THIÊN ĐỊCH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu lực phòng trừ của dịch chiết từ lá cây đậu dầu (Pongamia pinnata L.) đối với rệp (Rhopalosiphum pseudobrassicae D.) và một số loài sâu hại rau cải tại Thừa Thiên Huế. (Trang 34)

ĐỊCH 1 Kiến ba khoang Paederus fuscipes Staphilinidae +

Ghi chú: + : Ít phổ biến (tần suất xuất hiện <25%) ++ : Phổ biến (tần suất xuất hiện 25-50%)

+++: Rất phổ biến (>50%)

Bảng 4.3 cho thấy: cây cải trên đồng ruộng chịu sự tấn công gây hại của nhiều loại sâu hại khác nhau như: sâu khoang, sâu xám, sâu đo, rệp muội,…Thành phần sâu hại xuất hiện trên đồng ruộng rất phong phú, trong đó rệp hại cải ( R. pseudobrassicae) và bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (P. vittata) là phổ biến hơn cả.

Những loài sâu hại khác như sâu đo, sâu khoang, rệp muội, sâu xám cũng gây hại nhưng không đáng kể. Ngoài sâu hại một thành phần không thể thiếu trên đồng ruộng đó là thiên địch. Tuy nhiên trên ruộng thí nghiệm thiên địch kiến ba khoang không phổ biến (tần suất xuất hiện < 25%).

4.2.2. Hiệu lực của dịch chiết từ lá cây đậu Dầu đối với quần thể rệp hại cải (R. pseudobrassicae) ngoài đồng ruộng pseudobrassicae) ngoài đồng ruộng

4.2.2.1. Diễn biến mật độ rệp hại cải trước và sau xử lý thuốc

Rệp non và trưởng thành có đặc điểm là thích tập trung ở dưới mặt lá để gây hại khi có điều kiện thích hợp thì rệp trưởng thành sinh rệp con, khi điều kiện bất lợi thì rệp có thể xuất hiện loại hình có cánh để di chuyển đi nơi khác.

Vòng đời ngắn kết hợp cùng điều kiện thời tiết thuận lợi đã làm mật độ rệp hại trên tất cả các công thức ở 1 ngày trước khi xử lý khá cao (93,95 con/cây – 125,38 con/cây).

Hình 4.1 và Bảng 4.3 cho thấy sau khi xử lý thuốc 1 ngày, ở CT I (34,53 con/cây) mật độ rệp hại giảm rõ rệt so với trước khi xử lý thuốc, giảm 59,42 con/cây. Ở các công thức thí nghiệm còn lại mật độ rệp hại dao động từ 55,85 con/cây – 66,47 con/cây, giảm từ 41,51 – 47,07 con/cây.

Bảng 4.4. Diễn biến mật độ rệp hại cải trước và sau khi xử lý thuốc

Đơn vị: con/cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu lực phòng trừ của dịch chiết từ lá cây đậu dầu (Pongamia pinnata L.) đối với rệp (Rhopalosiphum pseudobrassicae D.) và một số loài sâu hại rau cải tại Thừa Thiên Huế. (Trang 34)