Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau gợi cho chúng ta một số cách tiếp cận toàn diện, tinh tế với việc phân tích hiệu quả thương mại hayhiệu quả tài chính, hiệ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là một trong những ngành côngnghiệp quan trọng đối với mỗi quốc gia Nó không chỉ góp phần tạo ra nguồn nguyênliệu ổn định cho các nhu cầu trong nước mà còn đóng góp vào mức độ phát triểnchung của đất nước, đem lại nguồn thu nhập lớp cho những nước đang phát triển nhưnước ta Ngành than đã dần khẳng định được vai trò và vị trí xứng đáng cuả mình.Than không những được dùng để phục vụ cho sản xuất, cho đời sống dân sinh mà cònxuất khẩu để trao đổi hàng hóa và thu đổi ngoại tệ về cho đất nước
Tuy nhiên, những ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng là một ngành đầu
tư dài hạn và rủi ro, các dự án luôn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro Đó là những rủi ro
về kinh tế, chính trị, kỹ thuật và điều kiện địa chất - tự nhiên Đứng trên góc độ nhàđầu tư, khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một dự án nào đó bao giờ họ cũng mongtránh được rủi ro hoặc những rủi ro họ gặp phải là thấp nhất nhưng lợi nhuận thu đượclại là cao nhất Khả năng sinh lợi của dự án chính là thước đo chủ yếu giúp nhà đầu tư
ra quyết định xem có thể chấp nhận được mức độ mạo hiểm mà dự án mang lại haykhông Chính vì vậy, xu hướng phổ biến hiệu quả nhất hiện nay là đầu tư theo dự án.Dự án đầu tư có tầm quan trọng đặc biệt với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung vàđối với từng doanh nghiệp nói riêng Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rấtlớn vào việc đầu tư dự án có hiệu quả hay không
Với những kiến thức được trang bị em đã thực hiện bản đồ án môn học Quản trị
dự án đầu tư: “Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản”.
Nội dung của đồ án môn học gồm 3 phần:
Lời mở đầu
Chương I: Cở sở lý thuyết về phân tích hiệu quả dự án đầu tư
Chương II: Tính toán và phân tích hiệu quả của DA ĐT
Kết luận chung
Sau đây là nội dung chi tiết:
Trang 2
- Phương diện kinh tế - tài chính: Nhằm đánh giá lợi ích thu được của mỗi cánhân, tổ chức tham gia đầu tư và đánh giá những đóng góp của dự án đối với toàn bộnên kinh tế đất nước có dự án thực thi Công việc này thường do các chuyên gia kinh
tế tiến hành
Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau gợi cho chúng
ta một số cách tiếp cận toàn diện, tinh tế với việc phân tích hiệu quả thương mại (hayhiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xí nghiệp, hiệu quả mang lại cho chủ đầu tư) vàhiệu quả kinh tế quốc dân, song trong điều kiện của nước ta hiện nay mới chuyển từ cơchế quản lý tập chung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhànước, việc vận dụng các lý luận vào thực tiễn còn phải gặp nhiều khó khăn do trình độquản lý kinh tế còn thấp kém, khả năng của người làm công tác đánh giá dự án chưacao, nguồn thông tin dữ liệu cần thiết cho việc xây dựng một dự án còn thiếu nhiều và
độ tin cậy chưa cao Vì vậy, vấn đề đặt ra với chúng ta là phải lựa chọn một phươngpháp đánh giá hợp lý, giảm bớt khoảng cách giữa lý luận với thực tiễn, đơn giản, dễhiểu, đánh giá được sức sống của dự án đầu tư với độ chính xác chấp nhận được vàmang tính phổ cập rộng rãi Và như vậy phân tích hiệu quả của dự án theo phươngpháp UNIDO là hợp lý nhất
Trang 3Hình 1.1: Hệ thống phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư
phát triển theo quan điểm của UNIDODưới đây sẽ trình bày cụ thể từng phương pháp trong hệ thống phương phápphân tích hiệu quả dự án đầu tư phát triển theo quan điểm của UNIDO
1.1 Phân tích hiệu quả thương mại dự án đầu tư
1.1.1 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả thương mại DAĐT
Phân tích hiệu quả thương mại là bước đầu tiên trong việc đánh giá dự án Nó
đề cập đến việc đánh giá tính khả thi của dự án từ góc độ tài chính, kinh tế của doanhnghiệp hay của người chủ đầu tư Bởi vậy, thu nhập và chi phí của dự án được tínhbằng tiền theo giá thị trường thực tế của các sản phẩm đầu ra và yếu tố đầu vào
Nội dung của phân tích hiệu quả thương mại gồm:
- Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư: Là xác định hiệu quả của các tiềm lựcđưa vào dự án hay nói rõ hơn là người ta xác định thu được bao nhiêu khi người ta bỏmột số tiền cho dự án
- Phân tích tài chính: Là xem xét các đặc điểm về tài chính của dự án nhằm đảmbảo rằng các nguồn tài chính sẵn có sẽ cho phép xây dựng và vận hành dự án một cáchtrôi chảy
Ngoài ra, tùy theo đặc điểm của dự án và môi trường đầu tư của dự án mà người
ta có thể tiến hành thêm phân tích vô hình
HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO UNIDO
Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư
Phân tích hiệu quả kinh
tế quốc dân
Phân tích tài chính
Phân tích hiệu quả thương mại
Phân tích các hiệu quả xã hội khác
Phân tích giá trị gia tăng
Trang 41.1.2 Các phương pháp phân tích hiệu quả thương mại DAĐT
1.1.2.1 Phân tích hiệu quả vốn đầu tư
1) Nhóm phương pháp giản đơn
Đặc trưng của phương pháp giản đơn là:
- Không tính đến giá trị thời gian của đồng tiền
- Chỉ tính cho 1 năm hoặc 1 vài năm trong đời dự án
- Chỉ tiêu được xác định ở năm bình thường
Việc lựa chọn năm bình thường trong đời hoạt động của dự án có tầm quantrọng đặc biệt đối với việc đánh giá dự án theo phương pháp này Năm bình thườngphải là năm đại diện một cách chung nhất cho đời hoạt động của dự án, tại đó dự ánđạt công suất thiết kế và việc trả vốn vay, lãi vay (nếu có) vẫn còn tiếp tục, lợi nhuậnròng đạt mức trung bình
Nhóm phương pháp này bao gồm 3 chỉ tiêu:
+) Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn (R hoặc Re)
+) Thời hạn thu hồi vốn (T)
+) Điểm hoạt động hòa vốn (BEP)
a Tỷ lệ hoàn vốn giản đơn (Simple Rate – R) hoặc (Rate equity Re)
Trong đó: +) R: Tỷ lệ hoàn vốn giản đơn trên tổng vốn đầu tư
+) Re: Tỷ lệ hoàn vốn giản đơn trên vốn cổ phần
+) P: Lợi nhuận thực (lợi nhuận ròng) năm bình thường
+) Y: lãi vay trong năm bình thường
+) I: Tổng vốn đầu tư
+) E: Vốn cổ phần
Trang 5*) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu.
- Theo chỉ tiêu này nếu R, Re > lãi vay trên thị trường thì dự án được coi là tốt
- Nếu như có nhiều dự án mang so sánh mà dự án nào có R hoặc Re lớn nhất vàlớn hơn lãi vay trên thị trường sẽ được lựa chọn
Chú ý:
- Nếu dự án không đi vay vốn, tức là toàn bộ là vốn chủ sở hữu thì r được lấytheo chi phí cơ hội của vốn đầu tư
- Trong thực tế, nếu vốn vay từ nhiều nguồn khác nhau với các điều kiện vay, trả
và các mức lãi suất khác nhau thì lãi suất được lấy là lãi suất tính theo phương phápbình quân gia quyền theo các khoản vốn vay
- Nếu mức lãi vay vốn tính theo kì (tháng, quý ) thì cần quy đổi ra mức lãi suấttính theo năm để làm tiêu chuẩn so sánh theo công thức:
r n = (1 + r k ) m – 1 (1-3)Trong đó: +) rn: lãi suất theo kỳ hạn năm
+) rk: Lãi suất theo kỳ hạn k (tháng, quý, 6 tháng, ) tính theo hệ số.+) m: Số kỳ hạn k trong năm
*) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu
- Ưu điểm: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính toán Là một chỉ tiêu đánhgiá tương đối nó tiên lợi để đánh giá nhanh hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của dự án
- Nhược điểm: Là một chỉ tiêu gần đúng vì nó chỉ dựa vào số liệu của một năm
mà không xem xét các năm khác của dự án Trong thực tế rất khó tìm được một nămbình thường đại diện một cách thoả đáng cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án.Chỉ tiêu này không xem xét tới yếu tố thời gian tác động đến giá trị đồng tiền trongquá trình hoạt động của dự án
+ không xét đến giá trị thời gian của đồng tiền
+ không tính cho cả đời dự án
Như vậy, tỷ lệ hoàn vốn giản đơn là một chỉ tiêu đánh giá tương đối Nó rất tiệnlợi để đánh giá nhanh hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của những dự án có thời gian hoạtđộng tương đối ngắn hoặc để đánh giá sơ bộ trong bước lập báo cáo đầu tư Ngoài ra
Trang 6có thể sử dụng chỉ tiêu này trong các trường hợp không có đủ thông tin cần thiết choviệc phân tích một cách tổng hợp theo chỉ tiêu khác.
b Thời hạn thu hồi vốn (T)
0
t T
t
P
Trong đó: +) I: Tổng vốn đầu tư
+) T: Thời hạn thu hồi vốn.
+) Pt : Lợi nhuận ròng tại năm t
+) Dt: Khấu hao tại năm t
- Trong trường hợp lượng tiền mặt trong các năm t tính bằng nhau thì thời hạnthu hồi vốn được xác định:
t
P
I T
I t
Trang 7- Dự án sẽ được chấp nhận khi T ≤ Tgiới hạn Tgiới hạn thường được xác định trên cơ sở kếthợp thời hạn khấu hao tài sản cố định kinh nghiệm đã qua và các cơ hội đầu tư kháccủa chủ đầu tư.
- Trong số các dự án đem so sánh, dự án nào có T thỏa mãn nguyên tắc trên vàngắn nhất sẽ được lựa chọn
*) Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu
- Nhược điểm: Là chỉ tiêu tương đối, không xem xét đến lợi nhuận sau khi thuhồi vốn
+ Có thể có sự sai lệch khi 2 hay nhiều dự án có thời gian phát sinh các khoảnlãi ròng lệch pha nhau
+ Khi chọn cùng một thời hạn hoàn vốn sẽ có thể chấp nhận quá nhiều dự ánngắn hạn, ít chấp nhận dự án dài hạn
Như vậy, chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn (T) là một chỉ tiêu đánh giá tương đối.Mặc dù có rất nhiều tồn tại song nó vẫn là một chỉ tiêu thích hợp đối với các dự án đầu
tư trong trường hợp có nhiều rủi ro, khan hiếm vốn hoặc cần coi trọng hơn khả năngthanh toán lâu dài của dự án
c Điểm hoạt động hòa vốn (BEP)
*) Khái niệm
Điểm hòa vốn của dự án là điểm mà tại đó doanh thu vừa bằng chi phí
Điểm hoạt động hòa vốn là tỉ lệ giữa sản lượng hòa vốn trên tổng sản lượng haydoanh thu hòa vốn trên tổng doanh thu
*) Công thức xác định
Có 3 loại điểm hòa vốn:
+) Điểm hòa vốn lý thuyết (BEP1)
+) Điểm hòa vốn tiền tệ (BEP2)
+) Điểm hòa vốn trả nợ (BEP3)
- Điểm hòa vốn lý thuyết:
Gọi Y1 là hàm doanh thu : Y1 =ax
Gọi Y2 là hàm chi phí : Y2 = bx + C1
Trang 8Trong đó: +) a: Giá bán đơn vị sản phẩm.
C x
−
= 1 1
Doanh thu hòa vốn lý thuyết: Y1 = aX1
- Điểm hòa vốn tiền tệ) (BEP2): Xác đinh mức mà từ đó dự án có tiền để trả nợ.Chính vì vậy trong định phí cần trừ đi khấu hao TSCĐ
Gọi C2 là định phí tiền tệ: C2 = C1 – Khấu hao TSCĐ
Gọi Y1 là hàm doanh thu: Y1 = ax
Gọi Y2 là hàm chi phí: Y2 = bx + C2
Cho Y1 = Y2 ta có : ax = bx + C2
Sản lượng hòa vốn tiền tệ:
b a
C x
−
= 2 2
Doanh thu hòa vốn tiền tệ: Y2 = aX1
Trang 9Gọi C3 là định phí trả nợ: C3 = C2 + Nợ vay + Thuế TNDN
Gọi Y1 là hàm doanh thu: Y1 = ax
Gọi Y2 là hàm chi phí: Y2 = bx + C3
Cho Y1 = Y2 ta có: ax = bx + C3
Sản lượng hòa vốn trả nợ:
b a
C x
−
= 3 3
Doanh thu hòa vốn trả nợ: Y3 = aX1
*) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu
- Nhược điểm: Là 1 chỉ tiêu đánh giá tương đối, phụ thuộc vào cách tính khấuhao TSCĐ nên việc lựa chọn dự án có thể bị sai lệch khi 2 dự án có cùng tiềm lực đem
so sánh nhưng sử dụng cách tính khấu hao khác nhau hoặc quan điểm về cách tính chiphí trên phương diện kế toán khác nhau Số liệu đưa vào tính toán lấy của 1 năm nênmang những nhược điểm chung của nhóm phương pháp giản đơn
Như vậy, chỉ tiêu điểm hòa vốn (BEP) là một chỉ tiêu đánh giá tương đối,
ít được sử dụng trong đánh giá dự án thức tế
2) Nhóm phương pháp chiết khấu
Đặc điểm chung của nhóm phương pháp này là người ta quan tâm tới yếu tốthời gian của đồng tiền, tức là xuất phát từ quan điểm đồng tiền sống và có khả năng
Trang 10sinh sôi theo thời gian do lãi vay Do ảnh hưởng của lãi vay, đồng tiền bỏ ra thời điểmkhác nhau sẽ có giá trị khác nhau Giá trị tương lai của đồng tiền được xác định
Tính theo lãi đơn:
FV t = PV(1 + txr) (1-13)Trong đó: +) FVt: Giá trị đồng tiền tại năm t
+) PV: Giá trị đồng tiền tại năm gốc t = 0 (năm bắt đầu gửi tiềnhoặc cho vay…)
+) r: Mức lãi ngân hàng, còn gọi là tỷ suất chiết khấu
+) t: Năm cần tính toán
Tính theo lãi kép (lãi phức):
FV t = PV( 1 + r) t (1-14)Hiện tượng trên được gọi là “chiết khấu thuận” hay “tương lai hóa” đồng tiền.Trong thực tế đánh giá dự án, các khoản thu nhập hay chi phí sẽ diễn ra trongtương lai nhưng ta lại bỏ vốn đầu tư ở thời điểm hiện tại và cần đánh giá lợi nhuận tạithời điểm đó như thế nào, cần phải thực hiện quá trình ngược trên tức là quy đổi giá trịcủa đồng tiền thu được trong tương lai về hiện tại và so sánh vốn đầu tư đã bỏ ra Quátrình đó được gọi là chiết khấu nghịch, hay hiện tại hóa đồng tiền Công thức có dạng:
t
t
r
FV PV
) 1 ( +
+) t = ∞ thì at = 0.
Do vậy : 0≤ at ≤1 và khi t tăng thì at giảm
Trang 11Khi một dự án để quá dài thi at PV tiến tới giá trị = 0 Đây là hiện tượng khônghóa của đồng tiền Vì vậy, đứng về mặt kinh tế cho thấy một dự án không được phéptồn tại quá dài.
Trong nhóm phương pháp này bao gồm 4 chỉ tiêu:
+) Giá trị hiện tại ròng (hiện giá thuần) (NPV)
+) Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (suất thu hồi nội tại) (IRR)
+) Tỉ lệ lợi ích trên chi phí (B/C)
+) Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng (PVR)
a Giá trị hiện tại ròng (hiện giá thuần) (NPV)
*) Khái niệm
Giá trị hiện tại ròng là giá trị hiện tại của luồng tiền mặt có sau cân bằng thu chihoặc có thể định nghĩa là hiệu số giữa giá trị của các luồng tiền mặt thu và chi trongtương lai đã quy đổi về hiện tại theo tỷ suất chiết khấu đã biết trước
*) Công thức xác định
n t
0
Trong đó: +) n: Số năm hoạt động của dự án
+) t =0: Năm được chọn là năm gốc (thường là năm bắt đầu thực hiệnđầu tư dự án)
+) CIt: lượng tiền thu tại năm t gồm doanh thu tiêu thụ sản phẩm, thu từthanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu từ giá trị còn lại ở năm cuối khi kết thúc hoạt độngcủa dự án và các khoản thu nhập khác
+) COt: Lượng tiền chi tại năm t gồm chi phí đầu tư và chi phí vận hànhhàng năm của dự án như chi phí lương và bảo hiểm xã hội của người lao động, chi phímua sắm các nguyên - nhiên - vật liệu, động lực đầu vào cho sản xuất kinh doanh, cácloại thuế phải nộp và các khoản chi khác Đặc biệt lưu ý là không được tính chi phíkhấu hao TSCĐ
Trang 12+) NCFt = CIt – COt: Giá trị luồng tiền mặt có sau cân bằng thu chi (số dư thuchi) tại năm t.
+) at: Hay hệ số chiết khấu
+) r: Tỉ suất chiết khấu, thường chọn bằng tỉ lệ lãi vay vốn bình quân trên thịtrường vốn trong 1 năm Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể người ta định ramột tỷ lệ trên cơ sở tỉ lệ lãi vay kết hợp với xem xét các điều kiện kinh tế, xã hội,chính trị,… của quốc gia
Về mặt bản chất, NPV chính là tổng giá trị hiện tại của các khoản lãi ròng củadự án theo mức lãi suất chiết khấu đã biết
*) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu
- Một dự án được chấp nhận được khi có NPV ≥ 0 Tức là một dự án có khảnăng sinh lời hoặc ít nhất lá không bị lỗ
- Khi cần lựa chọn dự án tốt nhất là dự án có NPV dương lớn nhất
*) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu
- Nhược điểm: Do là chỉ tiêu đánh giá tuyệt đối nên NPV không thể hiện đượcmức độ hiệu quả của dự án là một điều rất quan trọng khi so sánh các dự án khác nhau.Nhiều khi một dự án có mức doanh lợi cao nhưng quy mô sx nhỏ thời gian hoạt độngngắn thì NPV nhỏ hơn dự án khác có quy mô lớn thời gian hoạt động dài nhưng mứcdoanh lợi chỉ trung bình hoăc nhỏ lúc đó ta phải kết hợp chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác
và điều kiện thực tế để xem xét hoặc để đảm bảo tính so sánh hợp lí ta phải giả thiết
Trang 13điều chỉnh dự án có quy mô nhỏ phải tái đầu tư nhiều lần Để có vốn đầu tư và thờigian hoạt động tương ứng với dự án lớn rồi tính NPV đã điều chỉnh để so sánh.
b Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (suất thu hồi nội tại) (IRR)
*) Khái niệm
Tỉ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng củadự án bằng 0 IRR là lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được trong điều kiệnvay vốn
*) Công thức xác định: IRR là nghiệm của phương trình
n t t
IRR CO
CI
)1
(
1)(
- Phương pháp hình học: Dùng đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NPV với tỉsuất chiết khấu và tìm điểm giao nhau giữa đường biểu diễn NPV với trục hoànhchính là giá trị IRR
- Phương pháp nội suy toán học: Theo phương pháp này người ta tìm ra 2 tỷsuất chiết khấur1 và r2 sao cho:
+ Ứng với tỷ suất nhỏ hơn r1 ta có giá trị hiện tại ròng NPVr1 dương sát 0.+ Ứng với tỷ suất lớn hơn r2 ta có giá trị hiện tại ròng NPVr2 âm sát 0
IRR sẽ được xác định
IRR = r1 + (r2 - r1)
2 1
1
r r
r
NPV NPV
Trang 14- Trong đó: r là chi phí cơ hội của vốn (tức là tỉ lệ lãi tối thiểu có thể chấp nhận
mà tại đó vốn đầu tư được đưa vào, thông thường chọn bằng tỉ lệ lãi vay vốn bình quântrên thị trường của dự án) Trong trường hợp so sánh dự án độc lập để lựa chọn thì dự
án có IRR thỏa mãn nguyên tắc trên và cao nhất sẽ là dự án tốt nhất
*) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu
- Ưu điểm:
+) Là chỉ tiêu được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì IRR là chỉ tiêuthể hiện tính lợi nhuận của dự án Một mặt nó thể hiện lãi suất mà dự án mang lại trênvốn đầu tư, phản ánh mức tăng trưởng của dự án trong tương lai; mặt khác nó phảnánh tỉ lệ lãi vay vốn tối đa mà dự án có thể chấp nhận được - đây là ưu điểm quantrọng nhất
+) Việc sử dụng chỉ tiêu này thích hợp đối với trường hợp vì lý do nào đó màngười đánh giá muốn tránh việc xác định tỉ suất chiết khấu cụ thể dùng cho việc tínhgiá trị hiện tại ròng của dự án
- Nhược điểm:
+) Việc áp dụng chỉ tiêu này có thể sẽ không chính xác nếu tồn tại các khoảncân bằng thu chi (NCF) âm đáng kể trong giai đoạn vận hành dự án, tức là vào nhữngnăm có sự đầu tư thay thế lớn Lúc đó NPV của dự án sẽ đổi dấu nhiều lần khi chiếtkhấu khác nhau và ứng với mỗi lần đổi dấu là một lần xác định được IRR khác nhau
mà ta không biết giá trị nào là thích hợp cho việc đánh giá dự án
+) Trong trường hợp tổng NCFt cả đời dự án nhỏ hơn 0 thì IRR không xác định
vì mang dấu âm
+) Chỉ tiêu này sẽ cho kết quả sai lệch trong trường hợp so sánh các phương ánloại trừ nhau
Xuất phát từ những lý do trên, có thể nói rằng, chỉ tiêu tỉ suất hoàn vốn nội bộđược coi là chỉ tiêu thích hợp để áp dụng trong trường hợp gặp khó khăn trong việctìm tỉ suất chiết khấu thích hợp để tính NPV của dự án hoặc người ta muốn biết mứcsinh lời của vốn đầu tư trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án là bao nhiêu
Trong thực tế đánh giá các dự án đầu tư xây dựng công trình thông thường hiệnnay thì hai chỉ tiêu NPV và IRR là hai chỉ tiêu bắt buộc
Trang 15c Tỉ lệ lợi ích trên chi phí (B/C)
*) Khái niệm
Tỉ lệ lợi ích trên chi phí là tỉ lệ đánh giá 1 đồng chi phí bỏ vào đầu tư cho dự án
sẽ thu được bao nhiêu, được xác định khi chia giá trị hiện tại của luồng tiền thu cho giátrị hiện tại của luồng tiền chi
t t
a CO
a CI
- Trong trường hợp phải so sánh nhiều dự án độc lập để lựa chọn dự án thì dự
án có B/C thỏa mãn nguyên tắc nguyên tắc trên và lớn nhất là dự án tốt nhất
*) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu
Trên thực tế chỉ tiêu này thường là một chỉ tiêu bổ sung cho hai chỉ tiêu NPV vàIRR khi so sánh lựa chọn dự án (nếu cần)
d Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng (PVR)
*) Khái niệm
Trang 16Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn lại số vốn đầu tư banđầu của dự án đã dược chiết khấu, được xác định bằng tỉ số giữa giá trị hiện tại ròngtrên giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
*) Công thức xác định
PVR = PV NPV (I) (1-22)Trong đó: +) NPV: Giá trị hiện tại ròng
+) PV(I): Giá trị hiện tại của vốn đầu tư Nếu thời gian xây dựng dự ánkhông dài hơn 1 năm thi PV(I) = 1 và nếu thời gian xây dựng lớn hơn 1 năm thìlượng vốn đầu tư ở các năm sau phải quy đổi về hiện tại
*) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu
- Một dự án được chấp nhận khi PVR ≥ 0 Khi đó tổng lợi nhuận ròng mà dự
án thu được có thể bù đắp lại vốn đầu tư ban đầu
- Khi phải so sánh các dự án độc lập để lựa chọn thì dự án có PVR dương lớnnhất là dự án tốt nhất
*) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu
- Ưu điểm:
+) Kế thừa các ưu điểm chỉ tiêu NPV
+) Là chỉ tiêu xem xét hiệu quả của dự án, nó cho biết giá trị hiện tại ròng làbao nhiêu trên một đơn vị của tổng vốn đầu tư đã được quy đổi về hiện tại Hơn nữachỉ tiêu này luôn cho một kết quả ngay cả khi dòng tiền thuần túy có sau cân bằng thuchi (NCF) đổi dấu nhiều lần
- Nhược điểm: Chỉ tiêu này bị ảnh hưởng nhiều bởi việc xác định tỉ suất chiếtkhấu r giống như chỉ tiêu giá trị hiện tại thực
Tương tự như chỉ tiêu B/C, chỉ tiêu này được dùng bổ sung cho NPV, IRR khi
so sánh lựa chọn dự án (nếu cần)
1.1.2.2 Phân tích tài chính DAĐT
Trang 17Các kết quả phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư trên có thể được đánh giá làtốt nhưng lại xảy ra đồng thời với sự thiếu hụt trầm trọng tiền mặt tại một số năm củaquá trình thực hiện dự án, đặc biệt là trong các năm phải trả các khoản vốn vay, thì dự
án vẫn không thể chấp nhận được theo góc độ hiệu quả thương mại, điều đó đòi hỏirằng các khoản tiền mặt bổ sung có liên quan đến dịch vụ tài chính phải được đưa vàoxét trong việc phân tích tài chính
1) Phân tích khả năng thanh toán
Để tiến hành phân tích khả năng thanh toán cần phải lập bảng thanh toán tàichính gồm các loại tiền phải thanh toán như: Các khoản nợ cả gốc lẫn lãi, trả lãi cổphần, trả lãi bảo hiểm và tái bảo hiểm (nếu có)
Tiến hành so sánh các khoản phải thanh toán với số tiền dùng để thanh toánthông qua bảng cân đối thu chi để x`em xét vấn đề:
- Vốn cổ phần và vốn dài hạn có đủ đáp ứng cho yêu cầu của dự án hay không
- Các điều kiện vay vốn có thích hợp không
- Các khoản thiếu hụt trong tiền mặt trong các năm có giới hạn ở mức có thểtrang trải bằng vay tín dụng ngân hàng ngắn hạn không hoặc có thể loại trừ bằng cáchđiều chỉnh một số khoản thu hoặc chi không
- Lãi cổ phần như chủ đầu tư tính có đạt được không
Số liệu hàng năm được đưa vào xem xét theo giá trị danh nghĩa Nếu chúng giảiquyết thỏa đáng các câu hỏi đặt ra trên thì dự án coi như là tốt từ phương diện này
2) Phân tích cơ cấu vốn
Việc giải quyết các nhu cầu về vốn của dự án không những quyết định đến khảnăng thanh toán của dự án trong tương lai mà còn quy định cả bảng cân đối kế toán vàhiệu quả kinh tế của dự án Về nguyên tắc các khoản tài chính dài hạn phải trang trảiđủ các chi phí của dự án về vốn đầu tư cố định và các nhu cầu về vốn lưu động cầnthiết cho quá trình vận hành bình thường Chúng có thể được huy động dưới dạng vốn
cổ phần hay vốn tín dụng dài hạn mà không nên vay tín dụng ngắn hạn bởi các khoảnthu để bù đắp các khoản vay trải dài trong suốt thời gian hoạt động dự án
Cơ cấu nguồn vốn của dự án là tỷ lệ phần trăm từng loại hình thành từ cácnguồn khác nhau so với tổng vốn đầu tư
Trang 18Trong quá trình xây dựng dự án cơ cấu nguồn vốn do chủ đầu tư dự tính trên cơ
sở xét đoán các khả năng đứng vững về mặt tài chính trong tương lai của dự án Rấtkhó đưa ra quy định chung về cơ cấu nguồn vốn hợp lý đối với các dự án khác nhau
mà phải căn cứ vào kết quả phân tích khả năng thanh toán của dự án Một cơ cấunguồn vốn được coi là hợp lý khi các khoản tiền trả lãi vay cũng như trả vốn gốckhông gây ra việc vay vốn ngắn hạn trong bất kỳ giai đoạn hoạt động nào của dự án
1.2 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội
1.2.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân dự án đầu tư
Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân về mặt hình thức cũng như phân tích hiệuquả thương mại, tức là bằng mọi cách phải chỉ các khoản chi phí, các khoản thu nhập
và thông qua việc so sánh chúng để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư trêngóc độ toàn bộ nền kinh tế
Hiểu về phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân trên các phương diện:
- Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ ra sự đóng góp của dự án vào tất cảcác mục tiêu phát triển cơ bản của đất nước
- Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân xem xét thêm các hiệu quả gián tiếp cóthể đo được và không đo được khác
- Trong phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân việc loại trừ ảnh hưởng của yếu tốthời gian giá trị đồng tiền bằng việc áp dụng tỉ suất chiết khấu lấy bằng tỉ lệ lãi hiệnhành trên thị trường vốn được áp dụng bằng tỉ suất chiết khấu xã hội Tỉ suất này đượcxác định một cách đơn giản nhất là bằng giá trị bình quân của các tỉ suất cá biệt củacác loại dự án đầu tư phát triển trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế
- Việc phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân dựa vào giá thị trường đã điều chỉnh
và chúng được coi là tiệm cận với giá của xã hội
1.2.2 Giá trị gia tăng (VA)
Giá trị gia tăng được coi là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế quốcdân các dự án đầu tư hiện nay
1.2.2.1 Khái niệm
Trang 19Giá trị gia tăng theo khái niệm tổng quát nhất là phần giá trị tăng thêm của hànghóa dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất đến tiêu dùng (hay làphần chênh lệch giữa các giá trị đầu ra và giá trị đầu vào mua ngoài) khi xét tại mộtnăm bất kì nào đó của quá trình sản xuất kinh doanh ta thấy giá trị gia tăng của mộtdoanh nghiệp bao gồm các chi phí: khấu hoa TSCĐ, tiền lương và BHXH, các chi phíhợp lý khác và thuế được tính vào giá thành và lợi nhuận hoạt động.
Giá trị gia tăng do dự án tạo ra là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra với giá trịđầu vào gồm giá trị vật chất đầu vào thường xuyên, các dịch vụ bên ngoài và tổng chiphí đầu tư
Biểu diễn thuế giá trị gia tăng dưới dạng tổng quát tại một năm t nào đó:
VA t = O t – ( MI t + D t ) (1-23)Trong đó: +) VAt: Giá trị gia tăng dự kiến do dự án mang lại tại năm t
+) Ot:: Giá trị đầu ra dự kiến của dự án mang lại tại năm t, thường làdoanh thu bán hàng
+) MIt: Giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoàitheo yêu cầu để đạt được đầu ra trên tại năm t, gồm: nguyên – nhiên – vật liệu,năng lượng, chi phí vận chuyển, bảo dưỡng, các dịch vụ thuê ngoài…
+) Dt : Khấu hao TSC Đ tại năm t
Khi tính giá trị gia tăng của toàn bộ đời dự án:
0 0
t n
t t n
án, đồng thời chúng còn khác nhau về mặt nội dung như sau:
- Ot : Giá trị đầu ra của dự án tại năm t, thường là doanh thu bán hàng
- CIt: Giá trị luồng tiền mặt thu tại năm t bao gồm: doanh thu tiêu thụ sản phẩmhàng hóa dịch vụ, thu từ thanh lý, nhượng bán TSC Đ, thu từ giá trị còn lại của nămcuối cùng khi kết thúc hoạt động của đời dự án và các khoản thu nhập khác
Trang 201.2.2.2 Phân tích giá trị gia tăng
- Khi xét theo nội dung, giá trị gia tăng tại năm t gồm 2 phần:
VA t = W t + SS t (1-26)Trong đó: +) Wt: Chi phí lao động sống tại năm t, bao gồm: tiền lương và BHXH
(biểu thị bằng số lao động nhân với số tiền lương và BHXH bình quân)
+) SSt : Giá trị thặng dư xã hội (hay còn gọi là thu nhập quốc dân thuần)tại năm t Biểu thị khả năng sinh lãi gộp của dự án, gồm: các loại thuế, lãi tiềnvay, lợi tức cổ phần, tiền bảo hiểm và tái bảo hiểm, lợi nhuận để lại doanhnghiệp
- Khi xét theo đối tượng giá trị gia tăng tại năm t gồm 2 phần:
+) Giá trị gia tăng chuyển trả nước ngoài là RPt, gồm lương của công nhânnước ngoài, lợi nhuận phân chia cho phần vốn nước ngoài, tiền trả lãi vay, tiền trả bảohiểm, tiền thuê… của nước ngoài
+) Giá trị gia tăng quốc dân thuần túy được phân phối trong nước NVAt
NVA t = O t - ( MI t + D t + RP t ) (1-27)Để đánh giá thực sự đóng góp của dự án vào nền kinh tế quốc dân phải căn cứ vào giá trị gia tăng quốc dân thuần túy NVA Bởi vậy , trong thực tế đánh giá dự án chỉtiêu này được coi và viết là giá trị gia tăng (NVA ≡ VA)
- Khi xét theo tổ hợp công nghiệp, giá trị gia tăng của toàn bộ dự án tạo ra gồm
2 phần:
+) Giá trị gia tăng trực tiếp do dự án tạo ra (như công thức tính toán ở phầntrên)
+) Giá trị gia tăng gián tiếp do các dự án có liên quan mang lại
1.2.2.3 Áp dụng chỉ tiêu giá trị gia tăng để đánh giá dự án
Vận dụng chỉ tiêu này vào việc xem xét dự án đầu tư phát triển, người ta tiếnhành theo 2 cách sau:
1) Đánh giá theo hiệu quả tuyệt đối
Một dự án đầu tư phát triển được xã hội chấp nhận khi nó thực sự mang lại hiệuquả kinh tế chung cho toàn nền kinh tế quốc dân thông qua giá trị thặng dư (SS)
Trang 21a Công thức giản đơn
SS t = VA t - W t = (O t - (MI t + D t )) - W t (1-28)
Số liệu đưa vào tính lấy của năm bình thường t đại diện cho đời hoạt động của
án (năm được chọn để lấy số liệu đánh giá hiệu quả thương mại)
Khi có vốn đầu tư của nước ngoài:
SS t = VA t - W t = (O t - (MI t + D t + RP t )) - W t (1-29)Trong đó: các ký hiệu giống các công thức trên, song trong tiển lương Wt không
có tiền lương của công nhân nước ngoài
Công thức này thường được áp dụng đối với các dự án nhỏ, thời gian tồn tại ngắn, có luồng giá trị gia tăng các năm như nhau hoặc trong bước lập báo cáo đầu tư
b Công thức chiết khấu
t n
t
n t
t t t t
t n
Số liệu đưa vào tính toán trong suốt đời dự án chiết khấu về hiện tại
Công thức trên thường được sử dụng để đánh giá dự án có vốn đầu tư lớn hoặcgiá trị gia tăng các năm không bằng nhau hoặc trong các bước lập dự án đầu tư
c Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu
- Nếu SSt > 0 hoặc ∑SSt at > 0 là tín hiệu tốt cho việc tiếp tục triển khai dự
án vì nó chứng tỏ rằng sau khi đã trang trải đủ tiền lương, dự án còn tạo ra một khoảngiá trị thặng dư hay còn nói là dự án có hiệu quả kinh tế quốc dân
Trong trường hợp so sánh nhiếu dự án để lựa chọn theo chỉ tiêu này thì dự án sẽđược lựa chọn có hiệu quả xã hội dương cao nhất
- Nếu SSt ≤ 0 hoặc ∑SS t at ≤ 0 cũng không loại bỏ dự án ngay mà cần thậntrọng xem xét đến ảnh hưởng theo các khía cạnh khác đối với nền kinh tế của dự án
d Phạm vi áp dụng của phân tích hiệu quả tuyệt đối
Trang 22Chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối được áp dụng để đánh giá và lựa chọn dự án trongtrường hợp chỉ có rất ít dự án và không có những hạn chế về các yếu tố sản xuất kinhdoanh của nền kinh tế nổi lên rõ rệt tác động đến dự án và đến nền kinh tế.
2) Đánh giá theo hiệu quả tương đối
Trên thực tế, việc lựa chọn trong nhiều dự án thay thế có khi không thể căn cứvào hiệu quả tuyệt đối được vì thường có những hạn chế về yếu tố sản xuất kinh doanhxuất hiện và ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tới chiến lược phát triển kinh tế, xã hộicủa đất nước và các dự án đầu tư Vì vậy cần phải xác định rõ yếu tố khan hiếm nào cóảnh hưởng nghiêm trọng tới việc xây dựng và vận hành dự án, cũng như tới toàn bộnền kinh tế và xác định mối quan hệ với giá trị gia tăng mà dự án tạo ra để lựa chọn dự
án tối ưu
Trong điều kiện nước ta hiện nay nói riêng và các nước đang phát triển nóichung thì thường xảy ra một số khan hiếm về các yếu tố sản xuất kinh doanh: vốn,ngoại tệ, lao động lành nghề… Dưới đây trình bày về việc lựa chọn dự án trong ba tìnhhuống khan hiếm phổ biến ở nước ta
a Lựa chọn dự án trong tình huống khan hiếm vốn
Mục tiêu của việc lựa chọn này là chỉ tiêu xem dự án nào có giá trị gia tăng caonhất trên đơn vị vốn đầu tư
Công thức biểu diễn:
E i = PV PV(VA(I)) (đ/đ) (1-32)
Tỷ số Ei càng lớn thể hiện giá trị gia tăng một đồng vốn đầu tư của dự án càng lớn nên dự án được lựa chọn trong tình huống này có Ei lớn nhất
b Lựa chọn dự án trong tình huống khan hiếm ngoại tệ
Mục tiêu của việc lựa chọn này là tìm xem dự án nào có giá trị gia tăng cao nhấttrên 1 đơn vị chi phí ngoại tệ
Công thức biểu diễn:
Efe =
)(
)(
FE PV
VA PV
Trong đó: P(FE) là giá trị hiện tại của chi phí ngoại tệ thực của dự án, xác định
Trang 23Tỷ số Efe càng lớn thể hiện giá trị gia tăng của tạo ra trên một đơn vị chi phíngoại tệ thực của dự án càng lớn nên dự án được lựa chọn trong tình huống này có Efe
lớn nhất
c Lựa chọn dự án trong tình huống thiếu lao động lành nghề
Mục tiêu của việc lựa chọn này là tìm được dự án nào tạo ra giá trị gia tăng caonhất trên 1 đơn vị chi phí lao động lành nghề
Công thức biểu diễn:
El = PV PV((VA Ls)) (đ/đ) (1-34)Trong đó: PV(Ls) là giá trị hiện tại của toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp
đã trả cho lao động lành nghề
Tỷ số El càng lớn thể hiện giá trị gia tăng tạo ra trên 1 đơn vị chi phí lao độnglành nghề càng lớn nên dự án được lựa chọn trong tình huống này có El lớn nhất
1.2.3 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội khác
Các hiệu quả kinh tế xã hội khác được coi là chỉ tiêu bổ sung phản ánh sự đáp
ứng những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác ngoài mục tiêu tăng trưởng kinh tế
đã được đề cập Tuy nhiên, sự phân biệt giữa các chỉ tiêu cơ bản và bổ sung chỉ làtương đối Trong những điều kiện nhất định tùy thuộc vào chiến lược phát triển đấtnước trong từng thời kỳ, một số chỉ tiêu được gọi là bổ sung có thể trở nên quan trọngnhư chỉ tiêu cơ bản Các chỉ tiêu bổ sung thường được đưa ra để đánh giá dự án baogồm:
1.2.3.1 Hiệu quả tạo công ăn việc làm
Trong dự án phải chỉ ra được số lao động có công ăn việc làm khi dự án thực thi
là bao nhiêu gồm công ăn việc làm với cả lao động lành nghề và không lành nghề, cảtrực tiếp và gián tiếp, thậm chí tính đến cả lao động phụ, lao động gia đình Nó gópphần hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp trong nền kình tế
1.2.3.2 Đóng góp cho nguồn thu ngân sách
Trang 24Mặc dù nguồn thu ngân sách là một bộ phận của thặng dư xã hội SS song dự áncần nêu được cụ thể phần đóng góp cho nguồn thu ngân sách qua các loại thuế khi dự
án được thực thi, góp phần giảm thâm hụt ngân sách
1.2.3.3 Hiệu quả ngoại tệ thực
Trong dự án cần chỉ ra kết quả tác động đối với tình hình ngoại tệ của đất nướcgóp phần làm giảm thâm hụt ngân cán cân thanh toán thông qua việc sản xuất hànghóa xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu hoặc bằng các hình thức thu hút ngoại tệ khác
1.2.3.4 Quan hệ đến kết cấu hạ tầng
Dự án cần chứng tỏ vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng cơ sở hạtầng như: điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc tạo cơ hội phát triển địa phươngtrong tương lai như là được bao nhiêu km cầu, đường; tăng được bao nhiêu KW điện;cung cấp được bao nhiêu m3 nước sạch; hệ thống thông tin liên lạc được cải tạo hayxây dựng mới
1.2.3.5 Quan hệ đến trình độ kỹ thuật
Dự án cần đánh giá được dây chuyền công nghệm kỹ thuật đã lựa chọn đạt ởtrình độ nào so với khu vực và quốc tế Qua đó chỉ ra được vai trò của dự án đến việcnâng cao
trình độ kỹ thuật của đất nước nói chung và lĩnh vực đầu tư nói riêng
1.2.3.6 Quan hệ đến môi trương sinh thái
Dự án cần nêu lên được những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường khiđược thực thi và giải pháp bảo vệ mội trường đã khắc phục được mặt tiêu cực ra sao
- Tác động tích cực: Làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương dophát triển các dịch vụ, thương mại và ngành nghề kahcs, do hình thành các khu côngnghiệp, đô thị hóa khu vực, đóng góp vào việc nâng cao trình độ dân trí, đổi mới điềukiện sống, tăng giá trị sản lượng hàng hóa sản xuất tại địa phương
- Tác động tiêu cực: Ảnh hưởng của chất thải, tiếng ồn đối với môi trường
1.2.3.7 Quan hệ đến việc thu hút lao động và định cư
Dự án chỉ ra vai trò của mình trong việc thu hút lao động và định cư như thếnào khi được thực thi nhất là các dự án đặt ở cùng đất nghèo, dân cư thưa thớt
1.3 Phân tích hiệu quả dự án đầu tư trong điều kiện bất ổn
Trang 251.3.1 Khái quát chung về các bất trắc, rủi ro tác động đến dự án
Trong công tác lập, phân tích và lựa chọn các dự án đầu tư, các chỉ tiêu đượcdùng để đánh giá dự án như: NPV, IRR, PVR… tính toán trên đều được coi là thựchiện trong điều kiện tương lai ổn định tức là không có những bất trắc, rủi ro hay nóicách khác đều coi xác suất thành công của dự án là bằng 1 Song các nhà đầu tư đềunhận thấy rằng mình không thể và sẽ không luôn đúng, cho dù việc đánh giá đầu tưtoàn diện hay tinh vi đến đâu thì vẫn có yếu tố bất trắc, rủi ro trong đó
Các loại bất trắc, rủi ro liên quan đến các dự án trong ngành mỏ có thể phân làmcác loại sau:
- Các bất trắc về kinh tế
- Các bất trắc, rủi ro về chính trị
- Các bất trắc, rủi ro về kỹ thuật
- Các bất trắc, rủi ro về điều kiện địa chất - tự nhiên
Để khắc phục nhưng thiệt hại có thể xảy ra do các nguyên nhân bất trắc, rủi ro,người ta đưa ra một số phương pháp đánh giá dự án trong điều kiện có bất trắc và rủi
ro như sau:
1.3.2 Các phương pháp đánh giá dự án trong điều kiện có bất trắc rủi ro
1.3.2.1 Phương pháp ước lượng
Theo phương pháp này, trong một số dự án các nhà đầu tư đưa ra một “ngưỡng”của các chỉ tiêu, thường chọn chỉ tiêu tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR
Ngưỡng này (rmin)thường được tính bằng mức lãi suất bình quân vay vốn trênthị trường vốn cộng thêm một lượng khoảng từ 4%;5% 10% tùy thuộc vào kinhnghiệm của nhà đầu tư làm biên độ an toàn cho dự án
r min = r + r’ (r’ = 4% ; 5% … 10%) (1-35)Nếu dự án nào có IRR ≥ rmin mới được chấp nhận
Chú ý: Trường hợp đặc biệt của phương pháp này là khi dự báo khá chắc chắn
nền kinh tế có lạm phát xảy ra thì tiến hành tính toán ngưỡng rmin theo công thức:
r min = (1 + f) x (1 + r) – 1 (1-36)Trong đó: +) f: Mức lạm phát (hệ số)
Trang 26+) r: Mức lãi vay vốn bình quân trên thị trường của dự án (hệ số).
Hoặc cách xử lý khác là cho các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án
có liên quan đến trượt giá theo thời gian đúng bằng tỉ lệ lạm phát dự kiến Tiến hànhtính toán chỉ tiêu NPV và IRR theo dòng tiền đã điều chỉnh này và đánh giá theo đúngnguyên tắc sử dụng chỉ tiêu
1.3.2.2 Phương pháp phân tích độ nhạy
Là phương pháp đánh giá tác động của sự bất trắc đối với các khoản đầu tưbằng cách xác định các chỉ tiêu đánh giá dự án thay đổi thế nào khi các biến số đầuvào và đầu ra bị thay đổi
Các tham số điển hình thường được dùng làm biến số thay đổi trong đánh giádự án gồm: khoản đầu tư ban đầu, giá bán, chi phí vận hành, thời gian hoạt động dựán Các biến số này thay đổi bất kỳ, ảnh hưởng đến kết quả tính toán các chỉ tiêuđánh giá Tỉ lệ thay đổi của chỉ tiêu đánh giá lớn hay nhỏ khi có sự thay đổi tỉ lệ giá trịcủa từng biến số thể hiện mức độ ảnh hưởng của biến số đó mạnh hay yếu hay thể hiệnbiến số đó quan trọng hay không quan trọng khi đánh giá dự án
Có 2 cách phân tích độ nhạu như sau:
1) Phân tích độ nhạy đơn giản
Để phân tích cần tiền hành qua 4 bước sau:
- Bước 1: Chọn các biến số điển hình (tác động mạnh đến dự án) để phân tích
- Bước 2: Tiến hành tăng giảm các yếu tố cùng 1 tỷ lệ nhất định Kết quả tínhtoán cho phép nhận định được mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng biến số tới chỉtiêu đánh giá
- Bước 3: Tiến hành tập hợp tất cả các biến số ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đánhgiá thành dãy các số liệu theo thứ tự nhân tố ảnh hưởng mạnh đến nhân tố ảnh hưởngyếu và ước đoán mức độ biến thiên của từng biến ở mức nhiều nhất là bao nhiêu %(thường dựa vào số liệu thống kê và dự báo)
- Bước 4: Kết hợp tình huống đồng thời các biến số biến thiên sẽ cho kết quả tốtnhất hoặc tồi nhất so với giá trị mong đợi dự kiến để tiến hành tính các chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả kinh tế của dự án tương ứng
Trang 27Phương pháp này sẽ làm cho việc quyết định đầu tư dễ dàng hơn đối với cáctrường hợp khi:
- Một dự án tỏ ra thỏa đáng thậm chí cả khi gặp phải tình huống bi quan thìhoàn toàn được chấp nhận
- Một dự án tỏ ra không thỏa đáng cả khi gặp tình huống lạc quan thì khôngchấp nhận được
- Một dự án tỏ ra tốt đối với tình huống lạc quan và mong đợi dự kiến, nhưngtồi với tình huống bi quan thì nên để nghiên cứu thêm về xác xuất xảy ra các rủi ro bấttrắc liên quan để đưa ra một quyết định có ý nghĩa
2) Phân tích độ nhạy xác suất
Việc phân tích độ nhạy xác suất được dựa theo mổ phỏng Monte Carlo So vớiphương pháp trên, các giá trị để mô tả các biến số không định lượng chính xác bằngcác ước tính đơn giá trị mà là một miền giá trị và các kết quả tính toán các chỉ tiêuđánh giá thu được cũng là một miền giá trị trong đó các kết quả biến thiên như là mộthàm về xác suất xảy ra xung quanh một kết quả mong đợi nhất Việc phân tích nàygiúp cho các nhà đầu tư có được cảm giác chắc chắn hơn, chính xác hơn về tác độngcủa rủi ro và bất trắc đến kết quả phân tích kinh tế
1.3.2.3 Phương pháp phân tích giá trị kỳ vọng (EV)
Là phương pháp được áp dụng để phân tích độ rủi ro của dự án bằng việc tính
kỳ vọng toán học của các biến số, người ta có thể cân nhắc chọn phương án tối ưutrong số các phương án có thể có Nó giúp cho các nhà đầu tư có được cái nhìn tổngquát hơn trong việc quyết định bỏ chi phí đầu tư vào các đối tượng nào, mức đầu tưnào sao cho khi rủi ro xảy ra nhà đầu tư không bị phá sản
Kỳ vọng (EV) của 1 biến cố nào đó được xác định theo công thức:
i m
Trong đó: +) m: Số lượng biến cố
+) pi: Xác suất xảy ra biến cố i; ∑
=
m i i
p
1
= 1 (pi được xác định trên cơ sở thống kê tập hợp số lớn các trương hợp đầu tư vào đối tượng có điều kiện tươngtự trong các thời điểm khác nhau)
Trang 28+) Qi: Giá trị của biến cố i.
EV ở đây được hiểu là thế cân bằng tin cậy hoặc mức độ trung bình của giá trị biến cố có tính tới xác suất xảy ra biến cố
Trang 29Chương II:
Tính toán và phân tích hiệu quả của DAĐT
2.1.1 Cơ sở dữ liệu
Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản (n=56)
2.1.1.1 Thời gian của dự án
+) Thời gian xây dựng là 2 năm: 2011 – 2012
+) Thời gian hoạt động 10 năm (kể cả 2 năm xây dựng cơ bản là 12 năm)
Chi phí xây dựng nhà tạm: Gxdnt= (T+C+TL+GTGT)*1%= 0,113 tỷ đ
Chi phí xây dựng = T+C+TL+GTGT+ Gxdnt = 11,406 tỷ đ
b Chi phí thiết bị
Chi phí thiết bị trước thuế = (25+n/10) = 30,6 (tỷ đồng)
Thuế GTGT = chi phí thiết bị trước thuế x thuế suất thuế GTGT
Trang 30d Chi phí tư vấn và chi phí khác: 1 (tỷ đồng).
2) Vốn lưu động ban đầu cho dự án hoạt động: 1 (tỷ đồng).
2.1.1.3 Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, thời điểm cấp
Vốn đầu tư được cấp vào đầu mỗi năm với cơ cấu mỗi năm như sau:
Bảng cơ cấu cấp vốn đầu tư
ĐVT: %
A VĐT
B Nguồn vốn đầu tư
Dự án vay vốn với lãi suất r = 15 %/năm, vốn gốc được trả đều trong vòng 5năm từ khi đi vào vận hành
2.1.1.4 Phương pháp và thời gian khấu hao
+) Phương pháp khấu hao: khâu hao theo đường thẳng
+) Thời gian khấu hao: 10 năm (từ khi dự án đi vào vận hành)
2.1.1.5 Sản lượng và giá bán dự kiến
+) Sản lượng tiêu thụ năm 2013 là 200 nghìn tấn, năm sau tăng so với năm trước5%
+) Sản lượng xuất khẩu chiếm 35% tổng sản lượng tiêu thụ
+) Gía bán dự kiến năm 2013:
Trang 31- Nội địa: 550.000 đ/t; năm sau tăng so với năm trước n/10(65/10)=6,5%.
- Xuất khẩu: 650.000 đ/t; năm sau tăng so với năm trước 6,5 %
2.1.1.6 Chi phí vận hành
Chi phí vận hành dự kiến năm 2013 là 100 tỷ đồng, năm sau tăng so với nămtrước 6,5% Trong đó:
+) Chi phí nhân công: 35%
+) Thuế và phí được tính vào giá thành: 15%
+) Chi phí vật chất đầu vào: 50%
2.1.1.7 Thuế suất các loại thuế khác
+) Thuế suất thuế GTGT: 5%
+) Thuế suất thuế TNDN: 25%
+) Thuế suất thuế xuất khẩu: 2% doanh thu xuất khẩu
Trang 322.1: TẬP HỢP VĐT VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN THEO THỜI GIAN
1 Vốn đầu tư theo thiết kế cơ sở