Đối với Chính phủ Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại việt nam (Trang 63 - 64)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.8.1.2. Đối với Chính phủ Nhà nước Việt Nam

Chính phủ đã có Nghị định số 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/2002/QĐ-CP cho phép sử dụng chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đây là văn bản pháp quy cao nhất trong lĩnh vực hạch toán và thanh toán vốn được sử dung chứng từ điện tử từ trước tới nay, tạo thành hành lang pháp lý cơ bản cho việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Tuy nhiên, đến nay những văn bản này đã có những bất cập, phạm vi bó hẹp trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, chưa cho phép người sử dụng dịch vụ thanh toán được sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán, đây cũng là những đòi hỏi khách quan, chính đáng của khách hàng, vì vậy những văn bản này cần được bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn.

- Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như: Bộ luật Dân sự, bộ luật Thương mại, luật Ngân hàng Nhà nước, luật Các tổ chức tín dụng…Tuy nhiên vẫn còn quá chung chung, sau khi văn bản luật có hiệu lực cũng không có văn bản hướng dẫn cụ thể, nhiều lĩnh vực chưa được sửa đổi, có văn bản phải sửa đổi và bổ sung nhiều lần, không có tính ổn định nên việc thực thi và áp dụng là rất khó. Thực tế là các văn bản luật liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng, đặc biệt là hoạt động nhờ thu và chuyển tiền còn nhiều vướng mắc…Chính vì vậy, dù luật được ban hành nhưng phần qui định về thanh toán không dùng tiền mặt, thể thức thanh toán phổ biến, chiếm đa số trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tổ chức tín dụng vẫn dậm chân tại chỗ, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động tài chính. Để tạo điều kiện và môi trường pháp lý cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực trong đó có hoạt

động thanh toán thanh toán không dùng tiền mặt, Nhà nước cần: Xử lý các văn bản pháp lý, các đạo luật đồng bộ. Bên cạnh, hoàn thiện những chính sách hiện hành, nghiên cứu cho ra đời những văn bản mới về lĩnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán…

- Cần có các biện pháp xử lý mạnh đối với những hành vi vi phạm pháp Về vấn đề an toàn, bảo mật, hiện nay rất nhiều người còn e dè chưa giám sử dụng các hình thứ TTKDTM vì vấn đề an toàn và bảo mật thông tin. Nhà nước nên coi các hành vi trộm cắp các thông tin về tài khoản, mã số …là hành vi vi phạm pháp luật và có khung hình phạt thích đáng. Đồng thời các ngân hàng phải phối hợp tìm giải pháp bảo mật thông tin cho khách hàng. Phải để khách hàng thấy rằng gửi tiền vào ngân hàng là an toàn và kinh tế hơn là cất trong két sắt. Điều đó còn có lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

- Hoàn thịên và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Cần tập trung phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng (TTLNH) vì đây là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế. Việc thiết kế mở rộng hệ thống đáp ứng nhu cầu cho các thành viên phải phù hợp với các chuẩn quốc tế áp dụng chung cho các hệ thống thanh toán và quyết toán. Các giải pháp phần mềm hệ thống cần đảm bảo độc lập giữa xử lý số liệu và truyền dữ liệu, đảm bảo tính bảo mật hệ thống, tích hợp dữ liệu và tính liên tục trong hoạt động

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w