1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập cuối kì môn Tổ Chức Quản Lý Y tế

10 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 27,55 KB

Nội dung

Dựa vào các bài học đã được học trong môn học này, kinh nghiệm thực tế và đọc thêm các tài liệu liên quan, anhchị hãy lựa chọn một chủ đề liên quan đến Tổ chức hệ thống y tế hoặc Khung hệ thống y tế để phân tích tình hình thực tế tại cơ quanđơn vị của anhchị hoặc hệ thống y tế tại địa phương nơi anhchị công tác. Anhchị hãy sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức với chủ đề đó. Từ những phân tích đó, anh chị hãy đề xuất những định hướng can thiệp nhằm cải thiện tình hình thực tế.

Trang 1

Môn học: Tổ chức quản lý hệ thống y tế

Yêu cầu: Dựa vào các bài học đã được học trong môn học này, kinh nghiệm thực tế

và đọc thêm các tài liệu liên quan, anh/chị hãy lựa chọn một chủ đề liên quan đến Tổ chức hệ thống y tế hoặc Khung hệ thống y tế để phân tích tình hình thực tế tại cơ quan/ đơn vị của anh/chị hoặc hệ thống y tế tại địa phương nơi anh/chị công tác Anh/chị hãy sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức với chủ đề đó Từ những phân tích đó, anh chị hãy đề xuất những định hướng can thiệp nhằm cải thiện tình hình thực tế

Bài làm:

NGUỒN TÀI CHÍNH Y TẾ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

I Đặt vấn đề

Không thể phủ nhận một điều là mặc dù nước ta còn nghèo, nhưng Đảng và Chính phủ đã dành một khoản ngân sách đáng kể dùng cho CSSK nhân dân thông qua nguồn chi thường xuyên và nguồn đầu tư mỗi năm một tăng theo số lượng tuyệt đối Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đã ghi rõ: “Tăng đầu tư của nhà nước và tạo sự chuyển biến mạnh

mẽ trong việc nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở và hệ thống y tế “Nghị quyết 46/NQ-TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 23 tháng 2 năm 2005 đã chỉ rõ”: đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính công (bao gồm ngân sách nhà nước và BHYT), giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh” Gần đây, Quốc hội khoá XII đã có Nghị quyết 18/2008/NQ-QH12 ban hành ngày 03 tháng 6 năm 2008 quy định rõ ràng là: “tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước” Chính phủ đã có nhiều quyết sách để huy động ngân sách từ các nguồn khác nhau kể cả vay vốn, trái phiếu để tăng đầu tư cho y tế Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước cho các vùng khó khăn và y học dự phòng: định mức phân bổ theo đầu dân ở miền núi, vùng sâu, vùng có đồng bào dân tộc sinh sống ở đồng bằng là 1,7 vùng cao và hải đảo là 2,4 so với đô thị Bảo hiểm y tế: các chủ trương chính sách về BHYT đã không ngừng được hoàn thiện Thông qua việc ban hành các nghị định 299/HĐBT ngày 15 tháng 8 năm 1992, nghị định 58/1998/NĐ-CP, nghị định 63/2005/CP-NĐ-CP mà hoạt động BHYT đã được tăng cường Cuối năm 2008 Quốc hội khoá X đã thông qua Lụât BHYT và luật sẽ đuợc

Trang 2

thực thi từ ngày 1 tháng 7 năm 2009 Theo các văn bản pháp luật này, BHYT đã mở rộng dần đối tượng tham gia, quyền lợi, cơ sở khám chữa bệnh kể cả y tế tư nhân, bổ sung phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh, thực hiện chính sách khuyến khích BHYT tự nguyện, tổ chức và quản lý quỹ tập trung thống nhất có sự điều tiết trong phạm

vi toàn quốc và tăng cường quản lý nhà nước về BHYT

Viện phí: trước “Đổi mới” y tế được nhà nước bao cấp triệt để, do vậy người dân rất

ít khi phải bỏ tiền túi ra để chi cho khám chữa bệnh và các hoạt động y tế khác Bắt đầu

từ năm 1989, chính phủ cho phép các cơ sở y tế công lập được thu một phần viện phí theo quyết định 45/QĐ-HĐBT và sau đó được bổ sung và sửa đổi bằng Nghị định 95/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 và Nghị định 33/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm

1995 Việc thu viện phí theo các văn bản pháp luật trên đã góp phần đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá trong y tế, huy động sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân và giảm bớt sự bao cấp tràn lan trong khám chữa bệnh Nguồn thu viện phí đã góp phần quan trọng trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, về mặt lý thuyết việc thu viện phí tạo điều kiện cho các bệnh viện dành ngân sách nhà nước để khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và người không có khả năng chi trả Việc thu viện phí đã khuyến khích các bệnh viện đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật trong đó có các kỹ thuật cao góp phần làm thay đổi hẳn bộ mặt của bệnh viện Viện phí làm cho người bệnh nếu

có tiền sẽ dễ chọn nơi cung cấp dịch vụ hơn

Vấn đề tự chủ trong các cơ sở y tế công lập, Ở Việt Nam khái niệm tự chủ trong ngành y tế vẫn chưa được làm sáng tỏ thật rõ ràng.Nhưng cùng với việc huy động các nguồn lực tài chính cho y tế, chúng ta đã thực hiện cơ chế tự chủ cho bệnh viện công từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002 Theo nghị định này thì các đơn vị y tế công lập được quản lý thống nhất nguồn thu, chủ động trong thu hút vốn bằng khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, thực hiện tinh giản biên chế và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với phần ngân sách nhà nước Trong quá trình thực hiện, Nghị định 10/2002/NĐ-CP đã xuất hiện một số bất cập do các đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về biên chế, lao động và tổ chức bộ máy Nên ngày 25 tháng 4 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP để

mở rộng phạm vi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức

bộ máy biên chế và tài chính đối với tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 3

II Điểm mạnh

Từ năm 2000 đến nay, các bệnh viện công lập đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ về

cơ chế tài chính qua việc triển khai thực hiện các chủ trương “xã hội hóa” và giao quyền

tự chủ tài chính Mục đích chung là: 1) Huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp y tế; 2) Chuyển các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế công lập sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận; 3) Từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các

cơ sở KCB sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế do Nhà nước cung cấp thông qua hình thức BHYT

Quá trình chuyển đổi này vẫn chưa chấm dứt, song bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Đó là:

Thực hiện cơ chế tự chủ đã góp phần nâng cao tính năng động của các BV, huy động nguồn lực và mở rộng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng nhân dân, đặc biệt là những người có khả năng chi trả

Đến nay, gần 100% bệnh viện trung ương và khoảng 70% bệnh viện tỉnh, huyện thực hiện tự chủ, trong đó có 4 đơn vị trung ương thực hiện tự chủ toàn bộ chi phí thường xuyên, số còn lại tự chủ một phần Trong quá trình thực hiện tự chủ, các đơn vị đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế các chi phí không cần thiết và tăng các dịch vụ có thu lợi cao từ người bệnh, khoán mức thu chi cho từng khoa phòng

Việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các cơ sở y tế công lập được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: Liên doanh, liên kết để đầu tư trang thiết bị y tế và phát triển các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu

Tính đến năm 2008, các bệnh viện công đã huy động được khoảng 3.000 tỷ đồng để triển khai các kỹ thuật cao, trong đó các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trên 500 tỷ đồng, các đơn vị thuộc TP Hồ Chí Minh huy động và vay quỹ kích cầu gần 1.000 tỷ đồng; các đơn vị thuộc Hà Nội huy động được trên 100 tỷ đồng, Quảng Ninh gần 50 tỷ đồng Nguồn vốn quan trọng này đã góp phần đổi mới trang bị kỹ thuật y tế, đặc biệt những trang thiết bị kỹ thuật cao, trong hoàn cảnh kinh phí Nhà nước chưa cung cấp đủ

Cải thiện quản lý chuyên môn và nhân lực Các bệnh viện tự chủ đã tiến hành sắp

xếp lại các khoa, phòng, thực hiện các quy chế quản lý CBNV dựa vào kết quả làm việc, hạn chế các chi phí không cần thiết, khoán mức thu chi cho từng khoa phòng

Đổi mới trang bị kỹ thuật, trong hoàn cảnh kinh phí Nhà nước chưa cung cấp

Trang 4

đủ Tất cả các bệnh viện lớn đều thành lập Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu, hoặc

Khoa khám chữa bệnh chất lượng cao, coi đây là nguồn tăng thu chủ yếu, được tập trung đầu tư các máy móc hiện đại, phòng bệnh đầy đủ tiện nghi, chủ yếu để phục vụ cho những người có khả năng chi trả Một số bệnh viện có khu dịch vụ theo yêu cầu riêng biệt, trong khi nhiều bệnh viện không có khu vực riêng Bảng giá dịch vụ theo yêu cầu của nhiều bệnh viện được thông báo rộng rãi cho người bệnh Giá dịch vụ theo yêu cầu

có sự khác nhau giữa các bệnh viện

Tăng thêm thu nhập cho cán bộ, nhân viên bệnh viện Năm 2008, bình quân thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên y tế ở các BV tự chủ toàn phần cao gấp 2,3 lần so với lương, tuyến trung ương cao gấp 1,3 lần, tỉnh – 1,4 lần, huyện – 0,5 lần

Tạo nguồn tài chính để bảo đảm thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên y tế là một khâu quan trọng của đổi mới cơ chế tài chính bệnh viện Thực hiện Nghị định 43-CP

và Thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính, bệnh viện tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ, sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (tối thiểu 25%) Quy định này đã góp phần cải thiện thu nhập của cán bộ, nhân viên y tế ở nhiều bệnh viện, nhất là ở tuyến trung ương, mặc dù chưa có được số liệu đầy đủ về mức và các nguồn thu nhập tăng thêm thực

tế của cán bộ, nhân viên các bệnh viện tự chủ

III Điểm yếu

Nhìn chung, sự chuyển đổi cơ chế tài chính trong quá trình thực hiện các chính sách

xã hội hóa và tự chủ đã đem lại nhiều kết tích cực, song vẫn còn có một số vấn đề cần được xem xét đầy đủ hơn

Thứ nhất, là về hiệu quả sử dụng nguồn lực (ở đây là nguồn lực của toàn xã hội).

Việc đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị chưa được điều phối, đôi khi quá với nhu cầu cần thiết, không đồng bộ với đào tạo người sử dụng, có thể gây lãng phí lớn Khoảng 20% trang thiết bị ở một số bệnh viện đa khoa tỉnh nghiên cứu không được sử dụng hết công suất Hiện tượng lạm dụng dịch vụ y tế bao gồm cả thuốc và dịch vụ kỹ thuật cao, cung ứng thuốc và dịch vụ không cần thiết, dẫn đến làm tăng chi phí cho người sử dụng dịch

vụ y tế ở các mức độ khác nhau Phương thức thanh toán theo phí dịch vụ cũng tạo động

cơ chỉ định sử dụng dịch vụ quá mức cần thiết, đặc biệt đối với các dịch vụ công nghệ cao, gây lãng phí nguồn lực không nhỏ

Trang 5

Thứ hai, là về công bằng Việc mở rộng hoạt động dịch vụ theo yêu cầu trong các bệnh viện công không có giới hạn và theo phương thức “góp vốn – chia lãi”, chủ yếu nhằm cung ứng dịch vụ y tế cho người có khả năng chi trả, nhất là những người thu nhập cao, có thể làm xao nhãng việc cung cấp dịch vụ cho các đối tượng có thu nhập thấp và bệnh nhân BHYT Tự chủ bệnh viện bao gồm cả tự lựa chọn dịch vụ cung ứng và xác định giá, có xu hướng đẩy chi phí KCB của người dân ngày một tăng cao, số gia đình gặp khó khăn vì chi phí KCB sẽ ngày càng nhiều, trong khi bao phủ BHYT còn hạn chế và hỗ trợ từ BHYT cũng chỉ được một phần Việc huy động vốn tư nhân, gắn với thu hồi vốn

và lợi nhuận (trong đó có người góp vốn là cán bộ của bệnh viện), có thể tạo ra sự cách biệt về thu nhập của cán bộ y tế giữa các tuyến y tế, các địa phương, thúc đẩy sự chuyển dịch cán bộ y tế giỏi từ nông thôn về thành thị, từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ y tế dự phòng sang điều trị

Tình hình trên dẫn đến hậu quả đáng lo ngại là các nguồn tài chính tư (private revenue) đang ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong các tổng nguồn thu của bệnh viện Điều này cho thấy đang có sự gia tăng của cơ chế tài chính không công bằng và việc thực hiện tự chủ như cách làm hiện nay đang thúc đẩy xu hướng này Mặt khác, cũng cần tiến hành khảo sát, đánh giá để “kịp thời phát hiện và khắc phục các khuynh hướng biến bệnh viện công thành bệnh viện tư dưới mọi hình thức”, “tổng kết và có kết luận về việc đầu tư dưới dạng góp vốn với mọi hình thức trong các cơ sở y tế công lập”, như Bộ Chính trị đã yêu cầu Việc sử dụng nhà, đất của các bệnh viện công để liên doanh, liên kết, hoặc để xây dựng các khu điều trị theo yêu cầu, có thể dẫn đến sự lẫn lộn tài sản công và tư, như Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cảnh báo

Thứ ba, là về việc tạo động lực của cán bộ y tế Nhân lực y tế, nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động mạng lưới KCB, cần 3 yếu tố: bao phủ, năng lực và động lực làm việc Tạo nguồn tài chính để bảo đảm thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên y tế là một khâu quan trọng của đổi mới cơ chế tài chính bệnh viện, góp phần tạo động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ y tế Song vấn đề mấu chốt là thu nhập tăng thêm phải gắn với hiệu quả hoạt động chuyên môn, gồm cả phòng bệnh, phát hiện sớm, chữa khỏi bệnh (chứ không phải gắn với lợi nhuận từ đầu tư TTB và số lần xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh ), đồng thời phải minh bạch và có sự kiểm soát đầy đủ

Tình trạng thu nhập tăng thêm ở các bệnh viện dựa vào nguồn thu viện phí trực tiếp cộng với phương thức chi trả theo phí dịch vụ cũng tạo động cơ và điều kiện cho việc chỉ

Trang 6

định xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật cao, hoặc kê đơn thuốc không cần thiết Về bản chất đó

là một vấn đề về đạo đức nghề nghiệp cần được xem xét

Các cơ sở y tế thực hiện chính sách tự chủ thường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

để bảo đảm có khoản thu nhập tăng thêm cho cán bộ y tế Tuy nhiên, hiện nay cơ chế này chủ yếu bảo đảm thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế các cơ sở có khả năng thu viện phí cao, còn phần lớn các cơ sở ở tuyến huyện, ở vùng khó khăn thì khoản thu nhập tăng thêm rất thấp, hoặc hầu như không có, dẫn đến bất công bằng trong thu nhập giữa các cơ

sở y tế, khó thu hút nhân lực y tế ở vùng khó khăn

Cuối cùng, là những tác động đối với hệ thống y tế Giao quyền tự chủ - tăng quyền

và tăng trách nhiệm của các bệnh viện là một chủ trương rất đúng đắn và cần thiết, góp phần tăng thêm nguồn lực cho hoạt động và phát triển của bệnh viện Tuy nhiên, những kết quả của quá trình thực hiện chủ trương quan trọng này cần phải được xem xét, đánh giá dựa trên mục tiêu chung của hệ thống y tế

Nếu tập trung nhiều vào mục tiêu gia tăng nguồn thu và các hoạt động vì lợi nhuận, thì hệ thống KCB có thể không còn động lực để thực hiện mục tiêu của hệ thống y tế nói chung và khu vực KCB nói riêng là chăm sóc sức khỏe người dân tốt nhất với mức chi phí hiệu quả tối ưu nhất có thể Khi chạy theo thu nhập và lợi nhuận, thì các dịch vụ phòng bệnh và chăm sóc sớm (thường ít/ hoặc không có lợi nhuận) sẽ không được quan tâm đúng mức; các bệnh viện lớn, bệnh viện chuyên khoa sẽ tăng cường thu hút bệnh nhân, cung ứng cả dịch vụ thông thường đáng ra do các đơn vị tuyến dưới cung ứng, xao nhãng phát triển kỹ thuật chuyên sâu, nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực có chất lượng cho cả hệ thống Điều này này làm giảm tính hiệu quả của cả hệ thống, gây ra tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên và ảnh hưởng trực tiếp tới tính công bằng và định hướng phát triển toàn diện của cả hệ thống Tình hình trên có thể dẫn đến tình trạng chia cắt hệ thống y tế thành các đơn vị riêng rẽ, thiếu điều phối, không hợp tác, thoát ly sự quản lý của Nhà nước

IV Cơ hội

Tài chính y tế theo hướng tự chủ là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của ngành y tế để phù hợp với cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng điều trị Với việc thực hiện tự chủ về tài chính, các bệnh viện sẽ đa dạng hóa các hoạt động sự nghiệp, chủ động phối hợp với các bệnh viện tuyến trung ương trong triển khai các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu thông qua các hoạt động của Đề án 1816, đề án

Trang 7

bệnh viện vệ tinh.

V Thách thức

Tổng chi toàn xã hội cho y tế ở Việt Nam chiếm khoảng 6% GDP, như vậy là không thấp so với một số nước trong khu vực Tổng chi toàn xã hội cho y tế trên đầu dân tăng từ 3 Đôla Mỹ năm 1990 tăng lên 28 Đôla Mỹ năm 2003 và khoảng 46 Đôla Mỹ năm

2008 Nhưng điều đáng quan tâm là tỷ trọng ngân sách tư vẫn chiếm trên 60% và tỷ trọng của ngân sách công chiếm chỉ dưới 40% tổng chi toàn xã hội cho y tế Đây là một tiêu chí chính cảnh báo sự mất công bằng của CSSK tại Việt Nam và tác động hạn chế của cơ chế chi tiêu tài chính cho CSSK đến xóa đói giảm nghèo

Tỷ trọng của Ngân sách nhà nước dành cho y tế mới chiếm khoảng 6-7% tổng ngân sách chi của nhà nước ( chưa đạt 10% như Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo) Trong những năm gần đây, tỷ trọng của ngân sách nhà nước dùng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất y tế chiếm khoảng 26-28% nguồn ngân sách nhà nước dành cho y tế Như vậy là mức chi đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế thấp hơn mức bình quân đầu

tư của cả nước (29,5%) và mới chiếm khoảng 3,77% tổng chi đầu tư chung từ ngân sách nhà nước Do vậy các cơ sở hạ tầng và trang thiết bị xuống cấp mà không được thay thế, nhất là tuyến cơ sở

Việc phân bổ ngân sách nhà nước dành cho y tế còn nhiều bất hợp lý về tuyến, vùng miền, lĩnh vực hoạt động: hệ số áp dụng cho vùng, miền khó khăn còn thấp; phân bổ cho

y tế dự phòng còn ít (27%); trong nhiều năm trước đây tuyến huyện và tuyến xã được đầu

tư thấp trong khi tỷ lệ người dân đến tuyến huyện để khám chữa bệnh lại cao nhất; phân

bổ cho các bệnh viện vẫn dựa trên định mức chi cho giường bệnh, phân bổ cho y tế dự phòng dự theo biên chế có tính đến đặc thù của đơn vị, mô hình quản lý tài chính y tế địa phương còn nhiều bất cập…

BHYT mới bao phủ khoảng 46% dân số, mức đóng còn thấp nhất là BHYT người nghèo và BHYT tự nguyện, nhiều nguy cơ mất cân đối thu chi của quỹ

Viện phí đang có xu thế tăng nhanh tại các đơn vị cung ứng dịch vụ công lập nhất là tại các bệnh viện tuyến trung ương

Tự chủ mang lại các mặt tích cực làm thay đổi bộ mặt, đặc biệt là tiến bộ kỹ thuật của các đơn vị cung ứng dịch vụ công, nhưng cũng mang lại nhiều mặt bất cập thể hiện

xu thế thương mại hóa nền y tế và ảnh hưởng ngày càng rõ nét đến công bằng trong CSSK

Trang 8

Chưa đặt mối quan hệ giữa giá và giá thành vào đúng vị trí và tầm quan trọng trong

cơ chế tài chính y tế

Chủ đề đãi ngộ với cán bô y tế chưa được nhận thức sâu sắc và chưa đặt thành một chính sách tổng thể

Một số chỉ số gánh nặng tài chính y tế dẫn đến đói nghèo (chỉ số Impoor và chỉ số CATA) cao so với các nước khác

VI Định hướng can thiệp

Đổi mới cơ chế tài chính BV cần được xem xét từ góc độ của toàn hệ thống y tế, của bệnh viện và đặc biệt là từ lợi ích của người dân

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy việc đổi mới cơ chế tài chính bệnh viện

theo chủ trương “xã hội hóa” và “tự chủ” đang trong quá trình thực hiện bước đầu Bên cạnh những kết quả thu được của bệnh viện, còn nhiều vấn đề cần xem xét từ góc độ của toàn hệ thống y tế, của bệnh viện và đặc biệt là từ lợi ích của người dân, nhất là nhóm người có thu nhập thấp Nếu chỉ nhìn nhận từ góc độ của bệnh viện thì chắc chắn không bảo đảm thực hiện được mục tiêu chung của hệ thống y tế Sự gia tăng các nguồn thu tư của các bệnh viện công hiện nay là một xu hướng không mong muốn, một vấn đề lớn ảnh hưởng đến tình công bằng và lợi ích của người dân Giải pháp cơ bản cho vấn đề này là nâng cao chất lượng BHYT, nhanh chóng tiến tới BHYT toàn dân, từng bước xóa bỏ phương thức chi trả theo phí dịch vụ và thực hiện các phương thức chi trả theo định suất

và theo trường hợp bệnh

Nghiên cứu xác định chủ trương đổi mới toàn diện cơ chế hoạt động của các bệnh viện công lập, của cơ quan BHYT, đổi mới quản lý vĩ mô

Để xem xét và giải quyết những vấn đề cần quan tâm trong quá trình đổi mới cơ chế tài chính bệnh viện theo chủ trương “xã hội hóa” và “tự chủ”, cần đánh giá toàn diện tình hình của các bệnh viện công lập, đặc biệt là các hoạt động liên doanh, liên kết, trên cơ sở

đó xác định chủ trương đổi mới toàn diện cơ chế hoạt động của các bệnh viện công lập (không chỉ thực hiện tự chủ), đổi mới quản lý vĩ mô khu vực công và đổi mới vai trò và trách nhiệm của cơ quan BHYT, bảo đảm tính thống nhất và gắn kết giữa các tuyến cung ứng dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ; gắn kết khám chữa bệnh với phòng bệnh và các hoạt động nâng cao sức khoẻ cộng đồng, thực hiện chăm sóc liên tục Nghiên cứu áp dụng các giải pháp quản lý nhằm tránh nguy cơ lãng phí nguồn lực trong mua sắm và sử dụng TTB y tế công nghệ cao

Trang 9

Xây dựng hệ thống thông tin, giám sát, đánh giá hoạt động của bệnh viện; bảo đảm tính công khai, minh bạch và sự chỉ đạo, định hướng và kiểm soát của Bộ Y tế trong việc mua sắm TTB, nhất là TTB kỹ thuật cao, đắt tiền Có kế hoạch hành động và lộ trình cụ thể hơn để tăng cường kiểm soát chặt chẽ từ Bộ Y tế, các Sở Y tế, nhằm bảo đảm cho tất

cả các bệnh viện tuân thủ và từng bước nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn Tiến hành đổi mới toàn diện hoạt động bệnh viện, trước hết là đổi mới phương thức chi trả, tăng cường chi trả BHYT, hạn chế sự gia tăng “nguồn thu tư” của các cơ sở KCB

Tự chủ về tài chính của bệnh viện chỉ là một nội dung của đổi mới bệnh viện công, muốn thành công thì phải được tiến hành cùng với quá trình đổi mới toàn diện hoạt động bệnh viện (về cơ chế và tổ chức quản lý, năng lực quản lý, cơ chế chi trả, phương thức chi trả, cơ chế kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ, cơ chế bảo đảm thực hiện các chức năng cơ bản của bệnh viện, như điều trị; đào tạo; nghiên cứu khoa học; chỉ đạo tuyến; hoạt động xã hội…), và đổi mới quản lý chung đối với việc cung ứng dịch vụ y tế (theo Luật KB,CB), quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ y tế (trong đó có vai trò của Bộ Y tế,

tổ chức BHYT, các hội nghề nghiệp) Bệnh viện nên hạch toán không? Chuẩn kế tóan bệnh viện áp dụng thế nào?

Nghiên cứu các chính sách đãi ngộ thỏa đáng (đặc biệt) đối với CBNV y tế dựa vào kết quả làm việc, không gắn với “lợi nhuận” của bệnh viện

Đánh giá các cơ chế khuyến khích cán bộ, nhân viên các bệnh viện công lập và đề xuất các giải pháp toàn diện tạo động lực làm việc cho họ, trong đó đề cao giá trị tinh thần vào đạo đức của người thầy thuốc, đi đôi với việc tăng cường giám định chất lượng

và xử lý thích đáng những vi phạm về tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp Nghiên cứu tiến tới áp dụng cơ chế hợp đồng lao động, với mức thù lao xứng đáng cho CBNV y tế từ các nguồn quỹ phù hợp, thay vì từng cơ sở phải tạo ra “quỹ thu nhập tăng thêm” bằng cách tìm kiếm lợi nhuận qua “góp vốn – chia lãi”

Cần kiến nghị để cho các chính sách tự chủ và cơ chế tài chính áp dụng cho ngành y

tế phải khác hoàn toàn so với các ngành kinh tế và không thể giống với các ngành văn hóa, thể thao, giải trí Cần cải thiện thu nhập của CBNV y tế, nhưng không sử dụng

“lợi nhuận” để tạo động lực làm việc của CBNV y tế Bảo đảm có sự nhất trí và thông suốt về quan niệm này của các cấp lãnh đạo, quản lý trước khi giao cho các bệnh viện được “tự chủ” các họat động của mình./

Trang 10

Tài liệu tham khảo

[1] Niên giám thống kê y tế 2008

[2] TKYTQG 2008, trang 72, 96

[3] WHO Strategy on Health care financing for the countries of the Western Pacific and South – East Asia Regions (2006 – 2010) Manila; 2005

[4] Bộ Chính trị Đảng Cộng sản VN Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 23/2/2005, Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới

[5] Bộ Y tế 2010 Báo cáo khảo sát tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP trong

hệ thống bệnh viện công lập

[6] Bộ Y tế 2010 Báo cáo khảo sát tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP trong

hệ thống bệnh viện công lập

[7] Bộ Y tế - WHO Tài khoản y tế quốc gia thực hiện ở Việt Nam thời kỳ 1998-2008 NXB Thống kê Hà Nội, 2010

Ngày đăng: 16/10/2018, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w