Câu hỏi nhằm đến xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đó là vấn đề xã hội tồn tại trong hiện thực xã hội Vấn đề xã hội đó phải có 2 cách giải thích trở nên, được nhà XHH quan tâm hướng đi tìm cách giải quyết và chấp nhận nó là đối tượng cho nghiên cứu của đề tài;
Trang 1Xác định đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu
Để xác định đề tài trong NC XHH, trước hết nhà nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi sau:
1 Nghiên cứu cái gì?
2 Cái đó thuộc lĩnh vực XH nào, ở nhóm XH nào?
3 Cái đó xảy ra ở đâu và khi nào?
Trang 2Câu hỏi 1: Nghiên cứu cái gì?
Câu hỏi nhằm đến xác định đối tượng nghiên cứu
của đề tài.
Đó là vấn đề xã hội tồn tại trong hiện thực xã hội
Vấn đề xã hội đó phải có 2 cách giải thích trở nên, được nhà XHH quan tâm hướng đi tìm cách giải quyết và chấp nhận nó là đối tượng cho nghiên cứu của đề tài;
Trang 3
Vấn đề xã hội?
Cách hiểu sơ lược: là những “rắc rối”, những “cản trở” cho sự vận hành và phát triển bình thường của cộng đồng, của xã hội.
Trong hoạt động thực tiễn vấn đề xã hội chính là:
- Những khác biệt giữa hành vi mong đợi và hành vi thực tế của cá nhân/cộng đồng, giữa vai trò xã hội và sự thực hiện vai trò của các thiết chế, các tổ chức xã hội…
- Nói chung trong đời sống xã hội đó là sự khác biệt giữa cái đang là với cái cần phải là.
Trang 4Phát hiện vấn đề xã hội từ đâu?
Từ những tranh luận giữa các chuyên gia
Từ các báo cáo trong các nghiên cứu của đồng nghiệp
Từ những bất đồng ý kiến giữa các nhà nghiên cứu
Từ các quan sát, các số liệu thống kê, các bài báo
Từ kinh nghiệm của từng nhà nghiên cứu
Trang 53 tiêu chí lựa chọn vấn đề nghiên cứu:
1 Vấn đề phải có thể nghiên cứu được, nghĩa là vấn đề phải hội tụ được đầy đủ các điều kiện chủ quan và các điều kiện khách quan cho việc nghiên cứu;
2 Vấn đề nằm trong sự quan tâm, sự ưa thích của tác giả nghiên cứu;
3 Vấn đề khi được nghiên cứu phải mang lại được một cái gì đó mới cho nhận thức hoặc cho công tác quản lý
Trang 6Câu hỏi 2: Vấn đề XH thuộc lĩnh vực nào?
Câu hỏi nhằm vào xác định khách thể
nghiên cứu của đề tài
Có 2 cách xem xét khách thể nghiên cứu:
1) Vấn đề XH thuộc về lĩnh vực hoạt động nào đó của đời sống xã hội;
2) Vấn đề xã hội xẩy ra trong nhóm xã hội hay trong tập hợp các sự kiện xã hội nào đó
Trang 7Câu hỏi 3: Vấn đề XH xảy ra ở đâu? khi nào?
Câu hỏi nhằm vào việc xác định phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
Đó là giới hạn thời gian, không gian của
vấn đề được xác định trong đề tài;
Phạm vi nghiên cứu được xác định phụ
thuộc vào:
- Vấn đề và khách thể nghiên cứu
- Yêu cầu của đề tài, năng lực trí tuệ và khả
năng tổ chức, tài chính của tác giả
Trang 8Nêu và luận cứ cho vấn đề nghiên cứu
◊ Nêu vấn đề: Thông qua các bằng chứng thực tế chỉ rõ được vấn đề NC là gì
◊ Luận cứ cho vấn đề nghiên cứu (trả lời câu hỏi: tại sao lại NC vấn đề này?)
- Làm rõ tính hiện thực của vấn đề
- Làm rõ được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
- Làm rõ được tính phổ biến của vấn đề nghiên cứu tại khu vực được xác định (và rộng hơn)
- Chứng minh được tính mới, tính khoa học và tính
kế thừa của vấn đề nghiên cứu (qua lịch sử nghiên cứu vấn đề)
Trang 9Tập hợp tài liệu và viết tổng quan (1)
Sự cần thiết của việc tổng quan tài liệu:
♦ Giúp nhà NC hệ thống hóa tri thức khoa học đã có xung quanh vấn đề nghiên cứu
♦ Luận cứ cho tính mới/sự không trùng lặp của vấn đề nghiên cứu với các nghiên cứu
đã có
♦ Làm rõ được tính kế thừa của NC và chính xác hóa câu hỏi nghiên cứu.
Trang 10Tập hợp tài liệu và viết tổng quan (2)
Yêu cầu đối với viết tổng quan
♦ Tài liệu được tổng thuật theo từng nội dung cụ thể được xác định trong mục tiêu, nhiệm vụ và giả thuyết NC
♦ Các nội dung được xếp đặt trật tự từ cái chung đến cái
cụ thể , riêng biệt
♦ Đánh giá đầy đủ những mặt đạt được và chưa đạt được của các nghiên cứu đã có so với yêu cầu của đề tài cả ở mặt nội dung và phương pháp…
♦ Ưu tiên các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học, các kỷ yêu hội thảo, sách chuyên khảo…
Trang 11Tập hợp tài liệu và viết tổng quan (3)
Một số gợi ý về tập hợp tài liệu:
♦ Sử dụng thư viện
♦ Tra cứu trên mạng
♦ Hỏi các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu của đề tài
♦ Tham khảo phần tổng quan của các nghiên cứu đã có về các chủ đề gần với đề tài NC
Trang 12Xác định tên đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu TÊN ĐỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu
Yêu cầu tên đề tài:
1) Thể hiện được vấn đề nghiên cứu
2) Cho thấy được khách thể và phạm vi nghiên cứu3) Ngắn gọn, khoa học, rõ ràng, chính xác Không sử dụng từ, thuật ngữ đa nghĩa, không xác định
Trang 13Xác định mục tiêu nghiên cứu
* Phõn biệt: Mục đớch, mục tiờu, và đối tượng nghiờn cứu:
- Mục đớch – trả lời cõu hỏi: NC nhằm để làm gỡ?
- Mục tiờu – trả lời cõu hỏi: NC cỏi gỉ? (mang tớnh cụ thể)
- Đối tượng - trả lời cõu hỏi: NC cỏi gỡ? (mang tớnh khỏi quỏt)
- Cơ sở xõy dựng mục tiờu: Mục đớch và yờu cầu của nhà NC;
Nội dung vấn đề cần được mụ tả và được giải thớch rừ từ gúc độ
khoa học Mục tiờu là những suy nghĩ cú khả năng viết được bỏo cỏo nhất khi nghiờn cứu được hoàn thành.
Trang 14Xây dựng cây mục tiêu
Trang 15
Các yêu cầu với mục tiêu
• Mục tiêu phải là sự cụ thể hóa của đề tài, ngược lại đề tài cần được thể hiện một cách đầy đủ qua mục tiêu.
• Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
• Mục tiêu phải ngắn gọn, rõ ràng
• Mục tiêu đưa ra phải có thể đạt được qua nghiên cứu (tính khả thi của NC)
Trang 17Câu hỏi nghiên cứu
• Câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được hình thành trên
nền tảng của mục tiêu nghiên cứu Nhà nghiên cứu đưa ra câu hỏi nghiên cứu để góp phần làm chi tiết hơn, định hướng những cái cần tìm hiểu để đạt được mục tiêu nghiên cứu
• Câu hỏi NC được hình thành từ rất nhiều câu hỏi quản
lý liên quan đến việc mô tả và giải thích rõ vấn đề mà
NC quan tâm sau khi xem xét những câu hỏi đã có câu trả lời qua các nghiên cứu đã có về vấn đề
• Câu hỏi nghiên cứu trong nghiên cứu định tính và
định lượng
Trang 18Yêu cầu với câu hỏi nghiên cứu
• Phải có tính khả thi (đủ điều kiện để giúp làm
rõ được câu trả lời)
• Phải có cái mới (mang lại thông tin, phương pháp, ý tưởng mới)
• Phải có đạo đức (tôn trọng con người, không làm hại họ)
• Phải có ảnh hưởng/tác động đến khoa học hoặc thực tiễn.
Trang 19GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giả thuyết/giả thiết: Cái cần chứng minh, cần kiểm nghiệm trong nghiên cứu và cái được cho sẵn, thừa nhận và không cần quan tâm đến việc chứng minh
Là một kết luận giả định do nhà nghiên cứu đặt ra để theo dõi, xem xét, phân tích và kiểm chứng trong quá trình nghiên cứu;
Trong mối quan hệ với câu hỏi nghiên cứu: Giả thuyết
là câu trả lời sơ bộ cho câu hỏi nghiên cứu và như vậy cũng là sự cụ thể hóa của mục tiêu
Giả thuyết trong nghiên cứu định tính, định lượng
Trang 20VAI TRÒ CỦA GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Là cơ sở, là khởi điểm của một nghiên cứu, định hướng cho công trình nghiên cứu đó
Giúp ta nhân thức sâu hơn về bản chất của đối tượng nghiên cứu
Ngay khi không được kiểm chứng cũng giúp ích nhiều cho nhà NC
Với một NCXHH, giả thuyết là cầu nối giữa cơ sở lý thuyết với thực tế là cơ sở phương pháp luận cho thiết kế và tổ chức nghiên cứu thực tế.
Giúp thấy khuynh hướng của sự thay đổi và sự phát triển của đối tượng nghiên cứu
Làm rõ và chính xác hơn phạm vi, mục tiêu, nội dung nghiên cứu
Trang 21CÁC LOẠI GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giả thuyết mô tả: Nhằm thiết lập trạng thái thực tế của đối tượng NC; trả lời câu hỏi bao nhiêu?, như thế nào?
Giả thuyết nguyên nhân: Hướng đến thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng được NC; làm rõ nguyên nhân/yếu tố tác động đến trạng thái được
mô tả; trả lời câu hỏi: Tại sao?
Giả thuyết xu hướng: Kết luận giả định về xu hướng biến đổi của đối tượng; nó liên kết các hiện tượng tạo ra chuỗi các mắt xích thuộc đối tượng
Trang 22YÊU CẦU VỚI GIẢ THUYẾT TRONG NCXHH
Giả thuyết đưa ra phải phù hợp với quy luật, tính quy luật của khoa học hoặc với các kết luận đã được khẳng định qua thực tiễn
Trong các NCXHH giả thuyết đưa ra phải có thể kiểm chứng được
Giả thuyết phải phù hợp với thực tế trong nghiên cứu, phù hợp với khung lí thuyết được sử dụng;
Được thể hiện bằng các mệnh đề có tính logic chặt chẽ
Trang 23Vấn đề về câu hỏi, giả thuyết NC trong các NC định tính, định lượng
Câu hỏi nghiên cứu là sự cần thiết trong mọi NC
CHNC trong NC định tính mang tính khái quát, hướng đến tìm kiếm, phát hiện
CHNC trong NC định lượng tính chi tiết, cụ thể hướng đến làm rõ mức độ
Giả thuyết nghiên cứu là sự cần thiết không thể thiếu đối với các nghiên cứu định lượng
Giả thuyết NC không thật sự cần thiết với các NC định tính
Trang 24Khung lý thuyết trong NC XHH (1/3)
♦ Cơ sở lý thuyết của NCXHH:
- Các khái niệm, các phạm trù thuộc đề tài, mục tiêu và giả thuyết NC
- Các lý thuyết XHH chi phối mối quan hệ giữa các yếu tố của đối tượng NC
♦ Khung lý thuyết: Thể hiện cơ sở lý thuyết của đề tài, là hệ thống các khái niệm, các phạm trù và các quy luật/lý thuyết liên quan đến việc kiểm chứng giả thuyết
♦ Khung lý thuyết thường được mô hình hóa qua mối quan
hệ giữa các khái niệm/biến số trên cơ sở lý thuyết sử dụng
Trang 25Khung lý thuyết trong NC XHH (2/3)
thống xã hội hay những mối liên hệ xã hội hoặc những yếu tố hành vi nào sẽ được nghiên cứu.
- Chính xác hóa các khái niệm, làm cho việc thu thập, ghi chép thông tin đầy đủ hơn, các thông tin thực nghiệm thu được có ý nghĩa với đề tài
- Làm luận cứ khoa học, phương pháp luận của nghiên cứu khi hướng đến giải thích mối liên hệ giữa các yếu tố thuộc đối tượng NC
- Làm cơ sở cho việc thiết kế NC và làm cho NC mang đặc tính
xã hội học.
Trang 26Khung lý thuyết trong NC XHH (3/3)
Cơ sở để xây dựng khung lý thuyết
♦ Xác định các khái niệm/biến số cần làm rõ, cần đo lường trong nghiên cứu;
♦ Thao tác hóa các khái niệm/triển khai các biến số
♦ Liên kết giữa các khái niệm/biến số theo các quy luật được xác định trên cơ sở lý thuyết XHH được sử dụng trong NC