1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở việt nam

23 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 197,5 KB

Nội dung

Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM là cách thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoả

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Lịch sử ra đời, sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, cũngđồng thời gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ Từ cổ xưa đến cách đâyvài trăm năm, các kim loại quý như vàng, bạc được coi như một phương tiện traođổi trong xã hội trừ xã hội sơ khai nhất Vấn đề đặt ra với một hệ thống thanhtoán hoàn toàn dựa vào kim loại quý thì việc vận chuyển từ nơi này đến nơi khácrất khó khăn Sự phát triển tiếp theo của hệ thống thanh toán là đồng tiền giấy,đồng tiền giấy có lợi hơn hẳn so với đồng tiền kim loại ở chỗ nó nhẹ hơn rấtnhiều, việc cầm theo nó cũng dễ dàng hơn, nhưng vấn đề đặt ra khi công nghệ in

ấn tiền phát triển tiên tiến thì tệ nạn in tiền giả cũng phát triển theo, chi phí intiền, vận chuyển và bảo quản tiền rất tốn kém Mặt khác, cả hai loại tiền này đều

có một số yếu điểm đó là dễ bị lấy cắp, tốn thời gian vận chuyển, chi phí bảoquản in ấn cao Vì vậy theo xu hướng tất yếu của thế giới là giảm tỷ trọng tiềnmặt trong thanh toán, nhằm hạn chế những điểm yếu đó nên hình thức thanh toánkhông dùng tiền mặt đã ra đời Đây là một hình thức đã và đang trở thànhphương tiện thanh toán phổ biến được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặcbiệt là đối với các giao dịch thương mại, các giao dịch có giá trị và khối lượnglớn

Nắm bắt xu thế đó, ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiềnmặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 Tuy thanh toán dùng tiềnmặt ở Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng giảm, năm 2006 là17,21%, năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6%, nhưng so với với thế giới vẫncòn cao hơn; tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là1%, còn Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉ ở mức là 10%.Điều này đặt ra câu hỏi là làm sao để áp dụng hình thức thanh toán không dùngtiền mặt này đạt hiệu quả hơn ở Việt Nam - một trong những quốc gia đứng đầuthế giới có thị phần thanh toán bằng tiền mặt Để trả lời câu hỏi đó, em quyết

định chọn đề tài: “Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam”.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Trang 2

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập chủ yếu từ các dữ liệu thứ

cấp từ báo chí, các trang web của Ngân hàng nhà nước, Hiệp hộingân hàng…v.v có liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt vàmột số nguồn khác

4.2 Phương pháp xử lý số liệu:

- Dựa vào các số liệu thứ cấp thu thập được, vận dụngphương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, đánh giá,nhằm mô tả thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở ViệtNam trong giai đoạn 2007 đến năm 2010

- Sử dụng phân tích ma trận SWOT nhằm đề xuất các giảipháp phát triển hiệu quả sử dụng của thanh toán không dùngtiền mặt ở nước ta

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

1.1 Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là cách thanh toán không có

sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoảncủa người chi trả sang tài khoản của người thụ hưởng mở tại Ngân hàng hoặc

là bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng.Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời làm giảm được khối lượng tiềnmặt trong lưu thông, tiết giảm được chi phí trong khâu in ấn tiền, bảo quản,vận chuyển tiền, giảm được chi phí lao động xã hội Nâng cao hiệu quả thanhtoán trong nền kinh tế, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của xã hội, thúcđẩy phát triển sản xuất lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ Ngày nay, hệthống Ngân hàng phát triển mạnh, thanh toán dưới hình thức ghi sổ ngày càngđược mở rộng cả về qui mô và phạm vi, tạo khả năng cho công tác thanh toánkhông dùng tiền mặt được phát triển mạnh mẽ Khác với thanh toán tiền mặtchỉ là quan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán, trong thanh toán khôngdùng tiền mặt, ngoài chủ thể chịu trách nhiệm thanh toán và chủ thể đượchưởng, còn có sự tham gia của ít nhất một ngân hàng Quá trình thanh toánkhông dùng tiền mặt được diễn ra tại ngân hàng, nên ngân hàng có một vaitrò to lớn và không thể "vắng mặt" trong thanh toán qua ngân hàng, vừa làngười tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán

1.2 Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Ở Việt Nam, các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng làséc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu hay nhờ thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng.Mỗi thể thức thanh toán có nội dung kinh tế, phạm vi thanh toán, kĩ thuậtkhác nhau đòi hỏi quá trình kế toán phải nắm vững đặc điểm của từng thểthức để đảm bảo đạt các yêu cầu chính xác, nhanh chóng, an toàn tài sản

- Thể thức thanh toán bằng Séc: Về phương diện ngân hàng, có thể

định nghĩa như sau: "là một chứng phiếu do một người có tiền dự trữ sẵn tạimột ngân hàng (hay một tổ chức tín dụng được nhà nước công nhận theopháp lệnh về ngân hàng), phát chuyển về ngân hàng để ngân hàng trả ngay

Trang 4

cho một khoản tiền cho chính mình, hay cho một người thụ hưởng được ghitrên sec, hay cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng ấy" Để

giản dị và dễ hiểu, séc là một lệnh trả tiền tức thời, do đó người chủ tài

khoản ra lệnh cho ngân hàng trả một số tiền nhất định cho chính mình haymột người thứ ba

- Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi-chuyển tiền: Uỷ nhiệm chi

là lệnh chi tiền được chủ tài khoản lập theo mẫu của Ngân hàng ấn hành,yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoảncủa mình để chi trả cho bên thụ hưởng hoặc chuyển vào một tài khoản kháccủa chính mình Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán chuyển khoản vềcác khoản trả tiền hàng, dịch vụ hoặc chuyển vốn trong cùng hệ thống hoặckhác hệ thống ngân hàng trong cùng tỉnh và ngoài tỉnh Uỷ nhiệm chi được

áp dụng rộng rãi để trả lương, trả công, trả tiền lãi… Người ta dùng nó đểthanh toán tiền hàng, tiền dịch vụ, nộp thuế, nộp phí bảo hiểm, các loại hộiphí, đảng phí, chơi sổ số thường xuyên, mua bán chứng khoán ngoại tệ…Đối với các khoản thanh toán thuộc các loại như vậy, uỷ nhiệm chi tiện lợihơn sec, người trả tiền đến ngân hàng giữ tài khoản của mình viết uỷ nhiệmchi tiện hơn Khác với sec, uỷ nhiệm chi không thể dùng để rút tiền mặt màchỉ được dùng trong thanh toán chuyển khoản

- Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu: Uỷ nhiệm thu là một thể

thức thanh toán trong đó người bán sẽ lập giấy uỷ nhiệm thu kèm theo hoáđơn chứng từ gửi tới ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền ở người mua.Việcnhờ thu diễn ra sau khi giao hàng Uỷ nhiệm thu là một văn thư do kháchhàng lập để yêu cầu ngân hàng thu một khoản tiền ở người mua trongtrường hợp bên mua và bên bán có tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau

- Thể thức thanh toán bằng thư tín dụng: Thư tín dụng là một chứng

thư do ngân hàng phát hành yêu cầu một chi nhánh của mình hay một "ngânhàng giao dịch" xuất trả một số tiền hay chấp thuận một khoản tín dụng chongười thụ hưởng có tên ghi trong thư tín dụng Thư tín dụng có nhiều côngdụng, như để cam kết trả các hối phiếu cho những người sẽ được kháchhàng chỉ định trình lãnh, để dùng trang trải các chi phí du lịch và mua sắm ởnước ngoài Thư tín dụng có thể lãnh ở nhiều nơi như thư tín dụng châu lưu

Trang 5

hay chỉ được lãnh tại những nơi chỉ rõ như thư tín dụng được xác nhận hayđược thông báo.

- Thể thức thanh toán bằng thẻ: Thẻ thanh toán là một phương tiện

thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể dùng để rút tiềnmặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự động ATM hoặc thanh toántiền hàng hoá dịch vụ Đối với ngân hàng, việc phát hành và thanh toán thẻ

là hoạt động bao gồm các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, thanh toántrong nước và ngoài nước

Nói chung, có khá nhiều thể thức thanh toán không dùng tiền mặt ởViệt Nam, nhưng thẻ tín dụng là thể thức được sử dụng phổ biến và hiệuquả nhất hiện nay

1.3 Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt.

 Đối với nền kinh tế nói chung :

o Thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ phục vụ cho các hoạtđộng của các tổ chức, cá nhân mà nó còn góp phần mở rộng cácquan hệ kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân

o Thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hoá, vật tư, tăng nhanhtốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế

 Đối với ngân hàng :

o Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho ngân hàng tập trungđược các nguồn vốn trong dân cư

o Giúp cho ngân hàng có được khoản thu từ phí cung cấp dịch vụthanh toán ổn định và an toàn

o Tạo điều kiện cho Ngân hàng nhà nước kiểm soát và điều tiếtlượng tiền đi vào lưu thông, từ đó có các chính sách phù hợp tácđộng vào nền kinh tế

o Với vai trò là các trung gian tài chính việc thanh toán qua ngânhàng giúp cho việc thu thập các nguồn thông tin về doanh nghiệp

và sự chuyển dịch vốn trong nền kinh tế Tạo điều kiện cho việcthẩm định các dự án đầu tư được tốt hơn

Trang 6

 Đối với xã hội:

o Tạo môi trường thanh toán văn minh, lịch sự, thuận tiện và nhanhchóng

o Giúp người dân có thói quen thanh toán qua ngân hàng và sử dụngcác dịch vụ ngân hàng

o Hạn chế nạn tiền giả, rửa tiền, thành lập các quỹ đen

Trang 7

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

NHỮNG NĂM QUA Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình ứng dụng phát triển TTKDTM của các nước trên thế giới

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụng thànhtựu công nghệ thông tin, tự động hóa…, có rất nhiều hình thức TTKDTM tiệnlợi, an toàn đã, đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay, thanh toánbằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịchthương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn.Theo thông báo của gần đây của Ngân hàng trung ương Châu Âu, dù có

áp lực từ khủng hoảng kinh tế tài chính nhưng khối lượng thanh toán toàn cầutrong năm 2009 tiếp tục tăng trưởng Tăng trưởng trong TTKDTM tăng thêm

từ 9% trong năm 2008 so với tăng 7% trong năm 2007 Tỉ lệ phát triển của tỷtrọng TTKDTM trong năm 2008 đã vượt xa hơn các nền kinh tế đang pháttriển như là Trung Quốc 29%, Nam Phi 25%, Nga 66% và so với thị trườnglớn có tốc độ tăng trưởng 4% như là thị trường Bắc Mỹ Theo báo cáo thanhtoán toàn cầu 2010 (The World Payment Report 2010), thẻ tín dụng vẫn làphương tiện TTKDTM được ưa chuộng nhất, chiếm hơn 40% của các khoảnthanh toán trong hầu hết các thị trường và 58% trên toàn cầu Trong khu vựcChâu Âu, tiền mặt trong lưu thông đã tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định ởkhoảng 11% mỗi năm kể từ năm 2002, đại diện cho chi phí đáng kể của xãhội Các thị trường mới nổi như thanh toán qua tài khoản điện thoại (m-payment) và thanh toán điện tử (internet-banking) cũng có những phát triểnđáng kể, tuy nhiên chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong tổng khối lượng giaodịch trên toàn thế giới

2.2 Thực trạng TTKDTM ở Việt Nam

Thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ 21, thị trường Việt Nam đã chứng kiến sựchuyển biến mạnh mẽ trong thanh toán không dùng tiền mặt với sự ra đời củanhiều phương tiện và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đáp ứng đượccác nhu cầu của người sử dụng với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đốitượng cá nhân và dân cư Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi

Trang 8

giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy), hệ thống thanh toán

xã hội của Việt Nam chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động Đếnnay, các giao dịch thanh toán sử dụng chứng từ điện tử chiếm tỷ trọng khá lớntrong các hoạt động giao dịch thanh toán Thời gian xử lý hoàn tất một giaodịch được rút ngắn từ hàng tuần xuống còn vài phút, vài giây, hoặc tức thời

 Tình hình thanh toán bằng Séc:

Ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đếnnay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm Do người dân vẫn nặng thóiquen thanh toán bằng tiền mặt nên ở các ngân hàng thương mại, hình thứcthanh toán bằng séc chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 2%) trong tổng thanh toánphi tiền mặt; trong đó chủ yếu là thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau,còn thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân rất ít.Thanh toán bằng séc rất thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch muabán Người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc

và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền Tuy nhiên, tâm lý của ngườibán nhận séc thường lo ngại là trên tài khoản của người mua không còn tiền,séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ chối việc thanh toán séc

Kể cả việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức Hiện nay khách mua

và khách bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đếnngân hàng để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợtrên tài khoản khách mua Nhưng khi khách mua và khách bán không có tàikhoản ở cùng một ngân hàng, buộc các ngân hàng thương mại phải thông qua

hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Mỗi ngày ở đây chỉ có 2phiên thanh toán bù trừ và việc kiểm tra séc ở Ngân hàng Nhà nước vẫn chủyếu là thủ công Hành lang pháp lý về thanh toán sẽ được cải tiến khi Ngânhàng Nhà nước hoàn tất hướng dẫn nghị định về séc, hoàn thiện đề án xâydựng trung tâm bù trừ séc tại một số thành phố lớn

Giải pháp để mở rộng thanh toán bằng séc tại nước ta là khuyến khíchngười dân tập thói quen thanh toán bằng hình thức này Các cơ quan nhànước nên tiên phong trong việc thanh toán bằng séc, góp phần đưa hình thứcthanh toán này phổ biến rộng rãi, chứ không chỉ dừng lại ở mức “động viên”dùng séc

Trang 9

 Tình hình thanh toán bằng ủy nhiệm chi và ủy nhiệm thu:

Phần lớn các giao dịch mua bán hiện nay được sử dụng bằng phương thức

ủy nhiệm chi - ủy nhiệm thu là chính (ở Tp.HCM chiếm khoảng 75% trongthanh toán không dùng tiền mặt) nhưng hình thức này thời gian thanh toánlâu, đòi hỏi 2 bên phải ký hợp đồng mua bán mới có thể lập ủy nhiệm chi đểtrả tiền Phương thức này được sử dụng khá phổ biến trong thanh toán giữadoanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với các nhân, nhưngkhông phổ biến trong thanh toán giữ cá nhân với cá nhân Nhìn chungphương thức thanh toán ủy nhiệm chi ủy nhiệm thu vẫn là phương thức thanhtoán chiếm tỷ trọng TTKDTM cao và khá ổn định trong nền kinh tế

 Tình hình thanh toán bằng thư tín dụng:

Hiện nay, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng rấtrộng rãi trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp vì nó bảo đảmtính an toàn Vì các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốcgia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau nênphương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình

Ưu điểm của thư tín dụng là bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia, kể

cả ngân hàng, nhược điểm là hơi rườm rà trong thực hiện nên hầu như chỉđược sử dụng trong kinh doanh xuất nhập khẩu Thanh toán bằng thư tín dụngchiếm phần lớn trong tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu của nước ta, vàchiếm tỷ trọng lớn trong TTKDTM nhưng hầu như không được sử dụng rộngrãi trong thanh toán thường ngày của người dân

 Tình hình thanh toán bằng thẻ tín dụng:

Đây là hình thức sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam, vì tính tiện lợi cũng như sự an toàn trong thanh toán Đâycũng là hình thức được đầu tư phát triển nhất, về cơ sở hạ tầng cũng như vềcác mặt pháp lý nhằm thúc đẩy TTKDTM ở nước ta

Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)hiện đang phát triển Số lượng tài khoản cá nhân trong toàn bộ hệ thống ngânhàng cuối năm 2004 tăng gần 10 lần so với năm 2000 (từ 135.000 tài khoảnlên tới 1.297.000 tài khoản) Năm 2005 đã tăng lên 5 triệu tài khoản với số dư

Trang 10

khoảng 20.000 tỷ đồng Số tài khoản tăng trung bình khoảng 150%; số dư tàikhoản tăng trung bình 120% mỗi năm.

Hình 1: Thống kê số lượng máy ATM và POS ở nước ta

Nguồn: Báo các hàng năm của NHNN và Hiệp hội thẻ ngân hàng Sau quyết định 291 năm 2006 của Thủ tướng, cơ sở hạ tầng phục vụ choTTKDTM phát triển nhanh chóng, nhất là việc lắp đặt máy ATM và máyPOS của các ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán bằngthẻ cho người dân Năm 2007, ở nước ta chỉ có 3820 máy ATM và 22959điểm chấp nhận thẻ POS được lắp đặt nhưng theo thống kê của liên mạngSmartlink và Banknet, Việt Nam đến cuối 2010 đã lắp đặt được 11.000 máyATM tại 63 tỉnh thành, hơn 50.000 các điểm chấp nhận thẻ POS và phát hànhđược 28,5 triệu thẻ thanh toán các loại với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn

190 thương hiệu thẻ Với số lượng thẻ, các máy ATM, POS được đầu tư lắpđặt như vậy các ngân hàng mong muốn sẽ khuyến khích người dân sử dụngthẻ nhiều hơn, qua đó tăng tỷ trọng TTKDTM trong nền kinh tế Năm 2009

đã có trên 1 tỷ giao dịch qua thẻ được thực hiện với giá trị khoảng 7500 tỷ.Tuy nhiên đến 98% giao dịch là nhằm rút tiền mặt (rút lương); 1 tỷ USDthanh toán tại các máy cà thẻ POS thì 90% là của khách du lịch, người nướcngoài mua sắm tại Việt Nam Như vậy, thẻ thanh toán tại Việt Nam vẫn đượccoi là lãng phí tài nguyên và năng lực của công nghệ thẻ sẽ vẫn còn tiếp diễnvài năm tới

Việc kết nối hệ thống ATM, POS thành một hệ thống thống nhất trên toànquốc được triển khai tích cực, trong đó 03 liên minh thẻ Banknet-VNBC-Smartlink đã kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc và phốihợp với 15 ngân hàng thực hiện thành công việc kết nối hệ thống POS trên

Trang 11

địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của nhiều đơn vị cungcấp hàng hóa, dịch vụ.

Trong khi đó, theo ngân hàng nhà nước (NHNN) số lượng thẻ phát hànhhiện nay đang tăng chậm lại, đối tượng sử dụng mới ít đi và thực tế một nhómđối tượng không nhỏ công chức, sinh viên và người lao động lại sở hữu nhiềuthẻ bỏ không mỗi khi chuyển nơi làm việc Mặc dù thời gian qua các ngânhàng đã mạnh dạn đầu tư công nghệ mới được quốc tế sử dụng phổ biến, cácngân hàng đã xây dựng cho mình một "chiến lược quốc gia dài hạn" trongphát triển công nghệ Ngân hàng nội địa Nhưng thực tế, quá trình triển khaicông nghệ, mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, an toàn bảo mật và quá trìnhthúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt vẫn hết sức chậm chạp Nhất là tìnhhình sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ (kênh thanh toán phổ biến trên thế giới)trong thanh toán, chi tiêu và giao dịch vẫn còn khá xa lạ với số đông ngườiViệt

Nhìn chung, việc mở rộng và sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân hàngtrong khu vực dân cư vẫn còn ở mức khiêm tốn Tỷ trọng tiền mặt so với tổngphương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần từ mức 23,7% năm 2001xuống còn 19,55% năm 2008 nhưng vẫn còn ở mức cao so với thế giới Tỷtrọng này ở các nước phát triển như Thụy Điển là 0,7%, Nauy là 1%, còn ởcác nước đang phát triển như Trung Quốc cũng chỉ ở mức 9,7%, còn TháiLan là 6,3%

2.3 Đánh giá tình hình phát triển TTKDTM của các ngân hàng, doanh nghiệp tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có hơn 55 ngân hàng, trong đó có 5 ngân hàng thươngmại nhà nước, 39 ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng liên doanh,chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài; với nhiều dịch vụ TTKDTM khácnhau, cung cấp nhiều hơn những tiện ích cho người tiêu dùng, cho cả những tổchức kinh tế xã hội khác Theo thống kê của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tínhđến cuối năm 2009, về thị phần thẻ nội địa, Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank)

đã vượt lên trở thành ngân hàng có số lượng thẻ ATM lớn nhất Việt Nam với gần4,2 triệu thẻ, chiếm 20,7% thị phần Tiếp đến là Ngân hàng cổ phần Đông Á với

4 triệu thẻ, chiếm 19,8% thị phần; đứng thứ ba là Vietcombank với 3,85 triệu thẻ,

Ngày đăng: 21/11/2018, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w