BIỆN PHÁP QUẢN lý đội NGŨ GIÁO VIÊN ở TRƯỜNG TIỂU học CHẤT LƯỢNG CAO đô THỊ sài ĐỒNG đáp ỨNG yêu cầu PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG tự CHỦ BIỆN PHÁP QUẢN lý đội NGŨ GIÁO VIÊN ở TRƯỜNG TIỂU học CHẤT LƯỢNG CAO đô THỊ sài ĐỒNG đáp ỨNG yêu cầu PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG tự CHỦ
Trang 1BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÔ THỊ SÀI ĐỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN
NHÀ TRƯỜNG TỰ CHỦ
Trang 2- Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Cơ sở đề xuất biện pháp
- Nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ của các biện pháp
Các biện pháp quản lý ĐNGV là một hệ thống có liênquan chặt chẽ với công tác quản lý các hoạt động giáo dụccủa nhà trường nên các biện pháp đề ra đều có sự tác độngnhất định đến quản lý giáo dục nói chung và các hoạt độngquản lí ĐNGV nói riêng Chính vì vậy, để các biện phápquản lý ĐNGV có những tác động tích cực đến quá trìnhquản lý giáo dục trong nhà trường thì các nội dung, cáchtiến hành của các biện pháp cũng phải đảm bảo tính chặtchẽ và thống nhất với nhau nhằm tạo ra tính đồng bộ, có hệthống Các biện pháp đề xuất khi triển khai thực hiện phải cómối quan hệ gắn bó khăng khít và bổ trợ cho nhau, tăng tínhhiệu quả cho nhau tạo thành một hệ thống nhất định
- Đảm bảo tính kế thừa
Theo từ điển Tiếng Việt thì “kế thừa” có nghĩa là “Sựthừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy” Do đó, các biện
Trang 3pháp quản lý ĐNGV đưa ra phải đảm bảo tính kế thừa,nguyên tắc này là cơ sở khoa học để đề xuất các biện phápmới dựa trên một nền tảng đã có Biện pháp mới đề xuấtkhông phủ định toàn bộ cái đã có, mà chỉ phủ định tính lỗithời, sự lạc hậu và sự không phù hợp của các biện pháptrước đây và hiện nay một cách biện chứng Các giải phápmới sẽ kế thừa đầy đủ các tinh hoa chọn lọc để hoàn thiệnhơn và thực sự đem lại nhiều hiệu quả hơn trong bối cảnhmôi trường triển khai mới của các biện pháp Trên thực tếcông tác quản lý ĐNGV Trường Tiểu học CLC Đô thị SàiĐồng đã được quan tâm song do yêu cầu về phát triển nhàtrường tự chủ thì công tác này cần điều chỉnh và có nhữnggiải pháp mới mang tính đột phá để ĐNGV của nhà trườngphát triển toàn diện về số lượng cũng như chất lượng đápứng yêu cầu hội nhập và phát triển trong giai đoạn hiện nay.
- Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
Xuất phát từ những định hướng, những xu thế pháttriển của GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay, các biện pháp
đề xuất giải quyết các vấn đề cấp bách của thực tiễn, giảiquyết các mâu thuẫn nội tại trong quá trình QLĐN Do vậy,các biện pháp đề xuất phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện,
Trang 4hoàn cảnh cụ thể của nhà trường Đồng thời phải phù hợp với
xu thế phát triển của địa phương và xã hội
Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào tình hình thựctiễn và phù hợp với yêu cầu quản lý ĐNGV trường tiểu họcCLC Đô thị Sài Đồng Các biện pháp mới sẽ kịp thời khắcphục những bất cập, yếu kém đang tồn tại trong công tácquản lý ĐNGV hiện nay ở Trường Tiểu học CLC Đô thị SàiĐồng
- Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học chất lượng cao Đô thị Sài Đồng đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường tự chủ
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và những phân tích thựctrạng quản lý ĐNGV Trường Tiểu học CLC Đô thị SàiĐồng, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp nhằm phát huy những
ưu điểm đã đạt được và hạn chế những điểm chưa làm được
về quản lý ĐNGV trong thời gian qua:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên
theo Đề án thành lập Trường Tiểu học chất lượng cao Đôthị Sài Đồng
Biện pháp 2: Đánh giá giáo viên theo tiêu chí phù hợp
Trang 5với mô hình trường chất lượng cao.
Biện pháp 3: Phân công, sử dụng giáo viên hợp lý, dựa
trên kết quả đánh giá
Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực
nghề nghiệp cho giáo viên tạo lợi thế cạnh tranh cho trườngtiểu học chất lượng cao
Biện pháp 5: Hoàn thiện chế độ tiền lương cho giáo
viên đảm bảo công bằng và tạo động lực làm việc
Mỗi biện pháp đề xuất đều được trình bày gồm mụcđích, nội dung, cách thức thực hiện
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên theo
Đề án thành lập Trường Tiểu học chất lượng cao Đô thị Sài Đồng
- Mục đích
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên theo Đề ánthành lập Trường Tiểu học CLC Đô thị Sài Đồng nhằm đảmbảo cho ĐNGV phát triển đủ về số lượng, củng cố và nângcao được chất lượng đội ngũ, tăng số lượng giáo viên cótrình độ thạc sĩ; khắc phục tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu
Trang 6giáo viên ở các vị trí việc làm; đồng thời đáp ứng đượcchiến lược phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.
- Nội dung
- Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng giáo viên theo đề
án thành lập Trường Tiểu học CLC Đô thị Sài Đồng
- Tuyển chọn đủ số lượng giáo viên theo mục đíchcông việc và nhu cầu của nhà trường, đủ khả năng tạo ra lợithế cạnh tranh cho nhà trường
- Cách thức thực hiện
(1) Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng giáo viên theo
đề án thành lập Trường Tiểu học chất lượng cao Đô thị Sài Đồng
Trên thực tế, tiêu chuẩn tuyển dụng giáo viên cho
trường tiểu học CLC cũng đã được áp dụng theo Quyết định
số 20/2013/QĐ-UBND [40] Trong đó quy định rõ về tiêu
chí đội ngũ như: 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩntheo quy định; có chứng chỉ tiếng Anh; biết ứng dụngCNTT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; có khả năng tựlàm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả.Tuy nhiên, tiêu chuẩn trên còn quy định chung chung, thiên
Trang 7về hồ sơ nhiều hơn kinh nghiệm giảng dạy thực tế Chính vìvậy, hiệu trưởng trường tiểu học CLC cần xây dựng một bộtiêu chuẩn tuyển dụng giáo viên cụ thể, đảm bảo chất lượnggiáo viên khi được tuyển Cụ thể:
+ Có lương tâm nghề nghiệp, yêu trẻ
+ Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo….+ Có tác phong làm việc nhanh nhẹn, cần mẫn.+ Luôn học tập, tu dưỡng để trở thành ngườigiáo viên tốt
Trình độ
chuyên
môn
- Đạt trình độ trên chuẩn (từ cao đẳng trở lên)
- Có chứng chỉ tiếng Anh, có khả năng giao tiếpđơn giản
Trang 8- Có chứng chỉ tin học; Sử dụng thành thạo cácthiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường (máytính, máy projector, máy đa vật thể, bảng tươngtác thông minh); Biết sử dụng các phần mềmchuyên môn để thiết kế bài giảng (violet,activinspire,…)
- Hoàn thành 2 tiết dạy thử với thành phần dựgồm BGH, TTCM, trưởng ban thanh tra nhândân
- Có kết quả đánh giá tốt sau 6 tháng tập sự (đốivới giáo viên biên chế) và sau 1 tháng thử việc(đối với giáo viên hợp đồng)
Với tiêu chuẩn cụ thể như trên thì việc tuyển chọn giáoviên sẽ đảm bảo về chất lượng nhằm phát triển ĐNGV của
Trang 9trường và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hộinói chung và của phụ huynh học sinh nói riêng.
(2) Tuyển chọn đủ số lượng giáo viên theo mục đích công việc và nhu cầu của nhà trường, đủ khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nhà trường
Sau khi đã xây dựng được bộ tiêu chuẩn tuyển dụnggiáo viên, hiệu trưởng cần dự đoán được sự phát triển về sốlượng học sinh ít nhất trong 3 đến 5 năm tới để từ đó xâydựng kế hoạch tuyển dụng đảm bảo đủ số lượng giáo viêntheo mục đích công việc và nhu cầu của nhà trường, đủ khảnăng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nhà trường Tránh việctuyển thừa hoặc thiếu dẫn đến việc mất ổn định trong côngtác nhân sự
- Đánh giá giáo viên theo tiêu chí phù hợp với mô hình trường chất lượng cao
- Mục đích
Công tác đánh giá có vai trò vô cùng quan trọng trongnhà trường Đặc biệt đối với trường tiểu học CLC tự chủ thìcác tiêu chí đánh giá giáo viên càng cần cụ thể, rõ ràng
Trang 10Điều này vừa đảm bảo chất lượng giáo viên luôn đáp ứngđược nhu cầu của nhà trường, vừa động viên khích lệ giáoviên trong công tác dạy học, đồng thời cũng giúp giáo viênnhận ra những tồn tại của bản thân để kịp thời khắc phục.
- Nội dung
Đối với trường tiểu học CLC, việc đánh giá giáo viênkhông nên chung chung mà phải cần có tiêu chí rõ ràng.Trong phạm vi luận văn, tác giả xin đề xuất một số nội dungđánh giá sau:
- Tiêu chí về nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức
- Tiêu chí về năng lực, trình độ
- Tiêu chí về phong cách làm việc, hiệu suất công việc
- Tiêu chí về sự tín nhiệm của lãnh đạo, đồng nghiệp,phụ huynh, học sinh và nhân dân
Trang 11người giáo viên có nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức tốt
sẽ là một người giáo viên biết yêu thương học sinh và hếtlòng chăm lo cho học sinh như những đứa con của mình
- Người giáo viên có nhận thức đạo đức tốt là người cóquan niệm và sự hiểu biết về đạo đức, về giá trị sống củabản thân và những người xung quanh
- Thái độ đạo đức của người giáo viên thể hiện ra bênngoài bằng sự yêu thương, ghét bỏ, ủng hộ hay phê phánđối với mọi người xung quanh mình như học sinh, đồngnghiệp, gia đình, bạn bè,…
- Hành vi đạo đức được thể hiện bằng những hànhđộng, lời nói, việc làm hàng ngày Là người giáo viên cóhành vi đạo đức chuẩn mực thì mọi hành động luôn có tínhnêu gương, giáo dục đạo đức đối với học sinh, đồng nghiệp
Tiêu chí này được đánh giá hàng ngày qua quá trìnhtheo dõi của người CBQL, qua đánh giá, nhận xét của phụhuynh, học sinh và đồng nghiệp
(2) Tiêu chí về năng lực, trình độ
Trang 12Với trường tiểu học CLC thì yếu tố năng lực và trình
độ là vô cùng quan trọng Với một khối lượng công việcgấp nhiều lần so với trường tiểu học truyền thống mà ngườigiáo viên không có đủ năng lực, trình độ và sức khỏe thì sẽkhông thể tồn tại trong môi trường này
- Năng lực của người giáo viên được thể hiện chủ yếutrên hai phương diện là năng lực trí tuệ và năng lực chuyênmôn Năng lực trí tuệ thể hiện ở khả năng nhận thức, tiếpcận, nắm bắt, phân tích và tìm ra giải pháp hoàn thiệnnhững tri thức mới Năng lực chuyên môn chính là kỹ năng
sư phạm, kĩ năng giải quyết các tình huống trong giáo dụccủa người giáo viên Năng lực của người giáo viên được thểhiện ở nhiều yếu tố như: Trình độ, kiến thức, kỹ năng, kinhnghiệm,…
- Trình độ của người giáo viên thường được xét trênhai mặt chủ yếu là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.Trình độ học vấn của người giáo viên thường được xác địnhbằng hệ thống văn bằng, chứng chỉ đã hoàn thành Còn trình
độ chuyên môn được thể hiện ở mức độ kiến thức, kỹ năngthực hiện nhiệm vụ tại vị trí việc làm của mình Trình độ
Trang 13chuyên môn được đánh giá chủ yếu là ở kết quả công việcchứ không chỉ ở bằng cấp
Năng lực và trình độ của người giáo viên là những yếu
tố quan trọng tạo nên chất lượng ĐNGV Chính vì vậy,người CBQL cần nắm bắt yếu tố này để có những biện phápquản lý nhằm nâng cao năng lực, trình độ của mỗi giáoviên, tạo nên chất lượng của đội ngũ, góp phần vào thànhcông chung của nhà trường
Tiêu chí này được đánh giá cụ thể trong các hoạt độngdạy học và giáo dục sau:
- Hồ sơ cá nhân của giáo viên phải đảm bảo các tiêu chí
về trình độ học vấn
- Dự giờ theo chuyên đề, dự đột xuất
- Kết quả chất lượng học sinh: Trong đó có kết quả đạitrà, kết quả rèn các đội tuyển HS giỏi các cấp, các cuộc thiQuốc tế,…
- Kết quả các hoạt động ngoài giờ chính khóa đượcđánh giá qua chính phong thái của học sinh: Lễ phép, ngoanngoãn, tự tin, chủ động, sáng tạo,…
Trang 14(3) Tiêu chí về phong cách làm việc, hiệu suất công việc
- Phong cách làm việc của người giáo viên có thể thấyđược qua quan sát hàng ngày, qua chất lượng công việc.Với ĐNGV của trường tiểu học CLC thì phong cách làmviệc không chỉ dừng lại có tác phong nhanh nhẹn, làm việckhoa học, chủ động, sáng tạo mà yếu tố chuyên nghiệp vôcùng quan trọng Nó thể hiện đẳng cấp khác biệt đối với cáctrường tiểu học thông thường
- Với mỗi cá nhân giáo viên trường tiểu học CLC thìhiệu suất công việc là một yếu tố có tầm ảnh hưởng tươngđối tới chất lượng dạy và học Bởi, với khối lượng côngviệc gấp nhiều lần so với giáo viên trường tiểu học thôngthường thì bản thân giáo viên trường tiểu học CLC cần hoànthành các nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhanh nhất vớikết quả tốt nhất thì mới có thể đảm bảo hoàn thành được sốlượng và chất lượng công việc
Tiêu chí này được đánh giá qua chính các hoạt độnghàng ngày của giáo viên, nó tưởng chừng như là một tiêu
Trang 15chí định tính nhưng lại vô cùng quan trọng, góp phần khôngnhỏ vào chất lượng và hiệu quả công việc được giao.
(4) Tiêu chí về sự tín nhiệm của lãnh đạo, đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và nhân dân
Sự tín nhiệm của lãnh đạo, đồng nghiệp, phụ huynh,học sinh và nhân dân là yếu tố không thể thiếu khi đánh giáchất lượng ĐNGV hiện nay Để thực hiện tiêu chí này,người CBQL cần:
- Thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của phụ huynh
đủ các tiêu chí trên Đồng thời, cách đánh giá phải thật sựkhách quan, toàn diện và cụ thể, giữa định lượng và định tính
Trang 16phải có sự cân đối, hài hòa.
- Phân công, sử dụng giáo viên hợp
lý, dựa trên kết quả đánh giá
- Mục đích
Một khía cạnh cực kỳ quan trọng trong kỹ năng lãnhđạo của người hiệu trưởng là phân công công việc Ngườihiệu trưởng cần phân công công việc để giảm tải khối lượngviệc của mình và có thêm thời gian chú trọng vào nhữngnhiệm vụ quản lý quan trọng hơn như hoạch định hay phântích hoạt động
Phân công, sử dụng giáo viên hợp lý, dựa trên kết quảđánh giá nhằm sử dụng ĐNGV hiệu quả, đúng người đúngviệc, phù hợp với chi phí trả lương của đơn vị, đảm bảo cácđiều kiện - phương tiện cần thiết cho giáo viên có thể hoànthành được nhiệm vụ giảng dạy và tạo điều kiện cho giáoviên thực hiện nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu, tự nâng caotrình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm Sử dụng vàphát huy hết khả năng của ĐNGV một cách hợp lý và cóhiệu quả
Trang 18- Khả năng: Họ có đủ kiến thức và kỹ năng để giải quyếtcông việc này không?
- Uy tín: Họ có nhất quán trong kết quả công việc và tuânthủ thời hạn không?
- Động lực: Họ có sẵn sàng học hỏi và nỗ lực để đạt kếtquả tốt nhất không?
Ngoài ra, khi phân công, bố trí công việc người quản
lý không được nể nang, ưu tiên giáo viên trong biên chế,điều này sẽ làm hạn chế sự cố gắng của chính những giáoviên đó, đồng thời không tạo được động lực cho ĐNGV hợpđồng trẻ có năng lực thực sự và xứng đáng với vị trí côngviệc đó
(2) Tin tưởng vào năng lực của giáo viên, luôn động viên khích lệ tinh thần của giáo viên
Được cấp trên tin tưởng luôn luôn là động lực lớn nhấtđối với bất kì giáo viên nào Khi người quản lý trao niềmtin, đồng thời họ đã gửi đi thông điệp hiệu quả công việcgiáo viên đạt được thật sự tốt và cấp trên không cần phải lolắng bất cứ điều gì khi giao trọng trách cho họ Một cáchđơn giản nhất để thể hiện sự tin tưởng dành cho giáo viên
Trang 19mà hầu hết các nhà quản lý thành công đều áp dụng, đóchính là giao quyền quyết định công việc cho các cá nhânthích hợp Đặt niềm tin và trao quyền cho những giáo viêntiềm năng nổi bật nhất, người quản lý sẽ không phải thấtvọng về kết quả công việc thu được.
(3) Đặt ra những yêu cầu cụ thể về kết quả đối với vị trí được phân công
Người CBQL cần đặt kì vọng rõ ràng về công việc sẽgiao cho cấp dưới của mình Kết quả mong đợi là gì? Cầnđạt được những thành quả như thế nào? Phải như thế nàomới gọi là thành công? Cần cho giáo viên biết những kếtquả mình muốn và yêu cầu giáo viên khẳng định hoàn thànhtốt nhiệm vụ để đạt được kết quả đó
Ngoài ra, khi sử dụng ĐNGV, người quản lý cũng cầnquan tâm đến đối tượng giáo viên trẻ, tràn đầy nhiệt huyết,yêu nghề, yêu trẻ nhưng còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy,kinh nghiệm giao tiếp với phụ huynh học sinh Với nhữnggiáo viên này ngoài động viên, giám sát thì cần có kế hoạchbồi dưỡng cụ thể
Trang 20- Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tạo lợi thế cạnh tranh cho trường tiểu học chất lượng cao
- Mục đích
Khi hướng đến mục tiêu sử dụng nguồn nhân lực để tạo
ra lợi thế cạnh tranh cho nhà trường thì chất lượng ĐNGVkhông chỉ dừng lại ở việc đáp ứng yêu cầu của chuẩn mà cònphải được nâng cao, được bồi dưỡng, để phát triển năng lựcnghề nghiệp vừa là mục tiêu vừa là động lực trong quá trìnhdạy học và giáo dục Biện pháp thứ tư này tập trung vào việcđáp ứng các yêu cầu mới, cấp thiết đang đặt ra trong quátrình đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển nhàtrường tự chủ Đồng thời giáo viên ngày càng được hoànthiện để phục vụ tốt hơn theo nhu cầu, nguyện vọng củangười học, phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội
Trang 21- Tổ chức các khóa huấn luyện chuyên môn cập nhật
xu thế phát triển của xã hội
- Tổ chức các hoạt động trao đổi, học tập chuyên mônvới các trường dân lập, Quốc tế trên địa bàn thành phố HàNội
- Cách thức thực hiện
(1) Xây dựng kế hoạch chiến lược về bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên
Đây là bước đầu tiên mà người hiệu trưởng cần thực
hiện để công tác bồi dưỡng ĐNGV được tổ chức một cáchkhoa học và hiệu quả
- Trước tiên, người hiệu trưởng phải xác định đúng, đủ
mục tiêu của kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng dạy học,phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, tạo dựng được môitrường làm việc tích cực - sáng tạo, thực hiện việc dạy chữ,dạy người
- Chỉ đạo TTCM cụ thể hóa mục tiêu của nhà trườngthành các biện pháp, chương trình hành động của tổ Pháthuy được vai trò của TTCM, của giáo viên Có những biệnpháp hỗ trợ, động viên, bồi dưỡng đối với từng giáo viên tùytheo năng lực cá nhân
Trang 22- Kế hoạch cần cụ thể hóa từng nội dung công việc,từng bộ phận được phân công (trong sinh hoạt tổ chuyênmôn, giảng dạy, hội giảng, dự giờ, các hoạt động ngoài giờchính khóa…), lộ trình thực hiện trong tháng, học kỳ, nămhọc và từ 3 đến 5 năm học.
- BGH cùng với TTCM tiến hành kiểm tra, đánh giá
và khen thưởng cũng như hướng dẫn, làm mẫu, góp ý, tưvấn… quá trình thực hiện kế hoạch của giáo viên
(2) Khuyến khích giáo viên chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong công tác dạy học và giáo dục với đồng nghiệp.
Trong công tác bồi dưỡng ĐNGV người hiệu trưởngkhông thể bỏ qua biện pháp khuyến khích giáo viên chia sẻthông tin và kinh nghiệm với đồng nghiệp vì đây là mộtcách hữu hiệu nâng cao tay nghề cho giáo viên, giáo viênđược học hỏi từ chính những người đồng nghiệp gần gũicủa mình Để thực hiện tốt biện pháp này, hiệu trưởng cầncăn cứ vào năng lực, sở trường công tác của mỗi giáo viêntrong nhà trường (đặc biệt là đội ngũ TTCM, giáo viên giỏicấp thành phố, cấp quốc gia, giáo viên đạt các thành tích
Trang 23cao trong công tác dạy học), tổ chức các hội thảo chuyênmôn (cấp tổ, cấp trường) theo từng chuyên đề Tại đây, cácgiáo viên được chia sẻ những “bí quyết” dẫn đến thànhcông như: Kinh nghiệm khi tham gia các cuộc thi giáo viêngiỏi các cấp; Làm thế nào để thành công trong công tác bồidưỡng học sinh giỏi; Cách để tạo sự tin tưởng với cấp trên,với phụ huynh và với học sinh… Ngoài ra, khuyến khíchnhững giáo viên khác cũng đóng góp ý kiến, đưa ra nhữngkinh nghiệm của mình để chia sẻ với đồng nghiệp Quanhững buổi hội thảo như vậy giáo viên sẽ được học hỏi lẫnnhau và vận dụng linh hoạt trong thực tế giảng dạy củamình.
Ngoài ra, việc chia sẻ được khuyến khích trong cácbuổi sinh hoạt chuyên môn định kì Hiệu trưởng giao nhiệm
vụ cho TTCM đánh giá hàng tháng giáo viên trong tổ theocác tiêu chí cụ thể, trong đó có nội dung về việc chia sẻkinh nghiệm, đóng góp ý kiến xây dựng tổ Điều này sẽthúc đẩy được giáo viên hăng hái hơn trong sinh hoạtchuyên môn, biết chia sẻ, biết tiếp thu và gần gũi, giúp đỡnhau không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sốnghàng ngày
Trang 24Thực hiện tốt biện pháp này là một sự thành côngtrong việc lan tỏa mạnh mẽ sức mạnh của tập thể, nâng caotinh thần đoàn kết, chia sẻ và học hỏi
(3) Tổ chức các khóa huấn luyện chuyên môn cập nhật xu thế phát triển của xã hội.
Với yêu cầu ngày càng cao của phụ huynh và của xãhội hiện nay thì việc giáo viên của trường tiểu học CLC chỉdừng lại ở giỏi chuyên môn, khéo chăm sóc là chưa đủ Họluôn mong muốn con em họ được học với giáo viên hiệnđại, năng động, thời thượng Chính vì vậy, những khóa tậphuấn chuyên môn do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chưađáp ứng đủ các nhu cầu học tập của ĐNGV Trường Tiểuhọc CLC Đô thị Sài Đồng
Hằng năm, hiệu trưởng căn cứ vào đặc thù của nhàtrường, căn cứ vào nhu cầu của giáo viên và căn cứ vào sựphát triển của xã hội tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn
và mời các thầy cô giáo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội,chuyên gia ở các tổ chức giáo dục trong và ngoài nướcgiảng dạy để trình độ và nhận thức của giáo viên không bịlạc hậu, thụt lùi, luôn xứng tầm là ngũ CLC Khi tổ chứccác lớp tập huấn này, hiệu trưởng cần lưu ý:
- Xác định rõ mục tiêu của các khóa tập huấn là gì? Bồi
Trang 25dưỡng cho giáo viên kĩ năng gì? Đáp ứng yêu cầu cụ thể nàocủa một trường tiểu học CLC tự chủ?
- Cập nhật các nội dung đổi mới của giáo dục nói riêng
và xu thế phát triển của xã hội nói chung để làm căn cứ xâydựng nội dung các khóa tập huấn
- Xây dựng kế hoạch tập huấn cho cả một năm học vớinhững vấn đề cụ thể về nội dung tập huấn, giảng viên, thờigian, chi phí, hiệu quả đạt được, vận dụng sau tập huấn, báocáo kết quả đạt được…đảm bảo tính khả thi
- Triển khai kế hoạch tới 100% giáo viên trong nhàtrường thực hiện theo kế hoạch Đánh giá kết quả vận dụngvào thực tế sau tập huấn
(4) Tổ chức các hoạt động trao đổi, học tập chuyên môn với các trường dân lập, Quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mọi nhà quản lý giáo dục đều hướng đến việc pháttriển nguồn nhân lực có chất lượng trong tổ chức của mình.Một trong những biện pháp bồi dưỡng và nâng cao trình độĐNGV của trường tiểu học CLC chính là tổ chức cácchương trình trao đổi giáo viên với các trường Dân lập,Quốc tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Trang 26Với lợi ích thiết thực về phía giáo viên là được pháttriển năng lực tự lập, sự thích nghi với các môi trường ngoàicông lập Ngoài ra, giáo viên còn được chia sẻ, lĩnh hội vànâng cao kinh nghiệm bản thân khi tham gia chương trìnhhọc tập này Về phía nhà trường, giáo viên sẽ có nhữngđóng góp tích cực những điều học tập được từ môi trườnghọc tập Quốc tế sau khóa tập huấn, mở rộng tầm hiểu biếtcho các giáo viên khác trong nhà trường.
Khi thực hiện biện pháp này, người CBQL cần lưu ý:
Một là, lựa chọn đối tượng tham gia: Chương trình
trao đổi giáo viên sẽ có những yêu cầu đặc thù như sứckhỏe, khả năng hòa nhập, trình độ chuyên môn, kĩ năng sưphạm và đặc biệt là phong cách làm việc chuyên nghiệp.Bởi vậy, nhà trường cần xây dựng một bản tiêu chí lựa chọnchặt chẽ trước khi tiến hành chương trình trao đổi giáo viên
Hai là, xác định thời gian chương trình: Chương trình
trao đổi giáo viên cần có thời hạn nhất định để đảm bảogiáo viên có thể lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cầnthiết Điều này còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: Nội
Trang 27dung chương trình trao đổi, thỏa thuận giữa hai nhà trường,điều kiện tài chính,…
Ba là, bản cam kết dành cho giáo viên: Mặc dù sự tin
tưởng, khuyến khích, động viên vẫn là cách thích hợp nhất
để tạo động lực cho giáo viên song với chương trình traođổi đòi hỏi sự đầu tư về công sức, tài chính và con người thìngười CBQL vẫn cần phải thực hiện một bản cam kết đốivới giáo viên Trước hết, giáo viên phải cam kết sẽ gắn bóvới nhà trường mức thời gian tối thiểu sau khi được đào tạo.Tiếp theo, để đảm bảo giáo viên luôn có trách nhiệm vànghiêm túc, hiệu trưởng cũng nên yêu cầu giáo viên gửibáo cáo hàng ngày về những nội dung học tập, kết quả côngviệc,… Ngoài ra, giáo viên cũng cần thực hiện một số camkết như thực hiện nghiêm túc các nội quy quy định củatrường chủ quản, không gây mất uy tín của nhà trườngtrong thời gian học tập tại trường khác,…
Bốn là, thỏa thuận giữa hai nhà trường: Khi tổ chức
chương trình trao đổi giáo viên, cần đảm bảo có sự thốngnhát và đồng thuận giữa hai trường Hai bên cần có nhữngthỏa thuận cụ thể về nội dung chương trình, chế độ của giáo
Trang 28viên, những yêu cầu cụ thể của từng bên để tránh mâu thuẫnkhi các điều khoản không rõ ràng
Năm là, kinh phí thực hiện: Đây cũng là một yếu tố
cần thiết mà người CBQL phải cân nhắc kĩ để đảm bảonghĩa vụ của giáo viên luôn được song hành cùng quyền lợicủa cá nhân học và nhà trường
- Hoàn thiện chế độ tiền lương cho giáo viên đảm bảo công bằng và tạo động lực làm việc
- Mục đích
Đảm bảo các điều kiện về chế độ chính sách chogiáo viên, như đào tạo nâng cao trình độ, khen thưởng vớinhững giáo viên có thành tích cao trong giảng dạy vànghiên cứu khoa học, giúp ĐNGV yên tâm công tác,gắn bó với nhà trường, tạo động lực cho giáo viên phấnđấu vươn lên trong phát triển nghề nghiệp, phát huy nănglực bản thân, xây dựng tập thể đoàn kết, tận tâm, tráchnhiệm, luôn đặt mục tiêu và thành công của nhà trường lênhàng đầu
Trang 29Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến laođộng sư phạm và đội ngũ các thầy giáo, cô giáo Tuy chưathực sự đảm bảo chăm lo đầy đủ về đời sống vật chất, tinhthần cho ĐNGV song các chế độ đãi ngộ của ngành giáodục cũng có tác động khích lệ lớn đối với ĐNGV Điều nàyđược thể hiện ngay trong các chính sách đào tạo sinh viên
sư phạm, bồi dưỡng giáo viên, sử dụng giáo viên và đâycũng là vấn đề cơ bản trong công tác xây dựng và quản lý