Thanh toán bằng các hình thức khác

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại việt nam (Trang 34 - 36)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.1.2.4. Thanh toán bằng các hình thức khác

Thư tín dụng là một phương thức được sử dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế. Theo số liệu thống kê năm 2011-2012 thì có khoảng 13-17% giao dịch thương mại quốc tế sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, với tổng trị giá là một nghìn tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên khi thanh toán bằng L/C, các bên tham gia thanh toán có thể gặp một số khó khăn và rủi ro, cụ thể là:

- Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:

Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành.

- Rủi ro đối với nhà xuất khẩu:

Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá...cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ

phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.

- Rủi ro đối với NH phát hành (NH mở L/C- issuing bank):

NH phát hành là NH đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. NH này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, NH cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng thanh toán bằng L/C

- Chưa hiểu rõ về phương thức tín dụng chứng từ

Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) và Ngân hàng Quốc Tế (VIB Bank), hiện có khoảng 80% bộ chứng từ xuất trình lần đầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam bị từ chối vì sự sai biệt.Sở dĩ có tới 80% bộ chứng từ của các doanh nghiệp xuất trình lần đầu bị “đối tác” từ chối là bởi trong giao dịch thanh toán bằng tín dụng chứng từ, việc thanh toán chủ yếu thực hiện trên cơ sở sự hoàn hảo của bộ chứng từ do người bán xuất trình, mà thực tế để lập được một bộ chứng từ hoàn hảo là rất khó. Mà những từ ngữ thuộc về thông lệ được quy định tại bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu (gọi tắt là UCP) do ICC ban hành, hơi khó hiểu với những người làm kinh doanh thực tế, nhất là đối với những doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa có nhiều kinh nghiệm, và chưa am hiểu nhiều. Việc khó hiểu đó dẫn đến những sai lệch trong việc hoàn thiện chứng từ

- Rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hoá

Rủi ro này xuất hiện khi doanh nghiệp không tìm hiểu rõ bạn hàng. Chẳng hạn cuộc mua bán chỉ thông qua những trao đổi, thông tin trên Internet mà doanh nhiệp đã vội vàng đặt hàng mà chưa đề cập kỹ đến nội dung của L/C rồi

chuyển tiền qua ngân hàng do đối tác chỉ định. Doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối khi đối tác chỉ là doanh nghiệp ảo, đồng nghĩa với việc hàng hóa không được chuyển về cho doanh nghiệp.

- Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ:

Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo”, rất có thể bạn sẽ gặp rắc rốI bởi những lọai giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũnglà yếu tố cần để ý, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ.

- Các rủi ro khác như lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định. Ví dụ như tàu chở hàng hóa bị hải quan bắt vì vận chuyển hàng cấm, những thiệt hại không đáng có do hàng hóa bị vỡ, ẩm, giảm chất lượng…

Trong thời gian tới, hoạt động thanh toán trong nền kinh tế tiếp tục diễn biến tích cực, sôi động với những nỗ lực từ phía các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán trong việc đem đến cho khách hàng dịch vụ thanh toán tốt nhất. Dịch vụ mở tài khoản cá nhân đang trong xu thế phát triển nhanh chóng và vượt bậc, với sự tham gia ngày một gia tăng lượng khách hàng vào thị trường chứng khoán và việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2007CT-TTg. Và đây là điều kiện để Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp đến người sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán tiện ích, hiện đại.

2.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w