh sống động
Trên các bức cốn, bộ vì, đòn bảy chạm các cảnh sinh hoạt với nhiều đề tài như tứ linh, chọi gà, đánh vật, bơi thuyền, đi hội mang tính ước lệ Tất cả các đặc điểm điêu khắc trên được thể hiện hài hòa với kiến trúc đình đồ sộ, vững trãi, rộng mở làm cho đình Phong Cốc mang đặc trưng riêng thể hiện hơi thở, nhịp điệu cuộc sống của nhân dân lao động vùng đảo Hà Nam
Trang 38Ngoài giá trị tiêu biểu, nổi bật về thẩm mỹ, đình Phong Cốc còn mang giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học:
Đình Phong Cốc thờ tứ vị thánh Nương, cũng là vị thần có công giúp vua Trần Anh Tông, Lê Thánh Tông đánh thắng quân giặc, qua đây phản ánh vai trò lịch sử, công lao to lớn trong việc bảo vệ, giữ gìn đất nước Qua nhân vật thờ thể hiện tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu của người Việt gắn với nền nông nghiệp lúa nước
Các bức chạm trổ mang phong cách nghệ thuật thời Lê còn được bảo tồn tại đình Phong Cốc đã khẳng định niên đại lịch sử khởi dựng của ngôi đình cùng với các hoạt động thờ cúng tưởng nhớ công lao vị Thành hoàng làng và Thần nông diễn ra tại đình đã tồn tại bao đời nay trở thành dấu mốc phản ánh về thời gian lịch sử mà di tích hình thành và phát triển, ghi đậm dấu ấn thời kỳ dựng làng, lập xã, khai canh điều thổ để trở thành làng quê trù phú, phát triển như ngày nay
Qua các đề tài trang trí trên các bức cốn tại đình đã phản ánh phần nào các sinh hoạt văn hóa của người dân khu đảo Hà Nam Đình Phong Cốc không những có giá trị về thẩm mỹ mà còn có gía trị về văn hóa, ở đây còn lưu trữ lại nguyên vẹn những phong tục, hội hè truyền thống của nhân dân lao động vùng cửa biển Trong đó đáng lưu ý nhất là lễ hội xuống đồng Ý nghĩa lớn lao của các ngày hội ở đây là lòng mong muốn một cuộc sống ấm no, yên bình, là sự cố kết cộng đồng trong làng xã, là ý chí sức mạnh chiến thắng thiên tai địa họa, đặc biệt là giáo dục tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất
Đình Phong Cốc còn có giá trị khoa học Đây là ngôi đình mang phong cách kiến trúc truyền thống tiêu biểu của miền Bắc Việt Nam, với các bức chạm được bảo tồn qua các thời kỳ lịch sử nhưng vẫn thể hiện được sự tiếp nối của nghệ thuật chạm khắc qua các thời kỳ Lê, Nguyễn, hiện đại Do vậy đình Phong Cốc có giá trị trở thành vật chứng của các nhà
Trang 39khoa học trong việc nghiên cứu về kiến trúc cổ Việt Nam; quá trình phát triển của nghệ thuật chạm khắc qua các thời kỳ lịch sử
1.5 Vai trò của quản lý di tích đình Phong Cốc đối với đời sống văn hóa của địa phương
Là cán bộ quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ thực tiễn công tác quản lý tác giả nhận thấy hoạt động quản lý di tích đình Phong Cốc có vai trò đối với đời sống văn hóa của địa phương như sau:
- Xác lập chủ thể quản lý đình Phong Cốc, hình thức sở hữu di tích lịch
sử - văn hóa theo quy định của pháp luật
- Quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý di tích đình Phong Cốc
- Định hướng cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa
- Phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại di tích lịch sử - văn hóa
- Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
Tiểu kết
Trong chương 1 đã trình bày khái quát về quản lý di tích, đề cập đến những khái niệm cơ bản có liên quan đến quản lý di tích lịch sử văn hóa
Hệ thống hóa những văn bản chủ yếu của nhà nước và địa phương về quản
lý di tích Từ những khái niệm cơ bản và hệ thống văn bản quản lý giúp tác giả luận văn, những nhà quản lý có cái nhìn, quan điểm rõ ràng, đúng đắn
về di sản văn hóa, di tích, quản lý và quản lý di tích, cũng từ một số khái niệm hiểu rõ hơn về bảo quản, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích
Tại chương này cũng đã khái quát được về di tích đình Phong Cốc
Từ lịch sử hình thành, phát triển và thực trạng đình Phong Cốc đã đánh giá được giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của đình Phong Cốc
Trang 40Qua thời gian, biến cố lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên, đình Phong Cốc được bảo tồn như hiện nay là một cố gắng, nỗ lực rất lớn của chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý di tích, nhân dân địa phương Tuy nhiên, trong thời kỳ lấy di sản văn hóa làm nguồn lực phát triển kinh tế
du lịch thì việc bảo tồn di tích đình Phong Cốc như hiện nay là chưa đủ, cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý di tích mới có thể góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo nguồn lực đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích