1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

CHỨNG MINH SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

25 171 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 67,38 KB

Nội dung

Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý ở tầm vĩ mô, giải quyết những quan hệ vĩ mô có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Nhà nước không can thiệp, không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường

Trang 1

KHOA SAU ĐẠI HỌC

.

TIỂU LUẬN:

CHỨNG MINH SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện:

MSSV: M3417003

Cần Thơ, tháng 11 /2017

Trang 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

1 Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế

Quản lý của Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằngpháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế toàn dân nhằm sử dụng cóhiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội cóthể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra,trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế Quản lý kinh tế lànội dung cốt lỗi của quản lý xã hội nói chung và nó phải gắn chặt với cáchoạt động quản lý khác của xã hội1

Quản lý nhà nước về kinh tế là một dạng quản lý xã hội của Nhànước Nó rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước, nhưng cũng rất phức tạp Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tếquốc dân trên tất cả các ngành Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tếquốc dân không chỉ trên phạm vi quốc gia mà còn cả một số hoạt độngkinh tế đối ngoại diễn ra ở nước ngoài, như các doanh nghiệp có vốnđầu tư ở nước ngoài, các hàng hóa xuất nhập khẩu từ nước ngoài, thẩmđịnh các công nghệ thiết bị nhập khẩu

Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý ở tầm vĩ mô, giải quyếtnhững quan hệ vĩ mô có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân,trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo Nhà nước không canthiệp, không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh củacác chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường (cá nhân,doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế )

Thực chất quản lý Nhà nước về kinh tế là việc tổ chức và sử dụng có

hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước mà Nhà nước có khảnăng tác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước Trong đó vấn

đề nắm bắt được con người, tổ chức và tạo động lực lớn nhất cho conngười hoạt động trong xã hội là vấn đề có vai trò then chốt Bản chất củaquản lý Nhà nước về kinh tế là đặc trưng thể chế chính trị của đất nước,

có chỉ rõ Nhà nước là công của giai cấp chính trị của đất nước, nó chỉ rõNhà nước là công cụ của giai cấp hoặc của lực lượng chính trị, xã hội2

1 Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, năm 2008, sđd, tr.19

2 GS.TS Đỗ Hoàn Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu, Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản lao động và xã hội, trang 22

Trang 3

Điều 50, Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực,hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Cho thấy nền kinh tế nước ta luôn

có sự quản lý của Nhà nước Xã hội càng phát triển thì vai trò và chứcnăng quản lý của Nhà nứớc càng tăng lên Trong chiến lược phát triểnkinh tế xã hội 2011-2020 (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI) đã nêu rõtiếp tục phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi côngdân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội Mọi thành phầnkinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, cùng pháttriển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh,trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Trong quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà nước sử dụng hệ thống cáccông cụ cần thiết để thực hiện chức năng quản lý của mình như công cụđịnh hướng (kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế ), công

cụ kinh tế, tài chính tiền tệ (chính sách đầu tư, thuế, chi tiêu ngân sách,

hệ thống ngân hàng, lãi suất, tín dụng ), công cụ pháp lý (pháp luật,các văn bản pháp quy ), các công cụ tổ chức và giáo dục Trước thời

kỳ đổi mới kinh tế, Nhà nước ta quản lý nền kinh tế bằng cơ chế kếhoạch hóa tập trung mang nặng tính hành chính, quan liêu, bao cấp Cơchế quản lý kinh tế này dựa vào mệnh lệnh từ trên xuống và dựa vàoquan hệ hành chính tổ chức trực tiếp gắn liền với quan hệ kinh tế cấpphát - giao nộp Quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện bằngphương pháp hành chính đơn thuần thay cho phương pháp kinh tế vàgiáo dục Nhà nước đã bao cấp mọi hoạt động kinh tế bằng ngân sáchcủa Nhà nước Cơ chế quản lý này đã đưa đến sự thụ động, trông chờ,không cần tính toán hiệu quả, phục tùng triệt để những quy định xơcứng của cấp trên, thủ tiêu tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới, củacác chủ thể kinh tế

2 Đặc điểm quản lý Nhà nước về kinh tế

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức bằng phápquyền và thông qua một hệ thống các chính sách, với các công cụ quản

lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đấtnước đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế

Trang 4

trong nước và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tếquốc tế.

Nhiệm vụ chủ yếu quản lý vĩ mô nền kinh tế là đảm bảo cân đối cơbản trên tổng thể nên kinh tế tạo ra môi trường cho chủ thể kinh doanhtrên thị trường, dẫn dắt nền kinh tế quốc dân phát triển liên tục và tốc độcao Chức năng chủ yếu là vạch ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế

xã hội và các chính sách kinh tế đồng bộ Nhà nước vừa điều chỉnh kinh

tế vĩ mô đối với doanh nghiệp vừa phục vụ doanh nghiệp trên nhiều mặt,thực hiện sự thống nhất giữa vi mô và vĩ mô

Quản lý nền kinh tế quốc dân của cơ quan lập pháp, hành pháp, tưpháp của cchhinh1 quyền đối với nền kinh tế quốc dân Quản lý mangtính quyền lực Nhà nước có nghĩa lá một mặt, quản lý này lệ thuộc váochính trị, xuất phát từ chỗ Nhà nước là bộ phận trung tâm trong hệ thốngchính trị xã hội, là công cụ đặc biệt để thực hiện quyền lực chính trị củagiai cấp thống trị đối với giai cấp khác và xã hội Mặt khác, quản lý nàymang tính pháp quyền và thực hiện theo nguyên tắc pháp chế

Xuất phát từ hai đặc điểm trên, mục tiêu đặc ra là quản lý Nhà nước

về kinh tế là kuc5 tiêu kinh tế- xã hội, mục tiêu này được thực hiện tăngtrưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân Hiệu quả kinh tế – xã hội đượcxem như mục tiêu chuẩn để dạt được mục tiêu trên

3 Mục đích của quản lý nhà nước về kinh tế

3.1 Vì lợi ích giai cấp trong nền kinh tế và những phát sinh mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế.

Mác-Lênin, cho rằng giai cấp được phân hoá và hình thành tronglĩnh vực kinh tế Chỉ khi nào xem xét con người trong quá trình tái sảnxuất xã hội, người ta mới có khái niệm về giai cấp Giai cấp là một tậphợp những con người cùng vị trí trong nền kinh tế quốc dân Vị trí củacon người trong nền kinh tế được xem xét trên ba mặt: vị trí của họ đốivới tư liệu sản xuất (tức TLSX thuộc về ai), vị trí của họ trong quá trìnhquản lý nền kinh tế (tức, ai là chủ thể quản lý, ai là đối tượng quản lý) và

vị trí của họ trong quá trình phân chia thành quả lao động (tức, ai làngười có quyền phân chia thành quả lao động và quyết định hưởng thụ)

Vậy, chính trên lĩnh vực kinh tế lúc nào cũng có cuộc đụng độ giaicấp giữa một bên là giới chủ với một bên là giới thợ Cuộc đấu tranh này

Trang 5

đương nhiên là khóc liệt Trong quan hệ chủ-thợ, luôn có sự bóc lột quámức của chủ, sự thiếu sót của chủ trong việc bảo hộ và bảo hiểm laođộng Ngược lại, giới thợ thuyền cũng đấu tranh với chủ để bảo vệ lợi íchcủa mình, trong đó đôi khi cũng xảy ra sự đấu tranh quá mức của thợthuyền

Khi một xã hội cần đến cả hai giai cấp trên, xã hội đó không thể đểcho sự mâu thuẫn trên dẫn đến sự huỷ diệt tính mạng và tài sản của cảđôi bên

Cũng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà nước là công cụ của giai cấp,

có chức năng , nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi giai cấp Do đó, Nhà nước phảican thiệp vàokinh tế mới có thể bảo vệ quyền lợi kinh tế của giai cấpđược

Nhìn vào nền kinh tế nước ta chúng ta cũng có thể thấy rất rõ lý do

đó Trước đây, nền kinh tế nước ta chỉ có hai thành phần sở hữu là quốcdoanh và tập thể Do đó không có bóc lột Nhưng sau khi thực hiện đadạng hoá sở hữu về tư liệu sản xuất và mở cửa ra quốc tế, cho du nhập

tư bản nước ngoài vào nước ta, vấn đề giai cấp lập tức xuất hiện Tronghàng loạt doanh nghiệp đã nẩy sinh mâu thuẫn chủ thợ Nếu trước kiacần đến quản lý nhà nước về kinh tế là vì những lý do nào khác, thì ngàynay, ngoài các lý do kia, còn có thêm một lý do mới, thậm chí là lý dohàng đầu, là vấn đề bảo vệ quyền lợi giai cấp Sự bảo vệ này của Nhànước được hướng vào giai cấp chủ, giai cấp thợ hoặc cả hai Nhưng dùtrên hình thức, sự bảo vệ được hướng vào cả hai, về bản chất, bao giờcũng hướng vào giai cấp mà Nhà nước từ đó sinh ra

3.2 Các tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan trong hoạt động kinh tế.

Những tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan tronghoạt động kinh tế, đó là:

Thứ nhất, về nguồn nhân lực, trong thời đại ngày nay, con người

được coi là một nguồn lực của sự phát triển kinh tế Bởi vậy, việc phát

triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí

trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực Phát triển nguồnnhân lực của một quốc gia chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượngnguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinhthần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn

Trang 6

nhân lực.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếngày càng sâu rộng hơn, rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước nhằm phát triển bền vững Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khuvực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượngcao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn

Thứ hai, về khoa học công nghệ, đội ngũ cán bộ khoa học - công

nghệ nước ta còn nhỏ bé, chất lượng thấp; khả năng về vốn, phương tiệnnghiên cứu ở nước ta cũng còn hạn hẹp Vì vậy, không thể cùng một lúcđầu tư để phát triển tất cả các lĩnh vực khoa học - công nghệ mà phải lựachọn những lĩnh vực nhất định để đầu tư Lựa chọn đúng sẽ tạo điều kiệncho khoa học - công nghệ phát triển và ngược lại Vì thế , phương hướngchung cho sự phát triển khoa học - công nghệ ở nước ta là: phát huynhững lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ côngnghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học,tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơnnhững thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triểnkinh tế tri thức Xác định phương hướng đúng cho sự phát triển khoa học

- công nghệ là cần thiết nhưng khoa học - công nghệ chỉ phát triển khiđược bảo đảm những điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết Những điều kiện

đó là: đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ có số lượng đủ lớn, chất lượngcao; đầu tư ở mức cần thiết; các chính sách kinh tế-xã hội phù hợp

Thứ ba, về chính sách đối ngoại, ngày nay cuộc cách mạng khoa

học và công nghệ cùng với xu thế toàn cầu hoá kinh tế đã và đang tạo ramối liên hệ và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốcgia Do đó, việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước kháctrở thành một tất yếu kinh tế, tạo ra khả năng và điều kiện để các nướcchậm phát triển tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chứcquản lý để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước Vì vậy, chúng ta phải cần có một đường lối kinh tế đối ngoại đúngđắn vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, kết hợp được sức mạnh của dân tộc vớisức mạnh của thời đại, giữ vững được độc lập, chủ quyền dân tộc, xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta

3.3 Sự tham gia của Nhà nước vào nền kinh tế quốc dân

Trang 7

Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân,thế nhưng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp mang tính tự giác,

sự nghiệp đó phải do một Đảng Cộng sản tiên phong, có bề dày kinhnghiệm chiến đấu, biết tự đổi mới không ngừng lãnh đạo Tăng cường sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công nghiệp hoá, hiện đạihoá trước hết là phải tiếp tục giữ vững ổn đinh về chính trị, Đảng Cộngsản Việt Nam phải là người lãnh đạo duy nhất, trực tiếp và toàn diện mọihoạt động của xã hội Việt Nam Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc huyđộng các nguồn lực của đất nước nhằm đáp ứng yêu cầu của côngnghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại Thứ hai,công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được tiến hành theo đường lối, quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là nhân tố trực tiếp bảo đảmthắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước có chức năng quản lý kinh tế - xãhội, Nhà nước ta có sứ mệnh tổ chức thực hiện đường lối công nghiệp hoácủa Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua việc thực thi cơ chế, chính sách

và điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm thực hiện các mục tiêucủa công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng ta đã đề ra Có thể nói,thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trực tiếp phụthuộc vào vai trò quản lý kinh tế-xã hội của Nhà nước

4 Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước ta

Khẳng định trước hết bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân,

do dân và vì nhân dân Để quản lý kinh tế, Nhà nước đóng vai trò chủ thểquản lý, làm cho nền kinh tế tăng trưởng, đi đôi với giải quyết tốt các vấn

đề xã hội, tạo điều kiện để nhân dân sống và làm ăn theo pháp luật; Vềmặt Nhà nước, thì Nhà nước là cơ quan thực thi quyền lực của nhân dân,bảo vệ lợi ích của quốc gia, chủ sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu;vận hành nền kinh tế bằng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nướctheo định hướng XHCN; Nền kinh tế thị trường ở nước ta còn sơ khai, chonên vai trò của Nhà nước rất nặng nề và quan trọng:

+Nhà nước phải tạo điều kiện thúc đẩy thị trường ra đời phù hợp với

xu hướng thời đại, đồng thời phải điều tiết thị trường để nền kinh tế ổnđịnh & phát triển

+Nhà nước phải kiên quyết đấu tranh khắc phục, hạn chế tối đanhững khuynh hướng: phân hóa giàu nghèo quá mức và tâm lý sùng bái

Trang 8

đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên nhân phẩm, đạo đức… đồng thờihạn chế và khắc phục khuyết điểm, yếu kém của bộ máy Nhà nước.

+Nhà nước phải vận hành nền kinh tế bằng cơ chế quản lý mới, địnhhướng XHCN phù hợp với bản chất của Nhà nước ta

Tuy nhiên, khi khẳng định sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhànước thì cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng tời cái được - cái mất của sự canthiệp ấy Cách giải quyết không phải là bỏ mặc thị trường, mà phải lànâng cao hiệu quả của sự can thiệp đó Nhà nước có một vai trò chínhđáng và thường xuyên trong các nền kinh tế hiện đại Vai trò đó của Nhànước đặc biệt thể hiện rõ rệt ở việc xác định "các quy tắc trò chơi" để canthiệp vào những khu vực cần có sự lựa chọn, thể hiện nhưng khuyết tậtcủa thị trường, để đảm bảo tính chỉnh thể của nền kinh tế và để cung cấpnhững dịch vụ phúc lợi Quả thực, không thể phủ nhận vai trò của Nhànước trong các lĩnh vực như: ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sáchtài chính và tiền tệ, củng cố an ninh quốc phòng, cung cấp hàng hoácông cộng, chống ô nhiễm môi trường, phát triển giáo dục tăng thu nhập

và nâng cao phúc lợi xã hội, tạo dựng một bộ khung xã hội được sự điềuhành của luật pháp, định hướng cạnh tranh một cách có hiệu quả bằngcách giảm độc quyền…

a) Vai trò của Nhà nước trong quốc phòng và trong việc sản xuất, tiêu dùng các hàng hoá công cộng

Quốc phòng là một ví dụ chứng tỏ vai trò tối quan trọng của Nhà nước.Điều đó được quyết định bởi quốc phòng là một kiểu hàng hoá hoàn toànkhác hẳn với các loại hàng hoá vật thể khác ở chỗ, người ta không trảtiền cho mỗi đơn vị sử dụng mà mua nó như một tổng thể nhằm mụcđích bảo vệ an ninh của cả một quốc gia Ở đây, bảo vệ cho một cá nhânkhông có nghĩa là giảm bảo vệ cho người khác, bởi tất cả mọi người tiêuthụ các dịch vụ quốc phòng một cách đồng thời Các loại hàng hoá kiểunhư vậy được gọi là hàng hoá công cộng, bởi không một doanh nghiệp tưnhân nào có thể bán quốc phòng của toàn dân cho các công dân riêng lẻ

và coi đó là nghề kinh doanh thu lãi Đơn giản là không thể có chuyệndịch vụ quốc phòng lại được đem rao bán cho những người cần hoặckhông thực hiện bảo vệ an ninh quốc gia, cho những người từ chối chi trảkinh phí cho quốc phòng Hơn nữa, hàng hoá công cộng là thứ hàng hoákhông thể định giá chính xác được, cho nên tư nhân không thể cung cấp

Trang 9

Đấy là nguyên nhân chính giải thích vì sao quốc phòng phải do Nhà nướcđiều hành và chi phí cho quốc phòng phải được lấy từ nguồn tài chínhcông, từ ngân sách Nhà nước có được thông qua thuế

b) Vai trò của Nhà nước trong việc tạo dựng bộ khung xã hội và luật pháp

Để thực hiện đúng đắn chức năng phân phối của mình, nền kinh tế thịtrường đòi hỏi một loạt thể chế phát triển cao, trong đó có hệ thống pháp

lý để chống lại bạo lực và gian lận bao gồm: hệ thống có liên quan tớinhững quyền sở hữu, những điều luật về phá sản và khả năng thanhtoán, hệ thống tài chính với ngân hàng trung ương và các ngân hàngthương mại để giữ cho việc cung cấp tiền mặt được thực hiện một cáchnghiêm ngặt… Thật vậy, trong các nền kinh tế thị trường không có gì bảođảm để không diễn ra bạo lực và gian lận Đó là lý do tại sao Nhà nướccần phải có lưu trữ văn bản, hồ sơ, chứng từ về đất đai, nhà ở, đảm bảocác hợp đồng mua bán tất cả các loại sản phẩm Cả người mua lẫn ngườibán đều muốn là khi cả hai phía đã đồng ý trao đổi thì sự thoả thuậnnhất định phải được thực hiện Tình hình đó cũng giống như đối với quan

hệ giữa người chủ và người làm công Người lao động đã với tư cách cánhân hay tập thể trong các tổ chức hiệp hội cũng đều có sự thoả thuậnnhất định về điều kiện làm việc, tiền lương với chủ sử dụng lao động Nếunhư không có sự đảm bảo cho các thoả thuận ấy, nghĩa là không có sựthực thi của luật pháp thì các giao dịch trên thị trường trở nên khó mà cóthể thực hiện.3

5 Đối tượng, phạm vi quản lý Nhà nước về kinh tế

Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân là: quản lý trênlãnh thổ quốc gia, kể cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, quản lý bộphần cấu thành nền kinh tế gồm tài nguyên quốc gia, kết cấu hạ tầngkính tế, quỹ tiền tệ quốc gia, dự trữ ngoại tệ và vàng cùng các kim loạiquý, hệ thống các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu, quản lý mọingành nghê kinh tế hợp thành hệ thống kinh tế quốc dân đối với tàinguyên quốc gia Nhà nước quản lý toàn diện và tuyệt đối , đối với doanhnghiệp Nhà nước quản lý các mặt định hình hình thức sơ hữu của nềnkinh tế, của doanh nghiệp, Nhà nước can thiệp vào cơ chế quản lý doanhnghiệp của quá trình hình thành lực lượng sản xuất của xã hội, nhưng nói

3 http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/vaitro_nhanuoc_kttt.html

Trang 10

chung là sự can thiệp có mức độ nhất định mà chủ yếu các doanh nghiệp

có quyền tự chủ của mình trong việc quyết định sản xuất gì, và như thếnào và Nhà nước thực hiện chức năng quản lý

Chương 2: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

1 Nhà nước

1.1 Sự ra đời của Nhà nước

Ngay từ khi con người xuất hiện trong tiến trình lịch sử, cuộc sốngcộng đồng đã hình thành, lúc đầu chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ hẹp (nhómnhỏ, bầy,đàn ) rồi mới phát triển thành các cộng đồng quy mọ lớn hơn.Trong cuộc sống cộng đồng, giữa các con người nay sinh các va vấp,xung đột đòi hỏi phải có một cơ chế và tổ chức xử lý các va vấp, xung độtnày, dần dần hình thành nên quy tắc xử sự chung được tuyệt đại đa sốtrong cộng đồng chấp thuận và tuân thủ Trong xã hội công sản nguyênthủy, khi lực lượng sản xuất còn kém phát triển, xã hội chưa có của cải

dư thừa, chưa có tư hữu và xã hội chưa phân chia thành giai cấp, chưa có

sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn người thì những quy tắc xử

sự chung của toàn xã hội, mà hỉnh thức biểu hiện của nó là các phongtục, tập quán, các quy tắc lễ nghi, tôn giáo được thực hiện bằng sự tựgiác của mỗi người trong xã hội và bằng uy tính của các thủ lĩnh, của cáclãnh tụ trong cộng đồng.4

4 GS.TS Đỗ Hoàn Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu, Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản lao động và xã hội, trang 6

Trang 11

Trong các đặc trưng về bản chất, đặc trung về mặt kinh tế bao gồmvấn đề sản xuất và vấn đề lợi ích kinh tế là quan trọng nhất, bởi các hoạtđộng kinh tế ngày càng trở thành một trong những hoạt động cốt lỗi của

xã hội Các Nhà nước trước chủ nghĩa tư bản về cơ bản là đại diện choquyền lợi thiểu số giai cấp thống trị giàu có nhằm bốc lột, nô dịch đại đa

số nhân dân lao động trong và ngoài nước Đặc biệt là Nhà nước tư sản,thông qua pháp luật, chính sách và các công cụ quản lý khác để chi phốicác hoạt động kinh tế và xã hội, duy trì và phát triển lợi ích của các nhà

tư bản Dù dưới nhiều hình vẻ khác nhau, các nhà lý luận bênh vực chocác nhà tư sản đã không phủ nhận bản chất giai cấp của Nhà nước.5

1.2 Nhà nước với vấn đề kinh tế

Nhà nước vừa là một thiết chế xã hội vừa là một tổ chức xã hội Làmột thiết chế xã hội nên Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị Làmột tổ chức xã hội, Nhà nước đồng thời là bộ máy công quyền của xã hội,được sử dụng để duy trì trật tự xã hội vì lợi ích của giai cấp thống trị vàcủa xã hội Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò và chức năng quản lýcủa Nhà nước càng tăng lên Chức năng đối nội của Nhà nước là quản lýhành chính bao gồm việc quản lý trật tự xã hội, sắp xếp và giải quyết mốiquan hệ giữa các cá nhân, các giai cấp, các tầng lớp dân cư, các cộngđồng dân tộc và chức năng đối ngoại là quản lý lãnh thổ quốc gia, thiếtlập bang giao với các nước Để thực hiện hai chức năng này, tất cả cácNhà nước đều phải có cơ sở kinh tế nhất định Như vậy, Nhà nước với tưcách là công cụ thống trị của giái cấp, là một thể chế chính trị phải nắmlấy kinh tế , làm chức năng kinh tế để quản lý xã hội nhằm phục vụ chogiai cấp thống trị Hơn nữa kinh tế là nền tảng của đời sống xã hội, là cơ

sở của hệ thống chính trị , cho nên Nhà nước càng phải làm chức năngkinh tế và quản lý kinh tế Trong các Nhà nước ngày nay không có Nhànước nào đứng trên ngoài kinh tế

2 Tính khách quan của quản lý Nhà nước về kinh tế 6

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam là nềnkinh tế thị trường có điều tiết, có sự quản lý vĩ mô của nhà nước Điều đó

có nghĩa là nền kinh tế nước ta vừa chịu sự điều tiết của thị trường vừa

5 GS.TS Đỗ Hoàn Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu, Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản lao động và xã hội, trang 7

6 Tài liệu ôn tập những vấn đề quản lý Nhà nước về kinh tế, Học viện hành chính quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh,

2006, trang 5,6,7

Trang 12

chịu sự điều tiết của nhà nước (quản lý của nhà nước) Nói cách khác,quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam là cần thiết khách quan, vì những lý do sau đây:

2.1 Khắc phục những hạn chế của thị trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.

Sự điều tiết của thị trường đối với phát triển kinh tế thật kỳ diệunhưng vẫn có những hạn chế cục bộ Ví dụ về mặt phát triển hài hoà xãhội; nó bộc lộ hạn chế của điều tiết của thị trường Kinh tế thị trường khó

có thể đạt được sự hài hoà trong việc phân phối thu nhập xã hội, nângcao chất lượng cuộc sống xã hội, phát triển cân đối kinh tế xã hội giữacác vùng… Thị trường cũng không thể khắc phục những khuyết tật củanền kinh tế thị trường và những mặt trái đã nêu ở trên Điều đó sẽ khôngphù hợp và cản trở việc thực hiện đầy đủ những mục tiêu phát triển kinh

tế – xã hội đã đề ra Vì thế Quản lý nhà nước đối với kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết để khắc phục những hạnchế, bổ sung chỗ hổng của sự điều tiết của thị trường đảm bảo mục tiêuphát triển kinh tế xã hội Đó cũng là thực hiện nhiệm vụ hàng đầu củaquản lý nhà nước về kinh tế

2.2 Bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình, Nhà nước phải giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyên và cơ bản trong nền kinh tế quốc dân.

Trong quá trình hoạt động kinh tế, con người có mối quan hệ vớinhau Lợi ích kinh tế là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ đó vì mọi thứ

mà con người phấn đấu đều liên quan đến lợi ích của mình Trong nềnkinh tế thị trường, mọi đối tác đều hướng tới lợi ích kinh tế riêng củamình Nhưng khối lượng kinh tế lại có hạn và không thể chia đều cho mọingười, nên xảy ra sự tranh giành về lợi ích và từ đó phát sinh ra nhữngmâu thuẫn về lợi ích Trong nền kinh tế thị trường có những loại mẫuthuẫn cơ bản sau đây:

- Mâu thuẫn giữa các doanh nhân với nhau trên thương trường

- Mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp

- Mâu thuẫn giữa giới sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồngtrong việc sử dụng tài nguyên và môi trường không tính đến lợi ích chungtrong việc họ cung ứng những hàng hoá và dịch vụ kém chất lượng đe

Ngày đăng: 14/12/2018, 22:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w