1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dương thúy huệ MSKNPT nhận thức cho trẻ MG bé

15 187 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 125 KB

Nội dung

sáng kiên skinh nghiệm phát triển nhận thức cho trẻ 3 tuổi qua việc làm quen với toán.sáng kiên skinh nghiệm phát triển nhận thức cho trẻ 3 tuổi qua việc làm quen với toán.sáng kiên skinh nghiệm phát triển nhận thức cho trẻ 3 tuổi qua việc làm quen với toán.sáng kiên skinh nghiệm phát triển nhận thức cho trẻ 3 tuổi qua việc làm quen với toán.sáng kiên skinh nghiệm phát triển nhận thức cho trẻ 3 tuổi qua việc làm quen với toán.sáng kiên skinh nghiệm phát triển nhận thức cho trẻ 3 tuổi qua việc làm quen với toán.sáng kiên skinh nghiệm phát triển nhận thức cho trẻ 3 tuổi qua việc làm quen với toán.sáng kiên skinh nghiệm phát triển nhận thức cho trẻ 3 tuổi qua việc làm quen với toán.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang PHẦN MỞ ĐẦU

I Bối cảnh đề tài ……… 2

II Lý do chọn đề tài ……….…… 3

III Phạm vi nghiên cứu ……….…… 3

IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ……….… 4

PHẦN NỘI DUNG I Cơ sở lý luận ……… 5

II Thực trạng vấn đề 5

1 Thuận lợi ……… 5

2 Khó khằn ……… 6

II.Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề ……….….6

1 Chuẩn bị về giáo án: ……… … 7

2 Chuẩn bị đồ dùng 7

3 Thu hút trẻ tích cực hoạt động qua hình thức tổ chức và giới thiệu bài 7

4 Dùng trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ 11

IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ……… 13

PHẦN KẾT LUẬN I Những bài học kinh nghiệm ……… 14

II Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm ………14

III Khả năng ứng dụng triển khai 14

IV Kiến nghị, đề xuất ………14

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………15

Trang 2

MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ

ﮪﮪﮪﮪﮪ

PHẦN MỞ ĐẦU I.Bối cảnh của đề tài:

- Trẻ con như một tập giấy trắng mà những nét vẽ đầu tiên lên đó là do những người lớn xung quanh trẻ viết lên Một số người cho rằng trẻ nhận biết sớm sẽ thông minh sớm nên đã vội vã dạy cho trẻ nhiều kiến thức, khi chúng ta dạy trẻ vẫn có thể tiếp thu nhưng tất cả chỉ nằm ở bề ngoài, trẻ nhớ nhiều nhưng không hiểu nhiều, trẻ nói được nhiều nhưng không biết mình nói gì

- Ở mỗi trẻ khả năng tiếp thu đều khác nhau, có trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát tiếp thu nhanh; Có trẻ chậm chạp tiếp thu chậm; Có khi nhanh tiếp thu cũng nhanh quên còn tiếp thu chậm thì nhớ chắc vì thế cũng không thể cho rằng trẻ nhanh nhẹn thì tốt hơn trẻ chậm chạp

- Trong chương trình giáo dục mầm non mới mục tiêu của lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ coi trọng việc hình thành thái độ tích cực đối với các hoạt động nhận thức, phát triển hứng thú và khả năng tư duy của trẻ Quan tâm hình thành và phát triển khả năng biểu đạt suy nghĩ của trẻ (bằng hình ảnh, bằng hành động, bằng lời nói,…) và làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán

* Mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ 3 – 4 tuổi:

+ Thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi : Ai đây? Cái gì đây? …

+ Nói được một vài đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng quen thuộc

+ Nhận biết được sự thay đổi rõ nét của sự vật, hiện tượng

Trang 3

+ Nhận biết được tay phải, tay trái của bản thân.

+ Đếm được trong phạm vi 5

+ Nhận biết được sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng

+ Gọi đúng tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác

+ Nhận biết một số nghề phổ biến, gần gũi

+ Biết họ và tên của bản thân, tên của người thân trong gia đình, tên trường, lớp mầm non

II.Lý do chọn đề tài:

- Phát triển nhận thức cho trẻ trong trường Mầm non là giúp trẻ tìm hiểu khám phá cái hay, cái đẹp trong tự nhiên và xã hội Cung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tản phát triển sau này cho trẻ

- Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các đồ dùng đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây, con vật, các hiện tượng tự nhiên xã hôi,làm quen với toán Trẻ cần các

cơ hội nhìn, nghe, tiếp xúc, nếm, ngửi … các sự vật

- Trong chương trình giáo dục Mầm non mới phát triển nhận thức của trẻ được thể hiện rỏ ở qua 3 lĩnh vực: khám phá khoa học, khám phá xã hội

và làm quen với toán

- Khi dạy trẻ ở lĩnh vực phát triển nhận thức tôi phát hiện trẻ ở lớp mình còn nhỏ chưa tập trung chú ý nhiều khi quan sát, so sánh; chưa mạnh dạn thử nghiệm, thảo luận Sự phát triển nhận thức của mỗi trẻ cũng không đồng đều nhau Do vậy tôi đã suy nghĩ, tìm ra được một số biện phát giúp trẻ

3 – 4 tuổi phát triển nhận thức một cách thuận lợi hơn

III.Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung nghiên cứu: hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ ở từng chủ đề

- Lớp Mầm 1 trường Mầm Non Sao Mai

Trang 4

IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ còn nhiều bất cập Vì lý do đó tôi đã mạnh dạn đưa những suy nghĩ của mình vào các giờ hoạt động để tìm ra các biện phát giúp trẻ hoạt động tích cực hơn, tham gia hoạt động hứng thú hơn Không nhồi nhét quá nhiều kiến thức cho trẻ mà vẫn có thể khơi dậy sự tò mò và trẻ thích thú học hỏi, thích thú tham gia hoạt động cùng cô

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận:

- Quá trình lớn lên của đứa trẻ là quá trình nhận thức về thế giới xung quanh Tùy thuộc vào từng người mà mỗi em có cách nhận thức riêng Tùy vào tư tưởng và tình cảm của trẻ mà trẻ suy nghĩ về những kinh nghiệm mà mình được tìm tòi, khám phá

- Chúng ta biết rằng trẻ em luôn tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá những sự vật, hiện tượng xung quanh Vì vậy việc giúp trẻ phát triển nhận thức là điều hết sức cần thiết

- Hiện nay giáo dục mầm non đang phát triển theo hướng tích cực và sáng tạo dựa trên quan điểm sư phạm tích cực Việc phát triển nhận thức của trẻ không còn phụ thuộc vào những kiến thức mà giáo viên truyền đạt cho trẻ, thay vào đó trẻ được tự mình trãi nghiệm, khám phá những điều mới lạ

- Khám phá khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất Khoa học đối với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên

- Làm quen với toán: tạo nhiều cơ hội cho trẻ trãi nghiệm với nhiều hình thức khác nhau, duy trì hứng thú và sự say mê của trẻ

- Khám phá xã hội: trẻ nhận biết được các bộ phận cơ thể - giới tính của mình, những người thân trong gia đình, khám phá một số nghề nghiệp trong xã hội, những cảnh đẹp của quê hương, ý nghĩa các ngày lễ, hội

- Ở tuổi mẫu giáo trẻ vừa học vừa chơi sẽ tiếp thu nhanh hơn, dễ dàng hơn vì vậy tổ chức các hoạt động cho trẻ phải nhẹ nhàng, lòng ghép các trò chơi đơn giản giúp trẻ củng cố, ghi nhớ lâu hơn

II.Thực trạng của vấn đề:

1/Thuận lợi:

Trang 6

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, được đồng nghiệp, tổ chuyên môn góp ý, hướng dẫn

- Được tham dự các lớp bồi dưỡng, chuyên đề, thao giảng do phòng, cụm liên trường và đơn vị tổ chức

- Bản thân tôi được tạo nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ

về mọi mặt, được tham khảo tài liệu có liên quan đến đề tài từ sổ sách chuyên môn, cũng như được trao đổi thảo luận các ý kiến với các bạn đồng nghiệp, ban giám hiệu

- Đa số phụ huynh học sinh đều quan tâm, nhiệt tình, ủng hộ, có ý thức trách nhiệm và phối kết hợp với nhà trường trong công tác nuôi, dạy trẻ

2/ Khó khăn:

- Cơ sở vật chất của lớp xuống cấp, trời mưa bị dột nhiều chỗ, phòng học thiếu ánh sáng, đồ dùng đồ chơi sáng tạo còn ít nên môi trường để trẻ hoạt động và khám phá chưa phong phú

- Khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều, lớp đông, trẻ còn nhỏ nên trẻ không tập trung vào hoạt động, khóc trong giờ học làm ảnh hưởng đến những trẻ khác

- Lớp bán trú nên việc chăm sóc trẻ chiếm hầu hết thời gian, việc đầu

tư bài dạy và làm đồ dùng đồ chơi bị hạn chế

- Trẻ còn nhỏ, ý thức giử gìn đồ dùng đồ chơi chưa cao nên đa số những đồ dùng bằng nguyên vật liệu cho trẻ khám phá đều phải làm mới lại

- Đa số trẻ chưa xác định được hình dạng, hình, kích thước, màu sắc, của các đối tượng

III.Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:

1 Chuẩn bị về giáo án:

- Để thực hiện hoạt động đạt kết quả tốt, trẻ tiếp thu được kiến thức tôi

đã suy nghĩ và trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp để tìm ra cách tổ chức

Trang 7

hoạt động trong từng chủ đề sao cho phù hợp với trẻ và trẻ có thể thực hiện được

- Tham khảo ý kiến của ban giám hiệu về việc lồng ghép tạo hình vào các hoạt động, lồng ghép nhẹ nhàng các môn học khác, lồng ghép bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, tôi tham khảo các sách làm đồ chơi trẻ

em, sưu tầm các nguyên vật liệu tự nhiên, những gì có thể cho trẻ hoạt động nhưng phải đảm bảo an toàn

- Sau khi nghiên cứu bài soạn và lên kế hoạch cụ thể, đúng chủ đề tôi

đã có thể tự tin khi lên tiết, không còn lúng túng như trước đây

2 Chuẩn bị đồ dùng:

- Sau khi đã xác định được nội dung bài dạy của chủ đề, tôi bắt tay vào việc chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động đó

- Để trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực tôi đã tìm ra những đồ dùng trực quan sao cho sinh động, đẹp mắt, gần gũi với trẻ => trẻ nhận thức

dễ dàng hơn

- Thay gì sử dụng những vật mẫu có sẵn, thì tôi cho trẻ cùng làm thành sản phẩm với cô Và gợi ý cho trẻ sáng tạo

3 Thu hút trẻ tích cực hoạt động qua hình thức tổ chức và giới thiệu bài:

a Giới thiệu vào bài:

- Để thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động cần tìm những tình huống giới thiệu bài ngắn gọn nhưng lại hấp dân, mới lạ gây bất ngờ cho trẻ rồi hướng vào nội dung trọng tâm của bài dạy

- Có thể giới thiệu tên hoạt động qua câu đố, bài hát, trò chơi, đọc đồng dao, tranh ảnh,

b Hình thức tổ chức hoạt động:

* Tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ:

- Khi cho trẻ khám phá khoa học nên để trẻ trực tiếp quan sát, so sánh, phân loại Tạo cơ hội để trẻ được thực hành các kỹ năng của mình

Trang 8

+ Ở chủ đề bản thân, đề tài “Đôi tay của bé”

Cho trẻ chơi trò chơi “chiếc túi kỳ diệu” phát triển giác quan đôi tay trẻ thông việc trẻ sờ, nắn, đoán, nói đặt điểm, gọi tên vật trong túi trước khi lấy vật ra

+ Ở chủ đề “Giao thông”

Cho trẻ làm xe ô tô, xe tải bằng các hộp thuốc, gắn bánh xe bằng nắp

hủ kẹo (đề tài “nhận biết xe ô tô xe tải”) Sau đó cho trẻ so sánh 2 loại xe, đêm số bánh xe

Dùng đất nặn để khảm vào vĩ thuốc làm đèn tín hiệu giao thông (Bé khám phá đèn giao thông)

* Làm quen với toán:

- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trãi nghiệm với nhiều hình thức khác nhau

- Lồng ghép các trò chơi sáng tạo, duy trì hứng thú và sự say mê của trẻ phát triển thái độ tích cực của trẻ đối với việc học toán

Vd: nhận biết chữ số 3, chủ đề phương tiện giao thông

+ Tôi làm những chiếc xe có chữ số từ 1 đến 3 (số 3 nhiều hơn) cho trẻ bật qua các vòng đi lấy những chiếc xe có dám chữ số 3, trẻ rất hứng thú

mà còn phát triển thể chất cho trẻ qua trò chơi vận động

- Lập kế hoạch hằng ngày tạo nhiều cơ hội trải nghiệm về toán cho trẻ: treo các hình học lên môi trường trên không, tích hợp và đính kèm chữ số dưới các bức tranh để trẻ có thể quan sát ở mọi lúc mọi nơi hoặc dùng những nguyên vật liệu tự nhiên làm đồ dùng rồi bấm lại theo số lượng

Vd: Chủ đề thế giới động vật: tôi lấy muỗng,bọc dán lại làm con chuồn chuồn dán lại và đặt chữ số tương ứng ở phía dưới

- Ngoài ra còn trang trí về các hình ảnh theo từng chủ đề cả trên tường

Vd: làm ngôi nhà bằng những hình học cơ bản đã học

Trang 9

- Sách tranh cho chơi ở các góc sẽ lồng ghép thành những bức tranh tạo hình bằng các hình hình học

Vd:

Xe tải

Xe lửa

Trang 10

- Phát triển tư duy và kích thích suy nghĩ của trẻ thông qua các câu hỏi

mở, khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết: Làm gì? Làm như thế nào?

Vd: Đề tài “có bao nhiêu” (chủ đề thực vật, dạy số lượng 3)

+ Đây là quả gì?

+ Màu gì?

+ Có hình gì?

+ Xếp 3 quả táo không thành hàng, cô và trẻ cùng đếm

+ Xếp 3 quả táo thành hàng cho trẻ đếm

+ Cho trẻ để táo vào rổ

+ Có 3 quả táo thì cần bao nhiêu cái rổ?

+ Trẻ xếp tương ứng mỗi quả táo là 1 cái rổ Thêm, bớt, so sánh số lượng táo và rổ

- Để cho trẻ nhận biết và gọi tên các hình hình học (hình vuông, tròn, tam giác, hình chữ nhật): cho trẻ chọn hình theo mẫu của cô, nói tên – màu sắc cuả hình đã chọn, chọn hình theo yêu cầu của cô

- Cho trẻ làm quen tên gọi của hình thông qua các hoạt động chơi và nghe người lớn sử dụng ngôn ngữ một cách hợp lý

VD: chơi tìm đúng nhà theo yêu cầu Giáo viên nói “nhà hình tròn” thì trẻ biết tìm đúng nhà (hình tròn) để đứng

- Ngoài ra nên thường xuyên sử dụng các từ ngữ về hình dạng trong sinh hoạt hằng ngày để giúp trẻ luôn được tiếp xúc với ngôn ngữ hình dạng qua đó trẻ có thể nhận biết tên các hình một cách tốt hơn

VD: Quả bóng hình tròn, quyển sách hình chữ nhật, cửa sổ hình vuông,

- Để giúp trẻ định hướng trong không gian, thời gian tôi cho trẻ sử dụng cơ thể của mình để nắm được những từ ngữ về vị trí trong không gian

VD: Xác định phía trên – phía dưới: cho trẻ ngẩn đầu nhìn vật ở phía trên hoặc cuối đầu xuống để nhìn thấy vật phía dưới Xác định phía trước

Trang 11

phía sau qua việc cho trẻ xếp hàng: trẻ nhìn thấy bạn trước mặt, không thấy được bạn phía sau

- Phân biệt tay phải – tay trái qua thói quen sử dụng đồ vật của trẻ bằng tay phải, tay trái trong các công việc hằng ngày

VD: cầm viết, cầm muỗng bằng tay phải Cầm chén bằng tay trái

- Đối với lĩnh vực khám phá xã hội, trẻ thường được tìm hiểu, khám phá qua tranh ảnh, tôi treo tranh đặt câu hỏi cho trẻ trả lời,tôi thấy trẻ không hứng thú

và chỉ có một số trẻ tham gia còn lại trẻ không tập trung chú ý

- Qua đó tôi suy nghĩ làm sao để tất cả trẻ cùng tìm hiểu, khám phá và tôi cho trẻ chia nhóm thảo luận tranh hay vật thật rồi tôi cho trẻ cử đại diện lên trình bày những gì mà trong nhóm vừa thảo luận, tôi thấy trẻ hứng thú hẳn lên và trẻ trình bày những gì mà trẻ hiểu không dựa vào những câu hỏi gợi

mở của cô nữa

Ví dụ: đề tài “bé khám phá phương tiện giao thông đường bộ”

-Cho trẻ qua sát tìm hiểu một xe ôtô

-Trẻ hát “em tập lái ôtô”

-Mỗi tổ vừa hát vừa chuyển thành vòng tròn.Cô phát tranh xe ôtô nhiều loại cho từng nhóm, yêu cầu trẻ thảo luận xem đó là xe gì? Đặc điểm của chúng?

4 Dùng trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ:

* Trò chơi cân bằng:

- Tập thể dục và tham gia những trò chơi cân bằng rất có lợi cho sự phát triển tâm lý của trẻ: leo cầu thang, bước qua các rào cản thấp, chui qua các ngõ ngách, có tác dụng giúp trẻ nhận thức được sự cân bằng của cơ thể

và biết cách xử lý tình huống, tăng cường hoạt động của cơ bắp

=> Khi tham gia những trò chơi này trẻ có cơ hội để tự tư duy, tự khám phá và tự xử lý các tình huống

* Âm nhạc:

Trang 12

- Nghe nhạc có tác dụng giúp trẻ phát triển về nhận thức giai điệu Khi

nghe nhạc trẻ có thể nhận ra được tốc độ của nhịp điệu, các âm cao thấp

Kích thích tư duy để trẻ nhanh biết nói

* Trò chơi cảm ứng:

- Những trò chơi cảm ứng rất quan trọng vì nó giúp trẻ cảm nhận được

thế giới bên ngoài Thông qua đó trẻ nhận biết được màu sắc, tính chất của

sự vật (sờ để biết mềm – cứng, mịn – thô, )

* Câu đố:

- Cho trẻ tập giải những câu đố về tên gọi, các sự vật hiện tượng để

kích thích tư duy của trẻ Có thể đọc cho trẻ nghe các câu đố và lời giải, sau

đó kiểm trả lại để luyện cho trẻ có trí nhớ tốt

IV Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm:

- Qua việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ tích cực hơn

trong việc tham gia các hoạt động phát triển nhận thức

- Trẻ tiếp thu dễ dàng hơn, nhớ lâu hơn

- Phát triển khả năng quan sát, phát triển tư duy, kích thích tính khám

phá,tò mò của trẻ

- Khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển rỏ rệt, trẻ

- Trẻ hứng thú với các đồ dùng dạy học và mô hình được làm bằng

nguyên vật liệu tự nhiên

- Qua quá trình thực hiện những nội dung tổ chức lĩnh vực nhận thức

nêu trên từ đầu năm học 2010 - 2011 đến nay,đạt kết quả như sau:

Thời gian Tổng số trẻ tham gia

hoạt động

Số trẻ thể hiện tốt khả nhận thức của trẻ Tỉ lệ

Trang 13

PHẦN KẾT LUẬN I.Những bài học kinh nghiệm:

Từ những việc làm được và những tồn tại qua thực tế giảng dạy tôi đã thu được cho mình những bài học kinh nghiệm sau:

- Giáo viên phải thật sự tâm huyêt với nghề, phải kiên trì và luôn luôn học hỏi, sáng tạo trong giảng dạy Luôn cố gắng học hỏi,tìm tòi,sáng tạo để

tự nâng cao chuyên môn cho bản thân

- Gia đình và nhà trường kết hợp chặc chẽ với nhau trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ

- Trong các phiên họp chuyên môn cần mạnh dạng đưa ra những suy nghĩ, ý tưởng của mình để tổ chuyên môn và các đồng nghiệp cùng thảo luận, tìm ra cách làm hay nhất

- Được sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm, hướng dẫn nhiều phương pháp mới, hình thức tổ chức hoạt động phong phú

- Được sự góp ý chân thành của chị em đồng nghiệp, tạo điều kiện cho bản thân tôi có dịp phát huy khả năng, óc sáng tạo của mình

- Tích cực dự giờ thăm lớp bạn để học hỏi rút kinh nghiệm

- Giáo viên phải chú ý nhiều hơn đến trẻ, không chỉ ở lĩnh vực phát triển nhận thức mà còn ở mọi lúc mọi nơi, phải động viên khuyến khích trẻ sáng tạo và có biện pháp khen thưởng kịp thời

- Giáo viên phải chú ý trong việc mở rộng và chính xác hóa kiến thức

cũ và tạo cơ hội cung cấp cho trẻ những kiến thức mới để làm giàu vốn từ và rèn kỹ năng ghi nhớ cho trẻ

Ngày đăng: 28/11/2018, 18:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w