ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại việt nam (Trang 44 - 45)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN

DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

- Phát triển dịch vụ thanh toán trong dân cư là một mục tiêu chiến lược nhằm mở rộng thị trường nâng cao hiệu quả và năng lực của ngành ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ đó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình gửi tiền tiết kiệm vào đầu tư, nâng cao tỷ trọng đầu tư của dân chúng lên. Phát triển TTKDTM phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán. Các giải pháp xây dựng trong các đề án phát triển TTKDTM không mang tính hành chính, áp đặt, gây tác động tiêu cực kìm hãm sự phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngoài ra, việc phát triển TTKTM phải đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng dịch vụ thanh toán, của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ mang tính chất ngắn hạn, nhằm tạo ra bước đột phá ban đầu cho sự phát triển TTKDTM.

- Tổ chức dịch vụ tiền tệ dân cư thuận tiện, an toàn, đưa lại lợi ích cho khách hàng sử dụng, xây dựng thành tập quán sử dụng séc, thẻ thanh toán, uỷ nhiệm thanh toán định kỳ để thay thế tập quán sử dụng tiền mặt, giảm tỷ trọng khối tiền mặt trên diện rộng M2 xuống dưới 10% vào nửa đầu thế kỷ.

- Tăng mạnh khối lượng và phạm vi cung ứng dịch vụ ngân hàng trong dân cư đưa doanh số thanh toán không dùng tiền mặt ngân hàng đến năm 2020 gấp khoảng 15 – 16 lần năm 2001. Bằng mở rộng dịch vụ tiền tệ dân cư để điều chỉnh cơ cấu lao động; giảm mạnh lao động trong lĩnh vực liên quan, đặc biệt là trong khâu tiền mặt của ngân hàng nhà nước, của các tổ chức tín dụng và giảm lao động kho quĩ ở các doanh nghiệp, công sở, hộ kinh doanh cá thể.

- Sớm triển khai và hoàn thiện chương trình hiện đại hoá trên toàn hệ thống ngân hàng. Một số tổ chức tín dụng cần triển khai mạnh mẽ hơn nữa phương án

thành lập công ty cổ phần tin học ngân hàng; trong đó ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục để mô hình công ty này sớm đi vào hoạt động.

- Thu hẹp tối đa thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế nhằm hạn chế tệ nạn tham nhũng công quĩ, tôn trọng pháp luật, bảo đảm công khai, công bằng và văn minh xã hội. Từ đó tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng theo quyết định số 683/QĐ-NHNN ngày 26/06/2003 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hướng tới việc sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu nhằm huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân để đầu tư phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Nguồn lực của Nhà nước chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn lực của tư nhân không đủ lớn hoặc cho những dự án mang tính chiến lược lâu dài, hình thành cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn bộ các hoạt động thanh toán của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại việt nam (Trang 44 - 45)