Một trong những nguyên nhân ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam kém phát triển là do các doanh nghiệp không chú trọng việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh một cách bài bản.. 1.3 C
Trang 1INTERNATIONAL EXECUTIVE MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION PROGRAM
Trang 2Mục lục:
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài: 5
2 Mục đích và khả năng ứng dụng của luận văn 6
3 Phương pháp nghiên cứu 6
4 Kết cấu, bố cục của luận văn: Luận văn được kết cấu thành 3 phần như sau 7
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY 7
1 Khái quát về chiến lược phát triển doanh nghiệp 7
1.1 Khái niệm chiến lược của doanh nghiệp 7
1.2 Vai trò của xây dựng chiến lược đối với doanh nghiệp 9
1.3 Các cấp quản trị chiến lược trong doanh nghiệp 9
1.4 Các loại chiến lược phát triển doanh nghiệp: 10
2 Hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp 11
2.1 Quy trình hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp 11
2.2 Công cụ hoạch định chiến lược 14
2.3 Nguyên tắc lựa chọn chiến lược 19
2.4 Đánh giá chiến lược chọn lựa 23
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CỔ PHẦN SẢN XUẤT PHỤ TÙNG ÔTÔ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP JAT 26
I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT PHỤ TÙNG ÔTÔ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP JAT 26
1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp 26
1.1 Qúa trình thành lập 26
1.2 Chức năng nhiệm vụ 27
1.3 Sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinh doanh 28
2 Các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp 31
2.1 Nguồn vốn 31
2.2 Nguồn nhân lực 32
Trang 32.4 Các quan hệ kinh tế 33
3 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp 34
3.4 Các hoạt động tài chính 37
II PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP 38
1 Môi trường vĩ mô 38
1.1 Môi trường kinh tế 38
1.2 Môi trường chính trị - luật pháp 40
1.3 Môi trường văn hóa xã hội 41
1.4 Môi trường công nghệ 42
1.5 Môi trường tự nhiên 42
2 Phân tích môi trường ngành 42
2.1 Phân tích tác lực đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 42
2.2 Phân tích tác lực của khách hàng 43
2.3 Phân tích tác lực nhà cung cấp 44
2.4 Tác lực sản phẩm thay thế 45
2.5 Phân tích tác lực đối thủ cạnh tranh cùng ngành 45
3 Cơ hội, thách thức 46
3.1 Những thách thức 47
4 Phân tích cạnh tranh, mô hình ma trận CPM 48
5 Mô hình ma trận EFE 49
III PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 50
1 Phân tích đánh giá các nguồn lực 50
1.1 Nguồn nhân lực 50
1.2 Phân tích hoạt động marketing 50
1.3 Về công nghệ 51
1.4 Phân tích khả năng tài chính 51
1.5 Về chính sách quản lý 53
1.6 Phân tích hoạt động sản xuất 53
1.7 Phân tích hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) 55
1.8 Phân tích hoạt động quản trị thông tin 55
2 Phân tích các hoạt động hỗ trợ 56
2.1 Phân tích hoạt động quản trị nhà cung cấp 56
2.2 Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực 56
2.3 Phân tích hoat động quản trị tổng quát 57
Trang 44 Xây dựng ma trận IFE 59
IV TỔNG HỢP PHÂN TÍCH SWOT 60
CHƯƠNG III: 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2012-2020 61
1 Mục tiêu chiến lược 61
1.1 Về quy mô, thị phần 61
1.2 Mục tiêu cụ thể 62
II ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP 62
1 Mô hình ma trận TOWS 62
2 Mô hình ma trận SPACE 64
3 Đề xuất lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM 65
3.1 Ma trận QSPM cho nhóm SO 65
3.2 Ma trận QSPM cho nhóm ST 66
3.3 Ma trận QSPM cho nhóm WO 67
3.4 Ma trận QSPM cho nhóm WT 67
III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP 69
1 Giải pháp nguồn Nhân lực 69
2 Giải pháp tài chính 70
3 Giải pháp Marketing 70
4 Giải pháp Nghiên cứu và phát triển 71
IV CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ 71
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 5MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Quy trình hoạch định chiến lược 15
Hình 1.2: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện 17
Hình 1.3: Sơ đồ lưu trình phân tích hình thành chiến lược 18
Hình 1.4: Mô hình Ma trận SWOT 22
Hình 1.5: Mô hình Ma trận QSPM 23
Hình 1.6: Ma trận chiến lược chính 28
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty 36
Hình 3 1: Sơ đồ ma trận SPACE 78
Hình 3 2: Sơ đồ tổ chức công ty 83
Trang 6MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2 1: Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2011
36
Bảng 2 2: Cơ cấu lao động tại Công ty JAT 37
Bảng 2 3: Tổng hợp máy móc thiết bị tại Công ty JAT (triệu đồng) 37
Bảng 2 4: Kết quả kinh doanh năm 2011 41
Bảng 2 5: Kết quả kinh doanh 6 tháng năm 2012 42
Bảng 2 6: Tốc độ tăng trường doanh thu và lợi nhuận 2008-2012 42
Bảng 2 7: Phân tích cạnh tranh, mô hình ma trận CPM 55
Bảng 2 8: Mô hình ma trận EFE 56
Bảng 2 9: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty JAT 59
Bảng 2 10: Bảng tổng hợp phân tích môi trường bên trong (ma trận IFE) 67
Bảng 3 1: Kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 2012-2020 72
Bảng 3 2: Ma trận QSPM cho nhóm SO 76
Bảng 3 3: Ma trận QSPM cho nhóm ST 77
Bảng 3 4: Ma trận QSPM cho nhóm WO 78
Bảng 3 5: Ma trận QSPM cho nhóm WT 79
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Xây dựng chiến lược là một việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp Việc
xác định chiến lược đúng sẽ quyết định sự thành công của mục tiêu và sứ mệnh
của doanh nghiệp Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp Việt Nam đều
có chiến lược phát triển tốt Thất bại của doanh nghiệp là minh chứng
cho sự yếu kém về chiến lược Chính vì thế, việc xây dựng chiến lược doanh
nghiệp luôn được quan tâm và không mất đi tính thời sự ngay cả với những
doanh nghiệp vốn có chiến lược phát triển tốt Trong điều kiện nền kinh tế Việt
Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, việc xây dựng chiến lược càng quan trọng
hơn Những cơ hội lớn mở ra cùng những thách thức tăng lên Để cạnh tranh
thành công các doanh nghiệp phải xác định được hướng đi đúng, chiến lược
tốt, trên cơ sở nhận biết rõ về thế mạnh, cũng như điểm yếu, cơ hội cùng với
nguy cơ của mình
Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất ít
quan tâm đến vấn đề chiến lược, thậm chí không xác định được cho mình một
chiến lược Nguyên nhân cơ bản là do các doanh nghiệp này chưa nhận
thức được vai trò của chiến lược
Trong thời kỳ phát triển ngành sản xuất ô tô xe máy tại Việt nam hiện nay, công
nghiệp phụ trợ Việt Nam non trẻ, chậm phát triển chính là rào cản lớn nhất kìm
hãm sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô xe máy Một trong những nguyên
nhân ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam kém phát triển là do các doanh nghiệp
không chú trọng việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh một cách bài bản
Luận văn ra đời là một yêu cầu cấp thiết nhằm tạo một hình mẫu doanh nghiệp
Trang 8sản xuất phụ tùng xe máy nhỏ, tinh gọn nhưng hiệu quả, góp phần thúc đẩy
ngành công nghiệp ô tô xe máy và công nghiệp phụ trợ phát triển
2 Mục đích và khả năng ứng dụng của luận văn
- Về lý thuyết:
+ Luận văn áp dụng những kiến thức tất cả các môn đã được học tại khóa học
IeMBA vào thực tiễn sản xuất kinh doanh công ty Cổ phần sản xuất phụ tùng ôtô
và Thiết bị công nghiệp Jat một cách hiệu quả nhất
- Về thực tế:
+ Giúp Cổ phần sản xuất phụ tùng ôtô và Thiết bị công nghiệp Jat xây dựng
thành công chiến lược kinh doanh có tính khả thi cao cho giai đoạn 2012 - 2020
+ Xây dựng Công ty Cổ phần sản xuất phụ tùng ôtô và Thiết bị công nghiệp Jat
thành hình mẫu doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ : nhỏ , tinh gọn, hiệu quả
+ Tạo khâu đột phá về chiến lược, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ
Việt nam phát triển trong những năm tới
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chủ yếu được sử dụng khi nghiên cứu chuyên đề này là phương
pháp thống kê mô tả và các phương pháp ma trận hoạch định chiến lược
(phương pháp ma trận bên trong – IFE, phương pháp ma trận bên ngoài – EFE,
phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh, phương pháp ma trận SWOT, )
Nền tảng lý thuyết của phương pháp ma trận này được trình bày trong chương 1
của báo cáo này
- Thu thập thông tin:
+ Thông tin thứ cấp: sẽ thu thập từ Hiệp hội ô tô xe máy Việt nam, từ số liệu
thống kê của Công ty Honda Việt nam, số liệu thống kê của Cổ phần sản xuất
phụ tùng ôtô và Thiết bị công nghiệp Jat bao gồm các thông tin tài chính kế toán
đã được kiếm toán
+ Thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ công nhân viên: phòng kinh
doanh, phòng sản xuất Phát phiếu điều tra cho khách hàng và các nhà cung cấp
Trang 9Phân tích thông tin: Áp dụng những kỹ thuật thống kê để xử lý, tổng hợp, tính toán,
so sánh, đánh giá và đưa ra kết luận cho từng nội dung nghiên cứu
4 Kết cấu, bố cục của luận văn: Luận văn được kết cấu
thành 3 phần như sau
Lời mở đầu
Chương I : Cơ sở lý luận xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp
Chương II : Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh công ty Cổ
phần sản xuất phụ tùng ôtô và Thiết bị công nghiệp Jat
Chương III : Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CÔNG TY
1 Khái quát về chiến lược phát triển doanh nghiệp
1.1 Khái niệm chiến lược của doanh nghiệp
1.1.1 Chiến lược là gì?
Trang 10Chiến lược (xuất phát từ gốc từ Hy Lạp là strategos) là một thuật ngữ quân sự
được dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực
lượng với mục tiêu đánh thắng kẻ thù Carl von
Clausewitz - nhà binh pháp của thế kỷ 19 - đã mô tả
chiến lược là “lập kế hoạch chiến tranh và hoạch định
các chiến dịch tác chiến Những chiến dịch ấy sẽ
quyết định sự tham gia của từng cá nhân” Gần đây
hơn, sử gia Edward Mead Earle đã mô tả chiến lược là “nghệ thuật kiểm soát và
dùng nguồn lực của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia nhằm mục
đích đảm bảo và gia tăng hiệu quả cho quyền lợi thiết yếu của mình”
Ngày nay, các tổ chức kinh doanh cũng áp dụng khái niệm
chiến lược tương tự như trong quân đội Chiến lược là kế
hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực của tổ chức như con
người, tài sản, tài chính… nhằm mục đích nâng cao và bảo
đảm những quyền lợi thiết yếu của mình Kenneth Andrews là
người đầu tiên đưa ra các ý tưởng nổi bật này trong cuốn sách
kinh điển The Concept of Corporate Strategy Theo ông, chiến
lược là những gì mà một tổ chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của
mình trong bối cảnh có những cơ hội và cả những mối đe dọa
Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn Tư vấn
Boston đã kết nối khái niệm chiến lược với lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh
là việc đặt một công ty vào vị thế tốt hơn đối thủ để tạo ra giá trị về kinh tế cho
khách hàng Henderson cho rằng “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế
hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức Những
điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”
Henderson tin rằng không thể cùng tồn tại hai đối thủ cạnh tranh nếu cách kinh
doanh của họ giống hệt nhau Cần phải tạo ra sự khác biệt mới có thể tồn tại
Michael Porter cũng tán đồng nhận định của Henderson: “Chiến lược cạnh tranh
Trang 11liên quan đến sự khác biệt Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động
khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo”
Chiến lược là một kế hoạch nhằm đem lại cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh so
với đối thủ Một chiến lược tốt, được thực hiện hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý
và nhân viên mọi cấp xác định mục tiêu, nhận biết phương hướng hành động, góp
phần vào sự thành công của tổ chức Trái lại, một tổ chức không có chiến lược rõ
ràng chẳng khác nào con thuyền không người lái
1.1.2 Khái niệm chiến lược của doanh nghiệp:
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm chiến lược “Chiến lược kinh
doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới
việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp Chiến lược không nhằm vạch ra
một cách cụ thể làm cách nào để có thể đạt được những mục tiêu vì đó là nhiệm
vụ của vô số các chương trình hỗ trợ, các chiến lược chức năng khác Chiến lược
chỉ tạo ra các khung để hướng dẫn tư duy để hành động” [2, 14] Mục đích của
hoạch định chiến lược là tìm kiếm những cơ hội và vươn lên tìm vị thế cạnh tranh
Tác giả Fred R.David, trong “Khái luận về quản trị chiến lược” xác định: “
Chiến lược là khoa học và nghệ thuật soạn thảo, thực hiện và đánh giá các
quyết định chức năng, giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu đề ra”, “Chiến lược
là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn Các chiến lược kinh doanh
có thể gồm: mở rộng địa bàn hoạt động, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát
triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh” [1,
20] Gần đây đã xuất hiện quan niệm mới cho rằng, “chiến lược vừa là quá trình kế
hoạch hóa vừa là quá trình bổ sung các vấn đề mới nổi lên”
1.2 Vai trò của xây dựng chiến lược đối với doanh
nghiệp
- Thứ nhất, việc xây dựng chiến lược giúp các doanh nghiệp thấy rõ mục đích
và hướng đi của mình ở tương lai
- Thứ hai là, quá trình quản trị chiến lược yêu cầu dự báo cụ thể những biến
đổi môi trường, nhờ đó các nhà quản trị có khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội, và
Trang 12giảm thiểu nguy cơ, đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với môi trường kinh
doanh
- Thứ ba là, nhờ quá trình quản trị chiến lược, các quyết định của doanh nghiệp sẽ
gắn với sự biến đổi môi trường, giúp doanh nghiệp duy trì và tăng vị thế cạnh tranh
trên thị trường, trong việc làm thay đổi các điều kiện tương lai để đạt mục tiêu đề
ra
- Thứ tư là, quản trị chiến lược tốt là tiền đề để đạt kết quả kinh doanh tốt, tăng
doanh thu và lợi nhuận Tuy nhiên, quản trị chiến lược tốt không phải là điều kiện
đủ để thành công, mà nó chỉ cho phép giảm bớt rủi ro và tăng khả năng tận dụng
cơ hội
1.3 Các cấp quản trị chiến lược trong doanh nghiệp
Quản trị chiến lược theo cấp độ quản lý trong doanh nghiệp được phận chia
thành 3 cấp:
- Quản trị chiến lược cấp công ty (Corporate strategy) với phạm vi là xác định
mục đích, mục tiêu của công ty, xác định ngành nghề kinh doanh, xác định
lĩnh vực cốt lõi công ty cần tập trung và xác định cách thức phân phối nguồn
lực của doanh nghiệp
- Quản trị chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU : strategic business unit):
Lựa chọn sản phẩm, thị trường mục tiêu cho đơn vị kinh doanh; xác định
chiến lược cạnh tranh của đơn vị kinh doanh với các đối thủ…
- Quản trị chiến lược cấp chức năng( functional strategy): Là chiến lược của
các phòng ban, bộ phận chức năng của công ty như: Marketing, Nhân sự, tài
chính, sản xuất , dự án…được xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu chiến
lược của đơn vị kinh doanh và của công ty
1.4 Các loại chiến lược phát triển doanh nghiệp:
1.4.1 Phân loại Quản trị chiến lược theo mục tiêu tăng trưởng tập trung:
- Chiến lược xâm nhập thị trường:
- Chiến lược phát triển thị trường
- Chiến lược phát triển sản phẩm:
Trang 131.4.2 Phân loại Quản trị chiến lược theo mục tiêu hội nhập:
- Hội nhập thuận chiều: gia tặng sự kiểm soát với hoạt động phân phối
- Hội nhập ngược chiều: gia tặng sự kiểm soát với nguồn cung nguyên vật liệu
- Hội nhập theo chiều ngang: mua lại đối thủ cùng ngành để tăng trưởng
1.4.3 Phân loại Quản trị chiến lược theo mục tiêu đa dạng hóa:
- Đa dạng đồng tâm: phát triển thêm các loại sản phẩm mới có cùng công nghệ
sản xuất ( Ví dụ các sản phẩm sữa của Vinamill)
- Đa dạng theo chiều ngang: phát triển thêm các sản phẩm không có cùng công
nghệ nhưng có liên hệ về marketing ( Ví dụ các sản phẩm mới như bánh quy,
kem Wall của Kinh đô)
- Đa dạng hỗn hợp: phát triển các sản phẩm mới hoàn toàn, không có liên hệ
về công nghệ hay marketing
1.4.4 Các loại chiến lược đặc thù khác:
- Chiến lược dẫn đầu nhờ chi phí thấp: sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp hoàn toàn tương đương về chất lượng nhưng có giá thành thấp hơn
đối thủ
- Chiến lược tạo sự khác biệt sản phẩm: làm cho sản phẩm hay dịch vụ khác
với đối thủ cạnh tranh theo cách được khách hàng đánh giá cao hơn đối thủ
cạnh tranh
- Chiến lược “hớt váng dầu” như các các công ty kinh doanh điện thoại di
động thông minh
- Chiến lược mối quan hệ với khách hàng hiệu quả: chiến lược mối quan hệ
với khách hàng phải cung cấp điều gì đó mà khách hàng đánh giá cao
- Chiến lược xây dựng mạng lưới phân phối hiệu quả: là một hiện tượng trong
đó giá trị của một sản phẩm tăng lên khi bán được nhiều sản phẩm hơn, giảm
chi phí phân phối
1.4.5 Các chiến lược hướng ngoại: Liên doanh, liên kết, thuê ngoài, mua lại công
ty đối thủ sát nhập (M&A), nhượng quyền kinh doanh (franchising)
Trang 141.4.6 Các chiến lược thu hẹp hoạt động kinh doanh của công ty hoặc đơn vị kinh
doanh như: thu nhỏ phạm vi kinh doanh, cắt giảm sản phẩm không hiệu quả, cắt
giảm nhân viên không hiệu quả, loại bỏ lĩnh vực nhành nghề kinh doanh không
hiệu quả, tập trung giảm hàng tồn kho, thu hồi công nợ; thanh lý tài sản các SBU
không hiệu quả
2 Hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp
2.1 Quy trình hoạch định chiến lược phát triển doanh
nghiệp
Theo Fred R.David, qui trình hoạch định chiến lược được phân thành 3 giai đoạn, với
nhiều hoạt động, như sơ đồ sau đây:
Trang 15Hình thành Chiến lược Thực hiện Chiến lược Đánh giá Chiến lược
Hình 1.1: Quy trình hoạch định chiến lược
Nguồn : Fred R.David (2006), [1, 24]
2.1.1 Giai đoạn hình thành chiến lược
Hình thành chiến lược là quá trình phân tích môi trường bên ngoài để nhân diện
các cơ hội và nguy cơ; phân tích môi trường bên trong để để nhân diện điểm
mạnh , điểm yếu của doanh nghiệp; thiết lập sứ mệnh kinh doanh, tầm nhìn, đề ra
các mục tiêu dài hạn và lựa chọn giữa những chiến lược thay thế Giai đoạn hình
thành chiến lược còn được gọi là “lập kế hoạch chiến lược” Có nhiều kỹ thuật
quản trị chiến lược cho phép đưa ra và lựa chọn các chiến lược Một số những công
cụ này là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá các yếu tố
bên trong (IFE), ma trận đánh giá hoạt động và vị trí chiến lược (SPACE), ma trận
nhóm tư vấn Boston (BCG), và ma trận kế hoạch chiến lược định lượng (QSPM)
Trang 162.1.2 Giai đoạn thực hiện chiến lược
Thực hiện chiến lược thường được gọi là giai đoạn hành động của quản trị chiến
lược Các hoạt động cơ bản của thực thi chiến lược là thiết lập các mục tiêu hàng
năm, điều chỉnh cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược lựa chọn, đưa ra các chính
sách hướng dẫn các công việc nhằm đạt các mục tiêu, xây dựng ngân sách để kiểm
soát hiệu quả chi tiêu tài chính, phân phối các nguồn tài nguyên và điều chỉnh hệ
thống động viên thúc đẩy nhân viên thực hiện các mục tiêu mới Thực thi chiến lược
đòi hỏi tính kỷ luật, sự tận tụy của mỗi cá nhân Việc thực thi chiến lược thành công
xoay quanh ở khả năng thúc đẩy nhân viên của các nhà quản trị
2.1.3 Đánh giá chiến lược
Giai đoạn cuối của quản trị chiến lược là đánh giá chiến lược Tất cả các chiến
lược đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài vốn thường xuyên
thay đổi Ba hoạt động chính yếu của giai đoạn này là: (1) xem xét lại các yếu tố
bên ngoài và bên trong là cơ sở cho các chiến lược hiện tại, (2) Đo lường kết quả
thực hiện chiến lược của doanh nghiệp và các đơn vị chức năng, so sánh với mục
tiêu, (3) thực hiện các hoạt động điều chỉnh Giai đoạn đánh giá chiến lược là cần
thiết vì thành công hiện tại không đảm bảo cho thành công tương lai Sự thành
công luôn tạo ra các vần đề mới khác, các tổ chức có tư tưởng thỏa mãn phải trả giá
bằng sự tàn lụi
Quá trình quản trị chiến lược có thể được nghiên cứu và ứng dụng vào việc sử
dụng một mô hình Hình Sơ đồ bên dưới là mô hình quản trị chiến lược toàn diện
dược chấp nhận rộng rãi, tuy không phải là một thứ bảo bối của thành công nhưng
nó thể hiện một phương pháp rõ ràng các bước hình thành, thực thi và đánh giá
các chiến lược
Trang 17Hình 1.2: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện
Nguồn: Fred R.David (2006), [1, 27]
Một sự thay đổi ở bất kỳ một thành phần chính nào trong mô hình có thể đòi hỏi
một sự thay đổi trong một hoặc tất cả các thành phần khác Do đó các hoạt
động hình thành, thực thi và đánh giá chiến lược nên được thực hiện trên cơ sở
liên tục
2.2 Công cụ hoạch định chiến lược
Có rất nhiều công cụ để hoạch định chiến lược, cũng như có rất nhiều loại chiến
lược hoạch định Dưới đây là quy trình hình thành một chiến lược tổng quát với
những công cụ phổ biến được sử dụng cho hầu hết các quy mô và các loại hình
doanh nghiệp
Trang 18Hình 1.3: Sơ đồ lưu trình phân tích hình thành chiến lược
Nguồn : Fred R.David (2006), [1,
260]
Giai đoạn 1: tóm tắt các thông tin cơ bản đã được nhập vào cần thiết cho việc
hình thành các chiến lược Giai đoạn 2: tập trung vào việc đưa ra các chiến lược
khả thi có thể lựa chọn bằng cách sắp xếp, kết hợp các yếu tố bên trong và bên
ngoài quan trọng Giai đoạn 3, được gọi là giai đoạn quyết định, chỉ bao gồm
một kỹ thuật, ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM)
Ma trận QSPM biểu thị sức hấp dẫn tương đối của các chiến lược có thể lựa chọn
và do đó cung cấp cơ sở khách quan cho việc chọn lựa các chiến lược riêng biệt
Tất cả 6 kỹ thuật trong quy trình hình thành chiến lược hình thành chiến lược đều
đòi hỏi sự kết hợp giữa khả năng trực giác và quá trình phân tích Nhằm phục vụ
Trang 19cho yêu cầu của đề tài nghiên cứu, trong phần này xin được đi vào phân tích cụ
thể 4 công cụ chính : ma trận EFE, ma trận IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma
trận SWOT, ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM)
2.2.1 Ma trận EFE (Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài)
Ma trận EFE cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin PEST
(chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, công nghệ), (ngoài ra còn có các yếu tố khác
như nhân khẩu, địa lý, luật pháp và cạnh tranh Có năm bước trong việc phát
triển một ma trận EFE
Bước 1 : Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công như
đã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài; bao gồm tổng số từ
10 đến 20 yếu tố bao gồm những vận hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến doanh
nghiệp và ngành kinh doanh của doanh nghiệp này
Bước 2 : Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố Các cơ hội thường có mức phân loại cao hơn mối đe dọa,
tuy vậy mối đe dọa cũng có thể nhận được mức phân loại cao hơn nếu nó đặc biệt
nghiêm trọng hay mang tính đe dọa Mức phân loại thích hợp có thể được xác
định bằng cách so sánh những nhà cạnh tranh thành công với những nhà cạnh
tranh không thành công hoặc bằng cách thảo luận về yếu tố này và đạt được sự
nhất trí của nhóm Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này
phải bằng 1,0
Bước 3 : Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho
thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với yếu tố
này, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung
bình và 1 là phản ứng ít Các mức này dựa trên hiệu quả của chiến lược ở doanh
nghiệp Như vậy sự phân loại này dựa trên doanh nghiệp, trong khi đó mức phân
loại ở bước 2 dựa theo ngành
Bước 4 : Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định số điểm
về tầm quan trọng
Bước 5 : Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng
Trang 20số điểm quan trọng cho mỗi tổ chức Bất kể các cơ hội chủ yếu và mối đe dọa
được bao gồm trong ma trận đánh giá các nhân tố bên ngoài, tổng số điểm quan
trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0 Tổng số điểm
quan trọng trung bình là 2,5 Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy rằng tổ chức
đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của
họ Tổng số điểm là 1 cho thấy rằng những chiến lược đề ra không tận dụng
được các cơ hội hoặc tránh được các mối đe dọa bên ngoài
2.2.2 Ma trận IFE (Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong)
Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu
quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và nó cũng cung cấp cơ sở
để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này Để phát triển một
ma trận IFE thì nhận xét trực giác là cần thiết, vì vậy về mặt hình thức của
phương pháp khoa học phải được diễn dịch để cho thấy rằng đây là kỹ thuật
hiệu quả nhất Tương tự như ma trận EFE, ma trận IFE có thể được phát triển
theo năm bước Không kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, số điểm quan trọng
tổng cộng có thể được phân loại từ thấp nhất là 1,0 cho đến cao nhất là 4,0 và
số điểm trung bình là 2,5 Số điểm quan trọng tổng cộng thấp hơn 2,5 cho thấy
doanh nghiệp yếu về nội bộ, và số điểm cao hơn 2,5 cho thấy doanh nghiệp
mạnh về nội bộ Giống như ma trận EFE, một ma trận IFE nên có từ 10 đến 20
yếu tố then chốt Số lượng các yếu tố không có ảnh hưởng đối với nhóm điểm
quan trọng tổng cộng vì tổng các mức độ quan trọng luôn luôn bằng 1,0
2.2.3 Ma trận SWOT
Ma trận điểm mạnh- điểm yếu - cơ hội - nguy cơ là một công cụ kết hợp quan
trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược: các chiến lược
kết hợp điểm mạnh - cơ hội (SO), chiến lược kết hợp điểm yếu - cơ hội (WO),
chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (ST), và chiến lược điểm yếu - nguy cơ (WT)
Sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc
phát triển một ma trận SWOT, nó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt, và sẽ không
có một kết hợp tốt nhất.Qui trình 8 bước hình thành ma trận SWOT :
Trang 211 Liệt kê các cơ hội lớn
2 Liệt kê các mối nguy cơ chủ yếu
3 Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp
4 Liệt kê các điểm yếu cốt tử doanh nghiệp
5 Kết hợp điểm mạnh - với cơ hội để tìm chiến lược SO
6 Kết hợp điểm yếu với cơ hội để tìm chiến lược WO
7 Kết hợp điểm mạnh với mối đe dọa để tịm chiến lược ST
8 Kết hợp điểm yếu với nguy cơ để tìm chiến lược WT
NHỮNG ĐIỂM MẠNH – S 1.
2.
3.
NHỮNG ĐIỂM YẾU – W 1.
CÁC CHIẾN LƯỢC WO Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội
CÁC MỐI ĐE DỌA – T
CÁC CHIẾN LƯỢC WT Khắc phục những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa
Hình 1.4: Mô hình Ma trận SWOT
Nguồn : Fred R.David (2006), [1, 267]
2.2.5 Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM)
Ma trận này là một kỹ thuật phân tích để quyết định tính hấp dẫn của các chiến
lược khả thi có thể thay thế Nó là giai đoạn 3 của khung phân tích hình thành
chiến lược Kỹ thuật này sẽ cho thấy một cách khách quan các chiến lược thay thế
Trang 22nào là tốt nhất Ma trận QSPM sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ những phân tích ở
giai đoạn 1 và kết quả kết hợp của các phân tích ở giai đoạn 2 để quyết định
khách quan trong số các chiến lược có khả năng thay thế Ma trận QSPM là công
cụ cho phép đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế, trước tiên dựa
trên các yếu tố thành công chủ yếu bên trong và bên ngoài Ma trận QSPM đòi hỏi sự
Nguồn : Fred R.David (2006), [1, 287]
- Xếp hạng các yếu tố bên trong theo các mức độ: 1,2,3,4 yếu nhất; hơi yếu;
mạnh vừa, mạnh nhất
- Xếp hạng các yếu tố bên ngoài theo các mức độ: 1,2,3,4 phản ứng của
doanh nghiệp nghèo nàn, trung bình, khá, rất tốt
Trang 23Trên đây là mô hình cơ bản của ma trận QSPM Cột bên trái của ma trận QSPM
bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài (giai đoạn 1), và hàng trên cùng bao
gồm các chiến lược khả thi có khả năng thay thế (từ giai đoạn 2) Cột bên trái
của ma trận QSPM gồm những thông tin được lấy trực tiếp từ ma trận EFE và
ma trận IFE Bên cạnh cột các yếu tố thành công chủ yếu là cột phân loại
tương ứng cho mỗi yếu tố trong ma trận EFE và IFE
Hàng trên cùng của ma trận QSPM bao gồm các chiến lược có khả năng thay thế
được rút từ ma trận SWOT, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE và ma trận
chiến lược lớn Những ma trận chiến lược này thường đưa ra những chiến lược khả
thi có thể thay thế tương tự nhau Tuy nhiên, không phải mỗi chiến lược của kỹ
thuật kết hợp đều được đánh giá trong ma trận QSPM Các chiến lược gia nên sử
dụng các phán đoán tốt bằng trực giác để lựa chọn các chiến lược của ma trận
QSPM
Dựa trên các khái niệm, ma trận QSPM xác định tính hấp dẫn của các chiến
lược khác nhau bằng cách tận dụng hay cải thiện các yếu tố thành công then
chốt bên ngoài và bên trong Tính hấp dẫn của mỗi chiến lược trong nhóm các
chiến lược có thể thay thế được tính bằng cách xác định ảnh hưởng tích lũy của
mỗi yếu tố thành công chủ yếu bên ngoài và bên trong
2.3 Nguyên tắc lựa chọn chiến lược
Việc lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp đòi hỏi phải trả lời 3 câu hỏi:
1- Doanh nghiệp duy trì hoạt động trong những lĩnh vực nào?
2- DN rút khỏi những lĩnh vực nào?
3- DN mở rộng những dạng kinh doanh nào?
Tiến trình chọn lựa chiến lược tổng quát cần tiến hành các bước sau:
- (1)- Nhận ra chiến lược kinh doanh hiện nay
- (2)- Điều khiển hạng mục vốn đầu tư
- (3)- Đánh giá chiến lược doanh nghiệp
2.3.1 Nhận diện chiến lược kinh doanh hiện tại
Nhà quản trị phải biết doanh nghiệp đang hoạt động ở đâu và tổ chức đang theo
Trang 24đuổi chiến lược nào Sự nhận ra chiến lược kết hợp hiện nay cho ta căn bản chiến
lược hiện có mới và được xác nhận Có các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh
hưởng đến việc lựa chọn: (1) khuôn khổ và sự dị biệt của doanh nghiệp; (2) bản
chất tổng quát và đặc tính rút vốn gần đây của doanh nghiệp; (3) những tỷ lệ, căn
bản và xu hướng hoạt động gần đây của doanh nghiệp; (4) những cơ hội theo đuổi
hiện nay; (5) vị trí với đe dọa bên ngoài Những yếu tố then chốt bên trong là: (1)
những mục tiêu của doanh nghiệp; (2) những tiêu chuẩn cung cấp tài nguyên và
mẫu mực trong danh sách vốn đầu tư các đơn vị trong doanh nghiệp; (3) thái độ
đối với rủi ro tài chính; (4) tập trung nghiên cứu và phát triển; (5) những chiến
lược khu vực chức năng
2.3.2 Phân tích danh mục vốn đầu tư
2.3.2.1 Chọn cấp quản trị của tổ chức để phân tích
Nhà quản trị phải xác định các cấp trong tổ chức để tiến hành phân tích danh mục
vốn đầu tư Doanh nghiệp soạn thảo cấu trúc phân cấp vốn đầu tư và các chiến lược
tương ứng Cấu trúc như vậy phải bắt đầu từ cấp độ các loại sản phẩm riêng biệt
cho đến đỉnh điểm là cấp doanh nghiệp (trong đó bao gồm vốn đầu tư của tất cả các
cấp bên dưới) Tuy cách phân tích danh mục vốn đầu tư truyền thống thường chỉ
tập trung vào các loại sản phẩm hoặc toàn bộ ngành, song các phân khúc thị trường
cũng là một cấp độ tiện ích cần phân tích
2.3.2.2 Xác định đơn vị phân tích
Sau khi xác định cấp độ phân tích, phải tiến hành chọn các đơn vị phân tích hoặc
đơn vị kinh doanh chiến lược Việc lựa chọn các đơn vị này để tiếp tục phân tích và
định vị chúng trong ma trận vốn đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi định kiến của các
nhà hoạch định liên quan đến các đơn vị hiện hành và sơ đồ xếp hạng trong ngành
2.3.2.3 Chọn phương (chiều) của ma trận danh mục vốn đầu tư
Cần chọn và định nghĩa các chiều hay trục của ma trận Các chiều cụ thể được chọn
là cơ sở và định hướng cho việc thu thập số liệu và phân tích ở bước tiếp theo
Việc lựa chọn trục là chọn số lượng biến số để đưa vào mỗi chiều của ma trận Các
nhà quản trị cần thận trọng trong khi tiến hành lựa chọn và dựng ma trận vốn đầu
Trang 252.3.4 Dựng và phân tích các ma trận danh mục vốn đầu tư
- Xác định vị trí của mỗi đơn vị của doanh nghiệp trên ma trận Tổ hợp như vậy
biểu thị vốn đầu tư hiện thời của doanh nghiệp trong các đơn vị Sau đó các nhà
quản trị phải đưa ra dự báo về các vị trí kỳ vọng trên ma trận
- Phân tích sự chêch lệch giữa vị trí vốn đầu tư hiện tại và vị trí theo dự báo
Tiến hành theo 3 bước:
+ So sánh và đánh giá mức độ hấp dẫn tương đối của từng doanh nghiệp trong
thời gian trước mắt và lâu dài
+ Đánh giá sự cân đối tổng thể của danh mục vốn đầu tư theo dự báo
+ So sánh triển vọng hiệu quả của toàn bộ danh mục vốn đầu tư với các mục tiêu đề
ra ở cấp doanh nghiệp
Tùy thuộc vào kết quả của việc phân tích này, có thể ban lãnh đạo sẽ mong muốn
tìm cách đề ra danh mục vốn đầu tư mới có được các đặc điểm hiệu quả mong
muốn
2.3.5 Xác định danh mục vốn đầu tư thích hợp
Cần chọn một danh mục vốn đầu tư thích hợp nhằm tạo ra hiệu quả kỳ vọng thông
qua việc thực hiện các mục tiêu cấp doanh nghiệp Tuy nhiên, các nhà quản trị cấp
cao phải nhận thức được rằng các ma trận vốn đầu tư được đề ra không phải để
thay cho việc soạn thảo quyết định
2.3.6 Chọn lựa chiến lược của doanh nghiệp
Những ảnh hưởng then chốt của chiến lược cấp doanh nghiệp là sức mạnh sản xuất,
sức mạnh doanh nghiệp, mục tiêu, những thái độ của công nhân quản trị, những
Trang 26nguồn tài chính, những khả năng của doanh
nghiệp, những phản ứng của những thành phần ảnh hưởng và việc định thời điểm
2.3.6.1 Sức mạnh của doanh nghiệp
Sức mạnh của doanh nghiệp hay vị trí tương đối so với những doanh nghiệp cạnh
tranh có một tác động chính yếu vào tiến trình chọn lựa chiến lược Những doanh
nghiệp mạnh và những doanh nghiệp yếu thường muốn chọn lựa nhiều loại chiến
lược
Hình 1.6: Ma trận chiến lược chính
Nguồn : Fred R.David (2006), [1, 284]
2.3.6.2 Mục tiêu
Mục tiêu được chọn lựa chịu có ảnh hưởng trực tiếp bởi :
• Những ý kiến của nhà quản trị cấp cao nhất
• Thái độ của các nhà quản trị cao cấp đối với may rủi, đặc biệt là liên quan tới
những ngành sản xuất mới hay thị trường mới
2.3.6.3 Nguồn tài chính
Trang 27Cơ sở tài chánh của một doanh nghiệp cũng ảnh hưởng và đôi khi có thể quyết
định đến sự chọn lựa chiến lược
2.3.6.4 Sự cam kết với chiến lược trước
Mặc dù sự cam kết với chiến lược trước của ban quản trị cấp cao khích lệ chọn
lựa chiến lược, nó cũng có thể gây ra khó khăn Cam kết và theo đuổi một chiến
lược đã định cho nhiều thời kỳ đặt kế hoạch có thể sinh ra sức ỳ làm giảm bớt các
tác động của chiến lược tiếp theo
2.3.6.5 Mức độ phụ thuộc bên ngoài
Một số doanh nghiệp phụ thuộc một cách to lớn vào một hay nhiều yếu tố bên
ngoài (một nhà cung cấp hay một khách hàng) Những doanh nghiệp này có thể
phải chọn một chiến lược bình thường không được chọn để duy trì những quan hệ
cần thiết cho sự kết hợp then chốt
2.3.6.6 Định thời gian
Sự thành công những chiến lược của doanh nghiệp bị lệ thuộc nặng nề vào định thời
điểm cho chúng Ví dụ : Một doanh nghiệp có ý định rút vốn từ một đơn vị kinh doanh
hội nhập hàng dọc bằng cách thu nhận một đơn vị kinh doanh khác có thể ấn định thời
điểm một cách cẩn thận mỗi doanh vụ nhu cầu tài chánh Một khía cạnh khác liên quan
tới khái niệm cửa sổ chiến lược Tư tưởng căn bản ở đây là những cơ hội tồn tại trong
một thời điểm xác định bởi vì khách hàng, kỹ thuật, doanh nghiệp cạnh tranh, mạch
phân phối và luật pháp tiến triển và thay đổi theo thời gian Thời kỳ hạn chế khi có sự
thích hợp chiến lược giữa cơ hội và thẩm quyền của doanh nghiệp được coi như là cửa
sổ chiến lược Trong khi cửa sổ chiến lược mở, doanh nghiệp phải đầu tư vào cơ hội
bởi vì những thay đổi tiến triển trong thời kỳ tiếp theo Những doanh nghiệp cạnh
tranh bắt buộc tìm những cơ hội khác
Trang 282.4 Đánh giá chiến lược chọn lựa
Để đánh giá những chiến lược chọn lựa nhà quản trị phải trả lời nhiều câu hỏi
Dưới đây là bảy câu hỏi được liệt kê có thể coi như là những tiêu chuẩn chọn lựa
1 Chiến lược có phù hợp hoàn cảnh với môi trường hay không?
a Chiến lược có thể chấp nhận được đối với những thành phần chính của
doanh nghiệp hay không?
b Chiến lược có cung cấp một lợi thế cạnh tranh hay không?
2 Chiến lược này có kết hợp với những chính sách nội bộ, cung cách quản trị,
triết lý và những thể thức điều hành hay không?
a Chiến lược này có mâu thuẩn với chiến lược khác không?
b Cơ cấu tổ chức hiện nay có phù hợp với chiến lược không?
3 Chiến lược có thỏa đáng về tài nguyên nhân lực vật chất tài chính hay
không? Những hậu quả tài chính cho việc cung cấp vốn cho chiến lược này là
gì?
4 Những rủi ra đi cùng với chiến lược có thể chấp nhận hay không?
a Những lợi ích tiềm năng có biện minh rủi ro hay không?
b Những thất bại là gì?
5 Chiến lược có phù hợp với chu kỳ đời sống sản phẩm và tiềm năng hay không?
a Chiến lược có thích hợp cho hiện tại và tương lai không?
b Chiến lược có phù hợp với chu kỳ đời sống sản phẩm hay không?
6 Chiến lược sẽ thực hiện có hiệu quả hay không?
a Chiến lược có thích hợp với khả năng quản trị và nhân viên hay không?
b Việc định thời điểm có thích đáng hay không?
7 Có những xem xét quan trọng khác không?
a Những yếu tố chính yếu ảnh hưởng đến thành công có được đánh giá đúng,
chính xác hay không?
b Có phải những giả thiết then chốt là hiện thực không?
Như đã nói ở mỗi tiêu chuẩn này có thể dùng để đưa ra vô số những câu hỏi Những
câu hỏi này phải được đặt ra và trả lời, có câu có thể trả lời ngay, những câu khác
Trang 29lại đòi hỏi phải phân tích nghiêm túc hơn
* Tóm lại : có nhiều phương án chiến lược cấp doanh nghiệp mà các doanh nghiệp
có thể lựa chọn Thông thường đó là chiến lược tăng trưởng tập trung, tăng trưởng
bằng con đường hội nhập (liên kết), tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa các chiến
lược suy giảm Ba loại hình chiến lược tăng trưởng tập trung là: xâm nhập thị
trường, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm Chiến lược tăng trưởng bằng
con đường hội nhập bao gồm hội nhập dọc thuận chiều và ngược chiều Ba loại
hình chiến lược đa dạng hóa là đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa ngang và đa
dạng hoá kết hợp Bốn hình thức chiến lược suy giảm là cắt giảm chi phí, thu lại
vốn đầu tư, thu hoạch và giải thể Mỗi chiến lược nêu trên có thể được vận dụng
một cách độc lập hoặc kết hợp với các chiến lược khác Sát nhập, mua lại doanh
nghiệp và liên doanh là các biện pháp thực hiện chiến lược tăng trưởng bằng con
đường hướng ngoại Một loại hình chiến lược đặc biệt là chiến lược dịch chuyển
Tùy theo mục tiêu phát triển của doanh nghiệp mà có hướng chọn lựa chiến lược
nào cho phù hợp
Trang 30CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CỔ PHẦN SẢN XUẤT PHỤ TÙNG ÔTÔ VÀ
THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP JAT
I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT PHỤ TÙNG ÔTÔ VÀ THIẾT BỊ CÔNG
NGHIỆP JAT
1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1 Qúa trình thành lập
- Từ những năm 1998 – 2000, các tập đoàn lắp ráp xe máy của Nhật bản như
Honda, Yamaha, Suzuki và Đài loan như SYM bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào Việt
Nam, một nhóm Kỹ sư đang làm việc tại cac công ty liên doanh sản xuất phụ tùng
xe máy tách ra thành lập xưởng chuyên sản xuất các thiết bị cơ khí, đồ gá gia
công, đồ gá kiểm tra cung cấp cho các công ty vệ tinh của các công ty này
- Năm 2003, xưởng cơ khí mở rộng thêm lĩnh vực sản xuất một số phụ tùng linh
kiện xe máy ( cần số, tay nắm sau, chân chống sau, cần phanh) cho các công ty
lắp ráp xe máy giá rẻ tư nhân ở Việt Nam
- Đến tháng 1 năm 2008, Công ty CP sản xuất Phụ tùng ôtô và Thiết bị công
nghiệp Jat ( Công ty JAT) chính thức được thành lập trên cơ sở xưởng cơ khí nói
trên, nhằm đón đầu xu hướng nội địa hóa của các công ty lắp ráp xe máy của Nhật
bản như Honda, Yamaha Công ty hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất
linh kiện, phụ tùng xe máy, ôtô, gia công các thiết bị công nghiệp và các sản phẩm
cơ khí khác Ngay từ khi thành lập, công ty đã xác định để tồn tại và phát triển,
công ty phải xây dựng được cho mình mô hình quản lý tiên tiến nhất trên cơ sở
tích hợp có chọn lọc mô hình quản lý các công ty liên doanh , công ty 100% vốn
nước ngoài sao cho tinh gọn và hiệu quả hơn, với chiến lược: Chất lượng ổn định
Trang 31cao – Thời gian giao hàng đáp ứng theo giờ - Dẫn đầu thị trường các doanh
nghiệp cùng ngành về chi phí thấp nhất
1.2 Chức năng nhiệm vụ
Công ty có những chức năng sản xuất kinh doanh chính được nêu rõ trong đăng
ký kinh doanh như sau:
Trang 321.3 Sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinh doanh
1.3.1 Sứ mệnh
Sứ mệnh của công ty Cổ phần sản xuất phụ tùng ô tô và
thiết bị công nghiệp Jat là cung cấp sản phẩm và dịch vụ
trong lĩnh vực hàng công nghiệp phụ trợ luôn vượt trên sự
mong đợi của khách hàng bằng cải tiến liên tục hệ thống
quản lý chất lượng chất lượng, thời gian giao hàng và giá
thành sản phẩm; luôn đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan; lấy ước mơ
và hoài bão tuổi trẻ của đội ngũ nhân viên làm sức bật cho sự phát triển
Trang 331.3.2 Tầm nhìn: Xây dựng công ty Cổ phần sản xuất phụ tùng ô tô và thiết bị
công nghiệp Jat thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng công nghiệp phụ
trợ nói chung và phụ tùng ô tô, xe máy và thiết bị công nghiệp nói riêng tại việt
nam và Đông á Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành sản xuất công nghiệp phụ
trợ về chi phí thấp ở Việt nam, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và
thời gian giao hàng
1.3.3 Triết lý kinh doanh:
- Đạt được sự hài lòng của tất cả khách hàng, bằng cách cải tiến liên tục chất
lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và giá thành sản phẩm
- Định hướng các nhà cung cấp thành những người theo mục tiêu phát triển
chung của công ty
- Đội ngũ nhân viên là những khách hàng được phục vụ tốt nhất
- Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu
- Đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên liên quan
1.3.4 Tổ chức bộ máy:
Trang 34
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban :
- Phòng tài chính – Kế toán: Lập kế hoạch tài chính - đầu tư; quản trị chi phí,
giá thành; quản trị tiền mặt; giám sát việc chi tiêu của các phòng ban theo ngân
sách đã được duyệt; huy động và cân đối các nguồn vốn; thiết lập và giám sát
thực hiện các chính sách về tài chính trong nội bộ công ty; thực hiện các chế độ
hạch toán, báo cáo thuế theo quy định của pháp luật
- Phòng quản trị nhân sự: Hoạch định các chiến lược về nhân sự nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển của công ty qua các giai đoạn; đề xuất, thiết lập và thực thi các
chính sách quản trị nhân sự trong phạm vi công ty; lập và tổ chức thực hiện các
kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực hàng năm của công ty
- Phòng hành chính – pháp chế: Quản lý tài sản công ty, quan hệ chặt chẽ với
các cơ quan pháp luật sở tại và các ban ngành đoàn thể địa phương nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho công ty hoạt động và phát triển; tư vấn luật pháp cho Giám
đốc trong các vụ việc có liên quan đến pháp luật
- Phòng quản trị chất lượng: Là một trong những bộ phận then chốt quyết định
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, phòng quản trị chất lượng có nhiệm vụ
Trang 35thiết lập hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của các khách
hàng, giám sát việc thực thi các quy trình, thủ tục đảm bảo chất lượng sản phẩm
trong phạm vi công ty; đảm bảo duy trì tính hiệu lực thường xuyên của chính
sách chất lượng; thiết lập các mục tiêu chất lượng hàng năm và tổ chức thực hiện
- Phòng quản lý kế hoạch sản xuất: Quản lý kế hoạch sản xuất hàng ngày,
hàng tháng, hàng năm cho phù hợp với công suất của nhà máy theo từng giai
đoạn từ ngắn hạn đến dài hạn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với
chi phí sản xuất thấp nhất nhờ việc tối ưu hóa các kế hoạch sản xuất, tồn kho tối
thiểu, luồng lưu chuyển sản phẩm ngắn nhất
- Phòng kỹ thuật sản xuất: Thiết lập quy trình thao tác chuẩn cho từng công
đoạn sản xuất để tối ưu hóa năng xuất máy móc và nhân công; đảm bảo máy móc
thiết bị luôn ở trạng thái tốt nhất, sẵn sàng sản xuất với chi phí nhỏ nhất nhờ các
kế hoạch bảo dưỡng đầy đủ, kịp thời và tồn kho phụ tùng thay thế tối ưu
- Bộ phận sản xuất: Thực thi các kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt; đảm
bảo các chỉ tiêu KPI trong khối sản xuất luôn hoàn thành và hoàn thành vượt
mức
- Phòng Nghiên cứu – Phát triển: Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhằm
đáp ứng những nhu cầu tiềm năng của khách hàng; nghiên cứu phát triển công
nghệ mới nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tỉ lệ hàng không phù hợp, hạ
giá thành sản phẩm; Phối hợp với Phòng Nghiên cứu – Phát triển đơn vị bạn triển
khai sản xuất các sản phẩm phụ tùng xe máy ôtô mới cho các đời xe mới,
- Phòng marketing : Thiết lập các chiến lược marketing cho công ty; góp phần
xây dựng văn hóa công ty “ hướng vào khách hàng”; xây dựng thương hiệu, hình
ảnh nhà cung cấp phụ tùng JAT mạnh mẽ , có uy tín trên thị trường Tư vấn cho
ban tổng giám đốc các chiến lược quan hệ khách hàng hiệu quả nhằm duy trì
quan hệ tốt với khách hàng và tạo lòng tin, lòng trung thành của khách hàng
- Phòng quản trị kinh doanh: Xây dựng các chiến lược và kế hoạch kinh
doanh, và triển khai thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty hàng ngày
Bộ phận quản trị kinh doanh của công ty gồm 3 nhóm:
Trang 36- Bộ phận mua hàng: Đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào của công ty luôn đáp
ứng các tiêu chí: đúng chất lượng, đủ số lượng, đúng thời gian và giá luôn tốt
nhất trên thị trường
- Bộ phận bán hàng: Ký hợp đồng và triển khai các hợp đồng và đơn đặt hàng
cụ thể của khách hàng; duy trì thường xuyên các mối quan hệ tốt với khách hàng;
giải quyết nhanh chóng những khiếu nại của khách hàng
- Bộ phận xuất nhập khẩu: Tiến hành các thủ tục đặt hàng nước ngoài và hợp
đồng bán hàng nước ngoài, các thủ tục xuất nhập khẩu, thanh toán nước ngoài
Bảng 2 1 : Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2011
Nguồn hình thành Giá trị (triệu đồng) Tỉ lệ
Đội ngũ cán bộ nhân viên chủ chốt của công ty là những người trẻ tuổi, nhiệt
huyết, được đào tạo bài bản tại các trường đạị học kỹ thuật và được huấn luyện bởi
các chuyên gia nước ngoài, đoàn kết, tận tâm với công việc
Tổng số lao động của Doanh nghiệp tính đến thời điểm ngày 31/12/2011 là 262
người Cơ cấu lao động phân theo trình độ được thể hiện theo bảng 2.2
Bảng 2 2: Cơ cấu lao động tại Công ty JAT
Trang 37Phân theo hợp đồng lao động 262 100%
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn 18 7%
Từ khi thành lập, Công ty CP sản xuất Phụ tùng ôtô và Thiết bị công nghiệp Jat
không ngừng đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến nhằm đáp ứng tôt nhất nhu cầu
của khách hàng Tính đến 31/12/2011 tổng giá trị máy móc thiết bị đầu tư và đã
khấu hao như bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2 3 : Tổng hợp máy móc thiết bị tại Công ty JAT (triệu đồng)
- Công ty được trang bị máy móc thiết bị nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan
kết hợp với những máy móc thiết bị chuyên dùng do bộ phận Kỹ thuật sản
xuất tự thiết kế, hoặc cải tiến những máy móc cũ mua trong nước nhằm tối
ưu hóa đầu tư, sử dụng thiết bị hiệu quả nhất mà vẫn đáp ứng các tiêu chí về
năng suất, chất lượng
Trang 38- Dây chuyền thiết bị chủ yếu của công ty bao gồm:
+ Dây chuyền dập: gồm các máy dập từ 15 tấn đến 150 tấn
+ Dây chuyền hàn: Gồm thiết bị hàn Robot và các máy hàn MIG, các máy
hàn SPOT
+ Dây chuyền gia công cơ khí: Gồm các máy tiện thủy lực, tiện vạn năng,
tiện CNC, tiện chuyên dùng, phay, khoan, chuốt, taro, doa…
+ Dây chuyền dập nóng: gồm thiết bị gia nhiệt, hệ thống khuôn dập nóng có
bộ phận làm mát cục bộ
2.4 Các quan hệ kinh tế
Công ty CP sản xuất Phụ tùng ôtô và Thiết bị công nghiệp Jat có mối quan hệ
chặt chẽ với các khách hàng là các công ty lắp ráp xe máy có vốn đầu tư nước
ngoài, có quan hệ tốt với các nhà cung cấp trong và ngoài nước đảm bảo ổn định
nguồn cung cấp vật liệu là các loại thép kỹ thuật chuyên dùng sản xuất phụ tùng
ô tô xe máy theo tiêu chuẩn quốc tế Nhật Bản (JIS)
3 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
I.1. Tình hình đầu tư
Ngoài nhà máy sản xuất hiện tại có diện tích 2000m2, Công ty Cổ phần sản xuất
phụ tùng ôtô và thiết bị công nghiệp JAT đã đầu tư lô đất 14,980m2 năm
2011-2012 tại Khu công nghiệp quế võ II, công ty tiến hành lập dự án xây dựng nhà
máy 4500m2 để chuyển máy móc thiết bị từ nhà máy hiện tại, tại Khu công
nghiệp quế võ I về nhà máy mới trước 1/10/2013
Mục tiêu của dư án và tổng quan dự án:
Xây dựng nhà máy sản xuất Phụ tùng xe máy ô tô công nghệ hiện đại với
công suất 3,000,000 bộ linh kiện xe máy/năm
- Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng: xây dựng mới nhà xưởng sản xuất và
các công trình phụ trợ, mua sắm thêm máy móc, trang thiết bị tiên tiến của
thế giới để sản xuất 3,000,000 bộ linh kiện xe máy/năm
Trang 39- Diện tích sử dụng đất: 14,980 m2, nhà xưởng chính rộng 4500m2, tòa nhà
văn phòng rộng 380m2, 2 tầng, hệ thống tường rào, đường nội bộ, cổng, nhà
xe, nhà bảo vệ, cây xanh Hệ thống phụ trợ gồm: Hệ thống nhà để máy nến
khí, khu vực xử lý nước thải
- Phương án xây dựng :
+ Nhà xưởng sản xuất chính: móng bê-tông cốt thép, nền bê-tông Khung
nhà thép tiền chế, liên kết bu-lông, hàn Bao che xung quanh bằng tường
gạch hoặc tường gạch cao 3 mét phía trên thưng tôn Mái nhà lợp tôn mạ
màu có lớp cách nhiệt kèm các tấm nhựa lấy ánh sáng;
+ Các công trình xây dựng khác: móng cột, khung dầm sàn các cốt bằng
bê-tông cốt thép đổ toàn khối Bao che quanh nhà và tường ngăn bằng gạch
Mái lợp tôn mạ màu có lớp cách âm, nhiệt Nền nhà lát gạch Ceramic
400x400;
- Đường giao thông nội bộ và sân bãi bằng bê-tông Hệ thống mương thải
nước mưa bằng ống bê-tông đúc sẵn và xây gạch
- Thiết bị công nghệ:
+ Gồm 120 máy móc thiết bị từ nhà xưởng hiện tại chuyển sang;
+ Đầu tư mới: Máy hàn robot (03 chiếc), máy tiện CNC (05 chiếc)
Tổng mức đầu tư của dự án: 29.606.969.000 đồng Trong đó:
Trang 40- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện Dự án thông
qua Ban quản lý dự án Giám đốc Công ty là Giám đốc dự án trình Hội đồng
quản trị phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án
I.2. Tình hình sản xuất kinh doanh
Là công ty sinh sau đẻ muộn, lãnh đạo công ty hiểu rằng để tồn tại và phát
triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa hàng ngàn doanh nghiệp sản
xuất cơ khí có mô hình tương tự để có chỗ trong danh sách nhà cung cấp rất
hạn chế của các công ty lắp ráp ô tô xe máy tại Việt nam, ngay từ đầu ban
lãnh đạo công ty đã chọn cho mình mô hình quản lý tiên tiến trên cơ sở tích
hợp có chọn lọc những mô hình quản lý tiên tiến của các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài, xây dựng cho mình bộ máy quản lý tinh gọn nhưng hiệu quả,
tất cả các công việc đều được tiêu chuẩn hóa, cách thức giải quyết mọi công
việc đều được viết thành quy trình chuẩn hóa để đào tạo cho mọi nhân viên
liên quan để xử lý công việc theo cùng một cách thức Do vậy, chi phí sản
xuất của công ty luôn ở mức thấp nhất so với các đối thủ cạnh tranh, chất
lượng sản phẩm luôn rất ổn định theo yêu cầu của các khách hàng và luôn
giao hàng cho khách hàng đúng thời gian quy định
Tuy nhiên trong năm 2012, khi thị trường xe máy ô tô tiêu thụ chậm lại số
lượng đơn hàng của khách hàng giảm xuống đáng kể, công ty cung gặp rất
nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh Bảng kết quả sản xuất kinh doanh
sau phản ánh tính hình thực tế sản xuất của công ty như sau: