1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thuyết minh dự án cảng cạn GEMADEPT ICD

71 392 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng Gemadept ICD và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra

Trang 1

Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Gemadept

Địa điểm: Phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM

_ Tháng 11/ 2018 _

Trang 2

GEMADEPT

ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ

DỰ ÁN VIỆT

ĐỖ VĂN MINH NGUYỄN BÌNH MINHV

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 5

I Giới thiệu về chủ đầu tư 5

II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 5

III Sự cần thiết xây dựng dự án 5

IV Các căn cứ pháp lý 6

V Mục tiêu dự án 7

V.1 Mục tiêu chung 7

V.2 Mục tiêu cụ thể 7

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 9

I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 9

I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 9

I.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án 13

II Quy mô thực hiện dự án 15

III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án 16

III.1 Địa điểm xây dựng 16

III.2 Hình thức đầu tư 16

IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án 16

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 18

I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình 18

II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ 18

CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 21

I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 21

II Các phương án xây dựng công trình 21

III Phương án tổ chức thực hiện 21

Trang 4

IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án 22

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 23

I Đánh giá tác động môi trường 23

I.1 Giới thiệu chung: 23

I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 23

I.3 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án 24

II Tác động của dự án tới môi trường 24

II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm 24

II.2 Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 26

II.3 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 27

II.4 Kết luận: 29

CHƯƠNG VI: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 30

I Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án 30

II Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ 32

III Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án 38

III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 38

III.2 Phương án vay vốn XDCB 39

III.3 Các thông số tài chính của dự án 39

KẾT LUẬN 42

I Kết luận 42

II Đề xuất và kiến nghị 42

CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 43

Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án 43

Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án 47

Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án 53

Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án 63

Trang 5

Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 64

Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án 66

Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án 67

Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án 68

Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án 69

Trang 6

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I Giới thiệu về chủ đầu tư

Chủ đầu tư : CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT

Mã số doanh nghiệp: 0301116791

Đại diện là ông: ĐỖ VĂN MINH - Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở: 2bis-4-6 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố

Hồ Chí Minh

II Mô tả sơ bộ thông tin dự án

Tên dự án: GEMADEPT ICD

Địa điểm xây dựng: Phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án

III Sự cần thiết xây dựng dự án

Lưu thông phân phổi hàng hóa, trao đổi thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế quốc dân Việc đảm bảo sự thông suốt, có hiệu quả của những hoạt động này sẽ góp phần to lớn làm cho các ngành sản xuất phát triển, ngược lại nếu những hoạt động này bị ngưng trệ thì sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ sản xuất và đời sống

Sự ra đời của hệ thống Logistics sẽ giúp những hoạt động lưu thông và phân phối hàng hóa đạt hiệu quả cao, khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chi phí sản xuất, vận chuyển Hệ thống Logistics góp phần đáng kể vào việc phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Theo Kế hoạch thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tp Hồ Chí Minh đã xây dựng cơ chế, chính sách phát huy mọi tiềm lực, thế mạnh vùng biển, ven biển và vị trí chiến lược của thành phố trong mối quan hệ với vùng biển,

Trang 7

ven biển Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang phát triển mạnh với tốc độ 15%-16%/năm, đóng góp khoảng 3% vào GDP của cả nước Cả nước hiện có khoảng 3.000 công ty tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics, trong số đó 70% có trụ sở ở khu vực Tp

Hồ Chí Minh và có khoảng 30 công ty logistics đa quốc gia

Hiện nay, Tp Hồ Chí Minh có 41 cảng hàng hóa đang khai thác với tổng chiều dài cầu cảng là 14.679m Quy hoạch đến năm 2020 có 46 cảng với tổng chiều dài 16.295m cầu cảng, đến năm 2030 có 48 cảng với tổng chiều dài 18.330m cầu cảng Trong thời gian 1997-2017, có hơn 170 nghìn lượt tàu hàng quốc tế xuất, nhập cảng

Tp Hồ Chí Minh với khoảng hơn 1,1 tỷ tấn hàng hóa Chỉ riêng số lượng tàu hàng xuất nhập cảng tại Tp Hồ Chí Minh trong năm 2017 có tổng lượng hàng hóa xuất nhập cảnh qua lại đạt hơn 82 triệu tấn Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, Tp HCM có một vị trí cực kỳ thuận lợi để phát triển, là trung tâm trung chuyển hàng hóa, hoạt động của hệ thống Logistics ở Tp.HCM sẽ góp phần làm cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa trong khu vực luôn được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, tiết kiệm chi phí vận tải Vì vậy, công ty chúng tôi đã phối hợp cùng công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt thành lập dự án “Gemadept ICD”, việc thành lập dự án là hoạt động rất cần thiết để phát huy tổng lực các nguồn lực một cách hiệu quả nhất, mang lại lợi ích lớn nhất

Trang 8

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày ngày 30 tháng 12 năm

2017 quy định về Kinh doanh dịch vụ logistics

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng;

Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công

bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Sử dụng tối ưu hệ thống giao thông vận tải quốc gia và quốc tế

- Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng, cấp quốc gia và cấp khu vực thông qua đáp ứng hiệu quả dịch vụ logistics phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ

- Góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân

V.2 Mục tiêu cụ thể

- Đầu tư xây dựng hệ thống bến bãi, khu nước, nhà kho để tiếp nhận và di dời hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động tại cảng Trường Thọ, Quận Thủ Đức nhằm thực hiện chủ trương, định hướng về chỉnh trang và phát triển đô thị của Thành phố giai đoạn 2015-2020;

Trang 9

- Giải quyết hiệu quả tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trong nội

bộ

- Là một mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức, góp phần giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian lưu hàng tại cảng, với chức năng chính là điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container có hàng, container rỗng và container hàng lạnh, vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trọng, thủ tục Hải quan,…

- Ngoài ra, đây còn có chức năng phụ như đóng rút hàng tại bãi, lắp đặt trang thiết

bị, kho đóng hàng lẻ, làm bao bì, đóng gói chân không và vẽ mã hiệu hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh container, vận chuyển hàng nội địa…

Trang 10

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án

1 Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách

bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay

Khí hậu thời tiết

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô

từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:

- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ Nhiệt độ không khí trung bình 270C Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C) Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị

- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm Năm cao nhất 2.718 mm (1908)

và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958) Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam -

Trang 11

Ðông Bắc Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam

- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%

- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính

và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc Gió Tây -Tây Nam từ

Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ

Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi , trầm tích phù sa cổ

đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng Nhóm đất xám, với qui

mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố

Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0 Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh

Trang 12

tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản

Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6) Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò

 Nguồn nước và thủy văn

Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển

Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000

km2 Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s

Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài 59km,

bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ

ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn

Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé,

Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện

Trang 13

các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn

Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung

ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất lượng nước không tốt lắm Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố

Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành

Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m Tháng có mực nước cao nhất

là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7 Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều

Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên

Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng

Trang 14

I.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án

Điểm nổi bật trong kết quả điều hành kinh tế - xã hội năm 2017 của thành phố

là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ; việc lặp lại trật tự đô thị được người dân ủng hộ Trong năm, Thành phố đã đẩy mạnh việc giải ngân các công trình xây dựng cơ bản, rà soát phân bổ vốn đầu tư, tập trung ứng vốn cho dự án tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên, kịp thời ngăn chặn tình trạng sốt giá nhà đất ở các vùng ven Đặc biệt đã tổ chức làm việc với các cơ quan trung ương về báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết

số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố

Hồ Chí Minh đến năm 2020 và được Quốc Hội thông qua Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, tạo động lực cho Thành phố phát triển bền vững và nhanh hơn nữa trong những năm tiếp theo

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,25% so năm trước (năm 2016 tăng 8,05%) Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 107,90% (năm 2016 đạt 107,33%); tổng vốn đầu tư xã hội đạt 365,71 ngàn tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 18,4%,

so với GRDP bằng 34,5%; tổng thu cân đối ngân Nhà nước đạt 347.986 tỷ đồng, đạt 100,03% dự toán, tăng 13,32%; tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 67.075 tỷ đồng, đạt 94,94% dự toán, tăng 40,36% so cùng kỳ; tổng dư nợ tín dụng đến 1/12/2017 tăng 17,27% so với tháng 12/2016

Công Nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 12 tiếp tục tăng trưởng ổn định Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tháng 12 tăng 6,37% so với tháng trước Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,65%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,69%; hoạt động khai khoáng giảm 2,12%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 5,16%

Xây dựng

Giá trị sản xuất xây dựng cả năm theo giá hiện hành ước đạt 247.525,16 tỷ đồng, bao gồm:

+ Khu vực Nhà nước đạt 14.719,23 tỷ đồng, chiếm 5,95%;

+ Khu vực ngoài Nhà nước đạt 212.732,65 tỷ đồng, chiếm 85,94%;

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20.073,29 tỷ đồng, chiếm 8,11% Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà chiếm 53,36%; công trình kỹ thuật dân dụng chiếm 28,36% và hoạt động xây dựng chuyên dụng

Trang 15

chiếm 18,28% Giá trị sản xuất xây dựng cả năm theo giá so sánh ước đạt 191.848,42 tỷ đồng, tăng 8,19% so với năm 2016, bao gồm:

+ Khu vực Nhà nước đạt 11.329,06 tỷ đồng, giảm 15,95%;

+ Khu vực ngoài Nhà nước đạt 164.678,71 tỷ đồng, tăng 10,97%;

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15.840,65 tỷ đồng, tăng 2,59% Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà tăng 11,15%; công trình kỹ thuật dân dụng tăng 1,61% và hoạt động xây dựng chuyên dụng tăng 10,55%

Trồng trọt

Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 41.552,9 ha, giảm 1,8% so với năm

2016 Trong đó, diện tích lúa chiếm 46,2%, giảm 1,5%; sản lượng đạt 86.253,3 tấn, tăng 1,3% so năm trước Diện tích gieo trồng rau các loại chiếm 19%, giảm 0,6%, sản lượng đạt 230.626,6 tấn, tăng 3,4% Diện tích hoa, cây cảnh là 1.366,4

ha, tăng 9,2% Nhìn chung, năng suất các loại cây trồng hàng năm tăng so với năm trước

Chăn nuôi

Theo kết quả điều tra chăn nuôi ngày 1/10/2017, có 958 hộ chăn nuôi trâu với tổng đàn 5.377 con, tăng 7,6% so với thời điểm 1/10/2016; trong đó, sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong kỳ đạt 583 tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ Đàn bò có 7.810 hộ nuôi bò thịt và 5.798 hộ nuôi bò sữa với tổng đàn bò 125 ngàn con, giảm 2,1%; trong đó, đàn bò thịt chiếm 32,5% tổng đàn, tăng 8,2% và đàn bò sữa chiếm 67,5%, giảm 6,4% Chăn nuôi heo có 5.671 hộ với tổng đàn 302,8 ngàn con, tăng 7,6% Gia cầm và chăn nuôi khác có 4.620 đơn vị nuôi gà với tổng đàn 424,6 ngàn con, tăng 1,6%; trong đó, đàn gà thịt chiếm 94,5% tổng đàn gà, tập trung tại hộ gia công cho công ty CP và trang trại gà An Phú - Củ Chi thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn

Lâm nghiệp

Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố hiện nay là 38.864

ha, trong đó diện tích đất có rừng là 35.794 ha Tỉ lệ che phủ rừng đạt 17,46%, tỷ

lệ che phủ rừng và cây xanh là 37,15% Tính đến nay, sản lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán là 251.000 cây, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước Diện tích trồng rừng được chăm sóc là 581 ha, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước

Thủy sản

Trang 16

Sản lượng thủy sản năm 2017 ước đạt 59.043,6 tấn, tăng 0,45% so năm trước Trong đó, sản lượng cá ước đạt 18.956,7 tấn, giảm 2,21%; sản lượng tôm ước đạt 16.085,1 tấn, giảm 1,85%; sản lượng thủy sản khác ước đạt 24.001,8 tấn, tăng 4,32% Trong đó:

− Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 19.976,7 tấn, tăng 1% Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản biển chiếm 86,4%, tăng 1,7%; sản lượng khai thác thủy sản nội địa chiếm 13,6%, giảm 3%

− Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 39.067,0 tấn, tăng 0,2% Trong đó, sản lượng cá chiếm 21,6%, giảm 8%; tôm chiếm 32,6%, giảm 2,6%; sản lượng thủy sản khác chiếm 45,8%, tăng 6,8%

Dân số

Dân số: ước tính dân số trung bình trên địa bàn thành phố năm 2017 có 8.611,1 ngàn người, tăng 2% so với năm 2016 Giải quyết việc làm: dự ước cả năm 2017, giải quyết việc làm cho 323.225 lượt người (đạt 115,44 % kế hoạch năm), số việc làm mới tạo ra là 133.331 chỗ việc làm mới (đạt 106,66 % kế hoạch năm), tổ chức

80 phiên giao dịch việc làm Bên cạnh giải quyết việc làm trong nước, dự ước số lao động được giải quyết việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động là 14.212 người

II Quy mô thực hiện dự án

1 Nhà ở cho chuyên gia (3 tầng) m² 34.884

3 Văn phòng (3 tầng) m² 19.260

4 Nhà triễn lãm, xúc tiến thương mại trong nhà m² 12.107

5 Nhà triễn lãm, xúc tiến thương mại ngoài trời m² 12.107

8 Kho hàng hóa có mái che m² 30.096

Trang 17

STT Nội dung ĐVT Số lượng

13 Giao thông nội bộ m² 80.858

14 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1

15 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1

16 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1

III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án

III.1 Địa điểm xây dựng

Dự án đầu tư Gemadept ICD được xây dựng tại Phường Long Bình, Quận

9, Tp.HCM

Diện tích : 35ha

III.2 Hình thức đầu tư

Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới

IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án

IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án

T

(m²)

Tỷ lệ (%)

1 Nhà ở cho chuyên gia (3 tầng) 34.884 9,97

12 Bãi đậu xe và kho nhiên liệu 12.458 3,56

Trang 18

Tổng cộng 350.000 100,00 IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động trong nước Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án

Trang 19

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT

CÔNG NGHỆ

I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình

Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng của dự án

1 Nhà ở cho chuyên gia (3 tầng) m² 34.884

3 Văn phòng (3 tầng) m² 19.260

4 Nhà triễn lãm, xúc tiến thương mại trong nhà m² 12.107

5 Nhà triễn lãm, xúc tiến thương mại ngoài trời m² 12.107

8 Kho hàng hóa có mái che m² 30.096

9 Công trình phụ trợ m² 2.074

12 Bãi đậu xe và kho nhiên liệu m² 12.458

13 Giao thông nội bộ m² 80.858

14 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1

15 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1

16 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1

II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ

Các phân khu chức năng

Gemadept ICD được quy hoạch thành 5 phân khu chức năng chính là:

- Khu vực dịch vụ: trong khu vực này gồm có các bộ phận như trung tâm kinh doanh, trung tâm báo hiệu và điều hành xe tải, trung tâm báo hiệu đường sắt, trung tâm báo hiệu đường thủy,… đảm nhiệm việc điều hành kinh doanh, di chuyển của các loại phương tiện ra vào trung tâm

Trang 20

- Khu vực đa phương thức: theo thiết kế trong khu này sẽ tích hợp các loại hình vận chuyển gồm ga đường sắt, đường bộ, cảng biển và sân bay, đảm nhiệm việc chuyên chở, thu gom, phân phối hàng hóa bằng các phương tiện vận tải khác nhau tùy theo yêu cầu

- Khu vực hậu cần: bao gồm kho bãi và các cơ sở dịch vụ hậu cần chia lô cá nhân Khi hàng hóa vào Trung tâm sẽ được đưa đến đây xếp dỡ, lưu kho bãi, bảo quản, đóng góp, dán nhãn, phân loại hàng hóa, làm sạch và kiểm định chất lượng

Trang 21

- Khu vực hải quan: gồm nhà làm việc hải quan và khu vực khai báo, kiểm tra, kiểm hóa, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu như tại các cửa khẩu và cảng biển

- Khu vực phụ trợ: gồm bãi đỗ xe, sửa chữa - bảo dưỡng phương tiện vận tải, nơi làm thủ tục, giấy tờ, tư vấn, tài chính, bảo hiểm, siêu thị, các văn phòng cho thuê, trạm cung cấp nhiên liệu, nơi ăn nghỉ cho đối tác, khách hàng,

Trang 22

CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN

I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng

Dự án thực hiện đầy đủ các thủ tục về giao cấp đất theo quy định để tiến hành xây dựng dự án

II Các phương án xây dựng công trình

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành hoạt động của dự án

Dự án chủ yếu sử dụng lao động của địa phương Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, dự án sẽ tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp

vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ dự án trong quá trình hoạt động sau này

III Phương án tổ chức thực hiện

Danh mục công trình xây dựng và thiết bị của dự án

1 Nhà ở cho chuyên gia (3 tầng) m² 34.884

3 Văn phòng (3 tầng) m² 19.260

4 Nhà triễn lãm, xúc tiến thương mại trong nhà m² 12.107

5 Nhà triễn lãm, xúc tiến thương mại ngoài trời m² 12.107

8 Kho hàng hóa có mái che m² 30.096

9 Công trình phụ trợ m² 2.074

12 Bãi đậu xe và kho nhiên liệu m² 12.458

13 Giao thông nội bộ m² 80.858

14 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1

15 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1

Trang 23

STT Nội dung ĐVT Số lượng

IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án

- Chuẩn bị đầu tư (lập, phê duyệt chủ đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án):

Trang 24

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI

PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

I Đánh giá tác động môi trường

I.1 Giới thiệu chung:

Gemadept ICD được xây dựng tại Phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu

tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng Gemadept ICD

và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm

để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường

và cho xây dựng dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường

I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam tháng 06 năm 2005

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường

Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về

xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/01/2011 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại

Quyết định số 12/2011/QĐ-BTNMT ngày 14/04/2011 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại

Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số

Trang 25

35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN

và Môi trường

I.3 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án

Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây

- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí: QCVN 05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 của

Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

- Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn: QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

II Tác động của dự án tới môi trường

Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của các hộ dân sinh sống xung quanh Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường

có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau:

- Giai đoạn thi công xây dựng

- Giai đoạn vận hành

- Giai đoạn ngưng hoạt động

II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm

Chất thải rắn

_ Rác thải trong quá trình thi công xây dựng: các loại bao bì đựng nguyên vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon, đất đá do các hoạt động đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác

_ Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, trong quá trình vận chuyển của các thiết

bị chuyên dụng đến nơi xây dựng

_ Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra

Trang 26

Chất thải khí: Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí quyển,

khí thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình trong giai đoạn ngừng hoạt động Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của động cơ máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết bị phục

vụ cho thi công

Chất thải lỏng: Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường

trong khu vực xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận Chất thải lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải sinh hoạt

của công nhân và nước mưa

_ Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và một lượng nhỏ dùng cho việc tưới tường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát tán vào môi trường xung quanh Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ gồm các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô nhiễm thấm vào lòng đất

_ Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ có một hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư

_ Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây dựng xuống các kênh rạch cận kề Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát nước ngầm thu nước do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô nhiễm trước khi thải ra ngoài

Tiếng ồn

_ Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập trung và giảm năng suất lao động Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con đường sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA theo tiêu chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn

_ Động cơ, máy móc thi công, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt _ Trong quá trình lao động như gò, hàncác chi tiết kim loại, và khung kèo sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu…

_ Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện …

Trang 27

Bụi và khói

_ Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân Bụi và khói được sinh ra từ những lý do sau:

_ Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây dựng _ Từ các đống tập kết vật liệu

_ Từ các hoạt động đào bới san lấp

_ Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng tháo côppha…

II.2 Mức độ ảnh hưởng tới môi trường

Ảnh hưởng đến chất lượng không khí:

Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các hoạt động thực thi Dự án Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng và tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm đáng chú ý nhất Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx, CO, CO2, SO2 Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên dễ phản ứng với

cơ quan hô hấp người và động vật

Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt:

Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công

có chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các động

cơ máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoặt của công nhân trong các lán trại cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho nguồn nước mặt

Ảnh hưởng đến giao thông

Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ công tác thi công xây dựng lắp đặt sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực,

Trang 28

mang theo những bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này

Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

_ Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng nhân công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư Gây ra các bệnh về cơ quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt

_ Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo dỡ khi công trình ngừng hoạt động Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên lực lượng lao động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi dự án Tiếng ồn

sẽ gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn cuộc sống thường ngày của người dân Mặt khác khi độ ồn vượt quá giới hạn cho phép và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác

II.3 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường Giảm thiểu lượng chất thải

_ Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát sinh Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh:

_ Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình

_ Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng đến _ Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong quá trình thi công

Thu gom và xử lý chất thải: Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải

ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với khu vực xây dựng công trình Trong

dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi bàn giao nhà và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của trạm và môi trường khu vực xung quanh Việc thu gom

và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau:

Chất thải rắn: Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình thi

Trang 29

phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp Những nguyên vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy định thuận tiện cho việc tái sử dụng hoặc bán phế liệu Những loại rác thải khó phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công trường thi công, sao cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định Các phương tiện vận chuyển đất đá san lấp bắt buộc dùng tấm phủ che chắn, giảm đến mức tối đa rơi vãi trên đường gây ảnh hưởng

cho người lưu thông và đảm bảo cảnh quan môi trường được sạch đẹp

Chất thải khí:

_ Sinh ra trực tiếp trong quá trình thi công từ các máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất thải khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể dùng là:

_ Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công và các động cơ khác cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu chuẩn kiểm định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường

_ Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra

Chất thải lỏng: Chất thải lỏng sinh ra trong quá trình xây dựng sẽ được thu

gom vào hệ thống thoát nước hiện hữu được bố trí quanh khu vực khu biệt thự Nước thải có chứa chất ô nhiễm sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý còn nước không bị ô nhiễm sẽ theo hệ thống thoát nước bề mặt

và thải trực tiếp ra ngoài

Tiếng ồn: Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho công nhân trong quá trình

thi công, sắp xếp công việc một cách hợp lý khoa học để mức độ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trong khu vực xây dựng và ở khu vực lân cận là nhỏ nhất Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị Thông thường chu kỳ bảo dưỡng đối với thiết bị mới là 4-6 tháng/lần, thiết bị cũ là 3 tháng/lần Bố trí cách

ly các nguồn gây ồn với xung quanh nhằm làm giảm tác động lan truyền của sóng

âm Để biện pháp phân lập đạt hiệu quả cao hơn cần cách lý và bố trí thêm các tường ngăn giữa các bộ phận.Trồng cây xanh để tạo bóng mát, hạn chế lan truyền

ồn ra môi trường Hạn chế hoạt động vào ban đêm

Trang 30

Bụi và khói: Trong quá trình thi công xây dựng bụi và khói là những nhân

tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công nhân lao động nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt làm giảm khả năng lao động Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những biện pháp sau:

_ Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu phải được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi

_ Thưởng xuyên rửa xe để tránh phát sinh bụi, đất cát trong khu đô thị khi di chuyển

_ Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình trạng khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt

_ Tăng cường trồng cây xanh ở những khu vực đất trống quanh khu vực thi công dự án

Trang 31

CHƯƠNG VI: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC

HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

I Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án

Bảng tổng mức đầu tư của dự án

STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

thương mại ngoài trời m² 12.107 1.800 21.791.700

6 Kho ngoài trời m² 64.962 500 32.481.000

7 Kho ngoại quan m² 11.684 2.000 23.368.000

8 Kho hàng hóa có mái che m² 30.096 1.000 30.096.000

Trang 32

STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Chi phí lập báo cáo nghiên

cứu tiền khả thi 0,160

(GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 1.016.278

2 Chi phí lập báo cáo nghiên

cứu khả thi 0,456

(GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 2.906.335

Trang 33

STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

3 Chi phí thiết kế bản vẽ thi

công 0,666 GXDtt * ĐMTL%*1,1 2.649.929

4

Chi phí lập hồ sơ mời thầu,

lựa chọn nhà thầu, đánh giá

Vay tín dụng

Trang 34

4 Nhà triễn lãm, xúc tiến

thương mại trong nhà 36.319.500 10.895.850 25.423.650

5 Nhà triễn lãm, xúc tiến

thương mại ngoài trời 21.791.700 6.537.510 15.254.190

6 Kho ngoài trời 32.481.000 9.744.300 22.736.700

7 Kho ngoại quan 23.368.000 7.010.400 16.357.600

8 Kho hàng hóa có mái che 30.096.000 9.028.800 21.067.200

V

Chi phí tư vấn đầu tư xây

Trang 35

1 Chi phí lập báo cáo nghiên

cứu tiền khả thi 1.016.278 304.883 711.394

2 Chi phí lập báo cáo nghiên

3 Chi phí thiết kế bản vẽ thi

4

Chi phí lập hồ sơ mời thầu,

lựa chọn nhà thầu, đánh giá

I Chi phí đất 612.500.000 183.750.000 428.750.000

Tổng cộng 1.306.254.653 391.876.396 914.378.257

Ngày đăng: 04/12/2018, 16:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w