Là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh theo hướng hiệnđại, công ty siêu thị Hà Nội một thành viên của Tổng công ty thương mại HàNội không ngừng tìm tòi và đổi mới cách thức t
Trang 1Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNTHƯƠNG MẠI NHÓM HÀNG THỰC PHẨM TẠI CHUỖI SIÊU THỊ
HAPRO CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thươngmại thế giới (WTO) Nước ta cũng chịu ảnh hưởng của xu thế quốc tế hóa vàtoàn cầu hóa nền kinh tế, môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh caohơn.Như vậy, tiếp cận những phương thức kinh doanh mới trở thành việc cầnthiết phải làm đối với mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp trong điểu kiện kinh tếmới Kinh doanh dưới hình thức siêu thị tự chọn, các cửa hàng, trung tâmthương mại xuất hiện ở nước ta từ những năm 1994 và phát triển mạnh trongnhững năm gần đây
Đối với mỗi doanh nghiệp, lựa chọn mặt hàng cũng như cách thức kinhdoanh mặt hàng đó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanhnghiệp Đối với kinh doanh siêu thị, lựa chọn mặt hàng thế nào để thỏa mãnnhu cầu, thị hiếu của khách hàng lại càng quan trọng
Trong vài năm gần đây, thị trường nhóm hàng thực phẩm của Việt Namđang có tốc độ tăng trưởng 20-40% mỗi năm Trong những năm tới cùng vớiquá trình đô thị hóa, thu nhập của cư dân tăng lên, ý thức về chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm tốt hơn nên xu hướng mua hàng tại các loại hình siêu thị,cửa hàng chuyên doanh tăng cao với tốc độ dự kiến 150%/năm Tiếp đến là cácloại hình truyền thống như cửa hàng của hợp tác xã, các hộ kinh doanh độc lậptăng khoảng trên 30%/năm nhưng siêu thị vẫn là loại hình kinh doanh chiếm80% doanh thu nhóm hàng thực phẩm Phải khẳng định rằng sự phát triển cácloại hình kinh doanh hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn đã tạo nên sự sôiđộng và mức tăng trưởng nhanh chóng của thị trường thực phẩm ở Việt Namhiện nay
Là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh theo hướng hiệnđại, công ty siêu thị Hà Nội một thành viên của Tổng công ty thương mại HàNội không ngừng tìm tòi và đổi mới cách thức tiếp cận và đáp ứng nhu cầu chongười tiêu dùng, nhất là đối với nhóm hàng thực phẩm vốn nhạy cảm với biến
Trang 2động của thị trường Đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm đưa nhóm hàngtiếp cận tốt hơn đối với khách hàng cũng như khai thác tốt hơn nguồn lực sẵn
có của bản thân công ty
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Xuất phát từ tình hình thực tế hoạt động kinh doanh và để thực hiện mụctiêu chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ, tăngdoanh thu Công ty Siêu thị Hà Nội cần phải có những giải pháp cụ thể và thiết
thực Nhận thấy sự cần thiết này, em quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thương mại nhóm hàng thực phẩm tại chuỗi siêu thị Hapro của Tổng công ty thương mại Hà Nội”.
Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm trả lời cho những câu hỏi có liên quan:Hàng thực phẩm là gì? Phát triển thương mại hàng thực phẩm là gì? Phát triểnthương mại hàng thực phẩm trong các siêu thị có đặc điểm gì? Nghiên cứu vấn
đề này có ý nghĩa như thế nào? Trên cơ sở đó phân tích thực trạng phát triểnthương mại và tập trung đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh nhómhàng thực phẩm làm tăng hiệu quả kinh doanh nhóm hàng này tại Công ty Siêuthị Hà Nội
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Về mặt thực tiễn
- Đánh giá được sơ bộ tình hình kinh doanh của công ty đối với nhómhàng thực phẩm tại chuỗi siêu thị Hapro, ảnh hưởng của nhóm hàng này tớiviệc mở rộng quy mô kinh doanh Ảnh hưởng của cấu trúc thị trường tới hoạtđộng kinh doanh của công ty Mối quan hệ tương tác giữa hoạt động kinhdoanh của công ty với khu vực nơi họ tiến hành kinh doanh, Nhà nước và cácnhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ này
- Phát hiện những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân vấn đề trọng tâm cầngiải quyết về công tác nghiên cứu, phát triển thương mại nhóm hàng thựcphẩm
- Đề xuất một số giải pháp đối với phát triển thương mại nhóm hàng thựcphẩm đối với công ty để công ty thực hiện các giải pháp đã đề xuất
Trang 31.4.3 Phạm vi thời gian
Khảo sát, phân tích thực trạng phát triển thương mại nhóm hàng thựcphẩm của chuỗi siêu thị Hapro trong giai đoạn 2008-2010, đưa ra những đềxuất để phát triển thương mại nhóm hàng này trong giai đoạn tiếp theo từ 2011-2013
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1 Một số khái niệm cơ bản
a Thực phẩm và thực phẩm chế biến
Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010: Thực phẩm là sản phẩm mà con
người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản Thựcphẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm
Thực phẩm chế biến là thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi
sống được xử lý theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thànhnguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm
Trang 4Đặc điểm của thực phẩm: Là nhóm hàng rất đặc biệt, nó là mặt hàng được
tiêu dùng thường xuyên, yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện bảo quản, thời gian
sử dụng ngắn, chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như: khí hậu,thời tiết , dịch bệnh… Nhưng hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹthuật, công nghệ hiện đại, thực phẩm có thể được bảo quản với thời gian lâuhơn, nhưng so với một số mặt hàng khác như quần áo, hàng điện tử… thì thờihạn bảo quản, cũng như hạn sử dụng của nhóm hàng thực phẩm là ngắn hơn rấtnhiều Cụ thể như các sản phẩm giò có hạn sử dụng trong vòng 2 tháng, mặthàng đồ hộp có hạn sử dụng lên tới 3 năm, nhóm thực phẩm đồ đông lạnh cóthể sử dụng được trong thời hạn 6 tháng… Nhóm hàng thực phẩm hiện nay đadạng về chủng loại khá tiện lợi trong việc tiêu dùng và cũng có thể sử dụng ởbất cứ đâu và linh hoạt về thời gian
b Thương mại hàng thực phẩm
Theo đề cương bài giảng Kinh tế thương mại đại cương: Thương mạihàng thực phẩm là sự trao đổi mua bán hàng thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầuđời sống và sinh hoạt của con người, nhu cầu tái sản xuất sức lao động
Thương mại hàng thực phẩm là một quá trình bao gồm các hoạt động nhưmua-bán, vận chuyển, kho hàng, xúc tiến Mỗi khâu đều có ảnh hưởng đến sựphát triển của thương mại nhóm hàng này
c Phát triển thương mại hàng thực phẩm
Theo đề cương bài giảng Kinh tế thương mại Việt Nam: Phát triển thương mại là một quá trình gia tăng về quy mô của thương mại, nâng cao chất lượng
hoạt động thương mại nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội, là phát triểndựa trên sự hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường
Phát triển thương mại hàng thực phẩm tại là một quá trình bao gồm
những hoạt động nhằm mở rộng quy mô, tăng nhịp độ, tốc độ tăng trưởng và
nỗ lực cải thiện các hoạt động mua bán trao đổi hàng thực phẩm trên thị trườngnhằm tối đa hóa tiêu thụ, nâng cao hiệu quả thương mại cũng như tối đa hóalợi ích của khách hàng trên các thị trường mục tiêu hướng tới phát triển bềnvững
Trang 5Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển thể hiện cả về số lượng và chất lượng,
về số tuyệt đối, số tương đối, về hiệu quả và phát triển bền vững
Các hoạt động hướng tới phát triển thương mại thì phải đảm bảo làm cholĩnh vực này có sự mở rộng về quy mô, sự thay đổi về chất lượng, nâng caohiệu quả kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững hoặc cả bốn vấn đề trên
1.5.2 Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển thương mại nhóm hàng thực phẩm của doanh nghiệp.
a Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ
Xét ở góc độ vĩ mô, chỉ tiêu về quy mô được thể hiện bởi tổng giá trịthương mại tức là giá trị của hàng hóa do quá trình lưu thông đem lại trongkhoảng thời gian xác định
Xét ở góc độ vi mô, chỉ tiêu quy mô được thể hiện bởi sản lượng tiêu thụ,doanh thu và thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
a.1 Tăng trưởng quy mô sản lượng tiêu thụ
Số lượng sản phẩm được bán ra trên thị trường là một chỉ tiêu cụ thểphản ánh rõ nét hiệu quả của công tác mở rộng thị trường Doanh nghiệp cần sosánh tỷ lệ tăng sản lượng trong năm thực hiện so với năm kế hoạch, xem xét sosánh sản lượng tiêu thụ của mình với đối thủ cạnh tranh để xem mức độ xâmnhập vào thị trường của đối thủ cạnh tranh như thế nào
ΔQ= Qn - Qn-1
Trong đó Qn là sản lượng tiêu thụ của năm thứ n
Qn-1 là sản lượng tiêu thụ của năm trước đó
a.2 Tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ (%)
Từ tăng trưởng quy mô sản lượng tiêu thụ ta có thể tính được tốc đọ giatăng sản lượng tiêu thụ
Trang 6Doanh thu tiêu thụ là lượng tiền mà doanh nghiệp thu được do thực hiệnbuôn bán hàng hóa trên thị trường trong một thời gian xác định Đây là một chỉtiêu tổng quát Cũng như chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp cũng cần sosánh mức độ tăng trưởng doanh thu với mức tăng doanh thu cả ngành và củađối thủ cạnh tranh.
b.1 Tăng trưởng quy mô doanh thu tiêu thụ
Nếu gọi Qn là khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm n
Pn là giá bán cho 1 đơn vị sản phẩm
Qn+1 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm n+1
Pn+1 là giá bán cho 1 đơn vị sản phẩm trong năm n+1
Thì tăng trưởng quy mô doanh thu tiêu thụ của năm n+1 với năm n là:
ΔT = Pn+1 × Qn+1 − Pn × Qnb.2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu tiêu thụ
Tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ của năm n+1 so với năm n là:
c.1 Tăng tỷ trọng nhóm hàng thực phẩm (%)
Gọi QA là sản lượng tiêu thụ của nhóm hàng thực phẩm
Q là tổng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp
Ta có tỷ trọng về sản lượng tiêu thụ của nhóm hàng thực phẩm trong cơcấu thương mại của doanh nghiệp sẽ là :
QA
Tỷ trọng nhóm hàng thực phẩm = ×100
Q
c.2 Tăng tỷ trọng doanh thu tiêu thụ (%)
Gọi TRA là doanh thu tiêu thụ nhóm hàng thực phẩm
Trang 7TR là tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp
Ta sẽ tính được tỷ trọng về doanh thu tiêu thụ:
1.5.3 Ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại nhóm hàng thực phẩm.
a Ý nghĩa
a.1 Đối với doanh nghiệp
Nghiên cứu tác động của các nhân tố môi trường đối với doanh nghiệp để
từ đó phát hiện những nhân tố nào tác động mạnh nhất tới hoạt động kinhdoanh để có giải pháp cụ thể bám sát nhu cầu khách hàng đối với hàng thựcphẩm giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận Phản hồi của thị trường cũng nhưcủa xã hội đối với siêu thị sẽ có tác động tới việc chuyển đổi, cải thiện việcbán hàng và chăm sóc khách hàng của công ty
a.2 Đối với người tiêu dùng và xã hội
Khi doanh nghiệp nắm rõ nhu cầu của khách hàng họ sẽ phục vụ ngườitiêu dùng tốt hơn, thói quen và xu hướng tiêu dùng sẽ được đáp ứng đầy đủ.Chất lượng phục vụ của siêu thị sẽ cao hơn Sản phẩm thực phẩm mà siêu thịcung cấp thỏa mãn đòi hỏi của khách về những tiêu chí khác nhau Như vậyngười tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ các chính sách kinh doanh từ công ty.Các cơ quan quản lý cũng thu được tín hiệu đáng mừng từ việc quy hoạch hệthống siêu thị, định hướng người kinh doanh tới các phương thức kinh doanhhiện đại, định hướng nhân dân thay đổi thói quen tiêu dùng
Trang 8b Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại hàng thực phẩm
b.1 Các nhân tố ngoài doanh nghiệp
- Yếu tố kinh tế vĩ mô
Các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp
Mức thu nhập bình quân trong từng thời kỳ của các tầng lớp dân cư cũnglàm ảnh hưởng tới quy mô thị trường vì thu nhập tăng hay giảm tác đọng tớisức mua của người tiêu dùng Tuy thực phẩm là mặt hàng thiết yếu đối với đờisống nhân dân nhưng trong thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nayngười tiêu dùng có thể cắt giảm chi tiêu đối với nhóm hàng này Cụ thể, ngườitiêu dùng có thể chuyển sang dùng các sản phẩm thay thế với giá cả rẻ hơn ví
dụ trước đây họ mua sữa nhập khẩu thì nay họ chuyển sang dùng sữa được sảnxuất trong nước của Vinamilk hay sữa Mộc Châu…
Lãi suất ngân hàng và lạm phát cũng ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụsản phẩm Nếu lãi suất cao người dân sẽ thắt chặt chi tiêu làm cho thị trườngtiêu thụ co hẹp lại
- Yếu tố thị trường
Bao gồm các yếu tố như đặc điểm về dân số, cơ cấu dân số, tỷ lệ tăng dân
số, quy mô, mức sống và trình độ giáo dục của dân cư, các yếu tố văn hóa, tôngiáo, phong tục tập quán, lối sống… Tát cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng tớiviệc hình thành nhu cầu, thói quen mua sắm, cách thức mua bán Doanh nghiệpmuốn mở rộng thị trường thì phải nắm bắt được các đặc điểm xã hội của cácnhóm dân cư để từ đó áp dụng cho từng nhóm sản phẩm
- Các chính sách vĩ mô
Các chính sách quản lý của Nhà nước về thương mại cũng tác động rất lớntới phát triển thương mại sản phẩm như các chính sách về hỗ trọ tài chính , cácchính sách hỗ trọ tài chính và tiêu dùng Riêng đối với nhóm hàng thực phẩmcòn chịu ảnh hưởng bởi các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thựcphẩm, về tiêu chuẩn công nghệ sẳn xuất, bảo quản, các quy định về nhãn mác
để hạn chế nạn hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường…
b.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Trang 9- Tiềm lực về tài chính: Nguồn lực tài chính là nhân tố quan trọng và chủyếu tác động trực tiếp tới doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có tiềm lực tàichính vững mạnh sẽ giúp cho chiến lược phát triển thương mại được tiến hànhnhanh chóng, dễ dàng và đạt kết quả cao Doanh nghiệp có khả năng đầu tư vào
hệ thống trưng bày sản phẩm, thuê thêm mặt bằng kinh doanh, hệ thống bảoquản sản phẩm, nâng cao khả năng thu hút khách hàng…
- Tiềm lực con người: Để thực hiện việc phát triển thương mại thì khôngchỉ đòi hỏi chi phí về tài chính mà còn đòi hỏi chi phí về lao động Số lượngnhân lực phải đáp ứng đủ cho phân công công việc khác nhau Chất lượng nhânlực phải đủ đáp ứng được trong việc đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ rõ ràngtrong chiến lược phát triển thương mại Khi thực hiện kinh doanh theo phươngthức kinh doanh hiện đại các doanh nghiệp đều phải xác định khách hàng làthượng đế và để thu hút, giữ chân khách hàng thì tác phong phục vụ, cách thứcphục vụ của đội ngũ nhân viên trong siêu thị là điều ảnh hưởng nhiều nhất.Nguồn nhân lực là linh hồn trong mọi hoạt động của công ty, khi định hướngkinh doanh theo hướng hiện đại trình độ của nguồn nhân lực càng phải đượcđặt lên hang đầu, chất lượng phục vụ khách hàng đến từ chất lượng của nguồnnhân lực
- Ngoài yếu tố tài chính, con người, công nghệ ảnh hưởng tới nhóm hàngthực phẩm còn các yếu tố về tổ chức, vận hành mạng lưới kinh doanh, quản lý,giám sát hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm đều ảnh hưởng tới kết quả, chấtlượng của hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và sự phát triểnthương mại của nhóm hàng thực phẩm của công ty nói riêng
Trang 10Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VỀ VẤN ĐỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHUỖI SIÊU
THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Với các dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ báo cáo tài chính, kết quả hoạtđộng kinh doanh từ bộ phận kế toán và bộ phận kế hoạch kinh doanh
- Đề tài có tham chiếu thông tin từ các công trình đã công bố khác Cụ thểnhư:
Nguyễn Thu Huyền (2006), “Phát triển hệ thống siêu thị và trung tâmthương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2006- 2010”, Luận văn tốtnghiệp khoa Kinh tế, Đại học thương mại Trong bào viết này tác giả đã đánhgiá được xu thế phát triển của hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại ở ViệtNam giai đoạn 2006- 2010, đồng thời đánh giá được sự thay đổi nhu cầu củangười tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội Đề tài chủ yếu nghiên cứuphương thức kinh doanh hiện đại trên địa bàn thành phố chứ chưa đi vào chuỗisiêu thị của một doanh nghiệp cụ thể và phương hướng phát triển một nhómhàng cụ thể
Nguyễn Văn Vinh (2010), Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại họcThương mại “Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng quần áo trong
hệ thống siêu thị Hapromart trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiệnnay” Đề tài này tập trung vào nghiên cứu hàng quần áo trong chuỗi siêu thịHapromart nhằm đưa ra giải pháp phát triển thương mại nhóm hàng này
Lê Thị Trang (2010), Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại học Thươngmại “Giải pháp thị trường đối với phát triển thương mại nhóm hàng thực phẩmchế biến của công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội” Đềtài này đưa ra các giải pháp thị trường với phát triển thương mại nhóm hàngthực phẩm chế biến trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành miền Bắc, đề tàinghiên cứu các yếu tố liên quan tới thị trường có ảnh hưởng tới phát triển
Trang 11thương mại nhóm hàng thực chế biến, đưa ra các định hướng mục tiêu pháttriển thị trường đối với nhóm hàng này.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp so sánh: so sánh sản lượng, doanh thu tiêu thụ, tỷ trọngnhóm hàng của năm sau với năm trước để thấy được mức độ gia tăng trong sảnlượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ, tỷ trọng nhóm hàng thực phẩm trong kết quảkinh doanh của doanh nghiệp, từ đó phát hiện ra xu hướng chung trong quátrình kinh doanh nhóm hàng này
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê: phương pháp này được sửdụng để đánh giá thực trạng phát triển thương mại nhóm hàng thực phẩm.Thống kê và tổng hợp kết quả kinh doanh, sự thay đổi trong cơ cấu hàng hóađược kinh doanh tại hệ thống siêu thị được nêu trong mục 2.3 của chuyên đềnày
- Phương pháp chỉ số: được sử dụng để tính toán phân tích sự biến độngtăng giảm và mối liên hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau các chỉ tiêu kinh tế sảnlượng, doanh thu tiêu thụ, tỷ trọng nhóm hàng có một hoặc nhiều yếu tố tácđộng được nêu trong mục 2.3 của chuyên đề này
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương mại hàng thực phẩm tại chuỗi siêu thị Hapro
2.2.1 Khái quát về công ty
Tên công ty: Công ty Siêu thị Hà Nội
Tên giao dịch: Công ty siêu thị Hà Nội- Hapromart
Trụ sở chính: Số 45 Hàng Bồ, Q Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
Công ty Siêu thị Hà Nội có tiền thân là Công ty Bách hoá Hà Nội; đơn vịtrực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Được thành lập ngày 28 tháng 9năm 1954, có nhiệm vụ phân phối hàng hoá phục vụ nhân dân trong thời kỳThủ đô Hà Nội giải phóng; phát triển ngành Thương mại Thủ đô trong thời kỳmiền Bắc xây dựng Xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước
Xuất phát từ chương trình quy hoạch lại hệ thống hạ tầng thương mại, sự
ra đời của Hapromart đã đánh dấu một bước tiến mới, góp phần đổi mới vàphát triển hệ thống thương mại Thủ đô văn minh, hiện đại
Trang 12Bảng 2.1 Mạng lưới siêu thị của công ty tại thành phố Hà Nội
Quận Ba Đình
5 Siêu thị Hapromart Giảng Võ - D2 Tập thể Giảng Võ, phường Giảng Võ, HN 04392832876
Siêu thị Hapromart Nam Bộ - 5 Lê Duẩn, phường Điện Biên, Ba
Quận Thanh Xuân
7 Siêu thị Hapromart Thanh Xuân - C12 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, HN 0437473050
Quận Long Biên
Quận Hai Bà Trưng
15 Siêu thị Hapromart, Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển, Thanh Trì 0437592038
( Nguồn Phòng kế hoạch- kinh doanh)Công ty Siêu thị Hà Nội là một công ty thành viên của Tổng công ty
thương mại Hà Nội Hapro Thương hiệu Hapromart được Tổng công ty
Thương mại Hà Nội (Hapro) giao cho Công ty Siêu thị Hà Nội quản lý
Sau gần 5 năm phát triển, Hapromart đã có hơn 30 Siêu thị, cửa hàng tiện
ích hoạt động tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Công ty chủ yếu kinh doanh
trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thị trường này chiếm tới trên 80% doanh thu
tiêu thụ Hiện tại công ty đã có nhiều điểm bán hàng tập trung chủ yếu ở các
Trang 13quận nội thành là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân,Hoàng Mai Công ty cũng đang hướng tới phát triển thị trường ở các quận,huyện ngoại thành, nơi còn rất nhiều tiềm năng Thời gian gần đây công ty bắtđầu mở rộng thị trường tiêu thụ tới các tỉnh lân cận trước tiên dưới hình thức tổchức các hội chợ bán hàng hưởng ứng cuộc vận động “ Người Việt ưu tiêndùng hàng Việt” do Bộ Chính trị phát động từ tháng 11/2009 tại các địaphương như Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hóa… Hiện tại, Công ty Siêu thị Hà Nội kinh doanh đa dạng với nhiều lĩnh vựcnhư: kinh doanh bán lẻ, bán buôn, cho thuê mặt bằng, gian hàng, văn phòng,kinh doanh các dịch vụ thương mại, ăn uống, thẩm mỹ Trong lĩnh vực bán lẻ,Hapromart có diện tích kinh doanh lên tới 9.424 m2 Công ty có hơn 1.500 cán
bộ, công nhân viên
2.2.2 Đánh giá khái quát tình hình phát triển thương mại nhóm hàng thực phẩm của chuỗi siêu thị Hapro
-Về sản lượng tiêu thụ
Sản lượng tiêu thụ nhóm hàng thực phẩm đã có chiều hướng tăng khá đềutrong giai đoạn từ 2008- 2010, sản lượng nhóm hàng này tăng lên một cách độtbiến trong các dịp lễ tết hay các kỳ nghỉ dài như nghỉ hè, khi đó nhu cầu đi dulịch, nghỉ ngơi của người dân tăng lên làm lượng tiêu thụ nhóm hàng thựcphẩm tăng cao Đồng thời nhu cầu thực phẩm của thành phố cũng có xu hướngngày càng tăng vì có sự tăng dân số cơ học do người lao động và sinh viên tậptrung về Hà Nội ngày càng nhiều
-Về doanh thu tiêu thụ
Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp có mức tăng khá ổn định trong tìnhhình kinh tế đất nước còn gặp khó khăn tăng trưởng ở mức thấp, sản lượng củanền kinh tế chưa cao, việc làm chưa được đáp ứng đầy đủ, doanh thu đã đạtđược con số khá ấn tượng Doanh thu của công ty năm 2008 là 183455,8 triệuđồng, đến năm 2009 tăng lên 227 980 triệu đồng, và năm 2010 doanh thu đãđạt được 256 897 triệu đồng
-Tỷ trọng nhóm hàng thực phẩm
Trang 14Cơ cấu hàng hóa của công ty được giữ ở mức ổn định, tỷ trọng nhómhàng thực phẩm ở mức cao hơn hai nhóm hàng còn lại là quần áo và phi thựcphẩm Tỷ trọng nhóm hàng thực phẩm tăng đi kèm với doanh thu của công tycũng tăng theo, như vậy tỷ trọng nhóm hàng thực phẩm trong kinh doanh đã ởmức khá hợp lý, có thể đảm bảo cho phát triển bền vững của doanh nghiệp.
2.2.3 Nhân tố tác động tới phát triển thương mại nhóm hàng thực phẩm của chuỗi siêu thị Hapro
a.Yếu tố cầu trên thị trường
Nhân tố tác động tới phát triển thương mại nhóm hàng thực phẩm trên thịtrường phải kể tới nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Thị hiếu tiêu dùng củangười dân ở các vùng miền đều có sự khác biệt ở một số đặc điểm Ở các thànhphố lớn nhu cầu sử dụng các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến nhiều hơn,bởi đây là khu vực mà người tiêu dùng có thu nhập cao, người dân nơi đâythích sự tiện lợi và nhanh chóng Nhu cầu tiêu dùng hàng thực phẩm còn tănglên đáng kể trong các dịp Lễ Tết, vào các dịp nghỉ dài ngày như nghỉ hè Đặcbiệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường về sản phẩm này càng pháttriển, nhu cầu được mở rộng cho cả đối tượng khách nước ngoài vì họ rất thích
ăn thực phẩm chế biến của Việt Nam Chính vì vậy thị trường chính của công
ty là các quận trong nội thành của Thành phố Hà Nội
Bên cạnh đó ở các quận, huyện ngoại thành có trình độ phát triển chậmhơn, thu nhập của người dân còn thấp, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biếnchưa cao bằng các quận nội thành Vì thế doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khinắm bắt nhu cầu khách hàng khi tiếp cận với thị trường các quận huyện ngoạithành Tuy nhiên, với việc tổ chức các hội chợ hàng tiêu dùng, giới thiệu sảnphẩm cũng như mặt hàng mà công ty đang kinh doanh trong thời gian qua thìtriển vọng phát triển thương mại nhóm hàng thực phẩm tại các quận huyện này
có nhiều tín hiệu khả quan
b Yếu tố nhà cung cấp và dự trữ hàng hóa
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nộichuyên sản xuất các sản phẩm thực phẩm có chất lượng cao cùng trực thuộcTổng công ty thương mại Hà Nội là một nhà cung ứng hàng thực phẩm lớn của