Vẽ là một hình thức phóng chiếu thế giới nội tâm đặc điểm nhân cách của cá nhân, qua đó những chuyên gia trong lĩnh vực trợ giúp tâm lý có thể ít nhiều khám phá được những khía cạnh nhận thức cảm xúc, hay tính cách... của người vẽ. Với trắc nghiệm vẽ tranh, các chuyên gia tâm lý học luôn đưa ra những lời cảnh báo khi phân tích và đánh giá nhân cách con người qua bức vẽ của họ. Vì vậy, có thể nói kết quả thu thập được từ việc phần tích tranh vẽ của trẻ là dữ liệu quan trọng để nhà tâm lý có những cái nhìn đầu tiên về đặc điểm tâm lý cũng như có cơ sở ban đầu cho những can thiệp về mặt tâm lý đối với trẻ. Thực tế cho thấy trong quá trình thực hiện trắc nghiệm tranh vẽ, có nhiều vấn đề thường hay phát sinh từ phía nhà tâm lý và ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Chẳng hạn trong các bức vẽ sự chứng thực cho một ý niệm đã có sẵn từ trước, một giả thuyết sai lầm về những đặc điểm tâm lý của trẻ ở nhà tâm lý (Nguyễn Khắc Viện, tâm lý gia đình, trang 204205, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội, 1994). Nhà tâm lý đôi khi đối chiếu kết quả phân tích từ tranh vẽ với thực tế nhận thấy hoặc thông qua giao tiếp, trao đổi thông tin với trẻ để đi đến kết luận, đó là điều không nên (Lydia Fernandez, Le test de Larbre, Inpress Edition, trang 45, Paris 2005). Do đó, hoàn toàn có thể nghi vấn về độ tin cậy của kết quả phân tích tranh vẽ và sự khác nhau giữa kết quả phân tích với thực tế quan sát được có được tính là một hiệu quả đáng nhận được hay không.
MỤC LỤC 1 Đặt vấn đề 2 2 Khái niệm công cụ 3 2.1 Kỹ thuật phân tích sản phẩm tranh vẽ 3 2.2 Hoàn cảnh sống 3 3 Thực hiện phân tích sản phẩm tranh vẽ 3 3.1 Phương pháp và cách thức thực hiện 3 3.2 Khách thể thực hiện .3 3.3 Kết quả phân tích tranh vẽ .4 4 Mối liên hệ giữa kết quả phân tích tranh vẽ và hoàn cảnh sống của trẻ 7 5 Kết luận 8 1 Đặt vấn đề Vẽ là một hình thức phóng chiếu thế giới nội tâm - đặc điểm nhân cách của cá nhân, qua đó những chuyên gia trong lĩnh vực trợ giúp tâm lý có thể ít nhiều khám phá được những khía cạnh nhận thức cảm xúc, hay tính cách của người vẽ Với trắc nghiệm vẽ tranh, các chuyên gia tâm lý học luôn đưa ra những lời cảnh báo khi phân tích và đánh giá nhân cách con người qua bức vẽ của họ Vì vậy, có thể nói kết quả thu thập được từ việc phần tích tranh vẽ của trẻ là dữ liệu quan trọng để nhà tâm lý có những cái nhìn đầu tiên về đặc điểm tâm lý cũng như có cơ sở ban đầu cho những can thiệp về mặt tâm lý đối với trẻ Thực tế cho thấy trong quá trình thực hiện trắc nghiệm tranh vẽ, có nhiều vấn đề thường hay phát sinh từ phía nhà tâm lý và ảnh hưởng đến kết quả phân tích Chẳng hạn trong các bức vẽ sự chứng thực cho một ý niệm đã có sẵn từ trước, một giả thuyết sai lầm về những đặc điểm tâm lý của trẻ ở nhà tâm lý (Nguyễn Khắc Viện, tâm lý gia đình, trang 204-205, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội, 1994) Nhà tâm lý đôi khi đối chiếu kết quả phân tích từ tranh vẽ với thực tế nhận thấy hoặc thông qua giao tiếp, trao đổi thông tin với trẻ để đi đến kết luận, đó là điều không nên (Lydia Fernandez, Le test de Larbre, Inpress Edition, trang 45, Paris 2005) Do đó, hoàn toàn có thể nghi vấn về độ tin cậy của kết quả phân tích tranh vẽ và sự khác nhau giữa kết quả phân tích với thực tế quan sát được có được tính là một hiệu quả đáng nhận được hay không Trong các nội dung thể hiện thông qua phân tích tranh vẽ thì yếu tố tâm lý nội cá nhân thường được nêu bậc và thu hút sự quan tâm từ nhà tâm lý nhất Do đó, họ thường bỏ qua các yếu tố tác động từ môi trường xung quanh, từ các mối quan hệ, hoàn cảnh, điều kiện sống của trẻ dẫn đến kết quả là sản phẩm tranh vẽ của trẻ Bài luận này bàn về câu trả lời cho hai câu hỏi sau: Một là, có hay không mối liên hệ giữa kết quả phân tích tranh vẽ và hoàn cảnh sống của trẻ? Hai là, yếu tố hoàn cảnh cá nhân tác động lên kết quả phân tích tranh vẽ hay kết quả phân tích tranh vẽ miêu tả hoàn cảnh sống của trẻ? Bài luận đưa ra những kết luận dựa trên hệ thống lý thuyết về kỹ thuật phân tích tranh vẽ và từ thực nghiệm đối chiếu kết quả phân tích tranh vẽ của trẻ với hoàn cảnh sống từ hồ sơ tâm lý của trẻ 2 2 Khái niệm công cụ 2.1 Kỹ thuật phân tích sản phẩm tranh vẽ Kỹ thuật phân tích sản phẩm tranh vẽ (hay gọi tắt là phân tích tranh vẽ) là một hoạt động chuyên môn tâm lý, trong đó nhà tâm lý tiến hành giải mã những thông tin liên quan đến đặc điểm tâm lý của người vẽ thông qua các chi tiết vẽ Những thông tin từ kỹ thuật phân tích sản phẩm tranh vẽ được dùng làm dữ liệu nghiên cứu tâm lý đối tượng hoặc làm cơ sở chẩn đoán và đưa ra các biện pháp can thiệp trong trị liệu tâm lý 2.2 Hoàn cảnh sống Khái niệm hoàn cảnh sống trong bài luận có nội hàm bao gồm: - Đặc điểm của môi trường sống về tự nhiên: Không gian, thời gian, cơ sở vật chất Đặc điểm môi trường sống về xã hội: Mối quan hệ xã hội theo chiều ngang và chiều dọc, đặc điểm của hoạt động giao tiếp xã hội đặc trưng Yếu tố hoàn cảnh sống trong bài luận được mặc định là yếu tố đang tồn tại và được điều tra, khảo sát đánh giá một cách tương đối chính xác bằng các phương pháp quan sát, thu thập thông tin 3 Thực hiện phân tích sản phẩm tranh vẽ 3.1 Phương pháp và cách thức thực hiện Sau khi làm quen và trao đổi những thông tin cá nhân, trẻ được sắp xếp ngồi vào bàn học Trẻ được cung cấp một tờ giấy A4, bút chì, bút sáp, thước kẽ và tẩy Trẻ được yêu cầu vẽ một bức tranh về chủ đề tự do Người thực hiện quan sát và thu thập những thông tin liên quan trong lúc trẻ vẽ, đó là: Con đang vẽ gì thế? Ai đây? Cây gì đây? Con gì đây? Họ đang làm gì?, Sao họ lại làm vậy?,… Người thực hiện tiến hành ghi chép lại dữ kiện thu được và tiến hành phân tích tranh vẽ của trẻ sau khi hoàn thành bức tranh 3.2 Khách thể thực hiện Khách thể thực hiện được đề cập trong bài luận này là hai trẻ nam lần lượt 11 và 12 tuổi cùng sống chung trong một gia đình, có ông bà Có thể xem xét điểm giống và khác trong hai hoàn cảnh sống được thu thập được như bảng sau: Hoàn cảnh Điều kiện vật chất Sự hiện diện của bố mẹ Trẻ A (11 tuổi) Trẻ B (12 tuổi) Sống chung nhà, học chung trường, trang bị về cơ sở vật chất như nhau (dụng cụ học tập, đồ dùng sinh hoạt, trang thiết bị,…) Bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà từ lúc 5 tuổi 3 Ở chung với bố mẹ, chung nhà với ông bà Quan hệ với ông bà Quan hệ bạn bè + Thường la mắng, trách phạt hoặc đòn roi + Ít la mắng, chưa bị đòn roi + Không có cuộc trò chuyện với nhau + Thường trò chuyện với nhau + Ít bạn, chủ yếu là bạn học + Nhiều bạn + Thường đi chơi quanh xóm + Ít đi chơi, chỉ quanh quẩn nhà + Nói nhiều, hay cười, khi nói có điệu bộ tay chân + Nói ít, diễn đạt có tính logic Quan sát tính cách + Có sự ngang bướng, thường cãi lời + Nghe lời cha mẹ, ít tự ông bà, tự ý làm mà không hỏi ý thực hiện hoạt động, ít cãi người lớn lời cha mẹ, ông bà + Học sinh khá + Học sinh giỏi Kết quả học tập + Giỏi các môn nghệ thuật (văn, vẽ, hát,…) + Giỏi các môn tự nhiên (toán, tin học, địa lý,…) Sự kiện tiêu biểu Trộm tiền của ông bà Mẹ sinh con thứ được 2 tuổi 3.3 Kết quả phân tích tranh vẽ 3.3.1 Kết quả phân tích tranh vẽ của trẻ A (11 tuổi) + Tên tranh: Phòng công an xã (thực tế địa phương trẻ sống không có) + Đặc điểm: Không tô màu, vẽ bằng bút chì, có tẩy xóa + Nội dung: Vẽ cây, vẽ tòa nhà có cổng và nhiều cửa sổ, có cột cờ, có hàng rào, không có người + Thời gian vẽ: 8 phút + Ảnh chụp bức tranh: 4 + Kết quả phân tích: - Hình ảnh cây: o Cây nằm ở gốc trái và chỉ thấy một nữa thân chiều dọc: trẻ giải thích là vì đây là ảnh chụp nên chỉ có nửa thân cây o Gốc cây lớn và mềm mại: thể hiện nét hướng ngoại và thích nghi với cuộc sống o Cành cây nhọn, hướng lên trên: có vấn đề về liên quan đến tình dục, thể hiện sự nóng nãy, bộc trực trong tính cách của một người hung tính o Thân cây mở rộng ở gốc, cắt cụt và bao quanh bởi vòng tròn: thể hiện sự bó buộc hoặc trẻ muốn được ôm ấp bảo vệ - Hình ảnh tòa nhà: o Có nhiều cửa sổ: thể hiện tính cỡi mở, cảm thấy hài lòng với thực tế o Cửa sổ vuông và sắp xếp xa nhau: thể hiện sự trống vắng, cô lập, đơn độc, thiếu cảm giác về cuộc sống gia đình o Cửa cái có phần ở giữa cao hơn: thể hiện được sự tự tin bản thân hoặc mong muốn được thừa nhận 5 - Hình ảnh cổng và hàng rào: o Hình ảnh hàng rào: thể hiện sự ràn buộc khuông phép hoặc một mong muốn gắng bó với mẹ o Hàng rào có nét xuyên qua cánh cổng: thể hiện sự khép mình, khát vọng muốn thể hiện bản thân o Cổng hình vuông, thân trụ rộng: có sự cứng cáp trong suy nghĩ và hành động - Hình ảnh khoảng sân và cột cờ: o Khoản sân rộng và trống: sự trống vắng, mong muốn sự yêu thương o Lá cờ có những đường cong: người giàu hình ảnh, biểu tượng - Tổng quan về nét vẽ là những đường thẳng dài, vuông vứt thể hiện được sự cứng cáp và tính đương đầu Tuy nhiên phần vẽ cây lại mềm mại và nét nhẹ, thể hiện sự dễ thích nghi Do đó, có thể nói có một sự sung đột đang diễn ra ở tâm lý cá nhân Kết luận: Cá nhân có sự độc lập, mạnh mẽ nhất định, có nhu cầu về sự quan tâm, tình thương 3.1.2 Kết quả phân tích tranh vẽ của trẻ B (12 tuổi) + Tên tranh: Trường học của em (thực tế địa phương trẻ sống không có) + Đặc điểm: Không tô màu, vẽ bằng bút chì, không tẩy xóa + Nội dung: Vẽ cây, vẽ tòa nhà nhiều cửa sổ, 03 cửa chính, không hàng rào, không người + Thời gian vẽ: 15 phút + Ảnh chụp bức tranh: 6 + Kết quả phân tích: - Hình ảnh cây: o Cây nằm ở gốc trái và chỉ thấy một nữa thân chiều dọc: trẻ giải thích là vì đây là ảnh chụp nên chỉ có nửa thân cây o Gốc cây lớn và: thể hiện nét hướng ngoại và thích nghi với cuộc sống o Cành cây nhọn, hướng lên trên: thể hiện sự nóng nãy, bộc trực trong tính cách của một người hung tính o Thân cây mở rộng ở gốc, thân mở: thể hiện có xung đột xã hội o Cái cây nhỏ bên cạch cái cây lớn, hơi ngã về phía phải: Có mong muốn điều tốt đẹp cho tương lai, hoặc muốn thoát khỏi thực tại - Hình ảnh tòa nhà: o Có nhiều cửa sổ, cửa sổ vuông và mật độ cao: thể hiện tính cỡi mở, cảm thấy hài lòng với thực tế o Có nhiều của cái: Mong muốn được thoát ra khỏi sự bao bọc, khuôn mẫu - Hình ảnh con đường vào nhà: o Đường nét con đường thẳng, rõ ràng: mong muốn được tự lập, tự quyết định o Có nhiều hoa và cỏ xung quanh đường:có thể hiện thái độ lẫn tránh, thu mình và có điều gì đó lo sợ Kết luận: Có sự an tâm, lạc quan và có tính cỡi mở, hài lòng về cuộc sống nhưng cũng muốn được tự lập, thoát khỏi sự bao bọc 4 Mối liên hệ giữa kết quả phân tích tranh vẽ và hoàn cảnh sống của trẻ Từ những số liệu thu thập về hồ sơ tâm lý của trẻ cho thấy có sự tương đồng trong kết quả phân tích sản phẩm tranh vẽ với hoàn cảnh sống của trẻ Đối với trẻ A trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách lại phải sống với ông bà, thiếu vắng hình bóng của cha mẹ Trong kết quả phân tích sản phẩm tranh vẽ cho thấy ở trẻ có sự tự lập nhất định, tính thích nghi với môi trường và cũng có nhu cầu cao về sự yêu thương, tình cảm gia đình Đối với trẻ B từ nhỏ đã được sống chung với cha mẹ, được hưởng tình thương của cha mẹ và ông bà Phát hiện nét tương đồng trong kết quả phân tích sản phẩm tranh vẽ thể hiện trẻ có sự hài lòng với cuộc sống thực tại, nhưng cũng có nhu cầu muốn được tự lập, thoát khỏi sự bảo bọc Vì vậy có thể thấy được, tranh vẽ của trẻ là kết quả phản ảnh quá trình hoàn cảnh sống ảnh hưởng lên sự hình thành và phát triển tâm lý của trẻ Để trả lời cho câu hỏi yếu tố hoàn cảnh tác động lên kết quả phân tích sản phẩm tranh vẽ hay kết quả phân tích sản phẩm tranh vẽ miêu tả hoàn cảnh sống của trẻ Thực 7 hiện trên một khách thể C (17 tuổi) C từ nhỏ đã sống với ông bà nội, cha mẹ đi làm xa, hàng năm chỉ về nhà vào dịp Tết So sánh kết quả phân tích sản phẩm tranh vẽ của trẻ với các đặc điểm về môi trường sống nhận thấy có sự phù hợp hoàn toàn Đặc biệt là về hình ảnh người cha, thực tại người cha không gần gủi với trẻ và có những cử chỉ không tế nhị khi dạy bảo trẻ Trẻ gần mẹ hơn, mẹ ít nói nhưng trẻ rất nghe lời mẹ, thường tâm sự cùng mẹ những vấn đề của mình Kết quả phân tích sản phẩm tranh vẽ của C như sau: Trẻ vẽ nhà nhưng không có người thân và bản thân, điều này cho thấy trẻ mơ hồ về cuộc sống gia đình, về hạnh phúc gia đình Ngôi nhà có hàng rào bao quanh, nét vẽ tô đậm cho thấy trẻ muốn có thể giới riêng của mình, trẻ tự bó mình trinh thế giới khép kín đó, thế giới nội tâm của trẻ bị cách ly với đời sống thực bên ngoài Mặc khác điều này thể hiện rằng trẻ có nhu cầu được sở hữu mảnh đất, ngôi nhà và các vật dụng Trẻ vẽ trời tối, vị trí trên cao phía bên phải cho thấy thực tế trẻ không chờ đợi vào người cha nhưng lại hy vọng, lý tưởng hóa về người cha Trẻ không có kỷ niệm tốt về người cha Bố cục bị dồn về phía bên trái, thể hiện sự hoài niệm về quá khứ, trẻ là người hướng nội, hướng tới người mẹ và gắn bó với các vậy quen thuộc như ngôi nhà, cây cối, đàn gà cho thấy trẻ sống với những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu Nhìn chung trẻ không sử dụng màu, nét vẽ tỉ mỉ, mềm mại thể hiện là người nhẹ nhàng, tình cảm, trong lòng có ưu tư, tĩnh lặng , không vui Có nét đánh bóng cho thấy trẻ có sự dồn nén, tình cảm bị trói buộc, không thoát ra được Trẻ là người hướng nội, coi thường quá khứ, ước mơ có cuộc sống thanh bình, có nỗi ưu buồn 8 Từ đó, có thể có những kết luận đầu tiên về kết quả phân tích sản phẩm tranh vẽ là bức tranh mô tả hoàn cảnh sống của trẻ, chứa đựng những mong muốn thực tại của trẻ 5 Kết luận Từ kết quả phân tích sản phẩm tranh vẽ đối chiếu với kết quả điều tra, khảo sát về hoàn cảnh sống của trẻ có thể đi đến những kết luận sau: Một là, kết quả phân tích tranh vẽ của trẻ là một dữ kiện quan trọng mô tả hoàn cảnh sống của trẻ và chứa đựng những thông tin liên quan đến nhu cầu và mong muốn của trẻ Do đó, nhà tâm lý khi tiến hành trắc nghiệm tâm lý cần quan tâm đến các yếu tố về môi trường sống của trẻ để tránh đưa ra những kết luận vội vàng, duy ý chí Hai là, trong mối quan hệ của hoàn cảnh sống của trẻ với kết quả phân tích sản phẩm tranh vẽ cho thấy được những vấn đề trong tâm lý của trẻ đến từ mối quan hệ nào trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội, từ đó nhà tâm lý có những can thiệp đúng hướng và hiệu quả trong trị liệu Tóm lại, những thông tin tìm được mặc dù không có tính phát hiện mới, nhưng cũng đã có tìm hiểu về các yếu tố tác động đến kết quả phân tích sản phẩm tranh vẽ trong đó có yếu tố hoàn cảnh sống Yếu tố này quyết định trực tiếp đến kết quả của trắc nghiệm tranh vẽ 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trần Thị Minh Đức (2009), Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội 2 Arlette Fortin (1999), Hình vẽ do trẻ em, công cụ chẩn đoán và trị liệu, Hội thảo về tâm lí học tại Hà Nội, tháng 10 3 Ngô Công Hoàn chủ biên (1997), Trắc nghiệm tâm lí, tập 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 4 Nguyễn Khắc Viện - chủ biên (1994), Tâm lí gia đình, NXB Thế giới, Hà Nội 10 ... mối quan hệ, hoàn cảnh, điều kiện sống trẻ dẫn đến kết sản phẩm tranh vẽ trẻ Bài luận bàn câu trả lời cho hai câu hỏi sau: Một là, có hay khơng mối liên hệ kết phân tích tranh vẽ hoàn cảnh sống. .. sống trẻ? Hai là, yếu tố hoàn cảnh cá nhân tác động lên kết phân tích tranh vẽ hay kết phân tích tranh vẽ miêu tả hoàn cảnh sống trẻ? Bài luận đưa kết luận dựa hệ thống lý thuyết kỹ thuật phân tích. .. tích tranh vẽ từ thực nghiệm đối chiếu kết phân tích tranh vẽ trẻ với hoàn cảnh sống từ hồ sơ tâm lý trẻ 2 Khái niệm công cụ 2.1 Kỹ thuật phân tích sản phẩm tranh vẽ Kỹ thuật phân tích sản phẩm tranh