Phân tích SWOT về xuất khẩu Thủy sản của tập đoànMinh Phú ra thị trường Quốc tế 1.. Nhận định chung môi trường kinh doanh Quốc tế... Mục đích của bài viết... Công ty TNHH MTV Nuôi tôm S
Trang 1Phân tích SWOT về xuất khẩu Thủy sản của tập đoàn
Minh Phú ra thị trường Quốc tế
1 Nhận định chung môi trường kinh doanh Quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hóa đời sống kinh tế thế giới với những mức đô khác nhau, với xu hướng toàn cầu hóa đi đôi với khu vực hóa, lực lượng sản xuất và hàng hóa phát triển vượt ra ngoài phạm vi mỗi quốc gia Toàn cầu hóa kinh tế là hình thành môt thị trường thế giới thống nhất, môt hệ thống tài chính, tín dụng toàn cầu Với xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới đã mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng trong các nước thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) Các nước trong khối được tự do thiết lập các mối quan hệ
đa phương, song phương và mở rông khả năng xuất khẩu hàng hóa nhằm phát triển các tiềm năng kinh tế của mỗi nước
Bắt đầu từ năm 1988, Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế với việc mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thu hút nguồn vốn và công nghệ của các nước tư bản phát triển Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã gặt hái được những thành công nhất định, riêng nghành nuôi trồng thủy hải sản đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và giá trị gia tăng Với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ làm
ăn với các nước và khu vực trên thế giới, đến nay sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên 170 nước và khu vực
Sau khi gia nhập WTO đã giúp cho việc triển khai xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nói chung và sản phẩm phẩm thủy hải sản nói riêng ra nước ngoài trở nên dễ dàng hơn rất nhiều Nhiều doanh nghiệp đã có chủ trương tận dụng các cơ hôi kinh doanh tại các nước, nhất là tại các nước Châu Á Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, các
Trang 2nước Mỹ La Tinh … để đẩy mạnh thị trường xuất khẩu các loại thủy hải sản như cá tra, tôm đông lạnh…
2 Mục đích của bài viết.
Mục đích của bản báo cáo là nghiên cứu môi trường kinh doanh Quốc tế, đưa ra các điểm mạnh, yếu, cơ hôi của doanh nghiệp khi vươn ra thị trường Quốc tế và đề xuất các giải pháp chiến lược nhằm giúp công ty có cái nhìn tổng thể khi thâm nhập thị trường Quốc tế môt cách hiệu quả nhất
3 Bài viết đã giải quyết được các vấn đề
1 Sự sẵn sàng của doanh nghiệp
2 Đã chỉ ra được các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt
3 Mức đô phù hợp và khả năng thích ứng của doanh nghiệp
4 Lựa chọn chiến lược: Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến đông do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, công ty nên đẩy mạnh xuất khẩu để phát triển
Mục lục
Mở đầu
1.0./ Tổng quan về Công ty Cổ phần thủy hải sản Minh Phú
1.1./ Mục đích của bản báo cáo
1.1.1./ Sự sẵn sàng của doanh nghiệp khi vươn ra thị trường Quốc tế
Trang 31.1.2/ Đánh giá những thách thức mà công ty phải đối mặt khi mở rông kinh doanh Quốc tế
1.1.3./ Đánh giá những lựa chọn chiến lược mà công ty có thể lựa chọn khi mở rông kinh doanh Quốc tế
1.1.4./ Đánh giá khả năng thích nghi và hòa nhập của công ty trong môi trường kinh doanh Quốc tế
1.1.5./ Đề xuất toàn diện để giúp công ty hôi nhập môi trường kinh doanh Quốc tế 2.0./ Các kết quả nghiên cứu
2.0.1./ Sự sẵn sàng của công ty khi thâm nhập thị trường Mỹ
2.0.2./ Thách thức đối với công ty khi thâm nhập thị trường Mỹ
3.0./ Phân tích lựa chọn chiến lược, thâm nhập thị trường Hoa Ky
3.0.1./ Đánh giá các phương án chiến lược
3.0.2./ Đánh giá khả năng thích nghi
4.0./ Kết luận
5.0./ Đề xuất:
6.0./ Tài liệu tham khảo:
1.0./ Tổng quan về Công ty Cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú.
Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Tập đoàn Thuỷ Sản Minh Phú là Xí Nghiệp Chế Biến Cung Ứng Hàng Thuỷ Sản Minh Phú, được thành lập Ngày 14 Tháng 12 Năm 2002 Sau 8 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú đã khẳng định được vị trí uy tín của mình trong ngành nuôi trồng
Trang 4thủy sản tại Việt Nam và là môt trong những nhà sản xuất, chế biến có uy tín tại Việt Nam
Năm 2006 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của Minh Phú, để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới này, tháng 7 năm 2008 Minh Phú đã chuyển đổi từ môt mô hình công ty gia đình sang công ty cổ phần và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với số vốn điều lệ 500 tỷ đồng Năm 2008 cũng đã đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc áp dụng qui trình khép kín sản xuất; Minh Phú đã đi từ khâu sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm, chế biến và đến xuất khẩu Đây là môt bước tiến quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi khắc khe của thị trường Trong mô hình khép kín đó, hiện Minh Phútrở thành công ty mẹ của các công ty thành viên gồm:
1. Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Quí
2. Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phát
3. Công ty TNHH Thủy Hải sản Minh Phú - Kiên Giang
4. Công ty TNHH Sản xuất Giống Thủy sản Minh Phú
5. Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang
6. Công ty TNHH MTV Sản xuất Chế phẩm Sinh học Minh Phú
7. Công ty TNHH MTV Nuôi tôm Sinh thái Minh Phú
8. Mseafood Corporation
+ Mã chứng khoán: MPC
+ Web: http://www.minhphu.com
+ Tiêu chuẩn sản phẩm: Với công nghệ, máy móc trang thiết bị hiện đại,
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo hệ thống HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001:2000, BRC và ACC trong qui trình sản xuất Do đó các sản phẩm của Minh Phú luôn đạt các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh bắt buôc khi khẩu vào Hoa Ky bao gồm Malachite Green (MG), Leucomalachite Green (LMG) và Fluoroquinolone (Enrofloxacin, Ciprofloxacin và Flumequine) đối với cá basa, cá tra; Chloramphenicol
Trang 5(CAP), Nitrofurans (NTRs) đối với sản phẩm tôm; kiểm tra Chloramphenicol đối với thịt cua, ghẹ Phòng kiểm nghiệm sản phẩm (phòng KCS) của công ty được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO17025 và tương đương về việc kiểm tra các chỉ tiêu dư lượng hóa chất kháng sinh sẽ thực hiện việc kiểm nghiệm mẫu sản phẩm trước khi xuất xưởng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh cho các lô hàng do công ty sản xuất
Là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận GLOBAL GAP giúp cho các sản phẩm của MPC tiếp cận tối đa thị trường
EU và Mỹ
Tầm nhìn: “ Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trong vòng 5
năm tới và trở thành Công ty chế biến xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới”
Sứ mệnh: “ Đưa con tôm Việt Nam vươn tầm Thế giới”
(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty Minh Phú 2011)
+ Mục tiêu thị trường: Đảm bảo, cũng cố thị phần thị trường nôi địa;
tham gia thị trường xuất khẩu tôm đông lạnh, cá tra sang thị trường các nước Châu Á TBD, đặc biệt chú trọng mọi nguồn nhân lực, vật lực để thâm nhập thị trường Mỹ
1.1./ Mục đích của bản báo cáo: Nhằm trả lời các câu hỏi sau đây
1.1.1/ Sự sẵn sàng của doanh nghiệp khi vươn ra thị trường Quốc tế.
Minh Phúlà môt trong những nhà tiên phong trong chiến dịch huy đông, gìn giữ và phát huy hiệu quả chất xám, nhờ đó đã tạo được đông lực phát triển mạnh mẽ cho công ty Ngoài ra, Minh Phú cũng đã chú trọng đến vấn đề đầu tư công nghệ, máy móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo hệ thống HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001:2000, BRC và ACC trong qui trình sản xuất khép kín của mình Chính
Trang 6điều này đã giúp cho sản phẩm Minh Phú luôn an toàn, đạt chất lượng cao và được khách hàng tín nhiệm
a) Tiêu chuẩn sản phẩm: Đủ tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và các tiêu
chuẩn, các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh bắt buôc khi khẩu vào Hoa Ky nói riêng và thị trường Quốc tế nói chung
b) Về năng lực sản xuất: Với tầm nhìn đã được xác định rõ, năng lực sản
xuất kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng không ngừng
Sản lượng sản xuất Tấn 16.532,53 23.871,47 30.491,79 Sản lượng xuất
khẩu
Kim ngạch xuất
khẩu
Triệu
(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty Minh Phú 2011)
Với năng lực sản xuất kinh doanh như trên Công ty hoàn toàn có thể đạt được tầm nhìn đã đề ra và hoàn toàn có thể đáp ứng được cho thị phần trong nước và phục vụ cho công việc xuất khẩu ra thị trường Quốc tế
c) Nguồn nhân lực: Công ty có đôi ngũ công nhân viên lành nghề, đầy
nhiệt huyết cống hiến, có kỷ luật lao đông cao Đôi ngũ cán bô, kỹ sư đều có trình đô nghiệp vụ chuyên môn cao và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt
- Đôi ngũ nhân viên Marketing chuyên nghiệp có kiến thức và kinh nghiệm về tạo dựng thương hiệu, thương mại điện tử và các kỹ năng đàm phán, thanh toán quốc tế Phần lớn các nhân viên này đều tốt nghiệp Đại học và Thạc sỹ ở Mỹ, Nhật và Châu Âu nên rất thông thạo tiếng Anh, cũng kỹ năng làm việc với các đối tác nước ngoài và môi trường kinh doanh của Mỹ
Trang 71.1.2/ Đánh giá những thách thức mà công ty phải đối mặt khi mở rộng kinh doanh ra Quốc tế.
+ Xác định các nhà nhập khẩu, người bán buôn và các bên liên quan quan trọng khác trên thị trường Mỹ
+ Xác định phân đoạn thị trường của người sử dụng: Địa lý và nhân khẩu học của từng bang, sở thích của người tiêu dùng, giá cả/chất lượng…
+ Xác định mức giá và xu thế thị trường đối với sản phẩm tôm đông lạnh, cá tra của công ty đối với các sản phẩm cùng chủng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Mỹ
+ Rào cản thâm nhập thị trường (thuế quan hoặc phi thuế quan) của Mỹ đối với sản phẩm tôm và cá tra của Việt Nam do chính sách bảo hô thương, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm Bô Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rông định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam
+ Rào cản về văn hóa: thẩm mỹ, phong tục tập quán, tôn giáo
1.1.3./ Đánh giá những lựa chọn chiến lược mà công ty có thể lựa chọn khi mở rộng kinh doanh Quốc tế.
+ Kênh phân phối: Chọn các nhà phân phối sản phẩm cùng loại trên thị trường Hoa Ky để làm nhà đại diện phân phối sản phẩm
Trang 8+ Tham gia các cuôc hôi chợ chuyên ngành để quảng bá sản phẩm và tìm các đối tác phân phối và tim cơ hôi hợp tác
+ Nhờ sự hỗ của bô phận xúc tiến thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại để được hỗ trở về thông tin thị trường, khả năng tài chính của các đối tác dự định hợp tác, cũng như tình hình chính trị, văn hóa và các luật liên quan đến thương mại hai chiều để có các điều chỉnh chính kế hoạch nếu cần
1.1.4./ Đánh giá khả năng thích nghi và hòa nhập của công ty trong môi trường kinh doanh Quốc tế.
Với quyết tâm vươn ra thị trường Thế giới, cùng với sự kiên trì đầu
tư, chuẩn bị từ việc khảo sát thị trường, tìm hiểu đối tác, chuẩn bị nguồn nhân lực chu đáo; đầu tư máy móc công nghệ hiện đại khép kín từ khâu con giống, nuôi trồng, chế biến, kho bảo quản sản phẩm, hậu cần phục vụ cho việc xâm nhập thị trường Quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng từ khâu vận tải quốc tế, nôi địa tại Mỹ, văn phòng đại diện với phòng trưng bày (showroom) sản phẩm, kho bảo quản, các đối tác thương mại và đặc biệt là Luật sư đại diện Với các bước chuẩn bị chu đáo như vậy, khả năng thích nghi và hòa nhập của công ty khi vươn ra thị trường Quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng là rất lớn và rất khả thi với các lý do
+ Nhân lực:
- Công nhân lành nghề, có kỷ luật và cam kết làm việc lâu dài với công ty
- Đô ngũ Xuất nhập khẩu: Thành tạo các thủ tục xuất nhập khẩu như thông quan, thỏa thuận vận tải và thanh toán quốc tế
- Có riêng bô phận theo dõi các đơn hàng từ lúc lập kế hoạch
+ Cơ sở vật chất: Có ba nhà máy chế biến biến với công nghệ, máy móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo hệ
Trang 9thống HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001:2000, BRC và ACC trong qui trình sản xuất; Phòng kiểm nghiệm sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO17025, do đó công ty luôn kiểm soát được chất lượng sản phẩm thành phẩm theo các tiêu chuẩn đã công bố
+ Nguồn nguyên liệu đầu vào: Công ty có 1 công ty sản xuất con giống và hai công ty nuôi trồng thủy hải sản với công suất lên đến 40.000 tấn sản phẩm/năm Với công suất và chu trình khép kín như vậy công ty hoàn toàn có thể chủ đông được nguồn và chất lượng của nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến
+ Marketing: Công ty có phòng trưng bày sản phẩm (showroom) để phục vụ các đối tác thăm quan tìm hiểu sản phẩm
- Trang Website được thiết kế riêng với đầy đủ thông tin luôn được cập nhật từ các thông tin thương mại đến danh mục sản phẩm, quy cách và chất lượng (catalogue sản phẩm) Sản phẩm công ty được đăng ký nhãn hiệu đôc quyền riêng để đảm bảo thương hiệu và quyền lợi của công ty
- Công ty đã lập văn phòng đại diện tại Hoa Ky để xúc tiến giao dịch với các nhà phân phối tại thị trường Hoa Ky và giải quyết các vấn đề thương mại, hậu cần vận chuyển
+ Khả năng tài chính: Do Công ty đã được cổ phần hóa, và niêm yết trên thị trường chứng khoán nên khả năng huy đông vốn với số lượng lớn từ các cổ đông, cũng như vay vốn từ ngân hàng trong ngắn hoặc trung hạn để cung cấp nguồn tài chính phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu là rất thuận lợi
1.1.5./ Đề xuất toàn diện để giúp công ty hội nhập môi trường kinh doanh Quốc tế.
Trang 10Tổ chức khảo sát thị trường, cập nhật các thông tin về thị trường, rào cản thuế quan Đối với Hoa Ky, ngoài thuế nhập khẩu, cần phải quan tâm đến thuế tối huệ quốc, đạo luật chống đôc quyền, bán phá giá, tiêu chuẩn sản phẩm (các tiêu chuẩn về hàm lượng hóa chất còn phải quan tâm đến tiêu chuẩn SA8000), quy mô thị trường; các đối thủ cạnh tranh; văn hóa người tiêu dùng và các khó khăn cần phải đối mặt như hiệp hôi nhà sản xuất tôm, cá da trơn tại nước sở tại có thể kiện doanh nghiệp bất cứ lúc nào họ muốn Từ các tổng hợp trên, lập kế hoạch chi tiết cho các bước thực hiện
+ Coi việc thâm nhập sâu vào thị trường Quốc tế nói chung và thị trường Mỹ là bước quan trọng giúp doanh nghiệp hôi nhập vững chắc với kinh tế khu vực và thế giới
+ Nâng cao tính tính cạnh tranh của sản phẩm tôm đông lạnh, cá tra là công cụ quan trọng nhất để thâm nhập thị trường Mỹ Để đạt được mục tiêu đó cần phải thực hiện
- Về khâu giống: Đầu tư chiều sâu cho sản xuất giống, nhằm đảm bảo chất lượng con giống, chủ đông nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định và bền vững
- Về nuôi trồng: Cải thiện quy trình nuôi trồng nhằm hạn chế dịch bệnh, sự tăng trưởng đồng đều của tôm và cá tra Luôn luôn kiểm tra
dư lượng hóa chất có trên tôm để chủ đông hạn chế dư lượng đó
+ Về tài chính: Huy đông vốn của các cổ đông hoặc đàm phám các hạn mức tín dụng với các ngân hàng thương mại để luôn luôn đáp ứng đủ tài chính cho quá trình nuôi trồng, chế biến sản phẩm
+ Nhân lực: Không ngừng nâng cao ý thức, kỹ năng làm việc của đôi ngũ lao đông; tạo điều kiện cho cán bô chủ chốt phát huy khả năng sáng tạo, học tập tích lũy kinh nghiệm như: Luân chuyển các vị trí công tác, tạo điều kiện cho họ cọ xát tích lũy kinh nghiệm Luôn sàng lọc tìm kiếm các nhân tố mới