CÔNG THỨC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu lực phòng trừ của dịch chiết từ lá cây đậu dầu (Pongamia pinnata L.) đối với rệp (Rhopalosiphum pseudobrassicae D.) và một số loài sâu hại rau cải tại Thừa Thiên Huế. (Trang 36)

THỨC

Trước khi phun

(ngày)

Sau khi phun (ngày)

1 1 3 5 7 14 I 93,95 34,53 38,32 86,93 105,02 91,92 II 102,92 55,85 65,25 111,60 144,42 67,78 III 95,40 57,45 70,68 113,93 156,48 88,07 IV 107,97 66,47 72,47 123,20 163,58 60,68 V 125,38 189,13 215,88 172,33 121,97 97,52

Hình 4.1. Diễn biến mật độ rệp hại cải trước và sau khi xử lý thuốc Ghi chú: TKP: trước khi phun

SKP: sau khi phun

Trong những ngày điều tra tiếp theo mật độ rệp hại ở các công thức thí nghiệm tăng nhẹ sau 3 ngày xử lý thuốc, sau đó tiếp tục tăng và đạt mật độ cao nhất ở 7 ngày sau khi xử lý thuốc. Mật độ rệp hại ở tất cả cả các công thức thí nghiệm giảm dần sau 14 ngày xử lý thuốc.

Mật độ rệp hại ở công thức đối chứng liên tục tăng ở các ngày điều tra và đạt mật độ cao nhất (215,88 con/cây) sau 3 theo dõi ngày xử lý thuốc, sau đó giảm dần vào các ngày điều tra tiếp theo.

4.2.2.2. Hiệu lực của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu đối với rệp hại cải (R. pseudobrassicae) ngoài đồng ruộng pseudobrassicae) ngoài đồng ruộng

Bảng 4.5. Hiệu lực của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu đối với rệp hại cải (R. pseudobrassicae) ngoài đồng ruộng

Đơn vị: %

CÔNG THỨC THỨC

Thời gian xử lý thuốc (ngày)

1 3 5 7 14 I 75,56a 75,78a 32,31a -17,90 -25,87 II 63,44a 62,90ab 19,42a -47,22 3,40 III 59,82a 56,92b 12,09a -70,52 -18,26 IV 58,43a 60,80ab 16,08a -57,66 -71,29 LSD0,05 3,4381 2.779 16.903

Ghi chú: các ký tự giống nhau trên cùng một cột chỉ sự không sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tất cả các công thức thí nghiệm đều có hiệu lực đối với rệp hại ngoài đồng ruộng sau 1 ngày xử lý thuốc, trong đó CT I có hiệu lực cao nhất (75,56%) và CT VI có hiệu lực thấp nhất (58,43%). Các công thức thí nghiệm không có sự sai khác về mặt thống kê.

Sau 3 ngày xử lý thuốc hiệu lực phòng trừ rệp của các dịch chiết từ lá cây đậu Dầu thể hiện ở các công thức vẫn còn cao, CT I đạt 75,78%, CT II đạt 62,90%, CT III đạt 56,92% và CT IV với hiệu lực phòng trừ đạt 60,80%. Trong đó, hiệu lực phòng trừ của CT I là cao nhất (75,78%). Như vậy, sau 3 ngày xử lý thuốc CT I vẫn là công thức thể hiện hiệu lực phòng trừ cao nhất đối với rệp hại cải.

Ngày thứ 5 sau khi xử lý thuốc hiệu lực phòng trừ rệp của các công thức đã bắt đầu giảm xuống, dao động từ 12,09% - 32,31%. Cụ thể, CT I đạt 32,31%, CT II đạt 19,42%, CT III đạt 12,09% và CT IV đạt 16,08%. Nhận thấy CT I vẫn là công

thức có độ hữu hiệu cao nhất trong các công thức thí nghiệm (32,31%). Tương tự như 1 ngày sau xử lý thuốc, các công thức không có sự sai khác về mặt thống kê.

Sau 7 ngày và 14 ngày sau khi xử lý thuốc nhận thấy hiệu lực phòng trừ rệp hại cải ngoài đồng của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu đã không còn. Độ hữu hiệu lúc này dao động từ (-70,52%) - (-17,90%) ở 7 ngày sau khi xử lý thuốc và dao động từ (-71,29%) - 3,40% ở 14 ngày sau khi xử lý thuốc.

So sánh hiệu lực phòng trừ rệp của các công thức thí nghiệm qua các ngày điều tra ta nhận thấy hiệu lực phòng trừ rệp của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu thể hiện rõ trong 5 ngày sau khi xử lý thuốc. Trong đó, 1 ngày và 3 ngày sau khi xử lý thuốc hiệu lực thuốc thể hiện ở mức cao. Hiệu lực thuốc giảm dần ở những ngày điều tra sau đó. Trong các công thức thí nghiệm thì CT I thể hiện hiệu lực phòng trừ rệp cao nhất.

4.2.3. Hiệu lực của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu đối với bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (P. vittata) ngoài đồng ruộng (P. vittata) ngoài đồng ruộng

4.2.3.1. Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc trước và sau khi xử lý thuốc

Cả sâu non và trưởng thành của bọ nhảy sọc cong vỏ lạc đều gây hại cho cây cải. Trưởng thành ăn lá tạo thành những lỗ thủng li ti. Khi mật độ cao có thể ăn hết phần thịt lá chỉ để lại gân lá làm cho cây rau xơ xác. Khác với sâu tơ, các vết thủng do bọ nhảy sọc cong vỏ lạc tạo ra nhỏ hơn, gọn gàng hơn.

Bảng 4.6. Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc trước và sau khi xử lý thuốc. Đơn vị: con/cây

CÔNG THỨC THỨC

Trước khi phun (ngày)

Sau khi phun (ngày)

1 1 3 5 7 14 I 0,61 0,55 0,68 0,67 0,25 0,35 II 0,48 0,42 0,72 0,53 0,28 0,32 III 0,42 0,42 0,72 0,48 0,28 0,32 IV 0,67 0,60 0,82 0,70 0,37 0,37 V 0,38 1,65 1,40 1,40 1,08 1,03

Bảng 4.7 và Hình 4.2 cho thấy mật độ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc giảm nhẹ ở các công thức xử lý thuốc và tăng mạnh ở công thức đối chứng (1,65 con/cây) tăng 1,27 con/cây sau 1 ngày xử lý thuốc.

Hình 4.2. Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc trước và sau khi xử lý thuốc Ghi chú: TKP: trước khi phun

SKP: sau khi phun

Sau 3 ngày xử lý thuốc mật độ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc ở các công thức xử lý thuốc tăng nhẹ, cụ thể CT I đạt 0,68 con/cây, CT II đạt 0,72 con/cây, CT III đạt 0,72 con/cây, CT IV đạt 0,82 con/cây. Trong khi đó mật độ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc ở công thức đối chứng lại giảm còn 1,40 con/cây.

Những ngày điều tra tiếp theo mật độ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc giảm dần ở tất cả các công thức thí nghiệm.

4.2.3.2. Hiệu lực của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu đối với bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (P. vittata) ngoài đồng ruộng lạc (P. vittata) ngoài đồng ruộng

Bảng 4.7. Hiệu lực của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu đối với bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (P. vittata) ngoài đồng ruộng

Đơn vị: %

CÔNG THỨC THỨC

Thời gian xử lý thuốc (ngày)

1 3 5 7 14 I 73,08a 65,46a 67,25a 79,29a 75,31a II 71,71a 53,93a 73,16a 73,16a 63,44a III 65,61a 43,02a 59,06a 58,62a 54,67a IV 67,27a 54,86a 71,25a 80,41a 76,94a LSD0,05 29.3113 36,6925 17,9271 36,4325 21,8506

Ghi chú: các ký tự giống nhau trên cùng một cột chỉ sự không sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

CT I có hiệu lực phòng trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc khá cao và ổn định qua các kỳ điều tra, cụ thể sau 1 ngày xử lý thuốc đạt 73,08%, sau 3 ngày giảm nhẹ còn 65,46%, sau 5 ngày tăng nhẹ và đạt 79,29% vào 7 ngày sau khi xử lý thuốc, 14 ngày sau xử lý thuốc hiệu lực phòng trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc của CT I còn khá cao (75,31%).

Hiệu lực phòng trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc của CT II cũng khá cao, hiệu lực phòng trừ qua các kỳ điều tra dao động từ 53,93% - 71,71%.

Sau 1 ngày xử lý thuốc hiệu lực phòng trừ của CT III đạt 65,61%, sau đó giảm còn 43,02% sau 3 ngày xử lý thuốc, những ngày điều tra tiếp theo hiệu lực của CT III khá ổn định và dao động từ 54,67% – 59,06%.

Tương tự 3 CT trên, CT IV cũng có hiệu lực trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc. Sau 1 ngày xử lý thuốc hiệu lực của CT IV đạt 67,27%, giảm còn 54,86% sau 3 ngày xử lý thuốc, hiệu lực phòng trừ của CT IV tăng sau 5 ngày xử lý thuốc và đạt 80,41% vào 7 ngày sau xử lý thuốc, sau đó giảm còn 76,94% vào ngày điều tra tiếp theo.

Qua bảng 4.8 ta nhận thấy các công thức thí nghiệm đều thể hiện hiệu lực phòng trừ đối với bọ nhảy sọc cong vỏ lạc. Hiệu lực này ổn định qua các kỳ điều tra. Các công thức không có sự sai khác về mặt thống kê.

4.2.4. Hiệu lực của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu đối với sâu kéo màng hại cải (H. undalis) ngoài đồng ruộng (H. undalis) ngoài đồng ruộng

4.2.4.1. Diễn biến mật độ sâu kéo màng trước và sau khi xử lý thuốc

Bảng 4.9 và Hình 4.3 cho thấy mật độ sâu kéo màng biến động qua các kỳ điều tra. Trước khi xử ký thuốc sâu kéo màng gây hại ở tất cả các công thức, cao nhất ở CT I (0,12 con/cây) và thấp nhất ở CT II (0,08 con/cây).

Mật độ sâu kéo màng ở CT I giảm còn 0,08 con/cây sau 1 ngày xử lý thuốc, mật độ này được duy trì sau 5 ngày theo dõi, tăng nhẹ sau 7 ngày xử lý thuốc (0,10 con/cây) và giảm vào 14 ngày sau xử lý thuốc (0,08 con/cây).

Sự biến động mật độ ở CT II giống như CT I, mật độ sâu giảm sau 1 ngày xử lý thuốc (0,05 con/cây), mật độ 0,05 con/cây được duy trì đến 7 ngày sau khi xử lý thuốc thì tăng lên 0,07 con/cây sau đó giảm vào 14 ngày sau khi xử lý thuốc (0,05 con/cây).

Bảng 4.8. Diễn biến mật độ sâu kéo màng trước và sau khi xử lý thuốc.

Đơn vị: con/cây

CÔNG THỨC THỨC

Trước khi phun (ngày)

Sau khi phun (ngày)

1 1 3 5 7 14 I 0,12 0,08 0,08 0,08 0,10 0,08 II 0,08 0,05 0,05 0,05 0,07 0,05 III 0,10 0,07 0,05 0,05 0,08 0,06 IV 0,10 0,05 0,05 0,07 0,07 0,06 V 0,10 0,15 0,18 0,17 0,14 0,11

Ở CT III, mật độ sâu kéo màng giảm sau 1 ngày xử lý thuốc (0,07 con/cây), tiếp tục giảm còn 0,05 con/cây và duy trì mật độ vào những ngày theo dõi tiếp theo. Sau 7 ngày xử lý thuốc mật độ sâu kéo màng ở CT III tăng nhẹ (0,08 con/cây) sau đó giảm còn 0,06 con/cây sau 14 ngày phun thuốc.

Hình 4.3. Diễn biến mật độ sâu kéo màng trước và sau khi xử lý thuốc Ghi chú: TKP: trước khi phun

SKP: sau khi phun

Mật độ sâu kéo màng ở CT IV giảm còn 0,05 con/cây sau 1 ngày, 3 ngày xử lý thuốc, 5 ngày sau xử lý thuốc mật độ sâu tăng nhẹ (0,07 con/cây) và duy trì vào ngày điều tra tiếp theo. Giống như các công thức thí nghiệm khác, mật độ sâu kéo màng ở CT IV giảm sau 14 ngày xử lý thuốc (0,06 con/cây).

Ở CT đối chứng mật độ sâu tăng nhanh sau 1 ngày xử lý thuốc (0,15 con/cây), mật độ sâu tiếp tục tăng cao và đạt 0,18 con/cây sau 3 ngày xử lý thuốc.

Ở những ngày điều tra tiếp theo mật độ sâu kéo màng ở CT V giảm dần, tuy vậy mật độ sâu ở CT đối chứng vẫn cao hơn những công thức thí nghiệm khác nhiều.

4.2.4.2. Hiệu lực của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu đối với sâu kéo màng hại cải (H. undalis) ngoài đồng ruộng (H. undalis) ngoài đồng ruộng

Sâu non ăn và ở trong đọt cải. Chúng nhả tơ bao phủ đọt cải và ăn ở bên trong làm cho đọt cải bị chết gây thiệt hại đáng kể cho các loại cải. Cũng vì đặc tính nhả tơ bao quanh nên việc phòng trừ sâu kéo màn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4.9. Hiệu lực của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu đối với sâu kéo màng hại cải (H. undalis) ngoài đồng ruộng

Đơn vị: %

CÔNG THỨC THỨC

Thời gian xử lý thuốc (ngày)

1 3 5 7 14 I 45,56a 46,28a 44,44a 13,33 0,00 II 41,67a 42,50a 41,46a 11,11 -16,67 III 44,44a 41,11a 41,26a 11,11 -16,67 IV 38,89a 36,94a 35,00a 1,39 -33,33 LSD0,05 24,448 25,434 67,66

Ghi chú: các ký tự giống nhau trên cùng một cột chỉ sự không sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 4.10 cho thấy: dịch chiết từ lá cây đậu Dầu có hiệu lực phòng trừ với sâu kéo màng hại cải. Sau 1 ngày xử lý thuốc hiệu lực trừ sâu được thể hiện ở tất cả các công thức thí nghiệm, cụ thể CT I đạt 45,56%, CT II đạt 41,67%, CT III đạt 44,44% và CT IV đạt 38,89%. Trong đó CT I có hiệu lực trừ sâu kéo màng cao nhất (45,56%) và CT IV có hiệu lực trừ sâu thấp nhất (38,89%).

Sau 3 ngày xử lý thuốc hiệu lực trừ sâu kéo màng của dịch chiết dao động từ 36,94% - 46,28%. Hiệu lực trừ sâu giảm dần khi giảm nồng độ dịch chiết, cao nhất là CT I đạt 46,28% và thấp nhất là CT IV đạt 36,94%.

Tương tự như 3 ngày sau khi xử lý thuốc, sau 5 ngày xử lý thuốc hiệu lực trừ sâu kéo màng của CT I là cao nhất (44,44%), hiệu lực giảm dần khi giảm nồng độ dịch chiết, như vậy CT có hiệu lực trừ sâu thấp nhất là CT IV (35,00%).

Sau 7 ngày xử lý thuốc, hiệu lực thuốc giảm ở tất cả các công thức, cụ thể CT I giảm còn 13,33%, CT II, CT III còn 11,11%, CT IV còn 1,39%. Sau 14 ngày xử lý thuốc, dịch chiết đã không còn hiệu lực với sâu kéo màng, hiệu lực dao động 0,00 – (- 33,33%).

Như vậy qua thí nghiệm cho thấy CT I là CT có hiệu lực phòng từ sâu kéo màng cao nhất tròn các công thức thí nghiệm. Tuy vậy nhìn vào bảng 4.10 thì thấy hiệu lực phòng trừ sâu kéo màng không ổn định, chỉ sau 7 ngày phun thuốc mật độ sau kéo màng đã có chiều hướng tăng trở lại. Sau 14 ngày dịch chiết hoàn toàn không còn hiệu quả trừ sâu kéo màng.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu lực phòng trừ của dịch chiết từ lá cây đậu dầu (Pongamia pinnata L.) đối với rệp (Rhopalosiphum pseudobrassicae D.) và một số loài sâu hại rau cải tại Thừa Thiên Huế. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w