1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh hệ thống tư pháp Pháp và Đức

20 2,6K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 237,34 KB

Nội dung

Tiểu luận môn luật học so sánh đề tài So sánh hệ thống tư pháp Pháp và Đức hệ thống tư pháp của Pháp hệ thống tư pháp của Đức so sánh để thấy sự khác biệt và giống nhau trong hai hệ thống pháp luật này

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT

=====000=====

TIỂU LUẬN LUẬT SO SÁNH

SO SÁNH HỆ THỐNG TÒA ÁN TƯ PHÁP

CỘNG HÒA PHÁP VÀ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

- Nhóm thực hiện: Nhóm 14

37 Trần Hoàng Lan 1616610061

39 Bùi Thị Khánh Linh 1616610064

63 Vũ Hoài Thu 1616610098

64 Nguyễn Thu Thủy 1616610100

- Lớp tín chỉ: PLU202(1-1718).1_LT

- Giảng viên hướng dẫn: GV Đinh Thị Minh Ngọc

Hà Nội, 10/2017

Trang 2

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Đối tượng nghiên cứu: 1

2 Mục đích nghiên cứu: 1

3 Phương pháp nghiên cứu: 1

NỘI DUNG 2

I Tổng quan hệ thống tòa án tư pháp của Pháp và Đức: 2

1 Hệ thống tòa án của Pháp: 2

2 Hệ thống tòa án Đức: 4

II So sánh giữa hai hệ thống tòa án tư pháp và lý giải nguyên nhân: 6

1 Các điểm giống nhau 6

2 Lý giải nguyên nhân giống nhau 7

3 Các điểm khác nhau 7

4 Lý giải nguyên nhân khác nhau 8

III Đánh giá hai hệ thống tòa án Pháp và Đức: 9

1 Hệ thống tòa án Pháp: 9

2 Hệ thống tòa án Đức 11

KẾT LUẬN 13

Tài liệu tham khảo: 15

ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Luật so sánh là một môn học còn khá mới trong chương trình đào tạo luật ở Việt Nam Luật so sánh đã thể hiện vai trò to lớn của nó trong việc cung cấp các thông tin về các hệ thống pháp luật trên thế giới trên phương diện so sánh, nhằm đưa ra các điểm tương đồng và sự khác biệt giữa các lĩnh vực về luật pháp trong đời sống Trong khuôn khổ môn học, chúng tôi đưa đến bài tiểu luận này với những điểm sau

1 Đối tượng nghiên cứu:

Trong môn học Luật so sánh, đối tượng nghiên cứu chính là các hệ thống pháp luật tiêu biểu, điển hình mang những đặc trưng thuộc hai dòng họ pháp luật lớn trên thế giới là Civil Law (Pháp, Đức) và Common Law (Anh, Mỹ) Mang những đặc trưng điển hình của dòng họ pháp luật Civil Law, hai quốc gia Pháp và Đức đều phát triển hệ thống tòa án dựa trên nền tảng truyền thống, tuy nhiên cũng đã có nhiều thành tựu trong quá trình phát triển và sửa đổi, gây được nhiều ảnh hưởng và trở thành hệ thống tham chiếu của nhiều hệ thống tòa án trên thế giới Vậy nên, chúng tôi đã lựa chọn hệ thống tòa án của hai quốc gia này làm đối tượng nghiên cứu trong bài tiểu luận này

2 Mục đích nghiên cứu:

Nhóm 14 đã lựa chọn đề tài: “Hệ thống tòa án Pháp và Đức dưới góc độ so sánh” nhằm đi sâu nghiên cứu hai hệ thống pháp luật tiêu biểu cho dòng họ pháp luật Civil Law này, từ đó nâng cao hiểu biết trong lĩnh vực Luật học, đưa ra những quan điểm vận dụng ưu điểm, hạn chế nhược điểm trong hai hệ thống tòa án đã được nghiên cứu vào hệ thống tòa án tại Việt Nam cùng mong muốn góp phần vào sự phát triển của hệ thống tòa án nước ta

3 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp mô tả khách quan;

Phương pháp phân tích, tổng hợp;

Trang 4

Phương pháp so sánh, đối chiếu.

NỘI DUNG

I Tổng quan hệ thống tòa án tư pháp của Pháp và Đức:

1 Hệ thống tòa án của Pháp:

a Tòa án hiến pháp (Hội đồng bảo hiểm): kiểm soát tính hợp hiến của luật,

chỉ xem xét vụ việc khi có đơn đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện, 60 thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ

b Tòa án tư pháp:

- Tòa dân sự thông thường: gồm ba cấp xét xử:

Thứ nhất, tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp – thay thế cho tòa hòa giải, tòa này có thẩm quyền xét xử các vụ dân sự nhỏ, có giá trị tranh chấp đến 10000 euros, sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ án có giá trị từ 4000 euros trở xuống

Thứ hai, tòa sơ

thẩm thẩm quyền rộng

- cấp xét xử cơ bản

của hệ thống tòa án

Pháp - xét xử theo

nguyên tắc tập thể,

mỗi phiên tòa đều có 3

thẩm phán chuyên

nghiệp Tòa TGI giải

quyết các vụ án dân sự

có trị giá tranh chấp

trên 10000 euros

Quyết định của tòa án này có thể bị kháng nghị, kháng cáo lên tòa phúc thẩm

Sơ đồ Tòa án tư pháp của Pháp

Trang 5

Thứ ba, tòa phúc thẩm có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các vụ án do các tòa án cấp dưới xét xử bị kháng nghị, kháng cáo và xét xử sơ thẩm các bản án phức tạp; quyết định của tòa án này có thể bị kháng nghị, kháng cáo lên Tòa phá án

- Tòa án dân sự đặc biệt: gồm các tòa án khác như tòa thương mại, tòa lao động, tòa xét xử hợp đồng nông nghiệp

- Tòa hình sự thông thường: được tổ chức phù hợp với việc phân loại tội phạm trong Bộ luật hình sự Pháp (gồm ba loại tội phạm: tội vi cảnh, tội phạm thường, tội giết người) Mỗi loại tội phạm được xét xử ở một loại tòa án khác nhau

- Tòa án hình sự đặc biệt: gồm có tòa án dành cho các vị thành niên, tòa án quân sự, tòa án an ninh quốc gia

- Tòa phá án: tòa án tư pháp tối cao, thường hủy các bản án của tòa cấp dưới nhưng không thay thế bằng bản án của mình; gửi vụ án xuống tòa án khác cùng cấp tòa án đã xét xử vụ việc xét xử lại khi phát hiện bản án có sự sai sót về mặt thủ tục

tố tụng hay áp dụng pháp luật nội dung không đúng

c Tòa án hành chính:

- Tòa án hành chính thẩm quyền chung:

 Tòa hành chính sơ thẩm: xét xử sơ thẩm vụ việc hành chính với nơi có trụ sở của cơ quan hành chính đã ban hành

quyết định hành chính bị khiếu kiện hoặc hợp

đồng hành chính có tranh chấp

 Tòa hành chính phúc thẩm: xử lí sơ

thẩm bị kháng nghị, kháng cáo

 Tham chính viện: tòa án hành chính

tối cao, cơ quan tham mưu cho chính phủ

Pháp; gồm ban hành chính và ban tài phán; cơ

quan duy nhất có quyền giải quyết kháng nghị

giám đốc thẩm với các quyết định xét xử

chung thẩm của mọi tòa án hành chính

Sơ đồ tòa án hành chính Pháp

Trang 6

- Các tòa án hành chính thẩm quyền chuyên biệt: có phạm vi thẩm quyền nhất định, mang tính chất đặc thù của vụ việc; gồm: Tòa kiểm toán, Tòa kỉ luật, ngân sách và tài chính, Ủy ban quốc gia về giải quyết tranh chấp về dịch vụ y tế và xã hội, Ủy ban trung ương về giải quyết khiếu kiện của người tị nạn

2 Hệ thống tòa án Đức:

a Tòa án hiến pháp: (Bundesverfassungsgericht), là cơ quan xét xử sơ thẩm

và chung thẩm các vụ kháng cáo, kháng nghị liên quan đến tính hợp hiến của các đạo luật, xung đột về thẩm quyền giữa các bang và giữa các bang với liên bang

 Gồm 16 thẩm phán, đều phải là những người rất giỏi trong lĩnh vực pháp luật, 6 người lấy từ thẩm phán của Tòa án liên bang và 10 người còn lại là nhân vật cao cấp tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật

 Gồm 6 hội đồng xét xử, mỗi hội đồng 3 thẩm phán, chuyên giải quyết các vụ khiếu kiện như của người dân về các bản án, quyết định hay hành vi hành chính; yêu cầu của thẩm phán về tính hợp hiến của một văn bản luật, giám sát trừu tượng

 Có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các bang hoặc liên bang với các bang, cấp hoạt động đảng phái chính trị vì vi phạm hiến pháp, tranh chấp

cơ quan hiến điịnh, kiểm tra tính hợp hiến

của luật, khiếu kiện cá nhân

b Hệ thống tòa án tư pháp: gồm các cơ

quan xét xử trong đó cơ quan cao nhất là cơ

quan liên bang và các cơ quan cấp dưới là của

các bang Điểm khác so với Hoa Kỳ là nó

không có hai hệ thống tòa án liên bang và các

bang tồn tại song song

Tòa án tư pháp có TQ thấp nhất là tòa

Amtsgericht (AG) giải quyết các vụ khiếu kiện

Sơ đồ hệ thống tòa án tư pháp của Đức

Tòa án tư pháp tối cao liên bang - BGH

Tòa án tư pháp phúc thẩm của bang - OLG

Tòa án tư pháp sơ thẩm cấp 2 - LG

Tòa án tư pháp sơ thẩm cấp 1 - AG

Trang 7

nhỏ, các vi phạm hình sự nhỏ; có thể bị kháng cáo, kháng nghị lên tòa Landgerichr (LG)

Tòa cao hơn AG là LG – xét xử sơ thẩm phần lớn các vụ án hình sự và tranh chấp dân sự và các bản án bị kháng nghị, kháng cáo ở AG

Tòa án cấp cao hơn LG là tòa án phúc thẩm – Oberlandesgericht (OLG) chỉ chuyên xét xử phúc thẩm các bản án của LG bị kháng nghị, kháng cáo

Tòa tư pháp cấp cao nhất có thẩm quyền chung là Tòa án liên bang Bundesglrichtshof (BGH), chỉ xem xét thủ tục mà tòa án đã xét xử có đúng như quy định của pháp luật hay không, chứ không xem xét tình tiết sự việc, chứng cứ của vụ án và không tự mình xét xử lại vụ án mà chuyển giao cho tòa phúc thẩm với một hội đồng khác xét xử lại

c Hệ thống tòa hành chính và các tòa án khác gồm tòa bảo hiểm xã hội, tòa lao động, tòa thuế.

Hệ thống tòa án hành chính (Verwaltungsgerichtbarkeit), gồm 03 cấp là Tòa

án hành chính (Verwaltungsgericht), Tòa án hành chính của Bang (Landesverwaltungsgericht) và Tòa án Hành chính Liên bang (Bundesverwaltungsgericht), có thẩm quyền xét xử các tranh chấp giữa một bên là

cơ quan nhà nước và phía bên kia là công dân, cụ thể, tòa án hành chính có thẩm quyền xét xử các khiếu nại về các hành vi hành chính của cơ quan nhà nước (ví dụ khiếu nại về quyết định không cấp phép xây nhà v.v )

Hệ thống tòa án tòa án tài chính, bao gồm Tòa án tài chính Bang (Finanzgericht), Tòa án tài chính Liên bang (Bundesfinanzgericht) Hệ thống tòa án tài chính xét xử các tranh chấp về thuế giữa một bên là công dân và bên kia là cơ quan nhà nước

Hệ thống tòa xã hội (Sozialgerichtsbarkeit), bao gồm Tòa án xã hội (Sozialgericht), Tòa án xã hội Bang (Landessozialgericht) và Tòa án xã hội Liên bang (Bundesozialgericht), xét xử các tranh chấp về trợ cấp xã hội giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xã hội và công dân

Trang 8

Do có các tính chất, đặc điểm phù hợp với kiến thức cũng như nguyện vọng của các thành viên trong nhóm, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình nghiên cứu bài tập nhóm và đảm bảo cho kết quả của bài tập được tốt nhất, nhóm 14 xin được lựa chọn hệ thống tòa án tư pháp của Pháp và Đức để tiến hành so sánh

II So sánh giữa hai hệ thống tòa án tư pháp và lý giải nguyên nhân:

1 Các điểm giống nhau

- Cùng thuộc dòng họ pháp luật Civil Law:

Một dòng họ pháp luật lớn và ảnh hưởng trên thế giới Điều này góp phần lí giải những điểm chung của hệ thống tòa án tư pháp hai nước: cấu trúc, nguồn của

hệ thống tòa án, cấp xét xử, phân chia pháp luật…

- Hệ thống được phân cấp xét xử theo ba cấp tòa:

Hệ thống tòa tư pháp của hai nước đều có cách chia cấp xét xử theo mô hình

từ thấp đến cao: cấp xét xử đầu tiên là cấp sơ thẩm, cấp tiếp theo là cấp phúc thẩm

và cuối cùng là cấp xét xử có thẩm quyền cao nhất trong hệ thống

- Hệ thống tòa án tư pháp xét xử các vụ việc có quan hệ giữa tư nhân với

tư nhân:

Phương pháp điều chỉnh chung của tư pháp là phương pháp tự do thỏa thuận ý

chí và bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật Trong quá trình thực

hiện và định hướng, không tránh khỏi những tranh chấp, mâu thuẫn Để thực hiện được, buộc phải có hệ thống tòa án giải quyết các sự vụ không tuân theo quy định của pháp luật tư pháp nói riêng cũng như phương pháp điều chỉnh của tư pháp nói chung

- Không coi tiền lệ pháp luật là hình thức pháp luật thông dụng và phổ biến như pháp luật thành văn:

Pháp và Đức đều có quan điểm thống nhất rằng lập pháp là hoạt động của nghị viện, tòa án là nơi áp dụng luật để xét xử chứ không phải hoạt động xét xử tạo ra

Trang 9

luật Án lệ chỉ được coi là hình thức khắc phục khiếm khuyết của pháp luật thành văn

- Tòa án tư pháp cấp cao nhất chỉ xem xét việc tuân thủ thủ tục tố tụng và

áp dụng pháp luật:

Cả hai hệ thống tòa án tư pháp của Pháp và Đức đều có quy định về thẩm quyền của cấp xét xử cao nhất: xem xét về thủ tục tố tụng và quá trình áp dụng pháp luật, nếu có sai sót sẽ hủy án và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa phúc thẩm cùng cấp tòa đã xét xử trước đó để xét xử lại

2 Lý giải nguyên nhân giống nhau

- Thừa nhận quan điểm giữa luật công và luật tư không thể đặt lên cùng một bàn cân, chính vì vậy, hệ thống tòa án tư pháp ra đời với các chế định tư pháp để xét xử các sự việc liên quan

- Do thừa hưởng đặc điểm của dòng họ pháp luật Civil Law: những đặc điểm giống nhau của hệ thống tóa án tư pháp giữa hai nước về nguồn pháp luật, chức năng, được thể hiện đầy đủ và cụ thể thông qua những nét tương đồng trong việc

so sánh hai hệ thống tòa án của Pháp và Đức

- Cùng có nguồn gốc lịch sử ảnh hưởng sâu sắc của Luật La Mã Vì vậy, có trình độ pháp điển hóa thuần thục dựa trên truyền thống luật nước mình

- Cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực nên không thừa nhận vai trò lập pháp của cơ quan xét xử Vì vậy, pháp luật thành văn được coi trọng và có trình độ pháp điển hóa cao

3 Các điểm khác nhau

Cộng hòa Pháp Cộng hòa Liên bang Đức

Cách

thức tổ

chức

Hệ thống tòa án của Pháp bao gồm các tòa chuyên trách riêng

về các ngành luật (ở đây chia

thành Dân sự và Hình sự)

Với mỗi tòa chuyên trách lại bao gồm tòa thông thường và tòa

đặc biệt

Hệ thống tòa án của Đức được tổ chức tại 02 cấp: cấp bang và cấp liên bang Cơ quan xét xử cao nhất là cơ quan liên bang, còn các tòa án cấp dưới là của Bang

Trang 10

Cơ chế

phúc

thẩm

Ở Pháp có tòa phúc thẩm được thành lập ở các thành phố

lớn và các khu vực lãnh thổ

Toàn thể nước Pháp không tính

lãnh thổ hải ngoại có 35 tòa phúc

thẩm

Riêng bản án bị kháng nghị, kháng cáo của tòa vi cảnh và tòa

tiểu hình được xét xử phúc thẩm

tại tòa tiểu hình phúc thẩm

Các tòa án có thẩm quyền cao hơn được quyền phúc thẩm các bản

án bị kháng nghị kháng cáo ở tòa cấp thấp hơn Ví dụ: tòa LG được quyền phúc thẩm các bản án bị kháng nghị kháng cáo của tòa AG; tòa OLG được quyền phúc thẩm các bản án bị kháng nghị kháng cáo của tòa LG

Cách

thức hoạt

động của

tòa phá

án và tòa

liên bang

Tòa phá án ở Pháp có 6 tòa:

- 3 tòa dân sự

- 1 tòa thương mại, tài chính

- 1 tòa hình sự

- 1 tòa về các vấn đề xã hội

Tòa án liên bang của Đức có duy nhất 01 tòa, được tổ chức thành các phòng:

- 11 phòng giải quyết về luật tư

- 5 phòng giải quyết về hình sự -7 phòng chuyên trách

Xét xử

các tội

hình sự

Luật Hình sự hiện hành của Pháp phân chia tội phạm thành 3

loại: tội vi cảnh, tội phạm thường

và tội giết người Với mỗi loại sẽ

được xét xử tại các tòa: tòa vi

cảnh, tòa tiểu hình và tòa đại

hình

Riêng tòa đại hình chỉ họp theo định kỳ 3 tháng/kỳ

Tội phạm hình sự ở Đức được chia ra làm 2 loại lớn và không có các tòa xét xử riêng biệt Cụ thể: Các vi phạm hình sự nhỏ (vi cảnh) được xét xử ở tòa AG

Các vi phạm hình sự khác được xét xử ở tòa LG

4 Lý giải nguyên nhân khác nhau

Những điều kiện lịch sử, chính trị, dân tộc, tôn giáo, tập quán, của mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng Từ đó khiến cho pháp luật và cụ thể ở đây là hệ thống tòa án ở mỗi quốc gia tồn tại sự khác biệt Hơn nữa, mỗi quốc gia có cách xây dựng và áp dụng khác nhau sao cho việc quản lý xã hội và việc thi hành luật pháp là thuận tiện và nghiêm minh nhất Áp dụng vào trường hợp của Pháp và Đức

ở đây, sự khác biệt có thể lý giải ở các khía cạnh:

- Lịch sử: Đức từng bị chia cắt lâu dài và chỉ thống nhất trong thời gian ngắn; sau khi thống nhất lại dùng Hiến pháp của Tây Đức làm Hiến pháp quốc gia năm

Trang 11

1990; nên trong chính hệ thống pháp luật của quốc gia này đã tồn tại những điểm khác biệt Còn ở Pháp, qua các thời kỳ đều thống nhất sử dụng cùng một bản Hiến pháp năm 1958

- Hình thức cấu trúc nhà nước: Pháp là một nhà nước đơn nhất trong khi Đức

là một nước liên bang nên cách thức tổ chức của Đức chia theo Bang chứ không theo từng ngành luật như Pháp

- Hình thức chính thể: Đức là nước cộng hòa đại nghị còn Pháp là nước cộng hòa lưỡng tính

III Đánh giá hai hệ thống tòa án Pháp và Đức:

1 Hệ thống tòa án Pháp:

a Ưu điểm:

- Trong hệ thống xét xử có tối thiểu là ba thẩm phán Trong mỗi phiên toà, một số thẩm phán cùng nhau nghe và giải quyết vụ án Điều này khiến cho việc giải quyết vụ án trở nên minh bạch

- Do nhu cầu phân phối công việc, giúp các thẩm phán và các Tòa không bị quá bởi vụ án ở cấp sơ thẩm, hệ thống Tòa án Pháp ở cấp này đã được phân chia một cách chi tiết, vì vậy, các vi phạm dù là nhỏ nhất cũng được xét xử, tạo tính răn

đe trong áp dụng pháp luật chặt chẽ

 Có sự phân chia rõ ràng giữa hệ thống các tòa: xét dưới góc độ chuyên môn, có các Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Lao động, Tòa Thương mại… có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân…

 Bên cạnh đó, trong một toà (cụ thể là tòa hình sự thông thường) phân chia các loại hình vi phạm pháp luật cụ thể, từ đó có thể minh bạch trong việc phân loại các loại tội danh, đi đến việc phân chia đều thẩm quyền của các tòa trong việc xét xử

Ngày đăng: 27/10/2018, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w