trải nghiệm sáng tạo vật lý 8HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOCHỦ ĐỀ: Chế tạo máy sấy nông sảnHọ và tên giáo viên: Tô Văn ThànhLớp thực hiện: 8AI. MỤC TIÊU1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về sự truyền nhiệt, sự bay hơi, vật liệu dẫn nhiệt, vật liệu cách nhiệt.2. Kỹ năng: Giải thích nguyên lí hoạt động và chế tạo máy sấy nông sản dùng năng lượng mặt trời, từ các vật liệu đơn giản, dễ tìm với chi phí thấp.Trình bày được về sản phẩm máy sấy nông sản dùng năng lượng mặt trời.3. Thái độ, tình cảm: Yêu thích nghiên cứu tìm tòi, phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường. Có ý thức trong hoạt động nhóm, rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì. 4. Định hướng phát triển năng lực:Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề;Năng lực tư duy;Năng lực hợp tác;Năng lực ngôn ngữ, phát biểu.Để giải quyết các vấn đề đạt ra, học sinh cần vận dụng các kiến thức liên môn:
Trang 1HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ: Chế tạo máy sấy nông sản
Họ và tên giáo viên: Tô Văn Thành
Lớp thực hiện: 8A
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức: Nắm được kiến thức về sự truyền nhiệt, sự bay hơi, vật liệu dẫn nhiệt, vật liệu cách nhiệt.
2 Kỹ năng: Giải thích nguyên lí hoạt động và chế tạo máy sấy nông sản dùng năng lượng mặt trời, từ
các vật liệu đơn giản, dễ tìm với chi phí thấp
-Trình bày được về sản phẩm máy sấy nông sản dùng năng lượng mặt trời
3 Thái độ, tình cảm: Yêu thích nghiên cứu tìm tòi, phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường.
- Có ý thức trong hoạt động nhóm, rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì
4 Định hướng phát triển năng lực:Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề;
- Năng lực tư duy;
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực ngôn ngữ, phát biểu
Để giải quyết các vấn đề đạt ra, học sinh cần vận dụng các kiến thức liên môn:
Vật lý Bay hơi, Dẫn nhiệt, Đối lưu, bức xạ nhiệt
II THỜI GIAN THỰC HIỆN
-Sau khi học xong bài : Đối lưu-Bức xạ nhiệt và báo cáo sau 1 tuần:
Cụ thể phần 1/Tìm kiếm thông tin, 2/Xử lí thông tin, 3/Lựa chọn mô hình bố cục sản phẩm kết hợp vào cuối bài Đối lưu-Bức xạ nhiệt phần 4,5,6,7 học sinh hoạt động ở nhà Phần 8 báo cáo sau 1 tuần sau bài đối lưu – Bức xạ nhiệt
III CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên
2 Học sinh
IV PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Dạy học theo dự án
Quan sát, đàm thoại…
V TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Gv: chia nhóm 6 -8 hs
1 Tìm kiếm thông tin:
Gv: giao nhiệm vụ
- Đọc các bài từ bài 23/ sgk vật lí lớp 8 Điền
thông tin vào phiếu thu thập thông tin (do gv phát cho hs)
- Gv chiếu các hình ảnh, video liên quan đến máy
sấy nông sản…yêu cầu hs quan sát để biết cách tìm kiếm và lưu trữ thông tin
Gv: theo dõi, chỉnh sửa hướng dẫn kịp thời cho hs
2 Xử lí thông tin:
Gv: giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Hs phải nêu được hai bộ phận chính của máy
Hs : nhóm nhận nhiệm vụ Phân chia nhiệm vụ và hoàn thành phiếu thông tin Hs: quan sát ghi nhớ cách tra cứu thông tin, nội dung
và cách lưu trữ
Trang 2sấy là bộ phận gia nhiệt và buồng sấy.
- Chỉ rõ nguyên lí hoạt động của chúng?
Gv: theo dõi, quan sát hỗ trợ học sinh
Gv: treo bài của 2 nhóm- yêu cầu các nhóm nhận
xét, chỉnh sửa và bổ sung cho cả 2 nhiệm vụ
3 Lựa chọn mô hình bố cục sản phẩm:
Gv: giao nhiệm vụ cho hs và hướng dẫn hs giao
nhiệm vụ cho bạn:
Yc mỗi hs cần có bản vẽ mô hình máy sấy của cá
nhân
Nhóm cần căn cứ kết quả của từng cá nhân để thảo
luận đưa ra bản vẽ chi tiết về sản phẩm của nhóm
Hs cần chỉ ra điểm sáng tạo trong thiết kế của nóm
mình
( Gv:- giao nhiệm vụ về nhà cho hs và sự chuẩn bị tiết
sau)
Lựa chọn vật liệu cần thiết để chế tạo sản phẩm
Chế tạo và vận hành thử nghiệm
Hs: nhận và thực hiện nhiệm vụ
Hs: nhận xét bài của nhóm trên
Hs: nhận và giao nhiệm vụ cho bạn
-Bạn làm thư kí, bạn vẽ, bạn chọn nguyên liệu,
=> thống nhất mô hình của nhóm của nhóm
Hs: góp ý cho nhóm bạn
Học sinh hoạt động ở nhà:
Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm kiếm vật liệu
Phân công nhiệm vụ: -Đóng buồng sấy -Tạo bộ thu nhiệt
-Làm các khay sấy -lắp ráp
Chuẩn bị nông sản sấy thử cân khối lượng trước khi sấy và sau khi sấy
so sánh với khi phơi trực tiếp
Thảo luận để đưa ra các biện pháp cải tiến sản phẩm
Trang 3Ngày soạn :05/04/2018 Tiết 30 Ngày dạy :12/04/2018
BÁO CÁO CHỦ ĐỀ MÁY SẤY NÔNG SẢN I/ MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Hs chế tạo được máy sấy nông sản phù hợp;
- Hs vẽ được mô hình thiết kế máy sấy nông sản.
2 Kỹ năng:
- Học sinh biết cách phối hợp và làm việc theo nhóm, biết cách tìm kiếm thông tin,
biết cách hoàn thiện sản phẩm và thực hành với sản phẩm;
- Hs biết cách trình bày một bản báo cáo.
3 Thái độ
- Có ý thức hoạt động nhóm; rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học.
4 Định hướng năng lực
- Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề;
- Năng lực tư duy;
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực ngôn ngữ, phát biểu.
II/ THỜI GIAN
- Sau khi học xong bài 23 gv giao nhiệm vụ cho hs
- Về nhà hs thực hiện tìm kiếm, xử lí thông tin trình bày ý tưởng;
- Chế tạo máy sấy nông sản, thử nghiệm
- Tiết 30: báo cáo trải nghiệm và đánh giá.
III/ CHUẨN BỊ
- Sgk vật lí 8, vật lí 6;
- Thước kẻ, bút, kéo, sổ ghi chép, giấy A4, keo dán, giấy, nhựa,…
- Máy tính xách tay.
IV/ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊA ĐIỂM
- Làm việc theo nhóm 6 bạn ( tùy theo hs để phân chia phù hợp)
Trang 4- Tổ chức trong lớp học
V/ THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1 Ổn định tổ chức: 1’
- Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của tiết học và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: 41’
8 Báo cáo sản phẩm
1/ Báo cáo
Gv: yêu cầu các nhóm báo cáo về sản phẩm máy sấy
nông sản sử dụng năng lượng mặt trời, vật liệu
Gv: lắng nghe và theo dõi ý kiến của hs
Gv?:
?Nêu nguyên lí hoạt động, nhiệt lượng được mặt
trời truyền đến máy sấy bằng hình thức nào?
?Làm sao nông sản được sấy khô?
?Không khí nóng, hơi nước trong nông sản di
chuyển như thế nào?
?Nêu những chi tiết có tính sáng tạo trong sản phẩm
của nhóm?
?Trình bày quá trình thực hiện sản phẩm?
?Qua việc thực hiện sản phẩm các em rút ra được
những kinh nghiệm gì?
?Trình bày cách phân công nhiệm vụ cho các cá
nhân trong nhóm mình? Ai làm gì? Làm như thế
nào?
2/ Đánh giá sản phẩm và hoạt động
Gv: đưa ra tiêu chí đánh giá:
*Về sản phẩm:
- Tổ chức cho các hs đánh giá và báo cáo sản phẩm để
cho các nhóm thảo luận, phản biện lẫn nhau
- ?Bộ phận nào phản xạ ánh sáng, hấp thị nhiệt, truyền
nhiệt và cách nhiệt
Hs: từng nhóm báo cáo Hs: sau mỗi nhóm báo cáo học sinh trong lớp thảo luận đóng góp ý kiến và bảo vệ kết quả của nhóm mình
Hs:Hs: đại diện các nhóm được yêu cầu trả lời câu hỏi của gv
Hs:- cá nhân tự đánh giá trong nhóm
Hs: lắng nghe sự đánh giá của gv, phản hồi (nếu có ý
Trang 5Đánh giá sản phẩm về cấu trúc, bộ phận sấy, đối lưu,
vật liệu, thiết kế, kiểu dáng và hiệu quả của máy sấy
Thiết bị sử dụng những vật liệu đơn giản, chi phí thấp
Thiết bị hoạt động được, rút ngắn được thời gian phơi
sấy, có tính cơ động
*Hoạt động
Các thành viên được trải nghiệm trong vai trò sáng chế,
đề xuất các dụng cụ cần thiết, thiết kế phương án chế
tạo sản phẩm biết đưa ra các lí lẽ bảo vệ ý kiến trước
các phản biện
- Phân chia nhiệm vụ
- Tích cực tham gia và đưa ra ý tưởng
- Thống nhất và cùng tham gia đo sân trường
Gv: giao nhiệm vụ:
-hoàn thành bản hs tự đánh giá trong nhóm
Gv: đánh giá nhóm nào đạt hay không đạt dựa vào tiêu
chí và câu hỏi ở phần báo cáo để phân tích cho hs thấy
rõ kết quả của nhóm
kiến), ghi nhận kết quả của nhóm và bản thân
9 Giáo viên nhận xét đánh giá chung:
- Về số lượng sản phẩm:
- Về chất lượng sản phẩm:
- Về công tác tổ chức:
- Về thái độ, tinh thần làm việc của các nhóm:
- Tuyên dương các nhóm làm việc tốt:
- Phê bình các nhóm làm việc chưa nghiêm túc
10 Dặn dò.
Giáo viên dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài
VI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA HỌC SINH
VII RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên
(Họ tên, chữ ký)