Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về các quy định pháp luật đối với quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoà
Trang 1ĐỖ PHƯƠNG LAN
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG
TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 2CHƯƠNG 1 9
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
1.1 Khái quát bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc
1.1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 91.1.2 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài 15
1.2 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại
1.3 Ý nghĩa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
20
1.4 Cơ sở pháp lý điều chỉnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
2.1 Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên25
2.1.1 Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng 25
2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài 32
2.2.1 Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng 322.2.2 Thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam 50
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CÓ YẾU
TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI
Trang 33.1.1 Thực trạng pháp luật 603.1.2 Thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài 67
Trang 4các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương với nhau; mà ngay cả công dân của các quốc gia cũng tiến hành những giao dịch dân sự với số lượng ngày càng đa dạng và phức tạp Theo đó, một mặt, tạo tiền đề cho sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các bên, qua đó thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, và các vấn đề khác Tuy nhiên, một mặt cũng làm phát sinh những nghĩa vụ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
có yếu tố nước ngoài
Không chỉ ở Việt Nam, mà ở các nước trên thế giới, vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là một trong những chế định quan trọng trong quy định pháp luật dân sự, hơn nữa đây còn
là một vấn đề mang tính pháp lý quốc tế, là nội dung quan trọng trong Tư pháp quốc tế Xuất phát từ tầm quan trọng của chế định này, pháp luật Việt Nam theo từng thời kỳ, như Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, và mới đây nhất là tại Bộ luật dân sự năm 2015 cùng với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đều có các điều luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Qua từng thời kỳ, các quy định càng có tính chặt chẽ cũng như phù hợp hơn với thực trạng xã hội của Việt Nam, bên cạnh đó cũng đã tạo ra cơ sở pháp lý để bảo
vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các bên có liên quan trong vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Hơn thế nữa, Việt Nam và một số quốc gia có ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự, cũng có các điều khoản quy định liên quan tới vấn đề giải quyết các tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
Trang 5Tư pháp quốc tế, cụ thể là các nguyên tắc chọn luật áp dụng để giải quyết và thẩm quyền tài phán của Tòa án Điều này đã góp phần tạo ra hành lang pháp
lí cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, mà đặc biệt là liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Ở Việt Nam hiện nay, các vụ việc liên quan tới tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài không còn là vấn đề quá mới mẻ và đã
có các quy định về vấn đề này, tuy nhiên việc giải quyết các trường hợp này trên thực tế chưa thể đáp ứng được các yêu cầu đề ra, cũng như chưa bảo vệ được một cách đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia Bởi
lẽ pháp luật hiện hành được áp dụng để giải quyết là Bộ luật dân sự năm
2005 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 đã bộc
lộ nhiều điểm hạn chế qua quá trình áp dụng vào thực tế giải quyết Bên cạnh
đó, số lượng các Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự được ký kết bởi Việt Nam và một số nước vẫn còn quá ít, đồng thời Việt Nam chưa phải là thành viên của bất kỳ Điều ước quốc tế đa phương nào về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế, điều đó dẫn tới các căn cứ pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể ở thời điểm hiện tại là chưa đầy đủ và chưa thực sự tạo ra nền tảng vững chắc Ngoài ra, ngay cả trong vấn đề đưa ra các quan điểm, khái niệm về mặt
lý luận của các tranh chấp này hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn có
sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu luật cũng như các nhà làm luật, từ đó không tạo nên sự đồng bộ trong tư tưởng định hướng và xây dựng pháp luật
Trước tình hình thực thi pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như vậy, yêu cầu cấp thiết chính là cần có những sự điều chỉnh trong quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để phù hợp với thực trạng hiện nay Tại kỳ họp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, có 446/494 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, tương đương 86,84% tổng số đại biểu, sáng ngày 24 tháng 11 năm
Trang 62015, Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2017; và với đa số phiếu thuận, sáng ngày 25 tháng 11 năm 2015, Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật Tố tụng dân
sự (sửa đổi) gồm 42 chương, 517 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
7 năm 2016 Các quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã khắc phục được những thiếu sót cũng như hạn chế trong các quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn đối với việc giải quyết các vấn đề liên quan tới các giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam” theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các Điều ước quốc tế song phương ký kết giữa Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, đồng thời so sánh và đối chiếu với Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 là hết sức cần thiết
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài là một chế định quan trọng của tư pháp quốc tế nên đã có nhiều nhà luật học, nhà nghiên cứu quan tâm và có các đề tài nghiên cứu, bài viết trên tạp chí, khóa luận có đề cập tới vấn đề này, tiêu biểu như:
- Luận văn, khóa luận tốt nghiệp:
Đề tài “Một số vấn đề về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư
pháp quốc tế Việt Nam”, của Nguyễn Thị Gấm, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học luật Hà Nội năm 2010
- Đề tài nghiên cứu khoa học
Trang 7Trường Đại học Luật Hà Nội, Trần Thị Huệ (chủ nhiệm), “Trách
nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại – vấn đề lý luận và thực tiễn”, Đề tài
khoa học cấp trường năm 2009
- Các bài viết trên tạp chí:
Bài viết “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố
nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam - Những bất cập và hướng hoàn thiện” của TS Nguyễn Hồng Bắc và Lê Thị Bích Thủy đăng trên Tạp
chí luật học số 04/2014
Bài viết “Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
Tư pháp quốc tế hiện đại” của PGS TS Nguyễn Bá Diến đăng trên Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật số 04/2007
Bài viết “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của tác giả Nguyễn
Văn Cương – Chu Thị Hoa, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ tư pháp đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4/2005
Bài viết “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp
luật dân sự của Cộng hòa Pháp” của ThS Trần Ngọc Dương đăng trên Tạp
chí luật học số 01/2009
Nhìn chung, trong các bài viết của các tác giả như kể trên cũng như trong các công trình nghiên cứu khác về vấn đề bồi thường thiệt hại trong Tư pháp quốc tế đã đề cập tới một số khía cạnh khác nhau của vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài dưới góc độ của Tư pháp quốc tế, và chủ yếu nghiên cứu dựa trên các quy định của Bộ luật dân
sự năm 2005 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011
Do vậy, tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích, tìm hiểu về các quy định mới về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng như so sánh với các quy
Trang 8định của theo Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về các quy định pháp luật đối với quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam là thành viên; cụ thể là các quy định về nguyên tắc chọn luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và xác định thẩm quyền tài phán của Tòa án trong việc thụ lý và giải quyết các tranh chấp đó
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi của chế định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là rất rộng và trong phạm vi đề tài luận văn này, tác giả lựa chọn nghiên cứu về các vấn đề pháp lí cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam,
cụ thể là các quy định pháp luật về nguyên tắc lựa chọn pháp luật để giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
và phân tích thẩm quyền tài phán của Tòa án đối với các vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn từ 2005 cho đến nay, căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, Bộ luật dân sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các Điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam ký kết với một số quốc gia trên thế giới
4 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Trang 9giải quyết các tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
- Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam đối với việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
- Phân tích và chỉ ra những bất cập trong quá trình thực thi các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong thực tiễn áp dụng theo Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản có liên quan Trên
cơ sở đó, đánh giá được những điểm tiến bộ của Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản có liên quan sẽ có tác động tới thực trạng giải quyết các vụ việc liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế của Việt Nam
5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện nghiên cứu đề tài về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, tác giả đặt ra một số câu hỏi xuyên suốt luận văn nhằm đạt được các mục đích và nhiệm vụ của luận văn, bao gồm:
Trang 10- Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài được đặt ra thì áp dụng những nguyên tắc nào để xác định luật giải quyết?
- Trên phương diện quy định của pháp luật, pháp luật Việt Nam, pháp luật một số nước trên thế giới và một số Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng nguyên tắc nào để chọn luật và thẩm quyền để giải quyết đối với các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài?
- Thực trạng giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam theo Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản có liên quan còn những điểm hạn chế nào?
- Bộ luật dân sự năm 2015 đã có quy định nào để khắc phục những điểm còn bất cập trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
6 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm để tiếp cận các vấn đề của luận văn Ngoài ra, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh cũng được sử dụng để đưa ra những nhận định và đánh giá về các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Trong tình hình hiện nay, có rất ít công trình khoa học đề cập tới vấn
đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015, do vậy luận văn có vai trò làm rõ cơ sở lý luận theo tinh thần của các văn bản pháp luật kể trên Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những đối tượng muốn tìm hiểu về vấn đề này
Trang 118 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận thì Luận văn gồm ba chương chính gồm:
Chương 1: Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Chương 3: Thực trạng giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
có yếu tố nước ngoài và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Trang 12CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1.1 Khái quát bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế
1.1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo định nghĩa nêu trong Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì “trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các
chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của chủ thể gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã ký”1, hay như trong Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập
2 định nghĩa như sau “một loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên
các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ2.”
Có thể thấy, với khái niệm được đưa ra trong Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được đưa ra dựa trên cơ sở có hợp đồng liên quan tới thiệt hại được gây ra; định nghĩa này không bao hàm tới những yếu tố liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như yếu tố lỗi, yếu
tố đối tượng bị xâm phạm Còn trong cách đưa ra định nghĩa trong Giáo trình luật dân sự tập 2, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không
đưa ra một cách chi tiết về điều kiện phát sinh mà chỉ nêu rằng “điều kiện do
pháp luật quy định”, ở đây tác giả chỉ tập trung về khía cạnh đối tượng bị
xâm phạm có thuộc các đối tượng được pháp luật bảo vệ hay không; vì thế đối với định nghĩa này, khi áp dụng để tìm hiểu về mặt lý luận của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì cần phải tìm hiểu thêm nữa về
1 Xem Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng- Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 – Trang 434
2Xem Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 2 - , Nhà xuất bản Giáo dục của TS Lê Đình Nghị (chủ biên) năm 2009 – Trang 191.
Trang 13việc pháp luật có quy định thế nào về các điều kiện được coi là cơ sở để xác định yếu tố ngoài hợp đồng cũng như các yếu tố khác của loại hình trách nhiệm này.
Về mặt bản chất, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định của pháp luật dân sự có tính cưỡng chế đối với đối tượng gây thiệt hại có đủ năng lực hành vi dân sự được áp dụng trong trường hợp các thiệt hại phát sinh không dựa trên cơ sở tự do thỏa thuận giữa các bên; theo đó, các thiệt hại phát sinh phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời bởi đối tượng gây thiệt hại Tuy nhiên, trên cơ sở tôn trọng thỏa thuận của các bên, pháp luật có quy định các bên trong quan hệ pháp luật dân sự này (cụ thể là chủ thể bị thiệt hại và chủ thể gây thiệt hại) được quyền thỏa thuận
về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần
Các quan hệ dân sự trong xã hội hiện tại rất phong phú, đa dạng về chủ thể, khách thể, nội dung, cách thức phát sinh, quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các bên Thông thường một quan hệ pháp luật dân sự sẽ không gặp phải những “rắc rối” về mặt pháp luật nếu các quyền và nghĩa vụ đều được các bên trong quan hệ đó thực hiện đầy đủ Tuy nhiên, trên thực tế, một quan hệ dân sự luôn có thể phát sinh những thiệt hại vì nhiều nguyên nhân khách quan (như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh), hoặc cũng có thể do nguyên nhân chủ quan (như bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trên cơ sở hợp đồng dân sự)
Về mặt pháp luật, theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trường hợp được coi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là khi một chủ thể có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của một chủ thể khác mà việc gây thiệt hại này phải bồi thường Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rằng trong
Trang 14trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của chủ thể
bị thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ không phát sinh; và tại khoản 3 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Có thể thấy đây là các trường hợp ngoại lệ trong vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Và đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đây là một điểm mới so với các quy định trong bộ luật dân sự trước đây, thể hiện cách nhìn nhận vấn đề công bằng hơn, đặt quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cân bằng và bình đẳng hơn bởi lẽ theo quy định trước kia, các quy định của pháp luật không đề cập tới trường hợp do sự kiện bất khả kháng và thiệt hại do lỗi của chủ thể bị thiệt hại thì không phải bồi thường, mà mặc nhiên thừa nhận rằng cứ trường hợp có hành vi gây ra thiệt hại ngoài hợp đồng thì chủ thể gây ra thiệt hại phải bồi thường
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của pháp luật dân sự Việt Nam phát sinh trong trường hợp đồng thời có đủ các đặc điểm sau:
Trang 15làm công, người học nghề gây ra; bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường; bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra; bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra; bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra; bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể; bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả; và bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng Không chỉ trong quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 mà ngay trong Bộ luật Dân sự năm 2005, các quy định về trường hợp cụ thể liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng đã được đề cập tới, điều này nhằm mục đích tạo cơ sở pháp
lý cho các bên cũng như cho cơ quan có thẩm quyền tài phán có căn cứ để giải quyết
Khi nghiên cứu về pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
Tư pháp Thụy Sĩ, tác giả nhận thấy trong quy định của pháp luật Thụy Sĩ cũng liệt kê các trường hợp cụ thể về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như trong các trường hợp: tai nạn; trách nhiệm đối với sản phẩm; cạnh tranh không lành mạnh và kìm hãm cạnh tranh Tuy nhiên, phạm vi cụ thể của pháp luật Thụy Sĩ không tương đồng với phạm vi cụ thể được liệt kê trong
Bộ luật dân sự năm 2015
Điểm cần lưu ý ở đặc điểm này là yếu tố “ngoài hợp đồng” Yếu tố
“ngoài hợp đồng” được hiểu là khi các hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại được thực hiện mà giữa chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại không có bất kỳ thỏa thuận hoặc hợp đồng nào liên quan tới thiệt hại xảy ra trên thực tế; mối quan hệ, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra và chủ thể gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho chủ thể bị thiệt hại về tài sản hoặc tinh thần Chủ thể bị thiệt hại có quyền yêu cầu chủ thể gây thiệt hại phải có nghĩa vụ thực hiện những hành vi nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của mình, và chủ thể gây thiệt hại là người duy nhất phải thực hiện trách nhiệm đối với chủ thể bị thiệt hại
Trang 16Đây chính là yếu tố quan trọng để phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên cơ sở có hợp đồng, bởi nếu căn cứ theo hợp đồng thì việc chọn luật áp dụng cũng như xác định thẩm quyền giải quyết đối với các thiệt hại xảy ra sẽ không gặp nhiều khó khăn; nhưng riêng đối với trường hợp không có hợp đồng hay bất
kỳ thỏa thuận nào liên quan tới thiệt hại xảy ra, thì cần căn cứ vào nhiều yếu
tố khác nhau để xác định được luật áp dụng cũng như thẩm quyền giải quyết thuộc về cơ quan nào để có thể giải quyết được vụ việc
Thứ hai là “thiệt hại thực tế”.
Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì nguyên tắc bồi thường thiệt hại đó là chỉ phát sinh khi có thiệt hại thực tế xảy ra; trường hợp không có thiệt hại thực tế thì dù đó là hành vi trái pháp luật, cũng sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với quan hệ dân sự, mà khi đó có thể sẽ phát sinh các trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính Các thiệt hại này có thể là: (i) thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, ví dụ như tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc hư hỏng; (ii) thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; (iii) thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; (iv) thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Yếu tố này được hiểu là sau thời điểm hành vi trái pháp luật được thực hiện thì dẫn tới phát sinh các hậu quả ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chủ thể bị thiệt hại trên thực tế
Thứ ba là “mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi”
Một trong những yếu tố quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đó là xác định được mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây ra thiệt hại Mối quan hệ nhân quả được hiểu là thiệt hại phát sinh trên thực tế là hậu quả của hành vi trái pháp luật gây nên, và ngược lại, hành vi trái pháp luật đã gây ra thiệt hại đó
Trang 17Bởi vì nếu có thiệt hại thực tế phát sinh trên thực tế nhưng thiệt hại này không phải do hành vi trái pháp luật của chủ thể gây thiệt hại gây ra thì chủ thể có hành vi trái pháp luật không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với các thiệt hại này.
Căn cứ quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các đặc điểm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm ba đặc điểm đó là: Có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi Một điểm khác biệt rõ rệt giữa quy định về các đặc điểm của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Dân sự năm 2005 đó là Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định yếu tố “lỗi” cũng được coi là một trong những đặc điểm để phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với các loại trách nhiệm khác; trong khi đó, theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 không quy định yếu
tố lỗi là một trong các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà yếu tố lỗi chỉ được đề cập trong nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Theo tác giả, việc lược bỏ yếu tố lỗi trong quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 là dựa trên các lí do sau đây:
Thứ nhất, bản chất của lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành
vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý, điều này có nghĩa khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể phải có nhận thức tâm lý về hành vi trái pháp luật mà mình thực hiện dù ở dạng cố ý hay vô ý Theo đó, nếu hiểu về lỗi là trạng thái tâm lý và nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả
do hành vi đó gây ra, thì yếu tố này không thể áp dụng được với trường hợp thiệt hại phát sinh do cây cối gây ra hoặc do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra bởi đây là những tài sản vô tri vô giác3 thì không thể có nhận thức về yếu tố lỗi trong trường hợp gây ra thiệt hại cho chủ thể bị thiệt hại
3 Xem http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/689 ngày truy cập 03/8/2016
Trang 18Thứ hai, trong thực tế xét xử của Tòa án thì những người không có
khả năng nhận thức đầy đủ (người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự) thì chỉ cần ba yếu tố4 đó là có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi bởi khả năng nhận thức về lỗi của những đối tượng này về hành vi trái pháp luật do mình gây ra gần như là không có, do vậy không thể áp dụng yếu tố lỗi làm điều kiện xem xét Điều đó tạo nên sự không công bằng giữa các đối tượng không
có khả năng nhận thức đầy đủ và những người có khả năng nhận thức đầy đủ khi cùng thực hiện một hành vi trái pháp luật và cùng gây ra hậu quả tương
tự nhau, thì những người không có khả năng nhận thức đầy đủ được xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng căn cứ trên ba yếu tố, còn những người có khả năng nhận thức đầy đủ thì phải có đủ bốn yếu tố mới đủ căn cứ xác định nghĩa vụ
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
là nghĩa vụ dân sự không căn cứ theo một thỏa thuận dân sự hoặc một hợp
đồng dân sự có liên quan, phát sinh khi có hành vi trái pháp luật, mà theo đó gây ra các thiệt hại về mặt vật chất hoặc tinh thần cho các chủ thể khác.
1.1.2 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
Căn cứ nội dung của quy định này, thì việc xác định yếu tố nước ngoài cần phải dựa trên cơ sở quốc tịch của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự
4 Xem trong-quan-h-hp-ng-va-trong-bi-thng-thit-hi-ngoai-hp-ng-c-quy-nh-trong-blds-nm-2005&catid=100:nghien- cu-trao-i&Itemid=93 ngày truy cập 03/8/2016
Trang 19http://sotuphapqnam.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=977:ban-v-yu-t-li-nói chung và trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng.
Ví dụ: một bên trong quan hệ dân sự có quốc tịch Việt Nam, bên còn lại trong quan hệ dân sự có quốc tịch Nhật Bản; hoặc đối với trường hợp pháp nhân thì một bên trong quan hệ dân sự đó là công ty được thành lập và
có trụ sở chính tại Việt Nam, bên còn lại trong quan hệ dân sự đó là một công ty được thành lập và có trụ sở chính tại Pháp
Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài.
Trường hợp này được hiểu là nếu các cá nhân hoặc pháp nhân đều có quốc tịch Việt Nam nhưng có quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại nước ngoài thì được coi là một trong những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Ví dụ: anh Nguyễn Văn A – công dân Việt Nam, du lịch tại Thái Lan,
do uống quá nhiều rượu dẫn đến tình trạng mất kiểm soát hành vi đã gây thiệt hại tới sức khỏe của chị Trần Thị B – công dân Việt Nam, cũng đang du lịch tại Thái Lan; theo đó ở trường hợp này, cả anh A và chị B đều là công dân Việt Nam, nhưng phát sinh quan hệ dân sự tại Thái Lan nên được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, mà cụ thể ở đây là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài do xâm phạm sức khỏe của chị B
Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Ở đây yếu tố nước ngoài được xác định dựa vào đối tượng của quan hệ dân sự chứ không dựa vào quốc tịch của chủ thể hay nơi tồn tại quan hệ dân
sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như hai trường hợp kể trên
Trang 20Ví dụ: công ty A – quốc tịch Việt Nam bán sản phẩm tại thị trường Hàn Quốc, công ty B – quốc tịch Việt Nam cũng bán sản phẩm có mẫu mã tương tự sản phẩm của công ty A tại thị trường Hàn Quốc nhưng chất lượng kém hơn, điều này gây ảnh hưởng tới danh tiếng của công ty A ở thị trường Hàn Quốc, do đó hai bên phát sinh tranh chấp liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường Hàn Quốc.
Có thể thấy định nghĩa về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo
Bộ luật Dân sự năm 2015 về cơ bản cũng tương tự với định nghĩa về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật dân sự năm 2005, đó là đều xác định trên cơ sở quốc tịch, nơi tồn tại quan hệ dân sự, nơi có đối tượng của quan hệ dân sự Tuy nhiên, phạm vi chủ thể theo Bộ luật Dân sự năm 2015 hẹp hơn so với Bộ luật dân sự năm 2005, cụ thể là theo Điều 758 Bộ luật dân
sự năm 2005 thì các chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là
“cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,… công dân, tổ chức Việt Nam”, còn theo Bộ luật Dân sự năm 2015
thì chủ thể ở đây là “cá nhân, pháp nhân” Theo tác giả, có sự điều chỉnh về
quy định liên quan tới các chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm 2015 xuất phát từ thực trạng của pháp luật Việt Nam, mà theo đó không có bất kỳ điều khoản nào đưa ra định nghĩa
hoặc giải thích về khái niệm “cơ quan, tổ chức”, vì vậy khi áp dụng trên thực
tế, để xác định tư cách chủ thể thì không có căn cứ để xác định đó là cơ quan hay tổ chức hay pháp nhân
Như vậy, căn cứ theo Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là nghĩa vụ dân sự của
một chủ thể không căn cứ theo một thỏa thuận dân sự hoặc một hợp đồng dân sự có liên quan, phát sinh khi có hành vi trái pháp luật, mà theo đó gây
ra các thiệt hại về mặt vật chất hoặc tinh thần cho các chủ thể khác đồng thời thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây: (i) Quan hệ có sự tham gia
Trang 21của ít nhất một chủ thể là: cá nhân, pháp nhân nước ngoài; (ii) Sự kiện pháp
lý xảy ra ở nước ngoài; (iii) Đối tượng của quan hệ ở nước ngoài.
1.2 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những vấn đề pháp
lý quan trọng trong pháp luật về dân sự của các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên mỗi quốc gia khác nhau, tùy theo hệ thống pháp luật được lựa chọn để
áp dụng, sẽ áp dụng nguyên tắc giải quyết vấn đề phát sinh khác nhau Nhưng về cơ bản, các quốc gia đều có cách hiểu chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế nhưng nguyên tắc để giải quyết xung đột pháp luật thì có những sự khác biệt nhất định
Hiện nay trên thế giới, pháp luật của nhiều các quốc gia lựa chọn nguyên tắc Lex Voluntatis là nguyên tắc được ưu tiên áp dụng đầu tiên để giải quyết vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Nguyên tắc Lex Voluntatis được hiểu là luật do các bên tự thỏa thuận và lựa chọn
Ví dụ như theo quy định của pháp luật Trung Quốc tại Điều 44 Luật
áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2010 như sau “
Sau khi xảy ra hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng, các chủ thể có liên quan tự thỏa thuận việc lựa chọn pháp luật để áp dụng, thì áp dụng theo pháp luật được họ lựa chọn.5; theo đó khi vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài xảy ra, chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại có quyền tự do thỏa thuận về việc lựa chọn luật áp dụng để giải quyết vụ việc Nguyên tắc này thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức của các nhà làm luật nói chung và các nhà làm luật của Việt Nam nói riêng xét ở
5Nguyên văn “侵权行为发生后,当事人协议选择适用法律的,按照其协议。” Phần dịch được thực hiện bởi tác giả.
Trang 22khía cạnh tôn trọng quyền con người, tôn trọng sự lựa chọn của các bên thay
vì áp đặt trong một khuôn khổ nhất định như trước kia; bên cạnh đó cũng thể hiện tính khách quan, bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật
Bên cạnh nguyên tắc Lex Voluntatis thì nguyên tắc Lex loci delicti commissi cũng được lựa chọn để giải quyết vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Nguyên tắc Lex loci delicti commissi6được hiểu là luật nơi có hành vi vi phạm hoặc có thiệt hại, cũng có từ điển pháp lý định nghĩa nguyên tắc Lex loci delicti commissi là nơi mà có hành vi gây thiệt hại7 Chính bởi có sự khác nhau trong quan điểm về nguyên tắc này của từng quốc gia nên đã tạo ra sự không đồng nhất giữa các quốc gia trong việc giải thích nguyên tắc và áp dụng nguyên tắc trên thực tế, cụ thể là có những quốc gia xác định luật áp dụng để giải quyết theo luật nơi xảy ra hành
vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng có quốc gia lại xác định luật nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng; hay cũng có những quốc gia giải thích đó là nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại được xác định là nơi
có hành vi gây thiệt hại và là nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại
Bên cạnh đó, một hệ thuộc luật cũng thường được sử dụng để xác định luật áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước
ngoài đó là nguyên tắc Lex domicilii – Luật nơi cư trú “Nơi cư trú” được
xác định theo nơi cư trú thường xuyên của chủ thể bị thiệt hại hoặc chủ thể gây ra thiệt hại
Như vậy, có thể thấy ba hệ thuộc luật chủ yếu được sử dụng để xác định luật giải quyết các vấn đề liên quan tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài của các quốc gia đó là nguyên tắc Lex Voluntatis, nguyên tắc Lex loci delicti commissi và nguyên tắc Lex
6 http://www.merriam-webster.com/dictionary/lex%20loci%20delicti
7 http://thelawdictionary.org/lex-loci-delicti/
Trang 23domicilii Tùy từng nội dung vụ việc và quy định của pháp luật mà các nguyên tắc này có thể được áp dụng cùng với pháp luật quốc gia để giải quyết vụ việc
1.3 Ý nghĩa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Pháp luật được hiểu là một phương diện để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và duy trì, thiết lập, củng cố, tăng cường quyền lực nhà nước; là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân Chính vì vậy khi có thiệt hại xảy ra do hành vi của một chủ thể này gây ra với chủ thể khác đem lại những hậu quả bất lợi (thiệt hại), để bù đắp tổn hại cho chủ thể bị thiệt hại thì chủ thể gây ra thiệt hại phải có nghĩa
vụ bồi thường tương ứng với những giá trị về vật chất và tinh thần mà chủ thể bị thiệt hại phải chịu Chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài được coi là cơ sở để:
Thứ nhất: là căn cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể
có quyền, lợi ích bị xâm phạm.
Khi quyền, lợi ích của các chủ thể bị xâm phạm, nó có thể tác động tới
sự ổn định của trật tự xã hội của quốc gia; chính vì thế, các chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thiết lập nhằm để bảo vệ, duy trì, thiết lập lại sự ổn định xã hội đã bị hành vi vi phạm pháp luật tác động Vì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không có căn cứ
cụ thể để xác định quyền yêu cầu bồi thường của chủ thể bị thiệt hại, chính
vì thế các chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại và duy trì sự công bằng trong xã hội Theo đó, chủ thể bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên gây ra thiệt hại phải bồi thường, và bên gây ra thiệt hại phải có nghĩa vụ bồi thường Trong trường hợp bên gây ra thiệt hại không bồi thường hoặc bồi thường không đúng theo
Trang 24yêu cầu của chủ thể bị thiệt hại, thì chủ thể bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Thứ hai, các chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài nhằm răn đe, phòng ngừa các hành vi có thể xảy
ra trong tương lai dẫn tới xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác
Mặc dù các hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng thường xảy ra một cách bất ngờ, do chủ quan của chủ thể nhưng thiệt hại xảy ra do những hành
vi này cũng đem lại những hậu quả đáng kể đối với chủ thể bị thiệt hại Chính vì thế các chế định này sẽ góp phần giúp các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự tự ý thức trước được hành vi của mình, nhận thức được trách nhiệm có thể phải gánh chịu nếu để thiệt hại xảy ra, từ đó giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai
Thứ ba, các chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài cũng góp phần duy trì mối quan hệ giữa các quốc gia.
Quan hệ giữa các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay không chỉ đơn thuần là sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội mà vấn đề chính trị cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ giữa các bên, bởi vậy, việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước khác tại Việt Nam một mặt thể hiện sự thiện chí trong việc duy trì quan
hệ giữa hai bên, mặt khác cũng là để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam tại nước ngoài theo nguyên tắc có đi có lại Vì vậy, các cơ sở pháp
lý liên quan đến các quan hệ có yếu tố nước ngoài nói chung và đặc biệt là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng
ở Việt Nam càng cần được xây dựng một cách có khoa học, tạo nền tảng vững chắc cho việc áp dụng trên thực tế và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các vấn đề này
Trang 251.4 Cơ sở pháp lý điều chỉnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu
tố nước ngoài ở Việt Nam
Đối với vấn đề cơ sở pháp lý để điều chỉnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào hai nguồn luật đó là các Điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam là thành viên và pháp luật của Việt Nam
(i) Điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam là thành viên
Vào thời kì những năm 80, Việt Nam đã ký kết một số các Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự với một số quốc gia như Cộng hòa nhân dân Bungary, Cộng hoà nhân dân Hungary, ….trong
đó có các quy định về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế Điều này thể hiện được tầm nhìn của các nhà làm luật trong việc định hướng được sự phát triển sau này của Việt Nam, và đây cũng có thể được coi là một trong những nền tảng đầu tiên bảo vệ quyền
và lợi ích của công dân Việt Nam khi tham gia các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Giai đoạn từ những năm 90 tới nay, Việt Nam đã tiếp tục ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự với nhiều quốc gia khác trên thế giới, từ đó ngày càng củng cố vững chắc các cơ sở pháp lý
về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế của Việt Nam
(ii) Pháp luật quốc gia
Các vấn đề về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật qua từng thời
kỳ, mà chủ yếu là trong các Bộ luật Dân sự, cụ thể là:
- Trong Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 60/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 1997 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ Luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Nghị
Trang 26quyết 01/HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2004 hướng dẫn áp dụng một số qui định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Trong Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 138/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006 thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Ngoài ra, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài còn được thể hiện trong một số luật chuyên ngành, điển hình như Bộ luật hàng hải năm 2005, Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, Luật cạnh tranh năm 2004, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nghị định của Chính phủ số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm
2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
- Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 vừa mới được thông qua và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2017 dành chương XX Phần thứ ba
“Nghĩa vụ và Hợp đồng (từ Điều 584 đến Điều 608) và Điều 687 (chương XXVII Phần thứ Năm “Pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài”) quy định về các vấn đề pháp lý liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu
tố nước ngoài nói riêng
Trang 27Kết luận chương 1
Căn cứ theo Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là nghĩa vụ dân sự của một chủ thể không căn cứ theo một thỏa thuận dân sự hoặc một hợp đồng dân sự có liên quan, phát sinh khi có hành vi trái pháp luật, mà theo đó gây ra các thiệt hại
về mặt vật chất hoặc tinh thần cho các chủ thể khác, đồng thời thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây: (i) Quan hệ có sự tham gia của ít nhất một chủ thể là: cá nhân, pháp nhân nước ngoài; (ii) Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài; (iii) Đối tượng của quan hệ ở nước ngoài
Có ba hệ thuộc luật chủ yếu được sử dụng để xác định luật giải quyết các vấn đề liên quan tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài của các quốc gia đó là luật do các bên lựa chọn, luật nơi hành vi xảy ra hoặc nơi có hậu quả của hành vi và luật nơi cư trú Tùy từng nội dung vụ việc và quy định của pháp luật mà các nguyên tắc này có thể được áp dụng cùng với pháp luật quốc gia để giải quyết vụ việc
Các chế định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam thường được quy định trong các Điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam; các quy định này
có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm; đồng thời nhằm răn đe, phòng ngừa các hành vi có thể xảy ra trong tương lai dẫn tới xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác Bên cạnh đó, các chế định này còn góp phần duy trì mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới
Trang 28CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 2.1 Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Khi một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng phát sinh trên thực tế, thì luôn luôn xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật trong vấn
đề chọn luật áp dụng Xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau cùng có thể điều chỉnh các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Như vậy có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng xung đột đó là do quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia có liên quan không giống nhau về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế
Ví dụ như sự khác biệt về nguyên tắc chọn luật áp dụng, nguyên tắc xác định thẩm quyền của cơ quan giải quyết đối với các vụ việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Chính vì thế, để giải quyết được các vụ việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trên thực tế, Việt Nam đã có ký kết một số Hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia trên thế giới, trong đó
có quy định về nguyên tắc chọn luật áp dụng và nguyên tắc xác định thẩm quyền tài phán của Tòa án
2.1.1 Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng
Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có sự khác nhau nhất định về điều kiện xác định trách nhiệm, phạm vi trách nhiệm, những đối
Trang 29tượng được pháp luật bảo vệ, các trường hợp không phải chịu trách nhiệm và không phải bồi thường thiệt hại, phương thức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, mức bồi thường,… Chính bởi sự khác nhau này
đã dẫn tới xung đột pháp luật của các quốc gia trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và trong vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng Bởi vậy, trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương thường quy định các điều khoản liên quan tới giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để tạo cơ sở pháp lý cho các bên khi tranh chấp xảy ra
Việt Nam đã tham gia và ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước về các vấn đề về dân sự, hôn nhân, thương mại, và hình sự; trong
đó các chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài cũng được đề cập trong hầu hết các điều ước song phương giữa Việt Nam và các nước
Qua nghiên cứu quy định trong các Điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và các nước, có thể nhận thấy rằng hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi (Lex loci delicti commissi) thường được ưu tiên áp dụng để giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Hệ thuộc luật này được ghi nhận trong các điều khoản sau đây: Điều 33 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc ngày 12/10/1982 (hiện có hiệu lực với Cộng hòa Séc và Cộng hòa Xlôvakia) quy định như sau
“Về trách nhiệm sửa chữa những thiệt hại do hành vi trái pháp luật cố ý hay
không cố ý gây ra, thì tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi xảy ra hành vi trái pháp luật; Khoản 1 Điều 33 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về
dân sự và hình sự giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ucraina
ngày 6/4/2000 quy định “Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng và các hành vi hợp pháp khác, được
Trang 30xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự kiện khác làm căn cứ để đòi bồi thường thiệt hại.”
Theo quy định tại các Điều khoản nêu trên thì luật nơi xảy ra hành vi
vi phạm pháp luật sẽ được ưu tiên lựa chọn để áp dụng giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Theo quan điểm của tác giả, lý do mà Việt Nam và các nước chọn nguyên tắc này là bởi nguyên tắc thể hiện được tính khách quan khi áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tuy nhiên, bên cạnh việc áp dụng nguyên tắc Lex loci delicti commissi để giải quyết các tranh chấp liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì trong một số Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân
sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và các nước còn quy định việc sử dụng các hệ thuộc luật khác để giải quyết các tranh chấp trong trường hợp cụ thể hoặc trong trường hợp không áp dụng được nguyên tắc Lex loci delicti commissi Chẳng hạn: Khoản 1 Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp
lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Bêlarút quy định “Nếu nguyên đơn và bị
đơn đều là công dân của một Bên ký kết thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết đó.”; Điều 31 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và
hình sự giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân
Bungary ngày 3/10/1986 quy định như sau “Nếu chủ thể gây thiệt hại và
người bị hại cùng quốc tịch hoặc cùng sống trên lãnh thổ của một nước ký kết, thì áp dụng pháp luật của nước ký kết này.”; Điều 38 Hiệp định tương
trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Ba Lan ngày 22/3/1993 quy định “Nếu chủ
thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại là công dân của cùng một nước ký kết thì áp dụng pháp luật của nước ký kết đó.”; Điều 23 Hiệp định tương trợ tư
pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 31và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 6/7/1998 quy định “2 Nếu
chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại cùng có quốc tịch của Nước ký kết này nhưng cư trú trên lãnh thổ của Nước ký kết kia, thì vận dụng pháp luật của Nước ký kết nơi họ cư trú”; Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp và
pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Liên Bang Nga ngày 25/8/1998 ghi nhận như sau “Nếu nguyên đơn
và bị đơn là công dân của một Bên ký kết hoặc đều được thành lập hoặc có trụ sở ở một Bên ký kết, thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết đó.”; tại Điều
41 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông Cổ ngày 17/4/2000 quy định
như sau “2 Nếu người gây hại và người bị hại đều là công dân của một Bên
ký kết, thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết đó”; tại Điều 30 Hiệp định
tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Hungary ngày 18/1/1985
“Tuy nhiên, nếu các đương sự thường trú trên lãnh thổ nước ký kết kia thì áp dụng pháp luật của nước ký kết kia.”
Như vậy, có thể thấy ngoài hệ thuộc luật Lex loci delicti commissi, thì
hệ thuộc luật Lex Personalis – Luật Nhân thân bao gồm hai dạng là Lex Patriae (Luật quốc tịch) và Lex Domicilii (Luật nơi cư trú) được lựa chọn luật áp dụng Bên cạnh đó, việc quy định trường hợp ngoại lệ để đảm bảo rằng các vụ việc sẽ được giải quyết trên thực tế dựa trên các căn cứ pháp lý
cụ thể, đồng thời việc lựa chọn Luật quốc tịch hay Luật nơi cư trú để áp dụng cho những trường hợp ngoại lệ này phụ thuộc vào cách nhìn nhận và pháp luật của nước ký kết và Việt Nam, đều nhằm mục đích bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mình
Qua các quy định trên cho thấy, trong việc điều chỉnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước thường áp dụng hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp
Trang 32luật (Lex loci delicti commissi) hoặc Luật nhân thân (Lex Personalis) trong
đó hoặc áp dụng Luật quốc tịch (Lex Nationalis) hoặc áp dụng luật nơi cư trú (Lex Domicilli)
2.1.2 Thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài của Tòa án một nước phụ thuộc vào quy định của Điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên và pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia đó Nhìn chung, thẩm quyền xét xử của Tòa án được xác định theo: thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử riêng biệt
Hầu hết trong các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý mà Việt Nam ký kết với các quốc gia, thẩm quyền Tòa án để giải quyết các vấn đề về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo một số những nguyên tắc chung nhất định Nguyên tắc cơ bản là Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án của bên ký kết nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế do hành vi gây thiệt hại được quy định tại một số điều khoản của các Điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và các nước như sau: tại Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Ba
Lan ngày 22/3/1993 quy định “Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc
nói ở Điều 38 Hiệp định này là Tòa án của nước ký kết mà pháp luật sẽ được
áp dụng theo quy định của Điều 38”; tại khoản 2, Điều 37 Hiệp định tương
trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga quy định “Các vấn đề quy định tại
khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án của Bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại…”; tại
khoản 3, Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân
Trang 33dân Lào quy định “Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết vụ án đã được
khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại là cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại, nơi phát sinh hậu quả thực tế…”;
Qua nội dung của các điều khoản như nêu trên, có thể thấy nguyên tắc được áp dụng để xác định thẩm quyền của Tòa án để giải quyết các vụ việc liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là dấu hiệu loci delicti commissi Theo nguyên tắc này thì Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là Tòa án của nơi xảy ra sự kiện làm nảy sinh nghĩa vụ sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc Theo tác giả, việc lựa chọn xác định thẩm quyền của Tòa án theo dấu hiệu loci delicti commissi tương đối hợp lý bởi vì hành vi gây ra thiệt hại trong trường hợp này là trái với pháp luật của nước nơi mà hành vi đó được thực hiện, vì thế các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tại nước đó sẽ hiểu đúng bản chất và tính chất của loại hành vi đó hơn là cơ quan có thẩm quyền giải quyết của một quốc gia khác
Bên cạnh đó, như đã đều cập ở phần trên về vấn đề xung đột pháp luật, thì ngay cả khi hai hay nhiều quốc gia dùng cùng một thuật ngữ nhưng cách diễn giải, giải thích thuật ngữ đó khác nhau cũng sẽ làm thay đổi bản chất của vấn đề Cho nên, thẩm quyền tài phán thuộc về Tòa án nơi mà có hành vi trái pháp luật, sẽ giải thích chính xác nhất tính trái pháp luật của hành vi, đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên cũng như tính công bằng trong phán quyết
Ngoài ra, các Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự, hình sự và kinh tế giữa Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới còn quy định trường hợp áp dụng dấu hiệu loci delicti commissi, ví dụ như tại khoản 2 điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa
Bêlarút quy định như sau “Các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này thuộc
Trang 34thẩm quyền giải quyết của Tòa án của Bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, hoặc nơi bị đơn cư trú Tòa án của Bên ký kết nơi nguyên đơn thường trú cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu trên lãnh thổ của nước này có tài sản của bị đơn.”; tại khoản 3 Điều 33
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ucraina ngày 6/4/2000 quy định như sau “Tòa
án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc nêu tại các khoản 1 và 2 của Điều này là Tòa án của bên ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự kiện khác làm căn
cứ để đòi bồi thường thiệt hại Người bị hại cũng có thể gửi đơn kiện đến Tòa án của bên ký kết nơi bị đơn thường trú”; tại khoản 3 Điều 31 Hiệp định
tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Bungary ngày 3/10/1986
quy định “Cơ quan có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bồi
thường thiệt hại là cơ quan của nước ký kết nơi thực tế đã xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc cơ quan của nước ký kết nơi bị đơn thường trú.”
Theo quy định trên, có thể nhận thấy, các nguyên tắc khác cũng được
sử dụng để xác định thẩm quyền của Tòa án trong các Điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam là thành viên là: Tòa án của Bên ký kết nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở (domicilii); hoặc Tòa án của Bên ký kết nơi nguyên đơn cư trú nếu bị đơn có tài sản trên nước đó (nơi có tài sản của bị đơn – reisitae) Theo tác giả, các dấu hiệu này được đề cập nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của các bên bởi nếu thường trên thực tế, một đối tượng có thể sẽ gây ra thiệt hại cho nhiều chủ thể cũng như đối tượng khác, nếu xác định thẩm quyền Tòa án là nơi chủ thể bị thiệt hại cư trú hoặc có quốc tịch, vậy sẽ rất khó khăn trong công tác xét xử khi mà mỗi chủ thể bị thiệt hại có một quốc tịch hoặc một nơi cư trú khác nhau thì việc xét xử đối tượng gây ra thiệt hại sẽ chồng chéo, tốn kém thời gian
Trang 35Như vậy, các dấu hiệu chủ yếu được áp dụng trong các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý mà Việt Nam ký kết với các quốc gia về vấn đề xác định thẩm quyền Tòa án trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đó là xác định thẩm quyền của Tòa án của bên ký kết nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế do hành vi gây thiệt hại, và Tòa án của Bên ký kết nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở (domicilii); hoặc Tòa án của Bên ký kết nơi nguyên đơn cư trú nếu bị đơn có tài sản trên nước đó (nơi có tài sản của bị đơn – reisitae).
2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
2.2.1 Nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài tại Điều 687 như sau:
“1 Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.
2 Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.”
Theo những nội dung được quy định tại Điều luật nêu trên, dễ dàng nhận thấy có nhiều điểm mới so với Điều 773 Bộ luật Dân sự 2005 trong vấn
đề lựa chọn luật áp dụng Cụ thể là:
(i) Khoản 1 Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2015
Trang 36Một trong những xu hướng được nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay quy định đó là ưu tiên cho phép các chủ thể có liên quan trong vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài khi chọn luật áp dụng – Lex Voluntatis
Theo quy định tại khoản 1 Điều 687 Bộ luật dân sự năm 2015 thì các bên đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật để giải quyết các vấn
đề liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Đây chính là sự tiến bộ trong định hướng xây dựng pháp luật của Việt Nam,
cụ thể là coi trọng quyền tự do của công dân, đề cao tính dân chủ Trong trường hợp có hành vi trái pháp luật phát sinh gây ra thiệt hại cho một chủ thể khác, thì chủ thể gây ra thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại có quyền tự thỏa thuận, thương lượng với nhau về việc lựa chọn luật để áp dụng giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trường hợp các bên thỏa thuận được luật áp dụng thì Tòa án có thẩm quyền xét xử sẽ thụ lý vụ việc và giải quyết theo pháp luật mà hai bên đã lựa chọn
Trong trường hợp các chủ thể có liên quan trong vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài không thỏa thuận pháp luật để giải quyết hoặc thỏa thuận nhưng không có sự nhất trí trong việc lựa chọn pháp luật để giải quyết thì áp dụng pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả
từ hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Có thể nhận định rằng khoản 1 Điều 687 của Bộ luật Dân sự năm 2015
có sự phù hợp với thực tiễn hơn so với quy định tại Điều 773 Bộ luật dân sự
năm 2005 Theo khoản 1 Điều 773 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Việc
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành
vi gây thiệt hại.” quy tắc chung để giải quyết xung đột pháp luật đối với
nghĩa vụ ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là pháp luật nơi xảy ra hành
vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại
Trang 37Trường hợp nếu nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại và nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại là cùng tại Việt Nam thì vấn đề xác định luật
áp dụng để giải quyết sẽ không gặp quá nhiều khó khăn Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại là ở Việt Nam còn nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại là ở quốc gia khác (và ngược lại) thì vấn đề lựa chọn luật của quốc gia nào để giải quyết thực sự cần phải xem xét rất nhiều yếu tố Nội dung của điều khoản này cho phép áp dụng luật nơi hành vi gây thiệt hại xảy ra hoặc nơi phát sinh hậu quả do hành vi này gây
ra, ở đây không quy định về một trình tự áp dụng cụ thể rằng sẽ áp dụng pháp luật của nơi nào trước trong trường hợp nơi có hành vi gây thiệt hại và nơi có thiệt hại xảy ra do hành vi đó không cùng tại Việt Nam
Theo quan điểm của tác giả, pháp luật Việt Nam theo Bộ luật dân sự năm 2015 cần có hướng dẫn cụ thể về trường hợp áp dụng luật nơi hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật, bởi lẽ trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật ngoài hợp đồng gây ra các thiệt hại tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, thì thứ tự ưu tiên để chọn luật áp dụng sẽ được điều chỉnh như thế nào?
Tác giả đưa ra một tình huống giả định liên quan tới vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, mà theo đó việc lựa chọn pháp luật theo Bộ luật dân sự năm 2005 và
Bộ luật dân sự năm 2015 sẽ cho thấy được điểm tiến bộ của các quy định theo Bộ luật dân sự năm 2015 Ví dụ: Công ty X sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam và xuất khẩu sang Thái Lan để tiêu thụ Sau một thời gian sử dụng tại Thái Lan thì hậu quả thiệt hại và được xác định do lỗi kĩ thuật trong quá trình sản xuất tại Việt Nam Như vậy, trong trường hợp này, pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng để giải quyết?
Trong trường hợp này, nếu áp dụng giải quyết theo Khoản 1 Điều 773
Bộ luật Dân sự năm 2005 thì theo nguyên tắc, pháp luật của nước nơi xảy ra
Trang 38hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại sẽ được áp dụng để giải quyết Theo như trường hợp này thì bắt nguồn từ hành vi sản xuất hàng hóa bị lỗi tại Việt Nam của công ty X dẫn tới hậu quả xảy ra tại Thái Lan, nếu theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 thì việc áp dụng quy định pháp luật trong trường hợp này sẽ gây khó khăn cho cơ quan
có thẩm quyền thụ lý bởi lẽ không có trình tự cụ thể đối với việc lựa chọn áp dụng luật, theo đó nếu áp dụng pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại thì có thể xác định là tại Việt Nam, trong khi đó nước nơi có hậu quả thực tế xảy ra lại là ở Thái Lan Việc áp dụng bất kì pháp luật của nước nào cũng có thể dẫn tới tâm lý cho các bên đương sự rằng quyền và lợi ích của mình không được bảo đảm một cách công bằng bởi việc lựa chọn luật phụ thuộc phần lớn vào ý kiến chủ quan của cơ quan có thẩm quyền
Tuy nhiên, nếu ví dụ nêu trên được giải quyết theo quy định mới của
Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp luật được lựa chọn để giải quyết hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận chọn luật của Công ty X (chủ thể gây ra thiệt hại) và chủ thể bị thiệt hại (ở đây có thể là người tiêu dùng hoặc đối tác của công ty
X tại Thái Lan) Trường hợp không thỏa thuận được luật áp dụng thì luật nơi phát sinh hậu quả (pháp luật của Thái Lan) sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài liên quan đến trách nhiệm sản phẩm Như vậy sẽ không tạo ra sự lúng túng cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định pháp luật áp dụng như theo Bộ luật dân sự 2005, khi mà pháp luật đưa ra đồng thời cả hai sự lựa chọn nhưng không quy định trình tự áp dụng, từ đó có thể dẫn đến sự thiếu công bằng khi giải quyết vụ việc, đồng thời các phán quyết được ra sẽ không được cả hai bên cùng nhất trí tuân theo bởi cho rằng quyền và lợi ích của mình không được đảm bảo
Chính bởi không có quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên áp dụng nên việc lựa chọn pháp luật của nước này hoặc nước kia phụ thuộc vào ý muốn chủ