1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đánh giá các quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu

15 664 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 33,01 KB

Nội dung

Phân tích và đánh giá các quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống của mình giao dịch dân sự là phương tiện quan trọng , phố biến được các chủ thể sử dụng Song , không phải bất cứ giao dịch nào cũng đều có hiệu lực nhất là khi chủ thể xác lập chúng là những người không đầy đủ năng lực hành vi dân sự như người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Phần lớn người dân đều không nhận thức rõ quy định về giao dịch dân sự với các chủ thể này Vì vậy , những giao dịch dân sự đó thường bị vô hiệu thậm chí là xảy ra tranh chấp gây tổn hại không chỉ đến thời gian , tiền bạc mà còn đến tình cảm của song phương và việc thực hiện các giao dịch tiếp theo Nhận thấy thực tế như vậy , em chọn đề tài số

13 : “Phân tích và đánh giá các quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân

sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện”

Trong bài tập của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chính vì thế, em rất mong nhận được những góp ý từ phía các thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn !

B NỘI DUNG

I Một số vấn đề lý luận về giao dịch vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành

vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1 Một số khái niêm liên quan

a Giao dịch dân sự

Theo điều 116 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự “

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Và điều 117 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân là “1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

Trang 2

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

b Giao dịch dân sự vô hiệu

Theo điều 122 BLDS 2015 giao dịch vô hiệu là “ Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại điều 117 bộ luật này thì vô hiệu , trừ trường hợp Bộ luật có quy định khác ”

Giao dịch dân sự vô hiệu trong các trường hợp được quy định trong các điều

123 , 124 , 125 , 126 , 127 ,128 ,129 BLDS 2015 là các giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật , trái đạo đức xã hội , do giả tạo , do người chưa thành niên , người mất năng lực hành vi dân sự , người có khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi , người bị hạn chế năng lực hành vi dấn sự xác lập , thực hiện ,

do nhầm lẫn , do lừa dối , đe dọa , cưỡng ép , do người xác lập không nhận thức

và làm chủ được hành vi của mình , do không tuân thủ quy định về hình thức

2 Quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập và thực hiện

a Quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015

Tại điều 125 BLDS 2015 có quy định :

“1 Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này

2 Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân

sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

Trang 3

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.”

b Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu

Theo khoản 1điều 132 BLDS 2105 thì thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là 2 năm sau thời hạn này mà không có yêu cầu thì giao dịch được coi là có hiệu lực “ 1 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm,

kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân

sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch”

c Hậu quả pháp lý

Được quy định tại điều 131 BLDS là “1 Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập

2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả

3 Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó

4 Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường

5 Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

III Phân tích và đánh giá

1 Những điểm mới so với Bộ luật Dân sự 2005

BLDS 2015 đã có nhiều sửa đổi và bổ sung mới nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cũng như của các chủ thể khi thực hiện giao dịch dân sự So với quy định BLDS 2005 , BLDS 2015 không chỉ thêm một nhóm chủ thể vào nhóm các chủ thể không đầy đủ năng lực hành vi dân sự mà còn quy định đến những trường hợp giao dịch dân sự không mặc nhiên vô hiệu khi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi xác lập và thực hiện

Trang 4

Về đối tượng , ở BLDS 2015 có quy định thêm chủ thể là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi BLDS 2005 Điều 130 chỉ quy định chủ

thể của giao dịch dân sự vô hiệu trong điều này là “ người chưa thành niên,

người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi” còn

ở BLDS 2015 điều 125 bổ sung thêm một nhóm chủ thể trong giao dịch dân sự

vô hiệu ở điều này đó là nhưng có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi được quy định “ do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi”

Nhóm chủ thể mới -Người có khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi theo khoản 1 điều 23 BLDS 2015 là “ Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự” Như vậy, đặc điểm của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải là người thành niên nhưng do tình trạng sức khỏe hoặc tinh thần dẫn đến khả năng nhận thức của họ cũng sẽ bị hạn chế Những người có khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi sẽ gặp khó khăn trong việc thể hiện ra bên ngoài ý chí đích thực của mình so với những người có năng lực nhận thức bình thường Nhóm chủ thể này có thể là những người thành niên mắc mắc bệnh nhưng không mất hoàn toàn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi , hay người già do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như Parkinson hoặc bệnh Alzheimer hoặc người khuyết tật nhưng đều phải

có kết luận của giám định pháp như tâm thần làm căn cứ mà không mặc nhiên thừa nhận theo nhận định chủ quan của một hay một số cá nhân

Như vậy , nhóm chủ thể mới được bổ sung trong điều 125 có nhiều điểm tương đồng cũng như khác biệt với những nhóm chủ thể đã được quy định ở bộ luật trước đó So với chủ thể là người chưa thành niên , về chủ thể này được quy định tại điều 21 BLDS 2015 “1 Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi

2 Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện

3 Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân

sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi

4 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.” Như vậy , thì họ đều như nhau về năng lực pháp luật , không thể tự mình xác lập , thực hiện một số giao dịch dân sự nhất định Không đầy đủ năng lực hành vi dân sự song người chưa thành niên theo thời gian đến một độ tuổi nhất định họ sẽ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và được mặc nhiên công nhân điều đó Song người có khó khăn trong nhận thức ,

Trang 5

làm chủ hành vi , họ là người đã thành niên nhưng do điều kiện sức khỏe nên gặp khó khăn và không có quy định về một độ tuổi nào đó mà ở độ tuổi đấy họ

sẽ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ như người chưa thành niên Đồng thời để xác định một cá nhân có phải là người chưa thành niên không căn cứ vào độ tuổi còn xác đinh một người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi dựa vào tình trạng sức khỏe về thể chất , tinh thần và kết luận giám định pháp y tâm thần

Chủ thể là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định tại điều

24 BLDS 2015 là “1 Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện

2 Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác

3 Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

So với chủ thể là người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi thì

họ đều là người thành niên có đầy đủ năng lực pháp luật nhưng không đầy đủ năng lực hành vi , không thể tự mình xác lập hay thực hiện một số giao dịch nhất định hay đều dựa trên yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan mà Tòa án sẽ tuyên bố và xác nhận Song cá nhận bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là do nghiện ma túy hay chất kích thích khác và gây thiệt hại lớn , phá tán tài sản Còn người có khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi là do thể chất hoặc tinh thần của người đó và

có giấy chứng nhận của giám định pháp y tâm thần mà không phải do chịu tác động của ma túy hay các chất kích thích hay do nghiện các chất đó gây thiệt hại ,phá tán tài sản

Và cuối cùng , so với chủ thể là người mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại điều 22 BLDS 2015 là “1 Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần

Trang 6

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của

cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

2 Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.” Thì họ đều là người thành niên , họ đều

có năng lực pháp luật như nhau , đều có vấn đề về năng lực hành vi dân sự , đều dựa trên yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan mà Tòa án sẽ tuyên bố và xác nhận và đều phải có giấy chứng nhận pháp y tâm thần làm căn cứ Bên cạnh đó , hai nhóm chủ thể này cũng có sự khác nhau chủ thể là người mất năng lực hành vi dân sự mọi giao dịch của họ đều không thể tự mình xác lập và thực hiện song chủ thể là người

có khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi có thể tự mình xác lập và thực hiện một số giao dịch dân sự nhất định

Điểm mới tiếp theo khi quy định về vần đề này ở BLDS 2015 đã có thêm những quy định hoàn toàn mới mà BLDS 2005 chưa đề cập hay quy định về trường hợp giao dịch dân sự không bị vô hiệu khi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành

vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi xác lập và thực hiện tại khoản 2 điều

125 BLDS 2015 “2 Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân

sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự ”

Những quy định tại khoản 2 điều 125 là hoàn toàn mới chưa được quy định trong bộ luật trước đó BLDS 2005 Tại điểm a) khoản 2 điều 125 BLDS quy định về chủ thể là người chưa thành niên với độ tuổi là dưới 6 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự tự mình xác lập thực hiện những giao dịch dân sự mà vẫn có hiệu lực khi và chỉ khi giao dịch đó liên quan đến nhu cầu thiết yếu theo khoản 20 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 “ Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn , mặc , ở , học tập , khám bệnh , chữa bệnh và các nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiết trong cuộc sống của mỗi người , mỗi gia đình ” Như vậy , có thể hiểu trong trường hợp ở điểm a) mặc dù các chủ thể này không có năng lực hành vi song vẫn có thể tự mình , xác lập thực hiện một số giao dịch nhất định mà không bị vô hiệu tất cả các giao dịch mà các chủ thể này thực hiện Song , nó không đáp ứng tất cả nhu

Trang 7

cầu , mong muốn của các chủ thể này mà chỉ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chủ thể , cuộc sống thường nhật của họ Chẳng hạn H (5 tuổi ) có thể mua bút , vở , thước kẻ - giao dịch này vẫn có hiệu lực và được thực hiện bình thường như các giao dịch dân sự khác nhưng khi H tham gia mua bán cổ phiếu hay nhà đất mà không có sự đồng ý của người đại diện thì giao dịch này không có hiệu lực nếu người dại diện yêu cầu Toàn án tuyên bố giao dịch vô hiệu

Tại điểm b)khoản 2 điều 125 BLDS 2015 quy định chủ thể gồm đầy đủ các chủ thể trong điều 125 là người chưa thành niên , người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự , người có khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi hành vi , người mất năng lực hành vi dân sự Do đó , các chủ thể này hoàn toàn có thể tự mình xác lập và thực hiện giao dịch dân sự nhất định mà giao dịch dân sự đó vẫn có hiệu lực Song , chỉ khi các giao dịch này có lợi cho họ Khác với giao dịch dân sự bình thường , phổ biến đi kèm quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia Ở giao dịch dân sự với các chủ thể này khi họ tự xác lập và thực hiện chỉ phát sinh quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ cho họ với người xác lập Chẳng hạn khi họ tham gia giao dịch tặng cho với cương vị là được được hưởng mà chủ thể tặng cho không có điều kiện , yêu cầu , nghĩa vụ gì đối với họ Chẳng hạn chú thím A ( 5 tuổi ) thực hiện giao dịch tặng cho A một tài sản A tự mình xác lập giao dịch mà không sự đồng ý của cha mẹ Trong trường hợp này giao dịch vẫn có hiệu lực

Tại điểm c) khoản 2 điều 125 BLDS 2015 , dựa vào đó ta có thể hiểu chủ thể trong trường hợp này là người mất năng lực hành vi dân sự , người chưa thành niên Đồng thời , các giao dịch dân sự này có thể xảy ra khi các chủ thể này chưa khôi phục năng lực hành vi , chưa thành niên Song , nó chỉ có hiệu lực khi các chủ thể này thành niên hoặc khôi năng lực dân sự và thừa nhận hiệu lực của giao dịch đó Chẳng hạn , chủ thể là người chưa thành niên tự mình xác lập

và thực hiện giao dịch dân sự là hợp đồng cho thuê nhà khi mới 17 tuổi Đến khi chủ thể này tròn 18 tuổi công nhận giao dịch là có hiệu lực mới không vô hiệu Nếu không thì có thể yêu cầu tòa án tuyến bố giao dịch dân sự vô hiệu trong khoảng thời hiệu đã quy định

Như vậy , Các điểm mới của điều 125 BLDS 2015 so với BLDS 2005 không chỉ mở rộng phạm vi chủ thể , các trường hợp giao dịch dân sự không vô hiệu được bổ sung mà còn đảm cho quyền và lợi ích , tăng tính chủ động thực hiện giao dịch dân sự , thể hiện ý muốn của mình của ngời chưa thành niên , người có khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi , người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự , người mất năng lực hành vi dân sự , hạn chế sự quyết định tuyệt đối của người đại diện , người giám hộ

2 Bình luận khách quan

a Ưu điểm

Đầu tiên tại khoản 1 điều 125 BLDS 2015 với sự kế thừa và phát triển điều

130 BLDS 2005 đã bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhóm chủ thể được xem là

Trang 8

người yếu thế so với các chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao dịch dân sự Đồng thời thể hiện sự linh hoạt bao quát của quy định , tạo điều kiện thuận lợi cho thực tiễn áp dụng và thực thi quy định Pháp luật thừa nhận là trợ giúp pháp lý cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi tự mình xác lập thực hiện giao dịch dân sự mà theo pháp luật giao dịch đó phải có sự đồng ý hay do người đại diện của họ xác lập thực hiện thì người đại diện của họ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch

vô hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể này Đồng thời , qua đó cũng thể hiện sự quan tâm đến những chủ thể này Chẳng hạn , căn nhà X tại Nam Từ Liêm , Hà Nội là của Y , Y có 3 người con là A , B , C (không có con nuôi ) Sau khi Y chết , gia đình làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tức căn nhà X theo pháp luật Theo thỏa thuận , các đồng thừa kế ủy quyền cho D tiến hành làm thủ tục khai nhận thừa kế sau đó bán nhà và chia đều cho các đồng thừa kế , giá bán nhà do các đồng thừa kế quyết định Nhưng khi thỏa thuận và kí kết hợp đồng ủy quyền C đang bị mất năng lực hành vi dân

sự ( bệnh tâm thần ) và không có sự có mặt hay đồng ý của người đại diện của C Trong trường hợp này để bảo vệ quyền và lợi ích của C , người đại diện của C

có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Không chỉ tạo căn cứ pháp lý cho người đại diện của người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch

vô hiệu ( trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch phải có sự đồng ý của người đại diện ) mà còn quy định rõ hơn về nhóm chủ thể này để thuận tiện cho việc áp dụng điều 125 và phân biệt với các chủ thể khác trong điều này Trong BLDS 2015 đã quy định rõ về nhóm chủ thể này trong điều 23 BLDS 2015 để

có thể phân biệt , nhận diện họ với chủ thể là người mất năng lực hành vi dân sự , người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự , người chưa thành niên Ngoài ra trong các điều luật khác cũng quy định để làm rõ hơn cũng như phân biệt chẳng hạn điều quy định về 131 BLDS 2015 hậu quả pháp lý khi thực hiện giao dịch dân sự và điều quy định về 132 BLDS 2015 thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu Qua đó , không chỉ hiểu rõ hơn nhóm chủ thể này mà còn phân biệt được với các chủ khác cũng trong điều 125 BLDS 2015 hay với các chủ thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Đồng thời tạo thuận lợi cho việc áp dụng , thực thi quy định trên , bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự

Kết hợp với đó còn thể hiện sự linh hoạt , bao quát khi quy định “ trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này ” Tức không phải tất cả các giao dịch do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện khi người đại diện yêu cầu Tòa án tuyên bố gioa dịch vô hiệu ( trong trường hợp pháp luật yêu cầu có sự đồng ý của người đại diện ) thì giao dịch đều vô mà vẫn còn các trường hợp khác quy định tại khoản 2 điều 125 mà các giao dịch dân sự với các chủ thể này không mặc nhiên vô hiệu thậm chí vẫn

Trang 9

có hiệu lực và được thực hiện bình thường như các giao dịch dân sự khác Như vậy , không quy định cứng mà có sự linh hoạt đồng thời thể hiện sự bao quát ,

dự đoán trước những giao dịch có thể xảy ra để tạo căn cứ , trợ giúp pháp lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia gioa dịch dân sự

Khoản 2 Điều 125 BLDS 2015 quy định về nhưng trường hợp giao dịch không vô hiệu không chỉ thể hiện sự linh hoạt , bao quát cũng như bảo đảm quyền và lợi ích các chủ thể mà còn tạo sự chủ động tham gia giao dịch theo ý muốn của các chủ thể đồng thời hạn chế việc tự ý định đoạt giao dịch của người đại diện cho chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân

sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Thứ nhất , về trường hợp đầu tiên , đã bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của chủ thể là những nhu cầu thiết yếu , cần thiết cho cuộc sông thường ngày của chủ thể Khác với người có khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi , người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự , người chưa thành niên ( từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi ) , chủ thể là người chưa đủ 6 tuổi , mất năng lực hành vi dân sựu không có khả năng nhận thức , thực hiện các giao dịch Song ,

để đáp ứng nu cầu thiết yếu của mình hằng ngày như ăn , mặc , ở , học tập , khám chữa bệnh vẫn được chấp nhận và giao dịch này vẫn có hiệu lực nhằm đảm bảo quyền , lợi ích chủ thể này cũng như để giảm sựu phụ thuộc quá mức vào người đại diện Song chỉ với những nhu cầu thiết yếu , giá trị nhỏ mà không phải là tất cả mong muốn của họ Chẳng hạn A 5 tuổi có thể đi mua bánh bao để ăn sáng nhưng khi tự mình tham gia mua bán nhà đất mà không có

sự đồng ý của người đại diện thì người đại diện của A có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu

Trường hợp thứ hai , đã loại bỏ đi thực trạng bất hợp lý là ngay cả các giao dịch mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho mình các chủ thể cũng không có quyề tự mình xác lập Chẳng hạn , Y 4 tuổi được ông tặng cho tài sản là nhà hoặc tiền mặt nhưng lại phải thông qua người đại diện là bố hoặc mẹ đồng ý mà

A không được phép tự mình trực tiếp thừa nhận Như vậy , ở những trường hợp như vậy quyền và lợi ích của A sẽ bị ảnh hưởng Với quy định về trường hợp mới này A , người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người

có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành

vi dân sự có quyền tự mình xác lập , thực hiện các giao dịch mà mang lại quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ cho mình mà không cần sự đồng ý của người đại diện Trường hợp cuối cùng đảm bảo quyền lợi ích cũng như tạo sự chủ động thể hiện ý muốn của mình trong giao dịch dân sự thì người chưa thành niên , người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình xác lập thực hiện giao dịch mà giao dịch đó vẫn có hiệu lực và được thực hiện như bình thường nếu sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự , thành niên họ thừa nhận giao dịch này Chẳng hạn X 16 tuổi thực hiện mua bán nhà với Z mà không có sự đồng ý của người đại diện X Song , giao dịch vẫn có thể có hiệu lực nếu X sau khi thành niên thừa nhận hiệu lực của giao dịch này

Trang 10

2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận thì khi quy đinh về giao dịch do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện vẫn còn một số hạn chế Tại khoản 1 điều 125 BLDS 2015 đã bổ sung thêm chủ thể là người có khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi song lại chưa quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của chủ thể này khi tham gia giao dịch dân sự gây khó khăn cho việc thực thi , áp dụng điều 125 BLDS 2015 Khi quy định về người chưa thành niên , người mất năng lực hành vi dân sự , người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại các điều lần lượt điều 21 , điều 22 , điều 24 BLDS 2015 đều có quy định giao dịch nào những chủ thể này có thể tự mình xác lập , thực hiện , giao dịch nào phải thông qua người đại diện Chẳng hạn với chủ thể là người chưa thành niên thì “2 Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.3 Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.4 Người từ

đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”Song tại điều 23 BLDS 2015 không quy định rõ về giao dịch dân sự nào người có khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi có thể tự mình xác lập thực hiện và giao dịch nào phải có sự đồng ý người đại diện của họ

Tại khoản 2 điều 125 BLDS 2015 tuy có bổ sung về các trường hợp giao dịch không vô hiệu song còn một số vướng mắc Ở điểm a) khoản 2 điều 125 quy định về trường hợp thứ nhất giao dịch không vô hiệu đã mâu thuẫn với khoản 2 điều 21 và khoản 2 điều 22 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự của người chưa thành niên dưới 6 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự Theo đó , hai chủ thể này đều không có quyền tự mình xác lập thưc hiện bất cứ giao dịch dân sự nào kể cả giao dịch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của bản thân Đồng thời , quy định tại khoản 2 điều 21 và khoản 2 điều 22 đều phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 điều 117 BLDS 2015 “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập” Bởi hai chủ thể này đều không có năng lực hành vi dân sự Song tại điểm a) khoản 2 điều 125 BLDS 2015 thì giao dịch dân sự do người chưa thành niên dưới 6 tuổi

và người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện vì nhu cầu thiết yếu của bản thân thì vẫn có hiệu lực

Tại điểm b khoản 2 điều 125 BLDS 2015 về trường hợp thứ hai giao dịch dân sựu không vô hiệu lại gặp vấn đề về cách diễn đạt gây khó khăn để nhận thức

đúng và áp dụng , thực thi “ với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;” Vệc sử dụng hai liên từ “ với ” trong một câu khiến nội dụng tại điểm này

Ngày đăng: 08/12/2018, 00:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w