Cho đến TLMTTQ năm 2010 và 2015 thì nghệ thuật đồ hoạ nói chung và tranh in nói riêng thực sự đã có sự thăng tiến lên một bậc, các tác phẩm đã cho thấy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng, t
Trang 1MỤC LỤC
Trang phụ bìa Bảng chữ cái viết tắt
Mục lục: ……… …
Mở đầu:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”
1.1.1 Khái niệm “tranh in”
1.1.2 Xác định khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”
1.2 Khái quát các thể loại tranh in Việt Nam
1.3 Khái quát triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015
Tiểu kết ………… ……… ………
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN TRONG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC NĂM 2010 VÀ 2015 2.1 Đặc điểm về nội dung của các tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015
2.2 Đặc điểm về chấm và đường nét của tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015
2.3 Đặc điểm về hình mảng của tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015
2.4 Đặc điểm về không gian của tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015
2.5 Đặc điểm về chất cảm của tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ toàn quốc năm 2010 và 2015
Tiểu kết ………… ………
01
03
13
13
13
15
18
26
32
34
43
51
57
64
70
Trang 2Chương 3: BÀN LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN
TRONG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC 2010 VÀ 2015
3.1 Sự chuyển biến của nghệ thuật tạo hình tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015
3.2 Những thành công và hạn chế của nghệ thuật tạo hình tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015…………
Tiểu kết ………… ………
KẾT LUẬN………
TÀI LIỆU THAM KHẢO………
PHỤ LỤC……….….…
72
72
77
83
85
87
91
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (TLMTTQ) là triển lãm quốc gia, có quy
mô lớn nhất tập hợp toàn bộ những sáng tác mỹ thuật được xem là tiêu biểu của các tác giả trên mọi miền của đất nước trong khoảng thời gian năm năm
Sự tìm tòi sáng tạo của các nghệ sĩ cho nghệ thuật tạo hình được phản ánh một cách tương đối toàn diện thông qua các tác phẩm chọn lọc trưng bày trong triển lãm Qua đó có thể thấy được diện mạo chung của mỹ thuật Việt Nam đổi thay qua từng giai đoạn
Từ trước tới nay nghệ thuật đồ hoạ tạo hình có số lượng các tác giả và tác phẩm tham gia triển lãm ít hơn nhiều so với nghệ thuật hội hoạ và điêu khắc Tuy nhiên, ở giai đoạn gần đây đã có sự thay đổi, ngày càng có nhiều họa sĩ sáng tác tranh đồ họa hơn Tính từ năm 1996 đến nay qua các kỳ triển lãm toàn quốc ta thấy rõ chuyển biến về nghệ thuật đồ họa Trong TLMTTQ năm 2000 có tất cả 835 tác phẩm được trưng bày trong đó có 65 tác phẩm đồ họa; TLMTTQ năm 2005 trưng bày 225 tác phẩm trong đó có 52 tác phẩm
đồ họa; TLMTTQ năm 2010 có 78 tác phẩm đồ họa trong tổng số 836 tác phẩm được trưng bày, đến Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (TLMTVN) năm
2015 trưng bày 409 tác phẩm thì có tới 61 tác phẩm đồ họa Điều này cho thấy nghệ thuật đồ họa đã khẳng định sự phát triển liên tục, và ngày càng thể hiện rõ con đường riêng của một thể loại tạo hình, có sự thay đổi rõ rệt cả về lượng và chất Cho đến TLMTTQ năm 2010 và 2015 thì nghệ thuật đồ hoạ nói chung và tranh in nói riêng thực sự đã có sự thăng tiến lên một bậc, các tác phẩm đã cho thấy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng, thể hiện được sự tiến
bộ rõ rệt trong nội dung và hình thức thể hiện, nhiều tác giả cho thấy tính chuyên nghiệp thực sự trong lao động nghệ thuật
Trang 4Trong TLMTTQ năm 2010 có 61/78 tác phẩm tranh in, trong TLMTVN năm 2015 là 49/61 tác phẩm Điều này cho thấy tranh in chiếm số lượng lớn trong tranh đồ họa, thể hiện nhiều kĩ thuật, đặc điểm đặc trưng của nghệ thuật đồ họa Các tác phẩm có nội dung phong phú, phản ánh các khía cạnh của đời sống xã hội, từ những nội dung quen thuộc, bình dị trong cuộc sống cho đến hơi thở đương đại đã được khai thác với những cách tiếp cận mới Kĩ thuật trong sáng tác cũng là yếu tố tạo nên sự đa dạng cho các tác phẩm, từ cách tạo chất trên mặt đá, sử lí hóa chất bề mặt kẽm cho đến kĩ thuật khắc gỗ, tạo sắc độ trên in kĩ thuật số… Sự đa dạng trong chất liệu cũng là một trong các yếu tố tạo nên bản nhạc hòa tấu của tranh in, ngoài các chất liệu truyền thống như đá, gỗ, kẽm, đồng…, các họa sĩ đã mạnh dạn tìm tòi thử nghiệm trên những chất liệu in mới như: Cao su, inox, hay ứng dụng phương pháp, công nghệ hiện đại vào như: In Offset, in tổng hợp, in phá bản có ứng dụng kĩ thuật số…
Cách làm việc một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp trong tìm tòi sáng tạo của các họa sĩ đồ họa đã tạo ra chất lượng các tác phẩm tranh in tương đối đồng đều, chỉ một số ít tác phẩm vẫn còn đi theo lối mòn, ít có sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật Nhiều tác phẩm tranh in đã đạt giải thưởng trong các cuộc triển lãm, tiêu biểu là tác phẩm đạt giải Huy chương vàng “A Di Đà Phật” của Nguyễn Khắc Hân tại triển lãm năm 2015 Điều đó phần nào minh chứng cho sự thay đổi theo hướng đi lên của nghệ thuật tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 Tuy vậy, những thành công có được như trên vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng của nghệ thuật đồ họa nói chung và tranh
in nói riêng, số lượng họa sĩ đi theo nghệ thuật đồ họa chưa nhiều, vẫn còn có tác phẩm chưa thể hiện được rõ các yếu tố nghệ thuật tạo hình của tranh in, ít
có sự sáng tạo trong kĩ thuật cũng như cách nhìn còn chưa thay đổi với sự phát triển của xã hội
Trang 5Đã có những bài viết nghiên cứu riêng về tác phẩm của thể loại này trong các TLMTTQ, tuy nhiên so với các nghiên cứu về thể loại tạo hình khác thì bài viết về nghệ thuật tạo hình tranh in có phần khiêm tốn Các tác giả khi viết về tranh in thường chỉ đi vào một khía cạnh, một nội dung hoặc lựa chọn một vài tác phẩm để phân tích đánh giá Vì thế, việc nghiên cứu một cách toàn diện về nghệ thuật tạo hình tranh in TLMTTQ năm 2010 và 2015 là rất cần thiết, qua đó có thể nắm bắt được một cách tổng quan về sự phát triển của nghệ thuật tạo hình tranh in trong giai đoạn 10 năm Cho thấy xu hướng, cách nhìn của nghệ thuật tạo hình tranh in đã định hình và phát triển trong từng giai đoạn, đặc biệt là các yếu tố tạo hình như kĩ thuật, phương pháp thể hiện của tranh in góp phần làm phong phú, đa dạng ngôn ngữ biểu hiện cho tác phẩm nghệ thuật, những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật mới của tranh in đã và đang đóng góp vào sự phát triển mỹ thuật chung của nước nhà
Đó là lý do tôi chọn nội dung nghiên cứu về nghệ thuật tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 Đề tài của luận văn sẽ tổng hợp, thống kê số lượng tranh in, các chất liệu và phân loại theo nội dung của của tác phẩm trong từng triển lãm Thông qua một số tác phẩm tranh in chọn lọc in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 để tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình (nội dung và hình thức thể hiện) Tổng hợp giải thưởng của triển lãm, có sự so sánh, phân tích về các yếu tố nghệ thuật tạo hình để thấy được những chuyển biến của tranh in trong TLMTTQ năm 2010 – 2015 với tranh in trong TLMTTQ năm 2000 – 2055 Qua đó, có một cách nhìn khách quan để khẳng định những giá trị nghệ thuật tạo hình đã đạt được của loại hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015, đồng thời có nhận định cơ bản về ưu điểm cũng như các hạn chế của tranh in trong một giai đoạn phát triển Kết quả nghiên cứu sẽ là sự khẳng định sự một bước tiến đáng kể của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015
Trang 62 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về nghệ thuật đồ hoạ hoặc liên quan tới nghệ thuật tranh in cùng các nhà phê bình nghệ thuật, hoạ sĩ… Những nghiên cứu này là những phần viết trong các cuốn sách, giáo trình, luận văn, bài viết
có giá trị về lí luận và thực tế:
Nhóm từ điển mỹ thuật: Là các công trình tập hợp các khái niệm liên
quan đến mỹ thuật, nghệ thuật tạo hình:
Cuốn “Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông” của tác giả Đặng Bích
Ngân (2012), Nxb Mỹ thuật [11]
Cuốn “Từ điển Mỹ thuật” của tác giả Lê Thanh Lộc (2012), Nxb Văn
hóa Thông tin [9]
Hai cuốn sách trên đã đưa ra các khái niệm về mỹ thuật, nghệ thuật tạo hình, đồ họa nói chung và đồ họa tranh in, khái niệm về các yếu tố trong nghệ thuật tạo hình như: Đường nét, hình mảng, nhịp điệu, không gian, chất cảm
Nó là cơ sở ban đầu, quan trọng cho các nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình đồ họa nói chung và tranh in nói riêng
Cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hằng (2012),
Nxb Văn hóa Thông tin [6] Trong đó có các khái niệm liên quan đến nghệ thuật tạo hình, giải nghĩa các từ Tiếng Việt có liên quan tới ngôn ngữ tạo hình
và đến các nội dung nghiên cứu của đề tài
Nhóm sách, giáo trình: Là các công trình tập hợp các kiến thức cơ bản
của nghệ thuật đồ hoạ, thường được sử dụng trong giảng dạy và học tập trong các trường mỹ thuật, hoặc để cho các hoạ sĩ, nhà sưu tập, người yêu thích mỹ thuật tìm hiểu, học hỏi Một số sách tiêu biểu phải kể đến như:
Cuốn “Giáo trình đồ hoạ” của trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
(trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện nay) (1991), Nxb Mỹ thuật [26], là tài liệu chính thức cho sinh viên (khoa đồ hoạ) trường Đại học Mỹ thuật Việt
Trang 7Nam Sách giới thiệu sơ lược về sự hình thành và phát triển của nghệ thuật đồ hoạ thế giới, khái quát về lịch sử phát triển, một số đặc điểm về nghệ thuật tranh khắc gỗ Việt Nam Phần nhiều trong sách nói về kĩ thuật và phương pháp tạo hình của các thể loại tranh đồ hoạ, ngoài ra là các phần bài tập hướng dẫn phương pháp thực hành Đây là cuốn sách rất cơ bản về nghệ thuật
đồ hoạ, rất cần thiết cho những người muốn đi vào con đường nghệ thuật đồ hoạ tạo hình
Cuốn sách“Nghệ thuật đồ hoạ” của PGS Nguyễn Trân (1995), Nxb
Mỹ thuật [27] Đây là cuốn sách cơ bản về lí luận của nghệ thuật đồ hoạ cũng như khái quát sự hình thành và phát triển của nó từ năm 1995 trở về trước Tác giả đưa ra tổng quan về lịch sử của nghệ thuật đồ hoạ thế giới nói chung
và Việt nam nói riêng, trong đó có bàn về các thể loại của đồ hoạ và có phần giới thiệu đến các hoạ sĩ chuyên về thể loại này, đặc biệt là các hoạ sĩ trên thế giới Sách đã nêu ra các kĩ thuật cơ bản trong từng thể loại tranh đồ hoạ, có sự liên hệ về đồ hoạ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại
Tuy nhiên, với một dung lượng ít ỏi của tài liệu để nói về sự rộng lớn của cả nghệ thuật đồ hoạ thì là điểu không thể Vì vậy, cả hai cuốn sách đều mới đưa ra chủ yếu là các kiến thức cơ bản, là nền móng của nghệ thuật đồ hoạ, chưa có điều kiện để đi sâu hơn về tất cả các khía cạnh của nghệ thuật đồ hoạ cũng như là thể loại tranh in
Nhóm bài báo: Các bài viết được đăng trên báo, các tạp chí mỹ thuật Người viết là các hoạ sĩ, nhà phê bình nghiên cứu về nghệ thuật:
Các bài viết của PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương trong đó có: “Tranh
in lõm –tên gọi và kĩ thuật thể hiện”, tạp chí Mỹ thuật và nhiếp ảnh số 1+2
(tháng 8 và 9) năm 2013 (tr.53- 57) [18], tác giả trình bày rõ về cách gọi tên của thể loại in lõm qua kĩ thuật thể hiện như khắc, nạo, hay sử dụng hoá chất
ăn mòn trên chất liệu đồng, kẽm; bài “Tranh in- Khái niệm về các thể loại”
tập san Thông tin khoa học của trường Đại học Văn hoá Thể thao và Du lịch
Trang 8Thanh Hoá (tra.72- 76) năm 2014 [19], đã khái quát về tranh in, về khái niệm của các thể loại tranh in trong bối cảnh thực tế phát triển của nghệ thuật tạo hình tranh in hiện nay
Ngoài ra còn có những bài viết nữa trên chí Mỹ thuật của Hội Mỹ thuật
Việt nam như: “Vị trí của tranh in hiện nay”, của PGS.TS Bùi Thị Thanh
Mai 2010 [10] Tác giả đã có cái nhìn nhận, đánh giá khách quan về thực tế
về hoạt động cũng như kết quả đạt được nghệ thuật tranh in trong hiện tại, gợi
mở về những khả năng phát triển của tranh in trong giai đoạn tới;
Tác giả Vũ Duy Nghĩa (1997) với bài “Đồ hoạ trong dòng chảy Mỹ thuật Việt nam” Ở bài viết này tác giả nghiên cứu về thực tế hoạt động của
nghệ thuật đồ họa, đi sâu vào quá trình phát triển, những thành quả đã đạt được để so sánh với các thể loại tạo hình khác của mỹ thuật Việt Nam [12]
Trong bài viết “Những chất liệu mới trong tranh đồ hoạ Việt Nam” của Lê
Huy Tiếp [25], tác giả đã có những nghiên cứu về tranh đồ họa Việt Nam trong hiện tại, tập trung vào các chất liệu mới đang được các họa sỹ đồ họa sử dụng, phân tích về đặc tính của chất liệu và chỉ ra các ưu điểm trong biểu ngôn ngữ tạo hình của nó
Các bài viết này bàn luận tới các vấn đề về chuyên môn nghề nghiệp, liên quan trực tiếp tới nghệ thuật đồ hoạ và đồ hoạ tranh in, tuy nhiên các tác giả thường chỉ nêu một cách khái quát thông qua một chủ đề, một nội dung hay dựa trên cơ sở một sự kiện nghệ thuật nào đó, có trường hợp bài viết đi sâu về tranh in nhưng lại dừng ở phạm vi hẹp của một số tác giả, hoặc chỉ phân tích kĩ về một vài bức tranh tiêu biểu của các hoạ sĩ đã thành danh
Nhóm luận văn: Các đề tài nghiên cứu của luận văn, khoá luận liên
quan tới tranh đồ hoạ và đồ hoạ tranh in cần kể đến như:
Tác giả Vũ Xuân Tình với đề tài “Những thành công và hạn chế của
đồ hoạ tranh in có sử dụng kĩ thuật số ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2015”
[26] Đây là đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian gần đây nhất với nội
Trang 9dung tìm hiểu về mảng tranh in có sử dụng kĩ thuật số, tác giả đã nêu được quá trình hình thành và phát triển của tranh in kĩ thuật số ở Việt nam, những đặc trưng cơ bản của nó, tìm hiểu vai trò của tranh in kĩ thuật số, các giá trị của kĩ thuật số với đồ hoạ tranh in, đưa ra một số nhận định về thành công và những hạn chế của đồ hoạ tranh in có sử dụng kĩ thuật số của các hoạ sĩ Việt nam trong giai đoạn 2010 -2015
Đề tài “Ngôn ngữ tạo hình tranh in giai đoạn 2000- 2013” của Vũ Văn
Quyền [22], tác giả đã khái quát về tranh in giai đoạn 2000- 2013 với nghiên cứu chính là ngôn ngữ tạo hình tranh in Luận văn đã đưa ra đặc điểm các thể loại và các phương pháp in tranh của đồ hoạ tranh in nổi, tranh in chìm, tranh
in độc bản; các kĩ thuật trong sáng tác các thể loại tranh in và các khả năng biểu đạt của ngôn ngữ đồ hoạ tranh in như: Hình mảng, ánh sáng không gian, chất cảm, có phân tích tương đối kĩ thông qua một số tác phẩm tranh in Tuy nhiên phần nhiều tác phẩm tác giả phân tích không nằm trong LMTTQ Cách nhiên cứu của tác giả đi theo trình tự theo các phương pháp in tranh trên cơ sở tìm hiểu khả năng biểu đạt của ngôn ngữ tạo hình
Đề tài “Hiệu quả nghệ thuật trong tranh khắc kim loại của hoạ sĩ Lê Mai Khanh, Lê huy Tiếp và Nguyễn Nghĩa Phương” của tác giả Lê Thị Hồng
đi sâu vào nghiên cứu các tác phẩm tranh khắc kim loại của ba hoạ sĩ trong suốt quá trình sáng tác Đề tài đã khái quát được quá trình hình thành tranh khắc kim loại ở Việt nam, nghiên cứu kĩ về các yếu tố như hình mảng, không gian, hoà sắc… trong các tác phẩm của ba hoạ sĩ Đưa ra so sánh hiệu quả nghệ thuật trong tranh khắc kim loại của ba hoạ sĩ, những đóng góp về nghệ thuật của các hoạ sĩ này với tranh khắc kim loại ở Việt Nam
Đề tài của Trần Thanh Tùng (2012), “Cấu trúc mảng trong tranh khắc đen trắng”, luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
[29], Hà Nội Tác giả bàn về yếu tố mảng với cấu trúc tạo hình trong tranh khắc đen trắng, tác giả đã nghiên cứu kĩ về các dạng thức của mảng, chỉ ra các
Trang 10cấu trúc mảng trong tranh khắc, hiệu quả của nó trong tranh khắc đen trắng qua phân tích các tác phẩm tranh khắc đen trắng tiêu biểu
Nhóm Vựng tập TLMTTQ Vựng tập „‟Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1996- 2000” Bộ Văn hoá Thông tin- Vụ Mỹ thuật Việt Nam 2001[1]
Vựng tập „‟Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2001- 2005” Bộ Văn hoá
Thông tin - Hội Mỹ thuật Việt Nam 2005 [2]
Vựng tập „‟Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2006- 2010” Bộ Văn hoá
Thể thao và Du lịch- Hội Mỹ thuật Việt Nam 2010 [3]
Vựng tập “Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2006- 2015” của Cục Mỹ
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm- Hội Mỹ thuật Việt Nam [4]
Các cuốn vựng tập này đã đưa ra số lượng các tác phẩm của các thể loại hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp và video Art; kết quả các giải thưởng của triển lãm; ảnh chụp các tác phẩm được trưng bày và có đánh giá chung về về triển lãm, trong đó có nêu ra khái quát những thành công và hạn chế của tác phẩm trong từng triển lãm
Thực tế như trên cho thấy, mặc dù đã có một số các tác giả nghiên cứu
về lĩnh vực nghệ thuật đồ hoạ, nghệ thuật tạo hình tranh in…, tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, tìm hiểu về đặc điểm nghệ thuật tạo hình tranh in trong hai cuộc TLMTTQ 2010 và 2015 Điều này là cơ sở cũng như là sự gợi mở để tôi mạnh dạn đưa ra việc tìm hiểu, nghiên cứu về nội dung này
3 Mục đích của luận văn
Nghiên cứu nghệ thuật tạo hình tranh in TLMTTQ năm 2010 và 2015 Phân tích đặc điểm của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015
Trang 11Làm rõ những chuyển biến của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 so với TLMTTQ năm 2000 và 2005
Khẳng định được giá trị nghệ thuật, những thành công và hạn chế về nghệ thuật tạo hình của các tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và
2015, chỉ ra được sự phát triển rõ rệt về nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật tạo hình của đồ hoạ tranh in Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Tác phẩm tranh in trong hai kỳ TLMTTQ năm 2010 và 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn có sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập ảnh tác phẩm và các nội dung liên quan đến tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 Các thông tin về số lượng tác phẩm, giải thưởng tranh in trong TLMTTQ năm 2000 và 2005
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thống kê, hệ thống các thông tin ảnh, số liệu về tranh in trong TLMTTQ năm 2000, 2005, 2010 và 2015 để có cơ sở khoa học nhằm đưa ra các nhận định
Trang 12Phân tích, so sánh các yếu tố nghệ thuật tạo hình để thấy được đặc điểm nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015, nghiên cứu
và so sách các thông tin đã thu thập của 4 kỳ triển lãm để thấy những sự phát triển của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 so với hai kỳ TLMTTQ năm 2010 và 2015
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu ( 10 trang), nội dung (72 trang), kết
luận (02 trang) Phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung để nghiên cứu đề tài (21 trang) Chương 2: Đặc điểm nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”
1.1.1 Khái niệm “tranh in”
Trong nghệ thuật đồ họa có chia thành hai dạng là đồ họa tạo hình và
đồ họa ứng dụng, cả hai loại này đều tạo ra sản phẩm qua quá trình in, song
“tranh in” được đề cập ở đây là tranh in của đồ họa tạo hình Khái niệm “tranh in” được hoàn thiện dần dần, từ quá trình hình thành và phát triển qua nhiều thế kỉ của thể loại tranh in trên thế giới, trong đó có Việt Nam Tên gọi cũng như quan niệm về tranh in cũng đã có sự khác nhau ở nhiều quốc gia và thay đổi theo thời gian Ngay cả trên thế giới như ở Châu Âu, Nhật bản là những nơi có nghệ thuật tranh in sớm phát triển, thì trước kia cũng không đưa ra các khái niệm rõ ràng về thể loại tranh in để so sánh với thể loại tranh khác trong nghệ thuật đồ họa tạo hình Tuy nhiên các thuật ngữ để gọi tên các thể loại tranh của đồ họa tranh in lại được sử dụng nhiều như tranh in đá, tranh khắc kẽm, tranh khắc gỗ hay như tranh in khắc, tranh khắc in, hoặc chỉ gọi chung
là đồ họa ấn loát hay tranh đồ họa Từ trước đến nay có nhiều quan niệm về tranh in không thống nhất là do cách nhìn nhận của từng người, cũng như trong quá trình phát triển lại xuất hiện thêm các hình thức, kĩ thuật mới Tuy nhiên, các quan niệm, khái niệm trước đã chỉ ra được đặc điểm cơ bản, hoặc một số yếu tố tiêu biểu cho từng loại tranh in Cho đến giai đoạn gần đây mới
có những họa sĩ, nhà nghiên cứu về nghệ thuật đưa ra các khái niệm một cách đầy đủ, đặc trưng cho thể loại tranh in
PGS Nguyễn Trân cho rằng “ Đồ họa ấn loát nhiều khi không cần đến giá vẽ, chủ yếu là thể hiện hình vẽ ngay trên các bản gỗ, trên các mảnh kim loại, trên cao su hoặc trên đá cẩm thạch đã được đẽo, gọt, mài giũa trơn tru để
từ đó cho in lên giấy hàng loạt phiên bản giống nhau” [26,tr.10] Trong từ
Trang 14điển Mỹ thuật phổ thông có viết “Tranh in là một dạng tranh đồ họa, trong đó người ta dùng kĩ thuật in ấn để thể hiện tác phẩm” [11,tr.40] Điều đó khảng định tranh in thuộc thể loại đồ họa tạo hình, song với tranh in, để tác phẩm hoàn thành phải trải qua hai giai đoạn cơ bản và khác với các quy trình sáng tác tác phẩm tạo hình khác, đầu tiên là quá trình chế bản do sự sáng tạo người họa sĩ khi vẽ, khắc, vạch, (hay ăn mòn hóa chất) để tạo nên các hình tượng nghệ thuật trên bản khắc Phần lớn cho các phương pháp in thì đây là phần
”cốt” của tác phẩm, nó như là bức tranh ngược tương đối hoàn chỉnh, nhưng
có khi chỉ là một phần của bức tranh với một số phương pháp khắc và in khác nhau
Giai đoạn hai là quá trình in tranh bằng phương pháp thủ công hoặc
có sử dụng máy móc, tuy nhiên trong khi in tranh thì họa sĩ vẫn có thể tìm kiếm các hiệu quả nghệ thuật của màu sắc, đường nét, chất cảm cho tác phẩm bằng các kĩ thuật khác nhau Do đó, kết quả nghệ thuật của bức tranh cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình in, đôi khi có thể tạo ra các sản phẩm độc đáo, và có những yếu tố mang lại hiệu quả bất ngờ, mà ngay người nghệ sĩ cũng chưa dự tính hết được Kĩ thuật in ngày nay đã làm cho tranh in không những phong phú về chất liệu, mà còn có ưu điểm tạo ra nhiều tác phẩm (trừ tranh in độc bản) không giống nhau hoàn toàn trên cùng một bản in Hai quá trình này nhìn qua thì riêng rẽ xong nó có mối liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau Nó là một thể thống nhất, như hai mặt của một tờ giấy không thể tách rời nhau
Theo PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương thì “tranh in là một thể loại của nghệ thuật tạo hình bao gồm các tác phẩm được họa sỹ sáng tác bằng ngôn ngữ đồ họa thông qua quá trình chế bản và in ấn trên các vật liệu khác nhau, chủ yếu là giấy, đôi khi là vải hoặc nilon, phim nhựa ” [19,tr.72] Đến nay thì đây là khái niệm được phổ biến một cách rộng rãi trên các kênh về nghệ thuật tạo hình trong nước, đầy đủ về đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của “tranh
Trang 15in” Vì vậy tôi lựa chọn khái niệm trên để làm cơ sở cho việc nghiên cứu trong đề tài này
1.1.2 Xác định khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”
Tất cả các tác phẩm tạo hình đều có ngôn ngữ biểu hiện khác nhau tùy vào đặc điểm riêng của từng loại hình Ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình trong một tác phẩm sẽ tạo nên hình tượng, giá trị nghệ thuật cho tác phẩm Theo từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông “Trong nghệ thuật mỗi chuyên ngành đều
có ngôn ngữ riêng để biểu đạt loại hình của mình Đối với nghệ thuật tạo hình, tất cả những gì tạo nên tác phẩm và biểu đạt nên đẹp hay xấu trong tác phẩm hội họa, điêu khắc, đồ họa, trang trí được gọi là ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình” [11,tr73] Tranh in thuộc về thể loại nghệ thuật đồ họa tạo hình, nên ngôn ngữ tạo hình của nó là ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật đồ họa, nhưng
nó vẫn có những yếu tố riêng trong ngôn ngữ tạo hình Trong một tác phẩm bao giờ cũng tồn tại song song hai mặt hình thức và nội dung, đây là các thành tố không thể thiếu được với bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào Nội dung tác phẩm được biểu hiện thông qua hình thức thể hiện, hình thức của tác phẩm là yếu tố chuyển tải nội dung đến người xem nột cách nghệ thuật nhất Người ta không thể xem tranh qua thính giác được, cũng như không thể công nhận một bức tranh là đẹp nhưng lại không biết tác giả vẽ gì Như vậy, ngôn ngữ tạo hình mà người xem nhận biết được thông qua thị giác trên bề mặt tác
phẩm tranh in được coi là “nghệ thuật tạo hình tranh in”
Có thể thấy ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình trong tranh in đó là các yếu tố
cơ bản sau: Trước tiên phải là nội dung của tác phẩm, sau đó là chấm, đường nét; hình mảng; không gian; chất cảm Đây là những yếu tố ngôn ngữ biểu hiện chính trong “nghệ thuật tạo hình tranh in” Ngoài ra còn có chất liệu, kĩ thuật, màu sắc, phương pháp in cũng góp phần làm nên giá trị thẩm mĩ của tác phẩm
Trang 16Nội dung là chủ đề của tác phẩm được tác giả gửi đến người xem thông qua hình thức thể hiện của tranh in Nội dung tác phẩm thường phản ánh các cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống của con người, có thể là trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai Nó được biểu hiện qua phương pháp sử dụng ngôn ngữ tạo hình, cách tiếp cận vấn đề và xúc cảm của mỗi tác giả
Chấm và đường nét là yếu tố tiêu biểu cho ngôn ngữ nghệ thuật đồ họa nói chung và tranh in nói riêng, không có thể loại nào khai thác triệt để các ưu điểm, đặc tính nghệ thuật tạo hình của chấm và đường nét như thể loại đồ họa nói chung và tranh in nói riêng “Chấm, điểm là đơn vị nhỏ nhất của thị giác Xét về mặt lý luận, quỹ tích của điểm tạo thành đường “ [6,tr.73] Trong
“nghệ thuật tạo hình tranh in” các chấm thường kết hợp với nhau theo một tổ hợp nào đó với kích thước to nhỏ hay mật độ sự thưa dày khác nhau để tạo ra hình thể; nếu tập hợp của nhiều điểm liên tục với nhau sẽ tạo ra đường nét, có nét thẳng, cong, gấp khúc, với độ to nhỏ, ngắn dài Còn trong từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông “Đường hiện lên ở trong tranh rõ ràng có thể đứt đoạn hoặc liên tục, dùng để phác hình, viền hình, xác định hình” [11,tr.73], đường và nét có tính tương đồng về bản chất, nên thông thường hay sử dụng
từ ghép “đường nét” để diễn tả Trong “nghệ thuật tạo hình tranh in” chấm và đường nét còn được sử dụng theo nhiều cách thức khác nữa như tập hợp với nhau tạo nên hình mảng, dùng để tạo ra đậm nhạt, không gian và có thể diễn
tả chất liệu, cảm xúc
“Hình mảng” là từ ghép thường đi liền với nhau, nó thường thể diễn đạt
về hình dáng, hình thể, hình ảnh , trong nghệ thuật tạo hình, nó là yếu tố cơ bản được sử dụng cho bố cục tranh “Trong mỹ thuật, thuật ngữ “hình dáng”,
“hình thể” được dùng để chỉ một vật, đường nét hay mảng màu tương ứng với dáng vẻ của vật đó trên tranh hoặc tượng” [11,tr.83] Hình mảng tạo bởi đường nét khép kín, là giới hạn của một diện tích trên mặt phẳng có đặc điểm vuông, tròn, méo, to nhỏ, dài ngắn , hình thường là những gì cụ thể mà họa sĩ
Trang 17muốn diễn tả, có đặc điểm riêng mà người xem nhận ra tên gọi của nó, mảng thường không chỉ rõ ra đối tượng nhất định Tuy nhiên nhiều khi ở trong tác phẩm, nó đã được họa sỹ thay đổi khác với thực tế, hoặc hình chỉ là diện tích,
vị trí trên tranh, nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó
Từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông có viết về “màu sắc” như sau:
“người ta phân biệt màu là những màu nguyên chất, chưa có sự biến đổi do
ánh sáng hay cách pha trộn lám khác đi, ví dụ như màu gốc: đỏ, cô- ban,
vàng; còn sắc là những màu sự biến đổi theo ánh sáng hoặc đã pha trộn thành
những sắc thái khác nhau, ví dụ: sắc hồng do đỏ pha với trắng ” [11,tr.104] Màu sắc dùng trong sáng tác tranh được làm từ hóa chất, khoáng chất và động thực vật, khi các họa sỹ sử dụng thường pha trộn với nhau để tạo ra các sắc thái màu theo ý chủ quan của mình Màu sắc trong tranh có thể phản ánh sự vật hiện tượng theo thực tế, cũng có thể mang tính trang trí, biểu hiện tượng trưng miễn sao đạt hiệu quả nghệ thuật tốt nhất cho tác phẩm Còn “không gian” trong tranh được hiểu là “Khoảng cách giữa các vật thể theo chiều ngang, dọc và sâu Trên mặt phẳng của tranh người xem dễ dàng thấy được khoảng cách giữa chiều ngang và dọc, còn để nhận biết được vị trí trước sau của vật thể (chiều sâu) người xem chỉ thấy rõ ở tranh vận dụng luật xa gần hoặc có đậm nhạt ràng ” [11,tr.96] Không gian trong tranh có thể được diễn
tả theo luật xa gần, khi đó, ánh sáng thường đi cùng với không gian trong tác phẩm Ánh sáng trong tranh thường xác định bởi nguồn sáng, hướng sáng, được biểu hiện bằng sự thay đổi sáng tối, đậm nhạt, mức độ để biểu hiện hình khối thời gian, của đối tượng mà họa sĩ muốn diễn tả Tuy nhiên, có nhiều cách biểu hiện về không gian trong tranh khác nhau, như không gian ước lệ hay tượng trưng… thì tác giả có thể sử dụng một phần hay bỏ hết các yếu tố của luật xa gần, mà chỉ sử dụng ngôn ngữ tạo hình để tạo lập một không gian theo cảm nhận riêng của tác giả
Trang 18Trong từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, khái niệm “chất cảm” là
“Cảm xúc được tạo nên thông qua các phương tiện tạo hình (hay ngôn ngữ nghệ thuật) hoặc cấu tạo vật chất của bức tranh, tượng ” [11,tr.40] Cách sử
lí các yếu tố của ngôn ngữ tạo hình trên bề mặt tác phẩm nghệ thuật tạo hình
để tạo cảm giác cho người xem về chất như xù xì, rắn chắc, mịn màng , bao gồm cả kỹ thuật tạo hình riêng của từng chất liệu tranh in Nó tác động tới người xem thông qua con đường thị giác, từ những cảm nhận mà hình ảnh mang tới tạo nên những xúc cảm thẩm mỹ nhất định Các yếu tố trên được người họa sĩ khai thác một cách triệt để theo đặc điểm riêng của từng thể loại tạo hình tranh in, nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật tạo hình cao nhất cho tác phẩm
Có thể nói rằng nghệ thuật tạo hình tranh in là cách thức người họa sỹ biểu hiện các ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình, nhưng mang tính chất đậc thù của thể loại đồ họa tranh in, bao gồm các yếu tố cơ bản như nội dung tác phẩm; sau đó là chấm và đường nét; hình mảng; không gian; chất cảm được tạo nên trong tác phẩm tranh in
1.2 Khái quát các thể loại tranh in Việt Nam
Nói chung về nghệ thuật đồ họa hay tranh in thì trên thế giới có nguồn gốc và sự phát triển sớm hơn ở Việt Nam, vì vậy việc hình thành các thể loại tranh in ở Việt Nam cũng dựa trên cơ sở tiếp nhận và giao lưu nghệ thuật đồ họa tạo hình cũng như tranh in của các nước trên thế giới Tên gọi cho các loại tranh in là do các họa sĩ và nhà nghiên cứu nghệ thuật đặt ra xuất phát từ thực tế quá trình sáng tác và nghiên cứu, mỗi người lại đưa ra một số tiêu chí khác nhau để gọi tên, và dần dần hoàn thiện trên con đường phát triển Một phần nữa do ở Việt Nam trong các thể loại nghệ thuật tạo hình thì đồ họa có phần “nép vế” hơn so với với hội họa và điêu khắc trong thời gian dài trước đây Vì vậy, đôi khi chưa có sự thống nhất về tiêu chí gọi tên cho từng loại
Trang 19tranh in Trong thời gian gần đây khi tranh in có sự phát triển mạnh và có sự quan tâm hơn của giới họa sĩ và người xem, thì có nhiều họa sĩ và nhà nghiên cứu nghệ thuật mới đặt ra sự cần thiết phải có một cách gọi, sự phân biệt rõ ràng hơn cho từng loại tranh in Đến nay, theo PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương:
Trong nghệ thuật tranh in, kỹ thuật, chất liệu tạo bản in, ván khắc có nhiều và đa dạng Các chất liệu sử dụng làm bản in có: gỗ tự nhiên, đồng, kẽm, nhôm, lưới, nhựa tổng hợp, mica, gỗ nhân tạo, tấm phim mỏng, bìa giấy, v.v Cùng với sự phong phú về chất liệu, các kỹ thuật tiên tiến của nền công nghiệp in ấn cũng được áp dụng để tạo bản in như: khắc, cắt trổ, ăn mòn bằng hóa chất, phơi chụp cảm quang, chế bản điện tử hay kỹ thuật số Chính vì sự phong phú, đa dạng của các
kỹ thuật, vật liệu chế bản và in tranh nên hơn bao giờ hết, ngày nay, giới nghiên cứu và sáng tác tranh in đã quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp in – công đoạn cuối cùng để tạo ra tác phẩm tranh in Thứ nhất, in tranh chỉ có một số phương pháp nhất định như: in nổi, in lõm,
in phẳng, in xuyên, in độc bản, nên việc phân loại tranh in theo phương pháp in thuận lợi hơn Thứ hai, phương pháp in tranh quyết định hiệu quả thẩm mỹ cũng như giá trị cụ thể của tác phẩm tranh in và để lại dấu hiệu rõ ràng trên tranh Do vậy, ngày nay tranh in được phân loại theo phương pháp in [19,tr.73]
Đây là cách phân loại theo các phương pháp in tranh cơ bản nhất, nhìn dưới góc độ chuyên môn thì đây là cách chia phản ánh được tính riêng biệt cho từng hình thức, phương pháp in tranh, tương ứng với 5 thể loại: Tranh in
nổi (relief print); tranh in lõm (intaglio print); tranh in phẳng (planography hay planographic print); tranh in xuyên (stencil print); tranh in độc bản (monotype, monoprint)
Trang 20Mỗi một hình thức in tranh thì có phương pháp, kĩ thuật khác nhau và tạo ra đặc điểm nghệ thuật tạo hình riêng cho từng thể loại tranh in cũng như mỗi tác phẩm, chính điều này đã làm nên sự phong phú, đa dạng cho nghệ thuật tạo hình tranh in
* Tranh in nổi
Được thể hiện qua phương pháp in cơ bản là các phần cao nhất của bản
in sẽ được lăn (bôi) mực in (màu) và in lên giấy (vải) Có thể dùng một hoặc nhiều bản in để in một bức tranh tùy vào số lượng màu muốn in hay sử dụng các kĩ thuật khắc và in khác nữa Ở Việt Nam thì dòng tranh Đông Hồ trước đây được coi là tiêu biểu cho phương pháp in nổi với phương pháp dùng các bản gỗ để khắc các hình mảng có màu sắc khác nhau của một bức tranh, sau
đó in lần lượt các màu theo nguyên tắc từ nhạt đến đậm và cuối cùng là bản nét màu đen Khi in nghệ nhân ốp tờ giấy in lên bản in và xoa đều lên mặt sau của tờ giấy (thường dùng bằng xơ mướp) để cho màu trên bản in bám đều lên mặt giấy Cách in thủ công này không đòi hỏi nhiều về dụng cụ in xong thời gian in lâu, tuy nhiên, kích thước tranh thường nhỏ và độ chính xác không cao
so với in máy sau này
Cho đến những thập niên gần đây, với sự phát triển của loại hình tranh
in cũng như sự giao lưu, tiếp nhận các kĩ thuật và cách thức mới thì phương pháp in nổi đã thay đổi nhiều theo hướng thuận lợi, đa dạng trong sáng tạo cho các họa sĩ Ngay từ bản in, thay việc sử dụng bằng gỗ thịt thì nay đã có các vật liệu như thạch cao, cao su, gỗ công nghiệp… Ưu điểm của vật liệu mới là có kích thước lớn, giá thành rẻ, ít cong vênh và đặc biệt có độ mềm dẻo hơn nên rất thuận lợi cho việc chế bản với các tranh có sự phức tạp, nhiều chi tiết và đường nét, phù hợp với yêu cầu của từng họa sĩ Màu sắc thường sử dụng là mực in nên có tính đồng nhất, dễ dàng sử dụng cho việc pha trộn các màu sắc khác nhau Tranh được in trên máy có trục và con lăn nên có thể in tranh có kích thước lớn, tốc độ in nhanh và đảm bảo về mặt kĩ thuật và thẩm
Trang 21mĩ Phải kể đến một bước đột phá của tranh in nổi là phương pháp khắc phá bản, bằng cách in nhiều màu nhưng chỉ sử dụng một bản khắc duy nhất, sau mỗi lần in thì họa sĩ lại khắc tiếp lên bản in, mỗi lượt in là thêm một lần khắc tương ứng với số màu của tranh Phương pháp này tiết kiệm được số lượng bản in (đặc biệt là các tranh có nhiều màu), và làm đa dạng, phong phú cho cách thể hiện, tăng hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm [16,tr.73]
ở trong quá trình chế bản và in “Trong phương pháp in lõm có một số kỹ thuật đặc thù mà một số phương pháp in khác không có Đó là kỹ thuật bôi và lau mực in, kỹ thuật ủ ẩm giấy và kỹ thuật in” [14,tr.32] Chính vì vậy nên tranh in lõm có khả năng diễn tả một cách một cách đa dạng về đường nét và mảng, sắc nét cả với các chi tiết rất nhỏ Sự ăn mòn của hóa chất đã tạo ra
Trang 22nhiều tầng nông, sâu; mật độ thưa, dày khác nhau trên bản in, thể hiện được nhiều lớp không gian, từ đó cho ta thấy sự tinh tế về sắc độ, các biểu hiện về chất phong phú
Tuy nhiên phương pháp để làm tranh in lõm thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, tác giả lại cần có sự tìm hiểu nhất định về mặt hóa học để sử lí ngôn ngữ tạo hình trên bản in, phương tiện và đồ dùng để làm tranh cũng phức tạp nên kích thước tranh thường nhỏ và số lượng họa sĩ theo đuổi phương pháp sáng tác tranh này hiện nay không nhiều
* Tranh in phẳng
Trong cuốn Nghệ thuật đồ họa của PGS Nguyễn Trân viết có nói loại tranh in trên đá có nguồn gốc ở Châu Âu do họa sĩ người Đức A-len Zetne-phen-do (1771-1834) phát minh ra vào khoảng thế kỉ 18, ban đầu kĩ thuật in
đá thường sử dụng cho các loại tranh minh họa cho sách báo, in nhãn hàng hóa… sau đó mới trở thành phương tiện để sáng tác các tranh nguyên bản Theo PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương “Tranh in đá là loại tranh đồ họa được
in ra từ bản đá thông qua quy trình của kỹ thuật của phương pháp in phẳng, dựa trên nguyên lý hóa học đối kháng giữa chất dầu mỡ và nước” [27,tr.62]
Phương pháp in phẳng dựa trên nguyên tắc hóa học giữa các chất lỏng khác nhau (gốc dầu và gốc nước) Bản in được tạo trên bản đá (loại đá có độ mịn và xốp) mà trên đó tác giả dùng màu (gốc dầu, sáp) vẽ trực tiếp lên Khi
in họa sĩ lăn màu lên bản in đã được đổ nước trên bề mặt, phần vẽ sẽ bắt mực
in vào còn phần còn có nước nên không bắt mực in Tùy thuộc vào lượng chì (sáp) của bản vẽ mà mực in cũng bám vào ít hay nhiều, dày hay thưa… Sau
đó đặt giấy lên trên bản in và đưa vào máy in trục lăn có độ nén cao để mực in bám vào giấy Các chấm, nét hay mảng khi vẽ trên bản in được phản ánh lại một cách trung thực trên tác phẩm, ngay cả sự thay đổi đậm nhạt của nét vẽ trên bản in cũng được giữ nguyên ở trên tác phẩm, điều này có ưu thế lớn khi giữ lại cảm xúc của tác giả trong khi vẽ, tạo sự mềm mại và tự nhiên Đặc tính
Trang 23trên bề mặt đá còn tạo cho bức tranh cảm giác xốp và trong trẻo riêng của nó Tuy nhiên, để làm tranh in đá cũng gặp những khó khăn là kích thước tranh không được lớn, máy để in loại tranh này rất ít Vì vậy, tranh in đá chủ yếu là các bài tập trong chương trình của sinh viên mĩ thuật, còn trong sáng tác của các họa sĩ Việt Nam thì rất khiêm tốn so với các loại tranh in khác [27]
* Tranh in xuyên
Phương pháp in này theo các nhà nghiên cứu được xuất phát từ Trung Quốc từ thế kỉ trước Công nguyên và chủ yếu để in hoa văn trên vải Đến đầu thế kỉ 20 thì ở Châu Âu mới có các họa sĩ sáng tác tranh theo phương pháp in này Ở Việt Nam thì đến khoảng đầu những năm 70 của thế kỉ 20 mới sử dụng chủ yếu để in tranh cổ động Bản in được chế bản trên chất liệu chính là lụa tơ tằm, tơ nhân tạo, sợi tổng hợp (gọi chung là lưới) cùng các nguyên vật liệu khác như giấy sáp, keo dán, mực in Trước kia khi chế bản người ta dùng giấy sáp để tạo mảng chắn ngăn những phần không cho mực in xuyên qua, ngày nay người ta dùng các hóa chất khác, dùng nhiệt độ, ánh sáng trong khi chế bản Nhưng đều dựa theo nguyên tắc in màu từ trên bản in xuống phía dưới xuyên qua bản in qua các phần hở của bản in, còn phần đặc là phần đã được
xử lí kín bằng keo để mực in không xuyên qua được Người ta chế tạo các loại lưới có độ dày mỏng, mau thưa khác nhau để phục vụ cho yêu cầu cần độ sắc nét, ít hay nhiều mực…
Mỗi màu sẽ tương ứng với một bản in khác nhau, một tranh có bao nhiêu màu sẽ có như thế số bản in Cách in cũng lần lượt các màu giống như tranh khắc gỗ, có thể in thủ công và in bằng máy Trong đó các kĩ thuật trong chế tạo bản in, pha trộn màu, cách in đòi hỏi nhiều kĩ thuật và tính chất nghệ thuật Hiện nay một số họa sĩ đi sâu và sáng tác tranh theo phương pháp này
đã cho ra các tác phẩm có độ tinh tế cao về đường nét, sắc độ cũng như cảm quan về chất và xúc cảm thẩm mĩ [27]
Trang 24in độc bản bao hàm các kỹ thuật xử lý hình ảnh bằng các chất liệu màu ướt, mực in trên những bề mặt phẳng không thấm nước và chỉ có thể in ra một tranh in duy nhất trên giấy hay một số chất liệu vật liệu khác” [20,tr.73]
Tranh in độc bản có nhiều điều khác biệt so với các phương pháp in khác về kĩ thuật, phương pháp và hiệu quả nghệ thuật Ngay cả phác thảo cũng thường chỉ là ý tưởng và bố cục, còn nhiều yếu tố khác vẫn ở trong đầu họa sĩ, so với các loại tranh in khác thì phác thảo thường rất chi tiết, đôi khi gần gống như tác phẩm sau này cả về cách thể hiện đường nét, sắc độ…Với tranh in độc bản, bản in là một mặt phẳng nhất định không thấm nước bằng kim loại, bằng nhựa hoặc mi ca…, nó chỉ có tác dụng làm nền cho các thao tác của họa sĩ trên đó và thuận lợi cho việc in sau này Người họa sĩ thường không khắc, đục lên bản nền đó mà có thể phác lên bố cục, hình (nếu muốn) Sau đó lăn, quệt màu theo ý đồ với số lượng về màu và mức độ đậm nhạt không hạn chế, đây chỉ là yếu tố nền, là không gian chung cho bức tranh Còn hình ảnh thì các họa sĩ thường lấy các đối tượng cụ thể để cho vào như lá cây, miếng vải, bông hoa…(có độ dày vừa phải) đặt ở các vị trí đã lựa chọn trên bản in rồi lăn màu lên Đây chính là quá trình đầy sáng tạo pha trộn thêm chút ngẫu hứng nghệ thuật của người họa sĩ, vì tác giả có thể thay đổi thêm bớt về hình ảnh cũng như màu sắc theo ý thích tức thời của mình Cuối cùng, đặt giấy lên và cho vào máy có trục và con lăn để in vì loại tranh này không in
Trang 25thủ công được Vì tranh in độc bản chỉ in một lần và cho ra một tác phẩm duy nhất, nên đây là điều khác hẳn so với các loại tranh in khác, nó vừa mang đến yếu tố “độc” cho tác phẩm nhưng cũng kèm theo sự rủi ro cho kết quả in của tranh Người sáng tác tranh theo phương pháp này ngoài kĩ thuật ra, còn đòi hỏi phải có sự tưởng tượng rất tốt để có thể hình dung kết quả sau này Nếu không tác phẩm chỉ là sự mới lạ, ngẫu hứng mà không đạt các tiêu chí khác về hiệu quả nghệ thuật Phần lớn do các yếu tố trên, mà đến nay có ít họa sĩ sử dụng phương pháp này trong sáng tác, và cũng chưa có nhiều tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật
Ngoài các phương pháp trên thì cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự giao thoa của các thể loại tạo hình thì gần đây còn có tranh in kĩ thuật số (Digital) và tranh in Offset Kỹ thuật in Offset đã có từ lâu trên thế giới và được sử dụng để in ấn các trên sản phẩm sách báo, thương mại, quảng cáo… Đây là một kĩ thuật in tuy phổ thông nhưng đạt hiệu quả cao về mặt thẩm mĩ như độ nét của hình, màu và có thể in được số lượng rất nhiều bản giống nhau Phương pháp in kĩ thuật số được hình thành và phát triển trong những năm gần đây khi công nghệ máy tính và các phần mềm sử lí hình ảnh, màu sắc và hiệu ứng ngày càng tinh vi và phong phú Cách sáng tác (chế bản) không cần các dụng cụ và nguyên liệu truyền thống mà được thực hiện trên máy tính, việc làm này tiết kiệm thời gian (người có kĩ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng về sử lý hình ảnh trên máy tính) và cũng đạt được hiệu quả nhất định về mặt nghệ thuật tạo hình Nghệ thuật đồ họa tạo hình cũng trong xu thế của thời đại đã có các quan niệm mang tính “mở” về phương thức chế bản, in ấn, trình bày…, hai phương pháp in nêu trên cũng là những biến đổi từ tranh in mang tính truyền thống từ trước Vì vậy, các tác phẩm sáng tác theo phương pháp in đó trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 cũng được đề cập tới trong luận văn này
Trang 261.3 Khái quát triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015
TLMTTQ được tổ chức 5 năm một lần (trong những thập niên gần đây), quy tụ hầu hết các nghệ sĩ và những tác phẩm sáng tác tiêu biểu mới nhất TLMTTQ năm 2010 trưng bày 3 loại hình nghệ thuật tạo hình cơ bản là hội họa, đồ họa và điêu khắc- sắp đặt (lần đầu tiên có thêm sắp đặt), còn trong triển lãm năm 2015 ngoài hội họa, đồ họa và điêu khắc- sắp đặt thì có thêm loại hình video Art TLMTTQ năm 2010 có gần 5.000 tác phẩm tham dự của các tác giả 61/64 tỉnh, thành phố và Hội đồng Nghệ thuật đã tuyển chọn ra
836 tác phẩm của 735 tác giả và 13 tác phẩm của thành viên Hội đồng nghệ thuật để trưng bày trong triển lãm Theo như đánh giá về toàn cảnh của các tác phẩm trong lời giới thiệu của vựng tập:
TLMTTQ năm 2010 đã phản ánh khá toàn diện hoạt động sáng tạo của Mỹ thuật Việt Nam trong 5 năm 2006- 2010 Các tác phẩm với các hình thức nghệ thuật phong phú, đa dạng, tìm tòi trong ngôn ngữ tạo hình và kỹ thuật thể hiện Nhiều tác phẩm biểu đạt sinh động bằng nghệ thuật tạo hình công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, sự nghiêp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
và hội nhập quốc tế và nhiều vấn đề khác của đời sống xã hội đương đại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định trao 48 giải thưởng bao gồm 03 huy chương Vàng, 06 huy chương Bạc, 09 huy chương Đồng và 30 giải Khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc nhất tại triển lãm [3,tr.5]
Đây là triển lãm có số tác giả, tác phẩm tham gia dự thi đông và được trưng bày nhiều nhất tính đến nay Điều đó cũng phần nào cho thấy sự phát triển mạnh mẽ mỹ thuật nói chung, của những họa sĩ, nhà điêu khắc nói riêng Trong đó tác phẩm hội họa là 548 chiếm 65,6%, đồ họa là 92 chiếm 11%, điêu khắc và sắp đặt là 196 tác phẩm chiếm 23,4% [PL4,tr.98] Nội dung tác
Trang 27phẩm tập trung ca ngợi phong cảnh đất nước, con người Việt Nam Phản ánh cuộc sống một cách đa dạng, những đổi thay đa sắc màu của đời sống con người trong sự hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị và nghệ thuật với thế giới Các đề tài mang tính truyền thống triển lãm như đề tài về Bác Hồ, đề tài Cách mạng, lịch sử, lực lượng vũ trang nhân dân, đề tài công nông nghiệp, đề tài thiếu nhi mà nhiều cuộc TLMTTQ tổ chức vào cuối thế kỷ 20 thường chiếm
ưu thế nay đã giảm đi về số lượng Tuy vậy, các tác giả đã biết khai thác ở những chiều hướng khác nhau, ít lặp lại bố cục và phong cách của tác phẩm được sáng tác trước đây Các đề tài quen thuộc mà các triển lãm trước thường
có như đề tài lễ hội, sinh hoạt chợ sáng tác theo chủ nghĩa trừu tượng cũng
có sự thay đổi ít nhiều trong bố cục và bút pháp thể hiện Nhiều nội dung đề tài ít xuất hiện trong các triển lãm mỹ thuật trước đây thì nay đã xuất hiện nhiều hơn như: Môi trường, giao thông, biển đảo, sinh hoạt đời thường, nhịp sống của thế hệ trẻ…, được các tác giả trẻ quan tâm khai thác khá đa dạng trong bố cục, ngôn ngữ tạo hình, phong cách và bút pháp thể hiện tạo cho triển lãm một cảm giác mới mẻ, trẻ trung và mang tính thời đại như tác phẩm
“Kịch bản đương đại” của Phạm Khắc Quang, tác phẩm Hêrôin và người trắng” của Nguyễn Trọng Minh , các trào lưu tức thời của tiền bạc qua tác phẩm “Chứng khoán đỏ” của Nguyễn Hùng Sơn Sự phát triển đô thị hóa làm cho con người như bị bóp nghẹt vào giữa các khối bê tông như tác phẩm
“Quận Hai Ba” của Trần Đức Quyền, những bức bối rác thải trong tác phẩm
“Rác I”, “Rác II”, của Trần Quốc Tuấn, con người dường như đã bị đẩy tới giới hạn tột cùng về không gian, khi tự mình gây ra các tác hại về môi trường bằng chất thải như tác phẩm “Không có sự lựa chọn” của Hồ Minh Quân, tác phẩm “Con ơi sao thế này” đã nói lên nỗi đau nhức nhối của chất độc màu da cam trong chiến tranh còn ảnh hưởng đến con người của thế hệ ngày nay
Triển lãm đã quy tụ được khá nhiều họa sĩ với các trường phái, phong cách khác nhau, từ hiện thực, qua lập thể, trừu tượng, tới hồn nhiên, lãng mạn,
Trang 28biểu hiện và biểu hiện - trừu tượng đến cực thực, siêu thực; từ thô mộc mà khúc triết đến biểu cảm tràn trề sức sống hay vờn tỉa tinh tế với suy tư sâu sắc
và lãng mạn Ngoài các chất liệu truyền thống thì đã có một số chất liệu, phương pháp mới xuất hiện như: Khắc phá bản, in độc bản, digital art, điêu khắc giấy bồi, tempera/gỗ… đây là tín hiệu tốt thể hiện sự mạnh dạn tìm tòi các chất liệu mới cho nghệ thuật tạo hình, đó cũng là xu hướng chung của nghệ thuật tạo hình trên thế giới
Đánh giá về các thể loại cho thấy, hội họa đã có sự phát triển về ngôn ngữ và bút pháp trên các chất liệu sơn dầu, sơn mài và đặc biệt là trên chất liệu lụa Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu tìm những bố cục mới cho các đề tài
dù đã quen thuộc nên tạo cho người xem những cảm nhận mới mẻ Còn đối với đồ hoạ thì bên cạnh những tác phẩm của những tác giả có phong cách đã định hình, một số tác giả khác đã tìm cách đổi mới trong ngôn ngữ và màu sắc Với các tác phẩm sử dụng kỹ thuật như in độc bản, in lưới, in litô, trổ giấy, digital art… đã cho thấy một diện mạo mới của đồ hoạ thể hiện sự tinh
tế trong đường nét và chuyển hoá màu sắc, với những đề tài được rộng mở Các tác phẩm điêu thể hiện rõ hai khuynh hướng mà các tác giả theo đuổi trong sáng tác đó là khuynh hướng hiện thực và khuynh hướng biểu hiện - trừu tượng nhưng có bước phát triển mới trong tìm tòi bố cục, hình khối và chất liệu để chuyển tải chủ đề, nội dung tác phẩm Xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm chất liệu kim loại như đồng, sắt, inoc đặc biệt là chất liệu sắt chiếm tỷ lệ lớn và có nhiều khả năng biểu đạt mới Triển lãm lần này cũng giới thiệu một số tác phẩm sắp đặt, tuy nhiên những tác phẩm đó chưa phản ánh được những thành công mà nghệ thuật sắp đặt đã có được trong những năm gần đây, nên không gây được ấn tượng với người xem
Ở TLMTVN năm 2015, ban tổ chức đã có những thay đổi về quy mô tổ chức, tiêu chí lựa chọn tác phẩm Tuy có hơn 4.000 tác phẩm tham dự của các tác giả 63/64 tỉnh, thành phố, nhưng ban chỉ đạo, ban tổ chức và Hội đồng
Trang 29Nghệ thuật đã thống nhất không đặt ra số lượng trưng bày mà quan trọng là chất lượng nghệ thuật của tác phẩm, vì vậy chỉ tuyển chọn 407 tác phẩm của
405 tác giả để trưng bày trong triển lãm Tác phẩm hội họa vẫn có số lượng áp đảo là 274 giữ tỷ lệ tương đương lần triển lãm 2010 là 67,0%, đồ họa là 61 chiếm 14,9%, nhưng tỷ lệ đã tăng lên tới gần 6% so với lần triển lãm 2010, điêu khắc và sắp đặt và video Art có 74 tác phẩm chiếm 18,1% (triển lãm lần này còn có 5 tác phẩm video Art) [PL4,tr.98], ngoài ra còn có 17 tác phẩm của Hội đồng Nghệ thuật tham gia trưng bày trong triển lãm Có tổng cộng 38 giải thưởng được trao cho các tác phẩm tiêu biểu nhất, trong đó 02 huy chương Vàng, 04 huy chương Bạc, 12 huy chương Đồng và 20 giải Khuyến khích Đây là phần thưởng xứng đáng cho các nỗ lực lao động sáng tạo nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc [PL4,tr.98]
Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2015 đã phản ánh trung thực diện mạo các vấn đề trong hoạt động sáng tác và sự phát triển của Mỹ thuật Việt Nam hiện nay Năm năm qua đời sống mỹ thuật có những chuyển biến trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội của thế giới và trong nước đã có những tác động đến đời sống mỹ thuật Sự hồ hởi, háo hức thể nghiệm mang tính hình thức đã đi qua, sự tĩnh tâm với độ lùi của thời gian để nhìn lại những gì đã làm trong những thập niên đổi mới đã giúp các nghệ sĩ có cái nhìn thực tế và sâu sắc hơn về sự sáng tạo nghệ thuật Nghệ thuật đồ họa đã có những bứt phá trong ngôn ngữ sáng tạo và kỹ thuật in ấn; Hội họa tiếp tục lúng túng để đi tìm cái mới; Điêu khắc đã hướng đến nhiều hơn những giá trị thẩm mỹ phục vụ đời sống xã hội; Nghệ thuật đương đại đã chững lại đang tìm hướng khai
mở những sáng tạo mới [4,tr.7]
Cho đến triển lãm này thì nội dung của các tác phẩm đã có sự thay đổi nhiều, các đề có tính truyền thống trong triển lãm như đề tài về Bác Hồ, về cách mạng, lịch sử, lực lượng vũ trang nhân dân… đã nhường chỗ cho các đề
Trang 30tài mang tính đương đại (trừ số tác phẩm vẽ theo đơn đặt hàng của nhà nước)
Có các tác phẩm đề cập tới các vấn đề mang tính thời sự như tiêu cực, tham nhũng, lũ lụt, biến đổi khí hậu: Tác phẩm “Thời bão giá 2” của Phan Hữu Huỳnh, tác phẩm “Lũ lụ miền Trung quặn lòng cả nước” của Phạm Quyền , miêu tả sự dung dị của đời sống thường ngày như tác phẩm “Ngày mới” của
Lê Quốc Tiến , sáng tác về chủ quyền biển đảo của tổ quốc như tác phẩm
“Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” của Nguyễn Đình Truyền, tác phẩm
“Giữ biển đảo quê hương”của Nguyễn Thị Thiền Nhiều tác phẩm đã sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình nói về những câu chuyện thời đại môt cách ấn tượng, trong đó phải kể đến những tác phẩm mang các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo như: "Lên đồng" của Trần Quốc Giang, "Đức tin" của Võ Việt Dũng, hay là ứng dụng công nghệ đã khiến con người thờ ơ với cuộc sống như trong tác phẩm “Kết nối” của Bùi Quang Tuấn, "Tuổi teen" của Phạm Hồng Như, cho tới tác phẩm điêu khắc “Khúc bi tráng” của Phan Gia Hương với hình tượng chân dung ba bà mẹ thuộc ba miền bắc, trung, nam cùng những kỷ vật, cánh thư của chiến sĩ khiến người xem xúc động mạnh
mẽ Điều đó cho thấy nghệ thuật đang có xu hướng tiến gần tới khán giả, cộng đồng hơn [PL1,tr.92-95
Bên cạnh những gương mặt lão thành, kì cựu như: Họa sỹ Phan Kế An, Trần Huy Oánh, Đinh Trọng Khang, Lê Thị Kim Bạch, Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo… với chất liệu, phương pháp truyền thống, thì cho thấy sự hiện diện đông đảo của các loại hình nghệ thuật đương đại với nhiều tác giả trẻ tại triển lãm, là nguồn nhân lực tiềm năng, là lứa họa sĩ có thể kế cận trong tương lai Triển lãm có hơn 40 chất liệu tham gia, trong đó một số chất liệu truyền thống của hội họa, đồ họa vẫn chiếm tỷ lệ ưu thế như sơn dầu (30%); sơn mài (16%); sau đến chất liệu tổng hợp, lụa và khắc gỗ; nhưng đồng thời cũng có tác giả sử dụng thêm các chất liệu mới như khắc inox, da bò, hay phối hợp các chất liệu, phương pháp khác trong tác phẩm như In đá, photo pint; sắt hàn,
Trang 31gương và gỗ, đặc biệt có chất liệu rất độc đáo là trúc chỉ (được vẽ trong quá trình seo giấy) có nhiều tiềm năng để phát triển Nếu nhìn về số lượng tác phẩm gửi (4076) và tác phẩm được lựa chọn trưng bày trong triển lãm (409) thì cho thấy tỷ lệ tuyển chọn là rất cao so với các kỳ triển lãm trước (1/10)
Tuy vậy, theo đánh giá chung thì chất lượng tác phẩm cũng chưa tương xứng với kì vọng của giới nghệ thuật Xét một cách tổng quan thì tác phẩm trong triển lãm đã có sự thay đổi, hình thức tác phẩm có nhiều cách tân, học tập từ các nền nghệ thuật thế giới và khu vực, đã tạo được một phần mới mẻ cho người xem Nhưng nếu nhìn sâu hơn theo con mắt chuyên môn thì còn có nhiều ý kiến đánh giá chung về các thể loại trưng bày có sự chênh lệch về sự phát triển Trong đó, duy nhất lĩnh vực đồ họa đã vượt hẳn lên trong kỳ triển lãm lần này, nhận được rất nhiều đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật Từ
kỳ triển lãm năm 2000 đến nay, lần đầu tiên có một Huy chương Vàng dành cho tác phẩm đồ họa Theo một số họa sĩ và nhà phê bình nghệ thuật có uy tín thì đồ họa có bước phát triển dài, ngày một tự tin hơn khi đứng cạnh các tác phẩm hội họa… Trong sự bình lặng của hội họa, thì sự phát triển của đồ họa là khá ấn tượng, sâu sắc về ý tưởng, đa dạng về cách nhìn, tinh tế về kỹ thuật biểu hiện ngôn ngữ Nghệ thuật điiêu khắc tuy không thực sự thành công nhưng cũng đã cố gắng tạo nên sự thay đổi, hướng đi gần với thực tế của cuộc sống, chạm vào xúc cảm thẩm mỹ của công chúng [4]
TLMTVN năm 2015 diễn ra trong thời kì kết thúc giai đoạn 30 năm đổi mới xây dựng và phát triển của đất nước, nghệ thuật tạo hình cũng song hành phản ánh cảnh vật, cuộc sống của con người trong sự “đổi mới” cách nhìn trong nghệ thuật tạo hình của các nghệ sĩ Sự phát triển đa dạng về kĩ thuật thể hiện tư duy nghệ thuật của nghệ thuật tạo hình các nước trên thế giới đã phần nào ảnh hưởng đến mỹ thuật nước nhà, nó được giới nghệ sĩ Việt Nam tiếp nhận, thể hiện sáng tạo trên nhiều tác phẩm Theo đánh giá chung đây là
Trang 32một cuộc hội tụ lớn của giới nghệ thuật Việt Nam, tuy nhiên chưa thật đầy đủ
vì còn thiếu nhiều nghệ sĩ vì điều kiện đã không tham gia Đây cũng là một phần thiếu hụt trong bức tranh tổng thể của triển lãm lần này Có thể thời gian chưa đủ để tạo ra một dấu ấn đặc biệt, sự thành công như mong muốn, song
sự bình dị, giản đơn được chắt lọc trong cuộc sống vẫn được tái hiện một cách sáng tạo trên nhiều tác phẩm, sự giao thoa của nghệ thuật cũng không làm mất
đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam
Tiểu kết
Chương 1 đã xác định khái niệm về “tranh in” và khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”, khái quát về các thể loại tranh in ở Việt Nam, những chất liệu và phương pháp in tranh Giới thiệu khái quát qua về TLMTTQ và các thông tin cơ bản về tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015
Tranh in là loại tranh thuộc về đồ họa tạo hình, khái niệm tranh in được xác định thông qua đặc điểm, phương pháp sáng tác tranh Khác biệt chung so với với các loại tranh đồ họa khác là dựa vào khâu chế bản và thông qua quá trình in để tạo ra tác phẩm Mỗi thể loại tạo hình đều có ngôn ngữ tạo hình riêng cho nó, tranh in ngoài việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật đồ họa nói chung, song lại có những khác biệt đáng kể trong ngôn ngữ tạo hình
do tính chất đặc thù của thể loại này Ngôn ngữ chính là tiếng nói, là sự biểu đạt ý tưởng, nội dung và tình cảm của tác giả, thông qua con đường thị giác
mà người xem thấy được hình ảnh, không gian một cách cụ thể Ngôn ngữ đó chính là các yếu tố để tạo nên “nghệ thuật tạo hình tranh in”
Tranh in là thể loại phong phú về phương pháp và kĩ thuật in, sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để sáng tác Được hình thành và phát triển dần theo
sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật cũng như khả năng tìm tòi, sáng tạo không ngừng của các họa sĩ về phương pháp in và kĩ thuật thể hiện Theo cách phân
loại hiện nay thì tranh in có 5 phương pháp in cơ bản là: Tranh in nổi, tranh
Trang 33in lõm, tranh in phẳng, tranh in xuyên và tranh in độc bản Mỗi một phương
pháp in lại có những chất liệu và kĩ thuật khác biệt, nhưng quy trình để thể hiện tác phẩm cơ bản là giống nhau gồm 2 giai đoạn sau: Chế bản và in tranh, đây cũng chính là điểm khác biệt của tranh in so với các thể loại tranh khác
TLMTTQ năm 2010 và 2015 cũng là quãng thời gian có nhiều thay đổi mạnh mẽ của nền mỹ thuật nước nhà Việc triển lãm được tổ chức với quy
mô, bài bản hơn đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước, Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch với phong trào mỹ thuật của đất nước Sự tham gia đông đảo của các nghệ sĩ của các tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy hoạt động sâu rộng của mỹ thuật, nhiều nghệ sĩ và nhà nghiên cứu đều cho rằng hai cuộc triển lãm này đã có nhiều thay đổi, trăn trở tìm tòi, thể nghiệm trong sáng tạo nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc Mỗi một người nghệ sĩ đều cố gắng cống hiến cho công chúng những tác phẩm nghệ thuật tốt nhất Sự phong phú
về chất liệu, phong cách, ngôn ngữ tạo hình đã tạo ra một vườn hoa nghệ thuật đa sắc, một chút khoảng lặng cũng là động lực thúc đẩy các nghệ sĩ tiếp tục sáng tác và hứa hẹn sự chuyển mình của nền mỹ thuật Việt Nam trong những năm tới
Trang 34CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN TRONG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC NĂM 2010 VÀ 2015
2.1 Đặc điểm về nội dung của tác phẩm tranh in trong triển lãm
Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015
Ngôn ngữ tạo hình tác động đến người xem qua con đường thị giác và hiệu quả nghệ thuật được đánh giá qua hình thức và nội dung tác phẩm Hình thức của tác phẩm là yếu tố chuyển tải nội dung đến người xem một cách nghệ thuật nhất, còn nội dung tác phẩm được biểu hiện thông qua hình thức thể hiện của ngôn ngữ tạo hình Hiển nhiên, bức tranh không chỉ thể hiện các
kỹ thuật điêu luyện mà các yếu tố nghệ thuật trình bày trên tác phẩm còn phải nói với người xem điều gì Vì vậy, ta không thể công nhận một bức tranh là đẹp nhưng lại không nhìn thấy hay cảm nhận thấy được nội dung của tác phẩm Dù tác giả sáng tác tranh theo cách hiện thực, biểu hiện hay trừu tượng thì tác phẩm vẫn phải có nội dung nhất định Nếu nhìn rộng ra thì các ngành nghệ thuật khác cũng có tính tương đồng, tác phẩm nghệ thuật hình thành trên nguyên tắc sáng tác bắt đầu từ tìm nội dung đề tài cho đến thể hiện tác phẩm bằng ngôn ngữ nghệ thuật Điều đó cho thấy nội dung có ý nghĩa rất lớn, từ khởi điểm xuất phát ý tưởng đến việc định hình tác phẩm trong suốt quá trình sáng tạo cho đến khi hoàn thành
Nội dung của tác phẩm thường được xây dựng lên từ ý thích chủ quan của tác giả, tư duy nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân rõ rệt Tuy nhiên, nhiều nội dung tác phẩm được hình thành từ suy nghĩ của nhiều người, từ cảm nhận
về hiện tượng, sự việc mang tính cộng đồng nên có thể nội dung mang tính thời sự, phản ánh các vấn đề của xã hội hay của một giai đoạn lịch sử nhất định, có lúc không chỉ là đơn lẻ của một mà là suy nghĩ của nhiều họa sĩ
Trang 35Cũng chính vì điều đó, nên chức năng của nghệ thuật tạo hình nói chung và tranh in nói riêng ngoài việc đưa đến cho người xem những xúc cảm thẩm mĩ, còn phản ảnh đời sống xã hội của con người, có định hướng thẩm mĩ và có thể đi trước cả đời sống hiện tại của xã hội
Nội dung các tác phẩm in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 rất phong phú, đề cập tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống hiện tại, một chút hồi ức về quá khứ và tương lai Bản thân một tác phẩm cũng có nội dung đa chiều, có thể đan xen với nhau nên đôi khi khó mà phân định một được cách quá rõ ràng, vì nghệ thuật nói chung không bao giờ chấp nhận sự tuyệt đối Sự phân chia nội dung ở đây chỉ có tính chất tương đối, nhằm mục đích tạo sự thuận tiện cho việc tìm hiểu nội dung các tác phẩm và việc trình bày cho dễ hiểu hơn Với lí do trên và cảm nhận riêng của người viết, có thể tạm chia ra năm nhóm nội dung được phản ánh trong nghệ thuật tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015: Nội dung phản ánh lịch sử cách mạng về cuộc kháng chiến của dân tộc, chủ quyền tổ quốc; nội dung về phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc; nội dung phản ánh về lao động, sinh hoạt thường ngày,
lễ hội của con người; nội dung phản ánh về các vấn đề mang tính xã hội như giao thông, tham những, môi trường ; nội dung phản ánh về đời sống tinh thần của con người với hạnh phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh [PL3,tr.97]
* Nội dung phản ánh lịch sử cách mạng, cuộc kháng chiến của dân tộc
và chủ quyền tổ quốc
Mặc dù cuộc chiến tranh đã lùi xa, nhưng với mỗi người dân Việt Nam nói chung, các họa sĩ nói riêng thì những kí ức, cảm xúc về một thời đạn bom, một thời hào hùng khí thế cách mạng chưa bao giờ là hết, mặc dù so với các triển làm trước kia thì số lượng tranh đã giảm đi TLMTTQ năm 2010 có 8 tác phẩm tranh in trưng bày, các tác giả đã cho người xem thấy một cách nhìn về những cuộc chiến tranh đã qua Nó tiếp cận với người xem nhẹ nhàng, không phô trương hình thức, nhưng có đủ độ sâu sắc và biểu đạt về sự gian khổ,
Trang 36khốc liệt, vừa thương đau vừa oanh liệt Đó là các tác phẩm như ”Chống càn Quảng Trị” của họa sỹ Nguyễn Ngọc Dương; tác phẩm “Xe không kính” của họa sỹ Nguyễn Thành Công, tác phẩm “Mùa thu giải phóng” của họa sỹ Ái Thị , trong đó có tác phẩm “Thành cổ Quảng Trị” của họa sỹ Lê Huy Tiếp với cái nhìn tích cực, một niềm tin về tương lai trong kháng chiến Họa sĩ đã phản ánh sự khốc liệt qua hình ảnh bức thành cổ Quảng trị hằn lên những vết đạn, tương phản với nó là một bầu trời trong xanh, bầu trời hòa bình nằm ở trung tâm tác phẩm
TLMTVN năm 2015 có 4 tác phẩm tranh in trưng bày, trong đó có tác phẩm “Hang tám cô“ của họa sỹ Nguyễn Văn Ngần cho người xem một phút yên lặng nhớ về 8 thanh niên xung phong độ tuổi 18-20 đã hy sinh một cách đầy thương tâm vì bom B52 năm 1972 tại Quảng Bình; tác phẩm “Lão dân quân “ của họa sỹ Nguyễn Công Quang lại cho thấy sự kiên cường, bất khuất qua khuôn mặt cương nghị và bàn tay cầm súng rắn, thể hiện tinh thần, ý chí của một lão dân quân đã qua tuổi ngũ tuần Triển lãm lần này đã đóng góp vào triển lãm 2 bức tranh về chủ quyền tổ quốc, tác phẩm “Về với trường Sa” của họa sỹ Đặng Hướng với khung cảnh vùng biển bao la nổi lênlà hình ảnh cột mốc trên đảo và hoạt động của con người, chủ nhân của hòn đảo Tác phẩm đã góp phần khẳng định chủ quyền, thể hiện ró ý chí, quyết tâm gìn biển đảo thiêng liêng của tổ quốc Còn trong tác phẩm “Người Việt Nam” của họa sỹ Nguyễn Tường Vinh, hình ảnh các dân tộc cùng nhau sinh hoạt xung quanh hình tượng mặt trống đồng đã thể hiện sự đoàn kết chung sức một lòng xây dựng và bảo vệ tổ quốc [PL1,tr.92-95]
*Nội dung về phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc
Phong cảnh luôn là một trong những đế tài quen thuộc của các kỳ triển lãm, từ núi rừng, đồng bằng cho đến phố phường đều có thể tạo cho các họa sĩ phút giây thăng hoa để sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt
Trang 37Trong TLMTTQ năm 2010 có 10 tác phẩm tranh in trưng bày với nội dung phong cảnh, tác phẩm “Sông Quê” của họa sỹ Trần Xuân Quang cho ta
về thăm một khúc sông quê với cuộc sống thanh bình của những người dân chài chịu thương, chịu khó; tác phẩm “Hoa chuối rừng” của họa sỹ Phạm Văn Thuận với chiếc bình gốm cũ, mấy bông hoa chuối rừng và một giỏ hoa quả làm ta cảm nhận được hương vị của tự nhiên; tác phẩm “Lò chén Chánh Nghĩa- Bình Dương” của họa sỹ Nguyễn Hữu Duy đã đưa người xem về một làng nghề truyền thống ở miền Đông Nam bộ, hình ảnh đặc trưng của kiến trúc lò gốm sứ trong nắng chiều, cuộc sống dường như chậm lại và rất đỗi thân quen [PL1,tr.92-95]
Trong TLMTVN năm 2015 có 14 tác phẩm tranh in trưng bày với nội dung phong cảnh Từ những khung cảnh rộng lớn cho đến các con ngõ nhỏ, từ nơi thành thị nhộn nhịp, tất bật cho đến các vùng miền xa xôi, bình lặng đều
có dấu chân của người họa sĩ, các phong cảnh của thiên nhiên gắn với cuộc sống con người đã được các tác giả khai thác với từng cách nhìn khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong một đề tài dễ gần với người xem
Tác phẩm “Ai về thủ đô” của họa sỹ Trần Nguyên Đán thể hiện tình yêu đối với thủ đô Hà Nội yêu dấu với bối cảnh và các hình ảnh tiêu biểu cho lịch sử, văn hóa là Hồ gươm, đền Ngọc Sơn, cầu Long Biên, lăng Bác Hồ ; tác phẩm “Ngoại thành mùa lúa chín” của họa sỹ Đinh lực với hình ảnh các cây rơm mới trước cổng làng, một khung cảnh yên bình của vùng quê bên cạnh thành phố ồn ào Cho thấy sự phấn khởi, hạnh phúc của người nông dân khi một năm được mùa lúa, người xem tìm lại được những cảm xúc nhẹ nhàng, lắng đọng của tuổi thơ; tác phẩm “Chiều về bản” của họa sỹ Bùi Văn Hoà lại tìm về một vùng cao, với những ngôi nhà đặc trưng của người dân tộc, con đường nhỏ với hàng cây và thấp thóang áo váy phơi trong nắng đã làm không khí như vui nhộn hơn, cho ta cảm giác một phần sự thay đổi trong cuộc sống nơi đây; tác phẩm “Ngõ nhỏ” của họa sỹ Tạ Thị Ngọc Phê thể hiện
Trang 38tình cảm của mình với những góc nhỏ trong chính ngôi nhà nhỏ, là sự nhìn lại
về thời gian qua các góc cảnh cụ thể như những tấm gỗ cong đầy vân bạc phếch, hàng gạch ngói cũ kĩ như sự vương vấn không bao giờ hết với quá khứ; dường như họa sĩ Trần Anh Quân với tác phẩm “Ánh trăng xưa” cũng có cái nhìn đồng cảm như thế, sự hồi tưởng về quá khứ với cảm xúc bồi hồi khó
tả được thể hiện một cách chầm chậm, mờ ảo qua ánh trăng trên một khung cảnh của một vùng quê [PL1,tr.92-95]
*Nội dung phản ánh về lao động, sinh hoạt thường ngày, lễ hội của con người
TLMTTQ năm 2010 có 37 tác phẩm tranh in trương bày, đây là đề tài
có số lượng tranh lớn nhất bởi chủ đề này có sức hấp dẫn cao đối với nhiều họa sĩ Nó phản ảnh kịp thời nhịp sống của con người Việt nam trên mọi miền đất nước Đời sống của các dân tộc vùng cao với các phong tục tập quán phong phú và đôi chút bí ẩn chưa khám phá hết, sự đa dạng và manng nhiều yếu tố tạo hình của trang phục, kiến trúc, cảnh vật là nguồn khai thác thác dường như vô tận với nghệ thuật tạo hình nói chung Nhiều tác phẩm đã thành công trong đề tài này như tác phẩm “Nhịp chợ vùng cao” của họa sỹ Nguyễn Khắc Tài; tác phẩm “Nhịp điệu vùng cao” của họa sỹ Trịnh Bá Quát; tác phẩm “Thổ cẩm người H' Mông” của họa sỹ Phạm Thị Xuân; tác phẩm “Đi chợ”, “Chợ Thổ Cẩm” của họa sỹ Trần Tuyết Mai; tác phẩm “Phiên chợ Bắc Hà” của họa sỹ Trần Nguyễn Phương Uyên đều tập trung vào sinh hoạt chợ phiên, đây nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc thiểu số Cảnh tấp nập vui
vẻ của người mua, người bán, người xem, với trang phục đầy màu sắc đã tạo cho người xem cảm giác về một không khí rất đặc biệt, lôi cuốn hấp dẫn mọi người có dịp được tham gia và thưởng thức; tác phẩm “Chợ Việt” của họa sỹ Mai Thanh Hưng cũng đưa người xem đến một sinh hoạt tương tự nhưng ở vùng đồng bằng với mái chợ, trang phục truyền thống của dân tộc Kinh; tác phẩm “Ngày mùa ở biển” của họa sỹ Phạm Minh Phong; tác phẩm “Lựa cá”
Trang 39của họa sỹ Nguyễn Thị Thu Tâm và tác phẩm “Thu hoạch cá biển”, của họa
sỹ Lê Quốc Huy muốn cho người xem cảm xúc vui vẻ, phấn khởi về thành quả lao động có được của người dân vùng biển; tác giả Mai Anh với 2 tác phẩm “Chọi trâu” và “Chọi trâu I”, và tác giả Nguyễn Đăng Dũng với tác phẩm “Nhịp điệu nghìn năm” lại có cách nhìn hiện đại về cảnh sinh hoạt trong những lễ hội truyền thống Nhẹ nhàng và dung dị là những gì cảm nhận được với các tác phẩm “Đến lượt” của họa sĩ Trần Thị Quỳnh với cảnh vui chơi xếp hình của một nhóm trẻ; tác phẩm “Tập bơi” của họa sỹ Dương Thị Quang Sắc diễn tả hình dáng 3 đứa trẻ đang trong tư thế dưới nước thật vui
vẻ, hay tác phẩm “Công nhân môi trường” của họa sỹ Trần Thị Cải, tác phẩm
“Ngày mới” của họa sỹ Trần Thị Thanh Dung khai thác về đề tài lao động qua sự hối hả, khẩn trương của những công nhân dọn vệ sinh môi trường, những chị đạp xe trên đường tới kịp buổi chợ sớm [PL1,tr.92-95]
TLMTVN năm 2015 có 11 tác phẩm tranh in trương bày với các mảnh ghép trong bức tranh cuộc sống Đề tài về vùng cao đã được khai thác với góc nhìn mới mẻ qua tác phẩm “Phụ nữ Dao đỏ xuống chợ” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng với các chi tiết mang tính hiện đại, tác phẩm “Chuyện của những người chồng” của họa sĩ Kiều Trung Hiếu là khúc nhạc du dương của những đàn ông vùng cao; tác phẩm “Chuyển hàng” của họa sỹ Trần Tuyết Mai cho thấy sự hối hả của người và ngựa khi chuyển hàng xuống chợ ở vùng cao Tác phẩm “Cuộc sống biển” của họa sĩ Võ Thị Hiếu có cái nhìn chi tiết, chân thật về công việc phơi cá của những người ngư dân; tác giả Vũ Xuân Tìnhvới tác phẩm “Ngày mai ra khơi” lại được thể hiện với cách thức đơn giản, mới
mẻ để nói về công việc thường ngày của người dân biển chuyển bị cho một chuyến ra khơi đánh cá; tác giả Hồ Thiết Trinh với tác phẩm “Đội cát” đã diễn tả cái tinh thần lạc quan, sức lao động bền bỉ của con người với công việc nặng nhọc, vất vả Tác phẩm “Niềm vui nhỏ ngày xưa” của họa sỹ Nguyễn Thị Hải Hoà được nhìn qua lăng kính tuổi thơ với cánh đồng rộng
Trang 40mở, sự hồn nhiên, vui vẻ của những đứa trẻ đang nô đùa cùng với những con hạc giấy, tất cả đã tạo ra một không gian trong trẻo, con người và thiên nhiên như hòa trộn là một [PL1,tr.92-95]
*Nội dung phản ánh về các vấn đề mang tính xã hội như giao thông, tham nhũng, môi trường
TLMTTQ năm 2010 có 10 tác phẩm tranh in trương bày có chủ đề về các vấn đề xã hội và môi trường Tác phẩm “Nhà hộp” của họa sỹ Nguyễn Khắc Hân là sự trăn trở của những con người trong cuộc sống đô thị, những bức bối về không gian sống do sự chật hẹp, thô kệch của các khối bê tông Nó dường như đang lấn át, đè lên trên cuộc sống của chúng ta; cùng với suy nghĩ trên, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng với tác phẩm “Nạn dây điện trong thành phố” cũng cho người xem những mớ “bòng bong” dây điện lơ lửng, chằng chịt Điều đó không chỉ làm vướng víu tầm nhìn mà dường như nó đang dần quấn lấy không gian sinh sống, như muốn chi phối tới đời sống của con người; tác phẩm “Giờ tan tầm” của họa sỹ Phạm Duy với hình ảnh con người đang chen chúc trên đường phố, cho thấy sự bức bối trong giao thông đô thị, khi ở nhiều nơi còn chưa giải được bài toán giữa dân số, phương tiện và cơ sở
hạ tầng Tác giả Nguyễn Hữu Duy với một góc nhìn khác đã cho thấy tác động mặt trái của công nghệ trong đời sống hiện đại, đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của mọi vật qua tác phẩm “Cá và nước đen”, sự đấu tranh quyết liệt giữa một bên là môi trường bị ô nhiễm và một bên là môi trường trong sạch qua hình ảnh của hai dòng nước trái ngược nhau Tác phẩm
“Điều không muốn” của họa sỹ Nguyễn Phú Hậu lại nhẹ nhàng đề cập tới vấn
đề hôn nhân, giới tính qua khung cảnh của khu vực sản nhi trong bệnh viện; Tác giả Phạm Khắc Quang với 2 tác phẩm “Kịch bản Đương đại” và “Áo phao” mạnh dạn đưa ra nạn cửa quyền, tham những qua hình thức châm biếm hài hước với khuôn mặt của chú Tễu [PL1,tr.92-95]