1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 1000 ha tỉnh Tây Ninh www.duanviet.com.vn 0918755356

62 597 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

Tên dự án: Trồng chuối công nghệ cao LPM Địa điểm thực hiện: Xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.. Diện tích

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -    -

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TRỒNG CHUỐI CÔNG NGHỆ CAO LPM

Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Bất Động Sản LPM

Địa điểm: Xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

_ Tháng 12/2018 _

Trang 2

Dự án Trồng chuối công nghệ cao LPM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -    -

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TRỒNG CHUỐI CÔNG NGHỆ CAO LPM

CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN

BẤT ĐỘNG SẢN LPM

LÊ HỒNG LINH

ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU

TƯ DỰ ÁN VIỆT

NGUYỄN VĂN MAI

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 4

I Giới thiệu về chủ đầu tư 4

II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 4

III Sự cần thiết xây dựng dự án 4

IV Các căn cứ pháp lý 5

V Mục tiêu dự án 6

V.1 Mục tiêu chung 6

V.2 Mục tiêu cụ thể 6

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 8

I Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 8

I.1 Điều kiện tự nhiên 8

II.2 Tình hình kinh tế xã hội 11

II Quy mô của dự án 12

II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường 12

II.2 Quy mô đầu tư của dự án 14

III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án 15

III.1 Địa điểm thực hiện 15

III.2 Hình thức đầu tư 15

IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án 15

IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án 15

IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 15

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 17

I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình 17

II Phân tích lựa chọn phương pháp giảng dạy áp dụng trong dự án 17

II.1 Kỹ thuật trồng và thu hoạch chuối 17

II.2 Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây trồng 23

Trang 4

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 27

I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.27 II Các phương án xây dựng công trình 27

III Phương án tổ chức thực hiện 28

IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án 28

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG 29

I Đánh giá tác động môi trường 29

I.1 Giới thiệu chung 29

I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 29

II Tác động của dự án tới môi trường 30

II.1 Giai đoạn xây dựng dự án 30

II.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 31

III Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm 31

III.1 Giai đoạn xây dựng dự án 31

III.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 32

IV Kết luận 32

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 34

I Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án 34

II Nguồn vốn thực hiện dự án 35

III Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án 39

III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 39

III.2 Phương án vay 39

III.3 Các thông số tài chính của dự án 40

KẾT LUẬN 43

I Kết luận 43

II Đề xuất và kiến nghị 43

Trang 5

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 44

Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án 44

Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án 47

Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án 50

Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án 54

Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 55

Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án 56

Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án 57

Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án 58

Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án 59

Trang 6

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I Giới thiệu về chủ đầu tư

 Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BẤT ĐỘNG SẢN LPM

 Giấy phép ĐKKD số: 0315358751

 Đại diện pháp luật: Ông LÊ HỒNG LINH Chức vụ: Giám đốc

 Địa chỉ trụ sở: 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

II Mô tả sơ bộ thông tin dự án

Tên dự án: Trồng chuối công nghệ cao LPM

Địa điểm thực hiện: Xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án

Tổng mức đầu tư: 453.040.106.000 (Bốn trăm năm mươi ba tỷ, không

trăm bốn mươi triệu một trăm linh sáu nghìn đồng) Trong đó:

Vốn tự có (huy động): 135.912.032.000 đồng

Vốn vay : 317.128.074.000 đồng

III Sự cần thiết xây dựng dự án

Mặc dù sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ở Tây Ninh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn duy trì được tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 5 năm tiếp tục tăng trưởng, đạt 13.301 triệu USD, trong

đó nhóm hàng nông sản đạt 2.583 triệu USD; riêng năm 2017 các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhóm hàng nông sản đạt mức tăng trưởng khá

Trong giai đoạn 2013 – 2017, cơ cấu cây trồng chuyển biến rõ nét theo hướng tập trung, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường

và công nghiệp chế biến Giá trị sản xuất trồng trọt thực hiện đạt 19.755 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2013

Ngành nông nghiệp cũng đã chuyển đổi mạnh một số nông sản hiệu quả thấp sang trồng các loại cây ăn trái quy mô tập trung, có giá trị kinh tế cao, đem lại giá trị tăng thêm 3-4 lần so với cây truyền thống, phát triển nông nghiệp sạch cũng được tỉnh chú trọng, đến nay có trên 5% nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và nhiều diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP như rau an toàn 17

ha, cây ăn trái 500 ha, lúa 1.986 ha Các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP,

Trang 7

nghiệp Dự kiến diện tích mía của tỉnh sẽ giảm từ 25.000ha xuống còn 15.000ha; diện tích cao su từ 98.000ha giảm xuống còn 85.000ha; giảm diện tích mì từ 60.000ha còn khoảng 45.000ha Diện tích đất trồng cao su, mía, mì… giảm xuống có thể chuyển đổi sang các cây trồng khác phù hợp với thổ nhưỡng, như cây ăn quả, rau sạch, điều…

Bên cạnh đó, qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nông sản tại địa bàn tỉnh và tiếp cận các nhà thu mua quốc tế, chúng tôi nhận thấy nhu cầu nguồn cung của Thế Giới về chuối rất cao Diện tích chuối trên toàn thế giới hện nay khoảng 5 triệu ha, sản lượng bình quân 110 triệu tấn Lớn nhất là Ấn Độ 800 ngàn ha tiếp theo là Brazil,Trung Quốc, Philiphin với 500 ngàn ha Xuất khẩu trên thị trường chuối thế giới đạt 15 tỷ USD/năm Giá chuối xuất khẩu giao động bình quân mốc 650 USD -715 USD tấn Đặc biệt, qua nghiên cứu, khảo sát nhận thấy, Chuối có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp với điều kiện đất đai ở Việt Nam Do đó, để góp phần thực hiện mục tiêu định hướng phát triển ngành, Chúng tôi phối hợp cùng Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập “dự án chuyển đổi cây trồng” trình các cơ quan ban ngành có liên quan, chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án Với các nội dung được thể hiện chi tiết trong dự án đầu tư

Do đó, để góp phần thực hiện mục tiêu định hướng phát triển ngành, Chúng tôi phối hợp cùng Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập “Dự án Trồng chuối công nghệ cao LPM” trình các cơ quan ban ngành có liên quan, chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án Với các nội dung được thể hiện chi tiết trong dự án đầu tư

IV Các căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội; Quyết định số 500/2006/TTg, ngày 08/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 2044/QĐ-TTG ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Trang 8

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng;

Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

V Mục tiêu dự án

V.1 Mục tiêu chung

- Xây dựng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm nâng cao giá trị nông sản, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu;

- Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;

- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương;

- Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm xuất khẩu và cung ứng vào các hệ thống phân phối khó tính như siêu thị, nhà hàng,khách sạn…

Trang 10

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

I.1 Điều kiện tự nhiên

1 Vị trí

Huyện Châu Thành nằm trên tuyến biên giới phía tây nam của tỉnh Tây Ninh và của cả nước, có chung đường biên giới với tỉnh Svây Riêng (Campuchia) dài 48 km, có cửa khẩu Phước Tân và nhiều đường tiểu ngạch thông thương giữa hai nước

Đặc điểm biên giới đất liền đất, rừng liền rừng, sông có đoạn từ Vàm Trảng Trâu đến Bến Ra được coi là đoạn biên giới phân cách

2 Khí hậu

Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản

Trang 11

rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11) Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao

và ổn định Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40°C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hoà trong năm Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô

3 Đặc điểm địa hình

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam

Bộ (986 m) Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng

4 Tài nguyên đất

Tây Ninh có 05 loại đất chính với tổng diện tích 402.817 ha; trong đó:

- Nhóm đất xám có khoảng 344.928 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 85,63% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình cao; đặc điểm chung là thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng

- Nhóm đất phèn: Tổng diện tích đất phèn có khoảng: 25.359 ha, chiếm 6,3% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ven sông Vàm Cỏ Đông

- Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 6.850 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích tự nhiên được phân bố vùng đồi núi ở huyện Tân Biên, Tân Châu, Loại đất này thích hợp cho việc trồng rừng, cây công nghiệp

- Nhóm đất phù sa: Đất phù sa ở Tây Ninh có khoảng 1.775 ha, chiếm 0.44% diện tích đất tự nhiên

- Nhóm đất than bùn chôn vùi: Đất này có diện tích 1.072 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên nằm xen các vùng đất phèn men theo hạ lưu trũng của sông Vàm Cỏ

Cùng với điều kiện khí hậu ôn hòa, đất đai ở Tây Ninh có nhiều thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp, có thể phù hợp cho việc canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau, cây công nghiệp ngắn và dài ngày như mía, mì, đậu phọng, cao su … các loại cây ăn quả và rau màu khác

Trang 12

5 Tài nguyên rừng

Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm 1990).Theo qui hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng 70.000 ha/diện tích tự nhiên của toàn tỉnh

6 Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của Tây Ninh chủ yếu thuộc khoáng sản phi kim loại như: đá vôi, than bùn, cuội sỏi, cát, sét

- Đá vôi có trữ lượng khoảng 76 triệu tấn, phân bố ở đồi Tống Lê Chân, Sóc Con Trăn và Chà Và (huyện Tân Châu

- Than bùn ước tính trữ lượng khoảng 6 triệu tấn với các mỏ lớn như Thôn Bền, Trí Bình, Thanh Hàm, Ninh Điền (huyện Châu Thành), Long Chữ, Tiên Thuận (huyện Bến Cầu) và Bà Nhã (huyện Trảng Bàng)

- Cuội, sỏi, và cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3 tập trung ở Tân Châu, Châu Thành, Hòa Thành và Trảng Bàng

- Sét làm gạch ngói có trữ lượng khoảng 18 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh như huyện Tân Châu, Tân Biên, Thị xã Tây Ninh, Châu Thành, Gò Dầu và Bến Cầu

Tây Ninh có một số mỏ nước khoáng thiên nhiên, trong đó, mỏ nước khoáng ở xã Ninh Điền, huyện Châu Thành đã được thăm dò chi tiết, được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước cấp giấy phép khai thác Hiện nay nhà máy nước khoáng Ninh Điền có công suất 11.000 lít/ngày đang được triển khai xây dựng

7 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617 km, trung bình 0,11 km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh

có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục

vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối,

Trang 13

kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2

Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh - Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 – 100 ngàn m3/giờ Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

II.2 Tình hình kinh tế xã hội

Năm 2017 hầu hết các tiêu chí của ngành Nông nghiệp đều tăng trưởng so với năm trước Giá trị sản xuất nông- lâm-thủy sản đạt 25.720 tỷ đồng, tăng 3,1% Tổng diện tích gieo trồng năm 2017 đạt 389.963 ha, tăng 0,4%

Chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả thấp sang quy

mô trang trại tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đảm bảo an toàn sinh học, giá trị sản xuất đạt 3.541 tỷ đồng, tăng 5,7%; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt

770 ha, giá trị sản xuất 428 tỷ đồng, vượt 7,8% kế hoạch

Công tác bảo vệ khoanh nuôi rừng tự nhiên thực hiện tốt, đã trồng mới được 127 ha, giá trị sản xuất đạt 315 tỷ đồng, tăng 0,3%

Trong năm 2017, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Tây Ninh tập trung chuyển đổi cây trồng từ diện tích trồng cây kém hiệu quả như cao su, mì, lúa sang các loại cây ăn trái; triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, xây dựng đề án, phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (VietGahp), ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các mô hình chăn nuôi giúp nâng cao thu nhập cho nông dân; duy trì 22/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến cuối năm 2017 sẽ có thêm 5 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 27/80 xã; đảm bảo 97,7% dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh

Huyện Châu Thành cũng đã triển khai thực hiện mô hình liên kết thâm canh lúa theo hướng VietGap và cánh đồng lớn vụ Hè Thu tại 9 xã với diện tích 1.713 ha, tăng 14,7% so cùng kỳ

Đáng chú ý là thiên tai trong năm làm thiệt hại 435,5 ha cây trồng, 19 căn nhà với tổng giá trị thiệt hại khoảng 8 tỷ đồng Riêng đợt mưa lớn và triều cường dâng tháng 10.2017 gây ngập 181 căn nhà, thiệt hại 73,1 ha cây trồng, 3,435 ha ao nuôi cá, ngập cục bộ 16 tuyến đường Đến nay, các xã vẫn đang rà soát đánh giá chính xác thiệt hại

Trong khi đó, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng của huyện ước đạt 3.933 tỷ đồng, chỉ số phát triển so năm 2016 đạt 103,38%

Trang 14

Trong năm, trên địa bàn huyện có 12 dự án xin đầu tư Trong đó UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư 4 dự án, gồm dự án đầu tư nhà máy sản xuất sơn nước và bột bả tường của Công ty TNHH Skey Việt Nam thuộc Cụm công nghiệp Ninh Điền, tổng vốn đầu tư 28 tỷ đồng; dự án xây dựng mới chợ Hòa Bình của Công ty TNHH thiết kế Kiến trúc và nội thất xây dựng sản xuất Phúc Gia Hy, tổng vốn đầu tư 24 tỷ đồng; dự án sản xuất gạch không nung của Công

ty TNHH MTV Gạch Block Xanh, tổng vốn đầu tư 1 tỷ đồng; dự án Trung tâm văn hóa - Giải trí và ẩm thực vùng biên của Công ty CP Xây dựng Thương mại Thanh Điền, tổng vốn đầu tư 7 tỷ đồng

Theo UBND huyện Châu Thành, trong năm 2017, việc thực hiện các dự án lớn trên địa bàn được đẩy nhanh tiến độ, chuyển biến tích cực như dự án Bến xe Đồng Phước, dự án chợ huyện, dự án chợ Hòa Bình, dự án xây dựng siêu thị Trên địa bàn huyện cũng được thành lập mới 3 HTX (Ninh Điền, Hoà Thạnh, Thị trấn), giải thể 1 HTX (An Bình) Đến nay toàn huyện có 16 HTX đang hoạt động (2 Quỹ TDND, 8 HTX dịch vụ thủy lợi, 5 HTX dịch vụ nông nghiệp, 1 HTX vận tải); còn 2 HTX thủy lợi (Trí Bình, Hảo Đước) chưa chuyển đổi đăng ký lại

II Quy mô của dự án

II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường

Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ thời điểm trước Tết Nguyên đán đến nay, giá chuối tại Quảng Trị đã tăng mạnh với mức giá mỗi buồng chuối (từ 4-6 nải) khoảng 300.000 đồng trở lên, tăng 20 - 30% so với năm trước

Trước tình hình các thương lái Trung Quốc sang gom hàng khiến giá tăng cao, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công thương đã phát đi thông báo về thị trường chuối tại Trung Quốc nhằm cung cấp thêm thông tin cho người dân Theo đó, do diện tích trồng và sản lượng chuối của Trung Quốc thời gian qua đã giảm 25%; từ khoảng 430 nghìn ha và sản lượng 12 triệu tấn của năm

2015 xuống còn hơn 320 nghìn ha, sản lượng 9 triệu tấn vào năm 2016 khiến Trung Quốc phải nhập khẩu chuối từ một số nước láng giềng lân cận như Việt Nam, Lào, Myanmar Giá nhập khẩu trung bình dao động xung quanh 4 NDT/kg tùy chủng loại và chất lượng

Thống kê của Hải quan Trung Quốc cho biết, lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam năm 2017 đạt gần 51 nghìn tấn, kim ngạch đạt 24,3 triệu USD Tính đến

Trang 15

hết tháng 01/2018, lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam là 5.132 tấn với kim ngạch là 2,8 triệu USD

Tuy nhiên, giá bán lẻ mặt hàng chuối tại Trung Quốc từ đầu năm 2018 không ổn định, cụ thể từ tháng 01 – 02, giá dao động từ 3 – 3,5 NDT/kg, sau Tết

Âm lịch đến nay giá chuối giảm khoảng 40%, còn khoảng từ 1,5 – 2,5 NDT/kg Riêng chuối nhập khẩu có giá bán lẻ cao hơn chuối nội địa

Tại các tỉnh giáp biên giới Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam giá chuối bán lẻ cũng có biến động tương tự Thời điểm trước và sau Tết giá khá cao, khoảng trên 4 NDT/kg; đầu tháng 3, giá giảm mạnh khoảng 40-50%, chỉ còn hơn 2 NDT/kg Ở thời điểm hiện tại giá bán lẻ chuối tại Quảng Tây đã trở lại khoảng 4 NDT/kg

Tính đến thời điểm ngày 13/3/2018, giá chuối nhập khẩu từ Việt Nam, Lào

và Myanmar tại khu vực Vân Nam tăng nhẹ, mức tăng từ 0,1- 0,2 tệ/kg Riêng khu vực Hà Khẩu, Kim Bình (giáp Lào Cai và Lai Châu), giá dao động từ 2,1 – 2,8 NDT/kg đối với chuối chất lượng tốt và từ 1,7 - 2.1 NDT/kg đối với chuối có chất lượng trung bình

Đơn cử, cuối tháng 4 vừa qua, chuối đã xuất hiện tại chuỗi siêu thị Donkihote của Nhật Bản Đầu tháng 9, chuối của Việt Nam tiếp tục được bày bán tại AEON - chuỗi siêu thị lớn nhất của quốc gia này Việc chuối vào được thị trường Nhật không những khẳng định chất lượng khi được một trong những thị trường có yêu cầu cao nhất thế giới chấp nhận, mà còn giúp đa dạng hóa thị trường cho một trong những loại quả có tiềm năng XK lớn của nước ta

Theo các chuyên gia, thị trường Nhật Bản đang có nhu cầu cao đối với mặt hàng chuối nhập khẩu, với sức tiêu thụ xấp xỉ 1 triệu tấn/năm Mặc dù hiện nay, Philippines đang là quốc gia đứng đầu về lượng chuối nhập khẩu của Nhật Bản với thị phần lên đến 85%, nhưng các DN Nhật Bản đang có nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung cho thị trường Ngoài ra, chuối Việt Nam cũng được đánh giá cao

do có vị ngọt phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản và có mức giá

Trang 16

cạnh tranh Đặc biệt, nếu thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản - quốc gia có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm nhập khẩu, trái chuối sẽ có cơ hội thâm nhập được nhiều quốc gia khác

Với Hàn Quốc, đây được đánh giá là thị trường có yêu cầu gần tương đương như thị trường Nhật Bản, nhưng dễ tính hơn Khi đã thâm nhập tốt thị trường Nhật Bản, cơ hội cho trái chuối “phủ sóng” thị trường Hàn Quốc cũng tương đối cao

II.2 Quy mô đầu tư của dự án

Trang 17

1 Hệ thống cấp nước tổng thể 1 HT

2 Hệ thống thoát nước tổng thể 1 HT

III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án

III.1 Địa điểm thực hiện

Địa điểm thực hiện dự án: Xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

III.2 Hình thức đầu tư

Dự án Trồng chuối công nghệ cao LPM được đầu tư theo hình thức xây dựng mới

IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án

IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án

Bảng phân tích, tính toán nhu cầu sử dụng đất của dự án

IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các vật tư đầu vào để xây dựng như: nguyên vật liệu thiết bị và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và thiết bị các yếu

tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời

Trang 18

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này như nhân viên, dự kiến dự án sẽ có phương án tuyển dụng phù hợp để sau khi công trình thi công xong là dự án chủ động đi vào hoạt động Nên về cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án

Trang 19

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

NGHỆ

I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

II Phân tích lựa chọn phương pháp giảng dạy áp dụng trong dự án

II.1 Kỹ thuật trồng và thu hoạch chuối

1 Giống: Toàn bộ giống cây con được nhập từ Trung Quốc, Isareal,…

2 Kỹ thuật trồng:

- Chuẩn bị đất: nơi có mực nước ngầm cao, cần phải lên líp trước khi trồng sao

cho mặt líp cách mực nước cao nhất từ 0,6-1m

Trang 20

Chiều rộng líp trung bình 5-6m, được trồng 2 hoặc 3 hàng, kích thước hố trồng

40 x 40 x 40 cm, trộn lớp đất mặt với 3-5kg phân hữu cơ + 50gr P2O5 và thêm 10gr Furadan 3H cho vào hố

- Thời vụ: chuối được trồng quanh năm Tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa,

cây sinh trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao

- Khoảng cách trồng: thay đổi tùy theo giống và kỹ thuật để chồi Đối với chuối

xiêm 3x3m, chuối già 2x2,5m, chuối cau 2x2m, trồng theo hình chữ nhật hay nanh sấu

- Cách trồng: đặt mặt bầu đất (chuối con cấy mô) hay điểm tiếp giáp củ với

thân giả (dạng chồi và củ) thấp hơn mặt líp từ 10-15 cm nhưng đừng để nước đọng lại trong hố

- Chăm sóc: trồng cây chắn gió quanh vườn, hạn chế rách lá làm giảm năng suất

- Tưới nước: ở giai đoạn cây con tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần Vào mùa mưa (tháng 5-11 dl) thoát nước tốt cho vườn chuối, tháng 8-10 dl mưa nhiều dễ gây ngập úng

- Bón phân: 150-200gr N; 50gr P2 và 200-250 gr K2O/cây/vụ

Bón lót: toàn bộ P2 cho vào hố trước khi trồng, ở những vụ kế thì bón sau khi thu hoạch hay đầu mùa mưa

Bón thúc:

Lần 1: sau khi trồng (SKT) 1,5 tháng bón 30%

lượng N và 30% lượng K2O

Lần 2: khoảng 4,5 tháng SKT bón 30% lượng N và 30% lượng K2O

Ở giai đoạn cây con, có thể chia lượng phân ra làm nhiều lần tưới cho cây Khi cây trưởng thành ta có thể bón phân theo hốc hay xới nhẹ quanh gốc theo tán cây cho phân vào lấp đất lại

Trang 21

- Tỉa chồi và để chồi:

Tỉa chồi phải thường xuyên khoảng 1tháng/lần, dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh sinh trưởng Nên tỉa vào lúc trời nắng ráo, tránh để đọng nước xung quanh làm chồi con bị thối lây sang cây mẹ Việc để chồi thực hiện sau khi trồng 5 tháng, chừa cây con mập, khoẻ mọc cách xa cây mẹ trên 20cm, sao cho mỗi bụi có 3 cây cách nhau khoảng 4 tháng

- Bẻ bắp-che và chống quày: sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa Dùng túi polyetylen có đục lỗ để bao quày để giữ cho màu sắc vỏ trái được đẹp hơn, hạn chế bù lạch chích hút trái non và sẽ làm tăng năng suất quày thêm 1kg

Nên dùng cây chống quày tránh đỗ ngã

3 Sâu bệnh hại chính:

- Sùng đục củ: ấu trùng có màu trắng, đục thành những đường bên trong củ, chất bài tiết có màu vàng nâu, mịn, làm thối củ, cây tăng trưởng kém, buồng nhỏ, trái lép không phát triển được

Phòng trị: vệ sinh vườn chuối thường xuyên, sử dụng Furadan hay Basudin rải trên cổ gốc chuối hoặc dùng bả mồi là những khúc thân chuối bổ đôi úp quanh gốc để bắt thành trùng

- Sâu cuốn lá: Sâu non màu trắng đầy phấn Cắn lá chuối cuộn lại làm nhộng bên trong Gây hại tập trung vào đầu và cuối mùa mưa, phổ biến nhất trên các vườn chuối xiêm

Biện pháp thông thường là ngắt bỏ các lá bị cuốn và giết sâu

- Bù lạch: thành trùng rất nhỏ, có màu nâu hay đen thường tập trung ở các lá bắc để chích hút các trái non, làm trái có những chấm màu nâu đen (ghẻ) làm mất vẻ đẹp, rất khó xuất khẩu

Phòng trị: phun thuốc Decis hoặc Sherpa 25 EC ở giai đoạn mới trổ và trái còn nhỏ

- Tuyến trùng: xâm nhiễm vào rễ làm vỡ vách tế bào, ngăn cản rễ hút dinh dưỡng Cây sinh trưởng kém, quày nhỏ, trái lép rễ có các vết u, thối đen Phòng trị: loại cây bệnh ra khỏi vườn, rải Basudin hay Furadan 20-30 kg/ha Phải khử đất và xử lý con giống trước khi trồng

Trang 22

- Bệnh đốm lá: Sigatoka vàng và Sigatoka đen gây hại trên lá tạo ra những hình bầu dục có màu nâu với viền vàng rất rõ Đối với Sigatoka đen những đốm bệnh có màu sậm hơn và xuất hiện ở mặt dưới của lá Bệnh phát triển mạnh vào những tháng mùa mưa, ảnh hưởng tới năng suất cây

Phòng trị: vệ sinh vườn, cắt bỏ những lá bệnh đem đốt, thoát nước tốt Phun Bordeaux 2% hay Benomyl, từ 2-4 tuần/lần trong mùa mưa

- Bệnh héo rủ Panama: các lá bị vàng từ bìa lá vào gân chính và từ các lá dưới lên các lá trên Khi cắt ngang thân giả thấy các mạnh dẫn truyền có màu nâu đỏ Quày

và trái nhỏ phát triển không bình thường (lép), chín sớm Gây hại nặng trên các vườn chuối Xiêm ở độ 2-3 năm tuổi trở lên

Phòng bệnh: tiêu hủy cây bệnh, khử đất đối với vôi hoặc Bordeax, chọn cây con không bị bệnh và phải xử lý trước khi trồng

- Bệnh chùn đọt: cây có nhiều lá mọc chụm lại ở ngọn thân giả, lá nhỏ, bìa vàng hay cuốn cong đi, cuống lá rất ngắn Trên phiến lá có các sọc xanh lợt chạy song song với các gân phụ

Bệnh lây lan trực tiếp qua con giống và trung gian truyền bệnh như rầy mềm Pentalonia nigronervosa coq, sống ở các bẹ lá chuối, tuyến trùng trong đất nhằm truyền vi rút từ cây này sang cây khác

Phòng bệnh: loại bỏ cây bệnh khỏi vườn, chọn ra con chuối sạch bệnh để trồng, phun thuốc diệt côn trùng, thường xuyên quan sát vườn chuối để phát hiện bệnh kịp thời

Trang 23

4 Thu hoạch và bảo quản:

Từ trồng đến chuối trổ khoảng 6-10 tháng và từ trổ đến thu hoạch khoảng 60-90 ngày tùy theo giống Thường

độ chín của quả được xác định qua màu sắc vỏ, độ no đầy

và góc cạnh của trái

Lúc thu quày tránh làm cho trái bị trầy xước, sau

đó tách ra từng nải nhúng vào dung dịch Tecto 0,2% để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ

Sơ chế

– Chuối phải được thu hái cẩn thận, không để giập buồng, giập quả, không để bẩn tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật gây hại làm hỏng quả chuối trong quá trình bảo quản

– Sau khi thu hái, để chuối ráo nhựa khoảng một đến hai ngày mới xử lý sơ chế vào bảo quản Nếu thu hái về đem xử lý bảo quản ngay thì cuống quả mềm

ra, quả bị rụng khỏi nải (khỏi buồng )

Bảo quản trong điều kiện thường

– Nếu chuối được vận chuyển đến nơi chế biến không quá xa, thời gian bảo quản nguyên liệu trước khi chế biến không quá lâu thì có thể bảo quản trong điều kiện thường

Trang 24

Cắt rời các nải khi bảo quản chuối

– Cắt chuối ra từng nải nguyên hay quả rời

– Đựng vào túi polyetylen có đục lỗ 2 – 4% diện tích túi, cho vào thùng (hộp) carton hoặc sọt tùy theo khối lượng nhất định, khoảng 15 – 25kg/ thùng (sọt) – Có thể bảo quản chuối nguyên cả buồng được bọc trong túi PE

– Buồng chuối có thể xếp dựng đứng trên giá hoặc treo trên những chiếc móc trong kho

Thực tế cho thấy bảo quản chuối xanh trong 15 ngày

* Không có bao bì (không bọc bằng PE hoặc lá…) thì hao hụt khoảng 7 – 7,5 trọng lượng

* Có bọc túi PE đục lỗ 2 – 3 % diện tích thì hao hụt tự nhiên là 4,5 – 5,5% trọng lượng

Trang 25

* Có túi PE đục lỗ 0,4% diện tích thì hao hụt khoảng 2 – 2,5 % trọng lượng

Bảo quản lạnh

– Nếu chuyên chở đi xa thì chuối phải được bảo quản lạnh, trên phương tiện chuyên chở như các tàu thiết kế đặc biệt: Có phòng lạnh, có quạt gió thông hơi

để chuối chậm chín

– Nếu thời gian bảo quản trước khi chế biến lâu cũng phải bảo quản lạnh

– Chuối xanh thường được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 12 – 14oC, độ ẩm 70 – 85%

– Trong thời gian bảo quản cần theo dõi nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật như nhiệt độ, độ ẩm, thành phần khí CO2… không cho dao động quá mức cho phép:

* Nhiệt độ không ngoài giới hạn quá 0,5oC (không dưới giới hạn thấp và trên giới hạn cao)

* Độ ẩm không ngoài giới hạn 2 – 3%

* CO2 không trên 1%

– Phải đảm bảo thông gió để không tăng CO2 và giảm khí etylen sinh ra từ quá trình bảo quản, để không thúc đẩy chuối chín nhanh

Lưu ý: Không bảo quản chuối ở nhiệt độ thấp hơn 11oC, vì ảnh hưởng đến phẩm chất thịt quả

II.2 Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây trồng

1 Đặc điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt

Hệ thống tưới nhỏ giọt được thiết kế với mục đích tiết kiệm công sức, thời gian và nguồn tài nguyên nước, khi mà nước được tưới trực tiếp vào cây một cách đều đặt và hợp lý Tối đa hóa sự hấp thu nước của cây, giúp cây đủ nước, không bị rửa trôi chất dinh dưỡng theo dòng nước như cái các tưới truyền thống khác

Đây là một hệ thống mạng lưới đường ống quy mô trong khu vườn nhằm dẫn nước tới các gốc cây, các đường ống này được đặt áp xuống sát đất Trên chiều dài đường ống có các điểm nhỏ giọt được gắn sẵn vào và được phân bố tại

Trang 26

gốc của từng cây Sao cho lượng nước nhỏ ra tại địa điểm rễ thấm hút chứ không lan tràn tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ mọc

Phương pháp tưới nhỏ giọt có những điều kiện vô cùng khắt khe và yêu cầu

sự chính xác cao hơn hẳn so với các phương pháp khác truyền thống

- Phân bố độ ẩm đồng đều đến tất cả các cây trong thời gian ngắn để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn

- Cung cấp nước đến rễ cây một cách trực tiếp và nhanh chóng để cây phát triển nhanh và đem lại năng suất tốt hơn so với cách trồng và chăm sóc thông thường

- Đảm bảo không làm sói mòn đất và gây nên hiện tượng cỏ dại, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng

- Tiết kiệm nước tối đa để có thể giảm đi chi phí và tiết kiệm công sức của người trồng thủ công bằng hệ thống tưới nước, kế hợp dung dịch thủy canh và bón phân chuyên nghiệp

- Nâng cao năng suất cây trồng và có thể giúp cho cây trồng phát triển nhanh mạnh hơn

2 Sơ đồ cộng nghệ hệ thống tưới

Trang 28

Sơ đồ công nghệ hệ thống tưới nhỏ giọt tự động

+ Nước tưới được thu từ nguồn nước qua hệ thống chắn rác, bơm qua hệ thống lọc nước sau đó phân phối qua hệ thống đường ống Hệ thống bơm phân bón, thuốc trừ sâu được đấu trực tiếp vào hệ thống đường ống, nước trong ống chảy với vận tốc cao, tạo dòng chảy rối tạo điều kiện cho nước và phân bón được trộn đều phân phối đều đến dây tưới nhỏ giọt

+ Tưới nhỏ giọt rải dọc luống bằng cách trải ống tưới nhỏ giọt 16mm theo luống cây trồng Với hình thức nhỏ giọt rải dọc luống được áp dụng phổ biến cho các loại cây trồng thuộc dạng hoa màu, có lên luống và khoảng cách cây cố định như 10cm, 20cm, 30cm, 40cm, 50cm theo đó ta chọn loại dây có khoảng cách phù hợp

Nguồn Nước

Bơm li tâm

Hệ thống lọc

Hệ thống tưới phân, thuốc trừ sâu

Hệ thống đường ống công nghệ

Dây tưới nhỏ giọt trải luống T- Tape

Trang 29

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN

I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng

Chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục về đất đai, theo đúng quy định hiện hành để tiến hành xây dựng dự án

Giá đền bù dự kiến: 100 tỷ/1.000 ha

Dự án chỉ tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng nội bộ đấu nối với hệ thống hạ tầng của khu vực

II Các phương án xây dựng công trình

Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng và thiết bị

Trang 30

STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích

(Chi tiết thiết kế các công trình xây dựng sẽ được thể hiện trong giai đoạn xin phép xây dựng, sau khi có chủ trương đầu tư)

III Phương án tổ chức thực hiện

Dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng nhà máy và khai thác dự án khi đi vào hoạt động

IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án

Lập và phê duyệt dự án trong năm 2018

Giai đoạn 1: đầu tư 100 ha vào năm 2019

Giai đoạn 2: đầu tư 300 ha vào năm 2020

Giai đoạn 3: đầu tư 598,8632ha vào năm 2021

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án

Trang 31

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH

QUỐC PHÒNG

I Đánh giá tác động môi trường

I.1 Giới thiệu chung

Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường Dự án Trồng chuối công nghệ cao LPM là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh

hưởng đến khu vực và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường dự án khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu

về tiêu chuẩn môi trường

I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo

+ Luật Đầu tư 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;

+ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

+ Luật Bảo vệ môi trường 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 19/11/2005;

+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

+ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;

+ Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

+ Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Ngày đăng: 10/12/2018, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w