Đề tài 1. Phân tích khái niệm, đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh. 2. Phân tích, so sánh cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh 2004. Cấu trúc bài thuyết trình: A. Khái niệm, đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh. I. Khái niệm. II. Đặc điểm của các hành vi hạn chế cạnh tranh. III. Phân tích vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh. 1. Tóm tắt vụ việc 2. Phân tích các đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh thể hiện trong vụ việc trên B. So sánh cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh. I. Giống nhau II. Khác nhau. III. Vụ việc cụ thể 1. Vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh 2. Vụ việc về hạn chế cạnh tranh I Khái niệm Theo Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. II. Đặc điểm của các hành vi hạn chế cạnh tranh. Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp Phần lớn là doanh nghiệp có vị trí nhất định trên thị trường để có khả năng hạn chế cạnh tranh, hoặc sự kết hợp hành động của các doanh nghiệp này tạo nên khả năng hạn chế cạnh tranh. Việc xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc vào thị phần hoặc khả năng hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Thứ hai, hành vi hạn chế cạnh tranh có thể là hành vi mang tính độc lập của một doanh nghiệp hoặc là hành vi của một nhóm doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan. Thứ ba, mục đích của các hành vi hạn chế cạnh tranh là nhằm cản trở và làm sai lệch cạnh tranh trên thị trường. Hậu quả của hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm (i) thay đổi cấu trúc cạnh tranh của thị trường hoặc tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp; (ii) hiện tượng phá sản hoặc giải thể của các doanh nghiệp; (iii) lợi ích của các khách hàng, của người tiêu dùng bị xâm hại,… III. Phân tích vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh. 1. Tóm tắt vụ việc Ngày 1592008, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) đã chủ trì tổ chức Hội nghị thường niên các Tổng giám đốc phi nhân thọ lần thứ 6 (CEO PNT 6). Tại đây, 15 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (DNBH) đã ký thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm xe cơ giới. Sau đó, có thêm bốn DNBH cũng muốn tham gia ký kết, nâng tổng số doanh nghiệp tham gia lên 19 doanh nghiệp. Thị trường mà 19 DNBH hướng tới trong các bản thỏa thuận chính là thị trường có phạm vi toàn quốc và ngay ở thời điểm ký kết, thị phần của 19 DNBH này là 99,79%. Các bản thỏa thuận này có sự thống nhất ý chí cùng hành động để gây hạn chế cạnh tranh đó là không hạ phí, đồng thời thống nhất áp dụng mức phí 1,56% thu của khách mua bảo hiểm xe ôtô và quy định về chế tài cụ thể, thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tham gia. Hội đồng Xử lý vụ việc Cạnh tranh đã quyết định mở Phiên điều trần công khai từ ngày 2772010 để xử lý vụ việc cạnh tranh. Tại Phiên điều trần, Hội đồng đã xác định thị phần kết hợp của 19 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thỏa thuận chiếm tỷ lệ 99.79%. 2. Phân tích các đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh thể hiện trong vụ việc trên Thứ nhất, về chủ thể tham gia là 19 doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn độc lập trên thị trường, tham gia thỏa thuận hoạt động độc lập với nhau và không phụ thuộc với nhau về tài chính. Thứ hai, có sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận một cách công khai: cùng hành động để gây hạn chế cạnh tranh đó là không hạ phí, đồng thời thống nhất áp dụng mức phí 1,56% thu của khách mua bảo hiểm xe ôtô. Từ đó, 19 doanh nghiệp này có cơ hội lớn hơn, có điều kiện thuận lợi hơn để có được một thị phần lớn hơn trong tổng dung lượng thị trường bảo hiểm xe ôtô cả nước, đồng thời hạn chế cạnh tranh đối với những doanh nghiệp khác. Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận này có thể làm giảm sức ép cạnh tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Thỏa thuận này gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh vì 19 doanh nghiệp bảo hiểm này đều lớn và có thị phần kết hợp lên tới 99,79% cùng với lượng khách hàng rất hùng hậu và doanh thu tương đối lớn. Hậu quả của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia việc thỏa thuận, cụ thể là 6 doanh nghiệp còn lại trong thị trường bảo hiểm chỉ chiếm 0,21% thị phần, một con số rất nhỏ. Từ những phân tích về đặc điểm hành vi thỏa thuận của 19 doanh nghiệp bảo hiểm, chúng ta có thể nhận định đây chính là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2004. Cụ thể hành vi này chính là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bằng cách ấn định giá hàng hóa dịch vụ một cách gián tiếp theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật cạnh tranh năm 2004. B. So sánh cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh. I. Giống nhau Đều là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh được quy định trong Luật cạnh tranh 2004. II. Khác nhau. Điểm khác biệt chủ yếu giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh là khi xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh không yêu cầu xem xét đến thị phần của doanh nghiệp thực hiện hành vi còn khi xem xét hành vi hạn chế cạnh tranh phải xác định thị phần hoặc khả năng hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Cụ thể, có thể xác định sự khác nhau giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh theo một số tiêu chí sau: Hạn chế cạnh tranh Cạnh tranh không lành mạnh Cơ sở pháp lý Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004. Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 Khái niệm Hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Hành vi khách quan Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh; Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; Hành vi tập trung kinh tế. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc trong kinh doanh; Gièm pha doanh nghiệp khác; Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xử của hiệp hội; Bán hàng đa cấp bất chính; Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác Hậu quả Làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, tác động tới môi trường cạnh tranh nói chung và ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nói riêng. Thông thường chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng. Quy định về miễn trừ trách nhiệm Một số trường hợp được miễn trừ quy định tại Điều 10, Điều 19 Luật cạnh tranh 2014 Pháp luật không quy định miễn trừ đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh Cơ quan quản lý cạnh tranh Xử phạt vi phạm Nghị định 712014 quy định về các hình thức xử phạt gồm hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền), hình thức xử phạt bổ sung (thu hồi các loại giấy tờ, tịch thu tang vật...) và các biện pháp khắc phục hậu quả. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ bị xử phạt hành chính, xử phạt ở lĩnh vực dân sự mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đạt đến độ nguy hiểm nhất định cho xã hội. III. Vụ việc cụ thể 1. Vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh Vụ việc về Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo Khoản 5 Điều 39 Luật cạnh tranh. Năm 2001, Taxi V20 chiếm 3040% thị phần vận chuyển hành khách bằng taxi của Hà nội do giá cả và cung cách phục vụ hợp lý. Tuy nhiên, từ đầu tháng 102001, Trung tâm điều khiển vô tuyến điện của V20 bị tê liệt do một dải tần chèn phá và Trung tâm kiểm soát tần số khu vực I đã phát hiện một số đài phát sóng lạ trên địa bàn Hà Nội, có vị trí phát sóng thường xuyên thay đổi, gây nhiễu, phá liên lạc của hãng Taxi V20. Ngày 1910, Trung tâm kiểm soát tần số khu vực I đã xác định được 2 vị trí phát sóng vô tuyến điện gây nhiễu vô tuyến điện trên cột ăngten. Đêm 2210 Lực lượng cảnh sát điều tra đã cùng các cán bộ Trung tâm kiểm soát tần số khu vực I phát hiện tại trụ sở của hãng Taxi Thu Hương 5 thiết bị phát sóng, khuyếch đại gây nhiễu loạn hệ thống thông tin của Taxi V20. Chủ nhân của các thiết bị cũng là chủ hàng Taxi Thu Hường đã thừa nhận sai phạm. Hành vi gây rối nói trên đã làm cho gần 10.000 cuộc gọi của khách hàng gọi tới V20 không thể thực hiện, gây thiệt hại trên dưới 300 triệu đồng trong 10 ngày thực hiện việc phá hoại, gây những tổn hại về uy tín của Taxi V20 trước khách hàng. Trong vụ việc trên có thể hiện một số đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể là gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo Khoản 5 Điều 39 Luật cạnh tranh như sau: Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là công ty Taxi Thu Hương doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp bị gây rối – công ty Taxi V20. Thứ hai, mục đích của hành vi là nhằm cạnh tranh trong kinh doanh. Pháp luật cạnh tranh không yêu cầu xem xét thị phần của công ty thực hiện hành vi là công ty Taxi Thu Hương. Thứ 3, hành vi gây nhiễu, phá liên lạc của hãng Taxi V20 của công ty Taxi Thu Hương là trái với các chuẩn mực đạo đức thông thường về đạo đức kinh doanh. Thứ 4, hậu quả của hành vi là làm cho gần 10.000 cuộc gọi của khách hàng gọi tới V20 không thể thực hiện, gây thiệt hại trên dưới 300 triệu đồng trong 10 ngày thực hiện việc phá hoại, gây những tổn hại về uy tín của Taxi V20 trước khách hàng. 2. Vụ việc về hạn chế cạnh tranh Vụ việc hai doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 13 Luật cạnh tranh cụ thể là áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. Công ty Ánh Dương (có vị trí thống lĩnh trên thị trường dịch vụ lữ hành đối với khách Nga, Ukraine và các nước khác trong khối CIS vào Việt Nam tại tất cả các điểm du lịch trên toàn quốc) đã ký hợp đồng độc quyền sử dụng phòng với các khách sạn ở Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang và đảo Phú Quốc phục vụ du khách Nga đến Việt Nam. Tuy nhiên, Công ty Ánh Dương đã có hành vi buộc doanh nghiệp khác (là các khách sạn) phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. Bởi, đối tượng của hợp đồng cung cấp phòng chính là dịch vụ lưu trú, được thực hiện thông qua việc thuê phòng khách sạn. Ngoài ra, công ty Ánh Dương đã có hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới, như yêu cầu các khách sạn chỉ được nhận đặt phòng cho du khách Nga, Ukraine và các nước trong khối CIS bay bằng chuyên cơ hay chuyến bay thuê bao riêng của Công ty Ánh Dương đến Cam Ranh, Đà Nẵng. Trong vụ việc trên có thể hiện một số đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh cụ thể là: Thứ nhất, chủ thể là công ty Ánh Dương có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan với thị phần 51,6%, có khả năng hạn chế cạnh tranh. Thứ hai, Công ty Ánh Dương đã có hành vi buộc doanh nghiệp khác trên cùng thị trường liên quan (là các khách sạn) phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. Đây là hành vi được quy định tại tại Khoản 5, Điều 13 của Luật Cạnh tranh. Ngoài ra, Công ty Ánh Dương đã ngăn cản việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác, bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh mới. Đây là hành vi được quy định tại Khoản 6, Điều 13 của Luật Cạnh tranh. Thứ ba, hành vi của công ty Ánh Dương là hành vi không phù hợp với pháp luật cạnh tranh, có khả năng làm hạn chế đáng kể cạnh tranh trên thị trường, giảm động lực sáng tạo và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Trang 1Đề tài
1 Phân tích khái niệm, đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh
được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh.
2 Phân tích, so sánh cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh
tranh theo quy định của Luật cạnh tranh 2004.
Cấu trúc bài thuyết trình:
A Khái niệm, đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh
I Khái niệm
II Đặc điểm của các hành vi hạn chế cạnh tranh
III Phân tích vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh
1 Tóm tắt vụ việc
2 Phân tích các đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh thể hiện trong
vụ việc trên
B So sánh cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh
I Giống nhau
II Khác nhau
III Vụ việc cụ thể
1 Vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh
2 Vụ việc về hạn chế cạnh tranh
I/ Khái niệm
Theo Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành
vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng
vị trí độc quyền và tập trung kinh tế
II Đặc điểm của các hành vi hạn chế cạnh tranh.
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh là doanh nghiệp hoặc
nhóm doanh nghiệp
Phần lớn là doanh nghiệp có vị trí nhất định trên thị trường để có khả năng hạn chế cạnh tranh, hoặc sự kết hợp hành động của các doanh nghiệp này tạo nên khả năng hạn chế cạnh tranh
Việc xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc vào thị phần hoặc khả năng hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp đó
Trang 2Thứ hai, hành vi hạn chế cạnh tranh có thể là hành vi mang tính độc lập của
một doanh nghiệp hoặc là hành vi của một nhóm doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan
Thứ ba, mục đích của các hành vi hạn chế cạnh tranh là nhằm cản trở và làm sai
lệch cạnh tranh trên thị trường
Hậu quả của hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm
(i) thay đổi cấu trúc cạnh tranh của thị trường hoặc tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp;
(ii) hiện tượng phá sản hoặc giải thể của các doanh nghiệp;
(iii) lợi ích của các khách hàng, của người tiêu dùng bị xâm hại,…
III Phân tích vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh.
1 Tóm tắt vụ việc
Ngày 15/9/2008, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) đã chủ trì tổ chức Hội nghị thường niên các Tổng giám đốc phi nhân thọ lần thứ 6 (CEO PNT 6) Tại đây, 15 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (DNBH) đã ký thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm xe cơ giới Sau đó, có thêm bốn DNBH cũng muốn tham gia ký kết, nâng tổng số doanh nghiệp tham gia lên
19 doanh nghiệp
Thị trường mà 19 DNBH hướng tới trong các bản thỏa thuận chính là thị trường
có phạm vi toàn quốc và ngay ở thời điểm ký kết, thị phần của 19 DNBH này là 99,79% Các bản thỏa thuận này có sự thống nhất ý chí cùng hành động để gây hạn chế cạnh tranh đó là không hạ phí, đồng thời thống nhất áp dụng mức phí 1,56% thu của khách mua bảo hiểm xe ôtô và quy định về chế tài cụ thể, thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tham gia
Hội đồng Xử lý vụ việc Cạnh tranh đã quyết định mở Phiên điều trần công khai
từ ngày 27/7/2010 để xử lý vụ việc cạnh tranh Tại Phiên điều trần, Hội đồng đã xác định thị phần kết hợp của 19 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thỏa thuận chiếm tỷ lệ 99.79%
2 Phân tích các đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh thể hiện trong vụ việc trên
Thứ nhất, về chủ thể tham gia là 19 doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn độc lập
trên thị trường, tham gia thỏa thuận hoạt động độc lập với nhau và không phụ thuộc với nhau về tài chính
Thứ hai, có sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa
thuận một cách công khai: cùng hành động để gây hạn chế cạnh tranh đó là không hạ phí, đồng thời thống nhất áp dụng mức phí 1,56% thu của khách mua bảo hiểm xe ôtô
Từ đó, 19 doanh nghiệp này có cơ hội lớn hơn, có điều kiện thuận lợi hơn để có
Trang 3được một thị phần lớn hơn trong tổng dung lượng thị trường bảo hiểm xe ôtô cả nước, đồng thời hạn chế cạnh tranh đối với những doanh nghiệp khác
Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận này có thể làm giảm sức ép cạnh tranh, làm sai
lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường
Thỏa thuận này gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh vì 19 doanh nghiệp bảo hiểm này đều lớn và có thị phần kết hợp lên tới 99,79% cùng với lượng khách hàng rất hùng hậu và doanh thu tương đối lớn
Hậu quả của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia việc thỏa thuận, cụ thể là 6 doanh nghiệp còn lại trong thị trường bảo hiểm chỉ chiếm 0,21% thị phần, một con số rất nhỏ
Từ những phân tích về đặc điểm hành vi thỏa thuận của 19 doanh nghiệp bảo hiểm, chúng ta có thể nhận định đây chính là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2004
Cụ thể hành vi này chính là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bằng cách ấn định giá hàng hóa dịch vụ một cách gián tiếp theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật cạnh tranh năm 2004
B So sánh cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh.
I Giống nhau
Đều là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh được quy định trong Luật cạnh tranh 2004
II Khác nhau.
Điểm khác biệt chủ yếu giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh là khi xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh không yêu cầu xem xét đến thị phần của doanh nghiệp thực hiện hành vi còn khi xem xét hành vi hạn chế cạnh tranh phải xác định thị phần hoặc khả năng hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp đó
Cụ thể, có thể xác định sự khác nhau giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh
và hạn chế cạnh tranh theo một số tiêu chí sau:
Hạn chế cạnh tranh Cạnh tranh không lành
mạnh
Cơ sở pháp lý Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh
tranh 2004
Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004
làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế
Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc
có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc
Trang 4người tiêu dùng.
Hành vi khách quan - Hành vi thoả thuận hạn
chế cạnh tranh;
- Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
- Hành vi tập trung kinh tế
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
- Xâm phạm bí mật kinh doanh;
- Ép buộc trong kinh doanh;
- Gièm pha doanh nghiệp khác;
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Phân biệt đối xử của hiệp hội;
- Bán hàng đa cấp bất chính;
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác
cạnh tranh trên thị trường, tác động tới môi trường cạnh tranh nói chung và ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nói riêng
Thông thường chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng
Quy định về miễn trừ trách
nhiệm
Một số trường hợp được miễn trừ quy định tại Điều
10, Điều 19 Luật cạnh tranh 2014
Pháp luật không quy định miễn trừ đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Cơ quan có thẩm quyền xử
lý vi phạm
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
Cơ quan quản lý cạnh tranh
Xử phạt vi phạm Nghị định 71/2014 quy
định về các hình thức xử phạt gồm hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền), hình thức xử phạt bổ sung (thu hồi các loại giấy tờ, tịch thu tang vật ) và các
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ bị xử phạt hành chính,
xử phạt ở lĩnh vực dân sự
mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đạt đến độ nguy hiểm nhất
Trang 5biện pháp khắc phục hậu quả
định cho xã hội
III Vụ việc cụ thể
1 Vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh
Vụ việc về Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo Khoản 5 Điều 39 Luật cạnh tranh
Năm 2001, Taxi V20 chiếm 30-40% thị phần vận chuyển hành khách bằng taxi của Hà nội do giá cả và cung cách phục vụ hợp lý
Tuy nhiên, từ đầu tháng 10/2001, Trung tâm điều khiển vô tuyến điện của V20
bị tê liệt do một dải tần chèn phá và Trung tâm kiểm soát tần số khu vực I đã phát hiện một số đài phát sóng lạ trên địa bàn Hà Nội, có vị trí phát sóng thường xuyên thay đổi, gây nhiễu, phá liên lạc của hãng Taxi V20
Ngày 19/10, Trung tâm kiểm soát tần số khu vực I đã xác định được 2 vị trí phát sóng vô tuyến điện gây nhiễu vô tuyến điện trên cột ăngten
Đêm 22/10 Lực lượng cảnh sát điều tra đã cùng các cán bộ Trung tâm kiểm soát tần số khu vực I phát hiện tại trụ sở của hãng Taxi Thu Hương 5 thiết bị phát sóng, khuyếch đại gây nhiễu loạn hệ thống thông tin của Taxi V20
Chủ nhân của các thiết bị cũng là chủ hàng Taxi Thu Hường đã thừa nhận sai phạm
Hành vi gây rối nói trên đã làm cho gần 10.000 cuộc gọi của khách hàng gọi tới V20 không thể thực hiện, gây thiệt hại trên dưới 300 triệu đồng trong 10 ngày thực hiện việc phá hoại, gây những tổn hại về uy tín của Taxi V20 trước khách hàng
Trong vụ việc trên có thể hiện một số đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể là gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo Khoản
5 Điều 39 Luật cạnh tranh như sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là công ty Taxi Thu Hương - doanh nghiệp
cạnh tranh với doanh nghiệp bị gây rối – công ty Taxi V20
Thứ hai, mục đích của hành vi là nhằm cạnh tranh trong kinh doanh Pháp luật
cạnh tranh không yêu cầu xem xét thị phần của công ty thực hiện hành vi là công ty Taxi Thu Hương
Thứ 3, hành vi gây nhiễu, phá liên lạc của hãng Taxi V20 của công ty Taxi Thu
Hương là trái với các chuẩn mực đạo đức thông thường về đạo đức kinh doanh
Thứ 4, hậu quả của hành vi là làm cho gần 10.000 cuộc gọi của khách hàng gọi
tới V20 không thể thực hiện, gây thiệt hại trên dưới 300 triệu đồng trong 10 ngày thực hiện việc phá hoại, gây những tổn hại về uy tín của Taxi V20 trước khách hàng
2 Vụ việc về hạn chế cạnh tranh
Vụ việc hai doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 13 Luật cạnh tranh cụ
Trang 6thể là áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
Công ty Ánh Dương (có vị trí thống lĩnh trên thị trường dịch vụ lữ hành đối với khách Nga, Ukraine và các nước khác trong khối CIS vào Việt Nam tại tất cả các điểm
du lịch trên toàn quốc) đã ký hợp đồng độc quyền sử dụng phòng với các khách sạn ở Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang và đảo Phú Quốc phục vụ du khách Nga đến Việt Nam
Tuy nhiên, Công ty Ánh Dương đã có hành vi buộc doanh nghiệp khác (là các khách sạn) phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng Bởi, đối tượng của hợp đồng cung cấp phòng chính là dịch vụ lưu trú, được thực hiện thông qua việc thuê phòng khách sạn
Ngoài ra, công ty Ánh Dương đã có hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới, như yêu cầu các khách sạn chỉ được nhận đặt phòng cho du khách Nga, Ukraine và các nước trong khối CIS bay bằng chuyên cơ hay chuyến bay thuê bao riêng của Công ty Ánh Dương đến Cam Ranh, Đà Nẵng
Trong vụ việc trên có thể hiện một số đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh
cụ thể là:
Thứ nhất, chủ thể là công ty Ánh Dương có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên
quan với thị phần 51,6%, có khả năng hạn chế cạnh tranh
Thứ hai, Công ty Ánh Dương đã có hành vi buộc doanh nghiệp khác trên cùng
thị trường liên quan (là các khách sạn) phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng Đây là hành vi được quy định tại tại Khoản 5, Điều 13 của Luật Cạnh tranh
Ngoài ra, Công ty Ánh Dương đã ngăn cản việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác, bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh mới Đây là hành vi được quy định tại Khoản 6, Điều 13 của Luật Cạnh tranh
Thứ ba, hành vi của công ty Ánh Dương là hành vi không phù hợp với pháp
luật cạnh tranh, có khả năng làm hạn chế đáng kể cạnh tranh trên thị trường, giảm động lực sáng tạo và gây thiệt hại cho người tiêu dùng