1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang

88 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Việc “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang” mang tính cấp thiết nhằm kiểm soát chi phí và tăng lợi nhuận giúp công ty cạnh tranh công bằng với các

Trang 1

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 8 SVTH:Dương Văn Phụng

MỤC LỤC

-o0o -

Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU - 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - 2

1.2.1 Mục tiêu chung - 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể - 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - 2

1.3.1 Không gian - 2

1.3.2 Thời gian - 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu - 2

1.3.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu - 2

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN - 3

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN - 3

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản - 3

2.1.2 Chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh 5 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 8

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - 8

2.2.2 Phương pháp phân tích - 9

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG VÀ BỘ PHẬN CUNG ỨNG - 10

3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY - 10

3.1.1 Giới thiệu chung - 10

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển - 13

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty - 14

3.2 GIỚI THIỆU BỘ PHẬN CUNG ỨNG - 19

3.3 HỆ THỐNG PHÂN PHỐI - 20

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG - 22

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU - 22

Trang 2

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 9 SVTH:Dương Văn Phụng

4.1.1 Tình hình biến động chung - 22

4.1.2 Phân tích doanh thu theo thành phần - 25

4.1.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu - 26

4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ - 28

4.2.1 Phân tích tỷ trọng chi phí của công ty - 28

4.2.2 Phân tích tình hình biến động chung của chi phí sản xuất - 34

4.2.3 Phân tích tỷ trọng chi phí sản xuất của công ty - 36

4.2.4 Phân tích giá vốn hàng bán của công ty - 37

4.2.5 Phân tích chi phí bán hàng - 37

4.2.6 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp - 39

4.2.7 Phân tích chi phí hoạt động tài chính - 41

4.2.8 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí - 45

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN - 46

4.3.1 Phân tích các bộ phận cấu thành lợi nhuận của công ty - 46

4.3.2 Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty - 48

4.3.3 Phân tích lợi nhuận theo doanh thu và chi phí - 51

4.3.4 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận - 53

4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH - 55

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG - 59

5.1 TỔNG HỢP CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TY HIỆN NAY59 5.1.1 Tồn tại và hạn chế - 59

5.1.2 Kết quả đạt được - 59

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY - 60

5.2.1 Giải pháp tăng doanh thu - 60

5.2.2 Giải pháp giảm chi phí - 60

5.3 GIẢI PHÁP VỀ THU MUA NGUYÊN LIỆU - 61

5.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC - 61

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 63

6.1 KẾT LUẬN - 63

Trang 3

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 10 SVTH:Dương Văn Phụng

6.2 KIẾN NGHỊ - 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 65

PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG -o0o -

Trang Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006-2008 23

Bảng 4.2: Phân tích doanh thu theo thành phần của công ty qua 3 năm - 24

Bảng 4.3: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu - 26

Bảng 4.4: Phân tích tỷ trọng chi phí của công ty qua 3 năm - 29

Bảng 4.5: Nguồn cung cấp nguyên liệu, hoạt chất chính - 32

Bảng 4.6: Tình hình biến động của chi phí sản xuất - 33

Bảng 4.7: Tỷ trọng chi phí sản xuất qua 3 năm - 36

Bảng 4.8: Phân tích giá vốn hàng bán - 37

Bảng 4.9: Chi phí bán hàng qua 3 năm - 42

Bảng 4.10: Chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm - 43

Bảng 4.11: Chi phí tài chính qua 3 năm - 44

Bảng 4.12: Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí - 45

Bảng 4.13: Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm - 52

Bảng 4.14: Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận - 53

Bảng 4.15: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản - 55

Trang 4

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 11 SVTH:Dương Văn Phụng

DANH MỤC SƠ ĐỒ

-o0o -

Trang Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Dược Hậu Giang - 16

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức của Phòng cung ứng - 20

DANH MỤC BIỂU ĐỒ -o0o -

Trang Biểu đồ 4.1: Tổng doanh thu của công ty qua 3 năm - 26

Biểu đồ 4.2: Các chỉ tiêu chi phí của công ty qua 3 năm - 30

Biểu đồ 4.3: Tổng chi phí sản xuất của công ty qua 3 năm - 35

Biểu đồ 4.4: Chi phí bán hàng của công ty qua 3 năm - 38

Biểu đồ 4.5: Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty qua 3 năm - 41

Biểu đồ 4.6: Lợi nhuận của công ty qua 3 năm - 49

Biểu đồ 4.7: Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận - 51

Trang 5

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 12 SVTH:Dương Văn Phụng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

-o0o -

GMP: Thực hành tốt sản xuất (thuốc) (Good Manufacturing Practices)

GSP: Thực hành tốt bảo quản thuốc (Good Storage Practices)

GLP: Thực hành tốt phòng thí nghiệm (Good Laboratory Practices)

GPP: Thực hành tốt quản lý nhà thuốc (Good Pharmacy Practices

IMS: Tên một tổ chức cung cấp các thông tin nghiên cứu thị trường

(International Marketing Service)

ISO: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Organization for

Standardization)

ISO/IEC 17025: Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu

chuẩn (International Standards Organization /International Electrotechnical Commission)

WTO: Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 6

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 13 SVTH:Dương Văn Phụng

Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nổ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững

Một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn

Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là công ty mạnh nhất trong ngành dược Việt Nam với hệ thống phân phối sâu và rộng từ Lạng Sơn đến Cà Mau Đối thủ chủ yếu của Dược Hậu Giang là: Domesco, Mekongphar, Imexpharm Việc

“Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang” mang tính cấp thiết nhằm kiểm soát chi phí và tăng lợi nhuận giúp công

ty cạnh tranh công bằng với các đối thủ của công ty

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trang 7

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 14 SVTH:Dương Văn Phụng

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận và tình hình cung ứng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

 Giới thiệu về công ty cổ phần Dược Hậu Giang

 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuân tại công ty

 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công

ty cổ phần Dược Hậu Giang

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang Số 288 Bis Nguyễn

Văn Cừ, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

1.3.2 Thời gian: đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2008 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tình hình thu

mua nguyên liệu tại công ty

1.3.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và các yều cầu

về chuyên môn nên tác giả chỉ phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tình hình thu mua nguyên liệu tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Ngoài chương giới thiệu như đã trình bày, nội dung còn lại của đề tài được trình bày gồm các chương như sau:

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Giới thiệu về công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Chương 6: Kết luận và Kiến nghị

Trang 8

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 15 SVTH:Dương Văn Phụng

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh:

Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh:

Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật, hiện tượng đó Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của con người Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo

 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là diễn biến, kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến diễn biến và kết quả của quá trình đó

2.1.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh:

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động,…

2.1.1.3 Doanh thu:

Khái niệm doanh thu:

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền)

Trang 9

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 16 SVTH:Dương Văn Phụng

Phân loại doanh thu:

Doanh thu có thể được chia thành 3 loại doanh thu, bao gồm doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác

 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ

 Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp, gồm: hoạt động góp vốn liên doanh; hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãi bán ngoại tệ; các hoạt động đầu tư khác

 Thu nhập khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường;…

2.1.1.4 Chi phí

 Khái niệm về chi phí: Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu nguyên liệu tạo ra sản phẩm, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó

 Phân loại chi phí: Chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng phong phú, bao gồm nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm vận động, yêu cầu quản lý khác nhau Chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng được chia thành các khoản mục chi phí trong khâu sản xuất và ngoài khâu sản xuất như sau:

Chi phí sản xuất bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí của nguyên liệu, vật liệu chính do người công nhân trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất

- Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh tại nơi sản xuất hay phân xưởng mà không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp

Trang 10

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 17 SVTH:Dương Văn Phụng

Chi phí ngoài khâu sản xuất bao gồm:

- Chi phí bán hàng: là chi phí phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa, gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, quảng cáo…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác…

2.1.1.5 Lợi nhuận

Trong mỗi kỳ khác nhau người ta có những khái niệm khác nhau và từ đó

có những cách tính khác nhau về lợi nhuận

Ngày nay, lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã loại trừ đi mọi chi phí cho hoạt động

2.1.2 Các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh

2.1.2.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bằng công thức:

Hiệu quả kinh doanh =

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của nghiệp càng lớn Kết quả đầu ra được tính bằng các chỉ tiêu như: tổng giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận,… Chi phí đầu vào được tính bằng các chỉ tiêu: giá thành sản xuất, giá vốn hàng bán, giá thành toàn bộ, chỉ tiêu lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động,…

2.1.2.2 Các chỉ số tài chính:

Các tỷ số thanh toán:

Các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ bị chiếm dụng nguồn vốn của công ty

Các khoản phải thu / Tổng nguồn vốn

Nợ phải trả trên tổng tài sản

Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào

Trang 11

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 18 SVTH:Dương Văn Phụng

Nợ phải trả / Tổng tài sản

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của công ty thì sở hữu thực

tế của công ty là bao nhiêu?

Các tỷ số thanh khoản:

- Tỷ số thanh toán hiện thời:

Tỷ số thanh toán hiện thời là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn của công ty Tỷ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản lưư động

Tỷ số thanh toán hiện thời =

- Tỷ số thanh toán nhanh: Tỷ số này cũng là tỷ số đo lường khả năng

thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty Nhưng tỷ số này đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng các loại tài sản có tính thanh khoản cao Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản khác nên giá trị của nó không đựơc tính vào tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh khoản nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh =

Các tỷ số hiệu quả hoạt động:

- Tỷ số vòng quay hàng tồn kho:

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho được tính bởi công thức sau:

Hàng tồn kho bình quân =

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Tài sản lưu động Các khoản nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho

Các khoản nợ ngắn hạn

Hàng tồn kho đầu năm + hàng tồn kho cuối năm

2

Trang 12

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 19 SVTH:Dương Văn Phụng

- Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của một công ty Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu

Tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công

ty Tỷ số này được tính bởi công thức sau:

Trang 13

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 20 SVTH:Dương Văn Phụng

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu của một công ty

Tỷ số này được tính như sau:

Các tỷ số khả năng sinh lợi:

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh

thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu được xác định như sau:

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản:

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lợi của tài sản Tỷ số này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản được tính bởi công thức sau:

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất này nói lên một đồng vốn chủ sở hữu của tổ chức tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Trên cơ bản, tỷ số này càng cao càng tốt và ngược lại Tỷ

số này được xác định bởi công thức:

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân

Trang 14

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 21 SVTH:Dương Văn Phụng

Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng cung ứng và các bộ phận có liên quan tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang, các báo cáo, tạp chí và từ website: www.dhgpharma.com.vn

2.2.2 Phương pháp phân tích:

Dùng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước những biến động của môi trường kinh doanh Sử dụng phương pháp so sánh đánh giá tình hình biến động chung của doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm gần đây

Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của công ty

2.2.2.1 Điều kiện so sánh được

Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải đồng nhất, nghĩa là các số liệu đem phân tích phải được xác định ở cùng một thời điểm, cùng một đơn vị tính thống nhất trên những đối tượng cụ thể

Trang 15

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 22 SVTH:Dương Văn Phụng

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY

3.1.1 Giới thiệu chung:

Tên Công ty : Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Tên Tiếng Anh : Hau Giang Pharmaceutical Joint Stock Company Biểu tuợng của Công ty :

Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng)

Ngành, nghề kinh doanh chính của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là : Sản xuất kinh doanh dược; Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế; Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế; Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến; In bao bì ; Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ; Gia công, lắp đặt,

Trang 16

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 23 SVTH:Dương Văn Phụng

sửa, sửa chữa điện, điện lạnh; Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất tự chế tạo tại Công ty; Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa

Tầm nhìn

"Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn"

Sứ mạng

"Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao

thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn"

Vị thế của Dược Hậu Giang trên thị trường dược phẩm Việt Nam (Theo IMS)

- Đứng thứ 7 trong thị trường Dược Phẩm Việt Nam

- Dược Hậu Giang đứng đầu trong thị trường Generics

Hệ thống giá trị cốt lõi

Gồm 7 giá trị cốt lõi tạo nên niềm tin và niềm tự hào cho công ty:

1 Lấy chất lượng, an toàn, hiệu quả làm cam kết cao nhất

2 Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển

3 Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động

4 Lấy bản sắc Dược Hậu Giang làm niềm tự hào Công ty

5 Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài

6.Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh

7.Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động

 Một số hình ảnh về sản phẩm tiêu biểu của công ty

Trang 17

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 24 SVTH:Dương Văn Phụng

Trang 18

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 25 SVTH:Dương Văn Phụng

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

 Lịch sử hình thành

Tiền thân của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, thuộc Sở Y Tế khu Tây Nam Bộ

Từ năm 1975 - 1976: Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc Ty Y Tế Tỉnh Hậu Giang

Từ năm 1976 - 1979: Theo Quyết định 15/CP của Chính phủ, Công ty Dược thuộc Ty Y Tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Công ty Dược Phẩm và Công ty Dược Liệu Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợp nhất thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang

Năm 1992: Sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND Tp.Cần Thơ) ra Quyết định số 963/QĐ-UBT thành lập doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang, là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Y Tế Cần Thơ

Ngày 02/09/2004: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/8/2004 của UBND Tp Cần Thơ về việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang Tp.Cần Thơ thành công ty cổ phần hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80.000.000.000 đồng

Quá trình phát triển

Từ năm 1988, khi nền kinh tế cả nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công

ty vẫn còn hoạt động trong những điều kiện khó khăn: máy móc thiết bị lạc hậu, công suất thấp, sản xuất không ổn định, áp lực giải quyết việc làm gay gắt, Tổng vốn kinh doanh năm 1988 là 895 triệu dồng, Công ty chưa có khả năng tích lũy, tái sản xuất mở rộng Doanh số bán hàng năm 1988 đạt 12.339 triệu đồng,

Trang 19

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 26 SVTH:Dương Văn Phụng

trong đó giá trị sản phẩm do Công ty sản xuất chỉ đạt 3.181 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 25,8% trong tổng doanh thu)

Trước tình hình này, Ban lãnh đạo Dược Hậu Giang đã thay đổi chiến lược:

“giữ vững hệ thống phân phối, đầu tư phát triển mạnh cho sản xuất, mở rộng thị trường, tăng thị phần, lấy thương hiệu và năng lực sản xuất làm nền tảng”

Kết quả của việc định hướng lại chiến lược kinh doanh đó là nhiều năm liên tiếp công ty đạt mục tiêu tăng trưởng cao, phát triển sản phẩm, tăng thị phần, tăng khách hàng, năng cao thu nhập người lao động, đóng góp ngày càng cao vào ngân sách Nhà nươc

Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, hiện nay, Dược Hậu Giang được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong 10 năm liền (từ năm 1997 - 2006), đứng vào 100 thương hiệu mạnh Việt Nam do Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức Hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 Nhà máy đạt các tiêu chuẩn: GMP - GLP - GSP Phòng Kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 Đây là những yếu tố cần thiết giúp Dược Hậu Giang vững bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tế khu vực va thế giới

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty:

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty hiện gồm Trụ sở chính tại Tp Cần Thơ, 06 xưởng sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn GMP, ISO 9001 : 2000 và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh

Hệ thống bán hàng được chia thành 06 khu vực quản lý gồm: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông, Thành phố Hồ Chí Minh, Mekong 1 và Mekong 2 với sự điều phối của 06 Giám đốc bán hàng khu vực Bên cạnh đó, Công ty còn có các trung tâm phân phối dược phẩm liên kết với các công ty dược địa phương đặt tại các tỉnh thành, được đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại với qui mô lớn tạo nên

hệ thống cung ứng thuốc kịp thời, đầy đủ theo nhu cầu của thị trường Dược Hậu Giang còn phát triển mạnh cả hệ thống phân phối lẻ tại các bệnh viện, kết hợp với việc điều trị của các bác sĩ nhằm phát huy tối đa việc đưa thuốc và hướng dẫn

sử dụng thuốc trực tiếp đến người bệnh

Hiện tại, Công ty CP Dược Hậu Giang đã thành lập 8 Công ty con bao gồm:

Trang 20

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 27 SVTH:Dương Văn Phụng

-Công ty TNHH một thành viên Thực phẩm Chức năng và Mỹ phẩm DHG FSB (DHG FSB)

- Công ty TNHH một thành viên DT Pharma (DT Pharma)

- Công ty TNHH Một Thành Viên In -Bao Bì DHG

- Công ty TNHH Một Thành Viên Dược Phẩm ST (ST Pharma)

- Công ty TNHH Một thành viên Dược Phẩm CM (CM Pharma)

- Công ty cổ phần Dược Sông Hậu (SH PHARMA)

- Công ty TNHH Một Thành Viên Dược Phẩm HT (HT Pharma)

- Công ty TNHH Một Thành Viên Dược liệu DHG (DHG NATURE)

- Công ty TNHH Một Thành Viên Du Lịch DHG (DHG TRAVEL)

DHG PHARMA tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được phân chia theo sơ đồ cơ cấu

tổ chức và quản lý sau:

 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội dồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền

Hội đồng quản trị:

Hội dồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản Iý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa 2 kỳ Đại hội Hiện tại Hội dồng quản trị Công ty có 11 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 05 năm

Ban kiểm soát

Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty Hiện tại Ban Kiểm soát Công ty gồm 05 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 05 năm

Ban tổng giám đốc

Ban Tổng Giám đốc do Hội dồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công

ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng

cổ đông thông qua Các thanh viên Ban Tổng Giám đốc có nhiệm kỳ là 05 năm

Trang 21

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 28 SVTH:Dương Văn Phụng

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC BÁN HÀNG

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

GIÁM ĐỐC

KỸ THUẬT

P Cung ứng

P Cơ điện

Xưởng Non - Betalactam Xưởng Betalactam Xưởng Thuốc nước

Xưởng Viên nang mềm

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH

P Quản trị Tài chính

Phòng Marketing

P Nghiên cứu & PT

P Nhân sự

P Hành chánh

P Bán hàng

Tổng kho

Hệ thống bán hàng

TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

SƠ ĐỒ 3.1

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CP

DƯỢC HẬU GIANG

 Các giám đốc chức năng

Trang 22

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 29 SVTH:Dương Văn Phụng

Công ty có 07 Giám đốc chức năng chịu trách nhiệm điều hành và triển khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực cho Ban Tổng Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Công ty và cổ đông

 Các phòng chức năng và xưởng sản xuất

Công ty hiện có 11 phòng chức năng (theo sơ đồ tổ chức, quản Iý) 4 xưởng sản xuất và 2 công ty con:

Phòng quản lý chất lượng: kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa sản

xuất ra theo đúng những tiêu chuẩn đã đạt được như GMP, ISO sản phẩm được sản xuất ra phải tuân theo những quy định cần thiết, đúng quy cách

Phòng quản lý sản xuất: lập kế hoạch sản xuất để cung ứng mua hàng

và các phân xưởng thực hiện sản xuất, quản lý vật tư, nguyên liệu của các phân xưởng sản xuất, từ đó điều tiết vật tư, nguyên liệu sao phù hợp với tình hình chung của các xưởng

Phòng kiểm nghiệm: kiểm tra các nguyên liệu đầu vào, các sản phẩm

được sản xuất ra phải đảm bảo phù hợp với những tiêu chuẩn về y dược

Phòng nghiên cứu và phát triển: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, cải

tiến sản phẩm có chất lượng cao hơn, phù hợp với những quy chế cũng như nhu cầu của khách hàng, bên cạnh đó nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới theo nhu cầu thị trường

Phòng cơ điện: bảo trì, kiểm tra máy móc, đảm bảo hiệu quả hoạt động

của các thiết bị đồng thời sáng tạo, cải tiến nhằm nâng cao năng suất

Phòng cung ứng: tìm kiếm đơn đặt hàng và thực hiện hoạt động thu

mua, nhập khẩu các nguồn nguyên liệu để cung ứng cho việc sản xuất sản phẩm, làm thủ tục hải quan cho các nguyên liệu nhập từ nước ngoài và thành phẩm từ Công Ty xuất đi nước khác

Phòng quản trị tài chính: hạch toán, theo dõi các khoản thu chi, các sổ

sách, chứng từ, phản ánh và báo cáo tình hình vốn và tài sản của đơn vị, mở L/C (thư tín dụng), thực hiện chi trả theo các hợp đồng ngoại thương, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế hoạch theo quy định

Trang 23

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 30 SVTH:Dương Văn Phụng

Phòng Marketing: có nhiệm vụ là nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu

cầu trên thị trường thông qua các đợt khảo sát, thăm dò ý kiến của khách hàng và

tổ chức các hoạt động tiếp thị, chiêu thị như quảng cáo, khuyến mại…đồng thời đưa ra những nhận định về thị trường giúp cho việc hoạch định các kế hoạch, chiến lược của công ty

Phòng bán hàng: nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động bán hàng:

doanh thu, tình hình, trình độ của lực lượng lao động, số lượng lao động của công

ty …đồng thời tổ chức huấn luyện, đào tạo và mở rộng các cuộc thi nhằm nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên

Phòng hành chánh: quản lý công văn đi và đến, đóng dấu các văn bản,

nhận và gửi thư, bưu phẩm và Fax

Tổng kho: có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản bao gồm các thành phẩm,

dược liệu, các nguyên phụ liệu bao bì…trong điều kiện thích hợp, bên cạnh đó xem xét, kiểm tra quá trình xuất nhập hàng hóa và sản phẩm vào kho

Xưởng Non Betalactam: sản xuất thuốc viên, cốm, bột thuộc

nhóm Non - Betalactam

Xưởng Betalactam: sản xuất thuốc viên, cốm, bột thuộc nhóm BetaIactam

Xưởng Thuốc nước: sản xuất các sản phẩm thuốc nước, thuốc kem -

mỡ, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, sirô

Xưởng Viên nang mềm: chuyên sản xuất thuốc viên nang mềm

Công ty Bao bì: sản xuất, in ấn bao bì sản phẩm, vật phẩm quảng cáo Công ty Dược Liệu: cung cấp dược liệu, hóa dược, sản xuất các sản

phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên

Các xưởng thực hiện các quyền và trách nhiệm được giao theo yêu cầu chức năng quản lý của Công ty, chịu sự điều hành trực tiếp của các Giám đốc chức năng Các Xưởng sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn GMP, ISO 9001:2000 và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh

Các đơn vị thuộc hệ thống bán hàng trực thuộc công ty

Hệ thống bán hàng của Dược Hậu Giang được quản lý một cách chuyên nghiệp, chặt chẽ do các cán bộ và nhân viên của Dược Hậu Giang đảm trách từ khâu tổ chức, quản lý, bán hàng, ngoại giao, hạch toán, báo cáo theo chiều dọc về

hệ thống mạng máy tính của trụ sở Công ty, đảm bảo nhanh chóng và chính xác

Trang 24

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 31 SVTH:Dương Văn Phụng

Hệ thống bán hàng được chia thành 06 khu vực quản lý gồm: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông, Tp.HCM, Mekong 1 và Mekong 2 với sự điều phối của 06 Giám đốc bán hàng khu vực

3.1.4 Hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối của Công ty trải dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau với các kênh phân phối đa dạng, có thể cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất Đây là điểm mạnh nổi trội của Dược Hậu Giang so với các doanh nghiệp cùng ngành vào thời điểm hiện tại.Dược Hậu Giang là công ty điển hình với mạng lưới phân phối hiệu quả nhất trong ngành, áp dụng thành công mô hình phân phối của tập đoàn lớn Sản phẩm có mặt tại hầu hết các cơ sở khám và chữa bệnh, thị phần chiếm khoảng 13% Dược Hậu Giang là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp sản xuất thuốc tân dược trong nước về doanh thu hàng sản xuất Mạng lưới phân phối của Công ty được xem là mạnh nhất trong ngành dược Việt Nam với hệ thống phân phối sâu và rộng từ Lạng Sơn đến Cà Mau, từ thành thị đến nông thôn, đảm bảo “nơi nào có người dùng thuốc, nơi đó có Dược Hậu Giang” Riêng Tại Cần Thơ, mạng lưới phân bổ 100% y tế xã và 100% y tế ấp; có mặt tại 98% bệnh viện đa khoa trên 64 tỉnh thành Công ty có hệ thống mạng lưới dẫn đầu các doanh nghiệp trong ngành với

cơ cấu tiêu thụ trải đều tất cả các khu vực Đến thời điểm 31/12/2007, hệ thống phân phối trong nước của DHG Pharma có 47 đơn vị bán hàng (17 Chi nhánh,

05 Trung tâm phân phối duợc phẩm, 25 Trung tâm phân phối duợc phẩm liên kết với các Công ty Duợc địa phương) và 18 cửa hàng thuốc tại Bệnh viện, chia thành 06 khu vực, với 640 nhân sự khối bán hàng giao dịch trực tiếp với trên 20.000 khách hàng Bên cạnh đó, hệ thống phân phối còn mở rộng với 08 quầy Healthcare trong hệ thống Siêu Thị Co.opMart; 30 Siêu Thị của 05 hệ thống Siêu Thị nhận và bán sản phẩm Dược Hâu Giang Sản phẩm của Duợc Hâu Giang đã

có mặt tại 64 tỉnh thành trên cả nước, tại 98% cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc, riêng tại Tp.Cần Thơ, mạng lưới phân phối trải rộng đến 100% y tế xã và 100% y tế ấp Công ty cũng đã trúng thầu vào các Bệnh Viện lớn như: Bệnh Viện Nhi Đồng 1, 2 Tp HCM; Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh Viện Nhi Trung Ương, Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện Tai Mũi Họng Tp HCM, Viện Mắt Trung Ương, Bệnh Viện Thống Nhất, Bệnh Viện 115,

Trang 25

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 32 SVTH:Dương Văn Phụng

Qua bảng 4.13 (trang 48), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công

ty, ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng từ 874.992 triệu đồng năm 2006 lên1.292.350 triệu đồng năm 2007, tức tăng 417.358 triệu đồng, tương đương 147,7% so với năm 2006 Sang năm 2008, tổng doanh thu là 1.555.932 triệu đồng tăng lên 263.582 triệu đồng, tương đương tăng 120,4% so với năm 2007

Từ năm 2006 – 2008, tổng doanh thu tăng là do doanh số bán hàng tăng

Tuy tổng doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao Năm 2006, giá vốn hàng bán của công ty là 402.747 triệu đồng, đến năm 2007 là 600.778 triệu đồng tăng 198.031 triệu đồng với tỷ lệ tăng 149,2% so với năm 2006 Đó là do giá nguyên liệu tăng nên giá vốn hàng bán năm 2008 cũng tăng 113.632 triệu đồng, tương đương với 118,9% so với năm

2007 Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, trong đó chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao Năm 2007, chi phí bán hàng tăng 157.371 triệu đồng, tương đương với 150,4%

so với năm 2006 Đến năm 2008 chi phí này tăng nhẹ 48.671 triệu đồng, tương ứng với 110,4% Tuy nhiên thì sự gia tăng này chủ yếu là do công ty mở rộng hệ thống bán hàng

Tốc độ tăng của chi phí cao, nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng cao Năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 40.947 triệu đồng, tương đương với 147,1% so với năm

2006 Đến năm 2008, lợi nhuận tiếp tục tăng 20.897 triệu đồng, tương đương tăng 116,3% so với năm 2007

Trang 27

4.1.2 Phân tích doanh thu theo thành phần:

Căn cứ vào số liệu của 4.13 (trang 48), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta lập bảng 4.1 (trang 22), tình hình doanh thu theo thành phần của công ty qua 3 năm

Qua bảng 4.1, ta thấy tổng doanh thu tăng chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng và đây cũng là doanh thu chủ yếu của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu Cụ thể trong năm 2006, mức doanh thu này đạt 873.072 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,8% trong tổng doanh thu của công ty, và mức doanh thu này tăng lên trong năm 2007 lên đến 1.285.210 triệu đồng chiếm

tỷ trọng 99,4 % trong tổng doanh thu của công ty, tăng 412.138 triệu đồng và tăng 147,2% so với năm 2006 Đến năm 2008 chỉ tiêu này tăng nhẹ, đạt 1.528.207 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98,2% trong tổng doanh thu của công ty nhưng chỉ tăng 118,9%, tương ứng tăng 242.997 triệu đồng so với năm 2007 Nguyên nhân chủ yếu làm doanh thu từ hoạt động bán hàng năm 2008 tăng nhẹ

là do doanh số bán hàng năm 2008 thấp hơn năm 2007, do công ty đẩy mạnh bán hàng các nhóm sản phẩm mới như: nhóm sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, thực phẩm chức năng…

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh thu của công ty Cụ thể năm 2006, doanh thu từ hoạt động tài chính là 514 triệu đồng, sang năm 2007 tăng lên 5.789 triệu đồng hay tăng 5.275 triệu đồng tương đương tăng 1126,3% so với năm 2006, nhưng chỉ chiếm từ 0,1-0,2% tỷ trọng trong tổng doanh thu của công ty; năm 2008 chỉ tiêu này là 21.971 triệu đồng tăng 16.182 triệu đồng tương đương tăng 379,5%

so với năm 2007, nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 1,4% trong tổng doanh thu của công ty Doanh thu khác có sự biến động tăng giảm và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh thu của công ty, giảm trong năm 2007 (đạt 1.351 triệu đồng giảm 55 triệu đồng so với năm 2006) nhưng lại tăng trong năm 2008, tăng 4.403 triệu đồng tương ứng tăng 425,9% so với năm 2007

Trang 29

BẢNG 4.1: PHÂN TÍCH DOANH THU THEO THÀNH PHẦN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tuyệtđối Tương đối% Tuyệt đối Tương đối%

1.Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ

873.072 99,8 1.285.21

0 99,4 1.528.207 98,2 412.138 147,2 242.997 118,9

2.Doanh thu từ hoạt động

Trang 31

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 38 SVTH:Dương Văn Phụng

Tóm lại, tổng doanh thu của công ty trong cả ba năm thì doanh thu từ hoạt động bán hàng chiếm phần lớn, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm tỉ trọng thấp Nguyên nhân là do công ty đẩy mạnh bán hàng và đầu

tư vào cổ phiếu và trái phiếu có lãi tăng đều qua các năm, lãi tiền gửi ngân hàng tăng đều qua từng năm.Tổng doanh thu của công ty luôn tăng mạnh, được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1: Tổng doanh thu của công ty qua 3 năm

874.992

1.292.350

1.555.932

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000

Triệu đồng

Năm

4.1.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu:

BẢNG 4.2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DOANH THU

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Nghị quyết Đại Hội Đồng Cổ Đông năm 2006,2007 của công ty cổ phần

Dược Hậu Giang)

Chỉ

tiêu

lệch TH/KH

Năm 2007

Chênh lệch TH/KH

Năm 2008

Chênh lệch TH/KH

Trang 32

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 39 SVTH:Dương Văn Phụng

1.100.000

Nhìn chung doanh thu của công ty trong 3 năm thực hiện đều tốt và đạt mức

kế hoạch đề ra Đây là kết quả khả quan cho thấy công ty đang có chiều hướng phát triển tốt

Cụ thể qua bảng số liệu ta thấy, tổng doanh thu của công ty trong năm 2006 tăng so với kế hoạch đặt ra là 6.800 triệu đồng

Phần trăm hoàn thành kế hoạch:

Như vậy trong năm 2006 doanh thu của công ty đạt mức kế hoạch 107,8% tức công ty đã vượt mức 7,8% kế hoạch đề ra Năm 2007, tổng doanh thu của công ty là 1.292.350 triệu đồng đã hoàn thành kế hoạch và vượt mức 192.350 triệu đồng so với kế hoạch đặt ra

Phần trăm hoàn thành kế hoạch:

874.992

868.192

1.292.350

1.555.932 1.450.000

Trang 33

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 40 SVTH:Dương Văn Phụng

đạt được trong những năm tiếp theo thì công ty cần có những biệp pháp tăng doanh thu phù hợp, bên cạnh việc tăng cường sự đoàn kết, nhất trí và quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên vì mục tiêu phát triển chung của công ty

4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

4.2.1 Phân tích chi phí sản xuất của công ty qua 3 năm:

Phân tích chi phí sản xuất của công ty là đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí sản xuất kỳ này so với kỳ khác, xác định mức độ tiết kiệm hay bội chi chi phí nhằm kiểm soát và nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Qua bảng 4.4 (trang 30), ta thấy tình hình tổng chi phí sản xuất của công ty tăng lên đáng kể Cụ thể năm 2006 tổng chi phí sản xuất là 714.551 triệu đồng đến năm 2007 mức chi phí này tăng lên đến 1.118.878 triệu đồng tương ứng tăng 404.3287 triệu đồng, tăng 156,6% so với năm 2006 Đến năm 2008 tổng chi phí sản xuất là 1.260.047 triệu đồng tăng 141.169 triệu đồng tăng 112,6% so với năm

2007 Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí nguyên liệu vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng mạnh và các chỉ tiêu còn lại,cụ thể:

+ Chi phí nguyên liệu vật liệu năm 2007 là 457.622 triệu đồng tăng 178.225 triệu đồng tương ứng tăng 163,8% so với năm 2006 Nguyên nhân là do trong năm 2007 giá nguyên liệu có sự biến động mạnh nên công ty đã lập dự trù mua nguyên liệu tăng nhằm giảm bớt ảnh hưởng của giá nguyên liệu và làm giảm chi phí mua nguyên liệu Đến năm 2008 là 515.807 triệu đồng tăng 58.185 triệu đồng tương ứng tăng 112,7% so với năm 2007 Xét về tốc độ tăng trưởng thì tốc độ tăng trưởng chi phí nguyên liệu năm 2008 tăng nhẹ so với năm 2007 Nguyên nhân là do trong năm 2008 giá nguyên liệu ổn định hơn năm 2007 Về tỷ trọng, chi phí nguyên liệu, vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất so với các chi tiêu còn lai

Cụ thể, năm 2006 chiếm tỷ trọng 39,1% đến năm 2007 và 2008 chiếm 40,9%

Trang 34

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 41 SVTH:Dương Văn Phụng

Như vậy, chi phí sản xuất của công ty chịu tác động lớn của chi phí nguyên liệu, vật liệu

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài có sự biến động tăng giảm qua từng năm, cụ thể năm 2006 là 227.445 triệu đồng đến năm 2007 tăng 143.047 triệu đồng tương ứng tăng 162,9% so với năm 2006 Nhưng đến năm 2008 là 356.307 triệu đồng giảm 14.185 triệu đồng tương ứng giảm 3.8% so với năm 2007 Nguyên nhân là

do trong năm 2008 công ty đã thành lập công ty Dược Liệu cung cấp nguyên liệu cho công ty giúp công ty ổn định được nguồn nguyên liệu Xét về tỷ trọng thì chi phí dịch vụ mua ngoài đứng thứ hai sau chỉ tiêu nguyên liệu, cụ thể năm 2006 chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng 31,8% đến năm 2007 (33,1%) tăng 1,3% so với năm

2006 Nhưng đến năm 2008 là 28,3% giảm 4,8% so với năm 2007 Như vậy cho

ta thấy hiệu quả hoạt động của công ty Dược Liệu của công ty Dược Hậu Giang

đã hoạt động hiệu quả vì đã giảm tỷ trọng chi phí dịch vụ mua ngoài trong năm 2008 + Chi phí nhân công tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước cụ thể: năm 2007 tăng 40.297 triệu đồng tương ứng tăng 130,4% so với năm 2006; năm 2008 tăng 55.310 triệu đồng tương ứng tăng 132% so với năm 2007 Như vậy chi phí nhân công làm gia tăng chi phí cho công ty nhưng đây là bằng chứng cho thấy đời sống của nhân viên được cải thiện hơn Xét về tỷ trọng thì chi phí nhân công là nhân tố thứ ba làm tăng chi phí sản xuất của công ty Nhưng chỉ tiêu này ít tác động đến chi phí sản xuất của công ty vì chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng ổn định khoảng 19% trong tổng chi phí sản xuất của công ty

+ Ngoài các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí khác chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng tăng đều Chi phí khấu hao tài sản tăng

từ 13.170 triệu đồng trong năm 2006 lên 23.856 triệu đồng trong năm 2007, tăng 181,1% so với năm 2006 Nhưng đến năm 2008 chỉ tiêu này tăng nhẹ 4.253 triệu đồng tương ứng tăng 117,8% so với năm 2007 Chi phí khác năm 2007 tăng 32.072 triệu đồng tương đương tăng 151,6% so với năm 2006 Năm 2008 tăng nhẹ 37.606 triệu đồng tăng 139,9% so với năm 2007 Nguyên nhân là do giá trị tài sản thanh lý nhượng bán tăng

Tóm lại, tình hình biến động chung của chi phí sản xuất từ năm 2006-2008

có sự biến động tăng Nguyên nhân tăng chi phí sản xuất chủ yếu là chi phí nguyên liệu, vật liệu và chi phí dịch vụ mua ngoài Nhằm gia tăng lợi nhuận cho

Trang 35

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 42 SVTH:Dương Văn Phụng

công ty trong những năm tiếp theo, công ty cần phải có các biện pháp tối thiểu chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí nguyên liệu nhưng phải đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm Các chỉ tiêu chi phí sản xuất của công ty được thể hiện qua biểu

đồ cơ cấu tỷ trọng của chi phí sản xuất sau:

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu tỷ trọng của chi phí sản xuất qua 3 năm

8,7

1,8 18,5

31,8 39,1

8,4

2,1 15,4

33,1 40,9

10,5

2,2

18,1 28,3 40,9

Qua biểu đồ ta thấy, chi phí nguyên liệu, vật liệu và chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất của công ty Như vậy công ty cần kiểm soát hai chỉ tiêu này nhằm gia tăng lợi nhuận Xét về tốc độ tăng trưởng của chi phí nguyên liệu, vật liệu năm 2008 (112,7%) giảm 51,1% so với tốc độ tăng trưởng năm 2007 Sở dĩ được như vậy là do công ty tổ chức tốt khâu mua nguyên liệu đầu vào và do một phần nguyên liệu được cung cấp từ công ty Dược Liệu của công ty Dược Hậu Giang nên đã làm giảm chi phí trong năm 2008

Khâu mua nguyên liệu do phòng cung ứng chịu trách nhiệm và được tổ chức theo một trình tự nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cung cấp nguyên liệu cho công ty Mua nguyên liệu được tổ chức như sau:

Trang 36

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dược Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 43 SVTH:Dương Văn Phụng

a.Lựa chọn nhà cung ứng

Việc lựa chọn nhà cung ứng là một trong những tiêu chí góp phần tạo nên

sự ổn định về chất lượng cho sản phẩm Phòng Cung ứng của Dược Hậu Giang

có chức năng chọn mua và cung cấp đầy đủ, kịp thời nguyên liệu, bao bì phù hợp tiêu chuẩn chất lượng với giá cả hợp lý cho sản xuất và cho nghiên cứu

Ngoài ra, để đảm bảo cung ứng bao bì kịp thời, đúng yêu cầu cho các loại sản phẩm của Công ty với kỹ thuật và chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá thành thấp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, Dược Hậu Giang đã

tổ chức xây dựng Xưởng Bao bì cho riêng mình Xưởng Bao bì của Công ty được đầu tư với quy mô lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty mà còn

in gia công cho khách hàng bên ngoài, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty Lợi nhuận từ in gia công trung bình mỗi năm trên 430 triệu đồng

 Tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng của Dược Hậu Giang:

+ Chất lượng hàng hóa và các tiêu chuẩn về chất lượng của nhà cung cấp + Có tư cách pháp nhân, điều kiện sản xuất kinh doanh, có địa chỉ đăng ký rõ ràng + Giá cả phù hợp, phương thức thanh toán hợp lý

+ Các dịch vụ hậu mãi kèm theo tốt

+ Chủng loại hàng cung cấp đa dạng

b Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào

Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thuốc của Dược Hậu Giang chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn GMP, ISO và có uy tín trên thế giới như: Mallinckrodt INC (Mỹ), ACS Dobfar (Italia), Antibioticos SA (Tây Ban Nha), Moehs Catalana SA (Tây Ban Nha), và các nhà cung cấp nổi tiếng khác ở các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc Hiện nay, Dược Hậu Giang là đối tác tiêu thụ Paracetamol lớn nhất tại Việt Nam của Công ty Mallinckrodt INC - nhà cung ứng Paracetamol của Mỹ lớn nhất thế giới

c Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu của Công ty được nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn và có

uy tín trên thế giới Do vậy, nhìn chung nguồn nguyên liệu của Công ty trong những năm qua khá ổn định

Mặt khác, với sức mua và khối lượng nhập khẩu lớn, thanh toán đúng hạn, Dược Hậu Giang đã tạo được uy tín tốt đối với các đối tác cung ứng Vì thế,

Trang 37

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 44 SVTH:Dương Văn Phụng

Công ty luôn nhận được sự đảm bảo từ phía các nhà cung ứng về nguồn nguyên vật liệu, đồng thời được hưởng nhiều ưu đãi về giá hơn so với các đơn vị nhập khẩu nhỏ, lẻ có sức mua không ổn định

d Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu đến doanh thu và lợi nhuận

Nguyên vật liệu mà chủ yếu là dược chất dùng để sản xuất các sản phẩm dược của Công ty chiếm tỷ trọng từ 40% - 60% trong cơ cấu giá vốn, vì vậy, sự biến động giá nguyên vật liệu tất yếu sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Thời gian qua, giá cả nguyên liệu chính, tá dược có xu hướng gia tăng do sự bất ổn về chính trị , thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra trên thế giới Mặt khác, việc tăng cường nguồn dự trữ nguyên liệu dược của các nước và sự đầu cơ tích trữ của các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới cũng làm giá nguyên liệu tăng cao Để giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến động giá cả nguyên vật liệu đến hiệu quả kinh doanh, Công ty đã chủ động thương lượng với nhà cung ứng về giá hoặc ký hợp đồng cung ứng với thời gian ấn định trước hoặc cho cả năm để hạn chế tối đa sự biến động giá

BẢNG 4.3: NGUỒN CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU, HOẠT CHẤT

CHÍNH

Nguyên liệu, hoạt chất Nhà sản xuất Nước sản xuất

Alimemazine tartrate Pcas Site De Seloc Pháp

Amoxycillin trihydrate Antibiotic SA Tây Ban Nha

Codein (base, phosphate) Sanofi Chimie Pháp

(Nguồn: Dược Hậu Giang)

Trang 39

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 46 SVTH:Dương Văn Phụng

BẢNG 4.4: CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (Đvt: triệu đồng)

Chi phí nguyên liệu, vật

liệu

Chi phí khấu hao tài sản

Ngày đăng: 31/10/2018, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w