1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bản chất pháp lý của thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc trả một khoản tiền xác định khi có hành vi vi phạm hợp đồng

9 79 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA THỎA THUẬN TRƯỚC TRONG HỢP ĐỒNG VỀ VIỆC TRẢ MỘT KHOẢN TIỀN XÁC ĐỊNH KHI CÓ HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNGNGUYỄN THỊ THANH HUYỀN 2017TÓM TẮTBài viết phân tích bản chất pháp lý của thỏa thuận trước về việc trả một khoản tiền xác định, khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Tùy thuộc vào mục đích của các bên, khoản tiền này có thể mang tính chất của phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại. Mục đích khác nhau của loại thỏa thuận này dẫn đến sự khác nhau trong việc áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật thương mại Việt Nam điều chỉnh về vấn đề này chưa thực sự xuất phát từ sự phân biệt tính chất và mục đích của loại thỏa thuận trên. Bài viết phân tích, đánh giá các quy định của hệ thống pháp luật thông luật và hệ thống pháp luật dân luật, các quy định của CISG về loại thỏa thuận này nhằm tìm kiếm một giải pháp hữu ích, có tính chất tham khảo, bổ sung cho các quy định của pháp luật thương mại Việt Nam.Trong thực tế, các bên trong hợp đồng thương mại thỏa thuận một khoản tiền nhất định mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm khi xảy ra vi phạm mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Thỏa thuận này nhằm vào các mục đích: (i) khoản tiền này có tính chất của một khoản tiền phạt vi phạm, nhằm tăng cường ý thức tuân thủ hợp đồng của các bên, đặt các bên dưới “sức ép” phải thực hiện đúng hợp đồng, nếu không, bên vi phạm phải chịu hậu quả vật chất bất lợi do vi phạm hợp đồng; hoặc (ii) khoản tiền này có tính chất của một khoản tiền bồi thường được thỏa thuận trước trong hợp đồng trên cơ sở ước lượng của các bên và các bên cho là hợp lý nhằm đền bù thiệt hại cho bên bị vi phạm theo mức mà các bên đã thỏa thuận, thông thường trong những trường hợp khó xác định thiệt hại và mức độ thiệt hại. Như vậy, mục đích khác nhau sẽ dẫn đến bản chất khác nhau của khoản tiền mà bên vi phạm phải trả theo thỏa thuận của các bên. Nếu là mục đích thứ nhất, khoản tiền này mang tính chất của phạt vi phạm, nhưng nếu là mục đích thứ hai, khoản tiền này lại mang tính chất của bồi thường thiệt hại. Bài viết nghiên cứu so sánh, phân tích bản chất của loại thỏa thuận này dưới góc độ các quy định của hai hệ thống pháp luật cơ bản hệ thống pháp luật thông luật và hệ thống pháp luật dân luật, các quy định của Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods CISG) và các quy định của Luật Thương mại năm 2005, từ đó tìm kiếm một giải pháp hữu ích, có tính chất tham khảo để hoàn thiện các quy định của pháp luật thương mại Việt Nam về loại thỏa thuận này.1. Thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc trả một khoản tiền xác định khi có hành vi vi phạm hợp đồng theo quy định của hệ thống pháp luật thông luật, hệ thống pháp luật dân luật và quy định của CISG Dưới góc độ các nghiên cứu so sánh, pháp luật điều chỉnh loại thỏa thuận này theo các nước thuộc hệ thống pháp luật thông luật (nhóm thứ nhất) và các nước thuộc hệ thống pháp luật dân luật (nhóm thứ hai) có sự khác biệt nhất định, chủ yếu bắt nguồn từ sự khác biệt trong việc điều chỉnh về thỏa thuận phạt vi phạm của các bên trong hợp đồng. Theo đó, thỏa thuận phạt vi phạm thông thường không được chấp nhận ở các nước thuộc nhóm thứ nhất, và ngược lại, được áp dụng ở các nước thuộc nhóm thứ hai bởi lẽ phạt vi phạm thuộc nhóm chế tài hướng đến việc thực hiện hợp đồng hoặc lấy việc thực hiện hợp đồng làm cơ sở. Đối với các nước thuộc hệ thống pháp luật thông luật, các chế tài hướng đến việc thực hiện hợp đồng không được sử dụng là nền tảng cho việc xử lý các vi phạm, bởi vì mục tiêu của hệ thống này, về bản chất, là hướng đến việc đền bù thiệt hại, hơn là việc buộc thực hiện hợp đồng. Trong khi đó, các nước thuộc hệ thống pháp luật dân luật lại lấy việc thực hiện hợp đồng làm nền tảng và các chế tài cũng ràng buộc theo tư duy này. Theo pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật thông luật, chế tài phạt vi phạm nhằm mục đích răn đe, hướng các bên đến việc thực hiện đúng hợp đồng không được chấp nhận, do vậy thỏa thuận trả một khoản tiền xác định, được các bên thỏa thuận trước, trong trường hợp có hành vi vi phạm mang bản chất của bồi thường thiệt hại. Do bản chất của hệ thống pháp luật thông luật là hướng đến bồi thường thiệt hại hơn là buộc thực hiện hợp đồng, nên chế tài bồi thường có tính chất trung lập dung hòa, mang tính mở, cho phép bên vi phạm tự chọn giữa việc thực hiện đúng hợp đồng để không phải đền bù thiệt hại hoặc chấp nhận đền bù. Việc buộc thực hiện hợp đồng không phải là chế tài thông thường, chỉ áp dụng trong một số trường hợp nhất định, khi đối tượng của hợp đồng là duy nhất. Từ góc độ này, có thể nhận thấy, bản thân bên vi phạm hợp đồng không bị buộc phải thực hiện hợp đồng đến cùng, mà thay vào đó có thể đền bù thiệt hại để giải phóng khỏi nghĩa vụ hợp đồng. Trên cơ sở đó, nếu thỏa thuận trả một khoản tiền xác định, được các bên thỏa thuận trước, trong trường hợp có hành vi vi phạm nhằm vào (i) mục đích thứ nhất đặt các bên dưới “sức ép” phải thực hiện đúng hợp đồng, nếu không, bên vi phạm phải chịu hậu quả vật chất bất lợi do vi phạm hợp đồng thì thỏa thuận này vô hiệu. Nếu nhằm vào (ii) mục đích thứ hai ước lượng một khoản bồi thường một mức cụ thể được thỏa thuận trước trong hợp đồng mà các bên cho là hợp lý nhằm đền bù thiệt hại cho bên bị vi phạm thì thỏa thuận này được chấp nhận và thông thường được hiểu là một khoản bồi thường được xác định trước (liquidated damages). Tuy nhiên, khoản bồi thường được xác định trước cũng chỉ được áp dụng trong trường hợp: (a) thiệt hại thực tế khó có thể xác định hoặc không thể xác định; và (b) khoản bồi thường được thỏa thuận trước phải hợp lý trong điều kiện cụ thể đối với giao dịch của các bên. Thỏa thuận xác định khoản đền bù trước của các bên không bị pháp luật giới hạn mức thỏa thuận, nhưng sẽ bị coi là thỏa thuận phạt vi phạm nếu thiệt hại thực tế có thể xác định được trước một cách rõ ràng hoặc nếu khoản tiền thỏa thuận được xác định là bất hợp lý quá mức. Nếu bị xác định là thỏa thuận phạt vi phạm, thì thỏa thuận trả một khoản tiền xác định trước, trong trường hợp có hành vi vi phạm, không được chấp nhận, thay vào đó bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế. Như vậy, nếu thỏa thuận trả một khoản tiền xác định, được các bên thỏa thuận trước, trong trường hợp có hành vi vi phạm hướng đến mục đích mang tính chất đền bù thì thỏa thuận này hợp pháp theo quy định của các nước thuộc hệ thống pháp luật thông luật và được thi hành nếu đáp ứng các điều kiện của việc áp dụng. Đối với các nước thuộc hệ thống pháp luật dân luật, các chế tài hướng đến việc thực hiện hợp đồng được sử dụng là nền tảng cho việc xử lý các vi phạm. Do đó, việc thỏa thuận về khoản tiền nhất định mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm khi xảy ra hành vi vi phạm được chấp nhận, cho dù nhằm mục đích đền bù hay mục đích răn đe, phòng ngừa vi phạm. Do xây dựng trên nền tảng lấy việc thực hiện hợp đồng làm cơ sở, nên phạt vi phạm được áp dụng theo hệ thống pháp luật dân luật nhằm ngăn các bên phá vỡ hợp đồng, cho dù việc không thực hiện đúng hợp đồng, trong một chừng mực nhất định, có thể mang lại lợi ích xét về mặt kinh tế. Do đó, phạt vi phạm được áp dụng nhằm buộc các bên tuân thủ nghiêm ngặt những cam kết của mình theo hợp đồng nguyên tắc “tuân thủ cam kết”. Nguyên tắc này hướng các bên đến việc thực hiện hợp đồng. Theo đó, cam kết phải được giữ và các bên phải chịu ràng buộc bởi cam kết của mình. Trong khi đó, khác với cách tiếp cận này, nguyên tắc “vi phạm có lợi” lại được xem xét theo hệ thống pháp luật thông luật. Theo đó, một bên có thể cân nhắc và quyết định không thực hiện đúng hợp đồng, đồng thời chấp nhận bồi thường cho bên kia nếu việc không thực hiện đúng mang lại lợi ích nhất định. Theo hệ thống pháp luật dân luật, phạt vi phạm không chỉ nhằm mục đích răn đe, hướng các bên đến việc thực hiện hợp đồng mà còn nhằm mục đích đền bù thiệt hại. Ở góc độ này, tuy phạt vi phạm cũng hướng đến một mục đích như bồi thường thiệt hại nhưng khác với bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm cho phép thiệt hại được đền bù kịp thời mà không buộc bên bị vi phạm phải chứng minh thiệt hại và mức độ thiệt hại. Nếu phạt vi phạm mang tính chất đền bù thì, về nguyên tắc, mức phạt do các bên thỏa thuận mà không bị giới hạn theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, pháp luật phải giải quyết mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm. Các bên trong hợp đồng cũng cần phải phân định rõ ý chí của mình trong việc xác định thỏa thuận phạt vi phạm và thỏa thuận bồi thường thiệt hại, nếu không phải cần đến sự giải thích của cơ quan giải quyết tranh chấp. Tùy thuộc vào pháp luật mỗi quốc gia, việc giải quyết mối quan hệ này có thể có những khác biệt. Theo đó, bản thân thỏa thuận phạt vi phạm là hợp pháp, nhưng mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận có thể được chấp nhận ở những mức độ khác nhau.Như vậy, thỏa thuận về khoản tiền nhất định mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm khi xảy ra hành vi vi phạm, nếu theo hệ thống pháp luật dân luật, sẽ được chấp nhận trong mọi trường hợp, cho dù nhằm mục đích đền bù hay mục đích răn đe, phòng ngừa vi phạm. Theo hệ thống pháp luật thông luật, mục đích của thỏa thuận phải được xét đến, nếu mang tính chất của một khoản phạt nhằm phòng ngừa vi phạm thì thỏa thuận loại này không được chấp nhận. Đối với thỏa thuận trả một khoản tiền xác định trong trường hợp có hành vi vi phạm, CISG không quy định một cách trực tiếp, bởi lẽ như đã đề cập, mục đích khác nhau sẽ dẫn đến bản chất khác nhau của khoản tiền mà bên vi phạm phải trả theo thỏa thuận của các bên. Do vậy, vấn đề hiệu lực của thỏa thuận này được đặt ra. Đối với các nước theo hệ thống pháp luật thông luật, nếu thỏa thuận này nhằm vào mục đích ước lượng một khoản bồi thường được thỏa thuận trước trong hợp đồng nhằm đền bù thiệt hại thì thỏa thuận này được chấp nhận. Đối với các nước theo hệ thống pháp luật dân luật, thỏa thuận này được chấp nhận cho dù nhằm mục đích đền bù hay mục đích răn đe, phòng ngừa vi phạm. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này thì vấn đề hiệu lực vẫn được đặt ra khi xem xét liệu rằng mức thỏa thuận này có bất hợp lý một cách quá mức hay không? Theo Điều 4.2.(a), CISG không điều chỉnh hiệu lực của hợp đồng hoặc bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng. Vì vậy, thỏa thuận trả một khoản tiền xác định trong trường hợp có hành vi vi phạm trong hợp đồng có được chấp nhận hay không, xét về mặt hiệu lực, còn tùy thuộc vào pháp luật quốc gia được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Tuy vậy, việc áp dụng này vẫn trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc hoặc chuẩn mực quốc tế có nguồn gốc từ CISG. Thực chất, CISG vẫn xác lập các cơ sở làm nền tảng cho việc các bên thỏa thuận về trả một khoản tiền xác định trong trường hợp có hành vi vi phạm trong hợp đồng. Theo đó, nguyên tắc về giải thích luật được quy định tại Điều 7.1 CISG và nguyên tắc tự do ý chí của các bên trong hợp đồng được quy định tại Điều 6 CISG tạo cơ sở cho các bên xác lập loại thỏa thuận này. Các quy định về chế tài của CISG hướng đến việc thực hiện hợp đồng trên cơ sở nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết. Hệ quả là, CISG tạo điều kiện cho các bên tự do thỏa thuận và chịu sự ràng buộc bởi các thỏa thuận của mình. Cho dù còn một số khác biệt nhất định giữa hệ thống pháp luật thông luật và hệ thống pháp luật dân luật nhưng ít nhất chúng có một điểm tương đồng. Theo đó, thỏa thuận trả một khoản tiền xác định trong trường hợp có hành vi vi phạm nhằm mục đích đền bù thiệt hại được chấp nhận ở cả hai hệ thống pháp luật. Các nhà nghiên cứu cũng đã đặt câu hỏi “liệu rằng khoản tiền được xác định trước này có phải là mức trần (absolute ceiling) được áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại?”. Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng khoản tiền được xác định trước này được hiểu là mức trần được bồi thường. Theo đó, (i) sẽ không công bằng một khi các bên tự do ý chí khi xác lập thỏa thuận, nhưng sau đó bên bị vi phạm được quyền yêu cầu bồi thường đối với khoản vượt quá mức đã xác định; (ii) mặt khác, việc xác định mức trần, trong một số trường hợp, cho phép bên có nghĩa vụ ước lượng được giới hạn trách nhiệm của mình để làm cơ sở cho việc quyết định giao kết và thực hiện hợp đồng. Nhóm quan điểm khác cho rằng bên bị vi phạm phải được bồi thường toàn bộ. Theo đó, khi có hành vi vi phạm, bên bị vi phạm được quyền hưởng khoản tiền đã được xác định trước, nhưng nếu bên bị vi phạm chứng minh được thiệt hại thực tế vượt quá mức này thì bên vi phạm phải bồi thường cả phần vượt quá. Theo nguyên tắc giải thích CISG được quy định tại Điều 7, việc nghiên cứu quá trình xây dựng CISG cũng như các nguyên tắc chung mà từ đó CISG được hình thành là một phần quan trọng để giải thích công ước này. Dù không được phản ánh một cách trực tiếp trong CISG nhưng trong quá trình soạn thảo, với nỗ lực dung hòa sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật thông luật và hệ thống pháp luật dân luật, các nguyên tắc điều chỉnh thỏa thuận trả một khoản tiền xác định trong trường hợp có hành vi vi phạm đã được xây dựng. Về sau, trên cơ sở các nguyên tắc này, UNCITRAL đã xây dựng thành Quy tắc thống nhất đối với các điều khoản trong hợp đồng về khoản tiền xác định phải trả khi vi phạm hợp đồng (1983 Uniform Rules on Contract Clauses for an Agreed Sum Due upon Failure of Performance). Theo đó, nếu bên bị vi phạm có quyền hưởng khoản tiền xác định thì không được quyền yêu cầu bồi thường phần thiệt hại đã được bù đắp bởi khoản tiền này. Tuy nhiên, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường đối với phần thiệt hại không được bù đắp bởi khoản tiền này nếu thiệt hại thực tế vượt quá mức khoản tiền xác định. Như vậy, quan điểm bên bị vi phạm phải được bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu có thể chứng minh, được phản ánh trong quy tắc này. Ngược lại, nếu bên vi phạm chứng minh được thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm thấp hơn quá mức so với khoản tiền xác định thì có được giảm khoản tiền phải trả bằng mức thiệt hại thực tế không? Theo quy tắc này, khoản tiền xác định không được giảm bởi tòa án hoặc trọng tài trừ khi khoản tiền xác định này không tương xứng quá mức với thiệt hại mà bên bị vi phạm phải chịu. Như vậy, nếu khoản tiền thỏa thuận được xác định là bất hợp lý quá mức thì bên vi phạm vẫn có thể yêu cầu tòa án hoặc trọng tài xem xét giảm mức này. Cần lưu ý, đối với cả hai trường hợp trên, nếu dựa vào các quy định này thì điều kiện để được xác định mức bồi thường theo thiệt hại thực tế chỉ xảy ra khi (i) thiệt hại thực tế “vượt quá mức” khoản tiền xác định hoặc (ii) khoản tiền xác định “không tương xứng quá mức” với thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm gánh chịu. Nếu không thỏa mãn điều kiện này, việc yêu cầu bồi thường theo thiệt hại thực tế không được xét đến mà thay vào đó, bồi thường theo khoản tiền xác định được thỏa thuận trước bởi các bên. Tóm lại, (a) việc bên bị vi phạm yêu cầu bồi thường đối với phần thiệt hại không được bù đắp nếu thiệt hại thực tế vượt quá mức khoản tiền xác định hoặc (b) việc bên vi phạm yêu cầu tòa án hoặc trọng tài xem xét giảm mức phải trả nếu khoản tiền thỏa thuận được xác định là bất hợp lý quá mức so với thiệt hại thực tế, chỉ được đặt ra khi các bên có điều kiện chứng minh thiệt hại thực tế. Trong trường hợp không thể chứng minh, theo thỏa thuận, bên vi phạm có nghĩa vụ trả khoản tiền xác định. Việc thỏa thuận trả một khoản tiền xác định trong trường hợp có hành vi vi phạm như vậy giúp thiệt hại được bù đắp kịp thời mà không phải chứng minh thiệt hại. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với bên bị thiệt hại khi mà thiệt hại khó có thể chứng minh hoặc tốn kém chi phí nếu muốn chứng minh được.2. Thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc trả một khoản tiền xác định khi có hành vi vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại năm 2005Theo pháp luật Việt Nam, phạt vi phạm là chế tài theo thỏa thuận. Theo Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 thì phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận. Căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm là việc đã xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để áp dụng chế tài. Như vậy, chế tài phạt vi phạm được áp dụng ngay cả khi hành vi vi phạm hợp đồng không làm phát sinh thiệt hại thực tế. Do vậy, bên bị vi phạm, khi áp dụng chế tài phạt vi phạm, không cần chứng minh có thiệt hại thực tế và khoản tiền phạt vi phạm do các bên thỏa thuận không phụ thuộc vào thiệt hại thực tế phát sinh. Theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Mặt khác, theo khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại năm 2005 thì trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp luật này có quy định khác. Như vậy, với cách tiếp cận này, chế tài phạt vi phạm theo Luật Thương mại năm 2005 có mục đích tạo “sức ép” để bên có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng, vì vậy mang bản chất của loại chế tài hướng đến việc thực hiện hợp đồng. Do tính chất này, chức năng của phạt vi phạm theo Luật Thương mại năm 2005 có thể nhìn nhận ở một góc độ hẹp, nhằm mục đích răn đe và hướng các bên đến việc thực hiện hợp đồng, chứ không mang tính đền bù, cho nên mới có cách hiểu “những thỏa thuận không hướng tới việc thực hiện hợp đồng thì sẽ không phải là thỏa thuận phạt vi phạm”. Cách hiểu này phù hợp với bản chất của phạt vi phạm hiện nay theo cách tiếp cận của Luật Thương mại năm 2005. Trên cơ sở cách tiếp cận của Luật Thương mại năm 2005 về phạt vi phạm như đã phân tích ở trên, việc các bên trong hợp đồng thương mại thỏa thuận một khoản tiền nhất định mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng nếu hướng đến mục đích thứ nhất mang tính răn đe nhằm thúc đẩy các bên thực hiện hợp đồng thì là loại thỏa thuận phạt vi phạm. Vì là thỏa thuận phạt vi phạm nên mức phạt bị giới hạn theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005. Vấn đề đặt ra là nếu mức phạt do các bên thỏa thuận, cho dù nằm trong giới hạn của Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, nhưng lại cao hơn rất nhiều so với thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra thì bên vi phạm có buộc phải trả khoản tiền này theo mức thỏa thuận hay không? Về vấn đề này, các học giả theo quan điểm phạt vi phạm là hình thức của trách nhiệm vật chất mang tính đền bù thì cho rằng nếu buộc bên vi phạm phải trả theo mức thỏa thuận thì không phù hợp với nguyên tắc của việc đền bù là chỉ nhằm khôi phục, bù đắp những tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm. Vì vậy, các học giả kiến nghị việc “cho phép Tòa án điều chỉnh mức phạt vi phạm khi có yêu cầu của một trong các bên trong trường hợp thiệt hại thực tế do vi phạm là quá thấp so với mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận”. Xét ở một góc độ nhất định, cho dù tự do ý chí của các bên trong việc thỏa thuận ký kết hợp đồng được tôn trọng nhưng tự do ý chí của các bên cũng không thể vượt qua các nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Tuy nhiên, đặt trong điều kiện các quy định của Luật Thương mại năm 2005, vì phạt vi phạm được tiếp cận dưới góc độ một chế tài có tính chất răn đe, nhằm buộc các bên thực hiện đúng hợp đồng, nên phạt vi phạm được áp dụng không phụ thuộc vào việc bên bị vi phạm có thiệt hại hay không. Vì vậy, nếu áp dụng Luật Thương mại năm 2005, bên vi phạm phải trả khoản tiền phạt theo mức thỏa thuận của các bên và Tòa án không thể tự điều chỉnh giảm mức phạt nếu mức này cao hơn rất nhiều so với thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm. Như vậy, một lần nữa, việc đặt ra giới hạn mức phạt theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, nếu đặt trong tình huống vừa nêu, theo chúng tôi, là cần thiết, bởi pháp luật không chỉ bảo đảm tự do giao kết hợp đồng mà còn phải hài hòa giữa yếu tố tự do giao kết hợp đồng và yếu tố công bằng. Vì vậy, các nước theo hệ thống pháp luật dân luật, khi chấp nhận phạt vi phạm, vẫn đặt ra giới hạn cho mức phạt vi phạm theo các cách khác nhau. Trường hợp việc thỏa thuận một khoản tiền nhất định mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng hướng đến mục đích thứ hai mang tính chất đền bù thiệt hại thì thỏa thuận đó, áp dụng Luật Thương mại năm 2005, không phải là thỏa thuận phạt vi phạm. Như đã đề cập, khoản tiền này có tính chất của một khoản tiền bồi thường được thỏa thuận trước trong hợp đồng trên cơ sở ước lượng của các bên và các bên cho là hợp lý nhằm đền bù thiệt hại cho bên bị vi phạm theo mức mà các bên đã thỏa thuận, thông thường trong những trường hợp khó xác định thiệt hại và mức độ thiệt hại. Trường hợp này, mục đích của thỏa thuận nhằm khôi phục, bù đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm. Do vậy, nó có tính chất của chế tài bồi thường thiệt hại. Vấn đề thứ nhất là, theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, các bên có quyền thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại như vậy không? Vấn đề thứ hai là, nếu mức bồi thường mà các bên thỏa thuận trước trong hợp đồng dưới hình thức ấn định một khoản tiềnxác định cao hơn hay thấp hơn so với thiệt hại thực tế thì bên vi phạm có buộc phải trả (đối với trường hợp cao hơn) hoặc chỉ phải trả (đối với trường hợp thấp hơn) khoản tiền theo mức đã thỏa thuận không? Đối với vấn đề thứ nhất, chúng tôi muốn đề cập dưới góc độ nguyên tắc tự do hợp đồng khi các bên muốn xác lập một thỏa thuận cho phép thiệt hại được đền bù theo cách mà các bên cho là hợp lý. Thực chất, thỏa thuận xác định một khoản tiền đền bù như vậy phần nào có tính chất của loại thỏa thuận về thiệt hại được xác định trước bởi các bên trong hợp đồng như đã đề cập. Thỏa thuận này cho phép thiệt hại được đền bù một cách kịp thời, nhất là trong những trường hợp có căn cứ cho thấy bên bị vi phạm có thiệt hại thực tế nhưng việc chứng minh tổn thất và mức độ tổn thất là khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Nếu thỏa thuận loại này được chấp nhận, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ngay khi có đủ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, mà không cần phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất. Trong khi đó, theo Điều 304 Luật Thương mại năm 2005, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Như vậy, nếu theo cách quy định này, đây là quy phạm bắt buộc, không cho phép các bên có thể thỏa thuận khác. Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh tổn thất trong mọi trường hợp. Đánh giá về quy định này, chúng tôi cho rằng, việc buộc bên yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong mọi trường hợp, phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất, đã phần nào giới hạn tự do ý chí của các bên trong việc thực hiện hợp đồng. Bởi thỏa thuận của các bên, suy cho cùng, không làm thay đổi bản chất của bồi thường thiệt hại, nhưng tạo một cơ chế cho phép thiệt hại được đền bù một cách nhanh chóng, phù hợp với thực tiễn thương mại và điều kiện cụ thể của các bên. Nếu trong trường hợp mức do các bên thỏa thuận cao hơn rất nhiều so với thiệt hại thực tế và không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của bồi thường thiệt hại, pháp luật có thể có những điều chỉnh nhất định với những điều kiện cụ thể, nhưng trước hết vẫn cần phải quy định theo hướng cho phép sự tồn tại của loại thỏa thuận này. Do đó, thay vì quy định nghĩa vụ chứng minh tổn thất của bên yêu cầu bồi thường thiệt hại dưới dạng một quy phạm bắt buộc như Điều 304, Luật Thương mại năm 2005 nên cho phép trường hợp các bên có thể có thỏa thuận khác. Đối với vấn đề thứ hai, trong trường hợp các bên thỏa thuận một khoản tiền bồi thường được xác định trước nhưng sau đó thiệt hại thực tế có thể chứng minh được và mức này cao hơn hay thấp hơn so với khoản tiền xác định, một bên có quyền xác định mức bồi thường theo thiệt hại thực tế hay không? Vấn đề này hiện vẫn tồn tại những cách hiểu khác nhau theo quy định của Luật Thương mại năm 2005. Quan điểm thứ nhất, nguyên tắc của bồi thường thiệt hại phải được tuân thủ, theo đó bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm, nên thiệt hại thực tế, nếu chứng minh được, thì phải bồi thường theo mức này. Theo đó, Điều 302 Luật Thương mại năm 2005 cũng xác định cụ thể giá trị bồi thường thiệt hại, bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Quan điểm thứ hai, nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 11 Luật Thương mại 2005 cần phải được tuân thủ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận mức bồi thường khi có hành vi vi phạm. Theo quan điểm của chúng tôi, đối tượng áp dụng chủ yếu của Luật Thương mại năm 2005 là các thương nhân và nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật này. Việc thỏa thuận một khoản tiền bồi thường được xác định trước cho phép các bên ước lượng được giới hạn trách nhiệm của mình để làm cơ sở cho việc quyết định xác lập, thực hiện hợp đồng và suy cho cùng, cũng không trái với mục đích của bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm. Vì vậy, không nên thu hẹp các thỏa thuận về bồi thường theo hướng thiệt hại thực tế bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu, mà nên chấp nhận thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, miễn là thỏa thuận này vẫn hướng đến mục đích bù đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên, nguyên tắc công bằng cũng cần được xem xét. Theo đó, không vì việc đã ấn định trước một khoản bồi thường mà hoàn toàn không xem xét đến thiệt hại thực tế, dẫn đến trường hợp một bên hưởng lợi quá mức hoặc chịu thiệt hại quá mức so với mức lẽ ra được hưởng nếu tính theo thiệt hại thực tế. Đối với trường hợp này, các nguyên tắc của CISG và sau này được phát triển thành Quy tắc thống nhất đối với các điều khoản trong hợp đồng về khoản tiền xác định phải trả khi vi phạm hợp đồng, đã thể hiện sự dung hòa giữa nguyên tắc tự do thỏa thuận và nguyên tắc công bằng như đã đề cập. Theo đó, thỏa thuận của các bên về khoản tiền xác định được xem xét (theo hướng tăng hoặc giảm) chỉ khi (i) thiệt hại thực tế “vượt quá mức” khoản tiền xác định hoặc (ii) khoản tiền xác định “không tương xứng quá mức” với thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm gánh chịu. Giải pháp cho vấn đề sẽ còn cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng sau này. Tuy nhiên, đối với pháp luật Việt Nam, nên quy định cụ thể để hạn chế những cách hiểu khác nhau. Cách thức quy định dung hòa như trên cũng là một giải pháp tham khảo trong quá trình hoàn thiện các quy định của Luật Thương mại về cùng vấn đề.3. Đề xuất sửa đổi quy định của Luật Thương mại năm 2005 liên quan đến thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc trả một khoản tiền xác định khi có hành vi vi phạm hợp đồng Thỏa thuận trả một khoản tiền xác định trong trường hợp có hành vi vi phạm nhằm mục đích đền bù thiệt hại là một thỏa thuận phổ biến, được chấp nhận ở cả hệ thống pháp luật thông luật và hệ thống pháp luật dân luật. Về cơ bản, thỏa thuận này hướng đến việc khôi phục tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm nhưng không buộc bên bị vi phạm, trong mọi trường hợp, phải chứng minh thiệt hại và mức độ thiệt hại, do vậy thiệt hại được đền bù kịp thời. Theo chúng tôi, nếu Luật Thương mại năm 2005 chấp nhận thỏa thuận trả một khoản tiền xác định trong trường hợp có hành vi vi phạm nhằm mục đích đền bù thiệt hại thì cũng cần có những điều chỉnh nhất định liên quan đến nghĩa vụ chứng minh tổn thất và mức độ tổn thất theo hướng cho phép sự tồn tại của loại thỏa thuận này. Do đó, thay vì quy định nghĩa vụ chứng minh tổn thất của bên yêu cầu bồi thường thiệt hại dưới dạng một quy phạm bắt buộc như Điều 304, Luật Thương mại năm 2005 nên cho phép trường hợp các bên có thể có thỏa thuận khác. Mặt khác, Luật Thương mại năm 2005 cũng cần quy định cụ thể cho trường hợp các bên thỏa thuận một khoản tiền bồi thường được xác định trước nhưng sau đó thiệt hại thực tế có thể chứng minh được và mức này cao hơn hay thấp hơn so với khoản tiền xác định, thì một bên có quyền xác định mức bồi thường theo thiệt hại thực tế không? Vấn đề này cần được giải quyết trên cơ sở sự dung hòa giữa nguyên tắc tự do thỏa thuận và nguyên tắc công bằng. Theo đó, không nên hạn chế tự do ý chí của các bên trong việc thỏa thuận ký kết hợp đồng nhưng pháp luật cũng cần điều chỉnh nếu mức thỏa thuận chênh lệch quá mức so với thiệt hại gây ra. Cụ thể, thỏa thuận của các bên về khoản tiền xác định chỉ nên được xem xét (theo hướng tăng hoặc giảm) khi (i) thiệt hại thực tế “vượt quá mức” khoản tiền xác định hoặc (ii) khoản tiền xác định “không tương xứng quá mức” với thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm gánh chịu.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ, “Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1(26)2005. trans: Duong Anh Son, Le Thi Bich Tho, “Some opinions on penalties upon breach of contract under Vietnam law”, Legal Sciences journal, n.12005. 2 Pascal Hachem, “Fixed Sums in CISG Contracts”, 2009, Vindobona Journal of International Commercial Law and Arbitration. 3 Jonathan S. Solorzanno, “An uncertain penalty: A look at the international community’s inability to harmonize the law of liquidated damages and penalty clauses”, Law Business Review of the Americas, 2009, 15. 4 Henry Cheeseman, Business Law – Legal Environment, Online Commerce, Business Ethics, and International Issues, Pearson Prentice Hall, 7th ed, 2010. 5 Pontian Okoli, “A case for reviewing the system of remedies under CISG”, International Company and Commercial Law Review, 2011, 22(6). 6 Jack Graves, “Penalty clauses and the CISG”, Journal of Law and Commerce, 2012, 30. 7 Prince Saprai, “The penalties rule and the promise theory of contract”, Canadian Journal of Law and Jurisprudence, 2013, 26. 8 Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 2013. trans: Do Van Dai, Measures to deal with undue performance of contract under Vietnam law, National Politics Publishers, 2013.

BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA THỎA THUẬN TRƯỚC TRONG HỢP ĐỒNG VỀ VIỆC TRẢ MỘT KHOẢN TIỀN XÁC ĐỊNH KHI CÓ HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN - 2017 TĨM TẮT Bài viết phân tích chất pháp lý thỏa thuận trước việc trả khoản tiền xác định, có hành vi vi phạm hợp đồng Tùy thuộc vào mục đích bên, khoản tiền mang tính chất phạt vi phạm bồi thường thiệt hại Mục đích khác loại thỏa thuận dẫn đến khác việc áp dụng pháp luật Tuy nhiên, pháp luật thương mại Việt Nam điều chỉnh vấn đề chưa thực xuất phát từ phân biệt tính chất mục đích loại thỏa thuận Bài viết phân tích, đánh giá quy định hệ thống pháp luật thông luật hệ thống pháp luật dân luật, quy định CISG loại thỏa thuận nhằm tìm kiếm giải pháp hữu ích, có tính chất tham khảo, bổ sung cho quy định pháp luật thương mại Việt Nam Trong thực tế, bên hợp đồng thương mại thỏa thuận khoản tiền định mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm xảy vi phạm mà bên thỏa thuận hợp đồng Thỏa thuận nhằm vào mục đích: (i) khoản tiền có tính chất khoản tiền phạt vi phạm, nhằm tăng cường ý thức tuân thủ hợp đồng bên, đặt bên “sức ép” phải thực hợp đồng, không, bên vi phạm phải chịu hậu vật chất bất lợi vi phạm hợp đồng; (ii) khoản tiền có tính chất khoản tiền bồi thường thỏa thuận trước hợp đồng sở ước lượng bên bên cho hợp lý nhằm đền bù thiệt hại cho bên bị vi phạm theo mức mà bên thỏa thuận, thông thường trường hợp khó xác định thiệt hại mức độ thiệt hại Như vậy, mục đích khác dẫn đến chất khác khoản tiền mà bên vi phạm phải trả theo thỏa thuận bên Nếu mục đích thứ nhất, khoản tiền mang tính chất phạt vi phạm, mục đích thứ hai, khoản tiền lại mang tính chất bồi thường thiệt hại Bài viết nghiên cứu so sánh, phân tích chất loại thỏa thuận góc độ quy định hai hệ thống pháp luật - hệ thống pháp luật thông luật hệ thống pháp luật dân luật, quy định Công ước Vienna 1980 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods - CISG) quy định Luật Thương mại năm 2005, từ tìm kiếm giải pháp hữu ích, có tính chất tham khảo để hồn thiện quy định pháp luật thương mại Việt Nam loại thỏa thuận Thỏa thuận trước hợp đồng việc trả khoản tiền xác định có hành vi vi phạm hợp đồng theo quy định hệ thống pháp luật thông luật, hệ thống pháp luật dân luật quy định CISG Dưới góc độ nghiên cứu so sánh, pháp luật điều chỉnh loại thỏa thuận theo nước thuộc hệ thống pháp luật thơng luật (nhóm thứ nhất) nước thuộc hệ thống pháp luật dân luật (nhóm thứ hai) có khác biệt định, chủ yếu bắt nguồn từ khác biệt việc điều chỉnh thỏa thuận phạt vi phạm bên hợp đồng Theo đó, thỏa thuận phạt vi phạm thơng thường khơng chấp nhận nước thuộc nhóm thứ nhất, ngược lại, áp dụng nước thuộc nhóm thứ hai lẽ phạt vi phạm thuộc nhóm chế tài hướng đến việc thực hợp đồng lấy việc thực hợp đồng làm sở Đối với nước thuộc hệ thống pháp luật thông luật, chế tài hướng đến việc thực hợp đồng không sử dụng tảng cho việc xử lý vi phạm, mục tiêu hệ thống này, chất, hướng đến việc đền bù thiệt hại, việc buộc thực hợp đồng Trong đó, nước thuộc hệ thống pháp luật dân luật lại lấy việc thực hợp đồng làm tảng chế tài ràng buộc theo tư Theo pháp luật nước thuộc hệ thống pháp luật thông luật, chế tài phạt vi phạm nhằm mục đích răn đe, hướng bên đến việc thực hợp đồng không chấp nhận, thỏa thuận trả khoản tiền xác định, bên thỏa thuận trước, trường hợp có hành vi vi phạm mang chất bồi thường thiệt hại Do chất hệ thống pháp luật thông luật hướng đến bồi thường thiệt hại buộc thực hợp đồng, nên chế tài bồi thường có tính chất trung lập/ dung hịa, mang tính mở, cho phép bên vi phạm tự chọn việc thực hợp đồng để đền bù thiệt hại chấp nhận đền bù Việc buộc thực hợp đồng chế tài thông thường, áp dụng số trường hợp định, đối tượng hợp đồng Từ góc độ này, nhận thấy, thân bên vi phạm hợp đồng không bị buộc phải thực hợp đồng đến cùng, mà thay vào đền bù thiệt hại để giải phóng khỏi nghĩa vụ hợp đồng Trên sở đó, thỏa thuận trả khoản tiền xác định, bên thỏa thuận trước, trường hợp có hành vi vi phạm nhằm vào (i) mục đích thứ - đặt bên “sức ép” phải thực hợp đồng, không, bên vi phạm phải chịu hậu vật chất bất lợi vi phạm hợp đồng - thỏa thuận vô hiệu Nếu nhằm vào (ii) mục đích thứ hai - ước lượng khoản bồi thường/ mức cụ thể thỏa thuận trước hợp đồng mà bên cho hợp lý nhằm đền bù thiệt hại cho bên bị vi phạm - thỏa thuận chấp nhận thông thường hiểu khoản bồi thường xác định trước (liquidated damages) Tuy nhiên, khoản bồi thường xác định trước áp dụng trường hợp: (a) thiệt hại thực tế khó xác định xác định; (b) khoản bồi thường thỏa thuận trước phải hợp lý điều kiện cụ thể giao dịch bên Thỏa thuận xác định khoản đền bù trước bên không bị pháp luật giới hạn mức thỏa thuận, bị coi thỏa thuận phạt vi phạm thiệt hại thực tế xác định trước cách rõ ràng khoản tiền thỏa thuận xác định bất hợp lý mức Nếu bị xác định thỏa thuận phạt vi phạm, thỏa thuận trả khoản tiền xác định trước, trường hợp có hành vi vi phạm, khơng chấp nhận, thay vào bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế Như vậy, thỏa thuận trả khoản tiền xác định, bên thỏa thuận trước, trường hợp có hành vi vi phạm hướng đến mục đích mang tính chất đền bù thỏa thuận hợp pháp theo quy định nước thuộc hệ thống pháp luật thông luật thi hành đáp ứng điều kiện việc áp dụng Đối với nước thuộc hệ thống pháp luật dân luật, chế tài hướng đến việc thực hợp đồng sử dụng tảng cho việc xử lý vi phạm Do đó, việc thỏa thuận khoản tiền định mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm xảy hành vi vi phạm chấp nhận, cho dù nhằm mục đích đền bù hay mục đích răn đe, phòng ngừa vi phạm Do xây dựng tảng lấy việc thực hợp đồng làm sở, nên phạt vi phạm áp dụng theo hệ thống pháp luật dân luật nhằm ngăn bên phá vỡ hợp đồng, cho dù việc không thực hợp đồng, chừng mực định, mang lại lợi ích xét mặt kinh tế Do đó, phạt vi phạm áp dụng nhằm buộc bên tuân thủ nghiêm ngặt cam kết theo hợp đồng - nguyên tắc “tuân thủ cam kết” Nguyên tắc hướng bên đến việc thực hợp đồng Theo đó, cam kết phải giữ bên phải chịu ràng buộc cam kết Trong đó, khác với cách tiếp cận này, nguyên tắc “vi phạm có lợi” lại xem xét theo hệ thống pháp luật thơng luật Theo đó, bên cân nhắc định khơng thực hợp đồng, đồng thời chấp nhận bồi thường cho bên việc không thực mang lại lợi ích định Theo hệ thống pháp luật dân luật, phạt vi phạm khơng nhằm mục đích răn đe, hướng bên đến việc thực hợp đồng mà cịn nhằm mục đích đền bù thiệt hại Ở góc độ này, phạt vi phạm hướng đến mục đích bồi thường thiệt hại khác với bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm cho phép thiệt hại đền bù kịp thời mà không buộc bên bị vi phạm phải chứng minh thiệt hại mức độ thiệt hại Nếu phạt vi phạm mang tính chất đền bù thì, ngun tắc, mức phạt bên thỏa thuận mà không bị giới hạn theo quy định pháp luật Chính vậy, pháp luật phải giải mối quan hệ bồi thường thiệt hại phạt vi phạm Các bên hợp đồng cần phải phân định rõ ý chí việc xác định thỏa thuận phạt vi phạm thỏa thuận bồi thường thiệt hại, cần đến giải thích quan giải tranh chấp Tùy thuộc vào pháp luật quốc gia, việc giải mối quan hệ có khác biệt Theo đó, thân thỏa thuận phạt vi phạm hợp pháp, mức phạt vi phạm bên thỏa thuận chấp nhận mức độ khác Như vậy, thỏa thuận khoản tiền định mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm xảy hành vi vi phạm, theo hệ thống pháp luật dân luật, chấp nhận trường hợp, cho dù nhằm mục đích đền bù hay mục đích răn đe, phòng ngừa vi phạm Theo hệ thống pháp luật thơng luật, mục đích thỏa thuận phải xét đến, mang tính chất khoản phạt nhằm phịng ngừa vi phạm thỏa thuận loại khơng chấp nhận Đối với thỏa thuận trả khoản tiền xác định trường hợp có hành vi vi phạm, CISG không quy định cách trực tiếp, lẽ đề cập, mục đích khác dẫn đến chất khác khoản tiền mà bên vi phạm phải trả theo thỏa thuận bên Do vậy, vấn đề hiệu lực thỏa thuận đặt Đối với nước theo hệ thống pháp luật thông luật, thỏa thuận nhằm vào mục đích ước lượng khoản bồi thường thỏa thuận trước hợp đồng nhằm đền bù thiệt hại thỏa thuận chấp nhận Đối với nước theo hệ thống pháp luật dân luật, thỏa thuận chấp nhận cho dù nhằm mục đích đền bù hay mục đích răn đe, phịng ngừa vi phạm Tuy nhiên, trường hợp vấn đề hiệu lực đặt xem xét liệu mức thỏa thuận có bất hợp lý cách mức hay không? Theo Điều 4.2.(a), CISG không điều chỉnh hiệu lực hợp đồng điều khoản hợp đồng Vì vậy, thỏa thuận trả khoản tiền xác định trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng có chấp nhận hay không, xét mặt hiệu lực, tùy thuộc vào pháp luật quốc gia áp dụng để giải tranh chấp Tuy vậy, việc áp dụng sở tôn trọng nguyên tắc chuẩn mực quốc tế có nguồn gốc từ CISG Thực chất, CISG xác lập sở làm tảng cho việc bên thỏa thuận trả khoản tiền xác định trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng Theo đó, nguyên tắc giải thích luật quy định Điều 7.1 CISG nguyên tắc tự ý chí bên hợp đồng quy định Điều CISG tạo sở cho bên xác lập loại thỏa thuận Các quy định chế tài CISG hướng đến việc thực hợp đồng sở nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực cam kết Hệ là, CISG tạo điều kiện cho bên tự thỏa thuận chịu ràng buộc thỏa thuận Cho dù số khác biệt định hệ thống pháp luật thông luật hệ thống pháp luật dân luật chúng có điểm tương đồng Theo đó, thỏa thuận trả khoản tiền xác định trường hợp có hành vi vi phạm nhằm mục đích đền bù thiệt hại chấp nhận hai hệ thống pháp luật Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi “liệu khoản tiền xác định trước có phải mức trần (absolute ceiling) áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại?” Nhóm quan điểm thứ cho khoản tiền xác định trước hiểu mức trần bồi thường Theo đó, (i) khơng cơng bên tự ý chí xác lập thỏa thuận, sau bên bị vi phạm quyền yêu cầu bồi thường khoản vượt mức xác định; (ii) mặt khác, việc xác định mức trần, số trường hợp, cho phép bên có nghĩa vụ ước lượng giới hạn trách nhiệm để làm sở cho việc định giao kết thực hợp đồng Nhóm quan điểm khác cho bên bị vi phạm phải bồi thường tồn Theo đó, có hành vi vi phạm, bên bị vi phạm quyền hưởng khoản tiền xác định trước, bên bị vi phạm chứng minh thiệt hại thực tế vượt mức bên vi phạm phải bồi thường phần vượt Theo nguyên tắc giải thích CISG quy định Điều 7, việc nghiên cứu trình xây dựng CISG nguyên tắc chung mà từ CISG hình thành phần quan trọng để giải thích cơng ước Dù khơng phản ánh cách trực tiếp CISG q trình soạn thảo, với nỗ lực dung hịa khác biệt hệ thống pháp luật thông luật hệ thống pháp luật dân luật, nguyên tắc điều chỉnh thỏa thuận trả khoản tiền xác định trường hợp có hành vi vi phạm xây dựng Về sau, sở nguyên tắc này, UNCITRAL xây dựng thành Quy tắc thống điều khoản hợp đồng khoản tiền xác định phải trả vi phạm hợp đồng (1983 Uniform Rules on Contract Clauses for an Agreed Sum Due upon Failure of Performance) Theo đó, bên bị vi phạm có quyền hưởng khoản tiền xác định khơng quyền yêu cầu bồi thường phần thiệt hại bù đắp khoản tiền Tuy nhiên, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường phần thiệt hại không bù đắp khoản tiền thiệt hại thực tế vượt mức khoản tiền xác định Như vậy, quan điểm bên bị vi phạm phải bồi thường toàn thiệt hại, chứng minh, phản ánh quy tắc Ngược lại, bên vi phạm chứng minh thiệt hại thực tế bên bị vi phạm thấp mức so với khoản tiền xác định có giảm khoản tiền phải trả mức thiệt hại thực tế không? Theo quy tắc này, khoản tiền xác định khơng giảm tịa án trọng tài trừ khoản tiền xác định không tương xứng mức với thiệt hại mà bên bị vi phạm phải chịu Như vậy, khoản tiền thỏa thuận xác định bất hợp lý mức bên vi phạm u cầu tịa án trọng tài xem xét giảm mức Cần lưu ý, hai trường hợp trên, dựa vào quy định điều kiện để xác định mức bồi thường theo thiệt hại thực tế xảy (i) thiệt hại thực tế “vượt mức” khoản tiền xác định (ii) khoản tiền xác định “không tương xứng mức” với thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm gánh chịu Nếu không thỏa mãn điều kiện này, việc yêu cầu bồi thường theo thiệt hại thực tế không xét đến mà thay vào đó, bồi thường theo khoản tiền xác định thỏa thuận trước bên Tóm lại, (a) việc bên bị vi phạm yêu cầu bồi thường phần thiệt hại không bù đắp thiệt hại thực tế vượt mức khoản tiền xác định (b) việc bên vi phạm yêu cầu tòa án trọng tài xem xét giảm mức phải trả khoản tiền thỏa thuận xác định bất hợp lý mức so với thiệt hại thực tế, đặt bên có điều kiện chứng minh thiệt hại thực tế Trong trường hợp chứng minh, theo thỏa thuận, bên vi phạm có nghĩa vụ trả khoản tiền xác định Việc thỏa thuận trả khoản tiền xác định trường hợp có hành vi vi phạm giúp thiệt hại bù đắp kịp thời mà chứng minh thiệt hại Điều đặc biệt có ý nghĩa bên bị thiệt hại mà thiệt hại khó chứng minh tốn chi phí muốn chứng minh Thỏa thuận trước hợp đồng việc trả khoản tiền xác định có hành vi vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại năm 2005 Theo pháp luật Việt Nam, phạt vi phạm chế tài theo thỏa thuận Theo Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 phạt vi phạm việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng hợp đồng có thỏa thuận Căn để áp dụng chế tài phạt vi phạm việc xảy hành vi vi phạm mà bên thỏa thuận điều kiện để áp dụng chế tài Như vậy, chế tài phạt vi phạm áp dụng hành vi vi phạm hợp đồng không làm phát sinh thiệt hại thực tế Do vậy, bên bị vi phạm, áp dụng chế tài phạt vi phạm, khơng cần chứng minh có thiệt hại thực tế khoản tiền phạt vi phạm bên thỏa thuận không phụ thuộc vào thiệt hại thực tế phát sinh Theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng tổng mức phạt nhiều vi phạm bên thỏa thuận hợp đồng, không 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm Mặt khác, theo khoản Điều 307 Luật Thương mại năm 2005 trường hợp bên có thỏa thuận phạt vi phạm bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp luật có quy định khác Như vậy, với cách tiếp cận này, chế tài phạt vi phạm theo Luật Thương mại năm 2005 có mục đích tạo “sức ép” để bên có nghĩa vụ thực hợp đồng, mang chất loại chế tài hướng đến việc thực hợp đồng Do tính chất này, chức phạt vi phạm theo Luật Thương mại năm 2005 nhìn nhận góc độ hẹp, nhằm mục đích răn đe hướng bên đến việc thực hợp đồng, khơng mang tính đền bù, có cách hiểu “những thỏa thuận khơng hướng tới việc thực hợp đồng khơng phải thỏa thuận phạt vi phạm” Cách hiểu phù hợp với chất phạt vi phạm theo cách tiếp cận Luật Thương mại năm 2005 Trên sở cách tiếp cận Luật Thương mại năm 2005 phạt vi phạm phân tích trên, việc bên hợp đồng thương mại thỏa thuận khoản tiền định mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm xảy hành vi vi phạm mà bên thỏa thuận hợp đồng hướng đến mục đích thứ - mang tính răn đe nhằm thúc đẩy bên thực hợp đồng - loại thỏa thuận phạt vi phạm Vì thỏa thuận phạt vi phạm nên mức phạt bị giới hạn theo quy định Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 Vấn đề đặt mức phạt bên thỏa thuận, cho dù nằm giới hạn Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, lại cao nhiều so với thiệt hại thực tế hành vi vi phạm hợp đồng gây bên vi phạm có buộc phải trả khoản tiền theo mức thỏa thuận hay không? Về vấn đề này, học giả theo quan điểm phạt vi phạm hình thức trách nhiệm vật chất mang tính đền bù cho buộc bên vi phạm phải trả theo mức thỏa thuận khơng phù hợp với ngun tắc việc đền bù nhằm khôi phục, bù đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm Vì vậy, học giả kiến nghị việc “cho phép Tịa án điều chỉnh mức phạt vi phạm có yêu cầu bên trường hợp thiệt hại thực tế vi phạm thấp so với mức phạt vi phạm bên thỏa thuận” Xét góc độ định, cho dù tự ý chí bên việc thỏa thuận ký kết hợp đồng tôn trọng tự ý chí bên khơng thể vượt qua nguyên tắc pháp luật Tuy nhiên, đặt điều kiện quy định Luật Thương mại năm 2005, phạt vi phạm tiếp cận góc độ chế tài có tính chất răn đe, nhằm buộc bên thực hợp đồng, nên phạt vi phạm áp dụng không phụ thuộc vào việc bên bị vi phạm có thiệt hại hay khơng Vì vậy, áp dụng Luật Thương mại năm 2005, bên vi phạm phải trả khoản tiền phạt theo mức thỏa thuận bên Tòa án tự điều chỉnh giảm mức phạt mức cao nhiều so với thiệt hại thực tế bên bị vi phạm Như vậy, lần nữa, việc đặt giới hạn mức phạt theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, đặt tình vừa nêu, theo chúng tôi, cần thiết, pháp luật không bảo đảm tự giao kết hợp đồng mà phải hài hòa yếu tố tự giao kết hợp đồng yếu tố công Vì vậy, nước theo hệ thống pháp luật dân luật, chấp nhận phạt vi phạm, đặt giới hạn cho mức phạt vi phạm theo cách khác Trường hợp việc thỏa thuận khoản tiền định mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm xảy hành vi vi phạm mà bên thỏa thuận hợp đồng hướng đến mục đích thứ hai - mang tính chất đền bù thiệt hại - thỏa thuận đó, áp dụng Luật Thương mại năm 2005, thỏa thuận phạt vi phạm Như đề cập, khoản tiền có tính chất khoản tiền bồi thường thỏa thuận trước hợp đồng sở ước lượng bên bên cho hợp lý nhằm đền bù thiệt hại cho bên bị vi phạm theo mức mà bên thỏa thuận, thông thường trường hợp khó xác định thiệt hại mức độ thiệt hại Trường hợp này, mục đích thỏa thuận nhằm khôi phục, bù đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm Do vậy, có tính chất chế tài bồi thường thiệt hại Vấn đề thứ là, theo quy định Luật Thương mại năm 2005, bên có quyền thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại không? Vấn đề thứ hai là, mức bồi thường mà bên thỏa thuận trước hợp đồng hình thức ấn định khoản tiềnxác định cao hay thấp so với thiệt hại thực tế bên vi phạm có buộc phải trả (đối với trường hợp cao hơn) phải trả (đối với trường hợp thấp hơn) khoản tiền theo mức thỏa thuận không? Đối với vấn đề thứ nhất, muốn đề cập góc độ nguyên tắc tự hợp đồng bên muốn xác lập thỏa thuận cho phép thiệt hại đền bù theo cách mà bên cho hợp lý Thực chất, thỏa thuận xác định khoản tiền đền bù phần có tính chất loại thỏa thuận thiệt hại xác định trước bên hợp đồng đề cập Thỏa thuận cho phép thiệt hại đền bù cách kịp thời, trường hợp có cho thấy bên bị vi phạm có thiệt hại thực tế việc chứng minh tổn thất mức độ tổn thất khó khăn thực Nếu thỏa thuận loại chấp nhận, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại có đủ phát sinh trách nhiệm bồi thường, mà không cần phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất Trong đó, theo Điều 304 Luật Thương mại năm 2005, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất hành vi vi phạm gây khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm hưởng khơng có hành vi vi phạm Như vậy, theo cách quy định này, quy phạm bắt buộc, khơng cho phép bên thỏa thuận khác Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh tổn thất trường hợp Đánh giá quy định này, cho rằng, việc buộc bên yêu cầu bồi thường thiệt hại, trường hợp, phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất, phần giới hạn tự ý chí bên việc thực hợp đồng Bởi thỏa thuận bên, suy cho cùng, không làm thay đổi chất bồi thường thiệt hại, tạo chế cho phép thiệt hại đền bù cách nhanh chóng, phù hợp với thực tiễn thương mại điều kiện cụ thể bên Nếu trường hợp mức bên thỏa thuận cao nhiều so với thiệt hại thực tế không phù hợp với nguyên tắc bồi thường thiệt hại, pháp luật có điều chỉnh định với điều kiện cụ thể, trước hết cần phải quy định theo hướng cho phép tồn loại thỏa thuận Do đó, thay quy định nghĩa vụ chứng minh tổn thất bên yêu cầu bồi thường thiệt hại dạng quy phạm bắt buộc Điều 304, Luật Thương mại năm 2005 nên cho phép trường hợp bên có thỏa thuận khác Đối với vấn đề thứ hai, trường hợp bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường xác định trước sau thiệt hại thực tế chứng minh mức cao hay thấp so với khoản tiền xác định, bên có quyền xác định mức bồi thường theo thiệt hại thực tế hay không? Vấn đề tồn cách hiểu khác theo quy định Luật Thương mại năm 2005 Quan điểm thứ nhất, nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải tuân thủ, theo bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm, nên thiệt hại thực tế, chứng minh được, phải bồi thường theo mức Theo đó, Điều 302 Luật Thương mại năm 2005 xác định cụ thể giá trị bồi thường thiệt hại, bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu bên vi phạm gây khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm hưởng khơng có hành vi vi phạm Quan điểm thứ hai, nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận hoạt động thương mại theo quy định Điều 11 Luật Thương mại 2005 cần phải tuân thủ, theo bên có quyền thỏa thuận mức bồi thường có hành vi vi phạm Theo quan điểm chúng tôi, đối tượng áp dụng chủ yếu Luật Thương mại năm 2005 thương nhân nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận nguyên tắc luật Việc thỏa thuận khoản tiền bồi thường xác định trước cho phép bên ước lượng giới hạn trách nhiệm để làm sở cho việc định xác lập, thực hợp đồng suy cho cùng, khơng trái với mục đích bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm Vì vậy, khơng nên thu hẹp thỏa thuận bồi thường theo hướng thiệt hại thực tế bồi thường nhiêu, mà nên chấp nhận thỏa thuận bên mức bồi thường, miễn thỏa thuận hướng đến mục đích bù đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm Tuy nhiên, nguyên tắc công cần xem xét Theo đó, khơng việc ấn định trước khoản bồi thường mà hoàn tồn khơng xem xét đến thiệt hại thực tế, dẫn đến trường hợp bên hưởng lợi mức chịu thiệt hại mức so với mức lẽ hưởng tính theo thiệt hại thực tế Đối với trường hợp này, nguyên tắc CISG sau phát triển thành Quy tắc thống điều khoản hợp đồng khoản tiền xác định phải trả vi phạm hợp đồng, thể dung hòa nguyên tắc tự thỏa thuận nguyên tắc công đề cập Theo đó, thỏa thuận bên khoản tiền xác định xem xét (theo hướng tăng giảm) (i) thiệt hại thực tế “vượt mức” khoản tiền xác định (ii) khoản tiền xác định “không tương xứng mức” với thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm gánh chịu Giải pháp cho vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng sau Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam, nên quy định cụ thể để hạn chế cách hiểu khác Cách thức quy định dung hòa giải pháp tham khảo q trình hồn thiện quy định Luật Thương mại vấn đề Đề xuất sửa đổi quy định Luật Thương mại năm 2005 liên quan đến thỏa thuận trước hợp đồng việc trả khoản tiền xác định có hành vi vi phạm hợp đồng Thỏa thuận trả khoản tiền xác định trường hợp có hành vi vi phạm nhằm mục đích đền bù thiệt hại thỏa thuận phổ biến, chấp nhận hệ thống pháp luật thông luật hệ thống pháp luật dân luật Về bản, thỏa thuận hướng đến việc khôi phục tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm không buộc bên bị vi phạm, trường hợp, phải chứng minh thiệt hại mức độ thiệt hại, thiệt hại đền bù kịp thời Theo chúng tôi, Luật Thương mại năm 2005 chấp nhận thỏa thuận trả khoản tiền xác định trường hợp có hành vi vi phạm nhằm mục đích đền bù thiệt hại cần có điều chỉnh định liên quan đến nghĩa vụ chứng minh tổn thất mức độ tổn thất theo hướng cho phép tồn loại thỏa thuận Do đó, thay quy định nghĩa vụ chứng minh tổn thất bên yêu cầu bồi thường thiệt hại dạng quy phạm bắt buộc Điều 304, Luật Thương mại năm 2005 nên cho phép trường hợp bên có thỏa thuận khác Mặt khác, Luật Thương mại năm 2005 cần quy định cụ thể cho trường hợp bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường xác định trước sau thiệt hại thực tế chứng minh mức cao hay thấp so với khoản tiền xác định, bên có quyền xác định mức bồi thường theo thiệt hại thực tế không? Vấn đề cần giải sở dung hòa nguyên tắc tự thỏa thuận ngun tắc cơng Theo đó, khơng nên hạn chế tự ý chí bên việc thỏa thuận ký kết hợp đồng pháp luật cần điều chỉnh mức thỏa thuận chênh lệch mức so với thiệt hại gây Cụ thể, thỏa thuận bên khoản tiền xác định nên xem xét (theo hướng tăng giảm) (i) thiệt hại thực tế “vượt mức” khoản tiền xác định (ii) khoản tiền xác định “không tương xứng mức” với thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm gánh chịu TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ, “Một số ý kiến phạt vi phạm vi phạm hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1(26)/2005 [trans: Duong Anh Son, Le Thi Bich Tho, “Some opinions on penalties upon breach of contract under Vietnam law”, Legal Sciences journal, n.1/2005] [2] Pascal Hachem, “Fixed Sums in CISG Contracts”, 2009, Vindobona Journal of International Commercial Law and Arbitration [3] Jonathan S Solorzanno, “An uncertain penalty: A look at the international community’s inability to harmonize the law of liquidated damages and penalty clauses”, Law & Business Review of the Americas, 2009, 15 [4] Henry Cheeseman, Business Law – Legal Environment, Online Commerce, Business Ethics, and International Issues, Pearson Prentice Hall, 7th ed, 2010 [5] Pontian Okoli, “A case for reviewing the system of remedies under CISG”, International Company and Commercial Law Review, 2011, 22(6) [6] Jack Graves, “Penalty clauses and the CISG”, Journal of Law and Commerce, 2012, 30 [7] Prince Saprai, “The penalties rule and the promise theory of contract”, Canadian Journal of Law and Jurisprudence, 2013, 26 [8] Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hợp đồng pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2013 [trans: Do Van Dai, Measures to deal with undue performance of contract under Vietnam law, National Politics Publishers, 2013] ... thiệt hại thực tế Trong trường hợp chứng minh, theo thỏa thuận, bên vi phạm có nghĩa vụ trả khoản tiền xác định Vi? ??c thỏa thuận trả khoản tiền xác định trường hợp có hành vi vi phạm giúp thiệt... định Luật Thương mại vấn đề Đề xuất sửa đổi quy định Luật Thương mại năm 2005 liên quan đến thỏa thuận trước hợp đồng vi? ??c trả khoản tiền xác định có hành vi vi phạm hợp đồng Thỏa thuận trả khoản. .. năm 2005 phạt vi phạm phân tích trên, vi? ??c bên hợp đồng thương mại thỏa thuận khoản tiền định mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm xảy hành vi vi phạm mà bên thỏa thuận hợp đồng hướng đến

Ngày đăng: 03/11/2020, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w