KHÁI NIỆM ÁN LỆ VÀ SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ÁN LỆ Ở VIỆT NAM

7 322 4
KHÁI NIỆM ÁN LỆ VÀ SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ÁN LỆ Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KHÁI NIỆM ÁN LỆ VÀ SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ÁN LỆ Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm án lệ 1.1.1. Khái niệm án lệ ở một số nước trên thế giới: Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống pháp luật phổ biến là hệ thống Common Law (hệ thống pháp luật Anh Mỹ) và hệ thống Civil law (hệ thống pháp luật Pháp Đức). Trong đó, hệ thống Common Law chủ yếu sử dụng nguồn luật là án lệ trong xét xử, còn Civil Law lại chủ yếu sử dụng luật thành văn. Nhìn chung, hai hệ thống pháp luật này đều có những ưu và nhược điểm nhất định, tuy nhiên việc áp dụng án lệ trong xét xử được các nước sử dụng phổ biến, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau: (i) Án lệ là việc làm luật của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; (ii) Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này. Theo quan điểm của các nhà luật học theo hệ luật Anh Mỹ (Anglo – Sacxon), thì án lệ có thể được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa hẹp, án lệ bao gồm toàn bộ các quyết định, bản án được tuyên bố bởi Tòa án và có giá trị như nguồn luật, đưa ra những nguyên tắc, nền tảng áp dụng cho các vụ việc xảy ra tương tự sau này, hay là cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc xảy ra trong tương lai. Theo nghĩa rộng, án lệ là nguyên tắc bắt buộc đòi hỏi Thẩm phán trong hệ thống các cơ quan Toà án khi xét xử một vụ việc cụ thể cần phải căn cứ ngay vào các bản án, các vụ việc trước đó, đặc biệt là các phán quyết của các Tòa cấp cao (Hight Court), Tòa phúc thẩm (Court of Appeal) và Tòa án tối cao (Supreme Court) hay là những nguyên tắc không theo luật định được đưa ra từ các quyết định tư pháp, hay là hệ thống những nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và hình thành thông qua các quyết định của Tòa án. Với những nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law), tiêu biểu một số nước như Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,… thì những bản án không được xem là luật, không mang tính ràng buộc pháp lý, chỉ được xem như là văn bản giải thích luật, nhưng buộc tòa cấp dưới phải tham khảo, nếu không nguy cơ bị tòa cấp trên bác bỏ rất cao. Ở Pháp: Theo nghĩa rộng, án lệ bao gồm tất cả các bản án, quyết định của Toà án được tuyên trên toàn lãnh thổ nước Pháp. Theo nghĩa hẹp, án lệ chỉ quan điểm, cách thức Toà án giải thích và áp dụng pháp luật cho những vấn đề pháp lý lặp đi lặp lại trong nhiều vụ việc tương tự. Án lệ được hình thành dựa trên những lỗ hổng của pháp luật và sự sáng tạo của Thẩm phán. Những lỗ hổng do luật thành văn tạo ra sẽ được Thẩm phán lấp đầy bằng những phán quyết hợp tình, hợp lí và phán quyết này được toà tối cao công bố là án lệ để áp dụng chung cho các trường hợp tương tự về sau. Án lệ còn được gọi là tiền lệ pháp (Precedent) là một trong những nguồn luật chính thức và quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia và được áp dụng rộng rãi. Theo đó, những bản án, quyết định giải quyết vụ việc trong các tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, trở thành cơ sở để tòa đưa ra phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó. Cũng cần phân biệt với khái niệm về án mẫu. Án mẫu là những bản án được xây dựng trên những cơ sở pháp luật hết sức chặt chẽ mà trong những tình huống như vậy, khó có thể đưa ra phán quyết khác được. Do đó, khi có những tình huống tương tự bắt buộc tòa án phải đưa ra các phán quyết tương tự như án mẫu. Một điểm cần lưu ý là, khi bản án được coi là án mẫu thì Toà án tối cao sẽ chuyển tải đến các Toà án cấp dưới để làm nguồn tham khảo và các Toà án cấp dưới coi đó là những “khuôn mẫu” để xét xử những vụ án tương tự. 1.1.2. Khái niệm án lệ ở các nước theo truyền thống thông luật: Án lệ là vụ án đã được giải quyết tạo cơ sở cho việc xét xử các vụ án sau này mà có những sự kiện hoặc vấn đề pháp lý tương tự. Trong đó, án lệ cũng được áp dụng đối với việc giải thích luật thành văn, có nghĩa là tòa cấp dưới phải tuân theo cách giải thích luật của tòa cấp trên. Cần lưu ý rằng, về mặt kỹ thuật, nói một cách chặt chẽ, khi xét xử, các thẩm phán không phải tuân theo quyết định (decision) được đưa ra trong vụ án trước, mà chỉ phải tuân theo quy tắc pháp lý trong phần luận cứ chính (ratio decidendi) được đưa ra trong bản án trước. Án lệ về hình thức là những bản án đã trở thành luật, tạo thành một thứ luật có tên gọi là luật án lệ (case law) hay luật do thẩm phán làm ra (judgemade law), bên cạnh luật do nghị viện ban hành (legislation hay statutory law). Tuy nhiên, như Blackstone lưu ý, luật và ý kiến của thẩm phán thể hiện trong án lệ không phải lúc nào cũng là một, vì có lúc thẩm phán cũng nhầm lẫn về luật. Do đó, án lệ không phải là tuyệt đối tuân theo đối với tòa án và thẩm phán trong các vụ án tương tự sau này, khi họ cho rằng, án lệ đã không còn phù hợp với bối cảnh mới hoặc không bảo vệ được công lý. Ở Anh (và các nước thông luật khác), án lệ ra đời trong những điều kiện sau đây: Khi chưa có luật nhưng tòa vẫn phải xử để bảo đảm công lý và bản án đó trở thành án lệ (precedent), nghĩa là trở thành luật cho những vụ việc tương tự. Khi phán quyết đã được tuyên, nó phải được coi là giải pháp cho vấn đề tương tự sau này; thẩm phán phải tuân theo phán quyết của vụ án tương tự được xử trước đó.. Khi luật không rõ ràng, thẩm phán phải tự mình nhận thức, giải thích luật và thể hiện nhận thức trong bản án. Bản án trở thành luật cho những tình huống tương tự. Đã có luật nhưng phát sinh tình huống mới mà luật chưa dự liệu được nên thẩm phán phải vận dụng luật hiện hành cho tình huống mới đó. Ở Anh cũng phân biệt án lệ “phải tuân thủ” (biding precedent) và án lệ “cần tôn trọng và cân nhắc cẩn trọng” hay còn gọi là án lệ có sức thuyết phục (persuasive precedent). Tại các nước theo hệ thống Thông luật, án lệ là một nguồn pháp luật bắt buộc được áp dụng tại Tòa án và đều được áp dụng với các nguyên tắc cơ bản sau: + Đạo luật thành văn luôn có giá trị áp dụng cao hơn án lệ + Tòa án cấp dưới có nghĩa vụ phải áp dụng án lệ của Tòa án cấp trên + Tòa án không có nghĩa vụ phải tuân thủ án lệ của Tòa án cùng cấp và của chính mình + Xu hướng các cơ quan lập pháp ngày càng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hơn. Đối với hệ thống pháp luật Common Law, một trong những điểm cơ bản của các nước theo hệ thống này là án lệ được coi là một trong những nguồn luật áp dụng bắt buộc tại Tòa án. Tại Hoa Kỳ, các tòa án cấp dưới của liên bang và các tòa án của bang có nghĩa vụ tuân thủ các quyết định trước đây của Tòa án tối cao liên bang nhưng các phán quyết của tòa án cấp dưới về những vấn đề mang tính liên bang không có tính ràng buộc đối với các bang khác nhưng vẫn được xem xét và cân nhắc rất cẩn thận. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xét xử, với nguyên tắc Tòa án không được quyền từ chối thụ lý bất cứ yêu cầu khởi kiện nào của công dân và mục đích lấp các khoảng trống mà pháp luật thành văn để lại nên hiện nay án lệ được sử dụng rất rộng rải ở cả Common Law và Civil Law. 1.1.3. Khái niệm án lệ tại Việt Nam: Ở Việt Nam có nhiều cách hiểu về án lệ: Theo nghĩa rộng, án lệ là một hệ thống các nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và hình thành thông qua các quyết định của Toà án. Theo nghĩa hẹp, án lệ là cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc sẽ xảy ra trong tương lai. Định nghĩa theo cách mô tả: “Án lệ là tập hợp những tiền lệ xét xử đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước tuyển chọn từ những bản án đã được xét xử trong thực tiễn, đúc kết làm thành mẫu để người xét xử sau tham khảo, noi theo” . Những định nghĩa này có nội dung tương tự nhau, chỉ khác nhau về cách diễn đạt và cũng đã nêu lên những điểm cơ bản và cốt lõi nhất về án lệ. Những định nghĩa đó đều đúng, tuy nhiên có thể đưa ra định nghĩa chung về án lệ như sau: “Án lệ là hệ thống các quy phạm và nguyên tắc được hình thành và áp dụng bởi các thẩm phán trong quá trình xét xử và đưa ra phán quyết Án lệ xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, vào khoảng thế kỷ thứ III TCN, do đòi hỏi cần có sự điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với những biến đổi ngày càng đa dạng, phong phú của xã hội lúc bấy giờ. Án lệ thời đó là các sắc dụ, các phán quyết của các pháp quan (Edict magistratum), đặc biệt là của các quan toà. Theo thời gian, án lệ dần dần được các quốc gia thừa nhận và sử dụng như một nguồn luật. Ý tưởng của việc coi án lệ là một nguồn luật cơ bản là ở chỗ: các tranh chấp tương tự cần đạt đến các kết quả pháp lý tương tự” . Tóm lại, án lệ ở những quốc gia, những khu vực khác nhau thì đều có những cách hiểu và định nghĩa án lệ một cách khác nhau, tuy nhiên dù có hiểu như thế nào vẫn không thể thay đổi bản chất của án lệ. Án lệ là một vũ khí lợi hại không chỉ giúp giải quyết một vụ án cụ thể mà còn thiết lập ra một tiền lệ để xử những vụ án tương tự sau này từ đó sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp đánh giá được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, người tham gia tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng để tạo ra sự công bằng trong xã hội. 1.2. Sơ lược quá trình hình thành của án lệ ở Việt Nam 1.2.1. Thời kỳ phong kiến (khoảng thế kỷ X – XIX) Pháp luật phong kiến Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật chủ yếu thông qua các luật thành văn. Tiêu biểu gồm có: Bộ luật Hình thư đời Lý ban hành năm 1042; Bộ Quốc triệu thống chế của đời Trần ban hành dưới triều vua Dụ Tông năm 1341; đến thời Hậu Lê có thể nói đây là đỉnh cao của lịch sử lập pháp nước ta, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) nhiều luật lệ đã được ban hành như: Luật thư, Bộ luật Hồng Đức, Quốc triều luật lệnh, Hồng Đức thiện chính thư, Quốc triều thư kế thể thức (1468 – 1471),… Dưới triều Nguyễn hoạt động lập pháp cũng khá phong phú, trong đó thành tựu phải nhắc đến là Luật Gia Long hay Hoàng Việt luật lệ. Như vậy, trong thời kỳ phong kiến thì nguồn luật chủ yếu ở nước ta là các bộ luật thành văn chứ không phải án lệ. Việc không thừa nhận án lệ trong pháp luật phong kiến có thể tìm thấy trong các quy định của pháp luật. Ví dụ Điều 685 Bộ luật Hồng Đức: “Những chế sắc (của vua) luận tội gì, chỉ là xét xử nhất thời chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn, thì không được viện dẫn sắc lệnh ấy mà xử đoán việc sau. Nếu ai viện ra xét xử không đúng thì khép vào tội cố ý làm sai luật”. Án lệ được tạo ra thông qua các sắc chỉ của nhà vua khi giải quyết các vụ việc cụ thể nhưng nó chỉ được áp dụng khi được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật thành văn. 1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc (19581945): Thời kỳ này ở Việt Nam có 02 hệ thống pháp luật cùng tồn tại: Hệ thống pháp luật thuộc địa của thực dân Pháp và hệ thống pháp luật phong kiến triều Nguyễn. Hai hệ thống pháp luật này khá phức tạp về nguồn luật, phạm vi và đối tượng áp dụng. Có 03 bộ luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội đó là Bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu 1883, Bộ luật Bắc Kỳ 1931 và Bộ Dân luật Trung Kỳ 1936. Lúc bấy giờ, các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp, các văn bản pháp luật thành văn cũng không đủ khả năng điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội vì vậy khi xét xử các thẩm phán cũng cần đến các án lệ. Điều 4 Bộ luật Dân sự Nam Kỳ giản yếu 1883 có quy định: “Thẩm phán nào từ chối việc phán xét vì lý do luật không quy định vấn đề hay luật tối nghĩa hoặc bất túc sẽ bị truy tố về tội bất khẳng thụ lý”. 1.2.3. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 90SL cho phép tạm thời sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam cho đến khi ban hành những bộ luật thống nhất trong toàn quốc, nhưng luật lệ này không trái với nguyên tắc độc lập chủ quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ở miền Bắc, về nguyên tắc không thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật, nhưng trong thực tiễn xét xử thì TAND tối cao đã tổng kết những bản án điển hình hình thành những chuyên đề báo cáo để hướng dẫn các tòa áp dụng pháp luật thống nhất. Ở miền Nam, sau khi thực dân Pháp rời khỏi Việt Nam thì đế quốc Mỹ đã thiết lập “chính quyền MỹNguỵ”. Trong giai đoạn này, án lệ được sử dụng rộng rãi nhất bên cạnh các văn bản pháp luật thành văn. Các bản án được đăng tải trong tập san pháp lý và báo pháp luật do Bộ Tư pháp xuất bản, trong đó phải kể đến công trình rất đồ sộ và công phu là “Án lệ vựng tập” của Thẩm phán Trần Đại Khâm. Ở Việt Nam, dưới chế độ Sài Gòn trước năm 1975, tiền lệ pháp cũng được coi là một nguồn trong lĩnh vực dân sự, Bộ Tư pháp đã xuất bản án lệ theo định kỳ ba tháng. Ấn phẩm đăng tải những trích dẫn về quan điểm hay định hướng xét xử trong các bản án của Tối cao pháp viện, Tòa hành chính, Tòa thượng thẩm... Những bản án này là một trong những căn cứ pháp lý để xét xử cho các tranh chấp tương tự về sau. Hệ thống luật pháp của chế độ Sài Gòn trước đây vốn chịu ảnh hưởng của luật pháp châu Âu, nhất là luật pháp của Pháp, đặc biệt là pháp luật dân sự, nên cũng rất quan tâm việc xây dựng án lệ. Bộ Dân luật do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành theo Sắc luật số 028 TTSLU ngày 20121972, đã có qui định liên quan đến yêu cầu áp dụng án lệ trong xét xử, cụ thể, tại Thiên mở đầu, Điều 8 có ghi: “Thẩm phán nào không chịu xét xử vì lẽ luật không định hay luật tối nghĩa, thiếu sót, sẽ có thể bị truy tố về tội bất khẳng thụ lý”; Điều 9 quy định: “Gặp trường hợp không có điều luật nào có thể dẫn dụng, thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ; nếu không có tục lệ, sẽ theo công bằng và lẽ phải mà xét xử và phải chú trọng đến ý định của các đương sự”. Theo các chuyên gia nghiên cứu, pháp luật của chế độ cũ trước đây, sở dĩ có được án lệ là nhờ ở Tòa Thượng thẩm (Cour d’appel) và Tòa Phá án (Cour de cassation) là những cơ quan kiểm soát lại các bản án của các Tòa án cấp dưới, qua đó Tòa Phá án bảo đảm một sự thống nhất trong việc giải thích và áp dụng pháp luật và lâu dần hệ thống các Tòa án sẽ hướng theo các án lệ mà Tòa Phá án đưa ra. Trong giai đoạn miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, để thống nhất việc xử phạt một số loại tội phạm, ngày 19011955 Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 442TTg về việc trừng trị một số tội phạm, mà theo đó, Thông tư nêu rõ: “…Kinh nghiệm xét xử về một số loại phạm pháp đã được trở thành án lệ. Tuy nhiên, án lệ ấy còn khác nhau giữa các địa phương. Đường lối xét xử do đó không được thống nhất, rõ ràng và có nơi không được đúng. Cần phải thống nhất những án lệ ấy trong quy định chung sau đây để hướng dẫn các tòa án trừng trị một số tội phạm thông thường”. 1.2.4. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975: Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN) vì vậy hệ thống lý luận pháp lý tiếp nhận từ hệ thống pháp luật XHCN. Dù có những khác biệt nhất định nhưng hệ thống pháp luật XHCN về mặt lý luận có những điểm tương đồng với hệ thống civil law hay hệ Romagiec manh, trong đó văn bản pháp luật thành văn luôn được coi là nguồn luật chủ yếu. Nhìn chung, trong lịch sử pháp luật Việt Nam thì án lệ đã tồn tại và giữ một vai trò nhất định trong hệ thống pháp luật nói riêng cũng như trong đời sống xã hội nói chung. Ở Việt Nam, ngày 2452005 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48NQTW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, trong đó đã đặt ra giải pháp “nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán, kể cả tập quán và thông lệ quốc tế và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung hoàn thiện pháp luật”. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm đối lập nhau về vấn đề này. Ý kiến phản đối sử dụng án lệ cho rằng, pháp luật nước ta nghiêng nhiều về hệ thống Civil Law, chủ yếu là luật thành văn, việc áp dụng án lệ lúc này sẽ tạo nên sự tùy tiện trong việc xét xử. Việc áp dụng án lệ vào xét xử hoàn toàn không phù hợp còn bởi hệ thống pháp luật không ngừng thay đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn nên trong từng giai đoạn cụ thể thì chính sách pháp luật không hoàn toàn giống nhau. Điểm d Khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 chính thức thừa nhận vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam: “Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, bản án quyết định pháp luật đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử”. Việc cải cách là điều hợp lý để phục vụ cho mục đích xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. TAND tối cao ban hành Nghị quyết 032015NQHĐTP thừa nhận việc áp dụng án lệ vào xét xử và công bố 06 bản án lệ đầu tiên theo quyêt định số 220QĐCA ngày 0642016 là một bước đi tiến bộ, nhưng cần một quá trình dài xem xét về việc lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ một cách phù hợp, chính xác. Tóm lại, việc thừa nhận án lệ ở Việt Nam đó là một tiến bộ vượt bậc, vượt qua rào cản về mặt tâm lí để đi đến hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, án lệ ở nước ta còn non trẻ dĩ nhiên sẽ gặp phải những khó khăn về nhiều mặt như cần làm rõ ở chừng mực nào, phạm vi nào thì Tòa án có quyền giải thích luật, trường hợp nào thì Thẩm phán được áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng tương tự quY phạm pháp luật. Cần phải giao cho Tòa án quyền giải thích pháp luật, thực thi các biện pháp đảm bảo vị thế độc lập của cơ quan tư pháp, đảm bảo sự độc lập của thẩm phán, nâng cao trình độ thẩm phán, công khai hóa các bản án Nên cần phải có quá trình hoàn thiện để đi đến hoàn thiện hoá hệ thống pháp luật.

KHÁI NIỆM ÁN LỆ VÀ SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ÁN LỆ Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm án lệ 1.1.1 Khái niệm án lệ số nước giới: Hiện nay, giới có hai hệ thống pháp luật phổ biến hệ thống Common Law (hệ thống pháp luật Anh - Mỹ) hệ thống Civil law (hệ thống pháp luật Pháp - Đức) Trong đó, hệ thống Common Law chủ yếu sử dụng nguồn luật án lệ xét xử, Civil Law lại chủ yếu sử dụng luật thành văn Nhìn chung, hai hệ thống pháp luật có ưu nhược điểm định, nhiên việc áp dụng án lệ xét xử nước sử dụng phổ biến, đặc biệt quốc gia phát triển Theo từ điển Black’s Law án lệ hiểu sau: (i) Án lệ việc làm luật tòa án cơng nhận áp dụng quy tắc trình xét xử; (ii) Vụ việc giải làm sở để đưa phán cho trường hợp có tình tiết vấn đề tương tự sau Theo quan điểm nhà luật học theo hệ luật Anh - Mỹ (Anglo – Sacxon), án lệ hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa hẹp, án lệ bao gồm toàn định, án tuyên bố Tòa án có giá trị nguồn luật, đưa nguyên tắc, tảng áp dụng cho vụ việc xảy tương tự sau này, cách thức sử dụng nguyên tắc có sẵn áp dụng để định vụ việc xảy tương lai Theo nghĩa rộng, án lệ nguyên tắc bắt buộc đòi hỏi Thẩm phán hệ thống quan Toà án xét xử vụ việc cụ thể cần phải vào án, vụ việc trước đó, đặc biệt phán Tòa cấp cao (Hight Court), Tòa phúc thẩm (Court of Appeal) Tòa án tối cao (Supreme Court) nguyên tắc không theo luật định đưa từ định tư pháp, hệ thống nguyên tắc bất thành văn công nhận hình thành thơng qua định Tòa án Với nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law), tiêu biểu số nước Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,… án khơng xem luật, khơng mang tính ràng buộc pháp lý, xem văn giải thích luật, buộc tòa cấp phải tham khảo, khơng nguy bị tòa cấp bác bỏ cao Ở Pháp: Theo nghĩa rộng, án lệ bao gồm tất án, định Toà án tuyên toàn lãnh thổ nước Pháp Theo nghĩa hẹp, án lệ quan điểm, cách thức Tồ án giải thích áp dụng pháp luật cho vấn đề pháp lý lặp lặp lại nhiều vụ việc tương tự Án lệ hình thành dựa lỗ hổng pháp luật sáng tạo Thẩm phán Những lỗ hổng luật thành văn tạo Thẩm phán lấp đầy phán hợp tình, hợp lí phán tồ tối cao cơng bố án lệ để áp dụng chung cho trường hợp tương tự sau Án lệ gọi tiền lệ pháp (Precedent) nguồn luật thức quan trọng hệ thống pháp luật quốc gia áp dụng rộng rãi Theo đó, án, định giải vụ việc tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, trở thành sở để tòa đưa phán vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau Cũng cần phân biệt với khái niệm án mẫu Án mẫu án xây dựng sở pháp luật chặt chẽ mà tình vậy, khó đưa phán khác Do đó, có tình tương tự bắt buộc tòa án phải đưa phán tương tự án mẫu Một điểm cần lưu ý là, án coi án mẫu Tồ án tối cao chuyển tải đến Toà án cấp để làm nguồn tham khảo Toà án cấp coi “khn mẫu” để xét xử vụ án tương tự 1.1.2 Khái niệm án lệ nước theo truyền thống thông luật: Án lệ vụ án giải tạo sở cho việc xét xử vụ án sau mà có kiện vấn đề pháp lý tương tự Trong đó, án lệ áp dụng việc giải thích luật thành văn, có nghĩa tòa cấp phải tn theo cách giải thích luật tòa cấp Cần lưu ý rằng, mặt kỹ thuật, nói cách chặt chẽ, xét xử, thẩm phán tuân theo định (decision) đưa vụ án trước, mà phải tuân theo quy tắc pháp lý phần luận (ratio decidendi) đưa án trước Án lệ hình thức án trở thành luật, tạo thành thứ luật có tên gọi luật án lệ (case law) hay luật thẩm phán làm (judge-made law), bên cạnh luật nghị viện ban hành (legislation hay statutory law) Tuy nhiên, Blackstone lưu ý, luật ý kiến thẩm phán thể án lệ lúc một, có lúc thẩm phán nhầm lẫn luật Do đó, án lệ khơng phải tuyệt đối tuân theo tòa án thẩm phán vụ án tương tự sau này, họ cho rằng, án lệ khơng phù hợp với bối cảnh không bảo vệ công lý Ở Anh (và nước thông luật khác), án lệ đời điều kiện sau đây: - Khi chưa có luật tòa phải xử để bảo đảm cơng lý án trở thành án lệ (precedent), nghĩa trở thành luật cho vụ việc tương tự Khi phán tuyên, phải coi giải pháp cho vấn đề tương tự sau này; thẩm phán phải tuân theo phán vụ án tương tự xử trước - Khi luật khơng rõ ràng, thẩm phán phải tự nhận thức, giải thích luật thể nhận thức án Bản án trở thành luật cho tình tương tự - Đã có luật phát sinh tình mà luật chưa dự liệu nên thẩm phán phải vận dụng luật hành cho tình Ở Anh phân biệt án lệ “phải tuân thủ” (biding precedent) án lệ “cần tôn trọng cân nhắc cẩn trọng” hay gọi án lệ có sức thuyết phục (persuasive precedent) Tại nước theo hệ thống Thông luật, án lệ nguồn pháp luật bắt buộc áp dụng Tòa án áp dụng với nguyên tắc sau: + Đạo luật thành văn ln có giá trị áp dụng cao án lệ + Tòa án cấp có nghĩa vụ phải áp dụng án lệ Tòa án cấp + Tòa án khơng có nghĩa vụ phải tn thủ án lệ Tòa án cấp + Xu hướng quan lập pháp ngày ban hành nhiều văn quy phạm pháp luật Đối với hệ thống pháp luật Common Law, điểm nước theo hệ thống án lệ coi nguồn luật áp dụng bắt buộc Tòa án Tại Hoa Kỳ, tòa án cấp liên bang tòa án bang có nghĩa vụ tn thủ định trước Tòa án tối cao liên bang phán tòa án cấp vấn đề mang tính liên bang khơng có tính ràng buộc bang khác xem xét cân nhắc cẩn thận Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xét xử, với ngun tắc Tòa án khơng quyền từ chối thụ lý yêu cầu khởi kiện cơng dân mục đích lấp khoảng trống mà pháp luật thành văn để lại nên án lệ sử dụng rộng rải Common Law Civil Law 1.1.3 Khái niệm án lệ Việt Nam: Ở Việt Nam có nhiều cách hiểu án lệ: Theo nghĩa rộng, án lệ hệ thống nguyên tắc bất thành văn công nhận hình thành thơng qua định Toà án Theo nghĩa hẹp, án lệ cách thức sử dụng nguyên tắc có sẵn áp dụng để định vụ việc xảy tương lai.1 Định nghĩa theo cách mô tả: “Án lệ tập hợp tiền lệ xét xử quan có thẩm quyền nhà nước tuyển chọn từ án xét xử thực tiễn, đúc kết làm thành mẫu để người xét xử sau tham khảo, noi theo”2 Những định nghĩa có nội dung tương tự nhau, khác cách diễn đạt nêu lên điểm cốt lõi án lệ Những định nghĩa đúng, nhiên đưa định nghĩa chung án lệ sau: “Án lệ hệ thống quy phạm nguyên tắc hình thành áp dụng thẩm phán trình xét xử đưa phán Án lệ xuất từ thời La Mã cổ đại, vào khoảng kỷ thứ III TCN, đòi hỏi cần có điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với biến đổi ngày đa dạng, phong phú xã hội lúc Án lệ thời sắc dụ, phán pháp quan (Edict magistratum), đặc biệt quan Theo thời gian, án lệ quốc gia thừa nhận sử dụng nguồn luật Ý tưởng việc coi án lệ nguồn luật chỗ: tranh chấp tương tự cần đạt đến kết pháp lý tương tự”3 Tóm lại, án lệ quốc gia, khu vực khác có cách hiểu định nghĩa án lệ cách khác nhau, nhiên dù có hiểu thay đổi chất án lệ Án lệ vũ khí lợi hại khơng giúp giải vụ án cụ thể mà thiết lập tiền lệ để xử vụ án tương tự sau từ tạo bình đẳng việc xét xử vụ án giống nhau, giúp đánh giá kết vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức Thẩm phán, người tham gia tố tụng, quan tiến hành tố tụng để tạo công xã hội 1.2 Sơ lược trình hình thành án lệ Việt Nam 1.2.1 Thời kỳ phong kiến (khoảng kỷ X – XIX) Pháp luật phong kiến Việt Nam đạt thành tựu bật chủ yếu thơng qua luật thành văn Tiêu biểu gồm có: Bộ luật Hình thư đời Lý ban hành năm 1042; Bộ Quốc triệu thống chế đời Trần ban hành triều vua Dụ Tông năm 1Xem: Triệu Quang Khánh, Việc sử dụng án lệ hệ thống pháp luật dân sự, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 7(79), 2006; 2Xem: Nguyễn Linh Giang, Án lệ hệ thống pháp luật số nước giới, Tạp chí Nhà nước Pháp luật, Số 12, 2005.; 3Xem: Nguyễn Đức Mai, Về vấn đề án lệ nước ta nay, Tạp chí Nhà nước Pháp luật, Số 3, 1998; Trường đại học Luật Hà Nội, Tập giảng luật so sánh, Hà Nội, 2003 1341; đến thời Hậu Lê nói đỉnh cao lịch sử lập pháp nước ta, đặc biệt đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) nhiều luật lệ ban hành như: Luật thư, Bộ luật Hồng Đức, Quốc triều luật lệnh, Hồng Đức thiện thư, Quốc triều thư kế thể thức (1468 – 1471),… Dưới triều Nguyễn hoạt động lập pháp phong phú, thành tựu phải nhắc đến Luật Gia Long hay "Hoàng Việt luật lệ" Như vậy, thời kỳ phong kiến nguồn luật chủ yếu nước ta luật thành văn án lệ Việc không thừa nhận án lệ pháp luật phong kiến tìm thấy quy định pháp luật Ví dụ Điều 685 Bộ luật Hồng Đức: “Những chế sắc (của vua) luận tội gì, xét xử thời khơng phải sắc lệnh vĩnh viễn, khơng viện dẫn sắc lệnh mà xử đoán việc sau Nếu viện xét xử khơng khép vào tội cố ý làm sai luật” Án lệ tạo thông qua sắc nhà vua giải vụ việc cụ thể áp dụng thể chế hóa thành quy định pháp luật thành văn 1.2.2 Thời kỳ Pháp thuộc (1958-1945): Thời kỳ Việt Nam có 02 hệ thống pháp luật tồn tại: Hệ thống pháp luật thuộc địa thực dân Pháp hệ thống pháp luật phong kiến triều Nguyễn Hai hệ thống pháp luật phức tạp nguồn luật, phạm vi đối tượng áp dụng Có 03 luật quan trọng điều chỉnh quan hệ xã hội Bộ luật dân Nam Kỳ giản yếu 1883, Bộ luật Bắc Kỳ 1931 Bộ Dân luật Trung Kỳ 1936 Lúc giờ, quan hệ xã hội đa dạng phức tạp, văn pháp luật thành văn không đủ khả điều chỉnh tất quan hệ xã hội xét xử thẩm phán cần đến án lệ Điều Bộ luật Dân Nam Kỳ giản yếu 1883 có quy định: “Thẩm phán từ chối việc phán xét lý luật khơng quy định vấn đề hay luật tối nghĩa bất túc bị truy tố tội bất khẳng thụ lý” 1.2.3 Sau cách mạng tháng Tám năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 90/SL cho phép tạm thời sử dụng số luật lệ hành Bắc, Trung, Nam ban hành luật thống tồn quốc, luật lệ khơng trái với nguyên tắc độc lập chủ quyền nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Ở miền Bắc, nguyên tắc không thừa nhận án lệ nguồn pháp luật, thực tiễn xét xử TAND tối cao tổng kết án điển hình hình thành chuyên đề báo cáo để hướng dẫn tòa áp dụng pháp luật thống Ở miền Nam, sau thực dân Pháp rời khỏi Việt Nam đế quốc Mỹ thiết lập “chính quyền Mỹ-Nguỵ” Trong giai đoạn này, án lệ sử dụng rộng rãi bên cạnh văn pháp luật thành văn Các án đăng tải tập san pháp lý báo pháp luật Bộ Tư pháp xuất bản, phải kể đến cơng trình đồ sộ công phu “Án lệ vựng tập” Thẩm phán Trần Đại Khâm Ở Việt Nam, chế độ Sài Gòn trước năm 1975, tiền lệ pháp coi nguồn lĩnh vực dân sự, Bộ Tư pháp xuất án lệ theo định kỳ ba tháng Ấn phẩm đăng tải trích dẫn quan điểm hay định hướng xét xử án Tối cao pháp viện, Tòa hành chính, Tòa thượng thẩm Những án pháp lý để xét xử cho tranh chấp tương tự sau Hệ thống luật pháp chế độ Sài Gòn trước vốn chịu ảnh hưởng luật pháp châu Âu, luật pháp Pháp, đặc biệt pháp luật dân sự, nên quan tâm việc xây dựng án lệ Bộ Dân luật Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành theo Sắc luật số 028 TT/SLU ngày 20/12/1972, có qui định liên quan đến yêu cầu áp dụng án lệ xét xử, cụ thể, Thiên mở đầu, Điều có ghi: “Thẩm phán khơng chịu xét xử lẽ luật khơng định hay luật tối nghĩa, thiếu sót, bị truy tố tội bất khẳng thụ lý”; Điều quy định: “Gặp trường hợp khơng có điều luật dẫn dụng, thẩm phán định theo tục lệ; khơng có tục lệ, theo cơng lẽ phải mà xét xử phải trọng đến ý định đương sự” Theo chuyên gia nghiên cứu, pháp luật chế độ cũ trước đây, có án lệ nhờ Tòa Thượng thẩm (Cour d’appel) Tòa Phá án (Cour de cassation) quan kiểm soát lại án Tòa án cấp dưới, qua Tòa Phá án bảo đảm thống việc giải thích áp dụng pháp luật lâu dần hệ thống Tòa án hướng theo án lệ mà Tòa Phá án đưa Trong giai đoạn miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, để thống việc xử phạt số loại tội phạm, ngày 19/01/1955 Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 442/TTg việc trừng trị số tội phạm, mà theo đó, Thơng tư nêu rõ: “…Kinh nghiệm xét xử số loại phạm pháp trở thành án lệ Tuy nhiên, án lệ khác địa phương Đường lối xét xử khơng thống nhất, rõ ràng có nơi khơng Cần phải thống án lệ quy định chung sau để hướng dẫn tòa án trừng trị số tội phạm thông thường” 1.2.4 Sau thống đất nước năm 1975: Việt Nam theo đường xã hội chủ nghĩa (XHCN) hệ thống lý luận pháp lý tiếp nhận từ hệ thống pháp luật XHCN Dù có khác biệt định hệ thống pháp luật XHCN mặt lý luận có điểm tương đồng với hệ thống civil law hay hệ Roma-giec manh, văn pháp luật thành văn ln coi nguồn luật chủ yếu Nhìn chung, lịch sử pháp luật Việt Nam án lệ tồn giữ vai trò định hệ thống pháp luật nói riêng đời sống xã hội nói chung.4 Ở Việt Nam, ngày 24/5/2005 Bộ trị ban hành Nghị số 48-NQ/TW chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, đặt giải pháp “nghiên cứu khả khai thác, sử dụng án lệ, tập quán, kể tập quán thông lệ quốc tế quy tắc hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung hồn thiện pháp luật” Tuy nhiên, có nhiều quan điểm đối lập vấn đề Ý kiến phản đối sử dụng án lệ cho rằng, pháp luật nước ta nghiêng nhiều hệ thống Civil Law, chủ yếu luật thành văn, việc áp dụng án lệ lúc tạo nên tùy tiện việc xét xử Việc áp dụng án lệ vào xét xử hồn tồn khơng phù hợp hệ thống pháp luật không ngừng thay đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn nên giai đoạn cụ thể sách pháp luật khơng hồn toàn giống Điểm d Khoản Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 thức thừa nhận vai trò án lệ hệ thống pháp luật Việt Nam: “Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ lựa chọn định giám đốc thẩm Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, án định pháp luật có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ cơng bố án lệ để tòa án nghiên cứu áp dụng xét xử” Việc cải cách điều hợp lý để phục vụ cho mục đích xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN TAND tối cao ban hành Nghị 03/2015/NQ-HĐTP thừa nhận việc áp dụng án lệ vào xét xử công bố 06 án lệ theo quyêt định số 220/QĐ-CA ngày 06/4/2016 bước tiến bộ, cần trình dài xem xét việc lựa chọn, công bố áp dụng án lệ cách phù hợp, xác Tóm lại, việc thừa nhận án lệ Việt Nam tiến vượt bậc, vượt qua rào cản mặt tâm lí để đến hồn thiện hệ thống pháp luật Tuy nhiên, án lệ nước ta non trẻ dĩ nhiên gặp phải khó khăn nhiều mặt cần làm rõ chừng mực nào, phạm vi Tòa án có quyền giải thích luật, trường hợp Thẩm phán áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng tương tự quY phạm pháp luật Cần phải giao cho Tòa án quyền giải thích pháp luật, thực thi biện pháp đảm bảo vị độc lập quan tư pháp, đảm bảo độc lập thẩm phán, nâng cao trình độ thẩm phán, cơng khai hóa án Nên cần phải có q trình hồn thiện để đến hồn thiện hố hệ thống pháp luật Xem: https://thukyluat.vn/news/an-le/an-le-trong-lich-su-phap-luat-viet-nam-17300.html ... lõi án lệ Những định nghĩa đúng, nhiên đưa định nghĩa chung án lệ sau: Án lệ hệ thống quy phạm nguyên tắc hình thành áp dụng thẩm phán trình xét xử đưa phán Án lệ xuất từ thời La Mã cổ đại, vào... niệm án lệ Việt Nam: Ở Việt Nam có nhiều cách hiểu án lệ: Theo nghĩa rộng, án lệ hệ thống nguyên tắc bất thành văn cơng nhận hình thành thơng qua định Tồ án Theo nghĩa hẹp, án lệ cách thức sử dụng... tạo công xã hội 1.2 Sơ lược trình hình thành án lệ Việt Nam 1.2.1 Thời kỳ phong kiến (khoảng kỷ X – XIX) Pháp luật phong kiến Việt Nam đạt thành tựu bật chủ yếu thông qua luật thành văn Tiêu biểu

Ngày đăng: 23/10/2018, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan