Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu, chương I của đề tài đã làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác sử dụng nguồn kinh phí bảo quản hàng dự trữ tại Cục Dự trữ Nhà nước: cụ thể l
Trang 1NGUYỄN VĂN ĐỊNH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐỊNH
MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN VĂN ĐỊNH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐỊNH
MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
TẠI TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THỊ NHUNG
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu độc lậpcủa riêng tôi, không sao chép bất kỳ một luận văn nào của bất kỳ tác giả nàokhác Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực Các tài liệu trích dẫn
có nguồn gốc rõ ràng Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường vềcam đoan này
Hải Dương, ngày 06 tháng 7 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Văn Định
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn: TS Trần Thị Nhung,Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo cùng toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại họcKT& QTKD - Đại học Thái Nguyên đã đào tạo, tham gia đóng góp nhiều ýkiến quý báu cho bản luận văn
Cho phép tôi được bầy tỏ lòng cảm ơn đến Ban lãnh đạo Tổng Cục dự trữNhà nước, Ban lãnh đạo các Cục Dự trữ Hà Nội, Hà Nam Ninh, Hải Hưng vàcác Phòng nghiệp vụ đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn này
Hải Dương, ngày 06 tháng 7 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Văn Định
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
4 Đóng góp của đề tài 4
5 Kết cấu của đề tài 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.2 Vai trò của định mức bảo quản 8
1.2.1 Vai trò của định mức 8
1.2.2 Vai trò của định mức bảo quản 9
1.3 Nội dung của quản lý định mức 9
1.3.1 Quản lý định mức theo hồ sơ 10
1.3.2 Quản lý theo kết cấu 6 nội dung của một định mức 10
1.3.3 Thực hiện quản lý định mức theo quy trình công việc 10
1.3.4 Quản lý định mức theo phân cấp 11
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 13
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 13
2.2 Các phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin 13
Trang 62.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp 14
2.2.3 Phương pháp khảo sát, thống kê 14
2.2.4 Phương pháp chuyên gia 14
2.2.5 Cách thức triển khai nghiên cứu đề tài 14
2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 16
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu quản lý định mức theo kết cấu của một định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia 16
2.3.2 Thực trạng quản lý định mức theo quy trình công việc (xây dựng định mức, ban hành, giao mức, thực hiện, kiểm tra, báo cáo thực hiện định mức và tiết kiệm thực hiện định mức) của quản lý định mức bảo quản 17
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA TẠI TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC 18
3.1 Thực trạng quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia 21
3.1.1 Thực trạng quản lý hồ sơ định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia 21
3.1.2 Thực trạng quản lý định mức theo kết cấu của một định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia 35
3.1.3 Thực trạng quản lý định mức theo quy trình công việc (xây dựng định mức, ban hành, giao mức, thực hiện, kiểm tra, báo cáo thực hiện định mức và tiết kiệm thực hiện định mức) của quản lý định mức bảo quản 50
3.2 Đánh giá thực trạng định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia 70
3.2.1 Đánh giá thực trạng về phân cấp quản lý định mức bảo quản hàng
Trang 772
Trang 8Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC
KINH TẾ - KỸ THUẬT BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ
QUỐC GIA TẠI TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC 74
4.1 Xu hướng dự trữ quốc gia và sự cần thiết tăng cường quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia
74 4.1.1 Xu hướng theo Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia 74
4.1.2 Sự cần thiết tăng cương quản lý định mức-kỹ thuật 76
4.2 Giải pháp tăng cường quản lý định mức kinh tế-kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước 78
4.2.1 Đề xuất các nội dung quản lý định mức 78
4.2.2 Đề xuất nội dung phân cấp quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước theo mô hình 3 cấp: Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Chi cục Dự trữ nhà nước: 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 87
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
DTNN : Dự trữ nhà nước
DTNNKV : Dự trữ nhà nước khu vựcDTQG : Dự trữ quốc gia
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thống kê văn bản pháp quy chứng minh định mức kinh tế
được quy định tại các văn bản pháp quy tại Tổng cục dự trữNhà nước 22Bảng 3.2 Thống kê tài liệu khảo sát định mức kinh tế kỹ thuật được
quy định tại các văn bản tại tổng cục dự trữ nhà nước 31
Bảng 3.3 Thống kê tài liệu khảo sát định mức kinh tế kỹ thuật được quy
định tại các văn bản hướng dẫn tại các cục dự trữ nhà nước 33
Bảng 3.4 Thống kê tài liệu khảo sát định mức kinh tế kỹ thuật được quy
định tại các văn bản thực hiện tại 03 chi cục dự trữ nhà nước 34
Bảng 3.5 Thống kê tài liệu khảo sát chứng minh các Cục DTNN khu
vực thực hiện định mức bảo quản gạo theo từng danh mụcchi tiết tại các cục dự trữ nhà nước 37Bảng 3.6 Thống kê tài liệu khảo sát chứng minh các Cục DTNN khu
vực thực hiện định mức bảo quản phao tròn theo từng danhmục chi tiết tại các cục dự trữ nhà nước 39Bảng 3.7 Thống kê tài liệu khảo sát chứng minh các Cục DTNN khu
vực thực hiện định mức bảo quản đinh kỳ nhà bạt theo đơn
vị tính tại các cục dự trữ nhà nước 42Bảng 3.8 Thống kê tài liệu khảo sát chứng minh các Cục DTNN khu vực
thực hiện định mức kê lót mới thóc áp suất thấp theo số lượng của danh mục định mức tại các cục dự trữ nhà nước 43Bảng 3.9 Thống kê tài liệu khảo sát chứng minh các Cục DTNN khu
vực thực hiện định mức bảo quản ban đầu mới gạo theo đơngiá tại các cục dự trữ nhà nước 47Bảng 3.10 Thống kê tài liệu khảo sát chứng minh việc giao định mức;
Trang 12Bảng 3.11 Tổng hợp giao mức phí bảo quản của 03 Cục DTNNKV năm 2011 56
Bảng 3.12 Tổng hợp giao mức phí bảo quản của 03 Cục DTNNKV năm 2012 57
Bảng 3.13 Tổng hợp giao mức phí bảo quản của 03 Cục DTNNKV năm 2013 58
Bảng 3.14 Tổng hợp về việc kiểm tra thực hiện định mức 61Bảng 3.15 Tổng hợp chênh lệch giữa định mức thực hiện và định mức
được giao của 03 Cục DTNNKV năm 2011 63Bảng 3.16 Tổng hợp chênh lệch giữa định mức thực hiện và định mức
được giao của 03 Cục DTNNKV năm 2012 65Bảng 3.17 Tổng hợp chênh lệch giữa định mức thực hiện và định mức
được giao của 03 Cục DTNNKV năm 2013 68
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN www l r c t n u e du v n
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 7/8/1956 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số997/TTg về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước, trực thuộcThủ tướng phủ, đây chính là tổ chức tiền thân của Tổng cục Dự trữ Nhà nướcngày nay Từ đó, đối với cán bộ, công chức ngành Dự trữ Nhà nước, ngày 7tháng 8 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành Trải qua 58 nămxây dựng, trưởng thành và phát triển, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng,Nhà nước và của Bộ Tài chính cùng với sự cố gắng nỗ lực vượt qua mọi khókhăn, thử thách, ngành Dự trữ Nhà nước ngày càng khẳng định được vị thế,vai trò của mình trong nền kinh tế - xã hội; có nhiều đóng góp quý báu vào sựnghiệp kháng chiến giành độc lập dân tộc, vào công cuộc kiến thiết, xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Đến nay tình hình kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều thay đổi Đểphù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạnmới; ngày 28/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2091/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020 Mục tiêucủa Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020 được xác định cụ thể:
“Tăng cường tiềm lực DTQG, đảm bảo đến năm 2015, tổng mức DTQG đạtkhoảng 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP” Đó là yêu cầucấp bách và đặc biệt quan trọng đặt ra đối với ngành dự trữ nhà nước tronggiai đoạn tiếp theo, đòi hỏi ngành dự trữ nhà nước cần nỗ lực hơn nữa để sẵnsàng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
Từ năm 1981, Hội đồng Chính phủ khi đó đã ban hành Nghị định số201/CP về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật, trong đó quy định mọi hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng vật tư, lao động đều phải
Trang 14quản lý bằng định mức kinh tế - kỹ thuật Mặt khác, hàng dự trữ quốc gia làvật tư, thiết bị, hàng hóa trong Danh mục hàng dự trữ quốc gia do Nhà nướcquản lý, nắm giữ để sử dụng vào mục tiêu dự trữ quốc gia Như vậy, để đảmbảo gìn giữ số lượng và chất lượng hàng hóa dự trữ trong quá trình nhập, bảoquản và xuất kho thì cần phải quản lý và quản lý có hiệu quả về định mứckinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia, việc này đã được ghi trong nhiệm vụ,chức năng của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực vàChi cục Dự trữ Nhà nước.
Hiện nay, công tác quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật còn gặp nhiềukhó khăn do các văn bản quản lý trước đây có nội dung không còn phù hợpvới yêu cầu thực tiễn Ngoài ra, đội ngũ quản lý định mức bảo quản còn yếu
và hệ thống định mức bảo quản chưa được hoàn thiện đồng bộ Do đó, cầnphải hoàn thiện hệ thống quản lý theo đúng bản chất của định mức kinh tế -
kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia Mặt khác nhiều đơn vị còn coi nhẹ quản lýđịnh mức bảo quản dẫn đến việc tổ chức thực hiện quản lý định mức bảo quảngiữa nhiều Cục, Chi cục không đồng bộ
Từ những bất cập kể trên cho thấy việc quản lý và quản lý có hiệu quảđịnh mức bảo quản là vô cùng quan trọng và cấp thiết
Vì vậy, em đề xuất nghiên cứu đề tài: “Tăng cường quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung của đề tài
- Xác định nội dung quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàngDTQG hợp lý
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN www l r c t n u e du v n
quản hàng DTQG theo mô hình 3 cấp Chi cục Dự trữ Nhà nước (Chi cục
Trang 16DTNN), Cục Dự trữ Nhà nước khu vực (Cục DTNNKV), Tổng cục Dự trữNhà nước (Tổng cục DTNN).
2.2 Mục tiêu cụ thể của đề tài
Để thực hiện nâng cao quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc giacần phải thực hiện mục tiêu:
- Xác định nội dung quản lý định mức bảo quản hàng DTQG hợp lý
- Xác định nội dung phân cấp quản lý định mức bảo quản hàng DTQGtheo mô hình 3 cấp: Chi cục Dự trữ Nhà nước (Chi cục DTNN), Cục Dự trữNhà nước khu vực (Cục DTNNKV), Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Tổng cụcDTNN)
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận
- Đánh giá thực trạng
- Đánh giá yếu tố tác động
- Các giải pháp
3 Đối tượng và phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Văn phòng Tổng cục DTNN, Cục DTNNKV Hà Nội, Cục DTNNKVHải Hưng, Cục DTNNKV Hà Nam Ninh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý định mức kinh tế kỹ thuật bảo quản hàng
dự trữ quốc gia tại Văn phòng Tổng cục DTNN, Cục DTNNKV Hà Nội, CụcDTNNKV Hải Hưng, Cục DTNNKV Hà Nam Ninh
Dự kiến lấy kết quả nghiên cứu của đề tài để triển khai cho các CụcDTNNKV trong hệ thống Tổng cục DTNN
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN www l r c t n u e du v n
các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
Trang 18- Phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp phục vụcho việc nghiên cứu, phân tích;
- Phương pháp khảo sát, thống kê;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phân tích SWOT
- Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về điểm yếu, điểm mạnh trongcông tác quản lý định mức kinh tế- kỹ thuật bảo quản hàng Dự trữ Quốc giatại Tổng cục Dự trữ Nhà nước;
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý định mức bảoquản hàng dự trữ quốc gia tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước trong tương lai gần
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận; luận văn gồm 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác sử dụng nguồn kinh
phí bảo quản hàng Dự trữ Quốc gia
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng về công tác sử dụng nguồn kinh phí bảo quản
hàng Dự trữ Quốc gia
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí bảo
quản hàng Dự trữ Quốc gia
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN www l r c t n u e du v n
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
1.1 Một số khái niệm cơ bản
Định mức kinh tế - kỹ thuật là căn cứ xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch
dự trữ (nhập, bảo quản, xuất), ký hợp đồng bảo quản hàng dự trữ quốc giagiữa Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) với các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữquốc gia
Định mức kinh tế - kỹ thuật sử dụng làm cơ sở để điều hành, tổ chứcthực hiện kế hoạch dự trữ, lập, phân bổ dự toán kinh phí và quyết toán phínhập, bảo quản, xuất hàng dự trữ quốc gia
Định mức kinh tế - kỹ thuật là một tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giáviệc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị dự trữ quốc gia (thi đua khen thưởng,xét tiết kiệm định mức…)
- Khái niệm quản lý Định mức
Quản lý định mức là những quy định và những hoạt động về điều hànhhoặc chấp hành của Cơ quan dự trữ quốc gia các cấp đối với định mức bảo
Trang 20quản hàng dự trữ quốc gia trong thời gian nhất định Việc đảm bảo gìn giữ sốlượng và chất lượng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốtcủa ngành dự trữ quốc gia, Định mức tác động trực tiếp đến chất lượng hànghóa dự trữ, thông qua cách thức tổ chức thực hiện công việc bảo quản cụ thể
và mức chi phí kèm theo Vì vậy, quản lý định mức là một bộ phận không thểthiếu trong hệ thống quản lý lĩnh vực dự trữ quốc gia Quản lý định mức đượcxác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo quản về sốlượng và chất lượng hàng dự trữ quốc gia
Định mức bảo quản mang tính đặc thù của ngành dự trữ quốc gia, đượcquy định tại Luật dự trữ quốc gia, Nghị định, Thông tư số 108/2013/TT-BTC(trước đây là Quyết định số 21/2006/QĐ-BTC) và các Quyết định quy địnhchức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, Tổng cục
Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực
Bộ Tài chính ban hành Thông tư quản lý định mức, và ban hành đủđịnh mức đối với từng mặt hàng cụ thể, thường xuyên ban hành điều chỉnhhoặc bổ sung những định mức phát sinh hàng năm Trên cơ sở định mức BộTài chính ban hành, Tổng cục dự trữ nhà nước đã giao mức cụ thể chung chocác Cục DTNNKV thực hiện Các Cục DTNNKV tổ chức thực hiện định mứcthông qua các Chi cục và văn phòng cục Điều này được thể hiện rõ trong cácquyết định giao định mức phí, báo cáo thực hiện định mức hàng năm củaTổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực
Quản lý định mức được tổ chức thực hiện theo hệ thống ngành dọc (từvùng kho đến Chi cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, đếnTổng cục Dự trữ Nhà nước, Bộ Tài chính) Tại các cục DTNNKV tổ chứcthực hiện phân tán theo đúng từng mặt hàng theo thời điểm và địa bàn nhất
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN www l r c t n u e du v n
định; được giao phân tán cho các bộ phận chuyên môn (phòng Kế toán vàphong Kỹ thuật bảo quản) của Cục DTNNKV tham mưu quản lý các nhómđịnh mức khác nhau; Song vẫn đảm bảo tập trung quản lý, báo cáo tổng hợpthông qua một bộ phận chuyên môn tham mưu giúp việc (phòng Kỹ thuậtbảo quản)
Quá trình quản lý định mức đã chỉ ra cần phải quản lý định mức trongmột chu trình quản lý chung bao gồm : Xây dựng định mức; Thẩm định hồ sơxây dựng định mức và ban hành định mức hoặc giao mức mức phí; Tổ chứcthực hiện định mức tại cơ sở; Báo cáo thực hiện định mức; Kiểm tra, rà soátthực hiện định mức và điều chỉnh hàng năm khi cần thiết
Quá trình thực hiện định mức đã chỉ ra nội dung cơ bản của một địnhmức gồm 6 danh mục định mức chi tiết chủ yếu là: Danh mục định mức chitiết: Thứ tự và số lượng danh mục chi tiết: Đơn vị tính; Số lượng của danhmục định mức chi tiết; Đơn giá của từng danh mục; Trị giá của định mức
Hàng năm Tổng cục Dự trữ Nhà nước được Chính phủ giao quản lýtrực tiếp nhiều mặt hàng dự trữ bao gồm lương thực và thiết bị vật tư, cứu hộcứu nạn Nhằm đáp ứng yêu cầu về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiêntai, hoả hoạn, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng an ninh; tham gia bình ổn thịtrường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuấtbức thiết khác Vì vậy, để đảm bảo gìn giữ số lượng và chất lượng hàng hóa
dự trữ trong quá trình nhập, xuất kho và bảo quản thì cần phải quản lý vàquản lý có hiệu quả về định mức bảo quản, việc này đã được ghi trong nhiệm
vụ, chức năng của Tổng cục DTNN, Cục DTNN khu vực và Chi cục DTNN
Trang 22Mặc dù bước đầu đã có sự phân cấp quản lý định mức bảo quản hàng
dự trữ quốc gia đối với Tổng cục và Cục DTNNKV nhưng hiện nay, công tácquản lý định mức kinh tế - kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn do các văn bảnquản lý trước đây không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn Ngoài ra, đội ngũquản lý định mức bảo quản còn yếu và hệ thống định mức bảo quản chưađược hoàn thiện đồng bộ Do đó, cần phải hoàn thiện hệ thống quản lý theođúng bản chất của định mức bảo quản
Mặt khác nhiều đơn vị về coi nhẹ quản lý định mức bảo quản dẫn đếnviệc tổ chức thực hiện quản lý định mức bảo quản giữa nhiều Cục, Chi cụckhông đồng bộ
Hàng năm, Tổng cục và các đơn vị trực thuộc phải thực hiện định mứcbảo quản phức tạp với số lượng hàng bảo quản rất lớn, công việc bảo quảnquá nhiều, kinh phí hàng chục tỷ đồng Vì vậy, nếu không tổ chức quản lýđịnh mức bảo quản tốt thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá dự trữ,thất thoát tài sản của nhà nước
1.2 Vai trò của định mức bảo quản
1.2.1 Vai trò của định mức
a) Là căn cứ xây dựng dự toán tài chính ngân sách chi cho quản lý dựtrữ quốc gia như: Kế hoạch tài chính ngân sách chi cho công tác nhập, bảoquản, xuất hàng dự trữ quốc gia
b) Lập, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí nhập, bảo quản, xuấthàng dự trữ quốc gia
c) Ký hợp đồng bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia theo quy định củapháp luật
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN www l r c t n u e du v n
d) Xác định giá trị hao hụt dự trữ quốc gia được phép ghi giảm nguồnvốn dự trữ quốc gia trong quá trình quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quyđịnh của pháp luật
e) Là một trong những tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá kết quả thựchiện nhiệm vụ của các đơn vị dự trữ quốc gia
1.2.2 Vai trò của định mức bảo quản
Định mức bảo quản là cơ sở để Tổng cục DTNN điều hành, chỉ đạothực hiện công việc bảo quản giữ gìn số lượng, chất lượng hàng dự trữ và kếhoạch nhập, xuất Định mức bảo quản giúp Tổng cục DTNN chủ động xâydựng kế hoạch ngân sách hàng năm trình Bộ Tài chính phê duyệt
Định mức bảo quản giúp cho việc cấp phát kinh phí bảo quản hàngnăm kịp thời tránh thừa thiếu kinh phí (cấp sớm sẽ lãng phí tiền của nhà nước,cấp muộn sẽ ảnh hưởng đến công tác bảo quản hàng hóa dự trữ nhà nước),giúp cho các Cục DTNN khu vực chủ động làm việc với Kho bạc, chủ độnggiao, kiểm tra kế hoạch bảo quản từng tháng, quý cho các Chi cục DTNNđảm bảo về nhân công, vật tư phục vụ bảo quản kịp thời hiệu quả
Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt định mức bảo quản giúp cho các CụcDTNN khu vực quản lý thống nhất, xây dựng từng nội dung công việc, chuẩn
bị kỹ về nhân công vật tư bảo quản từng mặt hàng phù hợp với từng thời điểmbảo quản
1.3 Nội dung của quản lý định mức
Hiện nay Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện và quản lý định mứctheo các nội dung cụ thể như sau:
Trang 241.3.1 Quản lý định mức theo hồ sơ
- Hồ sơ xây dựng định mức;
- Hồ sơ thực hiện định mức
1.3.2 Quản lý theo kết cấu 6 nội dung của một định mức
a) Danh mục định mức chi tiết (kèm theo quy cách, chất lượng)
b) Số thứ tự của danh mục định mức chi tiết
c) Đơn vị tính trong định mức
d) Số lượng của danh mục định mức chi tiết: Là số lượng vật tư tiêuhao, nhân công được sử dụng, mức kinh phí hoặc % kinh phí định mức đượcquy định cho các cấp quản lý định mức khi thực hiện định mức
e) Đơn giá của một danh mục định mức chi tiết: Đơn giá trong địnhmức và đơn giá thực hiện thường không trùng nhau tùy thuộc vào thị trường,đặc điểm vùng miền
f) Tổng trị giá của một định mức: Là tổng trị giá của các danh mục địnhmức chi tiết trong một định mức cụ thể
1.3.3 Thực hiện quản lý định mức theo quy trình công việc
a) Xây dựng định mức: Việc xây dựng định mức đã được quy định chitiết cụ thể tại Quyết định số 21/2006/QĐ-BTC (nay là Thông tư số 108/2013/TT- BTC) của Bộ Tài chính Trong đó quy định rõ về hồ sơ xây dựng địnhmức; Các cấp có trách nhiệm tham mưu; căn cứ, quy trình, phương pháp xâydựng định mức… việc xây dựng định mức do Tổng cục DTNN thực hiện
b) Ban hành định mức: Trên cơ sở hồ sơ định mức do Tổng cục DTNNxây dựng, Bộ Tài chính sẽ ban hành định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN www l r c t n u e du v n
c) Giao mức phí: Hàng năm căn cứ vào định mức do Bộ Tài chính banhành, Tổng cục DTNN giao mức phí cho các Cục DTNNKV và Văn phòngTổng cục Trên cơ sở mức của Tổng Cục giao cho đơn vị, Cục trưởng giaomức phí cấp cơ sở cho từng Chi cục DTNN và Văn phòng Cục thực hiện căn
cứ vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật địa phương, vùng miền,… đảm bảo tổngđịnh mức bảo quản của đơn vị không vượt quá mức phí Tổng Cục giao HoặcCục trưởng hướng dẫn các bộ phận trực thuộc thực hiện định mức cấp trêngiao
d) Hướng dẫn thực hiện định mức: Tổng cục hướng dẫn các CụcDTNNKV thực hiện định mức, trên cơ sở hướng dẫn của Tổng cục thì Cục
Dự trữ Nhà nước khu vực cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện định mức chocác Chi cục DTNN tùy theo tình hình cụ thể của Cục
đ) Tổ chức thực hiện định mức tại cơ sở: Thực chất là triển khai thựchiện công việc nhập kho, xuất kho, bảo quản hàng dự trữ theo các quy định vềdanh mục, số lượng kèm theo chất lượng vật tư và công việc tại các Chi cục
e) Kiểm tra thực hiện định mức: Kiểm tra, giám sát thường xuyên hoặcđột xuất về việc chấp hành các chế độ, chính sách, các quy định về quản lý,thực hiện định mức
g) Tổng hợp thực hiện định mức năm và tiết kiệm thực hiện định: Hàngnăm các Cục DTNNKV tổng hợp tình hình thực hiện định mức của đơn vịbáo cáo Tổng cục và lập hồ sơ đề nghị xét tiết kiệm định mức bảo quản đểtrình Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt
1.3.4 Quản lý định mức theo phân cấp
- Bộ Tài chính: Ban hành định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Trang 26-Tổng cục DTNN: Xây dựng, giao mức, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra,tổng hợp báo cáo và xét tiết kiệm định mức.
- Cục DTNNKV: Xây dựng (phối hợp), giao mức, hướng dẫn thựchiện, kiểm tra, báo cáo thực hiện, báo cáo tiết kiệm định mức Thực hiện mộtphần nội dung của định mức bảo quản (văn phòng Cục)
- Chi cục DTNN: Trực tiếp thực hiện định mức, báo cáo thực hiện địnhmức và báo cáo tiết kiệm thực hiện định mức
Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu, chương I của đề tài đã làm rõ các
cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác sử dụng nguồn kinh phí bảo quản hàng
dự trữ tại Cục Dự trữ Nhà nước: cụ thể là các khái niệm về định mức, kháiniệm về quản lý định mức; qua cơ sở thực tiễn đã làm rõ hơn về vai trò và nộidung quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN www l r c t n u e du v n
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, luận văn tập trung vào việc trảlời mấy câu hỏi sau:
- Việc quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải dựa trênnhững cơ sở lý luận gì?
- Tình hình quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia tại Tổngcục Dự trữ Nhà nước hiện nay ra sao?
- Để tăng cường việc quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng
dự trữ quốc gia tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước cần có những giải pháp nào
2.2 Các phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn dựa vào phương pháp thu thập,tổng hợp, phân tích thông tin, đồng thời sử dụng các phương pháp khảo sát,thống kê, phương pháp chuyên gia để qua đó khẳng định các kết quả nghiêncứu và minh chứng cho các kết luận của mình
2.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin
Trang 28Trong luận văn này tác giả sử dụng thông tin thứ cấp, tài liệu được lấychủ yếu từ các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng chính phủ quy định vềviệc thi hành Pháp lệnh dự trữ quốc gia, chiến lược phát triển, định hướng,quy hoạch tổng thể mạng lưới kho dự trữ quốc gia; từ các quyết định của BộTài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục dự trữ nhà nước quy định về chức năng,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục dự trữ nhà nước; từ Luật dự trữ quốcgia, giáo trình về khoa học quản lý
2.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ các số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tốcần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học Thông quaphân tích các văn bản pháp lý hiện hành quy định về chức năng, nhiệm vụ củacác Đơn vị DTNN và những quy định về quản lý định mức bảo quản; đồngthời thông qua khảo sát, điều tra thu thập tài liệu thông tin tại Tổng cụcDTNN, để phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệuquả quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia
2.2.3 Phương pháp khảo sát, thống kê
Phương pháp này sử dụng trong khảo sát trực tiếp, khai thác văn bản,tài liệu, xử lý và tính toán các số liệu thống kê, phân tích đánh giá thực trạng,
đề xuất giải pháp tăng cường việc quản lý định mức bảo quản hàng dự trữquốc gia tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước
2.2.4 Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các chuyên gia, các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham giavào đề tài để phân tích, đánh giá, tìm ra được những kết luận chính xác vàkhoa học
2.2.5 Cách thức triển khai nghiên cứu đề tài
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN h t t p : / / www l r c t n u e du v n
2.2.5.1 Khảo sát, điều tra, nghiên cứu thực trạng xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý về quản lý định mức kinh tế kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia
a Các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục, CụcTNN khu vực và Chi cục DTNN trong lĩnh vực quản lý định mức kinh tế kỹthuật do các cấp ban hành:
- Các cơ quan trung ương
c Tổng hợp hồ sơ, tài liệu về quản lý định mức kinh tế kỹ thuật: gồmcác văn bản, biểu mẫu, tài liệu báo cáo nghiệp vụ
d Nghiên cứu về thủ tục hành chính trong việc quản lý định mức kinh
tế kỹ thuật theo quy trình công việc thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật (xâydựng, bảo vệ, ban hành-giao, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, báo cáo) doTổng cục DTNN và Cục DTNNKV quy định
2.2.5.2 Khảo sát, điều tra, nghiên cứu thực trạng triển khai thực hiện các quy định pháp lý về quản lý định mức kinh tế kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Thực trạng quản lý định mức bảo quản theo kết cấu của một định mứckinh tế kỹ thuật
Trang 30a Danh mục định mức chi tiết (kèm theo quy cách, chất lượng).
b Số thứ tự của danh mục định mức chi tiết
c Đơn vị tính trong định mức
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN www l r c t n u e du v n
d Số lượng của danh mục định mức chi tiết
e Đơn giá và trị giá của một danh mục định mức chi tiết
f Tổng giá trị của một định mức
- Thực trạng quản lý định mức kinh tế kỹ thuật theo quy trình công việc(xây dựng và bảo vệ định mức, ban hành hoặc giao định mức, thực hiện, kiểmtra, điều chỉnh, báo cáo thực hiện định mức) của quản lý định mức kinh tế kỹthuật tại Tổng cục DTNN
2.2.5.3 Khảo sát, điều tra, nghiên cứu thực trạng phân cấp quản lý định mức kinh tế kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo 03 cấp
- Tổng cục Dự trữ Nhà nước
- Cục DTNN khu vực
- Chi cục DTNN
2.2.5.4 Đánh giá thực trạng quản lý định mức kinh tế kỹ thuật bảo quản hàng
dự trữ quốc gia tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước
- Hạn chế, khó khăn hiện tại
- Thành tựu đạt được
- Yêu cầu quản lý định mức bảo quản hàng DTQG
2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu quản lý định mức theo kết cấu của một định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Thứ tự danh mục định mức chi tiết
- Danh mục định mức bảo quản chi tiết
- Đơn vị tính của từng danh mục định mức bảo quản chi tiết
- Số lượng danh mục định mức
- Đơn giá vật tư nhân công từng danh mục định mức
- Tổng trị giá của một định mức (kinh phí bảo quản)
Trang 322.3.2 Thực trạng quản lý định mức theo quy trình công việc (xây dựng định mức, ban hành, giao mức, thực hiện, kiểm tra, báo cáo thực hiện định mức và tiết kiệm thực hiện định mức) của quản lý định mức bảo quản
- Xây dựng định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Giao mức phí
- Tổ chức thực hiện định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Kiểm tra thực hiện định mức bảo quản
- Báo cáo thực hiện định mức năm và tiết kiệm thực hiện định mức
Kết Luận: để phục tốt cho việc nghiên cứu thực hiện đề tài, chương 2
đã chỉ rõ phương pháp nghiên cứu, cách thức triển khai nghiên cứu trong việcthực hiện đề tài, từ đó việc thực hiện các bước tiếp theo trong đề tài mới manglại kết quả cao
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
Về văn bản quản lý định mức: Quản lý định mức bảo quản hàng dự trữquốc gia đã được quy định cụ thể tại các văn bản pháp quy do Quốc hội,Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành về hoạt động dự trữ quốc gia trong đó cóquy định về chức năng quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia (nộidung này được trình bày cụ thể tại phần thực trạng các văn bản pháp lý)
Về phân cấp quản lý định mức: Mô hình quản lý định mức bảo quản tạiTổng cục Dự trữ Nhà nước đã theo một hệ thống xuyên suốt từ cấp Bộ Tàichính đến cấp Chi cục Dự trữ Nhà nước: Bộ Tài chính ban hành định mức ->Tổng cục Dự trữ Nhà nước -> Cục Dự trữ Nhà nước khu vực -> Chi cục Dựtrữ Nhà nước, cụ thể:
Bộ Tài chính: Trên cơ sở hồ sơ xây dựng định mức bảo quản hàng dựtrữ quốc gia (Tổng cục Dự trữ Nhà nước báo cáo) đã được các đơn vị liênquan thẩm định, Bộ Tài chính ban hành định mức bảo quản đối với từng mặthàng dự trữ quốc gia
Trang 34Tổng cục Dự trữ Nhà nước: Tổng cục Dự trữ nhà nước đã tổ chức xâydựng định mức bảo quản (trên cơ sở hồ sơ xây dựng định mức của các CụcDTNN khu vực) trình Bộ Tài chính ban hành; sau đó trên cơ sơ định mức BộTài chính ban hành, Tổng cục DTNN tổ chức giao mức phí cho các CụcDTNN và Văn phòng Tổng cục tổ chức thực hiện bằng các quyết định giaomức phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia với tổng số của từng định mức.
có sự khác nhau như: Thông báo phí nhập, xuất, bảo quản theo từng đợt nhậpxuất; Hướng dẫn thực hiện định mức đầu năm; Quyết định giao mức phí từđầu năm; Quyết định giao mức phí theo từng đợt nhập, xuất
- Tổng hợp tình hình thực hiện định mức của từng Chi cục Dự trữ Nhànước, báo cáo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, bao gồm báo cáo thực hiện địnhmức của từng mặt hàng (danh mục định mức chi tiết, đơn vị tính, đơn giá vàtrị giá tương ứng) và báo cáo thực hiện hệ thống định mức; kèm theo báo cáothực hiện là đề nghị xét tiết kiệm định mức bảo quản hàng năm
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN www l r c t n u e du v n
Chi cục Dự trữ Nhà nước: Căn cứ mức phí được giao, Chi cục Dự trữNhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện từng danh mục công việc nhập kho, bảoquản và xuất theo định mức (danh mục định mức chi tiết, đơn vị tính, đơn giá
và trị giá của một định mức) và báo cáo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực tìnhhình thực hiện định mức bảo quản của từng mặt hàng và hệ thống định mứcbảo quản
Văn phòng Cục: Thực hiện một số công việc trong phạm vi các địnhmức bảo quản
Tuy nhiên, mô hình quản lý định mức bảo quản hiện nay vẫn còn nhiềunhững hạn chế, khuyết điểm và cần tăng cường hiệu quả quản lý định mức đốivới từng cấp
Để làm cơ sở nghiên cứu đề tài, phân tích, đề xuất điều chỉnh bổ sungnội dung quy định trong các văn bản pháp lý về quản lý định mức bảo quản,
đề tài đã sưu tầm tài liệu về quản lý định mức tại 3 cấp (Tổng cục, Cục Dự trữNhà nước khu vực, Chi cục Dự trữ Nhà nước); Số liệu thực hiện định mức vàcông tác quản lý hành chính của các đơn vị, như:
* Tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước:
Các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính về định mức
Các Quyết định của Tổng cục giao mức phí cho các Cục Dự trữ Nhànước khu vực và Văn phòng Tổng cục
Các loại báo cáo thực hiện định mức bảo quản của các Cục Dự trữ nhànước khu vực: Sưu tầm, tìm hiểu các tài liệu báo cáo thực hiện định mức bảoquản của các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực báo cáo Tổng cục Dự trữ Nhànước, qua đó tìm hiểu về báo cáo thực hiện định mức; định mức bảo quản, số
Trang 36lượng hàng hóa bảo quản, thời gian bảo quản; nghiên cứu quy trình giao địnhmức bảo quản của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, để thực hiện kế hoạch bảoquản, điều chỉnh kế hoạch bảo quản, chỉ tiêu kế hoạch
* Tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực:
Các Quyết định của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực về giao mức phí chocác Chi cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc và Văn phòng Cục
Các văn bản của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực hướng dẫn các Chi cục
Dự trữ Nhà nước về định mức bảo quản hàng năm
Các tài liệu về thực hiện định mức bảo quản của Chi cục Dự trữ Nhànước báo cáo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực qua đó tìm hiểu về danh mục bảoquản (danh mục bảo quản định mức, không định mức); định mức bảo quản, sốlượng hàng hóa bảo quản, thời gian bảo quản
* Tại Chi cục Dự trữ Nhà nước: Các tài liệu và báo cáo tổ chức thực
hiện định mức bảo quản
Ngoài ra sưu tầm, tìm hiểu các tài liệu khác liên quan đến quản lý địnhmức bảo quản nhằm phục vụ nghiên cứu đề tài
Kết quả sưu tầm tìm hiểu và phân tích các tài liệu, số liệu về quản lýđịnh mức bảo quản hiện nay và những năm trước đây tại Tổng cục Dự trữNhà nước, 3 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, 3 Chi cục Dự trữ Nhà nước trựcthuộc, thể hiện tại các nội dung sau:
3.1 Thực trạng quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia
3.1.1 Thực trạng quản lý hồ sơ định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Việc thực hiện quản lý hồ sơ định mức bao gồm 02 nội dung: quản lý
hồ sơ xây dựng định mức và quản lý hồ sơ thực hiện định mức Để thực hiện
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN www l r c t n u e du v n
quản lý hồ sơ định mức cần phải có các văn bản pháp quy, văn bản pháp lý,văn bản hướng dẫn về quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia tạiTổng cục Dự trữ Nhà nước được trình bày như dưới đây:
3.1.1.1 Các văn bản quy định trong lĩnh vực quản lý định mức
a Văn bản quy định chức năng nhiệm vụ quản lý định mức
Về văn bản pháp quy quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn củacác cấp quản lý, trong đó có quy định về quản lý định mức bảo quản thu thậptại Tổng cục Dự trữ Nhà nước bao gồm 7 văn bản (cụ thể như bảng thống kê3.1 dưới đây):
Bảng 3.1 Thống kê văn bản pháp quy chứng minh định mức kinh tế được quy định tại các văn bản pháp quy tại Tổng cục dự trữ Nhà nước
Bộ Tài chính
Tổng cục DTNN
Vụ KHCNBQ
Cục DTNN khu vực
Chi cục DTNN
Trang 38Ghi chú: Nguồn tài liệu thống kê tại Văn phòng Tổng cục Dự trữ Nhà nước
- Luật dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 22/11/2013 do Quốc hộiban hành tại Khoản 1 Điều 54 Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, địnhmức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia có quy định như sau:
“Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và cơ quan dự trữ quốc giachuyên trách căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia để xâydựng kế hoạch, dự toán ngân sách, thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia BộTài chính chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia nghiêncứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc giabảo đảm phu hơp với thực tế va yêu cầu quan ly”
- Nghị định 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Thủ tướng Chínhphủ Trong đó quy định tại Chương III về việc lập kế hoạch, dự toán ngânsách dự trữ quốc gia và tổ chức thực hiện, cụ thể:
Tại Điều 15 quy định xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chất lượng, địnhmức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm và thời hạn bảo quản hàng dự trữquốc gia:
“Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan xâydựng, ban hành tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật; quy trình, quy phạmbảo quản và thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Định mức kinh tế - kỹ thuật trong bảo quản hàng dự trữ quốc gia là căn
cứ xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách, ký hợp đồng thuê bảo quảnhàng dự trữ quốc gia”
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN www l r c t n u e du v n
- Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/ 2008 quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, trong đó tại Điều 2quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính, cụ thể:
Tại khoản 8 mục b quy định “Ban hành quy định về chế độ quản lý tàichính, mức giá mua, bán hàng dự trữ, chi phí mua, bán, nhập, xuất, bảo quảnhàng dự trữ nhà nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng,ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuậtđối với hàng dự trữ nhà nước theo quy định của pháp luật”
- Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướngChính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaTổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, trong đó tại Điều 2 quyđịnh nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, cụ thể:
Mục 2 khoản c có quy định nhiệm vụ của Tổng cục Dự trữ Nhà nướctrình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành: “Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốcgia, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực dự trữ nhà nước”
- Quyết định số 2448/QĐ-BTC ngày 5/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tàichính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Vănphòng thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước Trong đó tại Điều 3 quy định nhiệm
vụ của Vụ Khoa học và Công nghệ bảo quản, cụ thể mục 2 khoản c quy địnhtrình Tổng cục trưởng xem xét quyết định “1 Trình Tổng cục trưởng Tổngcục Dự trữ Nhà nước để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính: Định mức kinh tế - kỹthuật trong lĩnh vực dự trữ nhà nước”
- Quyết định số 2446/QĐ-BTC ngày 5/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tàichính Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
Trang 40Dự trữ Nhà nước khu vực trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước Trong đó tạiMục 6, Điều 2 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Dự trữ Nhà nướckhu vực, cụ thể:
“Thực hiện công tác quản lý, bảo quản hàng dự trữ nhà nước; quản lýchất lượng hàng dự trữ nhà nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; quản
lý và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định củapháp luật”
- Quyết định số 172/QĐ-TCDT ngày 10/12/2009 của Tổng cục trưởngTổng cục Dự trữ Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Chi cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nướckhu vực Điều 5 Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ phậnnghiệp vụ như sau: “2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Kỹ thuật bảo quản:
Tổ chức thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật được giao; lập hồ sơ kỹ thuậtkho hàng; từng đơn vị hàng dự trữ để theo dõi và quản lý chất lượng…”
b Các văn bản quy định về quản lý định mức
Bộ Tài chính:
Trước đây năm 2006, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số21/2006/QĐ-BTC ngày 3/4/2006 về việc ban hành quy chế xây dựng, banhành và quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia Quyết định số21/2006/QĐ-BTC ra đời đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản về công tác xâydựng định mức trong giai đoạn đó; sau 6 năm thực hiện đã không còn phù hợpvới thực tiễn xây dựng và quản lý định mức nhập, xuất và bảo quản hàngDTQG như: