Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định các trang thiết bị BHLĐ cá nhân đã được cấp phát, công nhân nữ không để tóc dài, quàng khăn loà xoà.. Kiểm tra vật tư, phôi liệu, dầu mỡ, dao cụ, dụng
Trang 1Những người đã được đào tạo huấn luyện có trình độ hiểu biết về máy mài hai đá,
đã được huấn luyện về AT-VSLĐ mới được phép vận hành máy mài và phải thực hiện theo nội quy sau:
I TRƯỚC KHI LÀM VIỆC:
1 Phải sử dụng đầy đủ các trang bị BHLĐ cá nhân đã được cấp phát đúng quy định
2 Kiểm tra tình trạng đá mài và khe hở giữa bệ tỳ và viên đá mài
3 Kiểm tra vị trí làm việc đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, đủ ánh sáng
II TRONG KHI LÀM VIỆC:
1 Khi khởi động máy đá mài phải đủ tốc độ mới được phép mài
2 Khi mài không đứng đối diện với đá (phải đứng lệch so với mặt phẳng quay của đá
450)
3 Cấm 2 người cùng mài trên một viên đá; cấm mài vào mặt bên của đá
4 Cấm sử dụng đá bị sứt, nứt, đảo
5 Khi mài những vật nhỏ phải có dụng cụ kẹp chặt mới được mài
6 Khi máy làm việc không bình thường phải tắt máy kiểm tra, nếu cần phải báo ngay cho người có trách nhiệm giải quyết
7 Cấm mài khi:
- Khe hở giữa bệ tỳ và đá mài > 3mm
- Phần còn lại của đá (tính từ mặt bích) nếu ≤ 5mm thì phải tháo bỏ và thay đá mới
III KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
1 Ngắt điện vào máy
2 Vệ sinh máy và xung quanh nơi làm việc
3 Bàn giao tình trạng của máy cho ca sau
Trang 2
Những người đã được đào tạo tại các trường dạy nghề, có trình độ hiểu biết về kỹ thuật và tay nghề mài, đã được huấn luyện về AT-VSLĐ mới được phép vận hành máy mài và phải thực hiện theo nội quy sau:
I TRƯỚC KHI LÀM VIỆC:
1 Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định các trang bị BHLĐ cá nhân đã được cấp phát Công nhân nữ không để tóc dài, quàng khăn lòa xòa
2 Kiểm tra sự làm việc của máy: đá mài, phần cơ, điện, cơ cấu điều khiển, các trang bị công nghệ nếu trục trặc không được làm việc
II TRONG KHI LÀM VIỆC
1 Đá mài chọn để gia công chi tiết phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật công nghệ mài
2 Đá mài khi sử dụng phải có đủ các thông số kỹ thuật ghi trên đá, không sử dụng đá mài không có ký hiệu
3 Đá mài phải được thử nghiệm đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi sử dụng, cấm sử dụng
đá mài chưa qua thử nghiệm
4 Khi đưa vật mài vào đá phải từ từ, nhẹ nhàng để tránh va đập
5 Cấm sử dụng máy mài khi không có bao che đá
6 Cấm mài khi đá mài chưa đủ tốc độ
7 Máy mài phẳng thì khóa liên động giữa bàn từ và trục đá phải luôn hoạt động tốt
8 Tuyệt đối cấm mài khi đá bị sứt mẻ, nứt, đảo
9 Không đứng đối diện với vùng nguy hiểm của máy mài để đề phòng khi đá vỡ
10 Khi máy mài đang chạy cấm:
- Đo kiểm chi tiết gia công, gá lắp đồ gá
- Tra dầu mỡ, làm vệ sinh hoặc sửa chữa những bộ phận của máy
- Đứng nhiều người để mài
III KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
1 Khi hết ca làm việc phải ngắt điện vào máy và đưa các tay gạt về vị trí số không (0)
2 Lau sạch dầu và bôi trơn máy, sắp xếp dụng cụ, đồ gá vào nơi quy định
3 Bàn giao lại tình trạng của máy cho ca sau
Trang 3
Những người đã được đào tạo tại các trường dạy nghề, có trình độ hiểu biết về
kỹ thuật và tay nghề tiện, đã được huấn luyện AT-VSLĐ mới được phép vận hành máy tiện và phải thực hiện theo nội quy sau:
I TRƯỚC KHI LÀM VIỆC:
1 Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định các trang thiết bị BHLĐ cá nhân đã được cấp phát, công nhân nữ không để tóc dài, quàng khăn loà xoà
2 Kiểm tra vật tư, phôi liệu, dầu mỡ, dao cụ, dụng cụ, các cơ cấu của máy có đảm bảo
an toàn mới được làm việc, nếu có sự cố gì phải báo cáo với người có trách nhiệm
II TRONG KHI LÀM VIỆC
1 Phải sử dụng đúng các trang thiết bị, dao cụ theo yêu cầu của quy trình công nghệ
2 Khi gá lắp chi tiết gia công, dao cụ, lấy chi tiết ra, cần cắt điện vào máy
3 Khi gia công cần kẹp chặt, bảo đảm cứng vững, không bị văng ra trong quá trình làm việc
4 Khi cắt gọt tạo phoi dây dài phải dùng dao có góc, gá, dụng cụ chuyên dùng để bẻ Khi máy đang làm việc (trục chính đang quay) nghiêm cấm:
- Tháo lắp chi tiết gia công, đồ gá, dao cụ
- Đo kiểm tra chi tiết, tra dầu mỡ, vệ sinh hoặc sửa chữa những bộ phận của máy
- Sờ mó vào hoặc dùng tay tỳ hãm các bộ phận của máy hay lấy chi tiết ra
5 Cấm đeo găng tay để vận hành máy, chỉ được dùng khi đang lắp gá chi tiết
6 Cấm nối dài cờ lê, kìm tay quay bằng ống thép để thao tác, nếu hỏng phải thay
7 Vị trí làm việc phải sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp, phôi liệu chi tiết sắp xếp đúng quy định, phải có đường đi lại thuận tiện để đề phòng sự cố khi đang làm việc
8 Nếu chi tiết dài (L/D >12) phải có giá đỡ, không sử dụng quá chế độ cắt gọt đã quy định theo quy trình công nghệ và cho từng loại máy tiện
III KẾT THÚC CÔNG VIỆC
1 Khi hết ca làm việc phải cắt cầu dao điện vào máy, đưa hết các tay gạt về vị trí số không (0)
2 Vệ sinh máy và xung quanh nơi làm việc, bôi trơn máy, sắp xếp dụng cụ, gá lắp, phôi, sản phẩm đúng quy định
3 Bàn giao tình trạng máy cho ca sau theo quy định
Trang 4
Những người đã được đào tạo tại các trường dạy nghề, có đủ trình độ hiểu biết
kỹ thuật và tay nghề phay, đã được huấn luyện về AT-VSLĐ mới được vận hành máy phay và phải thực hiện theo nội quy sau:
I TRƯỚC KHI LÀM VIỆC:
1 Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định các trang thiết bị BHLĐ cá nhân đã được cấp phát, công nhân nữ không để tóc dài, quàng khăn loà xoà
2 Kiểm tra thiết bị, dụng cụ, dao cụ, đồ gá lắp trước khi làm việc (phần cơ, điện, các
cơ cấu điều khiển, trang bị công nghệ, cơ cấu an toàn, ) đầy đủ, đảm bảo an toàn mới được tiến hành công việc
II TRONG KHI LÀM VIỆC
1 Phải sử dụng đầy đủ các trang thiết bị, cơ cấu an toàn, cấm tháo bỏ chúng và thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định về sử dụng máy
2 Sử dụng đúng các loại dao phay như quy trình công nghệ quy định
3 Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt, đảm bảo cứng vững, loại trừ khả năng văng bắn trong quá trình gia công
4 Khi máy đang làm việc (trục chính đang quay) nghiêm cấm:
- Tháo lắp chi tiết đang gia công, đồ gá, dao cụ, các bộ phận, chi tiết máy
- Đo kiểm chi tiết, tra dầu mỡ, làm vệ sinh máy
- Dùng tay trực tiếp lấy phoi, sờ mó vào chi tiết đang gia công
- Dùng tay để kìm hãm các chi tiết, bộ phận của máy
5 Cấm đeo gang tay khi máy đang làm việc, chỉ được dùng khi tháo lắp phôi, chi tiết gia công và đồ gá nặng cồng kềnh
6 Khi phay tốc độ cao hoặc phay đồng vàng phải dùng tấm chắn để hạn chế phoi bắn
7 Khi tháo lắp dao phay lớn trên trục chính cần có biện pháp bảo đảm an toàn
8 Vị trí làm việc phải gọn gàng sạch sẽ, vật tư phôi, chi tiết, dao, gá lắp xếp đúng quy định, phải có đường đi thuận tiện để đề phòng sự cố khi làm việc
III KẾT THÚC CÔNG VIỆC
1 Hết ca làm việc phải cắt điện vào máy, đưa hết các tay gạt về số không (0)
2 Vệ sinh máy, sắp xếp dụng cụ, phôi liệu, sản phẩm theo quy định
3 Bàn giao tình trạng máy cho ca sau theo quy định
Trang 5Những người đã được đào tạo tại các trường dạy nghề, có trình độ hiểu biết về
kỹ thuật an toàn thiết bị, đã được huấn luyện về AT-VSLĐ mới được phép vận hành máy dập nguội và phải thực hiện theo nội quy sau:
I TRƯỚC KHI LÀM VIỆC:
1 Phải sử dụng đầy đủ các trang bị BHLĐ cá nhân đã được cấp phát đúng quy định
2 Kiểm tra vị trí làm việc đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, đủ ánh sáng
3 Kiểm tra các cơ cấu an toàn, điều khiển phải đảm bảo làm việc tốt Nếu không đảm
bảo an toàn không được làm việc, phải báo phụ trách ca xử lý
II TRONG KHI LÀM VIỆC
1 Sử dụng đúng dụng cụ, khuôn gá theo quy trình công nghệ
2 Tháo lắp chỉnh khuôn theo đúng yêu cầu
3 Thao tác tuân thủ các bước công nghệ và quy tắc sử dụng máy
4 Cấm đưa tay vào vùng khuôn khi đầu trượt của máy làm việc
5 Cấm làm việc khi khuôn bị tháo lỏng
6 Khi kẹt hoặc có sự cố với khuôn, phải dừng máy báo phụ trách ca xử lý
III KẾT THÚC CÔNG VIỆC
1 Cắt điện và khoá van khí nén vào máy
2 Làm vệ sinh máy, sắp xếp khuôn gá, sản phẩm, vật tư theo quy định
3 Bàn giao ca, ghi rõ tình trạng thiết bị cho ca sau
Trang 6
Những người đã được đào tạo tại các trường dạy nghề, có đủ trình độ hiểu biết
kỹ thuật an toàn thiết bị và phải có tay nghề rèn dập, đã được huấn luyện về VSLĐ mới được làm việc trên máy rèn dập và phải thực hiện theo nội quy sau:
AT-I TRƯỚC KHI LÀM VIỆC
1 Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định các trang bị BHLĐ cá nhân đã được cấp phát
2 Kiểm tra tất cả các chi tiết của thiết bị như: Cơ cấu khởi động, phanh hãm, ly hợp,
hệ thống dẫn khí nén, dầu mỡ có đảm bảo an toàn mới làm việc
3 Kiểm tra khuôn, các chi tiết khác như: Bu lông, nêm, chốt, các dụng cụ phục vụ cho công việc phù hợp và đảm bảo an toàn, đặc biệt lưu ý chiều cao kín của khuôn
II TRONG THỜI GIAN LÀM VIỆC
1 Chỉ được làm việc khi thiết bị, khuôn, các loại dụng cụ, phôi đúng như quy trình công nghệ đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
2 Được tiến hành cho máy làm việc khi phôi đã đặt đúng vị trí, nếu dập nóng thì vật rèn phải đủ nhiệt độ theo yêu cầu công nghệ, khi đầu trượt đi xuống cấm sửa chỉnh phôi, khi dập chi tiết nặng nóng phải có các dụng cụ chuyên dùng (kìm cặp, móc, ) phải đúng yêu cầu của quy trình
3 Khi dập các chi tiết từ các thanh, băng phải có giá đỡ phù hợp, nghiêm cấm sử dụng nhiều người để đỡ, nâng phôi
4 Chỉ được lấy chi tiết ra khi con trượt đã ở vị trí chết trên, chân, tay không được để lên nút ấn hoặc pê đan
5 Không tự động làm các công việc như dùng nêm hoặc chèn nút khởi động hoặc tay gạt điều chỉnh hành trình con trượt
6 Không được để dụng cụ, vật lạ lên bàn máy, khi đang làm việc không đưa bất kỳ vật nào vào vùng nguy hiểm của máy
7 Việc bôi trơn lòng khuôn, thổi khí nén làm sạch phải có dụng cụ chuyên dùng theo quy trình công nghệ, không được dùng tay,
8 Khi máy có sự cố, kẹt khuôn, phải tắt máy, đóng van khí nén và báo cho người có trách nhiệm biết, không được tự ý xử lý
9 Khi dập các chi tiết lớn cần có các dụng cụ chuyên dùng phù hợp theo quy trình công nghệ như: Kìm cặp, kìm gắp phôi và các loại dụng cụ phụ trợ khác
III KẾT THÚC CÔNG VIỆC
1 Dừng máy, tắt động cơ, khóa van khí nén, thu dọn sản phẩm, phôi liệu, phế phẩm theo quy định
2 Vệ sinh lau chùi máy, khuôn
Trang 73 Bàn giao ca ghi rõ tình trạng thiết bị trong ca làm việc Nếu có sự cố bất thường phải thông báo cho người có trách nhiệm được biết
Trang 8
Những người đã được đào tạo tại các trường dạy nghề, có đủ trình độ hiểu biết
kỹ thuật, tay nghề máy cắt thép, đã qua huấn luyện về AT-VSLĐ mới được vận hành máy cắt thép và phải thực hiện nội quy sau đây:
I TRƯỚC KHI LÀM VIỆC:
1 Phải sử dụng đầy đủ và đúng những trang bị BHLĐ đã được cấp phát
2 Phải kiểm tra vị trí làm việc đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, đủ ánh sáng
3 Kiểm tra: cơ cấu an toàn, dao cắt, bộ phận điều khiển phải đảm bảo làm việc tốt Nếu không đảm bảo thì phải báo ngay cho phụ trách ca xử lý
II TRONG KHI LÀM VIỆC:
1 Sử dụng đúng quy cách vật liệu theo quy định
2 Tháo, lắp, chỉnh khe hở dao cắt theo đúng yêu cầu
3 Khi cắt luôn tuân thủ các bước công nghệ và quy tắc sử dụng máy
4 Cấm đưa tay vào vùng cắt khi máy đang làm việc
5 Khi máy bị kẹt, có sự cố hoặc dao hỏng phải dừng máy để sửa chữa
6 Trong khi đang làm việc ở máy cắt cần thực hiện nghiêm túc nội quy an toàn về cầu trục, vận chuyển bốc dỡ thép và các nội quy khác
III KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
1 Khi hết ca làm việc phải cắt nguồn điện vào máy
2 Vệ sinh máy và sắp xếp phôi liệu, dụng cụ, sản phẩm theo quy định
3 Bàn giao ca, ghi rõ tình trạng thiết bị cho ca sau nắm được
Trang 9
Những người đã được đào tạo tại các trường dạy nghề, có đủ trình độ hiểu biết về
kỹ thuật và tay nghề nhiệt luyện, đã được huấn luyện về AT-VSLĐ mới được vận hành sử dụng các loại thiết bị nhiệt luyện và phải thực hiện nội quy sau đây:
I TRƯỚC KHI LÀM VIỆC:
1 Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định các trang thiết bị bảo vệ cá nhân đã được cấp phát
2 Kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ trang bị dụng cụ làm việc, nhất là đồng hồ kiểm nhiệt cần phải tốt
3 Kiểm tra các bộ phận, chi tiết về phần cơ, điện, chú ý phải cách điện Các bể dầu, các loại hoá chất độc hại đúng quy định, hệ thống an toàn, dụng cụ phòng chữa cháy đầy đủ đảm bảo an toàn mới được tiến hành công việc
4 Các lò tôi, ram, thấm than phải kiểm tra khóa liên động, bảng điện điều khiển phải có đèn báo, đèn tín hiệu đầy đủ và bảo đảm làm việc tốt, nếu có hư hỏng phải sửa chữa
II TRONG KHI LÀM VIỆC:
1 Khi đưa chi tiết cần tôi, ram vào lò phải tuân thủ theo quy trình công nghệ, đúng thời gian, số lượng và nhiệt độ, nếu vận hành cầu trục cần tuân thủ theo nội quy an toàn về cầu trục Phải thực hiện đúng quy trình công nghệ (tôi, ram, ủ ) đã ban hành
2 Phải dừng công việc khi lò nung, dụng cụ kiểm nhiệt, công tắc, quạt điện, … bị sự cố, hỏng hóc
3 Trong qua trình vận hành lò phải thường xuyên theo dõi tủ, bảng điện, các loại đồng hồ, không cho phép lò bị quá nhiệt như đã quy định
4 Bể tôi dầu phải kín, dầu tôi là loại dầu có nhiệt độ cháy không thấp hơn 17000C, nhiệt độ cao nhất của dầu khi tôi không lớn hơn 850 0 C, khi đang tôi nếu dầu bị cháy phải có các loại dụng cụ cứu hỏa dập tắt kịp thời
5 Khi sử dụng lò muối, lò thấm than phải tuân thủ theo nội quy an toàn và quy trình công nghệ, việc bảo quản các loại muối, than cần khô ráo, thùng đựng phải kín không để gần nơi ẩm ướt
6 Không cho phép những người không có nhiệm vụ đứng gần khu vực làm việc
7 Vị trí làm việc phải sạch sẽ, gọn gàng, phôi liệu, dụng cụ, các loại vật liệu hóa chất cần sắp xếp đúng vị trí
III KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
1 Khi hết ca làm việc phải cắt điện vào các thiết bị, đóng và cố định các cửa lò, bể, khoá các van khí, van nước, van dầu
2 Làm vệ sinh các thiết bị, lò nhiệt luyện, sắp xếp sản phẩm, vật liệu đúng quy định
3 Bàn giao tình trạng lò thiết bị, lò nhiệt luyện cho ca sau theo quy định
Trang 10
Những người đã được đào tạo tại các trường dạy nghề, có đủ trình độ hiểu biết về
kỹ thuật và tay nghề nhiệt luyện, đã được huấn luyện về AT-VSLĐ mới được phép vận hành sử dụng lò tôi cao tần và phải thực hiện nội quy sau đây:
I TRƯỚC KHI LÀM VIỆC:
1 Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định các trang bị BHLĐ đã được cấp phát
2 Kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ trang bị dụng cụ làm việc
3 Kiểm tra an toàn phần điện vì thiết bị có điện áp cao 9 10kV và tần số 66.000HZ nếu
đủ điều kiện, đảm bảo an toàn mới được tiến hành công việc
4 Kiểm tra các hệ thống an toàn, các bộ phận làm việc đầy đủ đảm bảo an toàn mới được tiến hành công việc
5 Công nhân đã được học quy trình vận hành lò tôi cao tần mới được sử dụng máy
II TRONG KHI LÀM VIỆC:
1 Trước khi đưa máy vào làm kiểm tra phần cơ, điện của máy, các cánh cửa tủ và buồng
tụ được đóng kín
2 Kiểm tra nhiệt độ của nước làm mát từ 5 330
C
3 Đóng cấp nước vào máy, kiểm tra nguồn nước làm mát cho đèn, biến áp, cuộn cảm
4 Đóng xấy đèn qua hai chế độ thời gian từ 20 30/
mới được đưa máy vào sử dụng
5 Những chú ý trong quá trình sử dụng:
Điện lưới Anốt ở giới hạn từ 9,5 10kV
Dòng Anốt ở giới hạn từ 8,2 8,6kV
Dòng lưới không lớn hơn 1,5A
Nhiệt độ đầu ra của nước làm mát đèn phát tần số Y- 66A không vượt quá 550
C
Nước sau khi làm mát biến áo cao áp, vòng cảm ứng, bộ điều chỉnh công suất không vượt quá nhiệt độ 700
C
6 Sau khi lò làm việc 30 phút nghiêm cấm mọi người vào trong lò và khu vực của buồng
tụ Không được cắt nước ngay khi lò mới dừng
III KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
1 Sau khi cắt nguồn nung đèn 5 - 10 phút mới được cắt nước
2 Cắt cầu dao điện đầu vào để cắt điện cấp cho lò và để tụ điện phóng
3 Vệ sinh lò và vị trí làm việc; Bàn giao ca theo quy định
GIÁM ĐỐC
Ngô Văn Tuyển
Trang 11Những người đã được đào tạo tại các trường dạy nghề hoặc kèm cặp tại Công
ty và phải có từ chứng chỉ vận hành cầu trục trở lên, đã được huấn luyện về VSLĐ và có thẻ AT mới được phép vận hành cầu trục đúc rót, phải thực hiện theo nội quy sau:
AT-I TRƯỚC KHI LÀM VIỆC:
1 Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định về trang bị BHLĐ cá nhân đã được cấp phát
2 Phải kiểm tra kỹ dây cáp chịu lực, nếu thấy đảm bảo an toàn mới được vận hành
II TRONG KHI LÀM VIỆC:
1 Khi vận hành nâng gầu kim loại lỏng, phải điều khiển cho dây cáp căng dần sau đó kiểm tra lại phanh hãm và công việc móc, buộc đã chắc chắn chưa rồi mới móc cẩu
2 Cấm nâng thùng kim loại lỏng lên đến giới hạn 2 3m cách dầm cầu trục
3 Trong khi di chuyển thùng kim loại lỏng cấm tuyệt đối người làm việc ở dưới
4 Khi rót kim loại lỏng phải thao tác cẩn thận, không để kim loại bắn ra xung quanh
5 Cấm đổ kim loại thừa ra ngoài vị trí quy định
6 Khi 2 cầu trục cùng làm việc, không để 2 cầu trục chạy gần nhau, khoảng cách nhỏ nhất không nhỏ hơn 5m, không dùng 2 cầu trục cùng cẩu một vật khi chưa được phép của người phụ trách
7 Khi chạy không tải không được để móc ngang tầm cabin, tránh hiện tượng vỡ kính
III KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
1 Phải đưa cầu trục về vị trí quy định, cắt cầu dao điện, vệ sinh buồng cabin, đóng, khóa cửa buồng điều khiển và trả chìa khóa về nơi quy định
2 Tất cả các sự việc xảy ra trong ca về tình trạng cầu trục phải ghi vào sổ giao ca và báo cáo cho người quản lý hoặc trưởng ca biết
Trang 12
Những người đã được đào tạo tại các trường dạy nghề hoặc kèm cặp tại Công ty có đủ trình độ hiểu biết kỹ thuật và yêu cầu thang máy, được huấn luyện
về AT-VSLĐ và có thẻ AT mới được phép vận hành thang máy và phải thực hiện theo nội quy sau:
I TRƯỚC LÚC LÀM VIỆC:
1 Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định về trang bị BHLĐ cá nhân đã được cấp phát
2 Phải kiểm tra các điều kiện an toàn của thang máy như ngắt mạch cửa ra vào cả hai tầng, phanh hãm, cáp tải, ánh sáng trong buồng cabin
II TRONG KHI LÀM VIỆC:
1 Tải trọng cho phép Q ≤ 5 tấn Nghiêm cấm sử dụng quá tải
2 Không cho phép những người không có nhiệm vụ vào cabin của thang máy
3 Nghiêm cấm vận chuyển những hàng dễ cháy nổ và độc hại vào ca bin của thang máy khi không có các biện pháp đảm bảo an toàn đặc biệt
4 Chỉ khởi động thang máy khi đã đóng kín các cửa vào cabin
5 Khi cần gọi cabin của thang máy thì ấn lên nút gọi tín hiệu có ở mỗi tầng của thang máy
6 Nếu thang máy bị dừng trên đường đi thì cần phải kiểm tra lại sự đóng cửa cabin
ấn lại nút khởi động, nếu thang máy vẫn không khởi động thì ấn chuông gọi thợ sửa chữa Nghiêm cấm thợ vận hành tự sửa chữa hoặc tìm cách ra khỏi ca bin để tránh sảy ra tai nạn
7 Nếu trong khi thang máy đang chuyển động phát hiện ra tiếng ồn, tiếng động lạ, cần ấn nút dừng ngay thang máy và ấn chuông gọi thợ sửa chữa đến
8 Khi tạm dừng thang máy trong thời gian làm việc (nghỉ ăn trưa) cần ngắt mạch cuối đặt trên tầng chất tải chính
9 Không cho phép dừng thang máy còn đang mang tải
III KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
1 Phải dừng thang máy ở tầng dưới
2 Vệ sinh buồng cabin, đóng cửa vào thang máy, cắt cầu dao, khóa buồng điều khiển và trao trả chìa khóa về nơi quy định
3 Tất cả các sự việc xảy ra trong ngày về tình trạng thang máy phải báo cáo lại với người quản lý hoặc trưởng ca và phải ghi vào sổ giao ca
Trang 13
Người được giao nhiệm vụ đã qua huấn luyện sát hạch KTAT - BHLĐ mới được vận hành máy nén khí cỡ nhỏ công suất dưới 20K, bình nén khí có thể tích<1m 3 và phải thực hiện những nội quy dưới đây:
I TRƯỚC KHI LÀM VIỆC:
1 Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định các trang bị BHLĐ cá nhân đã được cấp phát, công nhân nữ không để tóc dài, quàng khăn lòa xòa
2 Phải kiểm tra hệ thống van nạp, van xả, che chắn dây đai truyền động, đồng hồ áp lực có làm việc hay không
II TRONG KHI LÀM VIỆC:
1 Không để máy ở nơi có nhiệt độ cao trên 40oC, lối đi lại của người và xe vận chuyển
2 Không sửa chữa bất kỳ bộ phận nào của máy khi chưa ngắt nguồn điện vào máy
3 Không để các dụng cụ khác trên máy khi máy đang hoạt động
4 Không đứng gần bộ phận dây đai truyền động
5 Khi có sự cố ở bộ phận nào đó hoặc có tiếng kêu lạ trên máy phải lập tức báo ngắt cầu dao điện, xem xét tình trạng của máy và xả dần khí nén ra khỏi bình cho đến khi áp suất trong bình cân bằng với áp suất ngoài trời mới tiến hành sửa máy, việc sửa máy do công nhân sửa chữa máy thực hiện
6 Không bịt đường khí ra khỏi bình bằng cách buộc gập dây nén khí hoặc buộc bằng dây thép Cần phải dùng van, đai thép cuốn ống mềm
III KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
1 Ngắt điện vào máy, dọn dẹp sạch sẽ khu vực đặt máy, dùng khí nén thổi sạch động
cơ và toàn bộ máy
2 Bàn giao ca ghi rõ tình trạng của thiết bị
Trang 14cơ quan y tế, đã được học tập kiểm tra quy trình này đạt yêu cầu
3 Nhóm trưởng, tổ trưởng, quản đốc xưởng Cơ điện chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ biện pháp an toàn trước khi công nhân làm việc, đồng thời nhắc nhở những biên pháp phòng ngừa tai nạn và những nguy hiểm khác có thể xảy ra xung quanh nơi làm việc
4 Nếu một người hoặc nhiều người có hành động vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn này thì người phụ trách tổ, nhóm, xưởng có quyền đình chỉ công việc để nhắc nhở hoặc đình chỉ nếu xét thấy nghiêm trọng đe dọa tai nạn, nhưng phải báo cáo ngay với Giám đốc
5 Khi có hai người làm việc trở lên nhất thiết phải cử nhóm trưởng Khi làm việc ở những chỗ đông người và có xe cộ qua lại thì phải có biện pháp rào chắn hoặc đặt biển cấm v.v để ngăn ngừa mọi người không vào khu vực đang làm việc
6 Những người làm việc trên cao phải tuyệt đối phục tùng các mệnh lệnh và biện pháp an toàn mà người phụ trách hoặc cán bộ kỹ thuật chỉ dẫn
7 Cấm ngặt những người uống rượu, uống bia, ốm đau, già yếu làm việc trên cao
8 Khi thấy các biện pháp an toàn chưa được đề ra cụ thể hoặc đề ra chưa đúng quy định kỹ thuật an toàn thì người thực hiện có quyền đề đạt ý kiến với người ra lệnh, nếu chưa được giải quyết thích đáng thì có quyền báo cáo lên trên một cấp và có quyền không thực hiện
9 Nếu người phụ trách ra lệnh cho công nhân làm việc gì có có tính chất vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn thì người nhận lệnh phải thẳng thắn góp ý, không vì nể nang
mà làm sai, công nhân có quyền không làm và báo cáo với cấp trên
II BIỆN PHÁP KỸ THUẬT:
1 Khi làm việc trên cao quần áo phải gọn gàng, tay áo phải buông và cài cúc, đội mũ
an toàn, đi giầy an toàn Không đi dép cao su không có quai hậu, dép lê, giầy đinh,
đi guốc v.v mùa rét phải mặc đủ ấm
2 Làm việc trên cao từ 3 m trở lên phải đeo dây an toàn dù thời gian làm việc rất ngắn Dây da an toàn không được mắc vào những bộ phận di động như thang di động hoặc những vật không chắc chắn, dễ gãy, đễ tuột mà phải mắc vào những bộ phận cố định, chắc chắn
3 Khi có gió tới cấp 6 (60 70 km/giờ) hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét cấm làm việc trên cao
4 Những cột đang dựng dở hoặc dựng xong chưa đạt 24 giờ thì không được lên bắt
xà sứ ở trên đó, chỉ cho phép trèo lên tháo dây chằng khi đã đổ móng xong và phải
có thắt lưng an toàn
5 Khi trèo lên cột, lên thang phải trèo từ từ, chắc chắn, tập trung tư tưởng, cấm vừa trèo vừa nói chuyện nhìn đi chỗ khác Khi làm việc ở trên cao cấm đùa nghịch
Trang 15trang 2/3
6 Không được mang, vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người Chỉ được phép đem theo người những dụng cụ làm việc nhẹ như kìm, cờ lê, mỏ lết, búa con v.v nhưng phải đựng trong túi da, bao kìm Cấm đút kìm và dụng cụ khác vào túi quần sau đề phòng rơi vào đầu người khác
7 Dụng cụ làm việc ở trên cao phải để vào những chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào cột, vào sắt sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất
8 Cấm không được đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao đưa xuống bằng cách tung, ném mà phải dùng dây buộc để kép lên hoặc hạ xuống từ từ, người ở dưới phải đứng xa chân cột
9 Cấm không được hút thuốc lào khi làm việc trên cao đề phòng bị say thuốc, nên hạn chế việc hút thuốc lá
10 Khi làm việc trên mái nhà trơn, dốc tuân theo nội quy An toàn khi sửa mái nhà xưởng đã ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2006
III NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THANG DI ĐỘNG
1 Thang di động là thang làm bằng gỗ, bằng tre, bằng sắt v.v có thể di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác Ở những nơi không có điều kiện bắc giàn giáo thì cho phép dùng thang di động
2 Khi làm việc trên thang phải có một người giữ chân thang Trên nền đá hoa, xi măng, gạch v.v phải lót chân thang bằng cao su hoặc bao tải ướt cho khỏi trượt Trên nền đất phải khoét lõm đất dưới chân thang
3 Một cái thang tốt phải đảm bảo những điều kiện sau:
+ Vật liệu dùng làm thang phải chắc chắn và khô
+ Chiều rộng chân thang ít nhất là 0,5 m
+ Thang không bị mọt, oằn, cong khi làm việc trên đó
+ Khoảng cách giữa các bậc thang phải đều nhau
+ Bậc thang không được đóng bằng đinh, bậc đầu và bậc cuối phải có chốt Nếu là thang tre còn phải lấy dây thép buộc xoắn chắc chắn ở hai đầu và giữa thang
4 Khi dựa thang vào các xà dài, ống tròn phải dùng dây buộc đầu thang vào vật đó, chiều dài của thang phải thích hợp với độ cao cần làm việc
5 Đứng làm việc trên thang ít nhất phải cách ngọn thang 1 m và phải khoá chân vào thang hoặc đứng bậc trên bậc dưới, thang phải dựng với tường 1 góc là 300 Chú ý: đối với thang di động không được đeo dây an toàn
6 Không được mang những vật quá nặng lên thang hoặc không được trèo lên thang cùng một lúc hai người, không được đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác
7 Nếu cần thiết phải nối thang thì phải dùng đai bằng sắt và bắt bu lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ hoặc bằng tre cứng ốp hai đầu chỗ nối dài ít nhất là 1 m rồi dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, sộc sệch Phải thường xuyên kiểm tra thang, nếu thấy chưa an toàn phải chữa lại ngay hoặc cương quyết không dùng
IV NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG DÂY DA AN TOÀN
Trang 16trang 3/3
1 Dây da an toàn phải được thử hàng quý bằng cách treo trọng lượng, với dây cũ từ
150 kg đến 200 kg, với dây mới từ 250 kg đến 300 kg, hàng ngày phải kiểm tra khoá móc, đường chỉ v.v xem có bị rỉ hoặc đứt không, nếu nghi ngờ phải thử trọng lượng ngay
2 Sau khi thử tổ trưởng phải ghi ngày thử và nhận xét tốt xấu vào sổ theo dõi thử dây
an toàn của tổ Đồng thời đánh dấu vào dây đã thử, chỉ dây nào đánh dấu mới được
sử dụng
3 Hàng ngày công nhân sử dụng phải tự kiểm tra dây của mình bằng cách đeo vào người rồi buộc dây vào vật rì chắc chắn ở dưới đất chụm chân lại ngả người ra phía sau xem dây có hiện tường gì không
4 Phải bảo quản tốt dây da an toàn vì đó là một dụng cụ đảm bảo tính mạng cho người công nhân Không được để chỗ ẩm thấp mà phải treo lên hoặc để chỗ cao, khô ráo, sạch sẽ, làm việc xong phải cuộn lại gọn gàng
5 Các tổ sản xuất có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây da an toàn Nếu xảy ra tai nạn
do dây da bị đứt, gãy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn thì tổ trưởng, quản đốc của của đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
Trang 17Những người đã được đào tạo tại các trường dạy nghề, có đủ trình độ hiểu biết
về kỹ thuật, được huấn luyện, cấp thẻ an toàn nghiêm ngặt hàn cắt khí gas và oxy mới được vận hành, sử dụng thiết bị hàn cắt bằng khí gas và oxy và phải tuân thủ theo các quy định sau:
I TRƯỚC KHI LÀM VIỆC:
1 Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định các trang thiết bị BHLĐ cá nhân đã được cấp phát
2 Sử dụng đúng, đầy đủ các dụng cụ, trang bị an toàn trong khi làm việc, các dụng cụ
và trang bị trên phải khô, sạch, không dính dầu mỡ
3 Kiểm tra toàn bộ thiết bị trước khi làm việc, đặc biệt là các đồng hồ áp kế, các van an toàn Cấm sử dụng bình gas và bình ôxy để hàn cắt khi hỏng áp kế hoặc không có áp
kế
4 Các vị trí hàn cắt các chi tiết riêng rẽ phải được ngăn riêng biệt nhau trừ trường hợp hàn cắt một chi tiết chung
II TRONG KHI LÀM VIỆC
5 Khi hàn cắt trên cao công nhân hàn phải tuân thủ những quy định về an toàn khi làm việc trên cao như buộc dây an toàn, chọn vị trí đứng, ngồi thuận tiện khi thao tác phải che phía dưới, đảm bảo không để rơi phoi hàn, xỉ hàn, vật liệu, … xuống dưới gây cháy hoặc tai nạn cho người và thiết bị Cấm hàn cắt trên cao khi chưa có phương tiện bảo vệ cho phía dưới
6 Khu vực hàn cắt bằng khí gas phải có thiết bị chống cháy, tại khu vực này, phải có thùng đựng cát theo tiêu chuẩn 0,5m3
/50m2, có xẻng và các thiết bị chống cháy khác như bình bọt, bình C02, …
7 Bình gas và bình oxy được bảo quản nơi thoáng mát (nhiệt độ không khí <350C) Không tiếp xúc với các chất ăn mòn, các vật liệu dễ cháy, dễ nổ Không được đặt ở gần lối đi lại Khoảng cách an toàn tối thiểu từ bình gas đến công tắc điện và các thiết
bị điện khác 1,5m
8 Việc đóng mở van trên bình chứa khí phải tiến hành bằng tay Cấm dùng kìm để vặn van
9 Trong khu vực đặt hoặc bảo quản chai ôxy, cấm đặt các chất dễ cháy nổ
10 Cấm tuyệt đối các ngọn lửa trần xung quanh bình gas và bình ôxy trong phạm vi 10m
11 Khi hàn cắt phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa bình gas và bình ôxy là 5m, khoảng cách tối thiểu giữa ngọn lửa hàn đến các bình khí gas và ôxy là 10m
12 Ống cao su dẫn khí phải có độ bền chịu được áp suất công tác và phải được thử ở áp suất công tác mỗi tháng một lần Trước khi sử dụng phải kiểm tra độ kín của chúng
Trang 1813 Không để ống cao su dính vào dầu mỡ, cấm kéo ống, vắt ống qua nơi có nhiệt độ cao, nơi có điện, đầu thép nhọn, cạnh sắc, … Cấm đặt các dây điện đi chung với ống dẫn khí
14 Khi ống bị vỡ hoặc nứt, gây xì hơi, phải tắt ngay mỏ hàn sau đó đóng van cấp hơi Cấm dùng cách gấp ống để ngắt hơi
15 Tuân thủ quy trình mở van, mở van ôxy trước, van khí gas sau Khi đóng, đóng van khí gas trước đóng van ôxy sau
16 Khi cắt phải chọn mỏ cắt và áp lực phù hợp với chiều dầy cắt:
- Mở ôxy với áp lực từ 3 đến 6 kg/cm2
- Mở gas với áp lực từ 0,2 đến 0,5 kg/cm2
17 Khi phát hiện rò rỉ gas (hơi gas có mùi đặc trưng dễ phát hiện) cần:
- Dập tắt các nguồn lửa gần khu vực bình, ngừng tất cả các hoạt động cơ, điện
- Nhanh chóng bịt chặt chỗ rò rỉ và dùng biện pháp làm loãng nồng độ gas như thổi gió
- Nếu không làm kín được chỗ rò thì phải đưa bình ra chỗ thoáng khí và báo cáo cấp trên
III SAU KHI LÀM VIỆC
1 Khoá van từ bình gas và bình ôxy, vận chuyển bình về nơi quy định (nếu làm việc di
động)
2 Thu dọn dây dẫn, vệ sinh nơi làm việc
3 Bàn giao ca ghi rõ tình trạng thiết bị cho ca sau nắm được
Trang 19
A YÊU CẦU
1 Hướng dẫn này nhằm cụ thể và hệ thống lại tất cả các thông báo, quy định, hướng dẫn
đã ban hành trước đây liên quan đến an toàn thực hiện sử dụng ôxy cho nấu luyện thép
2 Hướng dẫn này là một phần không tách rời của quy trình công nghệ nấu luyện thép có
sử dụng ôxy bằng lò điện hồ quang 6 tấn tại xưởng Đúc 2
B HƯỚNG DẪN AN TOÀN SỬ DỤNG ÔXY NẤU LUYỆN THÉP
1 Kiểm tra trước khí thực hiện qúa trình ôxy hoá cacbon:
Kiểm tra không gian nội hình lò, nếu còn liệu dính bám tường lò phải xử lý triệt để
Kiểm tra nhiệt độ thép lỏng, thành phần cacbon mẫu đầu (đạt ≥1550 0 C với %C ≤ 0,7 ; đạt ≤ 1520 0 C với %C >0,7) mới được tiến hành sôi
Tổ trưởng tổ lò mới được quyết định thổi ôxy hay không và thời gian thổi
Những người thực hiện thổi ôxy phải được học an toàn thổi ôxy
2 Sôi bằng ôxy nguồn chú ý:
Ống thổi không bị tắc và phải làm sạch dầu, mỡ
Ống dẫn bằng cao su phải chịu được áp lực 15 atm và không có mối nối hở
Khớp nối giữa ống thổi, ống dẫn và van điều áp phải được kẹp chặt bằng đai kẹp, đảm bảo không rò rỉ khí ôxy trong quá trình thổi
Cụm chỉ thị đồng hồ gồm van điều áp, đồng hồ đo áp lực phải làm việc tốt (có biểu xác nhận kiểm tra)
Khi mở van cung cấp ôxy điều chỉnh áp lực và lưu lượng khoá van phải thực hiện từ
từ không đột ngột Trước khi mở van ôxy phải đặt tấm chắn cửa lò
Trước khi đưa ống thổi vào xỉ lỏng và thép lỏng, ôxy trong ống thổi phải có áp lực dương nhưng không quá 1atm, sau khi đưa ống thổi ra khỏi thép lỏng và xỉ lỏng mới được khoá van
Khi thổi ôxy, người đứng thổi phải đứng cách cửa thao tác ít nhất 2m Thường xuyên
có người túc trực tại van để vận hành, khoá nhanh van khi có sự cố
Khi thổi mũ lò nâng 50 100mm Trường hợp sôi trào nâng mũ lò lớn hơn 200mm
Mũ lò yếu mòn 1/2 viên gạch không được sôi cacbon bằng ôxy nguồn
Trong quá trình thổi ôxy nếu thấy xuất hiện một trong những tình huống sau đây phải lập tức giảm hoặc cắt ngừng việc thổi ôxy: ống ôxy có hiện tượng rò rỉ, đầu nối ống bị tụt ra, có ngọn lửa phụt ngược lại cửa lò, trong lò có dấu hiệu bị bồng phụt lớn
Chú ý : Khi có bất kỳ hiện tượng nào mà gây nguy hiểm cho người vận hành thì cho phép người vận hành tìm mọi cách thoát ra khỏi nơi nguy hiển
3 Cung cấp ôxy: Bình ôxy, van ôxy, ống thổi phải được đặt cách xa khu vực lò, khu vực rót, các khu vực sấy và thỏi nóng >8m
C TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1 Quản đốc xưởng Đúc 2 có trách nhiệm thực hiện, tuân thủ đúng hướng dẫn này, quy định trách nhiệm cụ thể cho các đốc công ca, tổ trưởng các tổ (nấu luyện, cầu trục, đúc rót), đồng thời hướng dẫn cụ thể tới từng người lao động có liên quan
2 Hướng dẫn này phải được in chép ra khổ lớn, treo, dán tại vị trí làm việc
3 Hướng dẫn này được thực hiện từ ngày ban hành
Trang 21B HƯỚNG DẪN AN TOÀN RA XỈ VÀ THẢI XỈ
1 Nơi thải xỉ phải đảm bảo không có nước, dầu, mỡ (có biểu xác nhận kiểm tra trước mỗi
ca sản xuất)
2 Phải kiểm tra thùng xỉ, nơi đặt thùng xỉ đảm bảo thùng xỉ đã được làm sạch không dính bám xỉ, thép trong thùng và đã sơn, sấy khô Nơi đặt thùng xỉ không có nước, dầu mỡ trên mặt nền (có biểu xác nhận kiểm tra trước mỗi ca sản xuất)
3 Chỉ cho phép ra xỉ khi trong lò không còn treo liệu và đã mở nắp đậy hố xỉ Khi nghiêng
lò ra xỉ phải nghiêng từ từ Mức xỉ cho phép trong thùng xỉ không quá 3/4 chiều cao thùng xỉ Tuyệt đối không được dùng nước phun vào thùng xỉ để “ép xỉ”
4 Chỉ được thay thùng xỉ khi xỉ trong thùng đã đông cứng trên bề mặt lớp dầy ít nhất đạt 100mm (sau ít nhất 1 giờ kể từ khi kết thúc thải xỉ) Thao tác nâng hạ, di chuyển thùng
xỉ phải nhẹ nhàng, chính xác
5 Thùng xỉ sau khi đưa ra khỏi hố xỉ phải được tập kết ở vị trí quy định
6 Xỉ chứa trong thùng xỉ phải được làm nguội tự nhiên và đông rắn hoàn toàn mới được
đổ xỉ ra bãi xỉ Thời gian làm nguội trong thùng không nhỏ hơn 4 giờ
7 Khi đổ xỉ ra ngoài, thợ cầu trục phải có tín hiệu thông báo để mọi người tránh xa khu vực bãi xỉ, khoảng cách tối thiểu >3m
8 Khi tưới phải làm tơi tia nước và di chuyển đều trên bề mặt bãi xỉ Đảm bảo bãi xỉ không bị đọng nước và chảy sang khu vực khác Không được để vòi nước chảy tự do (không có người tưới) Không tưới nước khi xỉ có nhiệt độ < 50 0
C
C TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1 Quản đốc xưởng Đúc 2 có trách nhiệm thực hiện, tuân thủ đúng hướng dẫn này, quy định trách nhiệm cụ thể cho các đốc công ca, tổ trưởng các tổ (nấu luyện, cầu trục, đúc rót), đồng thời hướng dẫn cụ thể tới từng người lao động có liên quan
2 Hướng dẫn này phải được in chép ra khổ lớn, treo, dán tại vị trí làm việc
3 Hướng dẫn này được thực hiện từ ngày ban hành