1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Cách phân loại chủng tộc, sự hình thành và phân bố chủng tộc

20 894 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 193,53 KB

Nội dung

CH ƯƠNG 4: CH ỦNG T ỘC M ục tiêu của bài: □ Nắm được khái niệm chủng tộc và một số cách giải thích về nguồn gốc của con người □ Hiểu được các cách phân loại chủng tộc, sự hình thành và

Trang 1

CH ƯƠNG 4: CH ỦNG T ỘC

M ục tiêu của bài:

□ Nắm được khái niệm chủng tộc và một số cách giải thích về nguồn gốc của con người

□ Hiểu được các cách phân loại chủng tộc, sự hình thành và phân bố chủng tộc

□ Hiểu và phân tích được chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

4.1 S ự tiến hóa của con người

Có một số câu hỏi quan trọng về con người chúng ta là: Chúng ta là ai? Tại sao chúng ta lại ở đây như chúng ta đang hiện nay? Con người chúng ta có nguồn gốc

từ đâu? Vị trí của con người chúng ta trong vũ trụ này là gì? Mục đích sống của chúng ta là gì? Điều gì xảy ra sau khi con người chết?

Những câu hỏi này đã được đặt ra từ lâu và hầu hết các nền văn hóa đều có những câu trả lời mang tính truyền thuyết hay khoa học cho những câu hỏi này

4.1.1 Các huyền thoại về nguồn gốc của con người

Trong lịch sử, con người đã trả lời những câu hỏi nêu trên bằng các huyền thoại hay cách giải thích mang tính tôn giáo, gắn với các thế lực siêu nhiên tạo nên trái đất và con người sinh sống trên đó Những niềm tin và cách trả lời như thế được

Trang 2

truyền tải từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua nghi lễ, giáo dục, luật pháp, nghệ thuật và các thực hành văn hóa như âm nhạc và nhảy múa Những cách trả lời này dĩ nhiên phần nào thỏa mãn các câu hỏi nêu trên về con người chúng ta

Có những huyền thoại giải thích về nguồn gốc của con người trong bối cảnh về nguồn gốc của vũ trụ Chẳng hạn như ở Trung Quốc, truyền thống tôn giáo Taoism cho rằng các nguyên lý âm dương là tinh thần và vật chất của nguồn gốc con người

và các thể sống Taoism tin rằng sự tương tác và kết hợp của hai nguyên lý âm và dương trái dấu nhưng bổ trợ cho nhau tạo nên vũ trụ và tất cả các thể sống như chúng ta thấy

4.1.2 Tiến hóa luận của Darwin về nguồn gốc của con người

Trong thế giới phương Tây, tiếp theo giai đoạn lịch sử trung cổ, hay còn gọi là đêm trường trung cổ thiên về giải thích thế giới và con người dưới góc độ thần linh và huyền thoại là các cuộc khám phá khoa học từ thế kỷ XV bắt đầu ảnh hưởng đến nhận thức của con người mối quan hệ của con người với phần còn lại của vũ trụ Copernicus và Galileo cho rằng trái đất chỉ là một trong rất nhiều hành tinh quay xung quanh mặt trời, chứ trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ như trước đó vẫn được giải thích Khi ý tưởng này được chấp nhận, con người không thể nhìn nhận mình và trái đất như là trung tâm của vũ trụ Sự thay đổi trong tư duy về vũ trụ luận đã đặt nền tảng cho những quan điểm hoàn toàn mới về mối quan hệ của con người với phần còn lại của thế giới tự nhiên và làm chuyển đổi tư duy của con người về nguồn gốc của loài người và thế giới tự nhiên

Hai nhà sinh học nổi bật có nhiều ảnh hưởng đến khoa học tiến hóa là Charles Darwin (1809-1882) và Alfred Wallace, hai nhà khoa học tự nhiên (sinh học) ở thế

Trang 3

kỷ XIX Hai nhà khoa học này có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tri thức khoa học thông qua ý tưởng của họ về tiến hóa Tiến hóa là một quá trình biến đổi của các loài qua thời gian Lý thuyết về tiến hóa cho rằng các loài động và thực vật hiện có đã tiến hóa qua hàng triệu năm từ các thể sống đơn giản Ở giai đoạn trước Darwin và Wallace, có một vài nhà khoa học đã có ý tưởng về tiến hóa nhưng họ không thể giải thích được nguồn gốc của trái đất và không thể chứng minh một cách thuyết phục quá trình tiến hóa, nên ý tưởng của họ không được chấp nhận

Làm việc độc lập với nhau, Darwin và Wallace đều quan sát các thể sống trên thế giới Họ bị ấn tượng bởi sự đa dạng của các giống loài, nên phát triển cơ chế trung tâm của tiến hóa Cơ chế này được biết đến là sự chọn lọc tự nhiên

Vào năm 1831, Darwin bắt đầu thực hiện một chuyến thám hiểu cong quanh thế giới trên một chuyến tàu của Anh, gọi là HMS Beagle Trong chuyến thám hiểm này, ông thu thập được nhiều loài động thực vật ở nhiều môi trường sống khác nhau

Trong khi đó, Wallace quan sát các loài động thực vật ở ngoài khơi Malaysia Cho dù Darwin và Wallace đi đến lý thuyết về tiến hóa một cách độc lập với nhau, Darwin đã trình bày được một cách có hệ thống và đầy đủ một tuyên bố có chứng

Trang 4

cứ về lý thuyết về chọn lọc tự nhiên trong cuốn sách On the origin of species by means of natural selection, xuất bản năm 1859.1

Trong lý thuyết về chọn lọc tự nhiên, Darwin và Wallace nhấn mạnh đến một sự đa dạng rất cao trong tất cả các giống loài động vật và thực vật Họ cho rằng các cá thể của các giống loài sinh sản với tốc độ cao mà môi trường sống không thể đáp ứng cho sự sống, vì thế con cái của chúng phải cạnh tranh thức ăn để tồn tại Thế

hệ sau được sinh ra với những sự đa dạng về đặc điểm hay đặc tính có thể cạnh tranh tốt hơn để sinh tồn sẽ truyền lại các đặc điểm đó cho con cái được Darwin và Wallace gọi quá trình này là sự chọn lọc tự nhiên, vì tự nhiên hay yêu cầu của môi trường ảnh hưởng đến cá thể nào (với những đặc điểm nhất định) sẽ tồn tại và phát triển Quá trình này lặp đi lặp lại qua hàng triệu năm, dẫn đến tiến hóa và đó chính

là phương tiện và cách thức các giống loài thích nghi với môi trường sống của mình

Có thể nói, Darwin đã có những đóng góp quan trọng vào những hiểu biết hiện đại của con người chúng ta về tiến hóa sinh học bằng việc thu thập tài liệu chi tiết về

sự đa dạng của các thể sống và thông qua nhận dạng quá trình chọn lọc tự nhiên Tuy nhiên, ông không hiểu được các cá thể truyền tải các đặc điểm/tính của mình cho con cái như thế nào

Câu hỏi này được Gregor Mendel (1822-1884) người Áo thí nghiệm và phát hiện

ra tính di truyền Trong những năm 1860, Mendel tiến hành một loạt các thí

1 Bản dịch tiếng Việt: Charles Darwin 2009 Nguồn gốc các loài - Qua con đường chọn lọc tự nhiên hay sự bảo tồn những chủng ưu thế trong đấu tranh sinh tồn Nxb Tri Thức (dịch giả: Trần

Bá Tín), 496 trang

Trang 5

nghiệm về breeding với các loại đậu và đạt được những kết quả đột phá mang tính cách mạng Cho dù những khám phá của ông không được chấp nhận cho đến tận thế kỷ XX, các phát hiện của ông đã tạo nền tảng cho hiểu biết của chúng ta về tính

di truyền Thông qua các thí nghiệm của mình, Mendel đã làm hình thành một chuyên ngành khoa học mới về gen, gen học, trong ngành sinh học, giải thích về tính di truyền của các đặc tính khác nhau

Từ các nghiên cứu của Mendel và các nhà sinh học khác, giờ đây chúng ta biết các đặc điểm hình thể được thiết kế và tạo thành bởi gen Đây là một bước đột phá tiếp theo trong cách giải thích về sự chọn lọc tự nhiên

Quá trình sự chọn lọc tự nhiên đã làm cho các loài vượn biến thành con người thông minh như chúng ta hôm nay Trong khuôn khổ môn học này, chúng ta không tập trung vào quá trình tiến hóa người, vì đó là nội dung môn Nhân học hình thể Thay vào đó, tôi muốn xem xét sự đa dạng của con người chúng ta

Con người hiện đại di chuyển trên khắp trái đất, thích nghi với các môi trường sống khác nhau Khi mà các nhóm cư dân định cư ở các môi trường sống khác nhau, họ phát triển các đặc tính hình thể nhất định như là kết quả của chọn lọc tự nhiên và các quá trình tiến hóa khác Cho dù con người thông minh (Homo sapiens) là một loài duy nhất, có các khác biệt về hình thể tồn tại giữa các nhóm cơ dân khác nhau Sự khác biệt này có thể nhận thấy ở kích thước hình thể, màu mắt, màu tóc, màu da, hình dạng của môi, mũi Trong một số trường hợp, sự khác biệt

về hình thể này liên quan đến các loại áp lực chọn lọc ở một môi trường cụ thể, trong nhiều trường hợp khác đó chỉ đơn giản là kết quả của những khác biệt hình thể trong các khu vực khác nhau trong kỷ nguyên qua

Trang 6

4.2 Khái ni ệm chủng tộc

Các đặc điểm hình thể như màu da, hình dạng mũi, tóc đã dẫn đến chỗ từ lâu trong lịch sử con người có xu hướng phân loại loài người thành các ‘chủng tộc’ (races) khác nhau Từ chủng tộc là một thuật ngữ được con người sử dụng một cách khác nhau với những nội hàm không giống nhau

Từ chủng tộc có nguồn gốc từ tiếng Latin ‘ratio’, có nghĩa tương tự như loài, hay loại, hoặc thứ Hầu hết các nhà nhân học ngày nay thấy việc phân loại con người thành các chủng tộc khác nhau là có vấn đề Không có các nhóm người có biên giới rõ ràng, xác định và cố định trong thế giới thực của chúng ta Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng con người cả trong quá khứ và hiện tại đã sử dụng nhiều cách phân loại chủng tộc khác nhau để phân loại con người và phát triển các khuôn mẫu về cách ứng xử và các khả năng trí tuệ của các chủng tộc khác nhau Các cách phân loại này được sử dụng trong lịch sử nhân loại như một cơ sở và sự biện minh cho chủ nghĩa chủng tộc (racism), một niềm tin cho rằng một số chủng tộc thượng đẳng và một số chủng tộc hạ đẳng hơn các chủng tộc khác Chủ nghĩa chủng tộc thường dẫn đến sự phân biệt đối xử và các hành động thù địch đối với các nhóm người khác nhau và các xã hội khác nhau

Vậy chủng tộc là gì? Chủng tộc là một khái niệm được các nhà nhân học sử dụng

để ám chỉ một nhóm người có các đặc điểm sinh học khác các nhóm người khác Cho đến nay, có khá nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm chủng tộc Trước đây, quan niệm về chủng tộc chỉ đơn thuần là một tập hợp các cá thể cùng loài có chung một hình thái Từ những năm 1970, các học giả Liên xô cũ cho rằng yếu tố địa lý có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành chủng tộc và dẫn đến thuyết

Trang 7

địa lý chủng tộc Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra các yếu tố sinh học trong việc hình thành chủng tộc

Với các kết quả nghiên cứu đó, một quan niệm hay định nghĩa về chủng tộc được nhiều người chấp nhận là: Chủng tộc là một tập hợp các quần thể hay các quần thể

mà ta quen gọi là các nhóm người có những nét tương đồng về sinh lý, hình thể bên ngoài và quá trình hình thành các yếu tố này có liên quan đến một khu vực địa

lý nhất định Những đặc điểm hình thể này mang tính di truyền

Đối với các nhà nhân học, chủng tộc được phân loại hay xác định trên cơ sở hình thể và sinh lý, chứ không phải trên cơ sở cùng chung một ngôn ngữ, tôn giáo hay các đặc tính văn hóa nào đó Nghĩa là, dù có sự khác nhau trong việc phân loại chủng tộc ở các quốc gia khác nhau hay giữa các nhà nghiên cứu, các nhà nhân học đồng thuận ở chỗ cho rằng khái niệm chủng tộc chỉ được sử dụng để phân biệt các nhóm người dưới góc độ sinh học mà thôi

4.3 Phân lo ại chủng tộc

4.3.1 Các hệ thống phân loại cổ đại

Trước khi có hệ thống chữ viết trong các nền văn minh cổ đại, các nhà Khảo cổ học đã tìm thấy các bằng chứng về sự phân loại nhân chủng đối với các nhóm dân

cư thông qua các mô tả về con người trong các tác phNm nghệ thuật và tranh vẽ trên đá ở châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới Hầu hết các xã hội cổ đại có

hệ thống chữ viết như Trung Quốc, Hy Lạp, Ấn Độ, v.v đã sử dụng cách phân loại nhân chủng dựa trên màu da và các đặc điểm văn hóa Vào khoảng 3.000 năm trước công nguyên người Hy Lạp cổ đại đã phân chia toàn bộ dân cư thế giới thành bốn loại khác nhau: màu đỏ cho người Hy Lạp; màu vàng cho người ở phương

Trang 8

Đông; màu trắng cho người phương Bắc; màu đen cho người châu Phi ở phương Nam (đứng từ góc nhìn của người Hy Lạp) Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta chưa

rõ là liệu người Hy Lạp lúc đó có coi màu da là tiêu chí chính để phân loại con các chủng tộc người hay không

Nhìn chung, các sự phân loại thời kỳ cổ đại kết nối các đặc điểm hình thể với những khác biệt về văn hóa, cho rằng những người có đặc điểm hình thể giống nhau có những nét tương đồng về ứng xử văn hóa Điều này dẫn đến những nhận thức và khái quát sai lệch về các giá trị, truyền thống và ứng xử của các nhóm người khác nhau Trong thực tế, các nghiên cứu khoa học hiện đại không tìm thấy chứng cứ để chứng minh cho những nhận thức sai lệch này

Sau thế kỷ XVI trong xã hội châu Âu bắt đầu có nhiều tương tác hơn với con người

và các nền văn hóa bên ngoài châu Âu, các nhận thức và sự phân loại mới về chủng tộc bắt đầu xuất hiện thay thế cho các cách phân loại chủng tộc truyền thống Khi mà các nền văn hóa và con người ở Bắc Mỹ, châu Á, châu Phi và Mỹ

La Tinh, nhận thức gắn màu da của con người với bản chất, ứng xử và khả năng trí tuệ của con người được củng cố Một số nhà khoa học châu Âu cho xem xét và so sánh các nền văn hóa bên ngoài châu Âu với văn hóa chính họ, những người da trắng và cho rằng các nền văn hóa bên ngoài châu Âu ở trình độ phát triển thấp hơn Vì cư dân ở các nền văn hóa này có màu da khác, một số nhà khoa học châu

Âu cho rằng sự khác biệt này có nguồn gốc từ sự khác biệt về màu sắc của da, với bản chất và với chủng tộc của các cư dân này và vì thế phân loại các cơ dân theo màu da của họ, trong đó người da trắng ở bên trên các chủng tộc người da màu Vì thế, việc xâm chiếm và thuộc địa hóa người da màu có thể diễn ra một cách tự nhiên Việc xâm chiếm và thuộc địa hóa còn được người da trắng ở châu Âu ngụy biện là những hành động giúp người da màu để đạt đến trình độ văn minh

Trang 9

Ví dụ, năm 1758, trong một trong những cố gắng sắp xếp sự đa dạng của con người thành các chủng tộc khác nhau, nhà khao học người Thụy Điển đã xây dựng một cách phân loại người thông minh (homo sapiens) thành 4 chủng tộc khác nhau dựa trên màu da:

□ Homos europaeus: là người da trắng ở châu Âu

□ Homo americanus: người da đỏ ở Bắc Mỹ

□ Homo asiaticus: người da vàng ở châu Á

□ Homo afer: người da đen ở châu Phi

Cách phân loại của ông bị ảnh hưởng bởi các lý thuyết cổ trung đại và nhiều ý tưởng khác về sự thượng đẳng của người châu Âu Ví dụ, ông phân loại người da

đỏ ở châu Mỹ như những người hay cau có, nóng tính, nên cần phải được quản lý bằng phong tục và tập quán Người châu Phi da đen là những cư dân dịu tính, lười biến, cNu thả, hay lơ đễnh trong công việc và bị chi phối bởi tính thất thường Trong khi đó, người châu Âu da trắng lịch lãm, chính xác, sáng tạo và được quản

lý bằng luật pháp

Năm 1781, nhà khoa học người Đức là Johann Blumenbach đưa ra một cách phân loại nhân chủng khác Ông chia con người thành 5 nhóm khác nhau:

□ Causasoid: da trắng

□ Mongoloid: da vàng

□ Malay: da nâu

□ Ethiopian: da đen

□ Native American: da đỏ

Trang 10

Blumenbach phân loại như vậy chủ yếu dựa trên màu da, khu vực địa lý, tuy nhiên ông cũng quan tâm đến một số đặc điểm khác như đặc điểm khuôn mặt, hình dạng cằm, màu tóc Dù Blumenbach nhấn mạnh đến tính thống nhất của con người, cách phân loại của ông được điều chỉnh trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX để mô tả về

3 chủng tộc người: Caucasoid, Mongoloid, Negroid – là di sản của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hiện nay Đó là cách phân loại được người Mỹ sử dụng khi họ nói đến người ‘da trắng’, ‘da vàng’ và ‘da đen’

4.3.2 Phân loại chủng tộc

Vì loài người có những chủng tộc khác nhau, việc xác định thành phần nhân chủng của con người và nghiên cứu quá trình hình thành các chủng tộc này sẽ góp phần hiểu thêm về nguồn gốc con người

Phân loại chủng tộc là một vấn đề khó, có nhiều ý kiến tranh cãi và có những quan điểm khác nhau Từ lâu, các nhà khoa học sinh học, nhân học ở nhiều quốc gia đã tìm cách để phân loại chủng tộc con người, vì thế chúng ta thấy có nhiều cách phân loại chủng tộc khác nhau

Tuy nhiên, đánh giá chung, có 3 cách phân loại như sau:

□ Dựa vào các đặc điểm hình thể bên ngoài

□ Dựa vào địa bàn cư trú, tức yế tố địa lý

□ Lấy gen làm cơ sở phân loại các chủng tộc loài người

4.3.3 Cách phân loại dựa trên cơ sở các đặc điểm hình thể bên ngoài

Ngày đăng: 04/11/2018, 10:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w