rr — a NỘI | DAI HOC QUOC GIA HA NOI | KHOA SU PHAM HA MINH DONG
CAC BIEN PHAP QUAN LY PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIEN
Ủ TRUNG TAM GIAO DUC THƯỪNG XUYÊN HUYỆN YÊN BÌNH DAP UNG YEU CAU PHAT TRIEN CUA HUYEN
Trang 2LOI CAM ON
Tac gia xin chan thành cảm ơn các thay giáo, cô giáo Khoa Sư phạm, Khoa Sau Đại học Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tác giả hoàn thành
chương trình học tập Xin chân thành cảm ơn UBND Tĩnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái, UBND huyện Yên Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả hoàn thành chương trình nghiên cứu
Đặc biệt tác giả xin trân trọng biết ơn PGS TS Đặng Bá Lãm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn các trường THPT, Trung tâm GDTX huyện
Trang 3NHUNG TU VIET TAT TRONG LUAN VAN BP BTTHPT GD - ĐT GDIX KHCN NNL THCN THCS THSP UBND XMC Biện pháp Bổ túc trrung học phổ thông
Giáo dục - đào tạo Giáo dục thường xuyên Khoa học công nghệ Nguồn nhân lực
Trung học chuyên nghiệp Trung hoc co so
Trung học phổ thông
Trung học sư phạm
Uỷ ban nhân dân
Trang 4MUC LUC a Trang MO DAU | 1 Ly do chon dé tai | 2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Cấu trúc nội dung luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP QUAN LY PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIEN TAI CAC TRUNG TAM
GIAO DUC THUONG XUYEN 6
1.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài
I.I.1 Khái niệm đội ngũ giáo viên °
1.1.2 Khai niém quan ly 7
1.1.3 Khai niém quan lý giáo dục II
1.1.4 Trung tâm giáo dục thường xuyên 13
1.2 Quan niệm về xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên 15
1.2.1 Đặc điểm hoạt động và đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục
thường xuyên 5
1.2.2 Quan niệm về xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên 17 1.3 Yêu cầu của công tác giáo dục thường xuyên trong giai đoạn
hiện nay và nhiệm vụ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của các
trung tâm giáo dục thường xuyên 23
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI 25
Trang 52.2 Khái quát về Trung tâm giáo dục thường huyện Yên Bình
2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện
Yên Bình
2.3.1 Về số lượng
2.3.2 Về trình độ chuyên môn
2.3.3 Về cơ cấu
2.3.4 Những đánh giá chung về đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Bình
2.4 Thực trạng công tác xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Bình từ 1989 đến 2005 2.4.1 Nhận thức về sự cần thiết công tác xây dựng đội ngũ giáo viên 2.4.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên
Chương 3: BIỆN PHÁP QUAN LY PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIÊN CUA TRUNG TAM GIAO DUC THUONG XUYEN HUYEN YEN BINH
3.1 Định hướng và quan điểm xây dựng các biện pháp
3.1.1 Định hướng của các biện pháp
3.1.2 Quan điểm của việc xây dựng các biện pháp
3.1.3 Mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Bình
3.2 Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Bình
3.2.1 Quy hoạch đội ngũ giáo viên theo yêu cầu của trung tâm 3.2.2 Tuyển chọn, bổ sung giáo viên tuân thủ chính sách ban hành
và phù hợp với tình hình của Trung tâm
3.2.3 Sử dụng đội ngũ giáo viên hiện có một cách hợp lý 3.2.4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy
3.2.5 Tăng cường bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
3.2.6 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phải trở
Trang 63.2.7 Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho giáo viên
3.2.8 Phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên
3.2.9 Tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Ly do chon dé tai
Như chúng ta đã biết trong thời kỳ hiện nay nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức Đó là nền kinh tế mà sẽ tạo ra một năng suất lao động rất cao so với nên kinh tế công nghiệp Vì vậy để đáp ứng được thời kỳ này thì nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn trình độ cao là cực kỳ quan trọng
Ngành giáo dục và đào tạo giữ một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Do vậy các cấp quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương phải xây dựng được những định hướng, giải pháp có tính khả thi để thực hiện được mục tiêu của Dang, Nha nước đề ra trong đường lối đổi mới phát triển kinh tế xã hội hiện nay Đội ngũ giáo viên có một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo Vì vậy việc quan tâm, xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo là việc làm cần thiết trước mắt cũng như lâu dài Chỉ thị 40 CT/TW của Ban
chấp hành TW đã chỉ rõ: “X2y dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống,
lương tâm, tay nghề nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước "[1] Đội ngũ nhà giáo đã được khẳng
định một cách chắc chắn có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất
lượng giáo dục Cùng với sự tôn vinh và trách nhiệm nặng nề trước yêu cầu cấp thiết của thời đại, đội ngũ nhà giáo, trong đó giáo viên ngành học giáo
dục thường xuyên phải đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, có phẩm chất tốt, đạt chất lượng, hiệu quả cao trong công việc giảng dạy, giáo dục đào tạo,
Trang 8Nghi quyét TW VI khoa IX da chi ra: “Dé thuc hiện được mục tiêu
giáo dục đào tạo là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có dạo đức, tri thức, sức khoẻ thẩm mỹ nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu câu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc ”[12] Để đạt được mục tiêu GD-ĐT đó cần coi việc xây dựng đội
ngũ nhà giáo là một nhiệm vụ quan trọng trọng tâm của ngành giáo dục
nói chung và các nhà trường nói riêng Điều 80 Luật Giáo dục (2005) đã nêu: “Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng nguyên lương và phụ cấp theo qui định của Chính phú ” [25, tr.I 14]
Yêu cầu của Đất nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đòi hỏi người giáo viên vừa phải biết thiết kế vừa phải biết thi công, nhằm làm cho người học biết cách tự học kiến thức, tự học nghề, tự học phương pháp, tự học thái độ Để thực hiện
nhiệm vụ trọng đại này, công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ giáo viên được coi là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu Đảng và Nhà nước ta đánh giá
giáo dục và đào tạo về quy mô và chất lượng đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp, công nghiệp
Trang 9Hiện nay đội ngũ giáo viên ở ngành học GDTX tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Yên Bình nói riêng còn nhiều bất cập, giáo viên dạy ở các lớp ngành nghề và hệ bổ túc THPT trình độ chuyên môn không đồng đều, chất lượng giảng dạy còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Trung tâm hiện nay
Vì vậy đội ngũ giáo viên ở ngành học trung tâm GDTX phải được
tiếp tục củng cố, xây dựng và phát triển để đáp ứng nhiệm vụ mới, tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được của ngành giáo dục và đào tạo
huyện Yên Bình Trong hồn cảnh đó cơng tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên ở ngành học GDTX là một nhiệm vụ hết sức quan trọng
của các nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lý nhà trường, đây vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài nhằm chuẩn hoá đội ngũ
giáo viên Căn cứ vào tình hình thực tế đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Yên Bình trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu phát
triển của ngành học giáo dục thường xuyên hiện nay tác giả chọn đề tài
nghiên cứu: “Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Bình, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện °
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Yên Bình, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu
- Đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Yên Bình 3.2 Đối tượng nghiên cứu
Trang 104 Giả thuyết khoa học
Việc phát triển đội ngũ giáo viên là việc làm quan trọng, thường xuyên của các nhà quản lý, đề xuất các biện pháp phù hợp có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Trung tâm GDTX huyện Yên Bình
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở
Trung tâm GDTX
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý phát triển đội ngũ
giáo viên ở Trung tâm GDTX
- Đưa ra một số biện pháp có tính khả thi nhằm phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Yên Bình trong giai đoạn tới
6 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm các phương pháp lý luận
Phân tích tổng hợp các vấn đề lý luận từ các tài liệu khoa học, các văn bản nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo Yên Bái, Trung tâm GDTX huyện Yên Bình
liên quan đến các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của
ngành học GDTX
- Nhóm nghiên cứu thực tiễn:
Sử dụng phương pháp trò chuyện, phỏng vấn, thống kê, quan sát, phương pháp chuyên gia để phân tích các dữ liệu đã thu thập, từ đó để
đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp, khuyến nghị việc thực hiện Thăm dò tính cấp thiết và khả thị của các biện pháp
7 Cấu trúc luận văn
Trang 11Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên
của Trung tâm Giáo dục thường xuyên
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Yên Bình
Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm
Trang 12Chuong 1: CO SO LY LUAN VE VIEC XAC LAP CAC BIEN PHAP
QUAN LY PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIEN TAI CAC
TRUNG TAM GIAO DUC THUONG XUYEN
1.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài
Để làm cơ sở lý luận của đề tài, cần làm rõ một số khái niệm chủ yếu 1.1.1 Khát niệm đội ngũ giáo viên
Có nhiều cách hiểu về đội ngũ khác nhau Ngày nay khái niệm về đội
ngũ dùng cho các tổ chức xã hội rộng rãi như đội ngũ cán bộ công chức, đội ngũ trí thức, đội ngũ văn nghệ sỹ, đội ngũ những người tình nguyện đều xuất phát từ cách hiểu thuật ngữ quân sự về đội ngũ “Đó là một tổ chức
gồm nhiều người, tập hợp thành một lực lượng: Đội ngũ chỉnh tề” Theo lý luận về cơ sở khoa học quản lý thì đây là một đội công tác, trong đó các cá nhân kết hợp với nhau, thường xuyên trau dồi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau
để đạt được mục tiêu và kế hoạch của tổ chức đặt ra Vậy đội ngũ lao động
gồm những người lao động, tức là nguồn nhân lực được sử dụng vào một
công việc nào đó
Có thể hiểu rõ hơn về đội ngũ, theo từ điển Tiếng Việt (2000) “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp,
thành một lực lượng ` [34, tr 339 |
Các khái niệm về đội ngũ tuy có khác nhau, nhưng đều thống nhất một điều: đó là nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc không,
nhưng đều có chung một mục đích nhất định
Khi đề cấp đến khái niệm đội ngũ giáo viên, theo tác giả Virgil K.Row land đã nêu lên quan niệm: “Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo
dục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của
Trang 13Đối với các tác giả trong nước, vấn đề này được quan niệm như
sau: “Đội ngã giáo viên trong ngành giáo dục là một tập thể người, bao
gồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là một đội ngũ giáo viên và đội ngũ quan lý giáo đục ”[ L7 tr 10]
Từ những quan niệm đã nêu trên, ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng có tổ chức, cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục
tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó
với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tỉnh thần trong khuôn khổ quy
định của pháp luật, thể chế xã hội 1.1.2 Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công hợp tác lao động Lao
động muốn đạt hiệu quả, năng xuất cao hơn thì đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, điều chỉnh Hoạt động quản lý là hoạt động
của người lãnh đạo phối hợp và phát huy hết sức mạnh của các thành viên
trong nhóm, trong tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra
Ngay từ thời cổ xưa, Khổng Tử đã đề cao và xác định rõ vai trò cá nhân của người quản lý, ông quan niệm: Người quản lý mà chính trực thì không cần phải tốn nhiều công sức mà vẫn điều khiển được người ta
làm theo
K.Marx cùng đã nêu ý tưởng của ông: “Một nghệ sỹ vỹ cẩm thì tự
điều khiển mình còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng ”
Các nhà lý luận quản lý quốc tế như: Fredrich Wiliam Taylor (1856 —
1915)My; Henri Fayol (1841 - 1925) Phap; Max Weber (1964 — 1920)
Đức, đều đã khẳng định: “Quản lý là khoa hoc va đồng thời là nghệ thuật
thúc đấy sự phát triển xã hội ”
Trong khoa học quản lý, khái niệm quản lý được nêu: Quản lý hoạt
Trang 14người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách
hữu hiệu
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa quản lý là: “Tổ chức và điều khiển
các hoạt động theo những yêu câu nhất định ” [ 34, tr 800 ] Một số tác giả của Việt Nam quan niệm:
“Quản lý là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung, là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến ”
Trong giáo trình khoa học quản lý (1999) đã ghi rõ:
“Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những
người cộng sự khác cùng chung một tổ chức ”
“Hoạt động quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ định của
chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý ) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức ” [ 19 ]
Hoạt động quản lý bao gồm hai quá trình ln đan xen và hồ quyện nhau “Quản” là quá trình bao hàm sự coi sóc, gìn giữ nhằm duy trì hệ thống ở trạng thái “On định ”
“Lý” là quá trình bao hàm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới nhằm đưa hệ thống vào thế “Phát triển ”
Nếu trong hoạt động quản lý, nhà quản lý chỉ chú trọng đến “Quản” thì tổ chức dễ dẫn đến trì trệ, bảo thủ Ngược lại nếu chỉ chú trọng đến “Lý” thì tổ chức lại dễ rơi vào thế mất cân bằng, bất ổn định Chính vì thế người quản lý phải luôn xác định và biết điều phối tốt sao cho trong “Quản” phải có “Lý” và trong “Lý” phải có “Quản”, làm cho trạng thái của hệ thống luôn ở vị trí cân bằng động
Trang 15Những quan niệm trên về quản lý có phần không giống nhau nhưng
đều có điểm thống nhất về bản chất của hành động quản lý đó là cách tổ chức quản lý của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện tốt
nhiệm vụ đề ra
Nói đến quản lý là phải nói tới công tác tổ chức: Như xây dựng tổ
chức, điều phối tổ chức, phát triển tổ chức vì nếu không thì quản lý không có mục tiêu, không vận động đến mục tiêu Ngược lại, nói đến tổ chức là phải nói tới quản lý : Quản lý nhân tài, vật lực của tổ chức, vì một tổ chức nếu không có tổ chức, không có quản lý là tổ chức đã đi vào quá khứ, diệt vong
Nguồn nhân lực có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Nguồn nhân lực bao gồm vốn người,
vốn truyền thống, trước đây thường kể đến là vốn tự nhiên (đất đai, tài nguyên, khoáng sản ), vốn xã hội (đồng thuận xã hội, cùng chia sẻ một định hướng giá trị, thước đo giá trị) Trong nguồn nhân lực, vai trò
vốn người ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng chủ đạo trong nền kinh
tế tri thức
Khái niệm nguồn nhân lực được hiểu: Là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động,những người lao động có kỹ năng được chuẩn bị sẵn sàng tham gia một công việc nào đó trong cơ cấu lao động
Từ ý nghĩa và vai trò của nguồn nhân lực như vậy, việc quản lý nguồn nhân lực là một trong những chức năng quản lý của người quản lý thể hiện trong việc lựa chọn, đào tạo, huấn luyện và phát triển các thành
Trang 16Sơ đồ I: Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình bao gồm thu nhận, sử dụng và
phát triển lực lượng lao động trong một tổ chức một cách có hiệu quả Quản lý nguồn nhân lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của một nhà
quản lý, nó giúp cho nhà quản lý đạt được mục đích thông qua người khác
Thực tế cho thấy các nhà quản lý thường tốn nhiều thời gian cho việc nghiên
cứu, giải quyết các vấn đề nhân lực hơn tất cả các vấn đề khác
Quản lý nguồn nhân lực bao gồm những công việc chủ yếu sau:
Dự báo, lập kế hoạch nhân lực, tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực, trả
lương và đãi ngộ, bảo đảm an toàn và sức khoẻ, động viên và quản lý nhân
viên, xây dựng tương quan nhân sự
Quản lý nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục và đào tạo xét theo
phạm vi rộng là quản lý cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên thuộc ngành Công việc đó bao gồm các mặt: Phát triển nguồn nhân lực (chủ yếu là đào tạo và bồi dưỡng), sử dụng nguồn nhân lực (sử dụng lao động hợp lý) và nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực (chủ yếu là môi trường việc
làm ổn định) trong đó việc xây dựng, phát triển đào tạo, bồi dưỡng về phẩm
Trang 17chất, trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên là trọng tâm của quá trình
quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục - đào tạo
Trong các trung tâm giáo dục thường xuyên đội ngũ giáo viên là
nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục “Muốn có trò giỏi phải có thảy giỏi ” Đây là khâu then chốt của chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
1.1.3 Khái niệm quản lý giáo dục
Hiểu theo nghĩa rộng thì quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong một xã hội Các nhà nghiên cứu về giáo dục đã đưa ra nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục Một số định nghĩa điển hình về
quản lý giáo dục
Theo Nguyễn Kỳ - Bùi Trọng Tuân:
“Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định như là tác động có hệ
thống, có kế hoạch và định hướng của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường, các cơ sở giáo
dục ) nhằm mục đích bdo dam viéc giáo dục xã hội chủ nghĩa cho thế hệ
trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của chủ nghĩa xã hội, cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thế
lực, tâm lý trẻ em, thiếu niên và thanh niên ” { 20 ]
Theo Nguyễn Minh Đường:
“Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trể
theo yêu câu xã hội hiện nay ”[ 17 ]
“Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể là một chuỗi tác động
hợp lý (có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quy trình
Trang 18Từ những định nghĩa trên cho ta thấy: Bản chất của quản lý giáo dục
là quá trình tác động có tính định hướng của chủ thể quản lý lên các thành
tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục, nhằm thực hiện có hiệu quả
mục tiêu giáo dục Các thành tố là: Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, lực lượng giáo dục (thầy giáo), đối tượng giáo duc (học sinh, học viên), phương tiện giáo dục (cơ sở vật chất )
T.Bush đã chỉ ra 7 phương diện, trong đó quản lý giáo dục khác rõ rệt với quản lý các tổ chức khác Ở Phương diện thứ 4 có nêu vai trò của người quản lý là: “Những người quản lý giáo dục có chung một cơ sở nghề nghiệp với giảng viên, giáo viên có phạm vi rộng trong hoạt động nghề nghiệp, tham gia ở một mức độ đáng kể vào các quyết định quản lý vì sự
cam kết của họ đối với việc thực hiện các quyết định là một bảo đảm cho sự
thành công của các hoạt động giáo dục ” [22, tr 31]
Đối với ngành giáo dục đào tạo nói chung và đối với nhà trường nói riêng, quản lý đội ngũ giáo viên là một trong những nội dung chủ yếu nhất trong quá trình quản lý nguồn nhân lực Quá trình quản lý đội
ngũ giáo viên cũng phải thực hiện đây đủ những nội dung chủ yếu của
quá trình quản lý nguồn nhân lực như: quy hoạch đội ngũ, tuyển chọn, bố
trí sử dụng, huấn luyện phát triển, bồi dưỡng, thẩm định kết quả hoạt
động, đề bạt, chuyển đổi
Điểm đặc biệt trong quản lý đội ngũ giáo viên là quản lý một tập thể những cán bộ tri thức, có trình độ học vấn và nhân cách phát triển ở mức độ
cao, khả năng nhận thức vấn đề nhanh, có đây đủ khả năng phân tích và
tổng hợp Chính từ đặc điểm này mà việc quản lý đội ngũ giáo viên của
người quản lý cần phải chú ý một số yêu cầu sau:
Quản lý đội ngũ giáo viên trước hết phải giúp cho đội ngũ giáo viên
phát huy tính chủ động, sáng tạo một cách tốt nhất, khai thác ở mức độ cao
nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ để họ có thể đóng góp, cống hiến
Trang 19Quản lý đội ngũ giáo viên phải nhằm hướng giáo viên vào phục vụ
những lợi ích của tổ chức, của cộng đồng xã hội, đồng thời phải đảm bảo
những lợi ích về tỉnh thần và vật chất với mức độ thoả đáng cho mỗi cá nhân giáo viên
Quản lý đội ngũ giáo viên trong mọi thời điểm phải đảm bảo cả mục
tiêu trước mắt và mục tiêu phát triển trong tương lai của tổ chức (gồm cả tương lai gần và tương lai xa)
Quản lý đội ngũ giáo viên cần phải được thực hiện theo quy chế, quy
định thống nhất trên cơ sở pháp luật Nhà nước, theo sự hướng dẫn chỉ đạo của Bộ, ngành chủ quản
I.I.4 Trung tâm giáo dục thường xuyên
Theo Luật Giáo dục (2005) thì các trung tâm giáo dục thường xuyên
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và là một phương thức giáo dục tồn tại
song song với giáo dục chính quy
Do nhu cầu học tập của người học ngày càng cao nên giáo dục
thường xuyên sẽ đáp ứng yêu cầu học tập của mọi người Đó là học tập suốt
đời, học để nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại, học để chuẩn bị cho
tương lai tốt đẹp Chỉ có giáo dục thường xuyên mới đáp ứng những nhu
cầu và nguyện vọng đó
Giáo dục thường xuyên là hệ thống giáo dục linh hoạt, mềm dẻo với nội dung học tập, thiết thực, hình thức học tập đa dạng như: Học tập trung, định kỳ, bán tập trung, tại chức, học từ xa Thủ tục tham gia học tập đơn
giản quản lý theo nguyên tắc phân cấp hợp lý cho cơ sở, giúp cho mọi người lao động hễ có nhu cầu, có điều kiện và khả năng đều có thể chọn
cho mình một nội dung học tập với hình thức để nâng cao dân trí, nâng cao
kỹ năng nghề nghiệp nhằm phục vụ cuộc sống ngày một tốt hơn
Từ những nội dung ở trên, Giáo dục thường xuyên được hiểu như sau: “Giáo dục thường xuyên là một khái niệm rộng rãi, bao gồm tất cả các cơ hội học tập của người có nhu câu học sau XMC cơ bản và tiểu học ”
Điều 44: Luật Giáo dục (2005) về Giáo dục thường xuyên đã nêu:
Trang 20học suốt đời, nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghỉ với đời sống xã hội ” [ 25, tr 90 ]
Trung tâm giáo dục thường xuyên chính là cơ sở giáo dục, thực hiện phương thức giáo dục đó
Trung tâm giáo dục thường xuyên là nơi mà ai có nhu cầu học tập
đều tìm thấy ở đó một tổ chức hoạt động giáo dục có nội dung học, hình
thức học mà mình hài lòng, giúp thêm những hiểu biết cần thiết để hoà
nhập với cộng đồng, mưu cầu hạnh phúc
Trung tâm GDTX tổ chức hoạt động đa dạng, linh hoạt, với nhiều
hình thức học, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học, huy động được
mọi nguồn lực sẵn có trong xã hội (kể cả cơ sở vật chất và đội ngũ giáo
viên) tham gia vào các hoạt động của trung tâm
Nhiệm vụ cụ thể của một trung tâm không cố định, có thể tăng tiến theo quá trình phát triển kinh tế — xã hội ở địa phương Nhiệm vụ cụ thể của một trung tâm đặt ra là do nhu cầu đòi hỏi khách quan của người học Các thành viên trong cộng đồng dân cư có nhu cầu học gì thì trung tâm có
nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập đó trong điều kiện và khả năng thực hiện của mình
Bộ Giáo dục và đào tạo đã ký quyết định 43/2000/QĐÐ BGD&ĐT ban
hành quy chế về nhiệm vụ cụ thể của trung tâm giáo dục thường xuyên
1 Nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo bổ sung, tu
nghiệp, định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức kỹ năng, các chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học
Chương trình đào tạo bổ sung là chương trình học để bổ sung những kiến thức về văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ mới cho đầy đủ so với yêu
Trang 21Nhiệm vụ tổ chức các lớp ngắn hạn không cấp lớp nhằm phổ biến
các kiến thức cập nhật, hành dụng: kiến thức cập nhật là những kiến thức
mới về khoa học, kỹ thuật, nhân văn,
Chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học là những
chương trình bao gồm kiến thức trong nhiều lĩnh vực như (văn hoá, khoa học - kỹ thuật, văn học nghệ thuật, quản lý, kinh tế, nữ công gia chánh .) 6 nhiều cấp độ đáp ứng nhu cầu của người học, giúp cho người học thêm
những điều kiện để hoà nhập cộng đồng, mưu cầu hạnh phúc
2 Nhiệm vụ tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các
hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập là
một nhiệm vụ tổng hợp bao gồm nhiều nhiệm vụ cụ thể liên quan đến
việc giáo dục, hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức dạy các nghề phổ thông thông dụng
đang phát triển ở địa phương, hoặc các nghề thủ công truyền thống, nhằm giúp người học có tay nghề ở một mức độ nhất định để góp phan ổn định cuộc sống
Hình thức học của học viên phải rất đa dạng để đáp ứng được nhu cầu
học mọi nơi, mọi lúc, phù hợp với điều kiện và thời gian trên các lĩnh vực lao động công tác khác nhau
Điều 45: Luật Giáo dục (2005) đã nêu các hình thức chương trình giáo dục thường xuyên là:
Vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn [ 25, tr 91 ] 1.2 Quan niệm về phát triển đội ngũ giáo viên
1.2.1 Đặc điểm hoạt động và đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên
Luật Giáo dục (2005) đã nêu: Giáo dục thường xuyên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Quyết định số 43/2000/QĐ-BGD&ĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế hoạt động của trung tâm GDTX Những văn bản pháp quy đó khẳng định sự tồn tại hợp pháp
của trung tâm GDTX với tư cách pháp nhân, con dấu và các tài khoản
Trang 22dạng, phong phú với phương châm tạo cơ hội cho mọi người được học tập,
học tập suốt đời và tiến tới một xã hội học tập Việc thực hiện các chức năng đó đòi hỏi Trung tâm GDTX phải có một đội ngũ giáo viên chuẩn, ổn
định và đồng bộ về cơ cấu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như
lâu dài Hiện tại đội ngũ giáo viên các trung tâm GDTX ở các huyện, thị thuộc tỉnh Yên Bái còn nhiều bất cập, đó là: giáo viên dạy bổ túc văn hoá, day tin học, ngoại ngữ, hướng nghiệp, và dạy nghề thiếu rất nhiều; giáo viên các bộ môn không cân đối; đặc biệt rất nhiều giáo viên ở các trung tâm GDTX xuất thân là giáo viên mầm non, tiểu học; một số giáo viên dưới chuẩn; một số giáo viên tuổi cao Thực trạng này là một rào cản lớn trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của trung tâm Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục các trung tâm GDTX là xem xét, sắp xếp, bố trí, tổ chức đội ngũ này như thế nào để phù hợp với những công việc của trung tâm hoàn thành nhiệm vụ mà ngành giao cho Do vậy việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ở các trung tâm GDTX là một nhiệm vụ hết sức cấp
thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động và uy tín của ngành giáo dục thường xuyên trong thời kỳ đổi mới hiện nay
Đội ngũ giáo viên giữ một vai trò quan trọng như vậy nên Chính phủ đã có đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010, trong đề án có nêu quan điểm chỉ đạo như sau: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đội ngũ đông đảo nhất, Có vai tro quan trọng trong sự nghiệp nâng cao dân trí xây dựng con người, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, Nhà nước tôn vinh nhà giáo, coi
trọng nghề dạy học ” [14, tr.33]
Trang 23Trên đây là những nội dung các văn kiện, chỉ thị của Dang, dé án của Chính phủ liên quan đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nói chung và nhà giáo nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Những định hướng đó sẽ giúp cho chúng tôi là những người làm công tác quản lý tìm ra các biện pháp xây dựng và phát
triển đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX huyện Yên Bình để có được một
đội ngũ chuẩn, đồng bộ, chất lượng cao với mục tiêu là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tỉnh Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung
1.2.2 Quan niệm về xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên
Theo Từ điển Tiếng Việt (2000) khái niệm “váy đựng” mang nghĩa xã hội được nêu như sau:
“Làm cho hình thành một tổ chức hay một chính thể xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá theo một phương thức nhất định tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tính thân, có ý nghĩa trừu tượng ” [34, tr 1145]
Cũng theo Từ điển Tiếng Việt, “phát triển” là “Biến đối hoặc làm cho
biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức
tạp ” [34, tr 769]
Như vậy việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trước hết phải tạo ra một đội ngũ (một tổ chức) các nhà giáo cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức, độ tuổi, giới tính
Phát triển làm cho số lượng và chất lượng vận động theo hướng đi lên trong mọi hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên một hệ thống đội ngũ giáo viên
bền vững
Theo tác gia Virgilk Rowland “Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và
giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực
của họ cho giáo dục ”
Một số tác giả Việt Nam quan niệm như sau:
Trang 24“Đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục là một tập thể người, tập
thể người đó bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên Nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ yết là đội ngũ giáo viên
và đội ngũ cán bộ giáo dục ”
Đội ngũ giáo viên nhà trường (Staff) trong mối quan hệ với cấu trúc nhà trường —- mối quan hệ của đội ngũ xét về cơ cấu và chức năng (System) phát sinh từ một tam giác hạt nhân với ba yếu tố cấu thành: Người (Man);
cơ sở vật chất (Material); Tài chính tiền (Money) Theo cách hiểu trên đội
ngũ giáo viên là một tập thể người có cùng chung một mục đích hướng tới
chất lượng hiệu quả giáo dục trên cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho
nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của đội ngũ giáo viên đó
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về đội ngũ giáo viên như sau:
Đội ngũ giáo viên là tập hợp những giáo viên, được tổ chức thành một lực lượng, có chung nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đặt ra
cho tập hợp đó, tổ chức đó
Ví dụ: Đội ngũ giáo viên của một trường học, của một hệ thống giáo dục
Đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Yên Bình —- Yên Bái được cụ thể hoá từ khái niệm trên Là một tập thể có cùng chức năng, nhiệm vụ
được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng để giảng dạy học sinh, học
viên bổ túc THPT, ngoại ngữ, tin học và hướng nghiệp dạy nghề Tạo mọi
điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu của người học, nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho học viên, hình thành nhân cách cho học sinh với mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao giúp địa phương
phát triển kinh tế - xã hội
Việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên thực chất là phát triển
nguồn nhân lực trong giáo dục Theo Nguyễn Minh Đường, phát triển
Trang 25“Với nghĩa hẹp nhất, đó là quá trình đào tạo và đào tạo lai, trang bi
hoặc bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để người lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mà họ đang làm hoặc để trên một
việc mới `
“Với nghĩa rộng hơn là bao gồm cả bổ túc văn hoá cho người lớn,
xoá mù chữ là những cơ sở tri thức cân thiết để học nghề và phát triển
nghề nghiệp”
Phát triển đội ngũ giáo viên trong giáo dục chính là xây dựng một tập
thể những người gắn bó với lý tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm
chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, có ý chí kiên định Trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, họ biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, đồng thời có khả năng tiếp thu nền văn hoá tiến bộ của nhân
loại, trên cơ sở đó làm tốt nhiệm vụ giáo dục trong đơn vị của mình
Nói đến phát triển đội ngũ giáo viên là nói đến phát triển đồng thời
cả 3 yếu tố: Quy mô đội ngũ, cơ cấu đội ngũ và chất lượng đội ngũ Trong
đó quy mô thể hiện bằng số lượng Cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong độ tuổi,
giới tính, chuyên môn, nghiệp vụ, Nói một cách khác chính là tạo ra một
ê kíp làm việc đồng bộ, đồng tâm nhất trí, có khả năng hỗ trợ, bù đắp cho
nhau về mọi mặt
Về chất lượng theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật Sự vật khi van
còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó Chất lượng của sự
vát bao giờ cũng gắn với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất giữ số
Trang 26Theo Nguyên Đức Chính có các cách tiếp cận truyền thống về chất
lượng “ Chất lượng là sự phù hợp với tiêu chuẩn ”
Hoặc “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích ”
Còn chất lượng giáo dục được định nghĩa “ Chất lượng phù hợp với
mục tiêu ”
Chất lượng giáo dục khác với chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm chỉ cần tiến hành kiểm tra công dụng của nó có đáp ứng nhu cầu của
khách hàng về sản phẩm đó hay không Còn chất lượng giáo dục chính là những đặc tính mà nhà trường và xã hội đánh giá là có giá trị và cần đạt tới
Từ những khái niệm và nội dung nêu trên về chất lượng thì đội ngũ
giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, theo chúng tôi có thể xây dựng mô hình phát triển đội ngũ giáo viên bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Mô hình phát triển đội ngũ giáo viên
Trinh do Nang luc
Trang 27
- Số lượng đội ngũ giáo viên:
Số lượng của đội ngũ giáo viên là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ, nó phản ánh quy mô lớn, bé, to, nhỏ của đội ngũ Số lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường phụ thuộc vào nhu cầu đào tạo, quy mô phát triển của nhà trường và các yếu tố tác động khách quan khác như: Chỉ tiêu biên chế công chức của nhà trường, các chế độ chính sách đối với giáo viên Song dù trong điều kiện nào, muốn tạo nên chất lượng đội ngũ giáo viên,
người cán bộ quản lý cũng cần phải quan tâm giữ vững sự cân bằng động về số lượng đội ngũ với nhu cầu đào tạo và quy mô phát triển của nhà trường
- Phẩm chất đội ngũ:
Phẩm chất của giáo viên và đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất vì nó quyết định đến chất lượng đội ngũ giáo viên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chính trị là linh hôn, chuyên môn là cái
xác, có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ là cái xác không hồn
Phải có chính trị trước rồi mới có chuyên môn Nói tóm lại, chính trị là đức, chuyên môn là tài, có tài mà không có đức là hỏng” [26]
Phẩm chất đội ngũ giáo viên trước hết được biểu hiện ở sự hiểu biết
học thuyết Mác- Lê nin, sự thấm nhuần các quan điểm đường lối cách mạng, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, kết hợp với sự giác ngộ
lý tưởng Cách mạng xã hội chủ nghĩa, với lý tưởng niềm tin nghề nghiệp Người giáo viên phải có tình cảm trong sáng, cao thượng, yêu nghề dạy học
và yêu con người Không những thế, người giáo viên còn phải có hàng loạt
các phẩm chất khác: đó là sự thống nhất giữa tính mục đích, tính kế hoạch
trong các hoạt động sư phạm, giữa tính kỷ luật và tỉnh thần trách nhiệm với tinh thần tự chủ, nguyên tắc sáng tạo, chín chắn trong công tác giáo dục
Trang 28Trong đề án của Chính phủ về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 — 2010 có nêu: “Tao su chuyển biến cơ bản toàn điện về chất lượng đội ngũ theo hướng chuẩn hoá, hiện dai hoá Gắn việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ với công
tác rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nhân cách, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục [L4]
- Trình độ của đội ngũ giáo viên:
Theo Từ điển Tiếng Việt, trình độ được hiểu là “Mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo chuẩn mực nào đó ”
Theo quan điểm giáo dục học, trình độ đội ngũ giáo viên trước hết là
nói đến hệ thống tri thức mà người giáo viên nắm được Đó không chỉ là các tri thức liên quan đến môn học do người giáo viên trực tiếp phụ trách
giảng dạy, mà còn là sự hiểu biết nhất định về các môn khoa học khác liên quan đến chuyên ngành Trong đội ngũ giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên thì đội ngũ dạy văn hoá bậc trung học phổ thông phải có trình độ đại học Đối với đào tạo dạy nghề, hướng nghiệp, tin học, giáo viên
đòi hỏi phải có trình độ từ cao đẳng trở lên Có như vậy mới đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ của trung tâm trong việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tạo cơ hội cho người học, học mãi, học suốt đời để tiến tới một xã hội học tập
- Năng lực của đội ngũ giáo viên:
Theo Từ điển Tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, hoặc là sản phẩm tâm lý, sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó ”[ 34, tr 660 J
Đối với đội ngũ giáo viên, năng lực thể hiện ở chỗ: trên cơ sở hệ thống những tri thức được trang bị, họ phải hình thành và nắm vững hệ thống các kỹ năng để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả Kỹ năng
Trang 29được vào hoạt động sư phạm và nó biến thành kỹ xảo, kỹ xảo là kha nang đạt tới mức thuần thục
Hệ thống các tri thức và các kỹ năng thể hiện năng lực sư phạm của
người giáo viên cùng với hệ thống phẩm chất hợp thành một thể hoàn chỉnh,
giúp cho từng giáo viên và đội ngũ giáo viên có thể thực hiện được nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục
1.3 Yêu cầu của công tác giáo dục thường xuyên trong giai đoạn hiện
nay và nhiệm vụ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên
Giáo dục thường xuyên là phương thức giáo dục giúp cho mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm thích nghi với đời sống xã hội Vì vậy giáo dục thường xuyên có một vai trò quan trọng trong việc
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật trong cuộc sống Sự thay đổi này đòi hỏi người lao động luôn phải
học tập để không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, cập nhật kiến thức,
học để có thể thay đổi nghề nghiệp theo yêu cầu của xã hội Việc học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống là một nhu cầu của mọi người, mọi tầng
lớp trong xã hội Vì vậy công tác giáo dục thường xuyên trong các trung
tâm cũng cân phải cải tiến và đổi mới về cơ chế quản lý, phải lập được quy hoạch dự báo về nhu cầu học tập của người học, từ đó mở rộng quy mô
đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tạo cơ hội cho mọi người học mọi lúc, mọi nơi bằng các hình thức giáo dục, đào tạo khác nhau Chính từ yêu cầu và nhiệm vụ đó của công tác giáo dục thường xuyên trong giai
đoạn hiện nay: đội ngũ giáo viên cần phải đảm bảo đủ vẻ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên phải không ngừng được nâng lên Đây chính là những yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô phát triển và chất lượng đào tạo ở các trung
Trang 30Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, việc phát triển đội ngũ giáo viên là
hết sức cần thiết Trong đề án của Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 —- 2010 đã chỉ rõ: “7/ến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bôi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đốt về cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ”(14] Người quản lý cần phải xem
xét, phân tích và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của trung tâm từ đó có kế hoạch xây dựng đào tạo đội ngũ giáo viên cho phù hợp Do vậy người làm công tác quản lý giáo dục tại các trung tâm giáo dục thường xuyên phải thực sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, coi chất lượng giáo dục và đa
dạng hoá các loại hình đào tạo là mục tiêu hàng đầu, đồng thời coi đội ngũ giáo viên là giải pháp chiến lược đối với sự trường tồn của nhà trường Đội
ngũ giáo viên phải được xây dựng đồng bộ và bố trí đúng người, đúng việc
Những giáo viên tuổi cao, năng lực chuyên môn yếu cần đề nghị các cấp quản lý bố trí cho nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác theo yêu cầu nhiêm vụ của trung tâm Bên cạnh đó có kế hoạch bổ sung những giáo viên trẻ về công tác, hoặc tuyển chọn những giáo viên trẻ có chuyên môn giỏi cử đi
bồi dưỡng tập huấn, hoặc gửi đi đào tạo trên chuẩn ở các trình độ thạc sỹ, tiến sỹ Đối với đội ngũ giáo viên trong các trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay, người quản lý không chỉ quan tâm đến giáo viên dạy văn hoá ở các bậc học mà còn phải chú trọng phát triển giáo viên dạy nghề, tin
học hoặc một số chuyên ngành khác Đội ngũ này cũng phải được đào tạo chuẩn, cân đối về lĩnh vực khoa học kỹ thuật
Có thể khẳng định rằng xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong
các trung tâm giáo dục thường xuyên được tiến hành một cách đồng bộ và
Trang 31Chuong 2: THUC TRANG CONG TAC XAY DUNG VA PHAT TRIEN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
HUYỆN YÊN BÌNH - TỈNH YÊN BÁI
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Bình
Huyện Yên Bình là một huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái có diện
tích tự nhiên là 672,18 km’, dân số 98739 người có 5 thành phần dân tộc khác nhau cùng chung sống Huyện có hồ Thác Bà và tuyến quốc lộ 70, có 25 xã và thị trấn Huyện tiếp giáp với huyện Trấn Yên, Lục Yên, Thành phố Yên Bái, đặc biệt là tiếp giáp với 2 tỉnh Phú Thọ và Tuyên Quang; là một huyện có tuyến đường giao thông thuận tiện, nhiều tài
nguyên khoáng sản và mặt nước hồ Thác Bà có khả năng phát triển
ngành công nghiệp không khói Có thể nói Yên Bình là một huyện có tiêm năng phát triển kinh tế thương mại du lịch Báo cáo tại Đại hội Đảng bộ huyện Yên Bình khoá XX nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã khẳng
định: Kinh tế - xã hội huyện có nhiều chuyển biến, tăng trưởng đáng kể,
đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, thu nhập bình quân của
người dân trên 400 đô la/ năm Đảng bộ có truyền thống đoàn kết thống
nhất cao, nhân dân cần cù lao động sản xuất Trong đánh giá phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Yên Bái thì Yên Bình được xếp là huyện phát triển mạnh nhất Huyện Yên Bình đã hoàn thành phổ
cập THCS vào năm 2005 Theo đề án quy hoạch của tỉnh Yên Bái trong tương lai không xa huyện Yên Bình là huyện cửa ngõ và thuộc huyện ly được nâng cấp thành thị xã, xứng tâm với danh hiệu huyện anh hùng đã
được Đảng, Nhà nước phong tặng
Hiện nay quy mô mạng lưới trường lớp từ mầm non đến bậc THPT,
GDTX của huyện được quy hoạch và phát triển Huyện Yên Bình có 2
trường THPT, I trường liên cấp 2+3, I trung tâm GDTX, ngoài ra có 22/25 xã, thị trấn có có trung tâm học tập cộng đồng Do nhu cầu học của học
Trang 32tỉnh Yên Bái, huyện Yên Bình mở thêm một phân hiệu THPT đặt tại xã Cảm Ân huyện Yên Bình, thuộc trường THPT' Trần Nhật Duật quản lý, nhằm thu hút toàn bộ con em các dân tộc thuộc tuyến quốc lộ 70 vào học THPT Theo nghị quyết của Đảng bộ huyện Yên Bình lần thứ XX, trong tương lai, khi cơ sở vật chất của phân hiệu đảm bảo yêu cầu cũng như quy
mô học sinh phát triển, sẽ thành lập ở đây một trường THPT Như vậy
trong thời gian tới huyện Yên Bình sẽ có 4 trường THPT và l trung tâm GDTX Đây chính là một thuận lợi rất lớn để đào tạo nguồn nhân lực cho huyện Yên Bình nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung đáp ứng được mục tiêu của sự nghiệp giáo dục - đào tao là “Ndng cao ddan tri, dao tao nhan lực,
bồi dưỡng nhân tài ”
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, huyện còn gặp một số khó khăn:
đó là kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là về giao thông thuỷ lợi; diện tích canh tác nông nghiệp ít, không thuận lợi cho việc sản
xuất tập trung, công nghiệp địa phương còn phân tán, không có các
ngành nghề truyền thống Trên thực tế nhiều xã thuộc vùng kinh tế đặc
biệt khó khăn của huyện đời sống của người dân thu nhập thấp, văn hoá xã hội chưa bền vững, đặc biệt chất lượng giáo dục đào tạo còn hạn chế Chính từ tình hình đặc điểm kinh tế - xã hội đó của huyện như vậy đã tác động rất lớn đến nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương, cũng như cán bộ công chức, người lao động trên con đường tạo ra một xã hội
học tập Bên cạnh, đó số lượng học sinh ở bậc THPT ngày càng tăng nên
việc đào tạo và dạy nghề hướng nghiệp cho học sinh cũng chưa được đáp
ứng đây đủ
Đội ngũ giáo viên THPT giảng dạy ở các trường gặp nhiều khó
khăn bất cập, cụ thể việc giảng dạy bố trí không cân đối, có môn thiếu, nhưng có môn thừa Nhiều bộ môn thiếu trầm trọng như mơn tốn, lý,
Trang 33viên ít có thời gian nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, ảnh hưởng công tác tự bồi dưỡng, điều đó gây những tác động không tốt đến việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường Bên cạnh đó nhiều giáo viên trẻ được phân công về công tác tại các trường THPT và Trung tâm GDTX huyện chỉ coi đây là những năm tháng phải tập dượt ngắn ngủi, là thời gian trú chân tạm thời, không xác định rõ động cơ công tác ổn định lâu đài, vì vậy việc quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên của các nhà trường gặp nhiều khó khăn
Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ của các cấp, các ngành ở địa phương đặc biệt là ngành giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp có tính khả thi thì mới ổn định được đội ngũ giáo
viên để đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu cũng như bảo đảm
chất lượng chuyên môn của mỗi giáo viên Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên là yếu tố hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo, khẳng định điều này sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : “Nếu không có thây giáo thì không có giáo dục”
2.2 Khái quát về Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Bình
Trung tâm GDTX huyện Yên Bình (trước đây là trường Bồi dưỡng
giáo dục huyện Yên Bình) được thành lập ngày 1/1/1989 trực thuộc Phòng Giáo dục và đào tạo Yên Bình quản lý Với chức năng nhiệm vụ là làm công tác thanh kiểm tra chuyên môn, làm công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, giáo viên từ ngành học mầm non đến tiểu học và THCS Ngoài ra trung tâm còn đào tạo hệ bổ túc THPT cho học sinh, học viên trong và ngoài huyện Đặc biệt những năm cuối của thập kỷ 80 và thập kỷ 90 của thế kỷ trước, do đội ngũ giáo viên bậc tiểu học của huyện Yên
Bình thiếu trầm trọng, nhà trường đã được Sở Giáo dục và đào tạo Yên Bái
giao cho phối hợp với trường THSP tỉnh Yên Bái liên kết đào tạo THSP hệ
9+3, tổng số được 7 khoá với trên 300 học sinh
Trang 34các xã lân cận của các huyện khác tiếp giáp với huyện Yên Bình, ngày
3/7/2003 Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ra quyết định số 261/QĐ-UB về
việc đổi tên và nâng cấp các trường Bồi dưỡng giáo dục huyện, thị, thành phố tỉnh Yên Bái thành các trung tâm GDTX huyện, thị, thành phố trực thuộc quản lý của Sở Giáo dục và đào tạo Yên Bái Trường Bồi dưỡng giáo dục Yên Bình nằm trong số đó và được mang tên: Trung tâm GDTX Yên Bình, là một cơ sở giáo dục độc lập có con dấu riêng Chính vì vậy khi được nâng cấp, Trung tâm GDTX huyện Yên Bình có rất nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên
Cụ thể Trung tâm có | chi bộ trực thuộc huyện uỷ Yên Bình Có
thể nói đó là những thuận lợi rất quan trọng để Trung tâm hoàn thành tốt
chức năng nhiệm vụ của mình theo quyết định số 43/2000/QĐ-BGD của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về quy chế hoạt động của trung tâm GDTX cấp huyện, thị và nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái giao cho
Từ khi trở thành Trung tâm GDTX đến nay đã hơn 3 năm, quy mô phát triển của Trung tâm ngày càng lớn mạnh Trung tâm đã từng bước khẳng định bước đi vững chắc của mình bằng việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tạo thuận lợi nên một xã hội học tập, đáp ứng mọi nhu cầu của người học là “Học nữa, học mãi, học suốt đời ” Hơn 3 năm Trung tâm đã đào tạo được trên 512 học sinh, học viên tốt nghiệp bổ túc THPT, đào tạo nâng chuẩn và trên chuẩn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc tiểu học, THCS có trình độ THSP 12+2 và cao đẳng sư phạm 352 học viên, ngoài ra mở 7 lớp tin học văn phòng chương trình A, B với 195 học viên đối tượng
là cán bộ chủ chốt, công chức, viên chức thuộc các cơ quan huyện, các
doanh nghiệp và cán bộ các xã, thị trấn huyện Yên Bình Ngoài ra Trung tâm còn đào tạo nghề ngắn hạn cho học sinh, học viên với phương châm “Hoc di đôi với hành” để khi học sinh ra trường vừa có học vấn bậc
Trang 35trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ và khoa học kỹ thuật, cần thiết
cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Kết quả giáo dục và đào tạo của Trung tâm trong 3 năm Bảng I: Thống kê chất lượng, hiệu quả đào tạo trong 3 năm
(2002 -2005) của Trung tâm GDTX huyện Yên Bình Năm học 2002-2003 2003-2004 2004-2005 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Tiêu chí lượng % lượng % lượng % Học sinh, học viên - 325 395 450 ra trường Tot nghiép BTTHPT | 131 100% 149 100% | 232 100% H/S d6 THCN 17 13 19 H/S đỗ 01 04 06 CD, DH Tin hoc 25 70 100 Chuong trinh A, B Day nghé 25 75
Với kết quả đạt được trong 3 năm học vừa qua Trung tâm GDTX
huyện Yên Bình được Sở Giáo dục và đào tạo Yên Bái đánh giá là một
trung tâm hoạt động có hiệu quả và dẫn dau khối ngành học giáo dục thường xuyên huyện, thị tỉnh Yên Bái
Tính từ năm 1989 đến nay Trung tâm GDTX huyện Yên Bình liên tục được UBND Tỉnh , Sở Giáo dục và đào tạo Yên Bái tặng nhiều bằng
khen và giấy khen
Về cơ cấu tổ chức trong năm học 2006 — 2007, Trung tâm có:
- Số lượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 20 (cả hợp đồng lao động, có 02 giáo viên mời thỉnh giảng )
Trang 36- Tổ chức Đảng có 01 chỉ bộ trực thuộc huyện uỷ Yên Bình Các tổ chuyên môn có: - Tổ khoa học tự nhiên, tổ khoa học xã hội, tổ hành chính - tài vụ Về tổ chức đoàn thể có:
- 0L tổ chức cơng đồn cơ sở trực thuộc cơng đồn ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái, 01 đoàn trường trực thuộc huyện đoàn Yên Bình
Để thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng nhu
cầu của người học, Ban giám đốc đã xây dựng kế hoạch mở các lớp tin học
A, B, các lớp dạy nghề ngắn hạn, cụ thể: 01 lớp tin học văn phòng với : 30 học viên, 03 lớp dạy nghề ngắn hạn có: 90 học viên (Lớp may, lớp điện, lớp
điện tử, mỗi lớp 30 học viên)
Ngoài ra Trung tâm còn phối hợp với các trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn để tổ chức mở các lớp tập huấn ngắn ngày cho học viên, người lao động về những kiến thức pháp luật và chuyển giao khoa học
kỹ thuật mới, nhất là kiến thức khoa học về trồng trọt và chăn nuôi
2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Bình
2.3.1 Về số lượng
Có thể xem xét số lượng đội ngũ giáo viên qua bảng 2
Bảng 2: Thống kê chỉ tiêu biên chế và số lượng giáo viên 5 năm gần đây Năm học | 2001-2002 | 2002-2003 | 2003-2004 | 2004-2005 | 2005-2006 Số lượng GV 24 24 l6 18 18 Biên chế 24 24 16 18 17 Hợp đồng 0 0 0 0 1 Số lớp 6 6 8 11 13
Số liệu biên chế đội ngũ giáo viên và số lớp học sinh trong các năm
Trang 37vàng triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng thay sách
giáo khoa mới ở bậc tiểu học và trung học cơ sở Ngoài ra trường còn tham gia trong các đoàn thanh kiểm tra chuyên môn đến các trường THCS, Tiểu học Do vậy thực tế số đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy hệ bổ túc THPT còn thiếu, cụ thể là thiếu giáo viên dạy bộ mơn tốn, Trung tâm khơng có
giáo viên dạy nghề phổ thông cho học sinh
Từ năm học 2003 - 2004 đến năm học 2005 - 2006 các trường Bồi
dưỡng giáo dục huyện được chuyển thành các trung tâm GDTX và trực thuộc Sở giáo dục và đào tạo Yên Bái quản lý, cho nên một số công việc trước đây được ngành giao hiện nay không phải đảm nhiệm nữa
Thực hiện Quyết định số 43/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/9/2000 của
Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện, thị, thành phố thì chức năng nhiệm vụ của các trung tâm là rất lớn Hiện nay đội ngũ giáo viên hiện có tại
Trung tâm chưa đáp ứng được, ngay cả giáo viên dạy THPT cũng còn thiếu
Theo thông tư số 29/TT-GD ngày 29/1 1/1979 quy định về chế độ làm
việc của giáo viên theo tỷ lệ 2,I giáo viên/ lớp đối với bậc THPT Tại Trung tâm, tỉ lệ đó là 1,46; Giờ chuẩn đối với giáo viên 18 tiết / tuần Đối chiếu với bảng thống kê ở trên về biên chế đội ngũ (chưa có giáo viên dạy nghề)
thì tỷ lệ giáo viên trên lớp hiện có chưa đạt tiêu chuẩn so với quy định Bên
cạnh đó nhiều đồng chí giáo viên còn phải tham gia công tác kiêm nhiệm như: Chủ tịch cơng đồn, bí thư đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, phụ
trách thiết bị thí nghiệm Thực trạng hiện nay đội ngũ giáo viên của Trung tâm GDTX huyện Yên Bình nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung được bố trí và sử dụng mất cân đối Một số bộ môn như văn, ngoại ngữ giáo viên dạy ít giờ, song mơn tốn, lý, sinh phải dạy nhiều giờ, cộng thêm giờ kiêm nhiệm Đặc biệt trong một số năm không có giáo viên cơ hữu của một số
môn, Trung tâm đã mời giáo viên giảng dạy để đáp ứng yêu cầu học tập
của học sinh, học viên Hiện nay ở một số trung tâm GDTX huyện, thị,
thành phố của tỉnh Yên Bái, trong đội ngũ còn có những giáo viên mầm
Trang 38Tại Trung tâm GDTX Yên Bình, nhìn chung hầu hết giáo viên được sử dụng lao động, bố trí giảng dạy đạt và vượt số giờ chuẩn quy định Giáo viên các môn cơ bản đảm bảo dạy số lớp hiện có (ẾTTHPT), song phải cân đối lại
cơ cấu giáo viên các bộ môn cho hợp lý, đồng thời cần điều động bổ sung cho
Trung tâm giáo viên dạy tin học và một số chuyên ngành cần thiết để đáp ứng
cho công tác giảng dạy hướng nghiệp, dạy nghề trước mắt cũng như lâu dài
2.3.2 Về trình độ chuyên môn
Có thể xem xét trình độ chuyên môn qua bảng 3:
Bảng 3: Trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên 5 năm Nam hoc | 2001-2002 | 2002-2003 | 2003-2004 | 2004-2005 | 2005-2006 Thạc sỹ 01 01 01 02 02 Đại học 19 19 14 14 15 Cao đẳng 03 03 01 02 01 Trung cap 01 01 Dạy nghề 0 0 0 0 0 Cong 24 24 16 18 i8
Nhin vao bang 3 ta thay:
Về cơ bản trình độ đội ngũ giáo viên đạt và vượt chuẩn
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Trung tâm hiện nay đồng thời
thực hiện đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010 của Chính phủ và của Sở Giáo duc và đào tạo Yên Bái thì tỉ lệ giáo viên THPT phải có trình độ sau đại học là 10% Như vậy trước mắt Trung tâm đạt được tỷ lệ theo yêu cầu (Tỷ lệ giáo viên của Trung tâm có trình độ sau đại học hiện nay là 11%) Hiện tại
Trung tâm đang xây dựng kế hoạch cử một số đồng chí giáo viên trẻ, có
chuyên môn vững vàng ôn thi để dự tuyển cao học
Trang 39dạy nghề nào, vì vậy trong những năm đó Trung tâm phải liên kết đào tạo với một số trung tâm khác trong tỉnh Yên Bái, ngoài ra còn mời giáo viên có chuyên môn nghề thỉnh giảng Trong các năm học tới Trung tâm dự tính cử một số giáo viên ở những môn dạy ít giờ đi đào tạo thêm môn 2 nhằm giải quyết những môn đang thiếu người dạy hiện nay Phấn đấu đến năm
2010 giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng được cơ cấu giáo viên theo ban môn để thực hiện tốt nhiệm vụ của Trung tâm
Có thể biểu thị diễn biến số lượng giáo viên theo trình độ bằng biểu đồ sau: Biểu đồ I: Trình độ đội ngũ giáo viên 25 20 15 10 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 Ghi chu: ; Dai hoc Ee Cao dang II Thạc sỹ
Theo biểu đồ ở trên thì số lượng biên chế đội ngũ giáo viên của
Trung tâm giảm, nguyên nhân là theo quy định, biên chế giáo viên Trung
tâm ít hơn so với Trường Bồi dưỡng giáo dục huyện trước đây 2.3.3 Về cơ cấu
Căn cứ vào báo cáo tổng kết trong các năm học của Trung tâm thống kê được tỉ lệ giới tính nam, nữ sau:
Trang 40Bảng 4: Thống kê cơ cấu giới tính Năm học | 2001-2002 | 2002-2003 | 2003-2004 | 2004-2005 | 2005-2006 Tổng số 24 24 16 18 18 Nữ 17 17 13 15 15 Tỷ lệ 70,8 % 70,8% 61,3% 63,3% 83,3 Từ số lượng đội ngũ giáo viên qua các năm học có thể so sánh được tỷ lệ giới tính như sau: ov ^ a’? os ea ~, 7° 7 a’ ea ea Biêu đồ 2: Số giáo viên nữ so với tông số giáo viên 25 20 15 10 5 2 001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005 -2006
Ghi chu: Tổng số giáo viên
Bảng thống kê cho thấy giáo viên nữ chiếm tỷ lệ từ 70,8% đến
Giáo viên nữ
83,3%, đó là tỷ lệ tương đối cao trong Trung tâm GDTX huyện Yên Bình Với 2/3 giáo viên là nữ thì trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch
phải tính đến các phương án bảo đảm các chế độ đối với giáo viên nữ, đặc
biệt số giáo viên có độ tuổi dưới 35 bởi vì những nữ giáo viên này ngoài việc bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ của Trung tâm, còn phải thực hiện trách nhiệm nặng nề với gia đình
Tï lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ từ năm học 2004-2005 là 11%) đây chính là một điểm mạnh để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo