Khu vực Châu Á và Châu Mỹ là những khu vực tiêu thụ phân bón nhiều nhất trên thế giới, chiếm hơn 75%, trong khi đó Trung Quốc và một số nước xuất khẩu phân kali ở khu vực Bắc Mỹ và Đông
Trang 1THỰC TRẠNG VỀ NGÀNH PHÂN BÓN
I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ
1 Thực trạng về ngành phân bón vô cơ trên thế giới
Ngành phân bón vô cơ thế giới đã bước vào giai đoạn bão hòa, tốc độ tăng trưởng khoảng 2,3%/năm trong giai đoạn 2000-2010, và được IFA dự báo giảm xuống 1,5%/năm đến năm 2020
Năm 2017, cả thế giới tiêu thụ khoảng 186 triệu tấn phân bón tính theo khối lượng chất dinh dưỡng, tăng 2,4% so với năm 2016 Tổng nhu cầu phân bón thế giới đến năm 2021/2022 được IFA dự báo là sẽ duy trì ở mức dưới 200 triệu tấn/năm Khu vực Châu Á
và Châu Mỹ là những khu vực tiêu thụ phân bón nhiều nhất trên thế giới, chiếm hơn 75%, trong khi đó Trung Quốc và một số nước xuất khẩu phân kali ở khu vực Bắc Mỹ và Đông Âu chi phối thương mại phân bón toàn cầu
Trung Quốc đang giữ vị thế số 1 thế giới về sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu phân bón Công suất sản xuất urea tại Trung Quốc tăng dần từ năm 2010 đến năm 2017, năm 2010
và năm 2011 công suất 66 triệu tấn, năm 2011 công suất 71 triệu tấn, năm 2013 công suất
81 triệu tấn, công suất các năm 2014, 2016 và 2017 lần lượt là 83 triệu, 86 triệu và 80 triệu tấn Công suất năm 2018 dự kiến là 74 triệu tấn và năm 2019 ở mức 68 triệu tấn, công suất các năm 2018 và 2019 giảm dần do nhu cầu urea của thị trường nội địa ở mức
60 triệu tấn/năm, việc mất cân đối giữa công suất và nhu cầu là một vấn đề lớn của Trung Quốc Năm 2016, Trung Quốc đã sản xuất 67,5 triệu tấn urea, 5,4 triệu tấn MAP và 7,5 triệu tấn DAP Năm 2015 và 2016, Trung Quốc xuất khẩu một lượng lớn urea, lần lượt là 13,6 và 13,7 triệu tấn, năm 2016 còn 9,8 triệu tấn và năm 2017 là 4,7 triệu tấn Ngoài urea, năm 2016 Trung Quốc xuất khẩu 1,8 triệu tấn MAP và 5,6 triệu tấn DAP, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Ấn Độ, lý do lượng urea xuất khẩu giảm dần vì giá trong nước cao hơn giá xuất khẩu
Trang 2Hiện nay thị trường phân bón thế giới đang trong tình trạng cung vượt cầu, sản lượng
dư thừa này được dự báo sẽ tiếp tục tăng ít nhất đến cuối năm 2018 khi các dự án đang được xây dựng đã đi vào vận hành
Dự báo đến năm 2021: Theo IFA, nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ không vượt quá 200 triệu tấn/năm Đạm vẫn là loại phân bón được tiêu thụ nhiều nhất nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn lân và kali do những tiến bộ trong kỹ thuật canh tác, sử dụng cân đối
tỷ lệ các loại phân bón Tính theo khối lượng chất dinh dưỡng, đến năm 2021, lượng tiêu thụ đạm, lân và kali sẽ đạt lần lượt 117, 45 và 37 triệu tấn, tương ứng với tốc độ tăng trưởng hàng năm lần lượt là 1,7%, 2,3% và 3,6% Ở mức độ khu vực, Châu Phi sẽ có tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất với 3,6%/năm trong khi Nam Á và Châu Mỹ sẽ tăng trưởng 2,9%/năm Trong 4 năm tới, khu vực Nam Á sẽ đóng góp 33% vào nhu cầu phân bón tăng thêm toàn cầu, trong khi Đông Á và Nam Mỹ mỗi khu vực sẽ đóng góp khoảng 22% Bên cạnh đó, Fertecon cũng dự báo Châu Phi sẽ nổi lên trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng sản xuất phân Urea lớn nhất thế giới với tốc độ CAGR khoảng 9,5% trong giai đoạn 2015-2020
2 Thực trạng về ngành phân bón vô cơ ở Việt Nam
Tình hình sản xuất phân bón trong nước
Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón Trong đó nhu cầu tiêu thụ phân bón vô cơ chiếm khoảng 90%, nhu cầu tiêu thụ phân hữu cơ và một số chủng loại khác chỉ vào khoảng 10% Nhu cầu tiêu thụ cũng có sự dao động trong khoảng mức 1,4 triệu tấn lân, 2,3 triệu tấn urê, gần 4 triệu tấn NPK, các loại phân còn lại như DAP, kali,
SA dao động ở mức 850-950 tấn
Ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ Từ chỗ phải nhập gần 60%, Việt Nam đã chủ động được nguồn cung urê, đáp ứng nhu cầu
sản xuất nông nghiệp, phát triển được những loại phân bón mới như DAP, kali,
Trang 3Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, qua rà soát trong 6 tháng đầu năm
2018, cả nước hiện có 735 cơ sở sản xuất phân bón đủ điều kiện và cấp phép với tổng công suất 29,5 triệu tấn/năm
Khi cân đối cung cầu, năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất phân bón trong nước hiện tại đã dư thừa gấp 3 lần so với nhu cầu sử dụng thực tế Năm 2017, Việt Nam chỉ sử dụng khoảng 11,5 triệu tấn phân bón, trong đó phân bón vô cơ chiếm 90,5% với 10,5 triệu tấn và phân bón hữu cơ, sinh học chiếm 9,5% với khoảng 1 triệu tấn
6 tháng đầu năm 2018, tình hình sản xuất phân bón ở Việt Nam có khá nhiều biến động do ảnh hưởng của 4 yếu tố cơ bản sau: giá nguyên liệu đầu vào, nhu cầu tiêu thụ trong nước, năng lực sản xuất phân bón của các doanh nghiệp và các chính sách về thuế Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn cả nước
đã sản xuất được nhiều nhất là phân NPK với 1.487,9 nghìn tấn, đứng thứ hai là phân đạm Ure với 1.041,1 nghìn tấn, tiếp theo là phân Lân và phân DAP với sản lượng lần lượt
là 738,4 nghìn tấn và 261,8 nghìn tấn So với cùng kỳ năm 2017, sản lượng phân đạm urê giảm 5,4%; phân NPK tăng 2%; phân Lân (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) tăng 5,8%; phân DAP (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) tăng 42,8%
Nguyên nhân dẫn đến sản lượng phân đạm Ure 6 tháng đầu năm 2018 giảm so với cùng kỳ năm 2017 là do:
Giá khí dùng để sản xuất phân đạm Ure tăng, sự gián đoạn sản xuất của 3 nhà máy sản xuất Ure là: nhà máy Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc và Đạm Cà Mau Bên cạnh đó là nhu cầu tiêu thụ phân Ure trong 6 tháng đầu năm 2018 có xu hướng giảm, do sự xuống giá các mặt hàng cây công nghiệp (tiêu, cà phê, cao su…) chủ yếu tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nên nhu cầu chăm bón cho các loại cây này đã sụt giảm Sự suy giảm về sản lượng phân đạm Ure đã đẩy giá Ure trong nước tăng trong nửa đầu năm 2018
Một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất phân bón của các doanh
Trang 4VAT về 0% là tạo điều kiện cho người nông dân được mua phân bón giá rẻ, bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón hoặc những đơn vị sản xuất NPK chuyên dùng nguyên liệu nhập khẩu cũng được hưởng lợi từ chính sách này do không chịu thuế VAT Tuy nhiên, mức thuế VAT về 0% lại gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón sử dụng nguyên liệu trong nước, bởi các doanh nghiệp này không được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào, phải tính vào chi phí sản phẩm, đẩy giá thành tăng
và lợi nhuận giảm, bất lợi trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cùng loại Điều này dẫn đến sản lượng sản xuất phân bón của một số doanh nghiệp có xu hướng giảm trong nửa đầu năm 2018
Trái ngược với sự suy giảm sản lượng phân Ure, sản lượng sản xuất phân DAP tăng đến 42,8% so với nửa đầu năm 2017 Nguyên nhân chủ yếu là do việc áp dụng thuế tự vệ đối với mặt hàng phân bón DAP/MAP kể từ tháng 3/2018 với mức thuế tự vệ 1,128 triệu đồng/tấn đã khiến lượng nhập khẩu mặt hàng này giảm, đây là động lực thúc đẩy năng lực sản xuất của các Công ty trong nước như: DAP Đình Vũ, DAP Lào Cai, …Vì vậy, tính đến cuối tháng 6/2018, lượng hàng tồn kho của phân bón DAP đạt khoảng 260 nghìn tấn, tăng 26% so với cùng thời điểm năm 2017 Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất NPK của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) bắt đầu đi vào hoạt động đã khiến sản lượng sản xuất phân NPK nửa đầu năm 2018 tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017
Tình hình nhập khẩu phân vô cơ
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 7/2018 nhập khẩu phân bón đã giảm cả lượng và trị giá so với tháng 6/2018, giảm lần lượt 32,1% và 33,7% Đây là tháng giảm đầu tiên sau khi tăng 4 tháng liên tiếp
Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 2.252.679 tấn phân bón các loại với trị giá đạt 643,38 triệu USD So với cùng kỳ năm 2017, nhập khẩu phân bón giảm 6,2% về lượng và giảm 0,8% về trị giá Trong đó, nhập khẩu phân DAP giảm đến 31,4% về lượng và 21,2% về trị giá do chịu ảnh hưởng của thuế tự vệ (1,128 triệu đồng/
1 tấn) áp dụng cho mặt hàng này từ tháng 3/2018 Bên cạnh sự suy giảm về lượng và trị giá nhập khẩu một số mặt hàng như: NPK, DAP, SA, Kali thì nhập khẩu Ure tăng 21,9%
Trang 5về lượng và 30,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017 Nguyên nhân của nhập khẩu Ure tăng là do sản lượng sản xuất mặt hàng này giảm trong 6 tháng đầu năm 2018, do đó lượng Ure bị thiếu hụt được bù đắp bằng lượng Ure nhập khẩu
Tình hình nhập khẩu một số dòng phân bón 6 tháng đầu năm 2018 và tỷ lệ
tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2017
Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp chủ lực phân bón cho Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay, chiếm 32,6% thị phần, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu từ thị trường này sụt giảm khá mạnh, giảm 27,78% về lượng và 27,94% trị giá, tương ứng với 814,6 nghìn tấn
và 206,2 triệu USD Thị trường Nga đứng thứ hai, chiếm 14,8% giảm 14,41% về lượng
và 10,43% trị giá, chỉ với 369,7 nghìn tấn và 116,1 triệu USD
Ngoài ra, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ các nước Đông Nam Á chiếm 13,9%; các nước EU chiếm 2,9%
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm 2018 lượng phân bón nhập khẩu từ các thị trường đều tăng trưởng chiếm 57,8% Đặc biệt, thay vì nhập nhiều từ các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nga, Belarus thì nay tăng mạnh ở các thị trường như Malaysia, Israel tăng lần lượt 53,84%; 41,67% về lượng và 75,81%; 47,7% về trị giá so với cùng kỳ
Trang 6Đáng chú ý, nhập khẩu phân bón từ hai thị trường Mỹ và Ấn Độ có giá nhập bình quân cao nhất, cụ thể 1.948,01 USD/tấn đối với Ấn Độ và Mỹ đạt 1.492,51 USD/tấn
Thị trường chủ lực nhập khẩu phân bón 7 tháng đầu năm 2018 (TH số liệu từ TCHQ)
Tình hình xuất khẩu phân vô cơ
Việt Nam xuất khẩu 250.584 tấn phân bón các loại sang thị trường quốc tế với kim ngạch xuất khẩu đạt 81.404 nghìn USD Trong đó, lượng phân bón xuất khẩu cao nhất là vào tháng 5 với 98.133 tấn, kim ngạch đạt 31.814 nghìn USD So với quý I/2018, xuất khẩu phân bón tăng 10,11% về lượng và tăng 12,58% về trị giá Xuất khẩu phân bón tăng
do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này của các thị trường có xu hướng tăng Ngoài ra, tình hình sản xuất phân bón trong nước đang chứng kiến sự phục hồi sản xuất của hai nhà máy sản xuất phân DAP là DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai, bên cạnh đó là sự đi vào sản xuất của nhà máyNPK Phú Mỹ (thuộc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí ) với công suất 250,000 tấn/năm đã khiến sản lượng 2 mặt hàng DAP và NPK tăng
Trang 7Campuchia tiếp tục là thị trường được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhiều phân bón nhất trong quý II/2018, chiếm 56,31% về lượng với kim ngạch đạt 47.184 nghìn USD Việt Nam và Campuchia có rất nhiều điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế Lợi thế về đường biên giới chung dài1.137 km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia đã khiến việc thông thương qua các cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia có nhiều thuận tiện Những năm gần đây, Chính phủ Campuchia đang có chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực, giảm nghèo cho người dân và từng bước tăng sản lượng xuất khẩu gạo Vì vậy, nhu cầu
sử dụng phân bón của quốc gia này rất lớn Hàng năm, Campuchia nhập khẩu khoảng 700.000 tấn phân bón, phần lớn từ các nước láng giềng, trong đó Việt Nam là thị trường nhập khẩu truyền thống của quốc gia này
Hiện nay, sản phẩm phân bón Đầu Trâu của Công ty Cổ Phần Phân bón Bình Điền đã đồng hành với bà con nông dân Campuchia hơn 15 năm, có độ phủ sóng rộng và duy trì lượng tiêu thụ ổn định tại 26/26 tỉnh, thành của quốc gia này, đem về cho Việt Nam trên
50 triệu USD mỗi năm Bên cạnh đó, phân bón đạm Cà Mau cũng được sử dụng rất nhiều trong ngành nông nghiệp của Campuchia Hiện nguồn ure nhập khẩu từ Việt Nam đang đứng vị trí số 1 tại Campuchia với tỷ lệ khoảng 47%, trong đó Đạm Cà Mau chiếm 42%
Kế đến là Hàn Quốc, Singapore, Lào, Malaysia,
Tình hình xuất khẩu phân bón sang một số nước trên thế giới 6 tháng đầu
năm 2018
Trang 8Dự báo, thời gian tới nhập siêu phân bón vẫn trong xu hướng tăng nhưng tốc độ sẽ giảm dần, khi các giải pháp siết chặt nguồn cung thông qua kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng, chỉ những sản phẩm phân bón đảm bảo chất lượng và có đặc điểm vượt trội mới được cấp phép đưa ra thị trường
Một số doanh nghiệp xuất khẩu phân bón lớn nhất cả nước
Trang 9 Xuất khẩu phân NPK
Việt Nam xuất khẩu 66.953 tấn phân NPK, trị giá đạt 25.432 nghìn USD sang các quốc gia và vùng lãnh thổ So với quý I/2018, lượng NPK xuất khẩu tăng 21,15% Nguyên nhân là do sản lượng NPK sản xuất trong nước tăng bởi sự tham gia sản xuất của nhà máy NPK Phú Mỹ thuộcTổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ phân NPK của các nước đang có xu hướng tăng, đặc biệt là Campuchia- thị trường tiêu thụ phân NPK lớn nhất của Việt Nam khi hiện nay, chính phủ nước này đang có nhiều chính sách để phát triển nông nghiệp, Campuchia và Hàn Quốc là 2 quốc gia được các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón Việt Nam xuất khẩu nhiều phân NPK nhất với tỷ trọng về lượng lần lượt là 49,14% và 15,80%
Thị trường Việt Nam xuất khẩu phân NPK
Trang 10
Công ty CP Phân Bón Bình Điền (BFC) đã chiếm vị trí dẫn đầu và trở thành doanh nghiệp xuất khẩu nhiều phân NPK nhất với 33,63% tỷ trọng xuất khẩu về lượng, trị giá đạt 9.790 nghìn USD Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi hiện nay, Công ty CP Phân Bón Bình Điền có 5 nhà máy ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với tổng công suất thiết kế lên đến 950.000 nghìn tấn/năm, đứng đầu lĩnh vực sản xuất và cung ứng phân phức hợp NPK tại Việt Nam Các sản phẩm của doanh nghiệp rất đa dạng với trên 100 mặt hàng phân bón các loại như: NPK hiệu Đầu Trâu Agrotain, phân NPK chuyên dùng, phân NPK TE cao cấp, phân bón NPK thông dụng, phân khoáng hữu cơ và phân bón lá, ngày càng có mức
độ phủ sóng rộng rãi tại Campuchia- thị trường tiêu thụ phân bón lớn nhất của Việt Nam Tại thị trường Campuchia, BFC hàng năm tiêu thụ trên 80.000 tấn phân bón các loại, đóng góp khoảng 12% vào tổng doanh thu cả doanh nghiệp Bên cạnh đó, thị trường Lào và Myanma cũng đang được Công ty phát triển hệ thống phân phối Đây là những thị trường tiềm năng trong tương lai, cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ lớn như Thái Lan, Trung Quốc
Những công ty xuất khẩu phân NPK lớn nhất cả nước (tính đến tháng 6/2018)
Xuất khẩu phân Ure
Việt Nam đã xuất khẩu 44.231 tấn phân Ure với kim ngạch 13.228 nghìn USD Mặc
dù sản lượng phân Ure trong nước giảm so với giai đoạn trước bởi sự gián đoạn sản xuất cục bộ của một số nhà máy như: đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc và nguồn
Trang 11nguyên liệu để sản xuất phân Ure gặp khó khăn bởi giá khí tăng cao Campuchia tiếp tục
là thị trường tiêu thụ phân Ure chủ lực của nước ta trong quý II/2018, chiếm đến 95,20%
tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, kim ngạch đạt 12.571 nghìn USD Bên cạnh đó, Lào và Singapore cũng nằm trong top những quốc gia được Việt Nam xuất khẩu nhiều phân Ure trong quý II/2018 với tỷ trọng về lượng lần lượt là: 1,74% và 1,13%
Thị trường Việt Nam xuất khẩu phân Ure
Những công ty xuất khẩu phân Ure lớn nhất cả nước (tính đến tháng 6/2018)
Xuất khẩu phân DAP
Việt Nam đã xuất khẩu 68.941 tấn phân DAP sang các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 27.883 nghìn USD Xuất khẩu phân bón DAP tăng đến 68,3% về lượng so với quý I/2018 Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng phân DAP trong nước tăng bởi các nhà máy: DAP Lào Cai và DAP Đình Vũ đang đẩy mạnh sản xuất, bên cạnh đó là nhu cầu tiêu thụ lọai phân bón này của một số thị trường tăng cao, như: Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Chiếm 57,08% tỷ trọng về lượng xuất khẩu của
cả nước, kim ngạch đạt 16.522 nghìn USD, Campuchia trở thành thị trường tiêu thụ nhiều