Tiền tệ được chấpnhận chung trong thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc hoàn trả các món nợ, nó là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, và các khoản
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn Lê Thùy Linh - người
đã luôn ở bên cạnh và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Công nghiệp Tp.Hồ Chí Minh,đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Tài chính-Ngân hàng, những người
đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 01 tháng 07 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Vân
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2013
Giảng viên
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2013
Giảng viên
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 CNTT Công nghệ thông tin
3 NHNN Ngân hàng Nhà nước
5 CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
6 TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
7 KDTM Không dùng tiền mặt
8 TCKT Tổ chức kinh tế
9 Tiền gửi TT Tiền gửi Thanh toán
10 VND Việt Nam Đồng
11 UNC Uỷ nhiệm chi
12 UNT Ủy nhiệm thu
13 TTD Thư tín dụng
14 TTQT Thanh toán quốc tế
15 TTBT Thanh toán bù trừ
16 LNH Liên ngân hàng
17 TTQT Thanh toán quốc tế
18 SWIFT Hệ thống thanh toán quốc tế
20 NHTM Ngân hang thương mại
21 NHTW Ngân hàng trung ương
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CƯU CỦA ĐỀ TÀI 1
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2
6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 3
1.1 THANH TOÁN VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 3
1.1.1 Thanh toán và thanh toán không dùng tiền mặt 3
1.1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế 4
1.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG 5
1.2.1 Hệ thống thanh toán qua ngân hàng 5
1.2.2 Các hệ thống thanh toán trong ngân hàng 5
1.3 CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM 7
1.3.1 Séc 7
1.3.2 Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi 8
1.3.3 Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu 8
1.3.4 Thẻ ngân hàng 9
1.3.5 Thư tín dụng 10
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KDTM 10
Trang 71.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT 11
1.5.1 Môi trường kinh tế 11
1.5.2 Trình độ dân trí, tập quán và thói quen của người dân 12
1.5.3 Sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán 12
1.5.4 Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán 13
1.5.5 Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VIỆT NAM 15
2.1 THỰC TRẠNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM 15
2.1.1 Những thành tựu đổi mới và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 15
2.1.2 Thực trang thanh toán KDTM tại Việt Nam 17
2.1.2.1 Thanh toán qua thẻ ngân hàng 18
2.1.2.2 Thanh toán qua séc 24
2.1.2.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi 25
2.1.2.4 Thanh toán bằng các hình thức khác 26
2.2 NHỮNG NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI VIỆT NAM 28
2.2.1 Các mặt hạn chế 28
2.2.2 Nguyên nhân 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 35
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VIỆT NAM 36
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 36
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020 37
Trang 83.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền
kinh tế 373.2.2 Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công 393.2.2.1 Quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt 393.2.2.2 Trả lương qua tài khoản 403.2.2.3 Chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản 413.3 PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONGKHU VỰC DOANH NGHIỆP 413.4 PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONGKHU VỰC DÂN CƯ 423.4.1 Phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng nhu cầu của dân cư và phù hợp với tiến trình hội nhập: 423.4.2 Phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt: 433.5 PHÁT TRIỂN CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN 443.5.1 Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng 443.5.2 Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ 453.5.3 Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất 463.5.4 Kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệthống thanh toán liên ngân hàng quốc gia 473.6 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ĐỂ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT 473.6.1 Thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt 473.6.2 Thúc đẩy sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt bằng các
chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán; giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 48
Trang 93.6.3 Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng chính sách thuế
giá trị gia tăng 48
3.6.4 Xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý 48
3.6.5 Tăng cường nguồn nhân lực để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 49
3.6.6 Giải pháp về tài chính phục vụ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 50
3.7 ĐỀ XUẤT CỦA CÁ NHÂN ĐẾN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTKDTM ÁP DỤNG CHO TỪNG PHƯƠNG THỨC 50
3.7.1 Thanh toán bằng Séc 50
3.7.2 Thanh toán bằng thẻ thanh toán 52
3.7.3 Thanh toán bằng thư tín dụng 53
3.8 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 54
3.8.1 Kiến nghị với quốc hội, chính phủ 54
3.8.1.1 Đối với Quốc hội 54
3.8.1.2 Đối với Chính phủ- Nhà nước Việt Nam 55
3.8.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước 56
3.8.3 Kiến nghị với các ngân hàng thương mại trung ương 58
3.8.4 Đối với khách hàng 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất xã hội, Ngân hàng ra đờiđược coi là một phát minh vĩ đại của loài người Hoạt động của Ngân hàng banđầu đơn giản chỉ là nghiệp vụ nhận tiền gửi, bảo quản tiền, nhưng đến nay Ngânhàng đã trở thành một tổ chức kinh tế đặc biệt kinh doanh tiền tệ đa năng nhưhuy động vốn, cho vay, bão lãnh, cho thuê tài chính, thanh toán hộ Thực hiệnvai trò là trung gian Tiền tệ - Tín dụng – Thanh toán trong nền kinh tế
Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng là một dịch vụ phong phú,
đa dạng và liên tục phát triển, đáp ứng được một phần lớn yêu cầu của nền kinh
tế thị trường linh hoạt và năng động Thanh toán không dùng tiền mặt giúp việctập trung và phân phối vốn được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, góp phầntích cực vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển Hệ thống Ngân hàng đã tíchcực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh toán để cung cấp chokhách hàng nhiều tiện ích ngày càng đa dạng và phong phú với hàm lượng côngnghệ cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng Việc phát triển hệ thốngthanh toán qua Ngân hàng không chỉ tạo tiền đề, nền tảng cho việc phát triểnhoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn giúp Nhà nước quản lý vĩ mô mộtcách hiệu quả, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Vì vậy, mở rộng TTKDTM qua hệ thống ngân hàng trong điều kiện cơ sở
hạ tầng CNTT ngày càng phát triển mạnh mẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới ngành ngân hàng nói chung và tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng Chính
vì vậy em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam”
2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xác định vấn đề nghiên cứu là phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CƯU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu: Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ViệtNam
Trang 114 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thanh toán khôngdùng tiền mặt, các phương tiện TTKDTM và tổ chức hệ thống thanh toán dựatrên nền tảng CNTT
Hai là, phân tích đánh giá thực trạng các phương tiện TTKDTM, ứng dụngCNTT, tổ chức công tác hệ thống thanh toán trên địa bàn huyện Hoằng Hóanhững năm gần đây, đồng thời viết ra những mặt hạn chế và chỉ ra nhữngnguyên nhân của hạn chế đó
Ba là, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm từng bước khắc phục khókhăn để nâng cao và phát triển chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiềnmặt tại Việt Nam
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trang 121.1.1 Thanh toán và thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán là một khâu quan trọng trong quá trình chu chuyển vốn Thanhtoán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ làm tăng vòng quay vốn, giảm lượngtiền trong lưu thông, tiết kiệm chi phí cho xã hội Phương tiện được sử dụng chủyếu trong thanh toán đó là tiền tệ “Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt dùng làm vậtngang giá chung cho tất cả hàng hóa, nó là sự thể hiện chung của giá trị, biểuhiện tính chất xã hội của lao động và sản phẩm lao động” Tiền tệ được chấpnhận chung trong thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc hoàn trả các món nợ,
nó là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa,
và các khoản vượt ra bên ngoài phạm vi trao đổi hàng hóa như: nộp thuế, trảlương, các khoản đóng góp và chi dịch vụ.Tiền tệ gồm 2 bộ phận: lưu thông tiềnmặt và lưu thông KDTM, hai bộ phận này có quan hệ chặt chẽ với nhau, thườngxuyên chuyển hóa cho nhau từ tiền mặt thành tiền ghi sổ và ngược lại, vì vậytrong thanh toán cũng được tổ chức thành thanh toán bằng tiền mặt và thanhtoán KDTM
Thanh toán bằng tiền mặt là quá trình tiền tệ thực hiện chức năng phươngtiện thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, được các tổ chức và cá nhân sử dụng chitrả hàng ngày về hàng hóa, dịch vụ cho những giao dịch có giá trị nhỏ Tỉ lệthanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế phụ thuộc vào trình độ phát triển cuảnền kinh tế đó và tính tiện ích của các phương tiện thanh toán, đồng thời phụthuộc trình độ dân trí của mỗi quốc gia
Thanh toán không dùng tiền mặt là quá trình thanh toán không có sự xuấthiện của tiền mặt mà thực hiện bằng cách trích tiền trên tài khoản của người trảchuyển sang tài khoản của người thụ hưởng thông qua vai trò trung gian thanhtoán là ngân hàng Kinh tế càng phát triển, khối lượng hàng hóa và dịch vụ ngày
Trang 13càng đa dạng, phong phú, quan hệ trao đổi được mở rộng, thanh toán bằng tiềnmặt càng bộc lộ rõ những hạn chế của nó, đó là: tính an toàn không cao, dễ bị lợidụng để tham ô, tăng chi phí xã hội, giảm vòng quay của vốn, làm cho sản xuấtkinh doanh bị chậm lại, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế Thanh toánKDTM khắc phục được những nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt, có tácđộng qua lại với các nghiệp vụ khác trong hoạt động ngân hàng, khai thác nguồnvốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư thông qua số dư trên các tài khoảntiền gửi thanh toán của các tổ chức và cá nhân, làm rõ tăng hệ số tạo tiền củaNHTM.
Vì vậy, mở rộng thanh toán KDTM là tất yếu, đó cũng là đòi hỏi kháchquan của nền kinh tế hiện đại, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi quốc gia
1.1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
Sự ra đời của các phương tiện thanh toán KDTM và cách thức tổ chức hoạtđộng thanh toán trong ngân hàng đã khắc phục được những hạn chế của thanhtoán bằng tiền mặt, thể hiện qua các điểm sau:
Thanh toán KDTM góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tạo điềukiện cho tái sản xuất mở rộng, tiết kiệm chi phí trong việc in ấn, bảo quản, vậnchuyển, tiêu hủy, kiểm soát được sự vận chuyển vốn một cách minh bạch, đặcbiệt là ngăn chặn nạn tiền giả, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn
xã hội
Giúp ngân hàng huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư đầu tưcho nền kinh tế thông qua việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng Đây lànguồn vốn với chi phí tương đối rẻ được các ngân hàng quan tâm khai thác;đồng thời thông qua các giao dịch trên tài khoản, ngân hàng có thể kiểm soáttình hình tài chính của khách hàng
Với những ưu điểm vượt trội, thanh toán KDTM đã trở thành một hìnhthức không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, đem lại lợi ích cho xã hội Mặtkhác, trước xu thế toàn cầu hóa và sự bùng nổ của CNTT, thanh toán KDTMkhông chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, mà nó đã vươn ra toàn cầu, vì
Trang 14vậy các phương tiện thanh toán thường xuyên được cải tiến và hoàn thiện, đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
1.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
1.2.1 Hệ thống thanh toán qua ngân hàng
Hệ thống thanh toán qua ngân hàng là tập hợp tất cả những yếu tố để hìnhthành nên mạng lưới thanh toán, bao gồm: Cơ chế, quy chế, quy trình kỹ thuậtdùng điều chỉnh các đối tượng, hành vi và các mối quan hệ có liên quan nhằmthực hiện các giao dịch thanh toán; cơ sở vật chất máy móc thiết bị, phương tiệntruyền thông
1.2.2 Các hệ thống thanh toán trong ngân hàng
Ngày nay, để phù hợp với mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàngtrong nền kinh tế thị trường, hệ thống thanh toán nội địa mỗi nước được chialàm nhiều phân hệ khác nhau, là hệ thống thanh toán nội bộ của từng ngân hàng;
hệ thống TTBT giữa các ngân hàng và hệ thống thanh toán LNH Trong TTQT
có mạng SWIFT
Hệ thống thanh toán nội bộ của ngân hàng thương mại:
Hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM hoặc các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán thuộc sở hữu riêng của họ Hệ thống này được thiết kế, xây dựngphụ thuộc vào khả năng tài chính, quy mô hoạt động và điều kiện của từng ngânhàng, vì vậy nó rất đa dạng về phương pháp tổ chức, cách thức quản lý và mức
độ ứng dụng CNTT
Hệ thống thanh toán nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình luânchuyển vốn của NHTM vào nền kinh tế; trực tiếp thực hiện các giao dịch thanhtoán, chuyển tiền phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp,
tổ chức và cá nhân; đồng thời là cơ sở để các ngân hàng thực hiện tập trung vốn,
mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh Hệ thống thanh toán nội bộ củamỗi NHTM phụ thuộc vào mô hình quản lý tài khoản khách hàng, được áp dụngmột trong hai phương pháp là: quản lý tài khoản tập trung và phân tán, trong đó
mô hình quản lý tài khoản tập trung được áp dụng ở các NHTM có hệ thốngCNTT hiện đại, đồng bộ
Trang 15Hệ thống thanh toán bù trừ:
Hệ thống TTBT được tổ chức theo phạm vi nhất định (tỉnh, thành phố, khuvực), hoặc cho từng phương tiện thanh toán (séc, thẻ) Hệ thống này có thể doNHTW, Hiệp hội ngân hàng hoặc Hiệp hội TTBT tổ chức, quản lý và vận hành.Các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia vào hệ thốngTTBT gọi là thành viên Có hai phương thức TTBT: bù trừ trực tiếp (quyết toántổng tức thời) và bù trừ ròng, trong đó bù trừ ròng được áp dụng phổ biến hơn.Phương thức bù trừ ròng cho phép các ngân hàng chuyển, nhận các khoảnthanh toán với nhau và chỉ thực hiện quyết toán tại thời điểm nhất định Thựchiện TTBT ròng có thể xảy ra một số rủi ro đó là: khi hệ thống mạng gặp sự cố,tạm ngừng hoạt động sẽ dẫn đến ách tắc trong thanh toán
Hệ thống thanh toán Liên ngân hàng
Hệ thống thanh toán LNH là hệ thống thanh toán quốc gia do NHTW sởhữu, trực tiếp tổ chức quản lý và vận hành Các đối tác tham gia vào hệ thốngthanh toán LNH là các NHTM, tổ chức tài chính và những doanh nghiệp lớn cóđầy đủ các điều kiện do NHTW quy định
Đặc điểm của hệ thống thanh toán LNH là các NHTM tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán phải mở tài khoản tại NHTW, trực tiếp thanh toán vốn chonhau theo từng lệnh thông qua tài khoản này Phương thức thanh toán phổ biếnđược các nước áp dụng là thanh toán tổng tức thời
Hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT):
SWIFT là mạng thanh toán quốc tế, do Hiệp hội tài chính viễn thông LNHtoàn cầu sở hữu SWIFT được thành lập năm 1973, trụ sở tại Bỉ, hoạt độngchính thức từ năm 1977 Đây là một tổ chức được hợp tác và sở hữu bởi hơn2.800 ngân hàng và tổ chức tài chính trên toàn thế giới SWIFT hoạt động nhưmột mạng lưới để truyền, nhận và xử lý các lệnh giao dịch giữa các thành viên ởgần 140 quốc gia SWIFT đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu,đảm bảo cho quá trình luân chuyển vốn quốc tế thông suốt, giúp các nước mởrộng quan hệ đối ngoại và hội nhâp quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của mỗiquốc gia
Trang 161.3 CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM
1.3.1 Séc
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu quy định, ra lệnhcho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định trả cho người cótên ghi trên séc hoặc người cầm séc Séc là một trong những phương tiện thanhtoán KDTM ra đời sớm nhất, được sử dụng rộng rãi cho các giao dịch thanhtoán trong nước và quốc tế Điều kiện phát hành, tiếp nhận và thanh toán sécphải tuân thủ theo luật hoặc quy định của mỗi quốc gia phù hợp với thông lệquốc tế và tùy theo từng loại séc
Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng, có các loại séc:
Séc kí danh: được ghi rõ tên người thụ hưởng trên tờ séc
Séc vô danh: không ghi rõ tên người thụ hưởng trên tờ séc, bất kì ai cầm tờséc cũng có thể nhận đủ số tiền ghi trên tờ séc tại ngân hàng
Séc theo lệnh: ghi rõ trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng, séc này đượcchuyển nhượng theo thủ tục ký hậu
Căn cứ vào hình thức thanh toán, có các loại séc:
Séc tiền mặt: chỉ dùng để nhận tiền mặt tại ngân hàng
Séc chuyển khoản: dùng để chuyển khoản bằng cách trích tiền trên tàikhoản của người phải trả chuyển sang tài khoản của người được hưởng
Séc xác nhận: được ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán
Séc được ký phát để ra lệnh trả tiền cho một người xác định bằng cách ghitên người đó lên tờ séc, gọi là séc ký danh; hoặc séc cũng có thể dùng trả tiềncho người bất kỳ, gọi là séc vô danh.Séc được dùng để lĩnh tiền mặt hoặcchuyển khoản Việc quyết định cho lĩnh tiền mặt hay không thuộc thẩm quyềncủa người ký phát, hoặc người chuyển nhượng
Séc có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác Một tờ séc có ghitên người thụ hưởng thì người đó được phép chuyển nhượng tờ séc bằng cáchghi tên người được hưởng, ngày, tháng chuyển nhượng và họ tên, địa chỉ củamình vào mặt sau tờ séc (gọi là ký hậu) Đối với séc vô danh, người thụ hưởng
Trang 17có thể chuyển nhượng bằng cách giao tờ séc đó cho người khác mà không cần
ký hậu
Để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc khi xuất trình, người ký phát cóthể lựa chọn một trong hai hình thức, đó là: bảo chi séc hoặc bảo lãnh séc Bảochi séc là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích tiền từ tài khoản củangười ký phát lưu ký vào một tài khoản riêng, hoặc phong tỏa số dư tài khoảnthanh toán của người ký phát với số tiền đúng bằng số tiền ghi trên séc Bảo lãnhséc là một hình thức đảm bảo khả năng chi trả đối với một phần hoặc toàn bộ sốtiền ghi trên tờ séc bằng việc bảo lãnh của bên thứ ba, nhưng không phải làngười thực hiện thanh toán Séc được bảo chi hoặc bảo lãnh có độ an toàn caohơn, luôn đảm bảo khả năng thanh toán
1.3.2 Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi
Uỷ nhiệm chi là lệnh của chủ tài khoản, ủy nhiệm cho ngân hàng trích một
số tiền nhất định trên tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng có tài khoảntại ngân hàng
Uỷ nhiệm chi được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặcchuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Thanh toán bằng UNC có ưu điểm: an toàn, hiệu quả, thủ tục đơn giản, đặcbiệt là khi có sự hỗ trợ của CNTT; không gây phiền hà cho người trả tiền, chỉsau một thời gian ngắn bên bán hàng sẽ nhận được tiền mà không phải đến ngânhàng làm thủ tục Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là việc trả tiền cho ngườithụ hưởng là do thiện chí của người mua, nếu người mua thiếu trách nhiệm,không sòng phẳng thì người bán sẽ bị người mua chiếm dụng vốn
1.3.3 Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu
Uỷ nhiệm thu là chứng từ thanh toán do người bán lập theo mẫu quy địnhtrên cơ sở hóa đơn giao hàng hoặc dịch vụ để đòi tiền hàng hóa đã giao, dịch vụ
đã cung ứng cho người mua thông qua ngân hàng nơi mình mở tài khoản, yêucầu ngân hàng thu hộ số tiền được ghi trên UNT
Trong thanh toán quốc tế, UNT đáp ứng được thỏa thuận và những điều
Trang 18khoản mà người mua (người nhập khẩu) và người bán (người xuất khẩu) đã camkết Khi thanh toán thường sử dụng 2 loại UNT, được gọi là nhờ thu phiếu trơn
và nhờ thu kèm chứng từ
Uỷ nhiệm thu được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người
sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trên cơ sở đó
có thỏa thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụhưởng
Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện nhờ thu hoặc UNT do tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanhtoán phù hợp với quy định của NHNN
1.3.4 Thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng do ngân hàng phát hành, bán cho khách hàng sử dụng Thẻdùng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụtại các ngân hàng đại lý; hoặc trả các khoản nợ Hiện nay trên thế giới có nhiềuloại thẻ với nhiều chức năng, đó là: thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ
du lịch
Thẻ thanh toán: được phát hành trên cơ sở số dư tiền gửi của chủ thẻ Mỗilần sử dụng thẻ trả tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc trả các khoản khác thì ngân hàngphát hành tự động trích số tiền tương ứng trên tài khoản của chủ thẻ, chuyển vàotài khoản của người bán Loại thẻ này có ưu điểm thanh toán tức thời, nhưng đòihỏi chủ thẻ phải có tiền gửi tại ngân hàng
Thẻ ghi nợ: có tính chất tương tự như thẻ tín dụng, do các cửa hàng pháthành, và chỉ được sử dụng mua hàng trong phạm vi hệ thống cửa hàng đó
Thẻ tín dụng: dùng để chi trả hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng phát hành thẻ.Ngân hàng phát hành thẻ thỏa thuận với chủ thẻ và cấp một hạn mức tín dụngnhất định, chủ thẻ chỉ được phép sử dụng trong hạn mức tín dụng đó Khi có nhucầu thanh toán, chủ thẻ đến cơ sở chấp nhận thẻ thực hiện lệnh thanh toán, lúc
đó chủ thẻ mới chính thức nhận nợ với ngân hàng Đến thời hạn thỏa thuận, chủthẻ phải có nghĩa vụ trả đầy đủ khoản gốc và lãi cho ngân hàng phát hành thẻ
Trang 19Thẻ du lịch: tương tự như thẻ tín dụng nhưng thời gian thanh toán ngắnhơn, chủ yếu phục vụ cho các doanh nhân đi công tác hoặc khách du lịch.
1.3.5 Thư tín dụng
Thư tín dụng là bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người muahàng (người xin mở TTD) cam kết trả tiền cho người bán hàng một số tiền trongthời gian nhất định, với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ nhữngđiều khoản quy định trong bức thư đó TTD thực chất là một phương thức thanhtoán chứ không hẳn là một phương tiện thanh toán KDTM được sử dụng chủyếu trong TTQT
Thanh toán bằng TTD: điều kiện ràng buộc giữa các bên tham gia rất chặtchẽ và rõ ràng, nó đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cả người mua lẫnngười bán, nên đáp ứng được yêu cầu giao dịch thương mại trong nền kinh tế thịtrường Chính vì vậy TTD được sử dụng phổ biến trong giao dịch thương mạiquốc tế
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KDTM
Thanh toán là cầu nối giữa sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng.Đồng thời nó cũng là khâu mở đầu và là khâu kết thúc của quá trình tái sản xuất
xã hội Tổ chức tốt công tác thanh toán nói chung sẽ tạo điều kiện cho quá trìnhsản xuất kinh doanh được tiến hành một cách trôi chảy nhịp nhàng Ngược lạiviệc thanh toán bị trục trặc, ách tắc thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ lâm vàotrì trệ
Hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đã phát triển sang một giai đoạn mới,lúc này ngân hàng phải phát huy đầy đủ các chức năng của mình đó là trung tâmthanh toán trong nền kinh tế Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệở đây ta hiểu thanhtoán không dùng tiền mặt là sự vận động của tiền tệ với chức năng là phưongtiện thanh toán giữa các tổ chức cá nhân trong xã hội bằng cách trích chuyểnvốn tiền tệ từ tài khoản này sang tài khoản khác hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhauthông qua vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng hay các tổ chức tín dụngkhác Đối với nền kinh tế thị trường thanh toán không dùng tiền mặt có vai tròrất lớn
Trang 20+ Đối với nền kinh tế nói chung :
- Thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ phục vụ cho các hoạt độngcủa các tổ chức, cá nhân mà nó còn góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế kháctrong nền kinh tế quốc dân
- Thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hoá , vật tư, tăng nhanh tốcđộlưu chuyển vốn trong nền kinh tế
+ Đối với ngân hàng :
- Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho ngân hàng tập chung được cácnguồn vốn trong dân cư
- Giúp cho ngân hàng có được khoản thu từ phí cung cấp dịch vụ thanhtoán ổn định và an toàn
- Tạo điều kiện cho Ngân hàng nhà nước kiểm soát và điều tiết lượng tiền
đi vào lưu thông, từ đó có các chính sách phù hợp tác động vào nền kinh tế -Với vai trò là các trung gian tài chính việc thanh toán qua ngân hàng giúpcho việc thu thập các nguồn thông tin về doanh nghiệp và sự chuyển dịch vốntrong nền kinh tế Tạo điều kiện cho việc thẩm định các dự án đầu tư được tốthơn
+ Đối với xã hội :
- Tạo môi trường thanh toán văn minh, lịch sự, thuận tiện và nhanh chóng
- Giúp người dân có thói quen thanh toán qua ngân hàng và sử dụng cácdịch vụ ngân hàng
- Hạn chế nạn tiền giả, rửa tiền, thành lập các quỹ đen…
1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1.5.1 Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, thu nhập bình quân đầu người, chỉ sốgiá cả, tỷ lệ lạm phát, mức độ tiền tệ hóa của các khoản thu nhập và sự côngkhai minh bạch trong hoạt động kinh tế - xã hội là những yếu tố cơ bản tác độngđến TTKDTM
Khi kinh tế kém phát triển, GDP tăng chậm, thu nhập của dân cư thấp thì
Trang 21nhu cầu trao đổi hàng hóa ít, độ tin cậy chưa cao, các hoạt động kinh tế ngầm vàgian lận thương mại còn nhiều thì các giao dịch thường đòi hỏi thanh toán trựctiếp bằng tiền mặt
Ngược lại, nền kinh tế phát triển mạnh, thu nhập tăng, tiền tệ ổn định, mọihoạt động kinh tế xã hội được công khai, minh bạch thì nhu cầu trao đổi vàthanh toán sẽ tăng cả về khối lượng và giá trị, do đó thanh toán cần đáp ứng yêucầu: nhanh chóng, chính xác và an toàn với chi phí thấp Lúc này thanh toánbằng tiền mặt sẽ bộc lộ những mặt hạn chế, thanh toán KDTM có cơ hội pháttriển, chiếm ưu thế, không ngừng được hoàn thiện
1.5.2 Trình độ dân trí, tập quán và thói quen của người dân
Nhu cầu thanh toán KDTM chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố tâm
lý, tập quán, thói quen và trình độ dân trí Trình độ dân trí thấp, người dânkhông am hiểu hoặc hiểu rất ít về thanh toán KDTM, khi đó thanh toán bằngtiền mặt là cách đơn giản và tiện lợi, còn thanh toán KDTM là điều xa vời đốivới họ Khi trình độ dân trí và thu nhập được nâng lên, nhu cầu mở rộng quan hệ
và trao đổi sẽ tăng theo, người dân có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuậthiện đại, lúc đó việc sử dụng các phương tiện thanh toán KDTM đối với họ là tấtyếu và mọi việc sẽ trở nên đơn giản Mặt khác, khi người dân muốn thanh toánmột khoản nào đó, nếu thủ tục quá phức tạp, chờ đợi lâu mất nhiều thời gianhoặc phải đi xa, sẽ nảy sinh tâm lý lo ngại
1.5.3 Sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán
Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ là nền tảng cơ sở vật chất để pháttriển hệ thống thanh toán qua ngân hàng Trong những năm gần đây với sự pháttriển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, nhất là CNTT đã có những tác động rấtmạnh tới hoạt động thanh toán của ngân hàng, tạo ra một bước tiến nhảy vọt vềchất, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân, xóa bỏ mặc cảm về một
hệ thống thanh toán qua ngân hàng thời kỳ bao cấp, tạo ra một cách nhìn mớicho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mức độ tin cậy với các nghiệp vụ
và khả năng xử lý tự động cao đã cho phép các ngân hàng có thể rút ngắn các
Trang 22dịch vụ thanh toán, tăng nhanh vòng quay của vốn.
1.5.4 Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán
Mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán là nhân tố quan trọng, có tác độnglớn đến mở rộng thanh toán KDTM qua ngân hàng Các ngân hàng, tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán có mạng lưới giao dịch rộng, sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đến giao dịch thanh toán, từ đó mởrộng phạm vi thanh toán KDTM qua ngân hàng
Ngày nay, nhờ việc ứng dụng CNTT hiện đại trong hoạt động thanh toán
mà các ngân hàng, các tổ chức có thể mở rộng mạng lưới bằng việc nối mạngtrực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng, để cung ứng dịch vụ thanh toán cho
họ
1.5.5 Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể tham gia thanh toán KDTM quangân hàng cần được bảo vệ quyền lợi bằng hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng
bộ Nếu hệ thống pháp luật quy định về hoạt động thanh toán chưa đầy đủ, thiếuđồng bộ thì các chủ thể sẽ không yên tâm khi tham gia vào hoạt động thanhtoán, xét cả từ khía cạnh người tổ chức hệ thống thanh toán là những ngân hàng,đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán và cả người sử dụng dịch vụ là doanhnghiệp, tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế Vì vậy, để phát triển tốt hệ thốngthanh toán qua ngân hàng cần có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợpvới thông lệ quốc tế và minh bạch cho hoạt động thanh toán
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thanh toán KDTM là quá trình thanh toán không có sự xuất hiện của tiềnmặt, thay vào đó là các phương tiện thanh toán như séc, UNT, UNC,thẻ., thanh toán KDTM chịu sự tác động của nhiều nhân tố: luật pháp, cơ chếchính sách, môi trường kinh tế, trình độ dân trí, khoa học và công nghệ, tổ chứcmạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán trong đó yếu tố khoa học và công nghệ
có ảnh hưởng rất lớn tới việc mở rộng thanh toán KDTM Đối với nước ta, tronggiai đoạn hiện nay, cần tận dụng lợi thế của một nước đi sau, tiếp thu có chọnlọc những kinh nghiệm hay của các nước đã thực hiện thành công việc tổ chức
Trang 23thanh toán KDTM trong nền kinh tế, triệt để ứng dụng CNTT vào hoạt độngthanh toán, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trang 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT VIỆT NAM
2.1 THỰC TRẠNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM
2.1.1 Những thành tựu đổi mới và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Trong giai đoạn 2001 – 2005 hoạt động thanh toán ngân hàng có sự chuyểnbiến mạnh mẽ Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiệnđại, tiện ích ra đời, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụthanh toán, với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư.Những bước phát triển gần đây trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng thể hiện,như sau:
- Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảmdần: Năm 1997 là 32,2%; năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%, năm 2005 là19% và đến tháng 3 năm 2006 là 18,5% ;
-Trước sự phát triển không ngừng của hình thức TTKDTM thời gian qua,Chính phủ đã đưa ra đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2006-2010 với mụctiêu như sau:
+ Đến cuối 2010 tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán không quá18% Đến năm 2020 tỷ lệ này phấn đấu khoảng 15%
+ Đạt mức 80% các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau thựchiện qua tài khoản ngân hàng đến cuối năm 2010 và đạt 95% đến năm 2020Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng TTKDTM của nước ta đã về đích sớmhơn với đề án TTKDTM giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 đãđược Thủ tướng phê duyệt, đây là một tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế
- Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đềudựa trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động
sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tửchiếm tỷ trọng khá lớn Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ
Trang 25hàng tuần trước đây, nay chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệthống, khác địa bàn), chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoảnthanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn);
- Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại phát triểnkhá nhanh Số lượng tài khoản cá nhân trong toàn hệ thống ngân hàng cuối năm
2004 tăng gần 10 lần so với năm 2006 (từ 135 nghìn tài khoản lên tới 1 triệu 297nghìn tài khoản) Số lượng tài khoản cá nhân đến cuối năm 2004 là 2 triệu thìđến năm 2005 số tài khoản đã tăng lên 5 triệu tài khoản với số dư khoảng 20.000
tỷ đồng Tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 150% về số tài khoản và120% về số dư Có được kết quả như trên là do nhiều yếu tố tác động như: môitrường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những thay đổi theohướng phù hợp hơn, mạng lưới điểm giao dịch phục vụ khách hàng của các ngânhàng được mở rộng, thanh toán điện tử liên ngân hàng được triển khai có hiệuquả,… Nhưng có một số lý do chính trực tiếp thúc đẩy sự gia tăng tài khoản cánhân trong thời gian qua, đó là: các ngân hàng thương mại đã có nhiều nỗ lựctrong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợicho việc thanh toán của khách hàng; chú trọng phát triển đa dạng và phong phúcác sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán
lẻ với những ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến; bắt đầu quan tâm đến côngtác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, khuyến mãi cho các sản phẩm dịch vụ củamình khi đưa ra thị trường Một số ngân hàng còn chủ động tiếp cận với cácdoanh nghiệp có đông nhân viên với mức thu nhập ổn định để thực hiện dịch vụtrả lương qua tài khoản ngân hàng;
- Đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ởcác ngân hàng, Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phảingân hàng như Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện Thị trường dịch vụ thanhtoán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa ngânhàng và các tổ chức không phải ngân hàng làm dịch vụ thanh toán Mỗi một môhình tổ chức có những đặc trưng riêng, lợi thế riêng và chiến lược khách hàngriêng, theo đó mà các nhu cầu khác nhau của từng loại đối tượng khách hàng
Trang 26được đáp ứng;
- Ứng dụng công nghệ và đầu tư trang thiết bị hạ tầng cơ sở phục vụ chocác dịch vụ thanh toán ngân hàng đặc biệt phát triển mạnh kể từ 2006 Số lượngmáy giao dịch tự động ATM, các thiết bị POS và mạng lưới đơn vị chấp nhậnthẻ ngân hàng phát triển nhanh Đến cuối tháng 6/2006, lượng ATM tại hệ thốngngân hàng 2.154 máy( so với 101 máy năm 2002) số lượng đơn vị chấp nhận thẻkhoảng 12.000 ( so với 8.789 đơn vị chấp nhận thẻ năm 2003)
- Xu hướng liên doanh liên kết giữa các ngân hàng đã hình thành, giúp chonhiều ngân hàng thương mại nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư vàocông nghệ và trang thiết bị phục vụ cho hệ thống thanh toán Việc liên doanhliên kết trong phát hành và thanh toán thẻ trở thành một yếu tố không nhỏ gópphần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát hành ra lưu thông gần đây
2.1.2 Thực trang thanh toán KDTM tại Việt Nam
Thời gian qua, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Namphát triển mạnh và đa dạng Điều này làm giảm dần tiền mặt trong lưu thông.Các NHTM đã chủ động giới thiệu các phương tiện, dịch vụ thanh toánkhông dùng tiền mặt (TTKDTM) tới khách hàng Bên cạnh việc tiếp tục hoànthiện và phát triển các phương thức truyền thống như ủy nhiệm chi (lệnh chi), ủynhiệm thu (nhờ thu), một số phương tiện và dịch vụ thanh toán mới dựa trên nềntảng ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện và đang đi dần vào cuộc sống,phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới như:Thẻ ngân hàng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking, Ví điện tử,…
39 triệu tài khoản cá nhân
Các NHTM cũng quan tâm hơn đến phát triển các dịch vụ ngân hàng bán
lẻ, khách hàng cá nhân, tình hình mở và sử dụng tài khoản cá nhân tăng lên đáng
kể, đặc biệt từ khi dịch vụ trả lương qua tài khoản được triển khai, cụ thể: năm
2000 mới chỉ có trên 100.000 tài khoản cá nhân thì đến năm 2012 đã đạt trên 45triệu tài khoản
Theo khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2003 cho thấy thanh toánbằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế Tiền mặt vẫn là phương tiện
Trang 27thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa sốtrong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư Tại 750 doanh nghiệp ViệtNam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì các doanh nghiệp tư nhân có trên 500công nhân có khoảng 63% số giao dịch của họ được tiến hành qua hệ thốngngân hàng; những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này là 47%; vớidoanh nghiệp nhà nước mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện qua ngânhàng; hầu hết các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiềnmặt Tại các hộ kinh doanh thì 86,2% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hoábằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộkinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt; số người sử dụng dịch vụ ngân hàngchủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài,nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định Từ năm 2001 đến nay, tỷ trọngtiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với tổng phương tiện thanh toán năm
2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%; năm 2005 là 19%; năm 2006 là 17,21%,năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6%, năm 2009 là 14,8%, năm 2010 là 14%năm 2011 là 13,51% và đến năm 2012 là 13% Dự kiến theo đề án phát triểnKDTM giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ thì tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiệnthanh toán là 11% Tuy tỷ trọng hàng năm đã giảm nhưng còn ở mức cao hơn
so với thế giới
2.1.2.1 Thanh toán qua thẻ ngân hàng
2.1.2.1.1 Một số thành tựu nổi bật trong thanh toán bằng thẻ thanh toán tại Việt Nam thời gian qua
- Mục tiêu đưa ra trong đề án phát triển TTKDTM đến năm 2010 là: pháthành 15 triệu thẻ trên cả nước, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhàhàng, khách sạn có thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ Đạt mức 20 triệu tàikhoản cá nhân, 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% người lao độngtrong doanh nghiệp tư nhân nhận lương qua tài khoản Tuy nhiên, thực tế chothấy trong những năm gần đây, thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam đã cóbước phát triển rất mạnh mẽ Và có thể nói rằng thanh toán thẻ của chúng ta đã
về đích sớm so với mục tiêu mà đề án đưa ra Chúng ta có thể thấy rõ được điều
Trang 28này thông qua một số các số liệu được thu thập trong thời gian gần đây.
Tính đến tháng 12/2007 đã có 29 tổ chức phát hành thẻ, trong đó có 5NHTM nhà nước; 19 NHTM cổ phần; 4 ngân hàng liên doanh và chi nhánhngân hàng nước ngoài và 1 tổ chức phát hành thẻ phi ngân hàng Cơ sở hạ tầngphục vụ cho hoạt động thẻ không ngừng lớn mạnh, với 4280 máy ATM; 22.959thiết bị ngoại vi (POS, EDC) Số lượng thẻ phát hành là 8.282.783 thẻ (tăng gần
4 triệu thẻ so với năm 2006), trong đó có 7.771.494 thẻ ghi nợ nội địa (94%);25.637 thẻ tín dụng nội địa (0.3%); 302.046 thẻ ghi nợ quốc tế (3.65%) và183.616 thẻ tín dụng quốc tế (2.2%) Chủng loại thẻ hết sức đa dạng với 120thương hiệu thẻ, trong đó phân theo phạm vi thì thẻ nội địa 71 loại (chiếm 59%),thẻ quốc tế 49 loại (41%); phân theo nguồn tài chính, thẻ ghi nợ 73 loại (chiếm61%), thẻ tín dụng 44 loại (chiếm 37%) và sự xuất hiện của loại thẻ trả trước 3loại (2%)
Năm 2008, tổng số thẻ phát hành đã lên tới con số 10 triệu thẻ với 6000máy ATM
Hiện nay, hệ thống thanh toán thẻ hiện nay có được sự phát triển vượt bậc
về mạng lưới, hệ thống kỹ thuật cũng như sự tăng trưởng về tổng lượng giaodịch, thanh toán qua thẻ Chỉ tính đến hết tháng 3/2010 mới đây, tổng lượngthanh toán không dùng tiền mặt đã chiếm tới 85% tổng doanh số thanh toán qua
NH với lượng thanh toán bằng điện tử chiếm trên 60% Lượng thẻ mà 47 tổchức cung ứng dịch vụ thẻ thanh toán phát hành hiện lên đến 22 triệu thẻ (vượtmục tiêu đưa ra là 15 triệu thẻ) với trên 9.000 ATM và hơn 35.000 thiết bị chấpnhận thẻ trên cả nước
Những con số trên phần nào thể hiện được thị trường thẻ Việt Nam đã vàđang “phát triển nóng” như thế nào Đây là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế,nhất là trong định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam
- Cùng với sự phát triển không ngừng về mặt khoa học kỹ thuật và côngnghệ, nhu cầu đòi hỏi của khách hàng ngày càng tăng Nắm bắt được xu thế đó,
để thu hút được khách hàng về phía mình trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế, các ngân hàng trong nước ngày càng chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển
Trang 29mảng dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ tiện ích đi kèm với thẻ Giờ đây, thẻ khôngchỉ đơn thuần là một phương tiện rút tiền mặt mà đã trở thành phương tiện đamục đích, giúp người sử dụng có thể tiếp cận được nhiều dịch vụ giao dịchthông qua thẻ ngân hàng Các dịch vụ tiện ích cơ bản của thẻ cung cấp chokhách hàng như: thanh toán hàng hóa; rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toánhóa đơn; mua sắm hàng hóa trực tuyến… cho đến nhiều dịch vụ mới khác cũngđang được các ngân hàng chú trọng phát triển như: yêu cầu phát hành sổ séc;yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn; chi lương qua tài khoản;gửi tiền trực tiếp tại ATM; nhận tiền kiều hối; bảo hiểm… Ngoài việc thiết lậpnhiều tiện ích cho khách hàng, các ngân hàng còn tạo sự riêng biệt bằng cácchương trình và sản phẩm thẻ mang thương hiệu của mình như: Ngân hàng SàiGòn Thương tín với thẻ Sacom VISA Debit chú trọng vào lớp trẻ năng động;VCB ngoài việc giữ một số lượng lớn thẻ các đơn vị nhờ dịch vụ trả lương, cònmột loại thẻ đưa logo của kênh ca nhạc MTV vào chiếc thẻ, được giới trẻ đónnhận như thể hiện một phong cách; thẻ của Techcombank lại khuyến khích bằngcách liên kết với các đối tác thương mại khác như trung tâm mua bán, siêu thị,với hãng Pacific Ariline giảm giá mua hàng, giá vé máy bay; hay thẻ của ACBđược phát hành rộng rãi ở các khu vực người nước ngoài tập trung đông, thiên
về thanh toán hơn là rút tiền vv
- Trả lương qua tài khoản cũng là một ứng dụng nổi bật của TTKDTM Kể
từ khi có Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Ngân hàng nhà nước,dịch vụ thẻ lại ngày càng đóng vai trò quan trọng để thực hiện những mục tiêukinh tế-xã hội đã được đặt ra, và là cơ hội cũng như thách thức đối với cácNHTM Việt Nam Số liệu mới nhất đến đầu tháng 7.2009 cho thấy, số đơn vịthực hiện trả lương qua tài khoản đạt trên 26.600 đơn vị với số người nhậnlương đạt gần 1,32 triệu người, tương đương mức tăng hơn 2 lần so nửa đầu năm2008
- Một sự kiện nổi bật nhất trong thời gian gần đây trong lĩnh vực thanh toánthẻ là việc kết nối thành công hệ thống thanh toán thẻ Banknetvn và Smartlinkvào tháng 5/2008
Trang 30Trên thị trường hiện nay tồn tại 4 hệ thống thẻ Trong đó, hệ thống thẻ củaSmartlink chiếm 25% thị phần với 29 ngân hàng thành viên, hệ thống củaBanknetvn gồm 7 ngân hàng thương mại, trong đó có 3 ngân hàng lớn nhưAgribank, BIDV, Incombank và 4 ngân hàng thương mại cổ phần khác, chiếmxấp xỉ 70% thị phần, 5% thị phần còn lại là của vài hệ thống khác
Đến cuối tháng 9/2012 đã tăng hơn 1.600% về số lượng thẻ phát hành; tăngkhoảng 470% về giá trị giao dịch thẻ và tăng khoảng 600% về số lượng giaodịch thẻ so với cuối năm 2006 Cụ thể tính có 46 ngân hàng đã trang bị máyATM/POS với số lượng gần 14.030 ATM và hơn 94.500 POS, tăng lần lượt550% và 570% so với cuối năm 2006.; lượng thẻ phát hành đạt 60 triệu thẻ, với
47 tổ chức phát hành và khoảng 339 thương hiệu thẻ tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng
so với các phương tiện TTKDTM khác đang có xu hướng tăng lên (đến cuốinăm 2011, thanh toán bằng thẻ ngân hàng đã chiếm khoảng 8,57% về số lượnggiao dịch TTKDTM)
Tính đến ngày 30/11/2012, số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nướcđạt khoảng 53,3 triệu thẻ, gần 14.000 máy ATM và hơn 99.400 thiết bị chấpnhận thẻ được lắp đặt
Sự liên kết này sẽ tạo nên một sức mạnh mới, thúc đẩy các dịch vụ thanhtoán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện tiền đề để hìnhthành một hệ thống thanh toán thẻ lớn mạnh có khả năng kết nối toàn quốc, giữatất cả các ngân hàng phát hành thẻ sau này, đồng thời duy trì được sự độc lậptương đối của các bên tham gia nhằm đảm bảo động lực cạnh tranh về chấtlượng dịch vụ, cũng như an toàn về hệ thống khi hệ thống của hai bên có thể làm
dự phòng lẫn nhau trong trường hợp có sự cố Tuy nhiên, việc triển khai cungcấp dịch vụ và đem tiện ích của việc kết nối tới đông đảo bộ phận dân cư vàdoanh nghiệp đòi hỏi nỗ lực của từng ngân hàng thành viên trong việc đảm bảochất lượng dịch vụ và phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng
2.1.2.1.2 Một số hạn chế trong thanh toán bằng thẻ thanh toán
Trang 31Bên cạnh những tín hiệu khả quan nêu trên, việc phát triển thị trường thẻ ởViệt Nam còn một số hạn chế Điều này được thể hiện ở những mặt sau:
* Chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa đồng bộ
- Việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ nội địa vẫn gặp rất nhiều khókhăn, trở ngại Do phần lớn khách hàng sử dụng thẻ nội địa là người VN, vốnquá quen với việc sử dụng tiền mặt và lại luôn có sẵn tiền mặt cũng như dễ dàngtiếp cận với nguồn tiền mặt có tại các ATM, nên việc sử dụng các phương tiệnthanh toán không dùng tiền mặt còn rất hạn chế
- Các phương tiện thanh toán hiện nay chưa được triển khai trên diệnrộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế Các phương tiện thanhtoán này còn mới mẻ và bỡ ngỡ với phần lớn người dân; tâm lý e dè, sợ rủi ro đãngăn cản việc tiếp cận của người tiêu dùng với các phương tiện thanh toán mới.Các thanh toán trong khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt, ngay cả ởthành thị, nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển các phương tiện thanh toánkhông dùng tiền mặt, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến
- Dịch vụ thẻ ngân hàng mới có sự gia tăng về số lượng nhưng chưa có sựchuyển biến thực sự về chất lượng; mục tiêu cuối cùng là sử dụng thẻ để thanhtoán hàng hóa, dịch vụ thay cũng chỉ đạt khoảng 17% giao dịch còn lại là thựchiện rút tiền mặt tại hệ thống ATM; dịch vụ đi kèm ATM đã có nhưng chưanhiều Hệ thống POS chưa phát triển rộng, thanh toán qua POS còn hạn chế; sốlượng giao dịch qua POS còn ít (chỉ đạt chưa đến 5% doanh số bán hàng)
* Phí chưa thỏa đáng
- Các giao dịch qua ATM, thanh toán thẻ tín dụng đều phải trả phí khi mà
cơ sở hạ tầng của hệ thống thanh toán này còn quá nhiều bất cập Gần đây nhấtNHNN đã thống nhất việc thu phí dịch vụ bắt đầu từ năm 2013 trên cơ sở đềxuất mức phí từ các ngân hàng
- Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ một phần do phải trảphí ngân hàng, một là phải công khai doanh thu Vì thế, một số đơn vị chấp nhậnthẻ (ĐVCNT) dù đã ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìmnhiều cách hạn chế các giao dịch bằng thẻ của khách hàng như để máy cà thẻ
Trang 32vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng trả tiền mặt,…
- Thực tế các ngân hàng chạy đua hạ mức phí chiết khấu cho các ĐVCNTkhiến cho việc phát triển mạng lưới POS không có hiệu quả do các ngân hàngkhông có nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư mua sắm thiết bị, chi phí cho nhân sự
- Hoạt động của hệ thống phục vụ thanh toán chưa đảm bảo, còn tiềm ẩnnguy cơ về bảo mật
- Trong thời gian gần đây chúng ta cũng thấy tình trạng sử dụng và thanhtoán thẻ giả mạo có chiều hướng gia tăng và đã gây ra những tổn thất về tàichính đối với nền kinh tế, đặc biệt là về tài chính đối với các ngân hàng
- Tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ thanh toán vẫn ở mức thô sơ vàphát triển dưới mức tiềm năng Chưa phổ biến cạnh tranh bằng thương hiệu, chấtlượng dịch vụ Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thay vì sáng tạo ra sảnphẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm cùng loại trên thị trường (đó
là gia tăng các tiện ích đi kèm dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, dần thaythế dịch vụ đơn mục đích bằng những dịch vụ đa mục đích như: sử dụng thẻ chonhiều mục đích như thanh toán, chi trả hóa đơn định kỳ, vấn tin, rút tiền mặt…thay cho việc sử dụng thẻ chỉ để rút tiền mặt) thì lại chỉ tập trung vào yếu tố giá
cả (phí) nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh Điều này không chỉ làm tổn hại tớichính lợi nhuận của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong hoạt độngthẻ, mà còn tổn hại tới sự gắn kết giữa chính bản thân ngân hàng và khách hàng,khi mà khách hàng không nhận thấy sự khác biệt giữa các sản phẩm của nhữngngân hàng khác nhau, vì vậy mà họ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch vụ mangthương hiệu này để đến với một sản phẩm có thương hiệu khác
Trang 332.1.2.2 Thanh toán qua séc
- Séc là một trong những phương tiện thanh toán đã có lâu đời ở các nướcphát triển, dựa trên Công ước thế giới về Séc năm 1933, các nước đều ban hànhLuật Séc, hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Séc, để việc sửdụng séc được nhanh chóng, thuận tiện không chỉ trong cùng địa phương vàcùng tổ chức phát hành séc, các nước đều có Trung tâm xử lý thanh toán bù trừséc ngoài hệ thống và khác địa phương do Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hộiNgân hàng quản lý, nhờ vậy, phương tiện thanh toán bằng séc được sử dụng phổbiến ở nhiều nước phát triển Còn ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từnhững năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm.Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịchmua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầmséc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoảnnhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổngthanh toán phi tiền mặt; nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa
có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “độngviên” dùng séc và một nguyên nhân khác là sự lo ngại của người bán hàng sợ tàikhoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro Việc thanh toánséc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tàikhoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanhtoán bù trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bùtrừ séc Đây là mối hiểm hoạ lớn nhất cho thị trường séc
Thanh toán bằng séc thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán.Nhưng, ra đời đã lâu mà séc vẫn chưa phát triển được như mong đợi ở ViệtNam Ở các ngân hàng thương mại, hình thức thanh toán bằng séc chiếm tỷ lệrất thấp (khoảng 2%) trong tổng thanh toán phi tiền mặt; trong đó chủ yếu làthanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, còn thanh toán giữa doanh nghiệpvới cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân rất ít
- Những khó khăn khi thực hiện thanh toán bằng Séc
Việc thanh toán séc gặp không ít phiền phức Hiện nay, khách mua và
Trang 34khách bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến ngânhàng để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ trên tàikhoản khách mua Nhưng khi khách mua và khách bán không có tài khoản ởcùng một ngân hàng, các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanhtoán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Mỗi ngày chỉ có 2 phiên thanh toán bù trừ(vào lúc 10 giờ sáng và 15 giờ) và việc kiểm tra séc ở Ngân hàng Nhà nước vẫnchủ yếu là thủ công Nếu các ngân hàng phát hành vài chục nghìn tờ séc mỗingày thì việc thanh toán bù trừ trong ngày gặp rất nhiều khó khăn Thêm vào đó,tâm lý của người bán nhận séc thường lo ngại trên tài khoản của người muakhông còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ chối việcthanh toán séc.
Hiện nay, số khách hàng sử dụng séc không tốt, séc giả tăng lên rất nhiều.Công nghệ khoa học càng hiện đại thì hình thức và cách thức sử dụng séc giảcàng tinh vi hơn, thủ thuật hơn Đây là một bất lợi cho thị trường séc vì nókhông chỉ ảnh hưởng đến doanh số mà còn ảnh hưởng đến cả lòng tin của kháchhàng vào hình thức thanh toán vẫn còn chưa phổ biến này Nhiều khi nó còn ảnhhưởng đến cả uy tín của ngân hàng phục vụ người trả tiền cũng như uy tín củangân hàng phục vụ người thụ hưởng
2.1.2.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi rất phổ biến vì nó sử dụng đối với mọi đốitượng, thuận tiện và dễ dáng
Trong thực tế uỷ nhiệm chi chiếm trên 80% thanh toán không dùng tiềnmặt Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi được ưa chuộng nhất do thủ tục đơn giản dễthực hiện
* Ưu điểm:
- Giảm chi phí in ấn, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt
- Ngân hàng sẽ huy động thêm vốn để đầu tư cho nền kinh tế
- Thủ tục đơn giản
* Nhược điểm:
- Thời gian thanh toán dài hơn thanh toán bằng séc, đòi hỏi 2 bên phải ký
Trang 35hợp đồng mua bán mới có thể lập ủy nhiệm chi để trả tiền.
- Quyền lợi người mua bị ảnh hưởng do việc chỉ trả tuỳ thuộc vào thiện chíbên bán
- Khả năng kiểm soát của ngân hàng bị hạn chế
2.1.2.4 Thanh toán bằng các hình thức khác
Thư tín dụng là một phương thức được sử dụng rất phổ biến trong thanhtoán quốc tế Theo số liệu thống kê năm 2011-2012 thì có khoảng 13-17% giaodịch thương mại quốc tế sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, với tổng trị giá
là một nghìn tỷ đô la Mỹ Tuy nhiên khi thanh toán bằng L/C, các bên tham giathanh toán có thể gặp một số khó khăn và rủi ro, cụ thể là:
- Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:
Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuấttrình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá NH chỉ kiểm tra tínhhợp lệ bề ngoài của chứng từ Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuấttrình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán Như vậy, sẽ không có sựbảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về sốlượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì Trong trường hợp này nhà nhập khẩuvẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành
- Rủi ro đối với nhà xuất khẩu:
Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọikhoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tựgiải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá cho đến khi vấn đề đượcgiải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước Nhà xuất khẩu phải trả các khoảnchi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khikhông biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do
bộ chứng từ có sai sót Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năngthanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không đượcthanh toán Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phásản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền Trừ khiL/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ