Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích ra đời, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, với phạm vi tiếp cận mở rộng tới
Trang 1CHỦ ĐỀ:
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm và nguồn gốc thanh toán không dùng tiền mặt
2 Vai trò của TTKDTM
- Đối với nền kinh tế, NHTM, NHTW, cơ quan tài chính
3 Các hình thức TTKDTM
II THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng
2.1.1 Những thành tựu trong hoạt động TTKDTM ở Việt Nam trong thời gian qua
Khi thanh toán không tiền mặt được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững Nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của Chính phủ, các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông
rõ ràng và trơn tru hơn
Chính phủ Đan Mạch có đề xuất rằng hầu hết các cửa hàng có thể bỏ dùng tiền mặt từ tháng 1/2016 Na Uy và Thụy Điển cũng đang dẫn đầu xu hướng dùng tiền điện tử trên thế giới với chỉ dưới 6% thanh toán của người dân ở khu vực Scandinavia là bằng tiền mặt Trong khi đó, tỉ lệ dùng tiền mặt thanh toán ở Mỹ là 47%
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, hoạt động TTKDTM tại các ngân hàng có sự chuyển biến mạnh mẽ Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích ra đời, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư
Trang 2Các NHTM đã chủ động giới thiệu các phương tiện, dịch vụ TTKDTM tới khách hàng Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển các phương thức truyền thống như ủy nhiệm chi (lệnh chi), ủy nhiệm thu (nhờ thu), một số phương tiện và dịch vụ mới dựa trên nền tảng sử dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện: Thẻ ngân hàng, Mobile banking, Internet banking, SMS banking…
Theo cổng thông tin điện tử chính phủ, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của cả nước giảm liên tục từ mức 23,7% năm 2001 xuống 14,6% năm 2008 và năm 2010 chỉ còn 15,1%
(Nguồn: http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/research/taichinhnganhang/20
11/20111122.html)
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/thanh-toan-khong-dung-tien-mat-ve-dich-som-20100107082155912.chn)
Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán từ 1/1/2012 – nay
Trang 3(Nguồn: http://www.sbv.gov.vn/)
Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán tiếp tục có xu hướng giảm xuống từ 15,1% năm 2010 và đến năm 2012 đến nay chỉ còn dưới 12% trong năm (khoảng 14% vào dịp đầu năm do nhu cầu tiền mặt của dân cư)
Số liệu giao dịch qua ATM, POS.EFTPOS/EDC (Số liệu tại thời điểm cuối quý)
Thiết bị Số lượng thiết bị Giá trị giao dịch (tỷ đồng)
Quý IV/2013
Quý IV/2014
Quý II/2015
Quý IV/2013
Quý IV/2014
Quý II/2015
POS/EFTPOS/ED
(Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN)
Theo NHNN, tính đến cuối tháng 6/2015, cả nước có trên 16.500 máy rút tiền tự động (ATM), tăng lần lượt là 4,93% (cuối năm 2014) và 9,27% (cuối quý II/2015) so với cuối năm 2013 và gần 130.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) được lắp đặt, tăng lần lượt là 32,69% (cuối năm 2014) và 51,90% (cuối quý II/2015) so với cuối năm 2013
Số liệu giao dịch qua ATM, POS.EFTPOS/EDC
Thiết bị
ATM
POS/EFTPOS/EDC
(Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN)
Trang 4Trong năm 2014, số lượng và giá trị giao dịch qua các điểm chấp nhận thanh toán thẻ tại Việt Nam tăng trưởng khá cao, đạt gần 33 triệu giao dịch và đạt gần 160.000 tỷ đồng, tăng lần lượt là 35,58% và 24,85% so với năm 2013
Từ 2006, thẻ ngân hàng đã được đông đảo người dân đón nhận và có tốc độ phát triển nhanh chóng Thẻ ngân hàng đã mang lại khá nhiều tiện tích cho người dùng như: chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại POS, trả phí định kỳ với các khoản thanh toán thường xuyên (tiền điện, tiền nước, điện thoại, internet), mua hàng trực tuyến tại hệ thống siêu thị
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
(Quý I,II)
Số lượng thẻ đã phát hành (Triệu thẻ) 246,39 297,18 177,44
(Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN) Năm 2014, số lượng thẻ ngân hàng được phát hành đạt gần 300 triệu thẻ, tăng 120,60% so với năm 2013
Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống NHTM phát triển khá nhanh chóng Các NHTM quan tâm hơn đến phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân, tình hình mở và sử dụng tài khoản tăng lên đáng kể Cụ thể năm 2000 mới chỉ có trên 100.000 tài khoản cá nhân thì đến 2012 đã đạt trên 40 triệu tài khoản
Số liệu tài khoản tiền gửi
thanh toán của cá nhân Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015(Quý II)
Số lượng tài khoản 42.115.913 46.762.997 54.449.596 57.892.137
Số dư tài khoản (tỷ đồng) 85.374 115.050 156.318 176.484 Tốc độ tăng của số lượng TK 100% 111,03% 129,29% 137,46%
(Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN)
Số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân được mở ra ngày càng nhiều, năm
2013, 2014 tăng lần lượt là 11,03%, 29,29% so với năm 2012 Cho thấy rằng, việc thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến trong thanh toán
Trang 5Hoạt động TTKDTM phục vụ cho viêc thu, chi ngân sách nhà nước đã được chú trọng triển khai, nhất là việc triển khai công tác hiện đại hóa quy trình thu, nộp thuế giữa cơ quan thuế - kho bạc nhà nước – hải quản – tài chính – các NHTM đã được hình thành Dịch vụ trả lương qua tài khoản cũng đươc triển khai mạnh mẽ Có hơn 65% đơn vị thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho đến năm 2013
Kênh thanh toán qua internet banking: năm 2004, mới chỉ có sự tham gia của 03 NHTM thì đến năm 2008, con số này đã lên tới 25 và đến nay thì hầu hết các NHTM đều tham gia cung cấp dịch vụ internet banking cho khách hàng Ngoài các tiện ích cơ bản như truy vấn thông tin tài khoản, xem tỷ giá, lãi suất, sao kê tài khoản, thông tin giao dịch, dịch vụ internet banking còn cho phép khách hàng thực hiện thanh toán hóa đơn dịch vụ như tiền điện, nước, cước viên thống thanh toán phí bảo hiểm, thanh toán phí giao dịch chứng khoán, tiết kiệm online
Bên cạnh đó, một phương tiện mới đã xuất hiện và áp dụng tại Việt Nam từ cuối năm
2008 là “Ví điện tử” Từ năm 2012 đến năm 2013 đã có gần 1,1 triệu ví điện tử được
mở với khoảng 5 triệu giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt trên 2.550 tỷ đồng
2.1.2 Những hạn chế trong hoạt động TTKDTM
Nhìn chung, thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn trong phương tiện thanh toán của các doanh nghiệp và dân cư Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán còn nghèo nàn và kém hiệu quả Chủ yếu số lượng ATM phân bổ ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp Mặc dù thời gian qua, NHNN đã triển khai một số chương trình mang tính định hướng thị trường nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển mạng lưới POS thẻ nội địa, tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ nội địa vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại Do phần lớn khách hàng sử dụng thẻ nội địa là người Việt nam, vốn
Trang 6quá quen với việc sử dụng tiền mặt và lại luôn có sẵn tiền mặt cũng như dễ dàng tiếp cận với nguồn tiền mặt có tại các ATM, nên việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn rất hạn chế Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ TTKDTM chưa thật sự phong phú Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tượng sử dụng còn hạn chế, chưa đạt được tính tiện ích và phạm vi thanh toán để có thể thay thế cho tiền mặt
Phương thức giao dịch từ xa, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như qua internet, mobile, homebanking… chưa phát triển và vẫn dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp Kênh thanh toán qua mobile banking: xuất hiện ở Việt nam năm 2003 nhưng cho đến nay các NHTM hầu hết chỉ sử dụng kênh SMS để cung cấp dịch vụ mobile banking và chỉ dừng lại ở truy vấn thông tin chung của ngân hàng và thông tin tài khoản Mặc dù chức năng thanh toán/chuyển khoản trên kênh mobile banking được phát triển từ năm
2006 nhưng đến nay chỉ có một vài ngân hàng chính thức cung cấp dịch vụ này Do
đó, nhìn chung kênh thanh toán qua mobile banking chưa trở thành một kênh thanh toán phổ biến trong dân cư
Phí dịch vụ thanh toán còn khá cao, một số phương tiện thanh toán khi sử dụng khách hàng còn phải trả thêm phụ phí so với việc sử dụng tiền mặt
2.1.3 Thực trạng của từng phương thức TTKDTM
Hiện nay, ở Việt Nam đang áp dụng các hình thức TTKDTM tương đối đa dạng, bao gồm: Séc, thẻ ngân hàng, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…
Tình hình TTKDTM tại VN (2013 – nay)
PTT
T nội
địa
I,II) Giá trị
giao dịch
(tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị giao dịch (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị giao dịch (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị giao dịch (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%) Thẻ
NH
88.117 0,20 121.295 0,24 159.367 0,28 97.270 0,46
Tốc
độ
tăng
Trang 7Tốc
độ
tăng
(%)
Lệnh
chi 32.523.880 75,10 38.963.307 76,07 45.321.872 79,86 14.130.360 66,58 Tốc
độ
tăng
(%)
Nhờ
thu
825.091 1,91 834.368 1,63 998.900 1,76 1.534.958 7,23
Tốc
độ
tăng
(%)
Khác 9.703.010 22,40 11.185.89
0
21,84 10.191.21
0 17,96 5.410.910 25.50
Tốc
độ
tăng
(%)
Tổng 43.308.67
3 100 51.219.583 100 56.748.334 100 21.223.131 100
Tốc
độ
tăng
(%)
(Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN) (Phương tiện thanh toán khác gồm: Hối phiếu, Lệnh phiếu, Thư tín dụng nội địa, SMS Banking, Mobile Banking, Phone Banking, Internet Banking, Giấy chuyển khoản từ tài khoản vãng lai CA-Current Account, )
Từ bảng ta thấy, UNC (lệnh chi) là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất, giá trị thanh toán lớn nhất, chiếm tới hơn 75% tổng giá trị TTKDTM Séc và thẻ ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, dưới 0,30% Các phương tiện TTKDTM đều tăng trưởng về
Trang 8quy mô qua các năm, tuy nhiên với tốc độ khác nhau nên có sự thay đổi cơ cấu các hình thức
a Tình hình thanh toán bằng thẻ ngân hàng
Doanh số thanh toán qua thẻ tăng mạnh trong những năm qua:
- Doanh số đạt hơn 88.000 tỷ đồng năm 2012, chiếm 0,20% trên tổng phương tiện TTKDTM
- Năm 2013, doanh số này tăng mạnh và đạt hơn 121.000 tỷ đồng, chiếm 0,24% trong tổng doanh số TTKDTM
- Năm 2014, doanh số này tăng lên đến hơn 151.000 tỷ đồng, chiếm 0,28% trong tổng doanh số TTKDTM
Hiện nay, các NHTM đang cung cấp 3 loại thẻ chủ yếu để phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng: Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước
Số lượng thẻ ngân hàng
Số lượng thẻ
NH (triệu thẻ) Tỷ trọng (%) NH (triệu thẻ)Số lượng thẻ Tỷ trọng (%)
(Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN) Phát biểu tại Hội thảo Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam 2015, ông Bùi Quang Tiên - Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết, tại Việt Nam, trong những năm qua đã có nhiều phương thức thanh toán mới được phổ cập, mang lại lợi ích không nhỏ cho người dân Đến cuối tháng 1/2015, lượng thẻ phát hành trên toàn quốc đã đạt mức trên 85,9 triệu thẻ (tăng 30% so với cuối năm 2013), trong đó có 63,5 triệu thẻ đang lưu hành Giao dịch bằng thẻ trong năm 2014 cũng tăng trên 13% về số lượng và 16% về
Trang 9giá trị so với năm 2013 Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ tiếp tục được cải thiện chất lượng Đến cuối tháng 1/2015, trên 16.100 máy ATM và trên 187.200 POS được lắp đặt (tương ứng tăng 6% và 44% so với cuối năm 2013) Trong đó chủ yếu là các giao dịch thanh toán hàng hóa và dịch vụ
Sở dĩ doanh số thanh toán qua thẻ tăng mạnh qua các năm là do các NHTM đã tích cực
mở TK, phát hành thẻ miễn phí, đồng thời phổ biến những lợi ích của việc sử dụng thẻ ATM cho các khách hàng Đồng thời, các NHTM tăng cường đầu tư các điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) ngày càng xuất hiện nhiều hơn
Tuy số lượng mở TK và doanh số thanh toán qua thẻ NH tăng qua các năm, nhưng so với thực tế, tỷ lệ này còn rất nhỏ Lý do là trình độ dân trí chưa đồng đều, mức thu nhập bình quân chưa cao, thói quen sử dụng TM trong thanh toán quá phổ biến, NH có công nghệ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thanh toán của dân cư
b Tình hình thanh toán bằng Séc
Hiện nay, trong TTKDTM ở nước ta, thanh toán séc qua ngân hàng thông dụng nhất là
2 loại séc chuyển khoản và séc bảo chi
Thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm Giá trị giao dịch bằng séc trong năm 2012, 2013, 2014 lần lượt đạt khoảng 168.000; 115.000; 77.000 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng giảm dần là 0,39%; 0,22% và 0,14%
Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc chiếm khoảng dưới 0,4% trong tổng thanh toán phi tiền mặt
Trang 10Bên cạnh những ưu điểm là giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết giảm chi phí trong các khâu in ấn tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền, thủ tục phát sinh đơn giản, việc lưu chuyển chứng từ nhanh… thì thanh toán bằng Séc vẫn còn những mặt hạn chế, như: mức thu nhập của đại bộ phận người dân còn thấp, phạm vi thanh toán còn hẹp, nên tính khuyến khích sử dụng Séc bị hạn chế, thời hạn hiệu lực thanh toán Séc dài, gây khó khăn trong việc kiểm soát và hạn chế sự thúc đẩy quả trình luân chuyển vốn Mặt khác, khách hàng có thể lợi dụng phát hành Séc khống hoặc phát hành quá số dư để chiếm dụng vốn
c Tình hình thanh toán bằng UNC
Thanh toán bằng UNC được ưa chuộng nhất trong khâu thanh toán, hiện đang chiếm
tỷ trọng cao nhất trong khâu thanh toán phi tiền mặt vì lý do thủ tục thanh toán đơn giản, không gây phiển hà cho người trả tiền Người nhận tiền cũng được thanh toán một cách nhanh chóng chính xác Thời gian thanh toán của ủy nhiệm chi ngắn cho nên rút ngắn được quá trình luân chuyển vốn, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển Vì thế các doanh nghiệp rất ưa thích hình thức thanh toán này Nhất là những doanh nghiệp
có quan hệ bạn hàng, đối tác làm ăn lâu năm, sự tín nhiệm lẫn nhau cao nên thanh toán bằng ủy nhiệm chi được sử dụng nhiều
Giá trị giao dịch tăng lần lượt từ năm 2012 đến năm 2014 (32 – 45 triệu tỷ đồng), tương ứng với tỷ trọng tăng theo thời gian lần lượt là 75,1%; 76,07% và 79,86% UNC có nhiều ưu điểm, song cũng còn có một số hạn chế cần khắc phục để hoạt động thanh toán được tốt hơn:
- Thanh toán bằng UNC dễ dẫn đến trường hợp đơn vị mua chiếm dụng vốn của đơn
vị bán: Những doanh nghiệp mới bắt đầu hợp tác với nhau thì khá rủi ro cho doanh nghiệp là người bán khi mà lệnh thanh toán thực hiện sau khi giao hàng hóa Doanh nghiệp có thể bị thanh toán chậm, thanh toán thiếu hoặc rủi ro lớn nhất là không được thanh toán Hoặc đối với doanh nghiệp là người mua khi thực hiện việc thanh toán trước khi nhận được hàng từ người bán Doanh nghiệp có thể bị giao hàng chậm, chất
Trang 11lượng kém, số lượng không đủ như trong hợp đồng hoặc rủi ro lớn nhất là không nhận được hàng Chính vì những rủi ro có thể đối mặt nên những doanh nghiệp nhỏ và vừa,
có những lần đầu hợp tác, sự tín nhiệm chưa cao thì vẫn ưa thích thanh toán bằng tiền mặt theo kiểu “tiền trao cháo múc hơn”
- Không có quy định về thời hạn hiệu lực của UNC nên khi có tranh chấp về chậm trễ thì không có căn cứ pháp lý để tính phạt chậm trả
d Tình hình thanh toán bằng UNT
Giá trị giao dịch bằng UNT tăng ít từ khoảng 825.000 tỷ đồng (năm 2012) lên khoảng 834.000 tỷ đồng (2013) và khoảng 999.000 tỷ đồng (năm 2014), tương ứng với tỷ trọng lần lượt là 1,91%; 1,63% và 1,76%
Hình thức UNT được khách hàng sử dụng rất ít, tỷ trọng của nó chỉ chiếm dưới 2% trong TTKDTM Nguyên nhân là do:
- UNT chỉ được áp dụng khi các chủ thể thanh toán đã thỏa thuận với nhau
- Thủ tục thanh toán của phương thức này rất phức tạp, trải qua nhiều khâu, làm giảm tốc độ thanh toán, kéo dài thời gian, người hưởng thụ nhận tiền chậm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ
e Các phương thức thanh toán khác
Phương tiện thanh toán khác gồm: Hối phiếu, Lệnh phiếu, Thư tín dụng nội địa, SMS Banking, Mobile Banking, Phone Banking, Internet Banking, Giấy chuyển khoản từ tài khoản vãng lai CA-Current Account,