1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa (LV thạc sĩ)

120 307 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóaPháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóaPháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóaPháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóaPháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóaPháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóaPháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóaPháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóaPháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóaPháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VƯƠNG THỊ CÚC

PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ CỦA PHẠM QUỲNH

DƯỚI GÓC NHÌN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VƯƠNG THỊ CÚC

PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ CỦA PHẠM QUỲNH

DƯỚI GÓC NHÌN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI LINH HUỆ

Thái Nguyên – 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Linh Huệ - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn

Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, khoa Văn – Xã hội

và phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện công trình nghiên cứu này

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Vương Thị Cúc

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS Bùi Linh Huệ - Cán bộ khoa Văn – Xã hội, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích dẫn tài liệu của luận văn này

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Vương Thị Cúc

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

2.1 Những nghiên cứu về thể loại du kí 3

2.2 Những nghiên cứu về du kí của Phạm Quỳnh và Pháp du hành trình nhật kí 8

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 12

3.1 Phạm vi nghiên cứu 12

3.2 Đối tượng nghiên cứu 12

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12

5 Phương pháp nghiên cứu 13

6 Đóng góp mới của luận văn 13

7 Cấu trúc luận văn 13

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14

1.1 Khái lược về thể loại du kí 14

1.1.1 Khái niệm 14

1.1.2 Đặc điểm 16

1.2 Ngành nghiên cứu văn hóa, lí thuyết diễn ngôn và phê bình hậu thực dân 19

1.2.1 Ngành nghiên cứu văn hóa 19

1.2.2 Lí thuyết diễn ngôn 22

1.2.3 Phê bình hậu thực dân 28

1.3 Khái lược về tác giả Phạm Quỳnh 36

1.4 Khái lược về tác phẩm Pháp du hành trình nhật kí 41

CHƯƠNG 2: PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH HẬU THỰC DÂN 45

2.1 Ứng dụng Phê bình Hậu thực dân trong nghiên cứu thể loại tự thuật và du kí 45

2.2 Cái nhìn huyền thoại hóa về phương Tây trong Pháp du hành trình nhật kí 48

2.2.1 Ảnh hưởng của Tiến hóa luận tới tư tưởng “Ỷ Pháp cầu tiến bộ” của Phạm Quỳnh 48

2.2.2 Sự huyền thoại hóa/thiêng hóa phương Tây 54

2.3 Sự đồng hóa của chủ nghĩa thực dân lên cái nhìn của Phạm Quỳnh khi mô tả các dân tộc thuộc địa khác 64

2.4 Sự kháng cự và tự chủ nhất định khi tiếp nhận văn minh phương Tây 72

Trang 6

2.4.1 Cái nhìn phê phán ở mức độ nhất định với văn minh phương Tây và chính sách thực dân 73 2.4.2 Sự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc 76

CHƯƠNG 3: PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ DƯỚI GÓC NHÌN NGHIÊN CỨU

DIỄN NGÔN 81 3.1 Thể loại như một loại hình diễn ngôn 81 3.2 Sự thật như một loại diễn ngôn 83

3.3 Pháp du hành trình nhật kí trong cái nhìn so sánh: giải quan niệm truyền thống về

“sự thật” trong thể loại du kí 85

3.3.1 So sánh Pháp du hành trình nhật kí với các du kí ra nước ngoài cùng thời 86 3.3.2 So sánh Pháp du hành trình nhật kí với các tác phẩm giả - du kí cùng giai đoạn 91 3.3.3 So sánh Pháp du hành trình nhật kí với một số du kí phương Tây về Việt Nam

99

3.3.4 So sánh Pháp du hành trình nhật kí với một số du kí ra nước ngoài giai đoạn

1945 – 1975 103

KẾT LUẬN 107 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là một bước chuyển mình có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của văn học dân tộc Văn học thời kì này đã dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa khu vực, tiếp cận với văn hóa Phương Tây và đặc biệt là văn hóa Pháp Quá trình hiện đại hóa văn học đã dẫn tới sự xuất hiện của các trào lưu văn học với các nhà văn tầm cỡ, sự thay đổi của tư tưởng nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, đề tài, chủ đề…Và đặc biệt, tâm điểm cho sự hiện đại hóa của thời kì này là sự xuất hiện của nhiều thể loại mới làm cho bức tranh đời sống văn học thêm phần phong phú và trở thành đối tượng của nghiên cứu văn học Thể loại du kí là một bộ phận của kí Du kí xuất hiện từ rất sớm trong tiến trình của lịch sử văn học Việt Nam ở các dạng thức khác nhau Trong văn học trung đại,

du kí được viết bằng chữ Hán, dưới hình thức các loại thơ, phú, kí Du kí giai đoạn này ghi chép lại những sự kiện, danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước như

Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Tây hành nhật kí của Phạm Phú Thứ… Đầu

thế kỉ XX, du kí có sự phát triển bùng phát, tạo thành một dòng chảy mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển và hoàn thiện của thể loại này Sáng tác du kí ra đời từ các chuyến viễn du nên nội dung hướng đến việc ghi chép những tri thức, hiểu biết kì thú về lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục tập quán của những vùng đất mới… mà tác giả đi qua Sự hình thành và phát triển của thể tài du kí đã đóng góp vào sự phong phú của văn học kí Việt Nam

Đặt trong quá trình phát triển và hình thành thể loại, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và đặc biệt xuất hiện nhiều tác giả với những phong cách khác nhau Xét về du kí Quốc ngữ nửa đầu thế

kỉ XX, với vai trò là chủ bút của Nam Phong tạp chí thì Phạm Quỳnh đã là người

khởi xướng, mở đường cho du kí xuất hiện trên văn đàn với tư cách là một thể loại của văn học Việt Nam hiện đại Văn du kí của Phạm Quỳnh đa dạng về hành trình,

Trang 8

mục đích chuyến đi và cách thức thể hiện tiếng nói riêng của tác giả trước hiện thực

nhìn thấy Trong số những tác phẩm du kí đặc sắc của Phạm Quỳnh thì Pháp du hành trình nhật kí được coi là một đại diện tiêu biểu Đây cũng được coi là đóng

góp đặc biệt quan trọng ở thể tài du kí viết về nước Pháp và mối quan hệ Việt – Pháp hồi đầu thế kỉ XX Hiện nay trong nghiên cứu phê bình ở Việt Nam vẫn chưa

có một nghiên cứu có hệ thống đánh giá đúng mức về tư tưởng, đặc điểm thể loại tác phẩm này của Phạm Quỳnh trong cái nhìn so sánh với các du kí và giả du kí viết

về phương Tây cùng thời, khác thời cũng như các du kí viết về Việt Nam của người phương Tây

1.2 Ngành nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies) là một lĩnh vực được khởi

đầu trong giới học thuật Anh từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX; và sau này được lan truyền và phát triển, biến đổi khắp nơi trên thế giới Là một lĩnh vực liên ngành, nghiên cứu văn hóa dựa trên lí thuyết và phương pháp của các ngành khác, nhưng được làm mới với sự quan tâm đặc biệt đến khía cạnh quyền lực, diễn ngôn,

hệ tư tưởng và chính trị của văn hóa Mục đích của ngành nghiên cứu văn hóa không chỉ là khám phá bản chất chính trị của văn hóa đương đại thông qua việc tìm hiểu sự vận hành của diễn ngôn và quyền lực, mà bản thân ngành nghiên cứu văn hóa cũng có thể coi là một dạng thức mang tính diễn ngôn

Có thể thấy xưa nay, từ các công trình phê bình văn học trung đại cho đến hiện đại, từ văn học sử cho đến lí luận văn học hiện đại, các nhà nghiên cứu thường cho rằng ghi chép sự thật là đặc trưng quan trọng nhất của du kí Quan niệm này đã dẫn tới nhiều cách hiểu có phần thiên kiến và có những hạn chế nhất định trong khi tiếp cận đặc điểm thể loại du kí Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu trong du kí, có sự thật khách quan tối đa như nhiều nhà lí luận, phê bình đã chỉ ra và là yếu tố quan trọng nhất của thể loại này hay không? Điều này đòi hỏi cần phải có một cách nhìn

nhận toàn diện và khách quan hơn về thể loại văn học này Tiếp cận Pháp du hành trình nhật kí từ góc nhìn nghiên cứu văn hóa có thể đưa ra một cách nhìn mới về

Trang 9

đặc điểm của yếu tố sự thật trong du kí và thay đổi cách nhìn truyền thống về thể loại như là những mô hình tĩnh tại, bất biến

1.3 Những nền tảng lí thuyết trên đã cung cấp cho chúng tôi một cách tiếp cận

mới với thể loại du kí, và đặc biệt là với Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh Tìm hiểu Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn

nghiên cứu văn hóa (cụ thể là phương pháp phê bình hậu thực dân và nghiên cứu diễn ngôn) là một hướng đi có nhiều triển vọng Một mặt, hướng đi này giúp khám

phá Pháp du hành trình nhật kí trong mối quan hệ với tư tưởng hệ của thời đại Mặt

khác, nó giúp tìm hiểu được đặc trưng của thể loại du kí dưới góc nhìn mới Với những ý nghĩa ấy, có thể nói, hướng tiếp cận này sẽ hứa hẹn nhiều triển vọng cho nghiên cứu du kí của Phạm Quỳnh nói riêng và loại hình văn học kí nói chung

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Những nghiên cứu về thể loại du kí

Du kí là một thể loại xuất hiện khá sớm trong đời sống văn học Nhưng trong giới nghiên cứu phê bình, phần lớn mới chỉ dừng lại ở những bài viết nhỏ, những nghiên cứu sơ lược, chỉ nhắc tới du kí khi bàn về thể kí nói chung Ngay cả vào thời điểm du kí phát triển mạnh mẽ ở nửa đầu thế kỉ XX, vấn đề thể loại của du kí cũng chưa được mọi người quan tâm Có người xem du kí chỉ là chuyện kể lại một cuộc hành trình

Năm 1942, trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nói một cách

sơ lược về thể loại du kí khi nói tới nhóm nhà văn của Nam phong tạp chí Đặc biệt, tác giả đã nhắc đến tác phẩm du kí Chuyến đi Bắc Kì của Trương Vĩnh Ký Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm xuất bản năm 1950 có nhắc tới thể tài du kí một cách sơ lược Cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn

đề lịch sử và lí luận do Phan Cự Đệ chủ biên, với quan niệm du kí như một thể của

kí đã đưa ra những đánh giá, bàn luận về thể loại du kí

Tiếp cận về phương diện thể tài, Nguyễn Hữu Sơn có nhiều bài nghiên cứu

như: “Thể tài du kí trên tạp chí Nam phong, 1917 – 1934” (Tạp chí nghiên cứu Văn

Trang 10

học, số 4, 2007), “Du kí về vùng văn hóa Sài Gòn – Nam Bộ trên Nam phong tạp chí” (Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 619), “Thể tài du kí về Hà Nội 1/2 đầu thế kỉ XX” (Báo Văn nghệ Quân đội, số 10, năm 2000), “Phác thảo du kí Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám” (Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 6, năm 2000),

“Du kí Quảng Ninh nửa đầu thế kỉ XX” (Báo Văn nghệ Hạ Long, số tết, 2012);

“Du kí của người Việt Nam viết về nước Pháp và mối quan hệ Việt – Pháp giai

đoạn cuối thế kỉ XIX – nửa đầu thế kỉ XX” (Kỉ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba)

Cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học do nhà nghiên cứu Mã Giang Lân chủ

biên cũng đề cập tới thể tài du kí: “Thể loại văn học đầu tiên nên viết bằng chữ quốc ngữ phải kể đến thể tài du kí Đây là một hình thức bút kí văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau…nguồn gốc của du kí cần tìm trong hình thức tùy bút, kí sự truyền thống” [18, 16]

Với bài “Du kí như một thể tài”, Phạm Xuân Nguyên có nhiều ý kiến xác đáng trong việc mở rộng phạm vi thể tài và xếp những sáng tác khi đi xa đều thuộc về thể

loại du kí Trong bài viết “Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi, 1876 của Trương Vĩnh Kí

nhìn từ bình diện thể tài văn học”, nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam đã dành hẳn một mục để định danh thể tài với tư cách là thuật ngữ văn học

Trong bài viết “Kí Việt Nam thời trung đại, quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng thể loại”, Nguyễn Đăng Na tuy không lấy du kí làm đối tượng nghiên cứu chính nhưng tác giả đã căn cứ vào đặc điểm của thể tài du kí để nghiên cứu một số

tác phẩm.Vừa mang tính kế thừa vừa đưa ra quan điểm mới, trong cuốn Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỉ XX (2004), ở phần "Văn chương hiện kim", mục "Những bước đầu của tiểu thuyết", Bùi Đức Tịnh coi du kí

như những thiên kí sự kể những chuyện của chính tác giả, "được xem như là một loại tiểu thuyết, chỉ tô điểm thêm đôi chút những sự thật mà tác giả đã chứng kiến"

[80, 363]

Trang 11

Gần đây nhất, trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử

và lí luận, ở "Chương I: Sự hình thành và phát triển của thể kí", khi nêu ra quan

niệm về thể kí, Phan Cự Đệ cũng cho rằng: “Kí là loại hình văn học trung gian giữa báo chí và văn học Kí bao gồm nhiều thể dưới dạng văn xuôi tự sự như bút kí, hồi

kí, du kí, nhật kí, phóng sự, tùy bút và cả hồi kí tự truyện” [11, 373]

Giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, 1995) cũng đã nghiên cứu

và đưa ra quan điểm xem du kí là một trong các hình thức của thể loại kí: “Kí không phải là một thể loại thuần nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép, miêu

tả và biểu hiện về cuộc sống trong văn xuôi từ kí sự, bút kí, hồi kí, du kí, đến nhật

kí, tùy bút, tiểu phẩm văn học, bút kí chính luận… [10, 215]

Năm 2013, luận văn thạc sĩ “Ngôn ngữ nghệ thuật của thể tài du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)” của Vũ Hương Giang đã chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ của thể tài du kí trên Nam phong tạp chí, khẳng định đóng góp của du kí trong buổi

đầu hình thành nền văn xuôi Quốc ngữ

Năm 2014, Trần Thị Mĩ Hạnh thực hiện luận văn thạc sĩ “Thể tài du kí trong

văn xuôi trung đại Việt Nam (Qua Thượng kinh kí sự, Tây hành kiến văn kỉ lược, Giả viên biệt lục)” Luận văn đã nghiên cứu đặc điểm của thể tài du kí trung đại về

phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật, nhận thức giá trị thẩm mĩ và những đóng góp của thể tài trong bức tranh toàn cảnh của văn học dân tộc

Những công trình nghiên cứu trên phần lớn đã đề cập được những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật, những đóng góp của du kí trong việc xây dựng bức tranh văn học dân tộc nhiều màu sắc, đa dạng về thể loại và phong cách nhà văn Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên vẫn nhìn nhận du kí nói riêng và kí nói chung như một thể loại tĩnh tại, ổn định, bất biến và dùng để ghi chép sự thật chứ chưa nhìn nhận thể loại này như một loại diễn ngôn, biến đổi theo sự chi phối của thời đại, tư tưởng hệ Gần đây, cùng với cách nhìn mới về lý luận, phê bình văn học – coi lý luận, phê bình văn học cũng là những diễn ngôn hình thành dưới sự biến đổi, ảnh hưởng, tác động của tư tưởng hệ thời đại, đã có một bộ phận các nhà nghiên

Trang 12

cứu văn học Việt Nam thay đổi cách nhìn về tính ổn định, bất biến của thể loại

Năm 2007, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn cho ra mắt bạn đọc cuốn Du kí Việt Nam và thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả Bộ sách gồm ba tập, giới thiệu 62 tác phẩm đăng trên Nam phong tạp chí Ở lời giới thiệu sách, tác giả có đánh giá

tình hình nghiên cứu du kí hiện nay, lí giải cơ sở hình thành, quá trình vận động của thể tài du kí và đặc biệt nhấn mạnh sự hỗn dung độc đáo trong loại thể của thể tài qua một số du kí tiêu biểu Nguyễn Hữu Sơn trong bài báo “Thể tài văn xuôi du kí chữ Hán thế kỷ XVIII - XIX và những đường biên thể loại” (2012) cũng bước đầu chỉ ra sự hỗn dung, biến đổi phong cách của du kí giữa các tác giả khác nhau, thuộc

các thời đại khác nhau “Có thể thấy trong Tây hành kiến văn kỷ lược dung nạp cả

phong cách ký, ghi chép cảnh thực, người thực, việc thực cùng với tiếng nói nghị luận, biện luận, biện thuyết, so sánh ngoại đề Điều này khiến cho các trang du kí luôn giữ được sự cân bằng giữa một bên là vị thế quan chức - nhà Nho gắn với lối văn chức năng hành chính với những quan sát cá nhân vốn luôn hướng đến phát lộ tiếng nói trữ tình ngoại đề Sự cân bằng này nói lên đặc điểm nhiều hơn là xác định giá trị tác phẩm, cho thấy tiếng nói con người cá nhân và xu thế ly tâm chưa đủ vượt được từ trường của những hình thức qui phạm, quan phương” [71, 79] Ông kết luận: “du kí có sự thể hiện rõ đặc điểm giao thoa, đan xen, thâm nhập, chuyển hóa, hỗn dung và tích hợp thể loại theo nhiều hình thức và mức độ khác biệt nhau”

[71, 9] Cũng vậy, Kim Nhạn trong luận văn thạc sĩ “Du kí, bộ phận độc đáo trong

sự nghiệp của nhà văn Phạm Quỳnh” (2013) cũng đã nhận thấy nỗ lực hiện đại hóa, làm mới văn chương Việt Nam thông qua việc hỗn dung thể loại trong du kí Phạm Quỳnh dưới ảnh hưởng của văn chương Pháp

Gần đây, luận án tiến sĩ “Kí như một hình thức diễn ngôn” (2012) của Nguyễn Thị Ngọc Minh đã ứng dụng lí thuyết diễn ngôn và kí hiệu học văn hóa để lật lại và phác thảo mới lí thuyết về loại hình văn học kí, tập trung vào hai đặc trưng quan trọng nhất là mã thể loại và mã tư tưởng hệ Mã thể loại là lớp tu từ của sự thật trong kí, được chồng xếp lên lớp ngôn ngữ sự thật Tuy nhiên, tác giả chỉ ra: “sự thật trong kí không phải bao giờ cũng có thể qui chiếu đến một thực tại vật lí, bởi sự

Trang 13

thật trong kí, trước hết là một sự thật ngôn ngữ, nhất là trong thời đương đại, khi các

kí hiệu đang trở nên bành trướng và nhốt chặt, vây bủa con người” [37, 155] Lớp

tu từ này lại khiến cho sự thật trong kí không đơn giản chỉ là sự sao chép nguyên vẹn sự thật đời sống, mà là sự thật được kiến tạo nên bằng các phương tiện nghệ thuật, bao giờ cũng có sự sai khác, gián cách với sự thật đời sống Qua đó, có thể thấy, kí là một loại diễn ngôn nghệ thuật về sự thật Bên cạnh đó, kí không chỉ phải tuân thủ những qui ước của mã thể loại mà còn chịu sự tác động của mã tư tưởng

hệ Tác giả định nghĩa mã tư tưởng hệ như sau: “Mã tư tưởng hệ với tư cách là hệ thống nguyên tắc xác lập quan hệ giữa chủ thể và thế giới đã chi phối lập trường phát ngôn của người trần thuật xưng tôi, khiến nó trở thành một hình tượng mang giá trị xã hội thẩm mĩ, thể hiện một sự định giá mang tính chất cộng đồng của một lớp người, một thời đại Mã tư tưởng hệ đã khiến cho bức tranh thế giới xác thực trong kí, hóa ra, lại là một mô hình thế giới khái quát Mã tư tưởng hệ tạo nên trong

kí một lớp nghĩa mở rộng, chìm bên dưới lớp nghĩa đen (nghĩa chỉ vật) và nghĩa nghệ thuật trong kí Sự chi phối của mã tư tưởng hệ khiến cho tiếng nói về sự thực trong kí tưởng là tiếng nói của một cá thể, hóa ra là tiếng nói siêu cá thể, vô nhân xưng Chủ thể nói sự thực trong kí tưởng chừng là một chủ thể tự do, hóa ra, lại chịu sự chế định một cách vô thức của những áp lực văn hóa, những cấu trúc diễn ngôn” [37, 156] Tác giả kết luận rằng, dưới sự chi phối của mã thể loại và mã tư tưởng hệ, kí không đơn giản chỉ là ghi chép sự thật, mà đúng hơn, là diễn ngôn kiến tạo sự thật Là diễn ngôn sự thật, nên nó không tuyệt đối, bất biến, mà thay đổi trong những thời đại, những nền văn hóa, và khác biệt trong những không gian văn hóa khác nhau Việc nghiên cứu thể loại kí từ góc độ diễn ngôn đã giúp tác giả lí giải sự biến đổi mô hình thể loại kí qua các thời đại và các tác giả có tư tưởng hệ khác nhau

Tài liệu trên, tuy chưa đề cập nhiều tới thể loại du kí, nhưng đã góp phần định

hướng để chúng tôi quyết định tiếp cận du kí Pháp du hành trình nhật kí từ góc độ

nghiên cứu diễn ngôn

Trang 14

2.2 Những nghiên cứu về du kí của Phạm Quỳnh và Pháp du hành trình nhật kí

Bằng tài năng và sở học uyên bác, bằng sự kiên trì và cẩn trọng trong khoa học, đặc biệt là bằng tình yêu tha thiết với văn hóa, văn học nước nhà, Phạm Quỳnh được coi là nhà văn hóa có đóng góp đặc biệt với nền văn hóa nước nhà Ông sáng tác ở nhiều thể loại và thành công xuất sắc ở thể tài du kí

Trong Phê bình và cảo luận (1933), Thiếu Sơn đã có những nhận định xác

đáng và toàn diện về tư tưởng chính trị cũng như sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh Thiếu Sơn đánh giá cây bút quốc văn của ông Phạm Quỳnh đã có ảnh hưởng sâu rộng mà cây bút Pháp văn của ông cũng rất đáng giá với văn học nước nhà

Năm 1941, trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã viết hẳn một

chương về Phạm Quỳnh với những kết luận rất xác đáng về những đóng góp của học giả đối với nền quốc văn Tác giả cho rằng Phạm Quỳnh thường nghiên cứu đến chế độ và văn chương của tiền nhân, của các thế hệ đi trước

Năm 1942, khi xuất bản bộ sách Nhà văn hiện đại, ở phần “Các nhà văn đi tiên

phong”, nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan đã dành hơn 30 trang sách viết về Phạm Quỳnh cùng những đánh giá rất sâu sắc về những công trình khảo cứu, dịch thuật, du kí của ông

Năm 2000, tên của Phạm Quỳnh chính thức được nêu lên thành mục trong quyển

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của NXB Giáo dục Năm 2004, Từ điển thuật ngữ Văn học (bộ mới, NXB Thế giới – tháng 10 năm 2004) đã bổ sung mục Phạm Quỳnh,

do Nguyễn Huệ Chi viết, dài đến ba trang Trong đó, công lao của Phạm Quỳnh đối với văn học nước nhà đã được đánh giá một cách khách quan và thừa nhận một cách trang trọng

Ngoài những công trình có tính chất quy mô như trên, từ những năm 2000 đến

nay, tạp chí Nghiên cứu văn học lần lượt đăng tải những bài nghiên cứu xuất sắc về Phạm Quỳnh: “Báo chí và văn chương qua một số trường hợp Nam phong Tạp chí”

Trang 15

(Nguyễn Đình Chú, Trịnh Vĩnh Long, số 2, 2005), “Thể tài du kí trên Tạp chí Nam phong” (Nguyễn Hữu Sơn, số 4, 2007), …

Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu nói về giá trị sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh, trong đó có nhắc đến thể loại du kí của ông nhưng mức độ vẫn còn

ngữ” [49, 196], “Phạm Quỳnh tuy không tiến đến làm tiểu thuyết song đã viết trong báo Nam phong nhiều thiên du kí: Mười ngày ở Huế, Trẩy chùa Hương, Một tháng

ở Nam Kì, rồi dài hơn nữa là Pháp du hành trình nhật kí…Những thiên du kí ấy

đều có giá trị văn học và chứng tỏ bên cạnh con người Phạm Quỳnh học giả, lí thuyết gia, còn một con người Phạm Quỳnh văn gia, tâm hồn giàu cảm xúc, tinh tế

và ngòi bút duyên dáng…” [49, 196]

Năm 1968, trong công trình Mục lục phân tích Nam phong tạp chí (1917 1934), Nguyễn Khắc Xuyên đưa ra nhận xét: “Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy sống

-trong đất nước với giang sơn gấm vóc mà không được biết tới những cảnh gấm vóc

giang sơn thì đây theo tờ Nam Phong chúng ta có thể phần nào làm lại cuộc hành

trình qua tất cả các phong cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam, từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến đảo Phú Quốc, từ núi Tiên Du đến cành

Hà Tiên và Ngũ Hành Sơn, từ Cổ Loa, Hạ Long đến Huế thơ mộng…” [99, 34]

“Với thời gian, những tài liệu này hẳn sẽ trở nên quý hóa đối với chúng ta Trong

Trang 16

mục du kí này phải kể bài: Hạn mạn du kí của Nguyễn Bá Trác, Lại tới thần kinh của Nguyễn Tiến Lãng, Mười ngày ở Huế, Một ngày ở Nam Kì và nhất là Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh” [99, 34] Như vây, Pháp du hành trình nhật kí

của Phạm Quỳnh luôn được coi là một đóng góp quan trọng và được đánh giá rất cao Nó không chỉ khẳng định giá trị các tác phẩm của Phạm Quỳnh, mà trên mỗi trang giấy còn là kho tư liệu vô cũng phong phú về nước Pháp mà tác giả đã đem đến cho người đọc

Đặng Hoàng Oanh trong bài viết “Ngôn ngữ du kí của Phạm Quỳnh” đăng trên báo điện tử Phong Diệp net đã nêu lên những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ du kí

Phạm Quỳnh về mặt từ vựng và ngữ pháp Tác giả bài viết cho rằng có thể xem việc hăng hái viết du kí của Phạm Quỳnh chính là một sự thể nghiệm Tiếng Việt quốc ngữ trong lĩnh vực văn xuôi

Trong bộ sách Nhà văn hiện đại (1942), Vũ Ngọc Phan nhận xét về sáng tác du

kí của Phạm Quỳnh: “Phạm Quỳnh là một nhà văn bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất cứ về một vấn đề gì, từ thơ văn cho đến triết lí, đạo giáo cho đến chính trị, xã hội, không một vấn đề nào là ông không tham khảo tường tận trước khi đem

ra bàn trên mặt giấy” [58, 69] Còn Phạm Thế Ngũ, trong cuốn Việt Nam văn học

sử giản ước tân biên đã cho rằng: “Phạm Quỳnh đã mở đường cho một loại văn sau

này thành một thời, ấy là loại du kí” [49, 190] Như vậy, xét về du kí Quốc ngữ nửa đầu thế kỉ XX, không phải Phạm Quỳnh là người mở đầu mà là Nguyễn Văn Vĩnh,

nhưng với vai trò là chủ bút của Nam phong, Phạm Quỳnh là người khởi xướng và

có nhiều tác phẩm du kí đặc sắc Có thể khẳng định, ông là người mở đường cho du

kí xuất hiện trên văn đàn với tư cách là một thể loại của văn học Việt Nam

Năm 2013, trong luận văn thạc sĩ “Du kí, bộ phận độc đáo trong sự nghiệp của nhà văn Phạm Quỳnh”, Nguyễn Thị Kim Nhạn đã có những khái quát về tác giả Phạm Quỳnh và bối cảnh văn chương Quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỉ XX Tác giả cũng chỉ ra các nỗ lực hiện đại hóa văn chương Việt Nam thông qua các cách tân trong nghệ thuật du kí Phạm Quỳnh như sự hỗn dung thể loại, nét mới của nhân

Trang 17

vật người kể chuyện, sự hiện đại hóa cú pháp câu văn tiếng Việt, sự hòa trộn giữa tính khoa học, tính biểu cảm và hình tượng của ngôn ngữ, sự kết hợp Pháp văn với vốn từ Hán – Việt và Việt cổ Đặc biệt, Kim Nhạn đã ứng dụng phê bình hậu thực dân vào việc phân tích cảnh quan thuộc địa và chính quốc, để chỉ ra được nhãn quan văn hóa chính trị của Phạm Quỳnh qua sáng tác du kí, và bản lĩnh giữ gìn văn hóa dân tộc của nhà văn Đây chính là một trong những nghiên cứu truyền cảm hứng cho chúng tôi tiếp tục ứng dụng phê bình hậu thực dân vào việc nghiên cứu

sâu tác phẩm Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh Trong nghiên cứu trên,

Kim Nhạn chưa chỉ ra rõ nét nguy cơ sự đồng hóa của cái nhìn thực dân lên ý thức của người thuộc địa, cũng như chưa so sánh các du kí viết về phương Tây của Phạm Quỳnh với các du kí và tác phẩm tiểu thuyết giả-du-kí về phương Tây của các tác giả khác trước, cùng thời và kế tiếp Phạm Quỳnh

Năm 2015, Nguyễn Hữu Lễ với luận án “Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX” đã nghiên cứu những tác phẩm du kí đăng trên các báo và tạp chí nửa

đầu thế kỉ XX: Nam Kỳ tuần báo, An Nam tạp chí, Nam Phong tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tao Đàn, Phong Hóa Trong luận án này đã có một phần riêng nghiên cứu về

đặc điểm các sáng tác du kí của Phạm Quỳnh

Nhìn nhận một cách tổng thể những công trình nghiên cứu, những bài viết nói trên, chúng tôi nhận thấy: Thể tài du kí đã được các tác giả tập trung nghiên cứu

ở nhiều khía cạnh: điều kiện ra đời, mục đích, chủ đề, đề tài, cảm hứng nghệ thuật, nội dung, đặc trưng nghệ thuật…Nghiên cứu các tác phẩm du kí của Phạm Quỳnh

nói chung và Pháp du hành trình nhật kí nói riêng mới chỉ được đề cập đến trong

một số bài viết Đặc biệt, chưa có một công trình độc lập nào nghiên cứu, khảo sát,

hệ thống hóa tác phẩm này dưới góc nhìn của nghiên cứu văn hóa (cụ thể là hai phương pháp phê bình hậu thực dân và nghiên cứu diễn ngôn) để nhìn nhận tác phẩm trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử và diễn biến thể loại Những khoảng trống trong lịch sử vấn đề đã khẳng định hướng nghiên cứu của chúng tôi là có ý nghĩa khoa học

Trang 18

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tiến hành tập trung khảo sát, nghiên cứu tác

phẩm Pháp du hành trình nhật kí từ góc độ diễn ngôn và phê bình hậu thực dân Ngoài ra, các tác phẩm du kí khác của Phạm Quỳnh như Thuật chuyện du lịch ở Paris, Chơi xứ Lào, Chơi Cao Bằng, Lạng Sơn, Mười ngày ở Huế, một số bài báo

và luận về văn minh, tiến bộ của ông cũng như một số tác phẩm du kí và giả du kí

cùng thời (Hải trình chí lược, Nhật kí đi Tây, Như tây nhựt trình, Đi Tây, Giấc mộng con) và một số du kí nước ngoài của nhà văn Việt Nam giai đoạn 1945-1975

được đưa ra so sánh để làm rõ vấn đề

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là Pháp du hành trình nhật kí của

Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa Cụ thể, chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu vấn đề sau:

- Ứng dụng hai hướng nghiên cứu của ngành nghiên cứu văn hóa là nghiên cứu diễn ngôn và phê bình hậu thực dân để tìm hiểu tư tưởng, nhãn quan chính trị, văn hóa của cá nhân và thời đại đã ảnh hưởng tới việc sáng tác du kí của Phạm Quỳnh

ra sao

- So sánh Pháp du hành trình nhật kí với các tác phẩm du kí và giả du kí về

phương Tây cùng thời, cũng như một số du kí về nước ngoài của nhà văn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 để thấy được thể loại du kí cũng là một loại hình diễn ngôn, biến đổi dưới điều kiện tư tưởng, bối cảnh văn hóa, chính trị khác nhau Đồng thời, thông qua quá trình so sánh này sẽ thấy được rõ nét hơn nhãn quan văn hóa và lòng yêu nước thầm kín nhưng vô cùng sâu sắc của học giả Phạm Quỳnh

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Ứng dụng nghiên cứu Pháp du hành trình nhật kí theo góc nhìn nghiên cứu

văn hóa để thấy được thấy được ảnh hưởng của hệ tư tưởng chính trị, quyền lực đã

tạo nên sự khác biệt của Pháp du hành trình nhật kí với các tác phẩm du kí và giả

Trang 19

du kí trước và sau sáng tác của Phạm Quỳnh, với các tác phẩm du kí trong và ngoài nước, qua đó có cái nhìn toàn diện hơn với sáng tác du kí của nhà văn hóa này

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu diễn ngôn

- Phương pháp phê bình hậu thực dân

- Phương pháp của văn học so sánh

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

6 Đóng góp mới của luận văn

- Cung cấp một cái nhìn đầy đủ về Pháp du hành trình nhật kí của Phạm

Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa (qua hai phương pháp nghiên cứu cụ thể

là nghiên cứu diễn ngôn và phê bình hậu thực dân)

- Khẳng định những đóng góp của Phạm Quỳnh trong việc tạo nên sự phong phú của thể loại du kí Việt Nam

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương:

Chương I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Chương II: Pháp du hành trình nhật kí dưới góc nhìn phê bình hậu thực dân Chương III: Pháp du hành trình nhật kí dưới góc nhìn nghiên cứu diễn ngôn

Trang 20

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái lược về thể loại du kí

1.1.1 Khái niệm

Du kí được coi là thể loại tiên phong, mở đường cho tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc Ở những thập niên đầu của thế kỉ XX, thể loại du kí thực sự phát triển

và trở thành một dòng chảy liên tục và mạnh mẽ Giống như tùy bút, phóng sự, hồi

kí…du kí cũng là một thể tài thuộc thể loại kí

Trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học ViệtNam 1900-1945 (2000), khi

bàn về vị trí của thể loại du kí trong quá trình hiện đại hóa văn học, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân cho rằng: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ phải kể đến

du kí Đây là một hình thức bút kí văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau Nguồn gốc của du kí cần tìm trong những hình thức tùy bút, kí sự truyền thống” [27, 44]

Vừa mang tính kế thừa vừa đưa ra quan điểm mới, trong cuốn Lược khảo lịch

sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỉ XX (2004), ở phần "Văn chương

hiện kim", mục "Những bước đầu của tiểu thuyết", Bùi Đức Tịnh coi du kí như những thiên kí sự kể những chuyện của chính tác giả, chúng được xem như là một loại tiểu thuyết, chỉ tô điểm thêm đôi chút những sự thật mà tác giả đã chứng kiến” [80, 363]

Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận

(2005), ở "Chương I: Sự hình thành và phát triển của thể kí", khi nêu ra quan niệm

về thể kí, Phan Cự Đệ cũng cho rằng: “Kí là loại hình văn học trung gian giữa báo chí và văn học Kí bao gồm nhiều thể dưới dạng văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du

kí, nhật kí, phóng sự, tùy bút và cả hồi kí tự truyện” [11, 373]

Trần Đình Sử trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (2006) đã cho rằng “Du

kí là một loại hình văn học thuộc loại hình kí, mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại

Trang 21

những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến Hình thức của du kí rất đa dạng, có thể là ghi chép, kí sự, nhật kí, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến” [19, 75] Định nghĩa trên đã nêu khá đầy đủ và khái quát về đặc điểm nội dung cũng như hình thức của thể tài du kí Nó nhấn mạnh du kí là những ghi chép chân thực về những vùng đất xa lạ của những người “đi du lịch ngoạn cảnh” và hình thức của du kí thì rất đa dạng và phong phú

Giáo trình Lí luận văn học (2008) do Hà Minh Đức chủ biên đã xem du kí là

một trong các hình thức của thể loại kí, bởi vì “kí không phải là một thể loại thuần nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép, miêu tả và biểu hiện về cuộc sống trong văn xuôi từ kí sự, phóng sự, bút kí, hồi kí, du kí, đến nhật kí, tùy bút, tiểu phẩm văn học, bút kí chính luận ” [10, 215] Đặc điểm bao quát của thể du kí mà giáo trình đã nhấn mạnh là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi, với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện và bình luận về những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của

xã hội

Với những khám phá của mình, trong Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (2012), nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã đưa ra nhận xét về bản chất của

du kí là đi du lịch và khám phá những vùng đất mới khác lạ: “Đi du lịch thực chất là

di chuyển trong không gian văn hóa – địa lý mới lạ Không chỉ đi du lịch ra nước ngoài, ngay cả việc đi du lịch nội địa cũng là di chuyển đến không gian của “người khác” Vì vậy mà văn học du lịch gắn liền với cảm hứng tìm hiểu sự khác lạ Các nhà nghiên cứu Trung Quốc nói đến cầu tân, cầu dị, cầu mỹ trong khi đi du lịch cũng có ý đó” [90]

Trên Tạp chí Khoa học xã hội số 4 – 2013, Võ Thị Thanh Tùng có đưa ra quan

niệm: “Du kí là một hình thức bút ký văn học thường ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi, ghi lại những cảm xúc, tình cảm và suy ngẫm của tác giả khi đến những vùng đất khác nhau Du kí hấp dẫn người đọc bởi nội dung mới và lạ, ở đó câu

Trang 22

chuyện được phát triển theo lộ trình của tác giả Cảm hứng bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là cảm hứng phiêu lưu, giang hồ Mỗi cuộc hành trình là một khám phá đầy bất ngờ, thú vị về phong cảnh thiên nhiên, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo ” [98, 37]

Trong bài viết “Những đặc điểm của văn học du kí trung đại” (2014), tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng đã đưa ra quan điểm: “Nói một cách vắn tắt, du kí là sáng tác văn học của tác giả đi du lịch Đây là thể loại bút ký đặc biệt ghi lại những cảm hứng của người đi về phong vị khi khám phá những vùng đất là, cảm xúc về những lộ trình mới, hình ảnh về những chuyến đi đặc biệt Du kí phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, nhận thức mới mẻ của bản thân tác giả về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến và chứng kiến” [21, 75]

Nói tóm lại, dù đưa ra rất nhiều các khái niệm, quan điểm khác nhau, nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu đều gặp nhau ở nội dung cho rằng du kí thực chất là một thể tài văn học Thể loại này viết về các chuyến đi thực tế tới các vùng đất khác nhau Bằng ngòi bút giàu hiện thực, các tác phẩm du kí đem đến cho độc giả một lượng thông tin vô cùng phong phú về các vùng đất khác nhau, về các lĩnh vực khác nhau của đời sống Đọc mỗi trang viết du kí giống như xem một bộ phim quay chậm, mà mỗi thước phim là những mảng màu sắc độc đáo riêng biệt và những dấu ấn cảm xúc phong phú Trải qua quá trình phát triển của mình, du kí đã thực sự có những đóng góp quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX

1.1.2 Đặc điểm

Du kí là một nhánh nhỏ của thể kí Nó mang các đặc điểm chung của thể kí là giàu thông tin và dữ liệu về cuộc sống Đây là thể loại có tính chất giao thoa giữa báo chí và văn học Giống như báo chí, đối tượng của du kí là cuộc đời thực tại Nguyên tắc của người viết báo cũng như viết du kí là phải đảm bảo tính chân thực về người thật, việc thật Du kí có mối quan hệ rất gần gũi với phóng sự Chúng đều viết về người thật, việc thật Nhưng phóng sự thiên về việc nói đến những vấn đề cấp thiết, nóng hổi đang diễn ra gây nhức nhối, cấp thiết trong đời sống xã hội “Tác phẩm

Trang 23

phóng sự thường xuất hiện trong những hoàn cảnh có vấn đề, ở những thời điểm cuộc sống đang có những chuyển biến mạnh mẽ với những mâu thuẫn gay gắt đang diễn ra” [7, 24] Người viết phóng sự luôn có ý thức đối mặt với thách thức để khám phá, bóc trần sự thật của đời sống, luôn muốn khái quát, thẩm định, giải đáp vấn đề và thẳng thắn bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình Trong phóng sự, ít khi đề cập đến quá khứ, con người xuất hiện thì chủ yếu là các nhân chứng Các nhân chứng giữ vai trò làm câu chuyện tăng tính thuyết phục

Du kí thì lại khác, đây là thể loại cũng đề cập đến những sự việc đang diễn ra, song những sự việc ấy không nhất thiết phải nóng hổi, phải là sự việc có vấn đề đang làm xã hội quan tâm Du kí thường hay quay về với quá khứ Hiện tại và quá khứ đan xen trong câu chuyện của người du khách Chân dung con người trong du kí thường

có hình thù tương đối sắc nét, đời sống nội tâm rất sâu sắc Trong du kí, vai trò của nhân chứng khá mờ nhạt hay nói đúng hơn là không hề có nhân chứng Ở mỗi tác

phẩm du kí, sự xuất hiện của nhân vật trần thuật cũng là nhân vật tôi - tác giả trong tác

phẩm là một trong những đặc điểm làm nên đặc trưng cơ bản cho thể kí nói chung và

du kí nói riêng Cái tôi trong du kí thường thiên về tình cảm, cảm xúc và có xu hướng

tự biểu hiện mình Đôi khi làm nên sự hấp dẫn cho một tác phẩm du kí không phải là các thông tin, các số liệu mà chính là sự rung cảm của bản thân tác giả Cái tôi tác giả xuất hiện trong tác phẩm không đơn thuần chỉ là người chứng kiến và thuật lại sự việc,

mà còn bao hàm tất cả những gì mà tác giả có được trong quá trình sống và chiêm nghiệm cuộc sống Do đó trong du kí thường xuất hiện những đoạn trữ tình ngoại đề bộc lộ tâm huyết của tác giả, nó cho thấy cách nhìn, cách cảm rất riêng của từng tác giả trước những vấn đề phức tạp của cuộc sống Chính sự trăn trở, suy ngẫm của cái tôi trần thuật trước mỗi sự kiện, sự việc, thiên nhiên và con người đã làm cho du kí hướng đến mục đích là trái tim người đọc, góp phần “thanh lọc” tâm hồn, từ đó giúp

họ vươn tới một tình cảm nhân văn, cao đẹp

Du kí là thể loại gần gũi với tùy bút vì cả du kí và tùy bút đều dành một khoảng nhất định cho việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc Trong tùy bút, xen kẽ với việc miêu tả,

Trang 24

nhà văn bộc lộ cảm xúc chủ quan của mình, nên tạo cho tác phẩm chất trữ tình đậm đặc Hiện thực trở thành điểm tựa, là cái cớ để nhà văn thỏa sức vẫy vùng trong biển cảm xúc mênh mông Trong du kí, hiện thực là đối tượng chính, cảm xúc góp phần làm cho bức tranh hiện thực có chiều sâu hơn Chính điều này đã làm cho du kí nói riêng và thể kí nói chung mang những đặc điểm rõ nét của văn học

Không chỉ gần gũi với phóng sự và tùy bút, du kí còn hết sức thân thiết với nhật

kí Cả hai có điểm chung là ghi chép sự việc theo diễn biến thời gian một cách cặn kẽ, chính xác và thường là trọn vẹn cả một quá trình Khối lượng tư liệu phong phú nếu không muốn nói là dày đặc Nhưng tất nhiên, đó là những tư liệu tiêu biểu nhất đã được tác giả sàng lọc, lựa chọn để đạt đến tính điển hình Giống như du kí, nhật kí cũng là loại hình ghi chép hết sức phóng túng, tản mạn vì cả hai không chịu sự bó buộc của khuôn khổ, bố cục hay dung lượng Nhưng nếu chỉ ghi chép sự thật không thôi thì cả du kí và nhật kí cũng không khác gì những ghi chép sử học, địa lý hay xã hội học khô khan Cái làm nên chất văn học của cả hai thể loại này chính là đã biết vượt lên trên sự thật để thẩm định sự thật ấy, tạo nên những giá trị thẩm mỹ nhờ những cảm xúc chân thành, những suy nghĩ sâu sắc của cái tôi trần thuật Chính vì sự giống nhau này mà ta thấy có khá nhiều tác phẩm du kí được ghi chép dưới dạng nhật kí như

Tây hành nhật kí của Phạm Phú Thứ hay Pháp du hành trình nhật kí của Phạm

Quỳnh

Có thể nói du kí là thể loại có tính tổng hợp, giao thoa với nhiều thể loại khác, đặc biệt gần gũi với phóng sự, nhật kí và tùy bút Do vậy nó có đầy đủ những phẩm chất của cả ba thể loại này Nó là sự kết hợp hài hòa giữa việc phản ánh hiện thực với việc thỏa mãn những tình cảm thẩm mỹ của con người Nó là sự giao thoa giữa những đặc điểm của báo chí và những đặc điểm của văn học

Du kí còn là một thể loại có tính chất giao thoa với chính luận Sự hiện diện của

chính luận cũng là một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc cho du kí Du kí không chỉ biết dừng lại ở việc miêu tả hiện thực một cách đơn thuần, du kí biết chọn lựa trong cái hiện thực hỗn độn những con người, sự việc điển hình, tiêu biểu khiến cho tác

Trang 25

phẩm trở nên sâu sắc hơn Hiện thực cuộc sống chính là nguyên cớ, là tác nhân để nhà văn trăn trở, suy ngẫm, bày tỏ thái độ, thể hiện cảm xúc Ngoài việc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên con đường du lãm, các tác giả du kí còn dành nhiều tâm huyết để suy ngẫm, bàn luận về mọi khía cạnh của đời sống Tất cả đều được nhìn qua lăng kính chủ quan của người du khách, tuy không gay gắt như một thiên chính luận thật sự nhưng cũng đủ để lại dư âm cho người đọc và thể hiện khá rõ cái tôi chủ quan của tác giả trước mọi vấn đề của cuộc sống

Du kí là một thể loại có nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa của nền văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX Mọi vấn đề của cuộc sống đều có thể đưa vào du kí Đó là chiếc cầu nối để đưa văn học lại gần hơn với cuộc sống Với hàm lượng kiến thức phong phú, chân thực, du kí không khác gì một kho tư liệu quý giá, hấp dẫn, góp phần truyền lại niềm cảm hứng sâu đậm cho những sáng tác văn học về

sau

1.2 Ngành nghiên cứu văn hóa, lí thuyết diễn ngôn và phê bình hậu thực dân

1.2.1 Ngành nghiên cứu văn hóa

Văn hóa là chủ đề thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều ngành nghiên cứu như nhân học, lịch sử, xã hội học, địa lí nhân văn, văn học Và mỗi ngành nghiên cứu văn hóa theo một khía cạnh khác nhau Trong vài thập kỉ qua, thế giới đã hình thành thêm một ngành nghiên cứu mang tính chất liên ngành, vượt qua những ranh giới chuyên biệt về văn hóa, gọi là ngành nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies) Trong

cuốn Nghiên cứu văn hóa, lý thuyết và thực hành (2011), Chris Barker đã đưa ra định nghĩa ngắn gọn: “Nghiên cứu văn hóa là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành hay hậu

ngành mà khám phá sự sản xuất và khắc sâu các lược đồ ý nghĩa Sự hình thành diễn ngôn, hoặc cách được quy định của việc nói, liên quan đến những vấn đề quyền lực trong thực hành biểu đạt của sự hình thành con người” [3, 650] Cụ thể hơn, trong phần đầu cuốn sách, Barker lý giải: “Nghiên cứu văn hóa khám phá văn hóa như các thực hành biểu đạt ý nghĩa của sự thể hiện trong bối cảnh quyền lực xã hội Về mặt khái niệm, nghiên cứu văn hóa gắn kết xung quanh những tư tưởng then chốt về văn

Trang 26

hóa, thực hành biểu đạt, sự thể hiện, diễn ngôn, quyền lực, sự khớp nối, văn bản, độc giả, và tiêu dùng” [3, 65]

Nghiên cứu văn hóa là sản phẩm của khuynh hướng nghiên cứu của các nước

Âu – Mỹ Theo Mc Guigan, nghiên cứu văn hóa có ba khía cạnh: Thứ nhất, đó là sự tập hợp (hay một trào lưu/làn sóng) của các ý tưởng mới mẻ trong lĩnh vực văn hóa Thứ hai, đó là một dạng thiết chế, liên quan đến các bối cảnh lịch sử, sự hình thành và biến đổi của một ngành nghiên cứu Thứ ba, thuật ngữ này mang hàm ý về tính chính trị của sự biểu đạt Ngành nghiên cứu văn hóa có sự quan tâm đặc biệt đối với chính trị, quyền lực, hệ tư tưởng và truyền thông Theo các tác giả, văn hóa trong ngành nghiên cứu văn hóa luôn luôn thực hiện hai chức năng, vừa là đối tượng của nghiên cứu, vừa là nơi định vị của hoạt động và phê bình chính trị

Ngành nghiên cứu văn hóa tuy xuất hiện tương đối muộn so với các chuyên ngành học thuật khác, song đây là một lĩnh vực hoạt động học thuật liên ngành, được nảy sinh và phát triển từ trong chính sự tương tác và hợp tác giữa các ngành khác nhau Tuy nhiên, từ trong chính cái nền của sự tương tác liên ngành đó, nghiên cứu văn hóa đã tạo ra một hướng đi hoàn toàn mới, tạo sân chơi cho những khám phá và phân tích mới mẻ về văn hóa, đồng thời có tác động đến diễn ngôn chính thống trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở phương Tây Dù có gây tranh cãi, song không thể phủ nhận thế mạnh của nghiên cứu văn hóa chính là nằm ở tính chất mở, luôn ẩn chứa khả năng để phát triển và biến đổi Nói cách khác, ngành nghiên cứu văn hóa phản chiếu chính thức sự phức tạp và yếu tố đa thanh của đối tượng mà nó phản ánh – đó là văn hóa

Do đặc biệt quan tâm đến những ý nghĩa và thực hành hàng ngày nên văn hóa phổ thông, văn hóa đại chúng và văn hóa đời thường là đối tượng nghiên cứu chính của ngành nghiên cứu văn hóa Qua các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển, ngành cũng thay đổi trọng tâm nghiên cứu Vào giai đoạn mới hình thành, trong bối cảnh xã hội nước Anh và châu Âu những năm 50 và 60 của thế kỉ XX nhiều biến động, ngành nghiên cứu văn hóa tập trung phân tích văn hóa đại chúng, coi văn hóa

Trang 27

đại chúng đóng vai trò quan trọng trong sự hòa nhập của giai cấp lao động vào các xã hội tư bản chủ nghĩa Những nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu văn hóa đương đại chú trọng tới giai cấp lao động và những nhóm thanh niên bất đồng quan điểm, cũng như những đặc trưng của truyền hình và khán giả Đồng thời các nhà nghiên cứu văn hóa cũng khám phá một nền văn hóa truyền thống và tiêu thụ mới đang dần thiết lập – tạo nên một dạng thức mới của sự bá chủ tư bản chủ nghĩa Sang giai đoạn những năm

70 và 80 của thế kỉ XX, ngành tập trung vào nghiên cứu chủ nghĩa vị nữ, thuyết chủng tộc phê phán, thuyết đa dạng tính dục, thuyết hậu hiện đại và các mô hình lý thuyết khác Giai đoạn sau, nghiên cứu văn hóa có xu hướng gắn với tính chính trị của việc biểu đạt

Về nền tảng lý thuyết, ngành nghiên cứu văn hóa tiếp nhận tư tưởng từ nhiều ngành (lý thuyết xã hội, lý thuyết chính trị, lý thuyết truyền thông, thuyết vị nữ, triết học, văn học, nghiên cứu video/phim, thông diễn, kinh tế, chính trị, nghiên cứu bảo tàng, phê bình nghệ thuật ) Nó dựa trên một số chủ thuyết nền tảng của chủ nghĩa văn hóa, chủ nghĩa Mác, cấu trúc luận, kí hiệu học, hậu cấu trúc luận, hậu hiện đại, nữ quyền luận, hậu thuộc địa luận Về mặt phương pháp, tựu chung, ngành nghiên cứu văn hóa dựa trên ba phương pháp và cũng là những cách tiếp cận chính, vừa được thừa hưởng từ những chuyên ngành khác, vừa được làm mới từ trong chính những nội dung mà nó nghiên cứu, đó là phương pháp khảo tả dân tộc học, tiếp cận phân tích văn bản, và nghiên cứu tiếp nhận của độc giả

Nghiên cứu văn hóa là một hệ thống những lý thuyết được đưa ra bởi những nhà

tư tưởng coi sản phẩm của tri thức chính là một “thực hành chính trị”, và trong đó, quyền lực được coi là một khái niệm trung tâm Đối với ngành nghiên cứu văn hóa, tất

cả các khía cạnh của đời sống xã hội và văn hóa đều có liên quan và ẩn chứa trong các mối quan hệ quyền lực Ý nghĩa, bản sắc, nghệ thuật, hay các mối quan hệ xã hội đều

là sự thương thỏa của quyền lực Đó cũng có thể là những mối quan hệ quyền lực liên quan đến các giới, các chủng tộc, các dân tộc hay tộc người

Trang 28

Không chỉ nghiên cứu văn hóa đặt mục tiêu khám phá bản chất chính trị của văn hóa đương đại thông qua việc tìm hiểu sự vận hành của diễn ngôn và quyền lực,

mà bản thân ngành nghiên cứu văn hóa cũng có thể coi là một dạng thức mang tính diễn ngôn Vì vậy, một luận điểm quan trọng khác của ngành đó là coi văn hóa như là văn bản Khái niệm văn bản không chỉ ám chỉ những tác phẩm in ấn, mà bao hàm tất

cả các dạng thức giao tiếp – hình ảnh, biểu cảm, lời nói, âm thanh

Tóm lại, nghiên cứu văn hóa là một lĩnh vực học thuật tương đối mở, bất chấp trên thực tế vẫn có người phản đối việc tạo ra ranh giới riêng cho chuyên ngành nghiên cứu văn hóa, nhưng lĩnh vực nghiên cứu này vẫn đã và đang tồn tại và phát triển theo chiều hướng khác nhau Tiêu biểu là hướng nghiên cứu về cảm xúc và mối quan hệ giữa chúng với các vấn đề về quyền lực Có thể nói, ngành nghiên cứu văn hóa đã đóng góp một cách nhìn mới mẻ về một chiều kích khác của văn hóa Hướng tiếp cận của ngành nghiên cứu văn hóa sẽ là một sự bổ sung cho văn hóa học trong việc khám phá một lĩnh vực phong phú, biểu trưng và đa nghĩa như văn hóa

1.2.2 Lí thuyết diễn ngôn

Từ cổ đến kim, khi tiếp nhận một văn bản văn học đã xuất hiện nhiều hướng phê bình văn học Phê bình từ góc độ đạo đức học là áp một góc nhìn đạo đức lên văn

bản Ví như trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều có dẫn ra quan niệm đánh giá Truyện

Kiều là dâm thư “cái thói đa tình của Kiều chỉ là thói dâm đãng, người ta gọi khác đi cho nó thanh lịch mà thôi”, hay cách ca ngợi thơ Bà Huyện Thanh Quan, thơ Nguyễn Trãi là kiểu thơ thể hiện tinh thần yêu nước, chí khí của nhà nho Phê bình thi pháp học với những trường phái như Tự sự học, Chủ nghĩa Cấu trúc, Chủ nghĩa Hình thức Nga chú ý đến giá trị nghệ thuật của tác phẩm Các nhà nghiên cứu tập trung vào văn bản và nghiên cứu các yếu tố: cấu trúc, kết cấu, người kể chuyện, kĩ thuật người kể chuyện, không gian, thời gian nghệ thuật, điểm nhìn Bên cạnh các hướng phê bình văn học này, xuất hiện hướng nghiên cứu phê bình văn hóa, chủ yếu nghiên cứu các yếu tố ngoài văn bản Nó xuất phát từ quan niệm văn bản là một diễn ngôn Như vậy

có thể thấy, lí thuyết diễn ngôn hay nghiên cứu diễn ngôn (discourse studies) là một

Trang 29

trong những nền tảng lí luận quan trọng của nghiên cứu văn hóa Các nhà nghiên cứu không coi văn bản là một tác phẩm có các yếu tố tự trị, đứng được một mình mà có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố bên ngoài văn bản như tác giả, người sáng tác, người tiếp nhận Nghiên cứu diễn ngôn coi văn bản là các diễn ngôn Diễn ngôn quan tâm đến các yếu tố ai là người phát ngôn, mục đích phát ngôn và đối tượng tiếp nhận Cả ba vấn đề này đều liên quan đến sự chi phối của quyền lực, tư tưởng thống trị xã hội (dòng chính) lúc bấy giờ

Có thể thấy khái niệm diễn ngôn ra đời từ rất sớm Trước thế kỉ XX, diễn ngôn chủ yếu bó hẹp trong lĩnh vực ngôn ngữ học và thường được hiểu theo nghĩa là tu từ học Từ thế kỉ XX, trong bối cảnh sự chuyển hướng mạnh mẽ của khúc ngoặt ngôn ngữ, diễn ngôn đã được bổ sung thêm những hàm nghĩa mới, gắn liền với một mô hình nghiên cứu văn học, văn hóa hoàn toàn khác Trước đây, người ta cho rằng ngôn ngữ là một tấm kính trong suốt, có khả năng phản ánh thực tại Các học giả của thế kỉ

XX lại hoài nghi độ trong suốt của ngôn từ Họ cho rằng bất cứ ngôn ngữ nào cũng được tạo ra bởi các mối quan hệ xã hội hiện hành và trong một bối cảnh cụ thể, được

sử dụng vào một mục đích cụ thể, nhằm truyền tải thông tin và có hiệu lực cụ thể Vì thế, ngôn ngữ không phải là tấm kính trong suốt và hoàn toàn khách quan, mà thực tại được khúc xạ qua nó luôn có xu hướng bị bóp méo và làm sai lệch đi “Ngôn ngữ mang tính lịch sử rõ ràng vì ngôn ngữ phát triển và sinh ra ý nghĩa trong những điều kiện vật chất và lịch sử riêng biệt” [57, 132] Ngôn ngữ hàm chứa và chịu ảnh hưởng bởi quan niệm, tư tưởng của người nói và hệ chính trị đương thời

Trong Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và Thực hành, ở phần “Bảng chú giải thuật

ngữ”, Chris Barker lý giải về diễn ngôn như sau: “Đối với Foucault, người mà từ đó nghiên cứu văn hóa có được cách sử dụng thuật ngữ diễn ngôn, diễn ngôn “kết nối” cả ngôn ngữ và thực hành Ý tưởng này nói tới việc tạo ra tri thức thông qua ngôn ngữ, cái đưa lại ý nghĩa được quy định cho các hiện vật vật chất và thực hành xã hội Hiện vật vật chất và thực hành xã hội được ban cho ý nghĩa hay được “đưa ra xem xét” bởi ngôn ngữ và do đó, được hình thành về mặt diễn ngôn Diễn ngôn xây dựng, định

Trang 30

nghĩa và sản xuất ra các hiện vật của tri thức theo một cách được quy định và có thể hiểu được, trong khi loại trừ những hình thức tư duy khác là không thể hiểu được” [3, 653]

Theo GS Trần Đình Sử thì khái niệm diễn ngôn có thể được hiểu như sau: “Diễn ngôn là thực tiễn giao tiếp của con người trong xã hội Nhấn mạnh thực tiến giao tiếp

xã hội để phân biệt với lời nói cá nhân Mọi lời nói cá nhân đều phụ thuộc vào diễn ngôn xã hội Hoạt động diễn ngôn xã hội thể hiện một trạng thái ngôn ngữ, tri thức, quyền lực trong xã hội của diễn ngôn đó mà các cá nhân đều phụ thuộc vào Diễn ngôn có các đặc điểm cụ thể như nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu tư tưởng Chức năng của diễn ngôn là kiến tạo bức tranh thế giới bằng ngôn ngữ, là gọi tên các sự vật, hiện tượng Nghiên cứu diễn ngôn là đi tìm xem các chủ thể xã hội đứng đằng sau diễn ngôn, xem đó là tiếng nói của ai, vào thời điểm nào Diễn ngôn là hiện tượng siêu văn bản, liên văn bản, nó thể hiện trong các văn bản nhưng không đồng nhất với văn bản, không giới hạn trong các văn bản Nó gắn với chủ thể diễn ngôn, song không có tác giả cụ thể Diễn ngôn là hiện tượng xã hội, có tính chỉnh thể, tính liên tục, tính thống nhất, tính hệ thống” [76]

Trong luận án “Kí như một hình thức diễn ngôn” (2012), tác giả Nguyễn Thị

Ngọc Minh đã đưa ra các ý kiến: “Thứ nhất, đối với các nhà cấu trúc chủ nghĩa, diễn ngôn được hiểu là cấu trúc của ngôn ngữ lời nói, đó là những nguyên tắc tổ chức, sắp xếp ngôn từ trong hệ thống theo một qui luật nhất định Thứ hai, đối với nhà nghiên cứu M Bakhtin, diễn ngôn được định nghĩa như là một loại lời nói thấm đẫm tư tưởng

hệ Diễn ngôn là lãnh thổ chung của người nói và người nghe, là mảnh đất giao cắt, hội tụ, tranh biện của những tư tưởng, quan niệm khác nhau về thế giới Là lời nói trong giao tiếp, diễn ngôn luôn thấm đẫm tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ chủ quan của người nói, hay nói cách khác, luôn tồn tại dưới dạng kép lời nói – tư tưởng

hệ Trung tâm điểm của cách tiếp cận thứ ba về diễn ngôn là những tư tưởng của m Foucault, người được coi là ông tổ của các lí thuyết hậu hiện đại và có ảnh hưởng lớn nhất đến nghiên cứu diễn ngôn từ sau những năm 1960 Foucault khi đề cập đến mối

Trang 31

quan hệ phức tạp về diễn ngôn và quyền lực đã diễn giải như sau: “Diễn ngôn có thể vừa là một công cụ, vừa là hệ quả của quyền lực; đồng thời, cũng là một vật cản, một khối chướng ngại vật, một mũi kháng cự và một điểm bắt đầu cho chiến lược đấu tranh Diễn ngôn làm lan truyền và sản sinh quyền lực, nó củng cố chính nó, nhưng cũng hủy hoại nó và phơi bày nó, làm cho nó yếu đi và khiến nó có thể gây trở ngại của chính nó” [37]

Trần Văn Toàn trong bài báo “Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của M Foucault và

nghiên cứu văn học” (2015) có đưa ra các quan điểm về ba định nghĩa diễn ngôn của

Foucault Định nghĩa thứ nhất mà Foucault nêu ra, theo bình luận của Sara Mills – một chuyên gia về Foucault - là định nghĩa rộng nhất, theo đó diễn ngôn bao gồm “tất cả các nhận định nói chung, là tất cả các phát ngôn hoặc văn bản mang nghĩa và có một hiệu lực nào đó trong thế giới thực” [94] Định nghĩa thứ hai của Foucault là “hình dung diễn ngôn như là “một nhóm các nhận định được cá thể hóa” [94] Đây là định nghĩa thường được Foucault sử dụng để nhận dạng các diễn ngôn cụ thể Diễn ngôn trong cách sử dụng này là một nhóm những nhận định được tổ chức theo một cách thức nào đó và có một hiệu lực chung Định nghĩa thứ ba của Foucault là diễn ngôn được coi “như một hoạt động được kiểm soát/điều chỉnh nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định” [94] Đây là định nghĩa có ảnh hưởng nhất đối với nhiều nhà lí luận Ở định nghĩa này, điều mà Foucault quan tâm là những qui tắc và cấu trúc tạo ra những nhận định, những diễn ngôn cụ thể

Như vậy theo Foucault, xét về nghĩa rộng, diễn ngôn là tất cả các nhận định nói chung có một lực tác động nào đó Xét về nghĩa hẹp, diễn ngôn là một nhóm các nhận định cụ thể, được qui ước theo một cách nào đó, đồng tồn tại trong cùng một bối cảnh,

có chung một xuất xứ và được nhóm lại dưới áp lực của một thiết chế Ngoài ra, diễn ngôn còn được dùng để chỉ một thực tiễn sản sinh ra vô số các nhận định và chi phối việc vận hành của chúng, những qui tắc và cấu trúc tạo ra các phát ngôn và văn bản cụ thể Nó giống như một sinh thể, hiện hữu, đầy quyền lực, có khả năng giám sát, kiểm

Trang 32

soát, sản sinhra mọi lời nói của cá nhân Sinh mệnh của diễn ngôn phụ thuộc vào các thiết chế, và vì thế, bao giờ nó cũng bị thao túng bởi bàn tay vô hình của quyềnlực Tất cả những tư tưởng này của Foucault cho thấy, ông không quan tâm đến cấu trúc bên trong của diễn ngôn, mà chủ yếu đi sâu nghiên cứu những yếu tố chi phối việc kiến tạo và vận hành các diễn ngôn Văn học không phải là đối tượng nghiên cứu của ông, mà chỉ là một dữ liệu mà qua đó ông khảo sát sự biến đổi vàthay thế lẫn nhau của cáctri thức hệ, của cácmối quan hệ quyền lực Văn họckhông được nghiên cứu một cách biệt lập, mà được đặt trong một mạng lưới các diễn ngôn khác

Tóm lại, dựa trên những lí thuyết diễn ngôn được dẫn ra ở trên, có thể nhận thấydiễn ngôn đóng các vai trò sau: diễn ngôn như là cấu trúc của ngôn ngữ/ lời nói, diễn ngôn như là lời nói- tư tưởng hệ, và diễn ngôn như là công cụ để kiến tạo tri thức

và thực hành quyền lực Đây là những nét nghĩa quan trọng nhất đã được bổ sung thêm vào khái niệm diễn ngôn vốn đã xuất hiện từ lâu, đồng thời, nó cũng là những nét nghĩa được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu văn học và văn hóa

Hiện nay, trong nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam đã xuất hiện xu hướng ứng dụng nghiên cứu diễn ngôn vào nghiên cứu các hiện tượng văn học Việt Nam, thể loại văn học Việt Nam và các xu hướng lý luận, phê bình văn học Việt Nam gần đây Các nhà nghiên cứu đã coi thể loại văn học, phê bình văn học và các văn bản văn học

cụ thể là các diễn ngôn Hướng đi này đang ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng và đạt được những kết quả khả quan

Trong bài viết “Sự tiếp nhận các lí thuyết văn nghệ hiện đại phương Tây từ 1986

đến nay” (2016), tác giả Lã Nguyên đã chỉ rõ Trần Đình Sử là người đầu tiên giới thiệu lí thuyết diễn ngôn văn học Tiểu luận Bản chất xã hội, thẩm mĩ của diễn ngôn văn học được Trần Đình Sử công bố vào năm 2004, sau đó được sửa chữa và in trong sách Trên đường biên văn học Năm 2013, ông công bố một tiểu luận khác là Bước ngoặt diễn ngôn và chuyển đổi hệ hình trong nghiên cứu văn học

Trong hàng loạt công trình nghiên cứu của mình, tác giả Lã Nguyên đã tiếp cận các hiện tượng văn học Việt Nam từ góc độ lí thuyết diễn ngôn, và tổng kết lại thành

Trang 33

các bài viết, chuyên luận cụ thể như: “Nhìn lại các bước đi Lắng nghe những tiếng nói (Về văn học Việt Nam thời đổi mới 1975 – 1991” (2006); “Những dấu hiệu của

chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp

và Phạm Thị Hoài” (2007); “Văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam: Quốc tế và bản địa, cách tân và truyền thống” (2013); “Nguyễn Tuân – nhà văn của hình dung từ” (2015);

“Tố Hữu – lá cờ đầu của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa” (2014)

Tác giả Trần Văn Toàn – giảng viên khoa Ngữ Văn Đại học sư phạm Hà Nôi cũng có hàng loạt các công trình nghiên cứu về diễn ngôn, các tiểu luận nghiên cứu

diễn ngôn về giới và một số chủ đề khác có liên quan “Lí thuyết diễn ngôn của M

Foucault và nghiên cứu văn học sử” là Đề tài Khoa học – Công nghệ cấp Bộ do Trần Văn Toàn chủ trì thực hiện, vừa nghiệm thu năm 2015 Ngoài ra, Trần Văn Toàn còn

có các nghiên cứu có giá trị về diễn ngôn như: “Nam tính hóa nữ tính – Đọc Đoạn tuyệt của Nhất Linh từ góc nhìn giới tính”, “Diễn ngôn về giới tính và thi pháp nhân vật (Trường hợp Dũng trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh)” (2013), “Phương Tây và sự hình thành diễn ngôn về bản sắc Việt Nam” (2015), “Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của

M Foucault và nghiên cứu văn học” (2015)

Mặc dù là một khái niệm còn mới mẻ và đòi hỏi nhiều khám phá hơn nữa, song trong những năm gần đây, lí thuyết diễn ngôn đã dần thâm nhập vào cả đời sống khoa học trong các nhà trường Đã có nhiều luận văn, luận án chọn đề tài diễn ngôn văn học làm đối tượng nghiên cứu của mình, ví dụ như luận án tiến sĩ “Kí như là diễn ngôn” (2012) của Nguyễn Thị Ngọc Minh, luận án tiến sĩ “Sự chuyển đổi của diễn ngôn lí luận, phê bình trong nền văn học Việt Nam từ thời kì đổi mới đến nay” (2014) của Trần Thị Ngọc Anh, luận án “Diễn ngôn hiện thực trong văn học: Những vấn đề lí thuyết và lịch sử” (2015) của Trần Thiện Khanh…

Như vậy, có thể nhận thấy lí thuyết diễn ngôn là khoa học liên ngành Diễn ngôn

là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học Mỗi lĩnh vực khoa học tiếp cận diễn ngôn theo hướng đi riêng của mình Có thể tựu chung lại các hướng tiếp cận diễn ngôn như sau: thứ nhất là hướng tiếp cận ngôn ngữ học với nhiều hệ thống phương

Trang 34

pháp luận, bao gồm cả xã hội học ngôn ngữ, văn hóa học ngôn ngữ…Thứ hai là hướng lí thuyết quyền lực, tập trung chú ý vào đặc điểm quyền lực của diễn ngôn; thứ

ba là hướng kí hiệu học, nghiên cứu diễn ngôn như là tổ chức kí hiệu – biểu tượng văn hóa; thứ tư là hướng giao tiếp xã hội, đặt trọng tâm nghiên cứu vào mục đích giao tiếp

và chức năng xã hội của diễn ngôn; thứ năm là hướng hậu hiện đại, xem diễn ngôn như là mạng không gian giao tiếp, nơi diễn ra sự kiến tạo và tái tạo hiện thực; thứ sáu

là phân tích diễn ngôn phê phán, kết hợp các hướng tiếp cận khác nhau đối với diễn ngôn Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn học, các luận văn, luận án, những tiểu luận, chuyên luận nghiên cứu về diễn ngôn tập trung chủ yếu vào ba hướng là: lí thuyết quyền lực, kí hiệu học và hậu hiện đại Trong luận văn này, chúng tôi cũng chủ yếu tiếp cận khái niệm diễn ngôn theo hướng này

1.2.3 Phê bình hậu thực dân

Vào thế kỉ XIX, với trình độ khoa học kĩ thuật cao, phương Tây đã lập ra hệ thống các diễn ngôn xác lập mối quan hệ giữa phương Đông và phương Tây để tiến hành âm mưu chính trị của mình Sau khi đưa ra hàng loạt các diễn ngôn, thực dân bắt tay ngay vào hành trình chinh phạt thế giới Diễn ngôn thực dân đã làm cho các nước thuộc địa

bị tổnthương sâu sắc Vì vậy, lý thuyết hậu thực dân ra đời để khám phá ra những luận điệu dối trá của thực dân Từ đó, bác bỏ diễn ngôn thực dân, hướng tới việc xây dựng

một thế giới công bằng, tự do, dân chủ

Cũng như hầu hết các lý thuyết đã thành trường phái khác, lý thuyết hậu thực dânkhông phải là một cái gì thống nhất hoàn toàn Tính chất thiếu thống nhất ấy thể hiện ngay trong cách viết Một số người đề nghị dùng gạch nối ngăn giữa tiền tố “hậu”

và từ “thực dân” (post-colonialism) như một dấu mốc thời gian nhấn mạnh vào quá trình giải thực ở các quốc gia cựu thuộc địa Một số khác - hiện nay đang là số đông - chủ trương viết liền, không có gạch nối (postcolonialism) để nhấn mạnh vào những hậu quả kéo dài đến tận ngày nay của chủ nghĩa thực dân Ngoài sự khác biệt về thời gian, các lý thuyết gia cũng không đồng ý với nhau về không gian mà lý thuyết hậu thực dân bao trùm

Trang 35

Với một số học giả, cái gọi là văn học hậu thực dân chỉ giới hạn trong những tác phẩm được viết ra ở các quốc gia thuộc địa và trong thời gian thuộc địa; còn tác phẩm được các cây bút thực dân viết ra thì được xếp vào một phạm trù khác, mệnh danh là

“diễn ngôn thực dân học”(Colonial Discourse Studies) Một số khác, đông hơn, quan niệm lý thuyết hậu thực dân bao trùm toàn bộ mọi nền văn hoá chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc từ thời bành trướng của thực dân cho đến tận ngày nay Nghĩa là, không phải chỉ có nền văn hoá các nước thuộc địa mà cả văn hoá các quốc gia đi chinh phục và bóc lột các nước khác cũng nằm trong quỹ đạo của các ảnh hưởng ấy

Bởi vậy, trong phạm vi văn học, đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hậu thực dân gồm hai nhóm chính Một là các nhà văn và nhà thơ thuộc các quốc gia thực dân khi

họ tiếp cận với các đề tài liên quan đến thực dân và thuộc địa Hai lànhững cây bút sống trong các thuộc địa, trong đócó một số thuộc địa được hình thành chủ yếu từ những người di dân đến từ mẫu quốc Còn lại là các thuộc địa gồm tuyệt đại đa số là dân bản xứ, tức là dân bị trị, như hầu hết các quốc gia Phi châu, các quốc gia vùng Caribbean, vùng đảo Nam Thái Bình Dương, Pakistan, Sri Lanka, Malaysia, Singapore, Bangladesh và trong đó có Việt Nam Với nhóm trên, các nhà phê bình thuộc thuyết hậu thực dân tìm cách phân tích quá trình bóp méo kinh nghiệm, hiện thực và lịch sử chinh phục và bóc lột của các nhà văn, nhà thơ thực dân Với nhóm dưới, họ tìm cách nhận diện những nỗ lực viết lại lịch sử và tái tạo bản sắc của các dân

tộc thuộc địa qua văn học Phạm Quỳnh của Việt Nam khi viết Pháp du hành trình nhật kí là thuộc nhóm thứ hai

Khi nhắc đếnvăn học hậu thực dân trên thế giới cần phải nói đến những tên tuổi tiêu biểu nhất như: Chinua Achebe, Marguerite Duras, Nadine Gordimer, Jamiaca Kincaid, V S Naipaul, Ngugi Wa Thiong’o, Michael Ondaatje, Salman Rushdie, Leopold Senghor, Homi Bhabha, Frantz Fanon, Edward Said, Gayatri Chakravorty Spivak và đặc biệt một người Việt Nam là Trịnh Thị Minh Hà

Edward Said là một nhà phê bình tiêu biểu nhất của phê bình hậu thực dân, ông mang quốc tịch Hoa Kỳ nhưng gốc Palestin E.W.Said học tiểu học ở Cairo,thơ ấu của

Trang 36

ông như là sống "giữa các thế giới", thế giới của Cairo và Jerusalem Theo Said:

“Phương Tây luôn ở vị thế “trung tâm”, trong khi phương Đông là ngoại biên “khác biệt” “Khác biệt”theo nghĩa thua kém về mọi phương diện, tạo nên sự đối lập như ánh sáng và bóng tối Một cách nhìn như vậy là hoàn toàn phi lý vì đó chỉ là sản phẩm của

sự “bịa đặt”mang ý đồ tăm tối của phương Tây bị nhất quán chi phối bởi cái nhìn nặng tính thực dân Edward Said được coi là ông tổ của phê bình hậu thực dân

Lý thuyết hậu thực dân có ảnh hưởng sâu sắc từ cuốn Đông phương luận (1978)

của Said Ông giải mã quan hệ quyền lực giữa phương Ðông và phương Tây qua các hình thức diễn ngôn, chủ yếu qua việc sáng tạo nên khái niệm phương Ðông như một

Cái khác (Other) so với phương Tây Khi thực dân châu Âu sang xâm lược các quốc

gia phương Đông thì trong diễn ngôn của mình, phương Tây luôn tự coi họ là trung tâm còn phương Đông luôn là ngoại biên và khác biệt Tất cả những tính chất lười biếng, phi lý, thiếu văn minh đều liên quan đến phương Đông Và hiển nhiên những tính chất năng động, hợp lý, văn minh sẽ biến thành tính chất của phương Tây Như vậy, phương Tây đã tự định nghĩa chính họ dựa trên sự định nghĩa về phương Đông

Họ cho rằng nền văn hóa phương Đông thấp kém hơn so với văn hóa của họ Trên cơ

sở đó, họ thiết lập ra những nghiên cứu khoa học về phương Đông, mà họ gọi là

“Đông phương học” Người châu Âu chia thế giới thành hai phần: phương Đông và phương Tây, văn minh (civilization) và dã man, thiếu văn minh (barbarianism) Đây hoàn toàn là ranh giới giả tạo, không có căn cứ về lịch sử

Người châu Âu cũng sử dụng khái niệm “Đông phương học” để định nghĩa chính

họ Phương Đông là cái khác so với phương Tây Phương Tây là một chủng tộc cao

cấp hơn, văn minh, tốt đẹp, ưu thế trong thế tương quan so sánh với phương Đông lạc hậu, hạ đẳng, ngu muội Vì thế, việc thực dân phải đi khai hóa văn minh cho các nước này là một lẽ tất yếu Dựa trên danh nghĩa đó, các nước phương Tây đã chiếm các nước phương Đông làm thuộc địa và đưa ra những luật lệ cho người dân ở đây Họ trở thành “mẫu quốc” giúp đỡ những người phương Đông khai sáng dân tộc mình Như vậy, phương Tây đã tạo ra ý niệm về phương Đông như là cái khác của phương Tây để tăng

Trang 37

cường quyền lực của họ Từ đó, họ khai sinh ra chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc được ngụy trang dưới chiêu bài khai hóa thuộc địa

Để làm rõ những luận điệu lừa bịp của thực dân, Said trong Đông phương luận đã

dùng chính “Đông phương học” để bác bỏ “Đông phương học” của thực dân Said lần lượt tháo gỡ những tiêu chuẩn áp đặt của phương Tây một thời ra khỏi nền văn hóa phương Đông Ông chỉ ra rằng diễn ngôn thực dân đã bóp méo, làm sai lệch hình ảnh phương Đông Thực dân đã đưa ra một cách vô lí tính chất nhược tiểu cho thuộc địa và

tự nhận mình là văn minh Ông cho rằng phương Đông cần được nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách toàn diện trong mối quan hệ biện chứng với phương Tây Và để thực hiện được điều này, ranh giới giữa phương Đông và phương Tây phải được xóa

bỏ

Theo các nhà nghiên cứu có ba kiểu phê bình hậu thực dân Thứ nhất là nghiên cứu tình hình sau độc lập của các cựu thuộc địa châu Âu Tìm hiểu xem những thuộc địa này trong quá trình độc lập đã ứng đối, thích ứng, đề kháng hoặc vượt qua những

di tồn văn hóa của chủ nghĩa thực dân như thế nào “Hậu thực dân” ở đây chỉ các nền văn hóa sau khi kết thúc thời đại thực dân, tức là giai đoạn lịch sử khoảng nửa sau thế

kỉ XX Thứ hai là nghiên cứu tình hình cựu thuộc địa châu Âu từ thời đại thực dân đến nay: những thuộc địa này sau khi bị thực dân đã ứng đối, thích ứng, kháng cự và vượt qua di tồn văn hóa của chủ nghĩa thực dân như thế nào Ở đây, “hậu thực dân”chỉ các loại văn hóa thuộc về khoảng thời gian sau khi thời đại thực dân bắt đầu, thời kì này bắt đầu từ thế kỉ XVI đến bao trùm cả thời hiện đại.Thứ ba là nghiên cứu quan hệ quyền lực giữa các nền văn hóa, xã hội, quốc gia, dân tộc khác nhau, những người chinh phục văn hóa đã làm như thế nào để khiến cho văn hóa bị chinh phục chịu phục tùng theo ý muốn của nó; văn hóa bị chinh phục đã ứng đối, thích ứng, kháng cự và khắc phục như thế nào trước sự đàn áp chính trị này Tại đây, “hậu thực dân”bao gồm quan điểm của chúng ta được hình thành trong cuối thế kỉ XX về quan hệ giữa chính trị và văn hóa Giai đoạn lịch sử này bao trùm toàn bộ lịch sử nhân loại

Trang 38

Có thể thấy một số phương pháp tiến hành phê bình hậu thực dân quan trọng cần tìm hiểu Một là dịch thuật dưới sự khác biệt quyền lực văn hóa Phương pháp này gồm hai cách: cách thứ nhất là áp dụng thái độ của chủ nghĩa dân tộc, khiến văn bản nước ngoài phù hợp với giá trị quan văn hóa nước mình, khiến nguyên ngữ phục tùng dịch ngữ; cách thứ hai là phục tùng ngôn ngữ và văn hóa của văn bản nước ngoài, đem độc giả nước mình vào hoàn cảnh ngoại quốc Phương pháp thứ hai là tiến hành phân tích hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh lịch sử xã hội ra đời của tác phẩm Ba là phân tích đề tài, nội dung, tư tưởng, nhân vật chính trong tác phẩm Bốn là phân tích nền văn hóa,

xã hội và chân dung nhân vật chính được phản ánh trong tác phẩm Năm là phân tích những ảnh hưởng, mối liên hệ tác động, sự giao thoa của nền văn hóa đế quốc và nền văn hóa thuộc địa Sáu là so sánh, đối chiếu với các tác phẩm cùng thời điểm sáng tác

ở các nước thuộc địa

Trong diễn ngôn hậu thuộc địa, có ba khái niệm được coi là vô cùng quan trọng

khi tìm hiểu đó là: “cái khác”, “sự bắt chước” và “tính lai ghép” “Cái khác”

(Otherness) khác với “sự khác biệt” (difference) vì cái khác bao gồm cả sự khác biệt lẫn bản sắc: “Cái khác là cơ sở để định nghĩa cái còn lại, nhờ nó mà một cá nhân, một nhóm người hay thậm chí là một nền văn hóa…được xác lập Nói một cách đơn giản hơn, đây là điều kiện tiên quyết để định nghĩa bất kỳ sự vật, hiện tượng nào đó” [84, 33] Trong diễn ngôn của mình, phương Tây đã tạo ra ý niệm về phương Đông như một “cái khác” của phương Tây để tăng cường quyền lực của họ Phương Tây luôn coi họ là trung tâm, văn minh, tiến bộ; phương Tây coi phương Đông là ngoại biên, làkhác biệt, phi lý, thiếu văn minh, cần được các nước thực dân khai hóa văn minh Bên cạnh đó, các nhà cầm quyền phương Tây còn muốn người dân ở các dân tộc thuộc địa là “cái khác”so với chính quá khứ của họ Thực dân mong mỏi ở bất cứ dân tộc thuộc địa nào cũng có bàn tay can thiệp và dấu ấn của họ Các nước thuộc địa đã bị phương Tây phân tách ra khỏi dòng chảy nội tại Lịch sử của họ không được phát triển theo một cách vốn có mà nó bị cắt ngang, xâm nhâp và pha tạp với lịch sử mẫu quốc Hơn nữa nó sẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, những nét vẽ của mẫu quốc sẽ thành hình trên bức tranh các dân tộc thuộc địa Như vậy là, dù thế nào thì điều mà

Trang 39

thực dân muốn thiết lập nhất chính là trật tự phân cực phương Tây và phương Đông, trong đó phương Tây ở vị thế cao hơn Mọi điều tốt đẹp, văn minh, duy lý, hùng mạnh đều thuộc về phương Tây, còn tính chất nhược tiểu, hỗn loạn, cảm tính, yếu ớt sẽ thuộc về phương Đông Dưới cái nhìn đầy chủ quan của thực dân, hình ảnh các nước thuộc địa không thể tránh khỏi sự méo mó, xuyên tạc Trần Thị Kim Trang khái quát lại tầm quan trọng của khái niệm này trong nghiên cứu hậu thực dân: “Vì thế, việc định nghĩa lại cái khác là một trọng điểm đối với hậu thuộc địa Phương Đông không thể tồn tại bên cạnh phương Tây như một sự bổ sung và mang trách nhiệm nâng tầm phương Tây như trước đây Phương Đông bị coi là một thực thể phi văn hóa trong một thời gian khá lâu Vì vậy, phương Đông phải được hiện lên với đầy đủ những tính chất vốn có của nó và ở một vị thế bình đẳng trong tương quan với phương Tây, ranh giới Đông và Tây phải bị xóa bỏ Lý thuyết hậu thuộc địa đã để các nước châu Âu có dịp nhìn lại chính mình Qua đó, họ có thể nhìn thấy được những mâu thuẫn và những ảo tưởng mà họ đã tạo ra về cái khác Trong xu thế toàncầu hóa như hiện nay, việc xóa bỏ quan niệm về cái khác trong nhận thức của mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi đất nước là một điều rất cần thiết” [92, 39-40]

Khái niệm “sự bắt chước” (mimicry) là một khái niệm quan trọng khác của phê

bình hậu thực dân Trần Thị Kim Trang đã khái quát lại khái niệm này từ hai góc độ: ý nghĩa tiêu cực và ý nghĩa tích cực Về mặt tiêu cực: “Dưới chế độ cai trị của thực dân (hoặc trong bối cảnh của sự nhập cư), sự bắt chước tất yếu sẽ diễn ra và nó được xem như là một kiểu mẫu của hành vi, trong đó một người mô phỏng lại tất cả những gì liên quan đến nhà cầm quyền, bởi vì, người này hy vọng có thể có được sức mạnh quyền lực thông qua việc làm ấy Đây cũng là điều mà thực dân mong muốn Bằng diễn ngôn thuộc địa, chúng luôn muốn tạo ra những chủ thể phục tùng, tái diễn lại những giả định, thói quen, giá trị - có nghĩa là bắt chước chúng” [92, 40] Sự bắt chước

ở các dân tộc thuộc địa diễn ra ở hầu hết các phương diện như ngôn ngữ, văn hóa, chính sách chính trị…Tuy nhiên, sự bắt chước cũng có thể là một phản ứng tích cực, chủ động từ phía người dân thuộc địa, với mục đích kháng cự lại sự áp chế của thực dân: “Hậu thuộc địa cho rằng sự bắt chước có thể đánh đổ hoặc nâng cao vị thế của kẻ

Trang 40

cầm quyền, vì nó liên quan đến việc sao chép những khái niệm của phương Tây về sự công bằng, tự do, bình đẳng, hay văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống pháp luật,… Khi một người dân thuộc địa lĩnh hội và nắm bắt hầu hết các vấn đề trên, họ nhận ra rằng trong tất cả sự công bằng chúng phải được áp dụng vào các nước thuộc địa như cách mà mẫu quốc đã thực hiện trên đất nước của họ Một khi điều này xảy ra, người này lập tức sẽ bị thực dân nhạo báng là “một người có tài bắt chước” (a mimic man), nhưng thực chất ẩn đằng sau sự nhạo báng đó là nỗi sợ hãi (mang tính chất phòng thủ) của thực dân Bởi vì, thực dân không bao giờ muốn thuộc địa là bản sao của chính mình – một điều quá mạo hiểm đối với họ Nhưng điều thực dân không ngờ tới là sản phẩm

họ tạo ra không chỉ là bắt chước mà gần như là nhạo báng họ” [84, 41] Như vậy, sự bắt chước đôi khi là một sự lật đổ không có ý thức Bằng khái niệm sự bắt chước, phê bình hậu thực dân đã đập tan được âm mưu của thực dân Sản phẩm mà thực dân cố tình tạo ra không phải hoàn toàn là sản phẩm của sự bắt chước “Chủ thể thuộc địa không bắt chước một cách rập khuôn, thụ động, mà ngược lại, họ bắt chước những tinh túy của nền văn hóa khác, sau đó chỉnh sửa nó cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước họ Vì vậy, từ một chủ thể bị động trong diễn ngôn thực dân, họ đã vươn lên giành lấy vị thế chủ động” [92, 43]

Đây là một khái niệm quan trọng diễn tả mối quan hệ giữa thực dân và thuộc địa Tuy nhiên, ở nhiều dân tộc thuộc địa như Việt Nam là một minh chứng tiêu biểu, sự bắt chước đã xuất hiện nhưng bản sắc văn hóa dân tộc đã được đấu tranh để bảo tồn và phát huy Trong thời gian cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam, tinh thần công bằng, dân chủ, văn minh mà Pháp mang đến đã thổi một luồng gió mới vào nước ta và được dân tộc ta tiếp thu một cách triệt để Tuy nhiên, người dân Việt Nam đã không bắt chước một cách rập khuôn, thụ động mà ngược lại, họ đã bắt chước những phần tinh túy của dân tộc Pháp, sau đó sửa lại cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước Đồng thời, trên cơ sở đó, họ vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc Có lẽ chính tinh thần này, nên Việt Nam từ một chủ thể bị động trong diễn ngôn thực dân đã vươn lên giành độc lập và vị thế chủ động

Ngày đăng: 26/10/2018, 08:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A. Timofeev. (1962). Nguyên lí lí luận văn học. NXB Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lí lí luận văn học
Tác giả: A. Timofeev
Nhà XB: NXB Văn hóa
Năm: 1962
2. Lại Nguyên Ân. (2004). 150 thuật ngữ văn học. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
3. Barker, C. (2011). Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và thực hành. NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và thực hành
Tác giả: Barker, C
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2011
4. Philipphê Bỉnh. (1968). Sách sổ sang chép các việc. (Thanh Lãng soạn & giới thiệu). NXB Học viện Đà Lạt.Xem tại: https://www.scribd.com/document/340770851/1822-Sach-Sổ-Sang-Chep-Cac-Việc-Philip-Binh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách sổ sang chép các việc
Tác giả: Philipphê Bỉnh
Nhà XB: NXB Học viện Đà Lạt. Xem tại: https://www.scribd.com/document/340770851/1822-Sach-Sổ-Sang-Chep-Cac-Việc-Philip-Binh
Năm: 1968
6. Phan Huy Chú. (1994). Hải trình chí lược. (Tạ Trọng Hiệp (dịch và giới thiệu), Ed.). Paris: Association Archipel Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hải trình chí lược
Tác giả: Phan Huy Chú
Năm: 1994
8. Dampier, W. (2011). Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688. (Hoàng Anh Tuấn (dịch & giới thiệu), Ed.). NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688
Tác giả: Dampier, W
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2011
9. Tầm Dương. (1967). Bàn về thể kí. Tạp Chí Văn Học, 2, 36–39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Văn Học, 2
Tác giả: Tầm Dương
Năm: 1967
10. Hà Minh Đức (chủ biên). (2008). Lí luận văn học. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
11. Phan Cự Đệ. (2005). Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận . NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
12. Phan Cự Đệ (chủ biên). (2005). Văn học Việt Nam 1900 – 1945. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1900 – 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
13. Phan Cự Đệ chủ biên. (2005). Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận
Tác giả: Phan Cự Đệ chủ biên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
14. Tản Đà. (1932). Giấc mộng con. NXB Hương Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giấc mộng con
Tác giả: Tản Đà
Nhà XB: NXB Hương Sơn
Năm: 1932
15. Vũ Hương Giang. (2013). Ngôn ngữ nghệ thuật của thể tài du kí trên Nam phong tạp chí (1917 - 1934). Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể tài du kí trên Nam phong tạp chí (1917 - 1934)
Tác giả: Vũ Hương Giang
Năm: 2013
16. Cao Hồng. (2013). Lí luận, phê bình văn học đổi mới và sáng tạo. NXB Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận, phê bình văn học đổi mới và sáng tạo
Tác giả: Cao Hồng
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2013
17. Dương Quảng Hàm. (2005). Việt Nam văn học sử yếu. NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2005
18. Hoàng Ngọc Hiến. (1999). Năm bài giảng về thể loại. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, & Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên). (2007). Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, & Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
20. Nguyễn Thị Thúy Hằng. (2009). Giá trị văn hóa và văn học của du ký (khảo sát qua sách Du ký Việt Nam). Tạp Chí KH Đại Học Quốc Gia Hà Nội, (số 25), 63–71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí KH Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Năm: 2009
21. Nguyễn Thị Thúy Hằng. (2014). Những đặc điểm của văn học du kí trung đại. Tạp Chí KH Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tập 30(số 3), 75–83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí KH Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tập 30
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Năm: 2014
5. Phạm Phương Chi. (n.d.). Dưới lớp mặt nạ Exotic. Xem tại: http://phebinhvanhoc.com.vn/duoi-lop-mat-na-exotic/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w