1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thị trường phi tập trung (otc) ở việt nam thực trạng và giải pháp

24 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 125,52 KB

Nội dung

Tính thanh khoản của các loại chứng khoán trên thị trường OTC thường thấp hơnthị trường giao dịch tập trung, chứa đựng nhiều rủi ro hơn, song cũng có thể đem lại nhiềulợi nhuận hơn.. Vị

Trang 1

GVHD: Thầy Lê Văn Lâm Thực hiện: nhóm TC11 - K34

Phan Phước Nghĩa Nguyễn Viết Thắng

Dương Thị Mỹ Trang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Trước hết chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Văn Lâm đã tạo đều kiện cho nhóm TC11 –Khóa 34 chúng em được tự nghiên cứu về chủ đề Thị trường phi tập trung (OTC) ở Việt Nam, Thực trạng và Giải Pháp Nó không chỉ giúp ích trong vấn đề tự nghiên cứu học tập mà còn rèn luyện rất nhiều về mặt kỹ năng cho chúng em Hy vọng ngày càng sẽ có nhiều bài tiểu luận và thực hành để ngày càng nâng cao chất lượng trong học tập, mang sự thực tế đến với sinh viên nói chung và đặc biệt là sinh viên ĐH Kinh tế TPHCM nói riêng,một khối ngành rất cần sự thực tế và năng động.

Mặc dù nhóm em đã có rất nhiều cố gắng, nhưng vẫn không thể nào tránh những sai sót về mặt nội dung và nhận thức về thị trường OTC.

ĐH KINH TẾ, TPHCM,

8/12/2009 Nhóm thuyết trình

Trang 4

Mục lục

Lời cám ơn 2

Mục lục 3

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thị trường chứng khoán phi tập trung 4

1.1 Khái niệm thị trường OTC 4

1.2 Vị trí và vai trò của thị trường OTC 4

1.2.1 Vị trí 4

1.2.2 Vai trò của thị trường OTC 4

1.3 Đặc điểm thị trường chứng khoán phi tập trung 5

1.4 So sánh thị trường tập trung và thị trường phi tập trung 7

1.5 Bài học kinh nghiệm các nước 8

Chương 2: Thực trạng thị trường OTC ở Việt Nam 12

2.1 Cách thức tổ chức và quy mô thị trường OTC 12

2.2 Phương thức giao dịch 14

2.3 Phương thức thu thập thông tin 18

2.4 Những tiêu cực và rủi ro trên thị trường OTC 20

Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường OTC ở Việt Nam 23

Tài liệu tham khảo 24

Trang 5

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG

1.1 Khái niệm thị trường OTC: 1

Thị trường OTC hay còn gọi là thị trường giao dịch phi tập trung, là thị trườngđược tổ chức không dựa vài một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch(thị trường giao dịch tập trung), mà dựa vào hệ thống vận hành theo cơ chế chào giáthương lượng và cạnh tranh thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin

Thị trường OTC không có không gian giao dịch tập trung Thị trường này được các

tổ chức chứng khoán cùng nhau duy trì, việc giao dịch thông tin được dựa vào hệ thốngđiện thoại và Internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối

Tính thanh khoản của các loại chứng khoán trên thị trường OTC thường thấp hơnthị trường giao dịch tập trung, chứa đựng nhiều rủi ro hơn, song cũng có thể đem lại nhiềulợi nhuận hơn

1.2 Vị trí và vai trò của thị trường OTC: 2

1.2.1 Vị trí :

Thị trường OTC là một bộ phần cấu thành thị trường chứng khoán, luôn tồn tại vàphát triển song song với thị trường chứng khoán tập trung (các Sở giao dịch chứngkhoán).Tuy nhiên, do đặc điểm khác biệt với thị trường tập trung ở cơ chế xác lập giáthương lượng và thỏa thuận là chủ yếu, hàng hóa trên thị trường đa dạng Vì vậy, thịtrường OTC có vị trí quan trọng trong cấu trúc thị trường chứng khoán, là thị trường bộphận hỗ trợ cho thị trường tập trung

1.2.2 Vai trò của thị trường OTC:

1 FPT Securities, Thị trường OTC là gì?

http://fpts.com.vn/VN/Ho-tro/Kien-thuc/Co-ban/2008/07/3B9B81CB/

2 Sách “Cơ bản về thị trường chứng khoán”, trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân

Trang 6

Thị trường OTC đóng vai trò thị trường thứ cấp, do đó có những vai trò cơ bảnsau:

 Tạo môi trường đầu tư linh hoạt, thuận lợi cho các nhà đầu tư Do các cổ phiểutrên thị trường OTC có tính thanh khoản rất cao nên thỏa mãn được tâm lýmong muốn tỷ suất sinh lợi cao nhưng có thể dễ dàng rút vốn của các nhà cóvốn và mong muốn huy động vốn dài hạn ổn định với chi phí thấp của nhà cầnvốn

 Tạo thị trường cho các chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, các chứngkhoán chưa đủ điều kiện niêm yết Thị trường OTC tạo ra cơ hội đầu tư khácnhau kèm với rủi ro khác nhau nên thỏa mãn được nhu cầu của tất cả đối tượngtrong xã hội, do đó các công ty vừa và nhỏ có thể tham gia huy động vốn pháttriển sản xuất – kinh doanh

 Hỗ trợ và thúc đẩy thị trường chứng khoán tập trung phát triển Thị trườngOTC có cơ chế rộng mở hơn thị trường tập trung, nên dễ dàng huy động vốnhơn, tính thanh khoản cũng cao hơn Từ đó tạo ra một sự cạnh tranh mạnh mẽtrong việc thu hút nhà đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng hiệu quảnguồn vốn huy động

 Hạn chế, thu hẹp thị trường tự do, góp phần đảm bảo sự ổn định và lành mạnhcủa thị trường chứng khoán Hiện nay, việc mua bán chứng khoán chứngkhoán trên thị trường tự do không chịu sự kiểm soát của Nhà nước nên việcđầu cơ, lừa đảo, làm giá… có thể khiến thị trường chứng khoán sụt giảm uytính, tính thanh khoản, nguồn vốn… Nên việc phát triển thị trường OTC là cầnthiết để hoàn thiện thị trường chứng khoán

1.3 Đặc điểm thị trường chứng khoán phi tập trung: 3

Trang 7

 Thị trường sẽ diễn ra tại các địa điểm giao dịch của ngân hàng, công ty chứngkhoán, hoặc các địa điểm thuận tiện cho người mua và người bán.

1.3.2 Các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường:

Có 2 loại:

 Loại 1: các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên sàn tập trung, nhưngđáp ứng được các điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu tài chính tối thiểucủa thị trường OTC, trong đó chủ yếu là các chứng khoán của các công ty vừa

và nhỏ, công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển

 Loại 2: các chứng khoán đã niêm yết trên sàn tập trung và bị hủy giao dịch

1.3.3 Cơ chế xác lập giá trên thị trường:

 Chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức thương lượng và thỏa thuậnsong phương giữa bên mua và bên bán

 Giá sẽ phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh đối tác trong giao dịch nên có nhiềumức giá khác nhau đối với 1 chứng khoán trong cùng 1 thời điểm Tuy nhiênhiện nay có các nhà tạo lập thị trường cùng với cơ chế báo giá tập trung quamạng máy tính dẫn đến cạnh tranh giá mạnh mẽ giữa các nhà kinh doanh Do

đó, khoảng chênh lệch giữa các mức giá sẽ thu hẹp lại do diễn ra sự đấu giágiữa các nhà tạo lập thị trường với nhau

1.3.4 Có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường:

Đó là các công ty giao dịch – môi giới Nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà tạolập thị trường là tạo ra tính thanh khoản cho thị trường thông qua việc nắm giữ một lượngchứng khoán để sẵn sàng mua bán, giao dịch với khách hàng

1.3.5 OTC là thị trường sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử rộng

Liên kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường Vì vậy, thị trường OTC còn đượcgọi là thị trường mạng hay thị trường báo giá điện tử Hệ thống mạng của thị trường đượccác đối tượng tham gia thị trường sử dụng để đặt lệnh giao dịch, đàm phán thương lượnggiá, truy cập và thông báo các thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán Chứcnăng của mạng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch mua bán và quản lý trên thị trườngOTC

1.3.6 Quản lý thị trường OTC:

Trang 8

Chia thành 2 cấp:

 Cấp quản lý Nhà nước: do cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trực tiếpquản lý theo Pháp luật về chứng khoán và các luật có liên quan, thường đượcgọi là Ủy ban chứng khoán

 Cấp tự quản: có thể do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quản lý (Mỹ,Thái Lan, Nhật Bản…), hoặc do sở giao dịch đồng thời quản lý (Anh, Pháp,Canada…) Nội dung và mức độ quản lý ở mỗi nước là khác nhau, tùy thuộcvào điều kiện, đặc thù từng nước, nhưng đều có chung mục tiêu là đảm bảo ổnđịnh và phát triển liên tục của thị trường

1.3.7 Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC:

Linh hoạt và đa dạng tùy theo từng thương vụ và sự phát triển của thịb trường Vídụ: cơ chế thương lượng và thỏa thuận tạo nên phương thức thanh thoán thị trường OTClinh hoạt giữa người mua và người bán; thời hạn thanh toán T+0, T+1, T+2, …, T+x…trên cùng một thị trường, tuỳ theo từng thương vụ và sự phát triển của thị trường

1.4 So sánh thị trường tập trung và thị trường phi tập trung: 4

1.4.1 Giống nhau:

 Đều là thị trường có tổ chức, chịu sự giám sát, quản lý của Nhà nước

 Hoạt động của thị trường chịu sự chi phối của hệ thống Luật chứng khoán

1.4.2 Khác nhau:

Thị trường phi tập trung (OTC) Thị trường tập trung

- Địa điểm giao dịch là phi tập trung

- Giao dịch bằng cơ chế thương lượng và

thỏa thuận giá là chủ yếu

- Trên thị trường có nhiều mức giá đối với

một chứng khoán trong cùng một thời điểm

- Giao dịch các loại chứng khoán có độ rủi

ro cao

- Địa điểm giao dịch tập trung

- Giao dịch thông qua đấu giá tập trung

- Chỉ có một mức giá cho một chứng khoántrong một thời điểm

- Giao dịch các loại chứng khoán có độ rủi

ro thấp hơn

4 Sách “Cơ bản về thị trường chứng khoán”, trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân

Trang 9

- Sử dụng hệ thống mạng máy tính diện

rộng

- Có các nhà tạo lập thị trường cho một loại

chứng khoán

- Tổ chức quản lý trực tiếp là Sở giao dịch

hoặc Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng

khoán

- Cơ chế thanh toán là linh hoạt và đa dạng

- Có thể sử dụng mạng máy tính diện rộnghoặc không

- Chỉ có một nhà tạo lập thị trường cho mộtloại chứng khoán, là các chuyên gia chứngkhoán của Sở

- Tổ chức quản lý trực tiếp là Sở giao dịch

- Cơ chế thanh toán bù trừ đa phương thốngnhất

1.5 Bài học kinh nghiệm các nước: 5

Từ thực tiễn của các nước trong quá trình hình thành và phát triển thị trường OTC,

có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

1.5.1 Về điều kiện cần thiết để xây dựng một OTC

Đây là vấn đề rất quan trọng, theo kinh nghiệm các nước, thị trường OTC chỉ cóthể ra đời và tồn tại được khi có đủ các điều kiện cần thiết Mọi cố gắng chủ quan để thúc

ép cho thị trường OTC ra đời không đúng lúc sẽ rất nguy hiểm Các điều kiện cần thiếtphải có là:

mức tăng trưởng ổn định và vững chắc, lạm phát được kiềm chế, môi trường chính trị xã hội ổn định, đời sống của nhân dân được đảm bảo và

có tiết kiệm).

trường với các loại CK khác nhau, hệ thống các tổ chức tài chính trung gian đa dạng, đội ngũ đông đảo các nhà đầu tư nhiệt tình và có ý thức tiết kiệm cho đầu tư phát triển).

5 Luận văn “Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở

Việt Nam”

Trang 10

1.5.1.3 Điều kiện con người (tức là phải có đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh có đủ trình độ quản lý và kinh doanh, có lực lượng đông đảo các nhà đầu tư có kiến thức, dám đương đầu với rủi ro và mạo hiểm)

đảm cho TTCK phi tập trung hoạt động an toàn, lành mạnh và ổn định).

khoán, định giá, chuyển lệnh mua, lệnh bán, thanh toán tiền và chứng khoán, kỹ thuật chuyển quyền sở hữu chứng khoán, đăng ký, lưu giữ và sang tên)

1.5.2 Về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường OTC

Việc nắm giữ CK của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các CK được giao dịchtrên TTCK phi tập trung rất hạn chế và các nước đều tỏ ra thận trọng Mục tiêu của việchạn chế này là nhằm tránh các hoạt động thao túng thị trường của các nhà đầu tư nướcngoài, nhất là trong giai đoạn thị trường mới đi vào hoạt động, khi việc ổn định thị trường

và tạo dựng uy tín đối với các nhà đầu tư cũng như những người tham gia thị trường là hếtsức quan trọng

1.5.3 Về sự tham gia của hàng hoá CK nước ngoài

Kinh nghiệm phát triển thị trường OTC trên thế giới cho thấy, đối với các nướctrong giai đoạn đầu không cho phép các CK nước ngoài tham gia vào thị trường, các CKtham gia thị trường chủ yếu là các CK Nhà nước, CK của các công ty thuộc sở hữu Nhànước, CK của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các chính sách này nhằm mục tiêu tăngcường huy động các nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế quốc gia, đồng thời hạn chếđược những tác động bên ngoài vào thị trường trong nước Tuy nhiên việc niêm yết các

CK của các công ty trong nước ra thị trường quốc tế lại được khuyến khích

1.5.4 Về việc duy trì biên độ giao dịch hợp lý nhằm ổn định thị trường

Mặc dù việc duy trì biên độ giao dịch có ảnh hưởng đến tính linh hoạt của thịtrường, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho thị trường, tránh biến động quá mức, nhiềuSGDCK cũng như TTCK phi tập trung vẫn sử dụng biên độ giao dịch (tỷ lệ biên độ daođộng trong ngày so với mức giá đóng cửa của ngày trước đó)

1.5.5 Về quy định đối với các công ty tham gia niêm yết

Trang 11

Hầu hết các TTCK phi tập trung trên thế giới đều quy định các tiêu chuẩn cụ thểđối với việc được chọn tham gia niêm yết CK trên thị trường này nhằm đảm bảo cho thịtrường có hàng hoá chất lượng cao cũng như các giao dịch được thông suốt, các tiêuchuẩn đó thường là về: thời gian thành lập, vốn điều lệ, vốn cổ phần, số lượng các cổđông, tỷ lệ nợ, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn góp, tình trạng nợ

1.5.6 Thành lập OTC sau đó mới phát triển lên thành TTCK tập trung (SDGCK)

Lịch sử phát triển TTCK thế giới cho thấy, TTCK phi tập trung thường xuất hiệnsớm hơn TTCK tập trung nhưng hoạt động chủ yếu là các cuộc thương lượng, trao đổimiệng với nhau, không cần giấy tờ cũng như không cần có hàng hoá hay mẫu mã trướcmặt, nói chung hoạt động gần như dựa vào chữ tín, không có các chế tài, các điều chỉnh

cụ thể của pháp luật về thị trường này, sau đó các quy định, luật lệ mới từng bước hìnhthành Qua một thời gian hoạt động nhất định, thị trường dần dần có sự điều chỉnh củapháp luật và phát triển thành TTCK tập trung (SGDCK), những nóng vội trong quá trìnhnày thường phải trải qua những cú sốc lớn, gây gián đoạn, suy giảm lòng tin, ảnh hưởngnghiêm trọng đến hoạt động của thị trường

1.5.7 Về công khai hoá thông tin

Một trong những mục tiêu hoạt động của các TTCK là bảo vệ lợi ích hợp pháp củangười đầu tư Để thực hiện mục tiêu này, cơ quan quản lý TTCK ở hầu hết các nước đềuđặt ra yêu cầu bắt buộc công khai hoá thông tin đối với các đối tượng tham gia vào đầu tưhoặc kinh doanh chứng khoán Chẳng hạn như phải công khai các báo cáo định kỳ (nhưbảng tổng kết tài sản, báo cáo kinh doanh lỗ lãi, báo cáo các khoản nợ phải thu, phải trả)cho công chúng tại địa điểm niêm yết và chào bán chứng khoán

1.5.8 Quản lý thị trường OTC

theo kinh nghiệm của các nước và các ý kiến đều có quan điểm thống nhất:

 Xây dựng các văn bản pháp luật về CK và kinh doanh CK; các chínhsách điều chỉnh TTCK nói chung và thị trường OTC nói riêng;

Trang 12

 Kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về CK và kinh doanhchứng khoán;

 Cấp, đình chỉ và thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực CK và kinhdoanh chứng khoán

1.5.8.2 Về quản lý Nhà nước đối với thị trường OTC: ở hầu hết các nước

việc quản lý thị trường OTC do Hiệp hội các nhà Kinh doanh CK đảmnhận Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, đồng thời mọi hoạt động củaHiệp hội cũng như hoạt động trên TTCK đều được luật hoá, do vậy tránhđược nhiều hiện tượng tiêu cực, bảo vệ nhà đầu tư và đảm bảo sự côngbằng trên thị trường

Trang 13

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG OTC VIỆT NAM

2.1 Cách thức tổ chức và quy mô thị trường OTC

Thị trường OTC là một bộ phận của thị trường chứng khoán Xét về phương thức

tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán bao gồm 3 loại: Sở giao dịch chứng khoán,Thị trường phi tập trung (OTC), và thị trường thứ chợ đen

Hiện vẫn chưa có những thống kê chính xác về thực trạng tình hình của thị trường

vì ngoài các công ty niêm yết trên các sàn như HOSE, HNX, hay trên thị trường OTC nhưUPCOM, thì vẫn còn phần lớn các công ty đại chúng vẫn hiện mua bán chứng khoán trênthị trường chợ đen Theo thống kê không chính thức thì tính đến 5/2009 thì có khoảng

4000 công ty cổ phần đại chúng và con số đó ngày càng tăng lên, tính tới thời điểm hiệntại đầu 2011 thì có khoảng 677 công ty niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX, trong đó có

384 ở sàn Hà Nội, 293 mã ở sàn HOSE, và có, 1743 công ty có giao dịch trên thị trườngOTC,và còn phần lớn các công ty cổ phần đại chúng khác vẫn giao dịch không có sự kiểmsoát trên thị trường chợ đen Mọi doanh nghiệp là công ty cổ phần đại chúng thì đều cóquyền tham gia trên thị trường OTC khi không đủ điểu kiện niêm yêt, đây chính là nguồncung lớn của thị trường OTC hay nói khác là thị trường OTC có một tiềm năng lớn nếubiết khai thác Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn có sự đánh đồng giữa thị trường OTC và thịtrường chợ đen vì các công ty cổ phần đại chúng chưa đăng ký ở Ủy Ban Chứng Khoáncòn rất nhiều vì ngại công bố thông tin minh bạch, nên không thể quản lý được Theothống kê vào 5/2009 thì có khoản 963 công ty và tập đoàn đăng ký với Uỷ Ban ChứngKhoán Nhà Nước Thị trường OTC Việt Nam đang tồn tại là một thực thể khách quan,nhưng thị trường này hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ, rởi rạc chưa thực sự được tổ chức

và quản lý chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường

Những điểm giống và khác nhau ở thị trường chợ đen và thị trường OTC

o Điểm khác nhau

Là thị trường có quản lý, có tổ chức Là thị trường không có quản lý, không có tổ chức

Ngày đăng: 25/10/2018, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách “Cơ bản về thị trường chứng khoán”, trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ bản về thị trường chứng khoán
2. Luận văn “Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
3. “Thị trường phi tập trung (OTC) ở Việt Nam”, chương trình giảng dạy kinh tế FulBright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường phi tập trung (OTC) ở Việt Nam
4. Những cách thức giao dịch trên thị trường OTC.http://www.itaexpress.com.vn/tin_ita/kinh_t/ch_ng_khoan/giao_d_ch_tren_th_tr_ng_otc Link
5. FPT Securities, Thị trường OTC là gì?http://fpts.com.vn/VN/Ho-tro/Kien-thuc/Co-ban/2008/07/3B9B81CB/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w