1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH MÔN KHOA HỌC LỚP 5

30 702 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Tức là dạy học phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ

Trang 1

-o0o

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA

HỌC SINH TRONG TIẾT KHOA HỌC LỚP 5

Môn : Khoa học Cấp học : Tiểu học

Năm học 2016 - 2017

Mã SKKN

Trang 2

-o0o

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA

HỌC SINH TRONG TIẾT KHOA HỌC LỚP 5

Môn : Khoa học Cấp học : Tiểu học Người viết : Nguyễn Thị Cẩm Linh Trường Tiểu học Khương Mai

Năm học 2016 - 2017

Mã SKKN

Trang 3

Đặt vấn đề 1

3 Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm 2

1 Dạy học theo hướng phát triển năng lực 4

2 Các năng lực cần phát huy cho HS tiểu học ở môn khoa học 4

1 Thực trạng của việc dạy và học khoa học lớp 5 5

6 Ứng dụng dạy các bài về phòng tránh một số bệnh 21

Trang 4

số kĩ năng ban đầu: ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe; quan sát, làm thí nghiệm, thực hành khoa học đơn giản; nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp, diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, sơ đồ, hình vẽ, ; phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên Mặt khác, môn Khoa học còn giúp học sinh làm quen với việc nghiên cứu khoa học, hình thành cho học sinh lòng say mê khoa học, biết vận dụng những điều đã học vào trong đời sống

Trong năm học này, giáo dục nước ta đã có nhiều thay đổi đặc biệt là đối với bậc tiểu học Một trong những đổi mới quan trọng nhất, cần thiết nhất là dạy học theo định hướng phát triển năng lực Tức là dạy học phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Như vậy, dạy học dưới hình thức “thầy tổ chức - trò hoạt động”, người dạy đóng vai trò tổ chức, dẫn dắt, hướng dẫn các hoạt động Khi đó:

- Huy động mọi khả năng của từng học sinh để các em chủ động tự tìm tòi, khám phá kiến thức

- Giúp học sinh tự phát hiện tình huống có vấn đề, tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp dựa vào vốn hiểu biết, kiến thức đã học, tài liệu sưu tầm

…để tìm cách giải quyết vấn đề

- Phát huy sở trường, vốn hiểu biết sẵn có của mỗi học sinh dẫn dắt các em đến với kiến thức mới nhẹ nhàng, gần gũi từ đó tạo cho các em niềm vui, niềm tin, hứng thú học tập

Trang 5

- 2/24 -

Dạy học như vậy khuyến khích người giáo viên chủ động, sáng tạo, phải biết tôn trọng mọi cố gắng, nỗ lực của người học Kết quả là chất lượng dạy và học được nâng cao đồng thời giúp người học có lòng ham mê, yêu thích môn học mang tính tích hợp cao nhưng cũng rất gần gũi, thiết thực này

Hiểu được tầm quan trọng của môn Khoa học ở tiểu học cũng như vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giúp học sinh yêu thích môn học hơn Vì thế tôi mạnh dạn đưa

ra vấn đề:

“Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh

trong tiết Khoa học lớp 5”

2 Mục đích nghiên cứu:

Đưa ra một số biện pháp trong quá trình dạy học một tiết khoa học thực hiện việc phát huy tính tích cực, chủ động, tận dụng vốn hiểu biết của học sinh giúp cho các em dễ dàng lĩnh hội những kiến thức vừa tự nhiên vừa xã hội lí thú,

bổ ích, giúp học sinh hiểu sâu nội dung bài, hào hứng, yêu thích môn học này Đó cũng chính là thước đo tính hiệu quả cho một tiết học

3 Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm:

Học sinh lớp 5C trong trường Tiểu học tôi đang công tác trong năm học

Phương pháp này được dùng để chắt lọc, lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp đối tượng học sinh để đạt được hiệu quả cao trong tiết học

Trang 6

- 3/24 -

c Phương pháp thống kê

Để tổng hợp các tư liệu đã thu thập được, qua hoạt động học tập, kết quả đạt được của học sinh sau tiết học, từ đó tìm ra những ưu điểm hay tồn tại để rút kinh nghiệm

d Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu Lúc này người giáo viên đưa lí thuyết vào áp dụng thức tế: thực hiện việc phát huy tính tích cực của học sinh vào bài giảng cụ thể Đồng thời, cũng là lúc kiểm tra, đánh giá kết quả, từ đó có thể rút ra những nhận xét, kết luận về quá trình đã thực hiện của mình

5 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017

Trang 7

- 4/24 -

NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận

1 Dạy học theo hướng phát triển năng lực:

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý

tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải

quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời

gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn

Đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:

- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành

và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm

thông tin, ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo

của tư duy

- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương

pháp đặc thù của môn học để thực hiện, đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự

mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”

- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp

- Sử dụng các thiết bị dạy học môn học, vận dụng công nghệ thông tin để

hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình dạy học

2 Các năng lực cần phát huy cho học sinh tiểu học ở môn Khoa học:

- Thông tin - truyền thông

b Các năng lực đặc thù của môn Khoa học:

Trang 8

- 5/24 -

a Con người và sức khỏe: 21 bài

- Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người

- Vệ sinh phòng bệnh

- An toàn cuộc sống

b Vật chất và năng lượng: 29 bài

- Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thông thường

- Sự biến đổi của chất

- Sử dụng năng lượng

c Thực vật và động vật: 10 bài

- Sự sinh sản của thực vật

- Sự sinh sản của động vật

d Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: 10 bài

- Hiểu và nêu ví dụ về môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Vai trò của môi trường với đời sống của con người

- Tác động của con người đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Biện pháp bảo vệ môi trường

Trong các chủ điểm trên, chủ điểm Con người và sức khỏe rất thiết thực, gần gũi, phù hợp với đối tượng học sinh lớp 5 Nội dung đề cập đặc điểm về giới, sự phát triển thể chất, tâm lí tuổi dậy thì và cách phòng tránh một số bệnh nguy hiểm, làm thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân trước những nguy cơ mất an toàn: như các chất gây nghiện, bị xâm hại, khi tham gia giao thông

Trong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên thực hiện việc phát huy tính tích cực của học sinh ở các tiết học nói chung và các tiết khoa học nói riêng Trong phạm vi của sáng kiến này, tôi chỉ lựa chọn phân tích kĩ việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong mạch bài về phòng tránh một số bệnh,

cụ thể trong bài: Phòng bệnh viêm não

Như vậy giúp học sinh nắm chắc kiến thức bài và quan trọng hơn đưa bài học gần hơn và đi vào thực tế cuộc sống, vận dụng một cách hiệu quả nhằm bảo

vệ sức khỏe cho bản thân học sinh, gia đình và cộng đồng

II Cơ sở thực tiễn

1 Thực trạng của việc dạy và học Khoa học lớp 5:

a Thuận lợi:

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất và các điều kiện nhà trường hiện có Giáo viên được trang bị đầy đủ tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, tư liệu dạy khoa học, đồ dùng dạy học, … Bản thân nhiệt tình trong giảng dạy, tâm huyết với công việc

Trang 9

Phụ huynh sẵn sàng cung cấp, hỗ trợ các con trong việc tìm kiếm thông tin,

in ấn tài liệu, kể cả in màu

b Khó khăn:

Dạy khoa học là không phải dễ, dạy cho hay cho hấp dẫn, phát huy được năng lực của người học thì sẽ khó đối với không ít giáo viên vì nếu dạy chỉ để cung cấp kiến thức cho học sinh thì quá khô khan, học sinh tiếp thu bài rất thụ động, nhớ bài một cách máy móc và kĩ năng cần đạt của môn học hầu như không được hình thành, rèn luyện Dạy để thể hiện rõ đặc trưng môn học, giúp học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống, biết biến thành kĩ năng làm việc, kĩ năng ứng xử phù hợp trong thực tế, thì càng khó

Dạy một bài khoa học cho học sinh cũng là một thử thách không nhỏ với giáo viên Câu hỏi đặt ra là:

- Dạy cho các em nội dung gì? - Dạy đến đâu là phù hợp lứa tuổi tiểu học?

- Lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy như thế nào cho phù hợp, hiệu quả mà vẫn thể hiện rõ đặc trưng môn học?

Chuẩn bị cho một tiết dạy rất công phu, chi tiết, tỉ mỉ, mất nhiều công sức Thực tế Khoa học không phải là lựa chọn hàng đầu của giáo viên khi thi giáo viên dạy giỏi

Lớp học đông, khả năng tiếp thu, tính chủ động, tự giác là không đồng đều

Một số học sinh có tư tưởng xem nhẹ môn học chỉ chú tâm học Toán và Tiếng Việt, không hào hứng với môn học, nhiều em học bài cũ theo kiểu học vẹt chứ không phải học hiểu nên nhanh quên, việc vận dụng kiến thức để chuyển thành hành vi, việc làm cụ thể trong tình huống thực là không đơn giản

Qua thực tế giảng dạy từ đầu năm học tôi nhận thấy với 53 học sinh của lớp thì số lượng những em có được một số kĩ năng cơ bản của môn học như sau:

Trang 10

- 7/24 -

III Biện pháp:

Để dạy một tiết học nói chung, một tiết khoa học nói riêng đạt được đúng,

đủ mục tiêu và có hiệu quả, người giáo viên cần làm tốt các việc sau:

- Xác định đúng mục tiêu tiết học

- Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp

- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với các hoạt động của tiết học và phù hợp với các đối tượng học sinh

- Sưu tầm thông tin, tư liệu, lựa chọn phương tiện, đồ dùng cần thiết phục

vụ hiệu quả trong bài dạy

- Ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử, hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy

Quy trình của một tiết học gồm:

- Khởi động

- Các hoạt động cơ bản

- Củng cố, dặn dò

Để giải quyết vấn đề tôi tiến hành các bước lên lớp cụ thể như sau:

Với bài: Phòng bệnh viêm não

1 Chuẩn bị của giáo viên:

a Xác định đúng mục tiêu bài:

Với mỗi bài dạy, người giáo viên cần xác định được đúng, đủ mục tiêu là rất cần thiết Mục tiêu thường được thể hiện ở 3 nội dung: kiến thức, kĩ năng, thái độ Và mỗi hoạt động của bài cũng có mục tiêu riêng nằm trong mục tiêu chung toàn bài Dạy học bám sát mục tiêu, từ đó giáo viên mới chọn lựa đúng cho hình thức, phương pháp thì bài giảng mới có hiệu quả

Mục tiêu của bài là:

1 Kiến thức: Giúp học sinh :

+ Nhận biết được sự nguy hiểm của bệnh

+ Nêu được tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh

2 Kĩ năng: + Hợp tác làm việc nhóm

+ Trình bày hiểu biết, ý kiến giao tiếp, bình luận, đánh giá

+ Xử lí tình huống, giải quyết vấn đề

+ Sưu tầm, xử lí thông tin, tư liệu liên quan đến bài học

+ Thể chất, tự bảo vệ

+ Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh

3 Thái độ: Học sinh có ý thức phòng bệnh, tuyên truyền, vận động mọi người cùng tích cực thực hiện phòng bệnh

Trang 11

- 8/24 -

b Xác định nội dung trọng tâm bài:

Cần lựa chọn nội dung nào cho chắt lọc, gần gũi, khai thác, mở rộng đến đâu, dẫn dắt, định hướng hoạt động thế nào để giúp hoc sinh dễ tiếp thu mà không nặng nề, mang tính áp đặt Đây là khâu đặc biệt quan trọng, giải quyết tốt khâu này, giáo viên mới có được kim chỉ nam cho các bước tiếp theo

Cụ thể bài học này có 2 nội dung chính:

- Tìm hiểu về bệnh: dấu hiệu, triệu chứng, mức độ nguy hiểm, tác nhân, con đường lây truyền bệnh

- Cách phòng bệnh

c Về đồ dùng dạy học:

Đồ dùng dạy học có rất nhiều loại, giúp cho giáo viên thuận lợi, nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy, giúp cho học sinh hứng thú học tập hơn.Nhưng sử dụng đồ dùng nào cho tiết học, cho từng hoạt động, phát huy được hết tác dụng của nó là việc cần cân nhắc

Với bài khoa học này, tôi chọn sử dụng các đồ dùng:

- Máy chiếu, máy tính, clip, tranh ảnh

d Soạn bài cụ thể trên phần mềm power point

2 Chuẩn bị của học sinh:

Trên cơ sở chuẩn bị của mình, giáo viên phải dặn dò học sinh cẩn thận, chi tiết những việc cần làm:

- Xem trước nội dung bài

- Sưu tầm thông tin, tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học

Việc này thường được tiến hành trước bài học một tuần và đã trở thành nếp thường xuyên của lớp tôi Việc sưu tầm tư liệu có thể giao cho cá nhân hoặc cho nhóm nhỏ (4 đến 5 em) để có sự phân công cụ thể tùy nội dung bài, tùy điều kiện thực tế gia đình học sinh (thu thập thông tin trên mạng phân công cho cháu nào nhà có máy in) Các bạn cùng bàn hoặc cùng nhóm sẽ chủ động kiểm tra chéo, báo cáo với giáo viên để có sự tuyên dương, động viên, nhắc nhở kịp thời

Tư liệu học sinh sưu tầm có rất nhiều thông tin vì thế giáo viên phải tập hợp, chọn lọc, kiểm soát, chọn lựa nội dung phù hợp với nội dung bài, với thời lượng tiết học Ngoài ra, giáo viên cũng quan tâm đến nguồn khai thác thông tin của học sinh là từ đâu, có chính thống không để đảm bảo độ tin cậy, tính khoa học, tính chính xác thì mới sử dụng vào bài giảng

Kết quả, học sinh đã chủ động sưu tầm được rất nhiều tư liệu, thông tin, tranh ảnh phục vụ rất hiệu quả cho tiết học

Trang 12

Trong tiết này, như trước đây, tôi tiến hành kiểm tra học sinh kiến thức

trọng tâm của bài trước dưới hình thức Vui học nhẹ nhàng: "Bạn chọn số

nào?" Ưu điểm của cách này là tôi vừa có thể kiểm tra được việc ôn bài cũ của

cả lớp qua hệ thống câu hỏi nhưng đa dạng cách trả lời: giơ thẻ ý kiến Đúng Sai; lựa chọn phương án đúng nhất và trả lời miệng Học sinh trong lớp tham gia sôi nổi, việc kiểm soát đáp án trả lời dễ dàng

1

4 5

Trang 13

- 10/24 -

Câu 1

Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là do

một loại vi-rút Đúng hay sai?

Đúng

Câu 2 Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là a-nô-phen Đúng hay sai?

Vì thế, thay bằng việc kiểm tra bài cũ tôi chọn hình thức khởi động đơn giản hơn, không tạo áp lực mà tạo cơ hội rèn kĩ năng giao tiếp và cho các em được "khoe" thành quả lao động của mình ở cuối tiết học trước vì mỗi em có một ý tưởng khác nhau được thể hiện theo khả năng riêng có Nhiệm vụ đó là:

Hưởng ứng lễ phát động vệ sinh trường lớp, phòng tránh dịch bệnh, con sẽ làm

gì để tuyên truyền với các bạn học sinh trong trường mình biết cách phòng bệnh sốt xuất huyết? Kết quả:

- Học sinh 1: phát thanh tuyên truyền về cách hiểu biết đơn giản nhưng cần thiết

và cách phòng bệnh

- Học sinh 2: làm các tờ rơi bằng hình vẽ để dán ở bảng tin và phát cho các lớp

- Học sinh 3: tuyên truyền về các biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy

Trang 14

Và khi đó các em đã tự học hỏi lẫn nhau, tự tích lũy thêm kinh nghiệm giải quyết vấn đề

Trang 15

Rèn kĩ năng: giao tiếp, xử lí, chia sẻ thông tin, tự học

Mục tiêu hoạt động là vậy nhưng chắc chắn những điều học sinh muốn biết qua bài học sẽ không dừng lại ở đây Xuất phát từ nhu cầu của người học và

mục tiêu cần đạt của bài, tôi mạnh dạn áp dụng một phần của phương pháp Bàn

tay nặn bột để học sinh chủ động nêu lên những điều muốn biết, những thắc

mắc về bệnh viêm não này Giáo viên nêu câu hỏi:

- Với bệnh viêm não, các con muốn biết điều gì, có thắc mắc gì?

Học sinh nêu nhiều câu hỏi:

- Tại sao phải học bệnh này?

- Triệu chứng bệnh như thế nào?

- Tác nhân gây bệnh?

- Con đường lây truyền?

- Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Ngày đăng: 05/12/2018, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w