LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế đã đạt đến trình độ cao của kinh tế hàng hoá, ngân hàng đóng vai trò quan trọng, nó là hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế chỉ có thể cất cánh, phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Ngân hàng và nền kinh tế có mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau. Vì vậy, hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiểu quả sẽ đảm bảo cho nền kinh tế vận hành một cách trơn tru, phát triển. Trong đó, đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng luôn là mục tiêu cốt lõi của bất cứ một ngân hàng nào. Vì thế, quản lý rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước, chính phủ và nhu cầu tự thân của các ngân hàng. Tại Việt Nam rủi ro tín dụng chiếm khoảng 70-80% trong các loại hình rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt. Hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng chưa tốt, chất lượng tín dụng chưa cao thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn còn cao. Tuy nợ xấu đã khuynh hướng giảm từ 17% từ năm 2012 đến khoảng 6% tại thời điểm hiện tại nhưng khuynh hướng giảm chưa vững chắc, chủ yếu vẫn do VAMC mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Vì vậy, nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng đang là vấn đề quan trọng của các ngân hàng Việt nam hiện nay. Bên cạnh đó trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng trong nằm trong xu thế chung đó. Để hội nhập thành công với các ngân hàng thuộc các nền kinh tế trên thế giới, hệ thống ngân hàng Việt nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, lành mạnh hóa các hoạt động của ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Một trong các nội dung của hội nhập là tiến tới thực hiện các hiệp ước quốc tế, trong đó các cam kết về quản lý rủi ro tín dụng. Trong các tiêu chuẩn quốc tế, Hiệp ước Basel của ủy ban Basel với những chuẩn mực, nguyên tắc thiết yếu trong quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Thời gian gần đây, Basel II được nhắc đến thường xuyên trong giới ngân hàng và chắc chắn sẽ tiếp tục là chủ để nóng trong thời gian tới, khi càng đến gần thời hạn phải triển khai tại 10 ngân hàng đầu tiên vào cuối năm 2015. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nằm trong các ngân hàng đầu tiên được lựa chọn áp dụng quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của Basel II, và ngân hàng đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II. Song bên cạnh đó, còn rất nhiều vấn đề cần hoàn thiện của ngân hàng để từng bước đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II, tăng cường an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dựa vào tính cấp thiết của đề tài, với thực tế yêu cầu năng lực quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II, cùng với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực quản trị rủi ro của ngân hàng, “Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng” được chọn để nghiên cứu và từ đó đề xuất ra các giải pháp kiến nghị với ban lãnh đạo ngân hàng. 2.Mục tiêu nghiên cứu -Mục tiêu của nghiên cứu nhằm: +Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II +Giới thiệu sơ lược về các quy định của Basel II về quản lý rủi ro tín dụng +Làm rõ sự cần thiết áp dụng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. +Phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, các vấn đề cần khắc phục trong công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng +Đưa ra một số kiến nghị về quản lý rủi to tín dụng theo Basel II. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II -Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng từ năm 2012 đến tháng 6/2015. 4.Phương pháp nghiên cứu Sử dụng số liệu tại các báo cáo về tài chính, báo cáo thường niên, các tài liệu nội bộ, các phân tích đánh giá của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 6/2015. Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, các ý kiến nhận định của các cán bộ tín dụng, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hạn chế và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II. 5.Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương mại Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng từ năm 2012 đến tháng 6/2015 Chương 3: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Trang 1
TRỊNH THỊ THẮM
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS ĐÀM HỒNG PHƯƠNG
Hà Nội - 2015
Trang 2Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng” là công trình nghiên cứu của
riêng một mình tôi
Cơ sở lý luận tham khảo ở các tài liệu được nêu ở phần tài liệu tham khảo, sốliệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, không sao chép của bất
cứ công trình nghiên cứu nào trước đây
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Thắm
Trang 3Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đàm Hồng Phương đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Luận văn tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Ngân hàng- Tài chính,Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thờigian tôi học tập và nghiên cứu tại trường Những kiến thức mà tôi được được tiếpthu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận
mà còn là còn là nguồn tài nguyên quý báu để tôi có thể vận dụng trong công việchiện tại và sau này của tôi
Tôi xin cảm ơn các cán bộ trong phòng Quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, anh Nguyễn Quang Hải, Phó Tổng Giám
đốc-Công ty Cổ phần tập đoàn HiPT, đã cung cấp cho tôi những thông tin quý báu, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Do không làm việc trực tiếp trong môi trường của ngân hàng, kiến thức vàkinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, luận vănkhông tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đónggóp của các nhà khoa học, thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Thắm
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Vai trò của quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 4
1.1.3 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 5
1.2 Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II trong ngân hàng thương mại 8
1.2.1 Tổng quan về hiệp ước Basel II 8
1.2.2 Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương mại 11
1.2.3 Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương mại 12
1.2.4 Các nội dung của Basel II về quản lý rủi ro tín dụng 15
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II 25
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II 29
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 29
1.3.2 Các nhân tố khách quan 32
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG TỪ NĂM 2012 ĐẾN THÁNG 6/2015 35
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt nam Thịnh vượng 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt nam Thịnh vượng 39
2.1.3 Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của TMCP Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng từ năm 2012 đến tháng 6/2015 43
Trang 52.2.1 Các quy định chung của ngân hàng nhà nước về quản lý rủi ro tín dụng 54
2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 56
2.2.3 Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 62
2.2.4 Các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập tại Việt nam 72
2.3 Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 73
2.3.1.Những kết quả đạt được của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 73
2.3.2 Những hạn chế của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 75
2.3.3 Nguyên nhân 78
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 83
3.1 Định hướng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II 83
3.1.1 Định hướng của ngân hàng nhà nước 83
3.1.2 Định hướng của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 84
3.2 Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 85
3.2.1 Đẩy mạnh công tác quản lý nhân lực và đào tạo cán bộ 85
3.2.2 Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin 86
3.2.3 Hoàn hiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 87
3.2.4 Hoàn hiện cơ sở dữ liệu 88
3.2.5 Đầu tư, phân bổ chi phí tài chính cho công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II 89
3.2.6 Lựa chọn đối tác tư vấn thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II 89
3.3 Một số đề xuất, kiến nghị 90
3.3.1.Đối với Nhà nước 90
3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước 91
KẾT LUẬN 96
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ BẢNG BIỂU:
Bảng 1.1 Thang xếp hạng các khoản tín dụng 18
Bảng 1.2 Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II 19
Bảng 2.1: Các thành tựu VPBank đạt được từ năm 2012 đến Tháng 6/2015 37
Bảng 2.2 Tổng tài sản VPBank từ năm 2012 đến Tháng 6/2015 44
Bảng 2.3 : Vốn tự có VPBank từ năm 2012 đến Tháng 6/2015 45
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh VPBank từ năm 2012 đến tháng 6/2015 46
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay khách hàng VPBank từ năm 2012 đến tháng 6/2015 .48
Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay VPBank từ năm 2010 đến năm 2014 50
Bảng 2.7 : Huy động khách hàng VPBank từ năm 2012 đến tháng 6/2015 52
Bảng 2.8: Cơ cấu Tổng nguồn vốn VPBank từ năm 2012 đến năm 2014 53
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay khách hàng theo phân loại nợ 57
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu VPBank từ năm 2012 đến Tháng 6/2015 58
Bảng 2.11 : Biến động dự phòng cho vay khách hàng của VPBank năm 2012 đến tháng 3/2015 60
Bảng 2.12 : Hệ thống chỉ tiêu định lượng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VPBank .68
Bảng 2.13: Thang xếp hạng tín dụng nội bộ VPBank 70
Bảng 2.14: Tỷ lệ đảm bảo an toàn VPBank năm 2012 đến năm 2014 71
BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1 : Cho vay khách hàng VPBank năm 2012 đến Tháng 6/2015 48
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu cho vay VPBank từ năm 2010 đến năm 2014 50
Biểu đồ 2.3 : Huy động khách hàng VPBank từ năm 2012 đến tháng 6/2015 53
Biểu đồ 2.4 : Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tháng 6/2015 tại các ngân hàng 62
SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức VPBank Tháng 6/2015 40
HÌNH: Hình 2.1 : Quy mô tổng tài sản các ngân hàng tính đến tháng 6/2015 44
Trang 8
TRỊNH THỊ THẮM
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội - 2015
Trang 9TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
BASEL II CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II và ý nghĩa nghiên cứu quản lý rủi
ro tín dụng theo Basel II
Rủi ro tín dụng là rủi ro do:
- Khách hàng được cấp tín dụng không thực hiện hoặc không có khả năng thựchiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng tín dụng với ngânhàng thương mại
- Đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặctoàn bộ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn trong giao dịch với ngân hàng thươngmại (rủi ro tín dụng đối tác)
Rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu trong hoạt động của các NHTM,tín dụng là nghiệp vụ đem lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM cho nên tác độngcủa rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Có rấtnhiều phương pháp trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Nhưngtrong luận văn này, tác giả xin đề cập đến quản lý rủi ro tín dụng theo các quy định,tiêu chuẩn được nêu tại Hiệp ước Basel II
Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II giúp các ngân hàng tiến gần hơn tới việcđảm bảo an toàn hoạt động của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế Các kết quả pháthiện rủi ro, đo lường rủi ro dựa trên mô hình tính toán có độ tin cậy lớn hơn Quản
lý rủi ro tín dụng theo Basel II là căn cứ cho các nhà lãnh đạo ngân hàng ra cácquyết định về hoạt động tín dụng, các cơ quan quản lý dễ dàng trong việc giám sát,thanh tra các hoạt động của ngân hàng Từ đó, lành mạnh hóa các hoạt động củangân hàng, của hệ thống tài chính của nền kinh tế
Trang 10Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II là việc các ngân hàng thương mại sửdụng các tiêu chuẩn, khung quản lý rủi ro tín dụng, các quy định khác được quyđịnh cụ thể trong Basel II để thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngânhàng của mình Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II vừa là yêu cầu của NHNN vừa
là nhu cầu tự thân đối với các ngân hàng thương mại
Các nội dung của Basel II về quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
- Yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng
Với trụ cột I của Basel II quy định tỷ lệ vốn tối thiểu bằng 8% Tỷ lệ này thểhiện mối quan hệ giữa các quy định về quỹ (vốn) của riêng ngân hàng và tài sảnđược điều chỉnh theo trọng số rủi ro, một cách tính toán khả năng gánh chịu rủi ro.Tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro là giá trị tài sản nhân lên với trọng sốrủi ro - đại diện cho cho rủi ro tín dụng liên quan tới các tài sản này
CAR = Vốn tự có / Tổng tài sản có rủi ro
CAR >= 8%
- Phương pháp tiếp cận
Theo Basel II quy định, có hai phương phương pháp được tiếp cận, đó là tiếpcận chuẩn hóa và tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB) Phương pháp tiếp cận chuẩnhóa ràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng cung cấp bởi các cơ quan xếp hạng đượccông nhận Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng các ước tính của chínhngân hàng về các yếu tố rủi ro nhất định, dựa trên các yếu tố rủi ro được phép tínhtoán, khoảng cách được tạo ra giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao
+ Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa
Khái niệm: Đây là phương pháp tiếp cận để tính yêu cầu vốn cho rủi ro tín dụngcủa ngân hàng Phương pháp này đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp tiếp cậnchuẩn hóa được hỗ trợ bởi các đánh giá bên ngoài ( tổ chức xếp hạng độc lập)
Khi định tỷ lệ loại rủi ro trong phương pháp tiếp cận chuẩn hoá, các ngânhàng có thể sử dụng các đánh giá của các định chế đánh giá tín dụng bên ngoài vớinhững tiêu chí được định nghĩa cụ thể trong Basel II
Trang 11Tài sản có rủi ro được tính toán theo phương pháp chuẩn hóa :
RWA (Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa) = ∑ (Tài sản được xếp hạng rủi ro *Trọng số rủi ro)
+ Phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB)
Khái niệm: Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ dựa trên đánh giá của mộtngân hàng của các đối tác về khoản rủi ro tiềm ẩn để tính toán nhu cầu vốn cho rủi
ro tín dụng
Theo như cách tiếp cận này cần phải thực hiện:
+ Ước lượng các thông số rủi ro như: PD, LGD, rủi ro tiềm ẩn khi vỡ nợ(EAD), kỳ hạn (M) Đây là những đầu vào cho các hàm đánh trọng số rủi ro đượcthiết kế cho mỗi loại tài sản để đi đến tổng tài sản có rủi ro (RWA)
+ Các yêu cầu về vốn cho rủi ro tín dụng được đo lường bằng 8% của tổngtài sản có rủi ro( RWA) theo Basel II
- Để đo lường yêu cầu vốn tối thiểu cho tất cả các khoản rủi ro của NH, cần 3yếu tố chính:
+ Các tham số rủi ro: LG, EAD, LGD, M
+ Các hàm theo trọng số rủi ro- Hàm được cung cấp bởi khung các quy tắctheo hiệp ước Basel II, được liên kết với các tham số rủi ro đối với tài sản có rủi ro
+ Yêu cầu thối thiểu – Tiêu chuẩn tối thiểu cốt lõi mà 1 ngân hàng phải đápứng để sử dụng phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ
- Có 2 phương pháp thực hiện: phương pháp xếp hạng tín dụng cơ bản vàphương pháp xếp hạng tín dụng nâng cao
+ Trong các cách tiếp cận IRB, yêu cầu vốn không còn là các trọng số rủi rodựa trên các xếp hạng bên ngoài, mà được tính bằng cách sử dụng các công thứcxuất phát từ mô hình rủi ro tín dụng nâng cao sử dụng các tham số rủi ro được bảnthân ngân hàng ước tính
+ Điểm số và xếp hạng nội bộ được dùng cho quản lý rủi ro nội bộ và tính
Trang 12toán vốn theo quy định.
Các phương pháp IRB cơ sở và nâng cao khác nhau trước hết bởi các điềukiện của số liệu đầu vào do các ngân hàng cung cấp dựa trên những ước tính củamình cùng những số liệu do các nhà kiểm tra xác định
- Yêu cầu của tổ chức đánh giá tín dụng bên ngoài
+ Tính khách quan
+ Tính độc lập
+ Sự tiếp cận quốc tế/tính minh bạch
+ Thông tin xếp hạng công khai
+ Tính đầy đủ của nguồn lực
+ Độ tín nhiệm
- Yêu cầu về xây dựng cơ sở dữ liệu
Để triển khai các mô hình phân tích, dự báo và quản lý rủi ro như trong Hiệpước Basel II đề cập, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là ngân hàng phải có một cơ
sở dữ liệu tốt, chính xác và được cập nhật thường xuyên
- Hệ thống xếp hạng nội bộ
Một trong những điều kiện căn bản để một ngân hàng được công nhận tuânthủ Basel II theo IRB là ngân hàng phải chuẩn bị và tuân thủ các quy định hết sứckhắt khe về việc xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ, tính toán các giá trị ước lượngrủi ro tín dụng PD, LGD, EAD dựa trên chính thực trạng hoạt động của ngân hàng,
từ đó tính toán chuẩn xác khối lượng vốn tối thiểu bù đắp rủi ro cần nắm giữ
Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
- Các nội dung thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
Trang 13+ Hệ thống xếp hạng nội bộ
+ Kết quả đo lường rủi ro tín dụng theo các phương pháp tiếp cận
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO THEO CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
TỪ 2012 ĐẾN THÁNG 6/ 2015
Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) trước đây là Ngânhàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam.VPBank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạtđộng 99 năm
Tính đến 30/6/2015, Hệ thống VPBank có tổng cộng 209 điểm giao dịchgồm có: 01 Hội sở chính tại Hà Nội, 44 Chi nhánh và 164 phòng giao dịch và quỹtiết kiệm tại các Tỉnh, Thành phố trên cả nước với đội ngũ trên 11.331 nhân viên
Về công tác quản lý rủi ro tín dụng, hiện nay ban lãnh đạo VPBank chú trọngxây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả nhằm hỗ trợ đưa ra các quyếtđịnh cho vay, biện pháp ứng xử về giám sát, phân luồng tín dụng và kiểm soát rủi rotín dụng phù hợp theo từng mức độ rủi to từng khách hàng VPbank chú trọng quản lýrủi ro tín dụng theo Basel II theo yêu cầu của NHNN và của bản thân ngân hàng
Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II tại VPBank
- Những kết quả đạt được
+ Xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
- VPBank hiện đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng và
hệ thống chấm điểm Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VPBank đã tuân thủtheo các quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Thông tư 02 Hệ thốngxếp hạng tín dụng được xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Hệ
Trang 14thống chỉ tiêu xếp hạng được chi tiết các trọng số cho các ngành lĩnh vực, cho các
số liệu báo cáo đã kiểm toán và chưa kiểm tóa Bên cạnh đó hệ thống tín dụng đượctriển khai thống nhất trên toàn hệ thống VPbank
+ Thành lập bộ chuyên trách quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
- Để đáp ứng việc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II, VPbank đã tiếnhành thành lập một bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
- VPBank đã thành lập thêm 2 bộ phận trực thuộc Khối Quản trị Rủi ro lànhóm Dự án quản lý các sáng kiến rủi ro chiến lược (như Basel II, Quản trị rủi rokinh doanh liên tục, Quản trị rủi ro thông tin, Chống gian lận ) và Phòng Điều tra
và Phòng chống Gian lận Ủy ban Quản lý Rủi ro và Ủy ban Quản lý Rủi ro hoạtđộng dần đi vào hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế
+ Công khai các thông tin tài chính đáp ứng yêu cầu công khai thông tinHiện tại, cứ định kỳ VPBank tuân thủ các báo cáo cho NHNN về hoạt động củangân hàng thì hàng quý, VPBank đều công bố các con số tài chính, tình hình huy độngvốn, hoạt động tín dụng trên các báo cáo tài chính tại website của ngân hàng
+ VPbank chưa áp dụng các phương pháp tiếp cận theo quy định của Basel
II vào quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
Trang 15Theo lộ trình áp dụng Basel II vào quản lý rủi ro tín dụng, hết năm 2015VPBank áp dụng phương pháp chuẩn hóa, năm 2019 áp dụng phương pháp xếphạng nội bộ vào quản lý rủi ro tín dụng Cho nên, từ giai đoạn 2012 đến tháng6/2015 VPbank chỉ làm công tác chuẩn bị về nguồn nhân lực, công nghệ thông tin,
kế hoạch, định hướng xây dựng dự án chưa có một kết quả cụ thể tính toán, xácđịnh rủi ro tín dụng theo Basel II
Tính đến tháng 6/2015 VPBank chưa áp dụng một phương pháp tiếp cận nàođược quy định theo Basel II vào quản lý rủi ro tín dụng
+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã có, tuy nhiên còn cần hoàn thiện
để đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
Hệ thống xếp hạng tín dụng của VPBank còn sơ bộ, dựa chủ yếu vào chỉ số tàichính báo cáo tài chính, chưa có các thông tin thực tế cập nhật về khách hàng vay
Nhân viên xếp hạng tín dụng của VPBank gặp nhiều khó khăn trong việcđánh giá các chỉ số tài chính của các khách hàng vay Kết quả đánh giá không chínhxác các khách hàng vay còn xảy ra, nhất là ở các chi nhánh Bên cạnh đó, hệ thốngxếp hạng tín dụng nội bộ chú trọng vào việc đánh giá xếp hạng tín dụng các kháchhàng là doanh nghiệp
+ Cơ sở dữ liệu của ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đo lường rủi ro
tín dụng theo các phương pháp tiếp cận
Hiện tại VPBank đã có cơ sở dữ liệu, tuy nhiên dữ liệu mới chỉ đầy đủ trongđầu năm 2015 đến nay Các dữ liệu từ năm 2012 đến năm 2014 là chưa đầy đủ.Chưa kể đến từ năm 2015 ngân hàng đã lưu trữ tập trung được các dữ liệu, tuynhiên về bản chất dữ liệu để đáp ứng theo tiêu chuẩn của Basel II như các thông tin
về giao dịch cấp tín dụng của khách hàng, thông tin tài chính, thông tin khác vềkhách hàng chưa được cập nhật một cách thường xuyên và đầy đủ
+ Chưa có hệ thống quản lý tài sản bảo đảm hợp lý, phù hợp với các tiêu
chuẩn về quản lý rủi ro
Trang 16Tài sản đảm bảo là một công cụ giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra đốivới khách hàng Tuy nhiên thực tế hiện nay, các khách hàng vay dùng tài sản đảmbảo nhiều vào hình thức thế chấp Việc quản lý tài sản đảm bảo của VPBank hiệnnay chưa hợp lý, các nhân viên chỉ kiểm tra các tài sản đảm bảo định kỳ 3 thángmột lần hoặc 6 tháng một lần.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại VPBank Đẩy mạnh công tác quản lý nhân lực và đào tạo cán bộ
Để có đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II,ngân hàng cần có một nguồn nhân lực chất lượng cao
VPBank có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng nhưtrình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phậnquan hệ khách hàng… Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tíndụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thậntrọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng
- Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đómỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện mộtcách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mốiquan hệ giữa các bộ phận
- VPBank có thể tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao có hiểu biết lĩnhvực tài chính ngân hàng, có kiến thức về toán kinh tế, đáp ứng được yêu cầu vềnhân lực của Basel II
Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin
Một trong những giải pháp mà VPBank cần cân nhắc khi thực hiện quản lý
Trang 17rủi ro tín dụng theo Basel II là đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiệnđại, xứng tầm khu vực và quốc tế.
VPBank cần nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để có thể lưu trữđược khối lượng dữ liệu lớn như các giao dịch cấp tín dụng, nhận tiền gửi, thanhtoán hàng ngày của ngân hàng Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần đảm bảoviệc lưu trữ thông tin hiệu quả
VPBank cần đầu tư vào mua sắm các ứng dụng công nghệ tin học trong phântích dữ liệu, thực hiện tính toán theo các mô hình toán học với dữ liệu quá khứ lớn
tự động, nhanh, chính xác Hiện tại, trên thế giới có rất nhiều ứng dụng công nghệthông tin lưu trữ dữ liệu và phân tích dữ liệu thông minh
Hoàn hiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
VPbank cần chi tiết hơn nữa bộ chỉ tiêu phi tài chính, yêu cầu các cán bộ xếphạng cập nhật thường xuyên các thông tin phi tài chính của khách hàng vay Cáccán bộ tín dụng cần đi khảo sát tận nơi các khách hàng vay, thu thập các thông tinchính xác nhất Các nhóm thông tin của khách hàng cần được xây dựng đồng bộ, bổsung đầy đủ nhằm hỗ trợ việc đánh giá khách hàng hiệu quả nhất
Chú trọng xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ cho cả ba loại kháchhàng chính : tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác, khách hàng cá nhân
VPBank có thể thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm về xâydựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để thực hiện loại bỏ nhược điểm hiện tạicủa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng, tiến tới tuân theo các tiêuchuẩn của Basel II
Hoàn hiện cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là yếu tố tiên quyết để thực hiện triển khai Basel II, đây cũng làyếu tố quyết định đến sự thành bại của việc thực hiện chuẩn Basel II tại tất cả các ngânhàng Vì vậy, VPBank cần thực hiện rà soát, chuẩn hóa lại dữ liệu để chuẩn bị cho việcthực hiện (theo yêu cầu của Basel II, các thông tin/ dữ liệu về khách hàng, thông tin vềtài sản bảo đảm (bao gồm các biện pháp giảm thiểu rủi ro) phải được lưu trữ trong thờigian từ 3 - 5 năm; các dữ liệu về nợ xấu phải được lưu trữ từ 5 - 7 năm)
Đầu tư, phân bổ chi phí tài chính cho công tác quản lý rủi ro tín dụng
Trang 18theo Basel II
Để thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II có hiệu quả, VPBank cầnđầu tư, phân bổ chi phí thực hiện một cách hợp lý VPBank cần đưa ra con số chiphí đầu tư cho quản lý rủi ro tín dụng theo
Do thực hiện Basel II là một hành trình dài, nên VPBank cần đưa ra bản kếhoạch sử dụng chi phí chi tiết cho các hạng mục đầu tư để thực hiện quản lý rủi rotín dụng theo Basel
Lựa chọn đối tác tư vấn thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
Hiện tại, VPBank đang thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro tíndụng theo Basel II Vì vậy, VPBank nên lựa chọn đối tác tư vấn là các công ty kiểmtoán hàng đầu, có nhiều kinh nghiệm tư vấn triển khai áp dụng Basel II trên thế giớinhư E&Y, KPMG… (hướng được hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam lựa chọn),các ngân hàng có thể học hỏi kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ của chính đối tácchiến lược của ngân hàng mình - đây đều là những ngân hàng đã được tìm hiểu, lựachọn rất kỹ càng, có đủ năng lực và kinh nghiệm trong việc triển khai Basel II
VPBank cần lựa chọn một đơn vị xứng đáng nhất, trên cơ sở tổng hòa tất cảcác yếu tố để đảm bảo việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II Quá trìnhlựa chọn đơn vị tư vấn sẽ được tiến hành một cách minh bạch, công bằng, chính xác
và tuân thủ các luật định liên quan nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất
Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn, chỉ đạo các NHTM thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
NHNN cần phải ban hành văn bản hướng dẫn về lệ an toàn vốn theo Phươngpháp tiêu chuẩn của Basel II để làm khuôn khổ pháp lý cho các ngân hàng thực hiện
và NHNN (CQTTGSNH) thanh tra, giám sát việc thực hiện của các ngân hàng
- Xây dựng đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập
Việc triển khai Basel II và áp dụng phương pháp chuẩn hóa cho rủi ro tíndụng phụ thuộc rất nhiều vào các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập Việc không cócác đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập trong nước hoạt động hiệu quả, việc triển khai
Trang 19Basel II sẽ là một thách thức lớn.
NHNN cần đưa ra các quy chế cụ thể cho hoạt động xếp hạng các kháchhàng vay của các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập một cách chi tiết để có thể cungcấp các kết quả xếp hạng hiệu quả nhất
- Nâng cao chất lượng trung tâm thông tin tín dụng
Chất lượng thông tin tín dụng cần được nâng cao, qua đó hỗ trợ NHTM cấptín dụng mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng đồng thời quản lý rủi ro tín dụngtheo quy định tại Basel II
Để nâng cao chất lượng thông tin tín dụng thì Trung tâm thông tin tín dụngquốc gia (CIC) cần phải xây dựng được một kho dữ liệu phong phú, đa dạng và chấtlượng hơn; cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông tiên tiến, hiệnđại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu thập để nâng cao khả năng vàtốc độ xử lý thông tin phục vụ công tác điều hành và cung cấp cho các khách hàng
CIC cần phát triển mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, mô hình chấmđiểm tín dụng thể nhân tại CIC; liên kết hệ thống xếp hạng, chấm điểm tín dụng củaCIC với các tổ chức tín dụng; đa dạng các kênh cung cấp và dịch vụ thông tin đảmbảo an toàn, bảo mật, công khai; nâng cao độ chuẩn dữ liệu đạt chuẩn quốc tế đểphục vụ tốt công tác quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinhdoanh của các tổ chức tín dụng
- Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh tra NHTM
Nâng cao các hoạt động giám sát từ xa như nâng cao khả năng, phân tích các
số liệu báo cáo của NHTM định kỳ, phát triển hệ thống cảnh báo sớm các NHTM
về tính tuân thủ các quy định của NHNN, phát triển hệ thống xếp hạng các NHTM
Nâng cao các hoạt động thanh tra tại chỗ, theo dõi sau thanh tra Việc thanh tra tạichỗ các NHTM dựa vào phát hiện rủi ro cần được đẩy mạnh, có tính hiệu quả cao
Xây dựng các hướng dẫn các cán bộ giám sát, thanh tra của NHNN tuân thủtheo quy định tại Basel II
- Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa NHNN và các NHTM trong việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
Trang 20Trong quá trình các ngân hàng thương mại thực hiện quản lý rủi ro tín dụngngân hàng nhà nước cần tăng cường sự phối hợp giữa NHNN và các NHTM trongviệc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
Trang 21
TRỊNH THỊ THẮM
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS ĐÀM HỒNG PHƯƠNG
Hà Nội - 2015
Trang 22LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế đã đạt đến trình độ cao của kinh tếhàng hoá, ngân hàng đóng vai trò quan trọng, nó là hệ thống thần kinh, hệ thốngtuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nền kinh tế chỉ có thể cất cánh, pháttriển với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng vững mạnh Ngân hàng và nềnkinh tế có mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau Vì vậy, hoạt động ngân hàng phát triển antoàn, hiểu quả sẽ đảm bảo cho nền kinh tế vận hành một cách trơn tru, phát triển.Trong đó, đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng luôn là mục tiêu cốt lõi của bất cứmột ngân hàng nào Vì thế, quản lý rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầucủa nhà nước, chính phủ và nhu cầu tự thân của các ngân hàng
Tại Việt Nam rủi ro tín dụng chiếm khoảng 70-80% trong các loại hình rủi ro
mà các ngân hàng phải đối mặt Hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng chưa tốt,chất lượng tín dụng chưa cao thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn còn cao Tuy nợxấu đã khuynh hướng giảm từ 17% từ năm 2012 đến khoảng 6% tại thời điểm hiệntại nhưng khuynh hướng giảm chưa vững chắc, chủ yếu vẫn do VAMC mua lại cáckhoản nợ xấu của ngân hàng Vì vậy, nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụngđang là vấn đề quan trọng của các ngân hàng Việt nam hiện nay
Bên cạnh đó trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâuvới nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng trong nằm trong xu thế chung đó Để hộinhập thành công với các ngân hàng thuộc các nền kinh tế trên thế giới, hệ thốngngân hàng Việt nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, lành mạnh hóa các hoạtđộng của ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế Một trong các nội dung của hội nhập làtiến tới thực hiện các hiệp ước quốc tế, trong đó các cam kết về quản lý rủi ro tíndụng Trong các tiêu chuẩn quốc tế, Hiệp ước Basel của ủy ban Basel với nhữngchuẩn mực, nguyên tắc thiết yếu trong quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tíndụng nói riêng
Thời gian gần đây, Basel II được nhắc đến thường xuyên trong giới ngânhàng và chắc chắn sẽ tiếp tục là chủ để nóng trong thời gian tới, khi càng đến gần
Trang 23thời hạn phải triển khai tại 10 ngân hàng đầu tiên vào cuối năm 2015 Ngân hàngTMCP Việt Nam Thịnh Vượng nằm trong các ngân hàng đầu tiên được lựa chọn ápdụng quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của Basel II, và ngân hàng đã đạt đượcmột số kết quả nhất định trong công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II Songbên cạnh đó, còn rất nhiều vấn đề cần hoàn thiện của ngân hàng để từng bước đápứng được yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II, tăng cường an toàn cho hoạtđộng tín dụng của ngân hàng.
Dựa vào tính cấp thiết của đề tài, với thực tế yêu cầu năng lực quản lý rủi rotín dụng theo Basel II, cùng với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực quản
trị rủi ro của ngân hàng, “Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng” được chọn để nghiên cứu và từ đó
đề xuất ra các giải pháp kiến nghị với ban lãnh đạo ngân hàng
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tíndụng theo Basel II
+ Giới thiệu sơ lược về các quy định của Basel II về quản lý rủi ro tín dụng+ Làm rõ sự cần thiết áp dụng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại cácngân hàng thương mại Việt Nam và tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
+ Phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, các vấn
đề cần khắc phục trong công tác quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàngTMCP Việt Nam Thịnh Vượng
+ Đưa ra một số kiến nghị về quản lý rủi to tín dụng theo Basel II
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II
- Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng
Trang 24TMCP Việt Nam Thịnh Vượng từ năm 2012 đến tháng 6/2015.
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng số liệu tại các báo cáo về tài chính, báo cáo thường niên, các tài liệunội bộ, các phân tích đánh giá của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng tronggiai đoạn từ năm 2012 đến tháng 6/2015
Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, các ý kiến nhận địnhcủa các cán bộ tín dụng, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, sosánh để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II, tìm hiểucác nguyên nhân dẫn đến hạn chế và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tácquản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, phần
mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của
ngân hàng thương mại
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II
tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng từ năm 2012 đến tháng 6/2015
Chương 3: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Trang 25CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
BASEL II CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng là rủi ro do:
- Khách hàng được cấp tín dụng không thực hiện hoặc không có khả năngthực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng tín dụng vớingân hàng thương mại
- Đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặctoàn bộ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn trong giao dịch với ngân hàng thương mại(rủi ro tín dụng đối tác)
Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồmnhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của NHTM như: hoạt động bảo lãnh,tài trợ ngoại thương, cho thuê tài chính…
Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có
hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, và tối thiểu hoá những tác động bấtlợi của rủi ro Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi
ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở ñó lựa chọn triển khai các biện pháp phòngngừa và quản lý các hoạt ñộng tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quátrình cấp tín dụng
1.1.2 Vai trò của quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
Trong quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro là nội dung hàng đầu mà bất cứ nhàquản đều quan tâm Quản lý rủi ro nói chung tốt là bước đệm quan trọng để giảmthiểu các rủi ro có thể ảnh hướng đến chất lượng hoạt động kinh doanh của ngânhàng, tránh tổn thất hoặc nguy cơ dẫn tới phá sản ngân hàng
Trang 26Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong hoạt động của các NHTM thì tíndụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên cả hai phương diện: Quy mô sửdụng vốn và khả năng tạo ra lợi nhuận Ở phương diện sử dụng vốn thì đa phần cácNHTM đều có tín dụng chiếm khoảng 70% trên tổng tài sản có Do đó lợi nhuận vàrủi ro từ hoạt động này là cao nhất mà một NHTM phải đối mặt Vì vậy, quản lý rủi
ro tín dụng có vai trò quan trọng trong việc công tác đảm bảo an toàn hoạt độngngân hàng, nâng cao chất lượng và sinh lời của ngân hàng Cụ thể, vai trò của quản
lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại:
- Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, giảm thiệt hại cho ngân hàng
- Đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng
- Góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nếuquản lý và đánh giá tốt rủi ro
- Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâugiải quyết hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như
+ Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố không có lợi,ngăn chặn các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm virộng Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhậpcủa ngân hàng Đây là quá trình logic chặt chẽ Do đó, cần có quản trị để đảm bảotính thống nhất
+ Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạongân hàng Trong ngân hàng, nhân viên có thể có suy nghĩ và hành động khác, cóthể trái ngược hoặc cản trở nhau Vì thế cần có quản trị để mọi người hành độngmột cách thống nhất
- Quản lý rủi ro tín dụng đề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúnghướng Phải có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra
1.1.3 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
Hiện nay, công tác Quản lý rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đốivới các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung Việc đánh giá, thẩm
Trang 27định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chếnhững rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu choNgân hàng Để đảm bảo cho công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần cónhững bước thực hiện cụ thể:
a Nhận dạng rủi ro tín dụng
Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằmtheo dõi, xem xét và nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cấp tín dụng chocác khách hàng của ngân hàng thương mại để phát hiện ra các rủi ro tín dụng, xácđịnh nguyên nhân gây ra rủi ro theo từng thời kỳ và dự báo những nguyên nhântiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng trong tương lai
Phương pháp: Để nhận dạng rủi ro, các cán bộ quản lý rủi ro phải liệt kê tấtcác hoạt động có thể gây ra các rủi ro tín dụng bằng các phương pháp: lập bảng câuhỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, đặc biệtquan tâm đến những hồ sơ có vấn đề, phương pháp nhận biết cảnh báo sớm nhữngkhoản cấp tín dụng có vấn đề
b Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng là việc tính toán, sử dụng các mô hình, công cụphân tích để lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng, từ đó xác định đượcphần bù rủi ro và giới hạn cấp tín dụng an toàn cho khách hàng cũng như đánh trọng
số rủi ro cho khoản cấp tín dụng khi tính tổng tài sản có rủi ro, hay trích lập dựphòng rủi ro cho khoản cấp tín dụng
- Phương pháp định tính :
+ Mô hình 6C: Tư cách người vay (Character); Năng lực của người vay(Capacity), Thu nhập của người vay ( Cash), Bảo đảm tiền vay ( Collateral), các điềukiện cho vay (Conditions), Kiểm soát (Control)
Theo phương pháp này, cán bộ quản lý rủi ro tiến hành thẩm định đánh giárủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng: Tình hình tài chính của đối tượng xin vayvốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnhtranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại
Trang 28trên thị trường Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế, đánh giá nănglực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp.
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó: X1 là Vốn lưu động ròng/ Tổng tài sản
X2 là Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản
X3 là Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản
X4 là Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn
X5 là Doanh Thu/ Tổng tài sản
Các biến mô hình sẽ được tùy chỉnh theo từng loại hình doanh nghiệp màngân hàng đánh giá
Chỉ số Z càng cao thì xác suất vỡ nợ của khách hàng càng lớn và ngược lạiNếu Z> 2,99 Khách hàng nằm trong vùng an toàn, chưa có xác suất vỡ nợNếu Z< 1,81 ≤2,99 Khách hàng nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ vỡ nợ Nếu Z ≤ 1,81 Khách hàng nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ vỡ nợ cao+ Phương pháp IRB (Internal Ratings Based) theo Basel II
- Phương pháp IRB hay còn gọi là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựatrên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ Đây là phương pháp áp dụng theo Basel II.Việc sử dụng IRB để ước tính tổn thất tín dụng đã được ủy ban Basel II khuyến khích
sử dụng tại các quốc gia tham gia sử dụng Việc ước lượng tổn thất tín dụng dựa trêncác yếu tố: Xác suất không trả được nợ PD, tỷ trọng tổn thất ước tính LGD, tổng dư nợkhách hàng EAD Tổn thất tín dụng ước tính (EL) được tính
EL = PD x EAD x LGD
Trang 29c Quản lý, giám sát, giảm thiểu rủi ro
Khi hoạt động của khách hàng có dấu hiệu rủi ro tín dụng, để phòng ngữa rủi
ro xảy ra, ngân hàng phải thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát bắt buộc Cáckhoản cấp tín dụng này phải được quản lý, giám sát đặc biệt Thực hiện ngay việcgiám sát và thu thập báo cáo tài chính cũng như các tình hình sản xuất kinh doanhcủa khách hàng để giám sát khoản vay một cách chặt chẽ
Trong trường hợp khoản cấp tín dụng bị xuống hạng khi xếp hạng tín dụng,ngân hàng cần rà soát và đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng, việc đánh giálại tài sản đảm bảo phải được thực hiện cẩn trọng và mang tính thực tế
Nếu có dấu hiệu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giảingân, đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợpđồng giải ngân
d Đưa ra các phương án giải quyết rủi ro tín dụng
- Không giải ngân đối với các hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính
- Không chấp nhận các hợp đồng có độ rủi ro cao (Tài sản thế chấp khôngđảm bảo, lĩnh vực đầu tư không rõ ràng…)
- Với những khoản cấp tín dụng bị xếp loại 4, 5 nhóm nợ xấu thì ngân hàngcần yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay Cần xác định tài sản đảmbảo tiền vay có thể được bán hoặc chuyển đổi ngay sang tiền mặt mà không ảnhhưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Ngân hàng cần xác định phương án cơ cấu nợ và phương pháp thu hồi nợ
1.2 Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II trong ngân hàng thương mại
1.2.1 Tổng quan về hiệp ước Basel II
Để đối phó với các khoảng hoảng và sự gián đoạn trong thị trường tài chínhquốc tế, các thống đốc ngân hàng trung ương của các nước G10 đã thành lập một
Ủy ban về các quy định ngân hàng và thực tiễn kiểm soát vào cuối năm 1974 Sau
đó đổi tên thành Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, Ủy ban như một diễn đàn cho
sự hợp tác thường xuyên giữa các nước thành viên về các vấn đề giám sát ngânhàng Mục đích của Ủy ban Basel để tăng cường sự ổn định tài chính bằng cách cảithiện bí quyết giám sát và chất lượng giám sát ngân hàng trên toàn thế giới
Trang 30Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà
nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I
Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu8% Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn đượcphổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế Đến năm
1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới Song, Hiệp ước vẫn có khánhiều điểm hạn chế
Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đềxuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kếthừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn củacác tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làmlành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát Đếnngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel II đã chính thức được ban hành
Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống
ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hànghoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêmngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro
Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốnBasel I Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ
cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đếnmột sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các môhình Basel II bổ sung thêm hiểu biết về rủi ro liên quan đến quy mô vốn điều lệ;xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn cho các tổ chức tài chính - một cáinhìn mang tính “doanh nghiệp” hơn về rủi ro và tham gia nhiều hơn vào công tácđánh giá và quản lý rủi ro; khuyến khích các ngân hàng áp dụng hệ thống quản lýrủi ro tinh vi hơn để có thể làm giảm chi phí vốn
Nội dụng của Basel II
Để đạt được những mục tiêu trên, Basel II gồm các nội dụng: yêu cầu vốn tốithiểu; quy trình giám sát; công bố cho thị trường và những điều đó sẽ mang lại lợiích cho ngân hàng, khách hàng, nhà đầu tư và trên tất cả là cho cơ quan quản lý
Trang 31- Yêu cầu vốn tối thiểu: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc Theo đó, tỷ
lệ yêu cầu vốn bắt buộc tối thiểu là 8% Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu
tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạtđộng) và rủi ro thị trườn Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và nhạy cảm hơn các tài sản có của ngân hàng
- Quy trình giám sát: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng,Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những nguyên tắc rà soát,giám sát các ngân hàng
Theo nội dung này các ngân hàng được yêu cầu phải nộp cho ngân hàngtrung ương một hồ sơ về quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) Hồ sơ nàykhông chỉ xem xét tình trạng an toàn vốn trong tương lai trong điều kiện kinh doanhbình thường mà còn trong kịch bản hoạt động khó khăn Ban quản lý cấp cao củangân hàng cần đánh giá các rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng, thị trường và rủi rohoạt động Do đó, nó giúp các hoạt động ngân hàng trở nên an toàn hơn vì khungquản lý không chỉ dừng lại ở rủi ro tín dụng mà còn được mở rộng ra rủi ro thịtrường, rủi ro hoạt động và tất cả các rủi ro tiềm ẩn khác, không chỉ đối với hoàncảnh hiện tại mà còn cho tương lai
- Yêu cầu công khai thông tin: Các ngân hàng cần phải công khai thông tinmột cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường
Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức nàyđưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cáchminh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hyvọng sẽ giảm thiểu được rủi ro
Ưu điểm của Basel II so với Basel I:
- Về cấu trúc và nội dung: Basel I tập trung vào một giải pháp quản lý rủi roduy nhất là “yêu cầu vốn tối thiểu” Trong khi, Basel II tập trung nhiều hơn vào cácphương pháp nội bộ của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và
kỷ luật trên nguyên tắc thị trường Do đó, quyền lực của các nhà quản lý quốc giađược tăng lên bởi họ cần phải đánh giá sự đủ vốn của ngân hàng có tính đến đặcđiểm rủi ro cụ thể của nó
Trang 32- Với Basel I, mức độ phân biệt rủi ro rất đơn giản Ngoại trừ chính phủ, tổchức công cộng, ngân hàng, tài sản thế chấp nhà ở, các hệ số rủi ro là 100% Điềunày là không hợp lý với lẽ thường Các đặc điểm chính của BaselII đang củng cố sựphân biệt rủi ro và tăng lợi ích cho ngân hàng mà có thể quản lý rủi ro sử dụng dữliệu nội bộ đạt chất lượng Đối với ngân hàng không có dữ liệu nội bộ đạt chấtlượng, sẽ sử dụng giá trị ước lượng tiêu chuẩn được đưa ra bởi cơ quan giám sát.Điều này có ý nghĩa là đưa ngân hàng đến một sự biến đối sang một cấu trúc mà các
hệ thống của ngân hàng như dữ liệu nội bộ, quy trình, quản lý và chiến lược có khảnăng chống lại rủi ro thực tế Môi trường pháp lý thay đổi ảnh hưởng đến kinhdoanh và việc ra quyết định thông qua nhiều loại tương tác
- Về tính linh động của ứng dụng: Basel I quy định chung một chọn lựa chotất cả các ngân hàng Basel II linh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp,các biện pháp khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa
- Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo đạc rủi ro quá sơ bộ Basel II nhạycảm hơn với rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi rotăng lên và sự công khai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chínhsách rủi ro
- Về trọng số rủi ro: Basel I quy định từ 0 – 100% và ưu đãi hơn với cácnước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation forEconomic Co-operation and Development) Basel II quy định từ 0 – 150% hoặc hơn
và không có đặc quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài
- Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo Basel IIthừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗtrợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế
1.2.2 Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương mại
Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II là việc các ngân hàng thương mại sửdụng các tiêu chuẩn, khung quản lý rủi ro tín dụng, các quy định khác được quy
Trang 33định cụ thể trong Basel II để thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngânhàng của mình Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II vừa là yêu cầu của NHNN vừa
là nhu cầu tự thân đối với các ngân hàng thương mại
Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyêntắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng Ngoàiviệc kế thừa một khung quản lý rủi ro tín dụng từ Basel I, hiệp ước về vốn Basel IIđược trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đếnmột loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới về riêng lĩnhvực quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi to tín dụng theo Basel II giúp cho các ngân hàng thực hiện đánhgiá tài sản có trọng số rủi ro một cách cụ thể, chặt chẽ, đáp ứng vốn tự có theo rủi
ro của bản thân mỗi ngân hàng Bên cạnh đó, Basel II cũng đưa ra mô hình tínhtoán để ngân hàng tính toán mức độ rủi ro, xác suất vỡ nợ của mỗi ngân hàng
Trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng, Basel II khuyến khích các ngânhàng đánh giá rủi ro, sử dụng các biện pháp giảm nhẹ rủi ro tín dụng (CRM).Ngoài việc quy định lớp vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng, Basel II còn hướng tớingân hàng sử dụng các đánh giá của tổ chức đánh giá bên ngoài hoặc đánh giá củabản thân ngân hàng về rủi ro của các khách hàng, tổ chức đi vay từ đó có thể đánhgiá tài sản có rủi ro của ngân hàng một cách chính xác nhất Điều này mang lạicho ngân hàng các lợi ích, hiệu quả, an toàn trong hoạt động
1.2.3 Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương mại
Đối với các NHTM, việc áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II sẽ nâng cao sự antoàn, ổn định, hạn chế nguy cơ nợ xấu, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnhtranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh
tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay
a Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II thiết lập sự an toàn cho hệ thống ngân hàng
Basel II làm tăng sự chú trọng quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín
Trang 34dụng nói riêng tại mỗi ngân hàng, nhờ đó nâng cáo năng lực quản lý rủi ro của cácngân hàng này Basel II đi sâu vào các khoản tài chính, các khoản cho vay, hay tàisản của ngân hàng hiện tại một cách tiếp cận tổng thể Basel II cũng đòi hỏi ngânhàng có hệ thống đánh giá nội bộ hiệu quả, đánh giá rủi ro khác nhau mà ngân hàngphải đối mặt Áp dụng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II chắc chắn sẽ tạo ra sự antoàn trong mảng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, giảm thiếu nợ xấu từ đó gia tăng lợinhuận cho ngân hàng Tính về trước mắt, tại Việt nam chi phí để đầu tư triển khaiquản lý rủi ro tín dụng theo Basel II chiếm một con số không nhỏ Tuy nhiên, về lâudài quản lý rủi ro tín dụng mang lại những lợi ích to lớn cho các cổ đông ngân hàng,cho các nhà quản trị ngân hàng và làm nâng cao kỳ vọng của cơ quan thanh tra,giám sát và thị trường vào hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng.
Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II làm tăng chất lượng nguồn nhân lực và
sự chú tâm của các ngân hàng, bao gồm cả ngân hàng của các nước phát triển vàđang phát triển cho các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cụ thể nhằm mục đíchgiảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận Basel II cũng hướng sự chú ý của các ngân hàngtới tất cả các loại rủi ro tiềm ẩn mà gây ra tổn thất cho ngân hàng
Việc áp dụng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II the ba trụ cột thúc đẩy cácngân hàng đầu tư và cải thiện năng lực quản lý rủi ro Phương pháp tiếp cận nângcao đối với quản lý rủi ro tín dụng đòi hỏi các ngân hàng phải phân tích rủi ro mộtcách chính thức và có hệ thống, thông qua phân tích khả năng vỡ nợ và rủi ro vỡ nợ
Tóm lại, quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II sẽ làm giảm thiểu rủi ro, tăngcường an toàn trong hoạt động của mỗi ngân hàng Từ đó, tăng cường sự an toàntrong hoạt động của toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng Quản lý rủi ro tín dụng theoBasel II sẽ giảm rủi ro tín dụng tới mức thấp nhất có thể xảy ra, điều này làm giảmthiệt hại cho nền kinh tế, các chuẩn mực cho vay chặt chẽ hơn sẽ làm cho hệ thống
tổ chức tín dụng ổn định, an toàn
b Basel II khích lệ tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin
Basel II khuyến khích các ngân hàng nâng cao tính chủ động của mình,giám sát và minh bạch thông tin Trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế ngày càng
Trang 35mang tính chất thị trường, điều này rất có lợi cho các nhà đầu tư, các nhà giám sátngân hàng Theo đó, các ngân hàng tự chọn cách thức tín toán, đo lường rủi ro tíndụng cho mình, thiết lập hệ thống xếp hạng nội bộ, lực chọn mô hình quản lý rủi rotín dụng riêng cho mình dựa trên khả năng ứng dụng và tài chính của mỗi ngânhàng Hiện nay, các ngân hàng Việt nam tiến hành gửi các đề xuất thực hiện quản lý
ro tín dụng theo Basel II cho ngân hàng nhà nước Ngân hàng nhà nước sẽ xem xét,điều chỉnh cần thiết, rồi xem như một bản ghi nhớ mà các ngân hàng thương mạiphải tuân thủ
Mặc khác, các ngân hàng thương mại muốn tham gia thực hiện hiệp ướcBasel II phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo tài chính của mình, trìnhbày, giải thích rõ hơn về các khoản mục tài sản và nợ, những rủi ro mà ngânhàng có thể chấp nhận, cách thức quản lý rủi ro tín dụng, mức độ dự phòng haycác biện pháp giảm thiểu rủi ro Chính điều này sẽ tạo ra một “kỷ luật thịtrường” cho các ngân hàng
c Quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II làm tăng hiệu quả hệ thống ngân hàng
Sự bình đẳng trên phạm vi quốc gia và quốc tế là một tôn chỉ đề ra khithực hiện Basel II Tất cả các ngân hàng với quy mô khác nhau, năng lực tàichính khác nhau đều tiếp cận như nhau đối với các quy định về quản lý rủi ro tíndụng, đều phải đáp ứng các chuẩn chung đã đề ra Từ đó, quản lý rủi ro tín dụngtheo Basel II tao nên sự sàng lọc tự nhiên tất yếu để cải tổ ngân hàng Nếu ngânhàng hoạt động quá rủi ro thì các nhà đầu tư sẽ ít tín nhiệm vào các chứng khoáncủa ngân hàng, hạn mức tín nhiệm ngân hàng thấp và ngân hàng khác sẽ nhămnhe thâu tóm ngân hàng, hay các cơ quan giám sát sẽ tiến hành hợp nhất, sápnhập các ngân hàng này với các ngân hàng làm ăn hiệu quả Ngoài ra, ngân hàngluôn có mối quan hệ công tác tương hỗ, nên sự sụp đổ các bất cứ ngân hàng nàocũng gây ra phản ứng dây chuyển gây thiệt hại cho các ngân hàng khác Cũngtheo Cơ quan thanh tra giám sát thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, việc thựchiện Basel II nói chung và quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II nói riêng là nộidung quan trọng trong đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đượcchính phủ phê duyệt và Thống đốc NHNN chỉ đạo lộ trình thực hiện cho toàn hệ
Trang 36thống tổ chức tín dụng
Để thực hiện Basel II, tất cả các ngân hàng phải có sự phối hợp, liên kết vatrao đổi kinh nghiệm với nha để đề ra những phương pháp, giải pháp nâng cao Dovậy, đây cũng là là cơ hội cho các ngân hàng đang ở mức yếu kém hoàn thiện côngtác quản lý rủi ro tín dung của ngân hàng mình nhờ rút ngắn khoảng cách kỹ thuật
và công nghệ
1.2.4 Các nội dung của Basel II về quản lý rủi ro tín dụng
1.2.4.1 Yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng
Sự ra đời của Basel II phản ánh sự phát triển của quản lý rủi ro tín dụngtrong lĩnh vực ngân hàng Trong đó, cụ thể trụ cột I cung cấp phương pháp tínhtoán để xác định mức vốn tối thiểu mà ngân hàng nắm giữ để đối mặt với rủi ro
Với Basel II, ủy ban Basel đã từ bỏ phương pháp luận “một kích thướcphù hợp với tất cả” của hiệp ước về vốn năm 1988 về việc tính toán yêu cầu vốnpháp định nhỏ nhất và giới thiệu khái niệm “3 cột trụ” để kết hợp các yêu cầupháp định với các nguyên tắc kinh tế của quản lý rủi ro
Trụ cột I của Basel II nhắc đến việc duy trì một lượng vốn pháp định đượctính toán cho ba thành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: rủi ro thị trường, rủi ro tíndụng và rủi ro vận hành Với thành phần rủi ro tín dụng có thể được tính toán theohai cách khác nhau của thay đổi độ phức tạp, cụ thể là phương pháp tiếp cận chuẩnhóa hóa, phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản
Với trụ cột I, tỷ lệ vốn tối thiểu bằng 8% là không thay đổi Tỷ lệ này thểhiện mối quan hệ giữa các quy định về quỹ (vốn) của riêng ngân hàng và tài sảnđược điều chỉnh theo trọng số rủi ro, một cách tính toán khả năng gánh chịu rủi ro.Tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro là giá trị tài sản nhân lên với trọng sốrủi ro - đại diện cho cho rủi ro tín dụng liên quan tới các tài sản này
1.2.4.2 Phương pháp tiếp cận
Basel II đưa ra các tùy chọn nhạy cảm với rủi ro và ngày càng tinh vi có thểdùng để quyết định yêu cầu về vốn của ngân hàng cho rủi ro tín dụng Theo cáchnày, ngân hàng có thể quyết đưa ra lựa chọn phương pháp quản lý rủi ro tín dụng
Trang 37phù hợp nhất với các đặc trưng riêng biệt của mình Hơn nữa, ưu đãi được áp dụngcho các ngân hàng áp dụng cách tiếp cận phức tạp hơn và do đó cải thiện khả năngquản lý rủi ro tín dụng của họ theo thời gian
Trong lĩnh vực rủi ro tín dụng, có hai phương phương pháp được tiếp cận, đó
là tiếp cận chuẩn hóa và tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB) Phương pháp tiếpcận chuẩn hóa ràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng cung cấp bởi các cơ quan xếphạng được công nhận Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng các ước tínhcủa chính ngân hàng về các yếu tố rủi ro nhất định, dựa trên các yếu tố rủi ro đượcphép tính toán, khoảng cách được tạo ra giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cậnnâng cao Các quy định mới về rủi ro tín dụng cũng bao gồm cả đối phó chi tiết vớichứng khoán và giảm thiểu rủi ro tín dụng
Trong phần trình bày này, chúng ta sẽ đề cập 02 phương pháp tính toán đánhgiá rủi ro tín dụng của các ngân hàng bao gồm phương pháp tiếp cận chuẩn hóa vàphương pháp dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ Phương pháp đánh giá dựa hệthống xếp hạng bao gồm (i) Dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản và (ii) Dựa trên xếphạng nội bộ nâng cao
a Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa
Khái niệm
- Đây là phương pháp tiếp cận để tính yêu cầu vốn cho rủi ro tín dụng củangân hàng Phương pháp này đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp tiếp cậnchuẩn hóa được hỗ trợ bởi các đánh giá bên ngoài ( tổ chức xếp hạng độc lập)
- Một số các định chế đánh giá tín dụng bên ngoài (ECAI)- các công tycung cấp đánh giá rủi ro công của bên vay thông qua xếp hạng sẽ được thừa nhậnnếu họ đáp ứng được tiêu chí chuẩn mực về tính khách quan, tính độc lập, nguồnlực, tính minh bạch và độ tin cậy
- Các nhà quản lý khi đó sẽ sắp xếp các xếp hạng bên ngoài đó theo tiêuchuẩn xếp hạng quốc tế Standard & Poors (S&P) Xếp hạng S&P cuối cùng đượcchuyển đổi thành các trọng số rủi ro
- Trong phương pháp tiếp cận chuẩn hóa, tài sản được phân loại thành một
Trang 38tập hợp các lớp tài sản được chuẩn hóa và một trọng số rủi ro áp dụng cho mỗi lớp,phản ánh mức độ tương quan của rủi ro tín dụng Sự thay đổi so với Basel I liênquan đến sử dụng xếp hạng tín dụng bên ngoài làm cơ sở quyết định trọng số rủi ro.
So với Basel I, nơi mà tất cả các tài sản đều được đánh trọng số 100%, thì giờ đây
đã có sự cân nhắc khác nhau cho các trọng số rủi ro Trọng số cho các doanh nghiệpđầu tư đã giảm đáng kể (ví dụ, tới 20% cho AAA), trong khi ở phân khúc doanhnghiệp không đầu tư, một trọng số rủi ro là 50% áp dụng cho doanh nghiệp đượcxếp hạng dưới “BB” Hơn nữa, các doanh nghiệp không được xếp hạng giờ đây đãđạt được một trọng số rủi ro tương tự như lúc trước thu được theo Basel I
Trang 39Bảng 1.1 Thang xếp hạng các khoản tín dụng Thang
xếp hạng
Mô tả
AAA Chất lượng tín dụng cực kỳ tốt và rủi ro tín dụng kỳ vọng cực kỳ thấp
Ít có xác suất là khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết tài chính
sẽ bị tác động tiêu cực bởi những sự kiện có thể dự đoán được
AA Chất lượng tín dụng rất tốt, phản ánh rủi ro tín dụng rất thấp Năng
lực đáp ứng và tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết tài chính và nănglực này ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện có thể được dựbáo trước
A Chất lượng tín dụng tốt, rủi ro tín dụng thấp Khả năng trả nợ được
đánh giá là tốt, nhưng dễ bị tổn thương hơn các mức xếp hạng trêntrước những thay đổi trong nền kinh tế
BBB Chất lượng tín dụng tương đối phản ánh một mức rủi ro tín dụng
trung bình Trong khi khả năng thanh toán các cam kết tài chính đượcđánh giá là đủ, những thay đổi bất lợi và các điều kiện kinh tế bất lợi
có thể làm suy yếu hơn và làm suy giảm khả năng thanh toán Đây làmức xếp hạng thấp nhất trong nhóm xếp hạng đầu tư
BB Chất lượng tín dụng ở mức đầu cơ cho thấy rủi ro tín dụng có thể sẽ
gia tăng, đặc biệt là trong các điều kiện bất lợi Các cam kết tài chínhvẫn có khả năng được đáp ững, nhưng có những yếu tố mang tính đầu
cơ và những sự không chắc chắn thường xuyên Đây là mức xếp hạngcao nhất trong nhóm đầu cơ
B Chất lượng tín dụng có tính đầu cơ cao phản ánh rủi ro tín dụng cao
Một mức rủi ro tín dụng lớn đã xuất hiện, nhưng vẫn còn một biên độ
an toàn nhất định Những điều kiện kinh tế, tài chính và điều kiệnkinh doanh bất lợi sẽ có khả năng làm suy giảm khả năng trả nợ
Dưới B Chất lượng tín dụng có tính bị tổn thương cao, trong đó việc vỡ nợ có
khả năng xảy ra rất cao Các đợt phát hành có mức xếp hạng nàythường có mức xếp hạng khả năng thu hồi ở mức trung bình
Nguồn : Hiệp ước Basel II – Bank For International Settlements
Bảng 1.2 Trọng số rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II
Trang 40Xếp hạng AAA/AA A BBB BB B Dưới B Không được
vay quá hạn 50%, 100%, 150% phụ thuộc vào mức độ dự phòng
Nguồn : Hiệp ước Basel II – Bank For International Settlements
Khi định tỷ lệ loại rủi ro trong phương pháp tiếp cận chuẩn hoá, các ngânhàng có thể sử dụng các đánh giá của các định chế đánh giá tín dụng bên ngoài vớinhững tiêu chí được định nghĩa cụ thể trong Basel II
Tài sản có rủi ro được tính toán theo phương pháp chuẩn hóa :
RWA (Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa) = ∑ (Tài sản được xếp hạng rủi ro *Trọng số rủi ro)
b Phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB)
Khái niệm:
Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ dựa trên đánh giá của một ngân hàngcủa các đối tác về khoản rủi ro tiềm ẩn để tính toán nhu cầu vốn cho rủi ro tín dụng
Phương pháp xếp hạng nội bộ đối với rủi ro tín dụng bao gồm 2 dạng: dạng
cơ bản và dạng nâng cao Phương pháp xếp hạng nội bộ khác về cơ bản so vớiphương pháp chuẩn hoá ở chỗ những đánh giá nội bộ của một ngân hàng về nhữngyếu tố rủi ro chủ yếu là những số liệu đầu vào quan trọng cho việc tính toán vốn Vìphương pháp này dựa trên vào những đánh giá nội bộ của ngân hàng, cần có nhữngyêu cầu cao hơn nữa về vốn nhạy cảm với rủi ro Tuy nhiên, phương pháp xếp hạng