Nhiều nghiên cứu trước đây cũng như gần đây cho thấy, sựkết hợp giữa phương pháp điện châm và bài thuốc cổ phương có hiệu quả cao trongđiều trị đau thần kinh tọa, đặc biệt với thể huyết
Trang 1NGUYỄN TRÚC QUỲNH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
ĐAU THẦN KINH TỌA THỂ HUYẾT Ứ BẰNG
BÀI THUỐC THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG KẾT HỢP
Trang 3Em xin chân thành cảm ơn!
Ban giám hiệu, phòng giáo vụ và công tác sinh viên, quý thầy cô trường Đại học Y Dược Huế
đa tận tình dìu dắt em trong suốt 6 năm học qua Ban giám đốc, các khoa phòng, các Bác sĩ Bệnh viên Trung ương Huế
Ban chủ nhiệm, các nhân viên Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế.
Ban chủ nhiệm và quý thầy cô trong bộ môn Y học cổ truyền trường Đại học Y Dược Huế.
Cảm ơn sự nhiệt tình của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đã hợp tác tích cực với tôi trong thời gian nghiên cứu.
Cảm ơn những người đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị
Tân - PGS.TS.BS Trưởng khoa Y học cổ truyền,
người đã hết sức tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn.
Xin gởi lời biết ơn vô hạn và sự kính trọng đến
bố mẹ, những người đã suốt đời hy sinh vì sự nghiệp và hạnh phúc của con.
Huế, tháng 5 năm 2018
Sinh viên Nguyễn Trúc Quỳnh
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kếtquả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác
Huế, tháng 5 năm 2018
Người cam đoan
Nguyễn Trúc Quỳnh
Trang 5CSTL : Cột sống thắt lưng
SHHN : Sinh hoạt hàng ngàyTVĐĐ : Thoát vị đĩa đệm
YHCT : Y học cổ truyền
YHHĐ : Y học hiện đại
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đau thần kinh tọa theo Y học hiện đại 3
1.2 Đau thần kinh tọa theo Y học cổ truyền 11
1.3 Phương pháp Điện châm 14
1.4 Tổng quan về bài thuốc Thân thống trục ứ thang 15
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Đối tượng nghiên cứu 17
2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
2.3 Phương pháp đánh giá 20
2.4 Xử lý số liệu 25
2.5 Đạo đức trong nghiên cứu 25
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 26
3.2 Kết quả điều trị 29
Chương 4 BÀN LUẬN 36
4.1 Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 36
4.2 Đánh giá kết quả điều trị 39
KẾT LUẬN 47
KIẾN NGHỊ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thần kinh tọa là một bệnh lý thường gặp trên lâm sàng Theo các nghiêncứu nước ngoài, hàng năm ở Anh có khoảng 7% dân số đi khám, tại Hoa Kỳ gần 2triệu người nghỉ việc vì đau cột sống thắt lưng và đau thần kinh tọa [53]; ở nước ta,theo Trần Ngọc Ân và cộng sự (2001) thống kê tại khoa Cơ - Xương - Khớp củabệnh viện Bạch Mai từ năm 1991-2000, đau thần kinh tọa chiếm 11,42 % số bệnhnhân điều trị nội trú [23]
Thần kinh tọa là dây thần kinh lớn, dài, hợp nhất chủ yếu bởi rễ thần kinhvùng cột sống thắt lưng L4, L5, S1, S2, S3 [32] Nguyên nhân chính gây đau thầnkinh tọa là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Nghiên cứu dịch tễ vùng miền BắcViệt Nam cho thấy có 0,7% dân số đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sốngthắt lưng [23]
Bệnh gặp ở cả nam và nữ, xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng thường gặp nhấttrong độ tuổi lao động Gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, học tập, hiệu suấtlao động của người bệnh và xã hội [49] Tại Mỹ, các bệnh lý đau vùng thắt lưng lànguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động của phụ nữ dưới 45 tuổi, là lý do thứ 2khiến bệnh nhân đi khám, là nguyên nhân nằm viện thứ 5 và đứng thứ 3 trong sốcác bệnh giải phẫu [22]
Trong những năm gần đây, các phương pháp chẩn đoán, dự phòng và phụchồi chức năng bệnh lý này đã đạt được những tiến bộ to lớn, nhằm mục đích giúpngười bệnh trở lại làm việc và sinh hoạt bình thường Trong đó, điều trị bằng Y họchiện đại có nhiều phương pháp khác nhau như: Điều trị nội khoa bảo tồn, can thiệptối thiểu và phẫu thuật điều trị; nhưng những phương pháp này lại có nhược điểm làcác thuốc giảm đau chống viêm có khá nhiều tác dụng phụ đến người bệnh
Theo Y học cổ truyền, đau thần kinh tọa thuộc phạm trù chứng Tý, gọi làTọa cốt phong hay Yêu cước thống Gồm 4 thể: Phong hàn, phong hàn thấp, phong
Trang 8thấp nhiệt và huyết ứ Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thuộc phạm trù thể huyết ứ của
Y học cổ truyền [21] Nhiều nghiên cứu trước đây cũng như gần đây cho thấy, sựkết hợp giữa phương pháp điện châm và bài thuốc cổ phương có hiệu quả cao trongđiều trị đau thần kinh tọa, đặc biệt với thể huyết ứ Điển hình phải kể đến bài thuốc
cổ phương “Thân thống trục ứ thang” của tác giả Vương Thanh Nhậm, thuộc bộsách “Y lâm cải thác” được mệnh danh là một trong ngũ trục ứ thang, có hiệu quảcao trong điều trị chứng Tý kiêm chứng ứ điển hình [33] Bên cạnh đó, hiệu quảđiều trị của điện châm đối với đau thần kinh tọa đã được chứng minh trong nhiềunghiên cứu, nó phát huy tác dụng của huyệt châm cứu lẫn tác dụng của dòng điệnđiều trị, từ đó làm giảm đau, tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng tổ chức, kích thích
cơ vân và dẫn truyền thần kinh, là phương pháp điều trị an toàn, tiết kiệm, ít tácdụng phụ nên được sử dụng phổ biến trên lâm sàng [38]
Để hiểu rõ hơn hiệu quả của sự kết hợp hai phương pháp điều trị này đối vớibệnh lý đau thần kinh tọa thể huyết ứ, và phát huy giá trị của bài thuốc cổ phương,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa thể huyết
ứ bằng bài thuốc Thân thống trục ứ thang kết hợp điện châm” với 2 mục tiêu sau:
1 Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chưa có chỉ định phẫu thuật.
2 Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa thể huyết ứ bằng bài thuốc thân thống trục ứ thang kết hợp điện châm.
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐAU THẦN KINH TỌA THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU DÂY THẦN KINH TỌA
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh hỗn hợp, to nhất trong cơ thể, xuất phát từđám rối cùng do những sợi của rễ L4, L5, S1, S2, S3 tạo nên, mà chủ yếu là rễ L5
và S1 [7], [28]
Ở trong chậu hông dây thần kinh tọa đi qua khuyết hông to của xương chậu
để vào mông Ở mông dây thần kinh tọa nằm giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn xươngđùi Ở sau đùi dây thần kinh tọa nằm chính giữa đùi và chạy theo một đường vạch
từ một điểm cách đều ụ ngồi và mấu chuyển lớn đến giữa nếp lằn khoeo [28]
Đến đỉnh trám khoeo dây thần kinh tọa chia ra làm 2 nhánh cùng là dây thầnkinh mác chung (dây thần kinh hông khoeo ngoài) và dây thần kinh chày (dây thầnkinh hông khoeo trong) Có khi dây thần kinh tọa phân chia ngay từ đùi, có khingay ở mông
Khi các rễ thắt lưng V và rễ cùng I hợp thành dây thần kinh tọa để đi ra ngoàiống sống phải qua một khe hẹp gọi là khe gian đốt đĩa đệm-dây chằng Khe này cócấu tạo phía trước là thân đốt sống, đĩa đệm, phía bên là cuống giới hạn lỗ liên hợp,phía sau là dây chằng Khi các thành phần này bị tổn thương đều có thể gây đauthần kinh tọa do chèn ép hoặc do dày dính [28]
Dây thần kinh tọa chi phối tất cả các cơ ở đùi sau (và một phần cơ khép lớn)bởi các nhánh bên, chi phối vận động và cảm giác ở cẳng chân và bàn chân bởi cácnhánh tận của nó (dây thần kinh mác chung và dây thần kinh chày)
Trang 10Hình 1.1 Đường đi của dây thần kinh tọa [11]
1.1.2 ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG – ĐĨA GIAN ĐỐT SỐNG [36]
Đĩa đệm là một cấu trúc hình thấu kính lồi hai mặt, nằm giữa các đốt sống,gồm 3 phần : Nhân nhầy, vòng sợi và hai tấm sụn [36]
Nhân nhầy: Nhân nhầy có hình thấu kính hai mặt lồi nằm trong vòng sợi.
Nó không nằm chính giữa trung tâm thân đốt sống mà nằm hơi ở sau Nhân nhầychứa chừng 70% đến 80% nước, tỷ lệ này giảm dần theo tuổi Hình dạng của nhânnhầy có thể thay đổi được và cùng với khả năng chịu nén và giãn của vòng sợi, điềunày cho phép hình dạng của toàn bộ đĩa đệm thay đổi, giúp đốt sống này chuyểnđộng trên đốt sống kia
Vòng sợi: Gồm nhiều vòng sơ sụn đồng tâm, được cấu tạo bằng những sợi sụn
rất chắc và đàn hồi, đan ngoặc với nhau kiểu xoắn ốc Phía sau và sau bên, vòng sợi
Trang 11mỏng và chỉ gồm một số ít những bó sợi tương đối mảnh, nên đấy là “điểm yếu nhất củavòng sợi” Đó là một yếu tố làm cho nhân nhầy lồi về phía sau nhiều hơn [1], [24], [36].
Tấm sụn: Tấm sụn là phần dính sát mặt đốt sống và ôm lấy phần nhân nhầy
đĩa đệm [36]
Hình 1.2 Cấu trúc đĩa đệm [36]
Mạch máu và thần kinh đĩa đệm [36]
Mạch máu nuôi dưỡng đĩa đệm rất nghèo nàn, chủ yếu ở xung quanh vòng sợi,nhân nhầy không có mạch máu Do đó, đĩa đệm chỉ được đảm bảo cung cấp máu vànuôi dưỡng bằng hình thức khuếch tán Đĩa đệm không có sợi thần kinh mà chỉ cónhững nhánh tận cùng nằm ở lớp ngoài cùng của vòng sợi, đó là những nhánh tận cùngcủa dây thần kinh tủy sống đi từ hạch sống được gọi là nhánh màng tủy [40]
1.1.3 CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM [22], [36]
Tổ chức đĩa đệm phải đảm bảo thích nghi về cơ học lớn, đồng thời nó lạiphải chịu áp lực cao thường xuyên trong khi đĩa đệm lại được nuôi dưỡng kém, do
đó các đĩa đệm thắt lưng sớm bị loạn dưỡng và thoái hóa tổ chức Hầu hết trọnglượng phần trên cơ thể dồn hết vào hai đĩa đệm L4-L5, L5-S1, do đó thoát vị đĩađệm (TVĐĐ) hay xảy ra ở vị trí này [36], [42], [47]
Đĩa đệm thoái hóa đã hình thành một tình trạng dễ bị tổn thương bất cứ lúcnào, I Ghanei (2014) nghiên cứu trên 3009 bệnh nhân từ 69-81 tuổi thấy có 31%đau thắt lưng + đau thần kinh tọa, 50% có đau thắt lưng + đau thần kinh tọa + rối
Trang 12loạn thần kinh [46] Khi đĩa đệm bị thoái hóa ở một mức độ nhất định, TVĐĐ dễhình thành nhất sau một động tác đột ngột ở tư thế sai hoặc bất lợi của cột sống thắtlưng như quá ưỡn hay quá gù, khuân vác nặng hoặc một chấn thương bất kỳ có thểgây đứt rách vòng sợi đĩa đệm, nhân nhầy chuyển dịch ra khỏi ranh giới bìnhthường và hình thành TVĐĐ [2], [19] Từ đó sẽ gây ra sự xung đột đĩa-rễ trênđường đi của dây thần kinh tọa hoặc gây ra hiện tượng viêm vô khuẩn ngoài màngcứng làm cho dây, rễ thần kinh bị viêm dẫn đến bệnh đau thần kinh tọa [2].
Phồng đĩa đệm (normal bulge): Vòng sợi chưa bị rách hết, nhân nhày vẫn
còn nằm trong vòng sợi nhưng lệch vị trí
Lồi đĩa đệm hay dạng tiền thoát vị (protrusion): Khối thoát vị đã xé rách
vòng sợi nằm ở trước dây chằng dọc sau
Thoát vị thực thụ (extrusion): Khối thoát vị đã chui qua dây chằng dọc sau,
nhưng còn dính liền với phần nhân nhày nằm phía trước
Trang 13Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời (sequestration): Là có một phần khối thoát vị
tách rời khỏi phần đĩa đệm nằm trước dây chằng dọc sau, có thể di trú đến mặt sauthân đốt sống Mảnh rời này thường nằm ngoài màng cứng, nhưng đôi khi xuyênqua màng cứng gây chèn ép tủy
Hình 1.4 Phân loại thoát vị đĩa đệm [35]
1.1.5 LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁT
VỊ ĐĨA ĐỆM
1.1.5.1 Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của đau thần kinh tọa do TVĐĐ cột sống thắt lưngđược biểu hiện bằng hai hội chứng: Hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh[1], [2], [7], [42], [44]
Hội chứng cột sống [6], [7]
Hội chứng cột sống bao gồm các triệu chứng và dấu hiệu sau:
Đau cột sống thắt lưng (CSTL) kiểu cơ học: Thường khởi phát sau mộtchấn thương hoặc vận động cột sống quá mức Đau lúc đầu cấp tính sau tái phátthành mạn tính
Có điểm đau trên cột sống hoặc cạnh cột sống
Hạn chế tầm vận động của CSTL như gấp, duỗi, nghiêng, xoay
Trang 14Hội chứng rễ thần kinh [6], [7]
Theo Mumentheler và Schliack (1973), hội chứng rễ thuần túy có nhữngđặc điểm sau [51]:
Đau lan theo dọc đường đi của rễ thần kinh chi phối
Rối loạn cảm giác lan theo dọc các dải cảm giác
Teo cơ do rễ thần kinh chi phối bị chèn ép
Giảm hoặc mất phản xạ gân xương
Các dấu hiệu kích thích rễ có giá trị chẩn đoán cao [6], [7]:
Dấu hiệu Lasègue: Khi nâng từng chân lên cao dần, gối để duỗi thẳng bệnhnhân sẽ thấy đau và không thể nâng lên cao tiếp Mức độ dương tính được đánh giábằng góc tạo giữa trục chi và mặt giường, khi xuất hiện đau Dấu hiệu Lasègue chéocòn có giá trị hơn: Khi nâng chân bên lành gây đau bên có thoát vị [6], [7], [22]
Dấu hiệu bấm chuông: Khi ấn điểm đau cạnh cột sống thắt lưng (cạnh cộtsống khoảng 2cm) xuất hiện đau lan dọc xuống chân theo khu vực phân bố của rễthần kinh tương ứng [6], [7], [22]
Thống điểm Valleix: Dùng ngón tay cái ấn sâu vào các điểm trên đường đicủa dây thần kinh, bệnh nhân thấy đau nhói tại chỗ ấn Gồm các điểm sau: giữa ụ ngồi-mấu chuyển lớn, giữa nếp lằn mông, giữa mặt sau đùi, giữa nếp khoeo, giữa cung cơdép ở cẳng chân, điểm cổ xương mác, điểm hõm mắt cá ngoài [6], [7], [22], [24]
Một số nghiệm pháp có giá trị chẩn đoán tương tự như: Bonnet, Néri [6], [7]…
Có thể gặp các dấu hiệu tổn thương rễ:
Rối loạn cảm giác: Giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm (kiến bỏ,
tê bì, nóng rát,…) ở da theo khu vực rễ thần kinh chi phối
Rối loạn vận động: Khi chèn ép rễ L5 lâu ngày các cơ khu trước ngoàicẳng chân sẽ bị liệt làm cho bệnh nhân không thể đi bằng gót chân được (gấp bànchân), còn với rễ S1 thì các cơ khu sau cẳng chân sẽ bị liệt làm bệnh nhân không thểkiểng chân được (duỗi bàn chân)
Giảm phản xạ gân xương: Giảm phản xạ gân cơ tứ đầu của rễ L4 và gângót của rễ S1
Trang 15 Có thể gặp teo cơ và rối loạn cơ tròn (bí đại tiểu tiện, đại tiểu tiện không
tự chủ hoặc rối loạn chức năng sinh dục) khi tổn thương nặng, mạn tính, có chèn épđuôi ngựa [7], [22], [37]
1.1.5.2 Cận lâm sàng
Chụp X-quang quy ước
Thường sử dụng ba tư thế: Phim thẳng, phim nghiêng, phim chếch 3/4, chophép đánh giá được trục cột sống (đường cong sinh lý), so sánh được kích thước vàcác vị trí của các đốt sống, khoang gian đốt và đĩa đệm; kích thước lỗ tiếp hợp, đánhgiá được mật độ và cấu trúc xương, các dị tật bẩm sinh,…
Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng [52]
Phương pháp này có giá trị chẩn đoán chính xác cao đối với nhiều thể TVĐĐ(ra sau, thành khối lớn, trên một thoát vị đĩa đệm,…) và chẩn đoán phân biệt đối vớimột số bệnh lý khác như: Hẹp ống sống, u tủy…với độ chính xác cao
Chụp cộng hưởng từ hạt nhân [19], [50]
Đây là phương pháp rất tốt để chẩn đoán TVĐĐ vì cho hình ảnh trực tiếp củađĩa đệm cũng như rễ thần kinh trong ống sống và ngoại vi Phương pháp này chophép chẩn đoán chính xác thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng từ 95-100% Hình ảnhMRI giúp xác định tầng, vị trí, dạng TVĐĐ và chẩn đoán phân biệt [8] Tuy nhiên,đây vẫn còn là phương pháp đắt tiền
Hình 1.5.Hình ảnh TVĐĐ trên phim MRI [19]
Trang 161.1.5.3 Chẩn đoán xác định đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
Lâm sàng: Theo Saporta năm 1970, trên lâm sàng có 4 triệu chứng
trở lên trong 6 triệu chứng sau đây là có thể chẩn đoán đau thần kinh tọa doTVĐĐ [35], [54]:
Có yếu tố chấn thương, vi chấn thương
Đau CSTL lan theo rễ, dây thần kinh tọa
Đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn
Có tư thế chống đau: Nghiêng người về một bên
Có dấu hiệu bấm chuông
Dấu hiệu Lasègue (+)
Cận lâm sàng: Phim cộng hưởng từ có hình ảnh TVĐĐ
Chẩn đoán phân biệt
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Viêm cột sống: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp cùng chậu, viêm cộtsống do lao, viêm cột sống do vi khuẩn khác
Dị dạng bẩm sinh ở cột sống: Cùng hóa thắt lưng L5-S1
Sau thời gian cấp tính cần thiết phải tiến hành thể dục điều trị Mục đíchnhằm cải thiện chức năng các khối cơ giữ tư thế cho cột sống thắt lưng, chống teo
cơ và phục hồi sự dẫn truyền thần kinh cơ ở chi dưới [41], [48]
Trang 17Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Điều trị Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa do thoát vị đĩađệm CSTL bao gồm các phương pháp: Nhiệt trị liệu, điện trị liệu, siêu âm trị liệu, diđộng khớp, sử dụng áo nẹp cột sống, kéo giãn cột sống, kích thích điện, điều trị bằngcác bài tập như Mc-Kenzie, William, kèm theo những hướng dẫn, giáo dục bệnh nhân
về tư thế đúng trong sinh hoạt, lao động, tập luyện [4], [5], [9], [22], [45]
Các phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu [36]
Các phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu trong bệnh đau thần kinh tọa dothoát vị đĩa đệm CSTL gồm: Phương pháp tiêu nhân nhầy đĩa đệm, phương pháptiêu máu tự thân, phương pháp giảm áp đĩa đệm bằng Laser qua da, điều trị TVĐĐbằng sóng radio, phương pháp điều trị phẫu thuật [8], [14], [19], [37]
1.2 ĐAU THẦN KINH TỌA THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1 Bệnh danh
Y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh đau thần kinh tọa nhưng cáctriệu chứng của bệnh tương đồng với chứng Yêu thống (đau lưng), Tọa cốt phong(đau thắt lưng lan xuống chân) trong các y văn cổ
Những bệnh danh này là do căn cứ vào vị trí của bệnh mà đặt tên Bệnhthuộc phạm vi chứng Tý của YHCT, tý có nghĩa là tắc, làm cho khí huyết không lưuthông mà gây ra các chứng đau (thống tắc bất thông) [3], [21]
1.2.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh [21]
Do chính khí của cơ thể giảm sút, tà khí lục dâm xâm phạm vào kinh lạc: Khichính khí cơ thể giảm sút, tà khí lục dâm (phong, hàn, thấp, nhiệt) xâm nhập vào
Trang 18kinh lạc gây ra sự vận hành khí huyết bị trở trệ (khí trệ, huyết ứ) kinh mạch khôngđược nuôi dưỡng đầy đủ sinh đau nhức.
Sang chân gây ứ huyết ở kinh lạc: Do lao động quá sức hoặc vận động sai tưthế, hoặc té ngã, va đập, bị đánh,…gây huyết ứ làm bế tắc kinh lạc Sự lưu thôngkinh khí không bình thường, khí huyết không điều hòa gây đau và hạn chế vậnđộng Bệnh lâu ngày làm ảnh hưởng đến các tạng Tỳ, Can, Thận làm teo cơ
Tùy theo nguyên nhân mà trên lâm sàng phân làm các thể: Phong hàn, phonghàn thấp, phong thấp nhiệt, huyết ứ
1.2.3 Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền [3], [21]
1.2.3.1 Thể phong hàn: (Đau thần kinh tọa do lạnh)
Do phong hàn xâm nhập vào kinh Bàng quang và kinh Đởm làm cho khíhuyết trong 2 đường kinh này không thông mà gây đau
Triệu chứng lâm sàng: Đau liên tục hoặc từng cơn từ vùng thắt lưng lan
xuống mông, đùi, cẳng chân Để đỡ đau bệnh nhân thường có tư thế chống đau
Nếu phong hàn xâm nhập đơn thuần đường kinh Đởm thì bệnh nhân đau từlưng -> mông -> phía ngoài đùi -> ngoài đầu gối -> ngoài cằng chân -> mắt cángoài -> mu bàn chân và tận cùng ở ngón cái (thể L5)
Nếu phong hàn xâm nhập đơn thuần đường kinh Bàng quang thì bệnh nhânđau từ lưng -> mông -> mặt sau đùi -> mặt sau cẳng chân -> qua gót chân -> dọctheo phía ngoài xương đốt bàn 5 -> đầu ngón chân 5 (thể S1)
Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân sợ lạnh, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng,
mạch phù
Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, hành khí hoạt huyết.
Điều trị
Châm cứu: Có thể dùng điện châm, ôn châm, cứu huyệt Đại trường du,
Thận du, Hoàn khiêu, Ủy trung (có tác dụng sơ thông khí huyết của kinh Bàngquang và Đởm)
Nếu đau đơn thuần đường kinh Bàng quang thì châm thêm huyệt Thừa phù,
Ân môn, Thừa sơn, Côn lôn
Trang 19Nếu đau đơn thuần đường kinh Đởm thì châm thêm các huyệt Dương lăngtuyền, Huyền chung, Dương phụ.
Có thể thủy châm vào các huyệt trên, nhĩ châm vùng dây thần kinh tọa
Xoa bóp, bấm huyệt
Thuốc cổ truyền: Đối pháp lập phương.
1.2.3.2 Thể phong hàn thấp (Đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống gây chèn ép) [21]
Triệu chứng lâm sàng: Đau ê ẩm từ vùng thắt lưng cùng lan xuống chân dọc theo
đường đi của dây tọa Bệnh kéo dài, dễ tái phát, thường kèm theo triệu chứng teo cơ
Triệu chứng toàn thân: Ăn kém, ngủ ít, cơ thể suy nhược, mạch trầm nhược Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí hoạt huyết, bổ can thận.
Điều trị
Châm cứu: Có thể dùng ôn điện châm, ôn châm, cứu các huyệt như trên
thêm các huyệt Tỳ du, Vị du, Can du, Túc tam lý, Huyết hải, Cách du
Phối hợp thủy châm, nhĩ châm
Xoa bóp bấm huyệt: Như thể trên.
Chườm nóng: Lấy lá ngải cứu, lá cúc tần sao muối (sao đến lúc muối nổ lách
tách) gần được cho rượu vào Bỏ tất cả vào miếng vải chườm lên chân
Phương thuốc: Bài “Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm”
1.2.3.3 Thể Phong thấp nhiệt (Đau thần kinh tọa do viêm nhiễm, viêm cứng cột sống) [21]
Triệu chứng lâm sàng: Đau nhức như kim châm lan từ mông xuống chân Triệu chứng toàn thân: Sốt, ra mồ hôi, thích lạnh, sợ nóng, rêu lưỡi vàng
mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác
Pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp, hành khí hoạt huyết.
Điều trị
Châm cứu: Điện châm các huyệt như trên ngày 1 lần.
Phối hợp: Thủy châm, nhĩ châm
Thuốc Y học cổ truyền: Bài Ý dĩ nhân thang gia giảm.
Trang 201.2.3.4 Thể huyết ứ (Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, sang chấn)[21]
Triệu chứng lâm sàng: Đau dữ dội vùng thắt lưng như kim châm, dao cắt ở
một điểm lan xuống chân, có điểm đau trội cố định, sờ vào đau tăng, hạn chế cửđộng, đi lại khó khăn
Pháp điều trị: Phá ứ, hành khí hoạt huyết.
Điều trị:
Châm cứu: Điện châm các huyệt như trên + A thị huyệt Trường hợp đau dữ
dội có thể điện châm 2 lần/ngày
Xoa bóp bấm huyệt: Nếu cột sống đã tổn thương thì không xoa bóp Xoa bóp
nhẹ nhàng không được làm mạnh và làm sau khi đã châm để giảm đau
Phương thuốc: Dùng một trong các bài thuốc sau:
Dùng bài cổ phương: Tứ vật đào hồng thang gia giảm
Bài Huyết phủ trục ứ thang
Bài Thân thống trục ứ thang (Y lâm cải thác) [29]
1.3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM [20]
1.3.1 Định nghĩa
Điện châm là phương pháp dùng dòng điện khi châm kích thích lên kimchâm vào huyệt để đạt được hiệu quả tốt hơn trong điều trị
Trong quá trình điện châm phải đạt được ngưỡng cảm giác kích thích: Căng,
tê, tức, nóng, giật Lúc điện châm phải đạt đến một cường độ kích thích nhất định,bệnh nhân có cảm giác tê tức gọi là ngưỡng cảm giác Nếu như tăng cường độ lêncao bệnh nhân đột ngột có cảm giác đau buốt gọi là ngưỡng đau Tùy theo bệnhnhân và loại bệnh mà có ngưỡng đau khác nhau
Nói chung cường độ dòng điện giữa ngưỡng cảm giác và ngưỡng đau làcường độ kích thích điều trị thích hợp nhất
Trang 211.3.2 Nguyên tắc điều trị:
1.3.2.1 Chỉ định: Các chứng đau, chứng tý, chứng liệt, các rối loạn chức năng của
tim, dạ dày, ruột, mật, bàng quang, tử cung, các tổn thương của bắp thịt, khớpxương, dây chằng, điên cuồng, châm tê phẫu thuật
1.3.2.2 Chống chỉ định: Bệnh nhân có gắn máy tạo nhịp tim.
1.3.2.3 Phương pháp bổ tả: Dòng điện có cường độ nhẹ, tần số thấp (2-5 lần/giây),
thời gian thông điện lâu khoảng 30 phút (đối với phương pháp châm bổ) Dòng điện
có cường độ mạnh, tần số cao (50-100 lần/giây), thời gian ngắn khoảng 10-15 phút(đối với phương pháp châm tả)
1.3.2.4 Thời gian và liệu trình điều trị: Mỗi lần điện châm từ 15-30 phút, có
trường hợp kéo dài đến vài giờ 7 đến 10 lần là 1 liệu trình Nghỉ từ 3 đến 5 ngàygiữa 2 liệu trình Bệnh cấp tính mỗi ngày một lần, bệnh mạn tính cách nhật hoặc haingày một lần
1.4 TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG
Bài thuốc “Thân thống trục ứ thang”
Xuất xứ bài thuốc: Trích từ sách “Y lâm cải thác” - Quyển hạ của tác giả
Vương - Thanh Nhậm (1768-1831) - Danh y đời nhà Thanh - Trung Quốc [29]
Thành phần bài thuốc:
Tác dụng của bài thuốc: Hành khí hoạt huyết, khứ ứ thông lạc, thông tý
chỉ thống
Trang 22Phân tích bài thuốc:
Đào nhân Phá huyết, trục ứ, nhuận táo
Hoạt huyết hóa ứHồng hoa Hoạt huyết thông kinh, tán ứ chỉ thống
Xuyên khung Hành khí hoạt huyết, khu phong chỉ
Một dược Hành khí hoạt huyết, tiêu thủng chỉ thống
Khương hoạt Phát tán phong hàn, phong thấp, chỉ
toàn thânTần giao Thanh hư nhiệt, trừ phong thấp, hoạt lạc
thư cân, chỉ thống
Hương
Ngưu tất Hoạt huyết (dùng sống), bổ can thận,
mạnh gân cốt (dùng chín)
Cường tráng gânxương
Chích
cam thảo
Bổ trung khí, dưỡng huyết nhuận phế chỉ
ho, thanh nhiệt giải độc, hòa hoãn giảm đau, điều hòa vị thuốc
Điều hòa các vịthuốc
Trang 23Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 27 bệnh nhân được chẩn đoán là đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệmchưa có chỉ định phẫu thuật đến khám và điều trị tại Khoa Y học cổ truyền Bệnhviện Trung ương Huế từ tháng 5/2017 đến tháng 2/2018
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại (YHHĐ):
- Từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính
- Được chẩn đoán xác định: Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sốngthắt lưng, gồm:
+ Lâm sàng: theo tiêu chuẩn L Saporta 1970 [35], [54] gồm có 4 triệu chứngtrở lên trong 6 triệu chứng sau: Có yếu tố chấn thương, vi chấn thương; Đau cộtsống thắt lưng lan theo rễ, dây thần kinh tọa; Đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn; Có tưthế chống đau: Nghiêng người về một bên; Có dấu hiệu bấm chuông; Dấu hiệuLasègue (+)
+ Cận lâm sàng: Có hình ảnh TVĐĐ trên phim CT Scan hoặc MRI cột sốngthắt lưng
- Không có chỉ định phẫu thuật
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu, tuân thủ các nguyên tắc điều trị
Tiêu chuẩn chọn bệnh theo Y học cổ truyền:
Theo YHCT, bệnh nhân được chẩn đoán bệnh danh là Tọa cốt phong hayYêu cước thống thể Huyết ứ [21]
- Đau vùng thắt lưng lan xuống hông, mông, đùi, cẳng chân, bàn chân theođường đi của kinh Túc Thái dương Bàng quang và/hoặc kinh Túc Thiếu dương Đởm
- Tính chất đau: Cấp hay bán cấp, đau dữ dội hoặc vừa, có điểm đau cốđịnh, đau tăng khi thay đổi tư thế, khi vận động, ho, hắt hơi Hạn chế cử động, đi lạikhó khăn Chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết, mạch sáp
Trang 242.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh nhân có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
- TVĐĐ chỉ định ngoại khoa: Có hội chứng đuôi ngựa, hội chứng chèn éptủy,liệt hoặc teo cơ rõ
- TVĐĐ gây hẹp ống sống nặng, các TVĐĐ có mãnh rời di trú, chồi xươngchèn ép vào rễ
- Có kèm theo vẹo cột sống cấu trúc, trượt đốt sống, thoái hóa nặng, viêmcột sống dính khớp, Kahler, lao cột sống, ung thư nguyên phát, thứ phát, loãngxương, các chấn thương nặng
- Nhiễm trùng nặng, suy gan, suy thận hoặc các bệnh mạn tính nặng khác
- Các bệnh nhân đau thần kinh tọa do TVĐĐ đang điều trị các thuốc YHHĐtrong thời gian tham gia nghiên cứu
- Có biến cố đột xuất trong thời gian nghiên cứu
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, hoặc đang mắc các bệnh xuất huyếtnhư: Xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, rong huyết,…
- Không tuân thủ điều trị hoặc không hợp tác trong quá trình nghiên cứu
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, đánh giá trước và sau điều trị
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu có chủ đích, gồm 27 bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú cócác tiêu chí phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh, tiến hành tư vấn, cam kết nghiêncứu, thu thập số liệu, đồng thời làm các xét nghiệm để chọn bệnh
2.2.3 Phương tiện nghiên cứu
- Bệnh án khám điều trị của bệnh nhân
- Phiếu nghiên cứu
- Thước dây, thước ROM đo tầm vận động cột sống thắt lưng
- Thước đo độ đau Visual Analogue Scale (VAS) của hãng Astra-Zeneca
Trang 25- Bông cồn vô trùng, kẹp không mấu, khay quả đậu.
- Máy điện châm: dùng máy điện châm KWD – 808 I do Trung Quốc sản xuất
- Kim châm: Kim châm cỡ 0,3x40mm, hiệu Khánh Phong, mỗi bệnh nhân
có một bộ kim riêng, sử dụng 1 lần
- Hệ thống máy sắc thuốc dây chuyền Hàn Quốc hãng KyungSeo – Model:KSNP B1130 – 240L
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu
Bệnh nhân được điều trị bằng bài thuốc “Thân thống trục ứ thang” kết hợpđiện châm
Bài thuốc “Thân thống trục ứ thang”: Thuốc được sắc cô bằng dây
chuyền công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc, 1 thang sắc làm 2 túi thuốc, ngàyuống 2 lần sáng và chiều, mỗi lần 1 túi, uống sau bữa ăn 1 giờ [10], thời giandùng thuốc 15 ngày
Điện châm tả:
- Nếu đau lan theo Kinh Túc Thái dương Bàng quang châm các huyệt: Giáptích L4-S1, Thận du, Đại trường du, Trật biên, Ân môn, Ủy trung, Thừa Sơn, Cônlôn, Túc lâm khấp, Huyết hải, Cách du [4]
- Nếu đau lan theo Kinh Túc Thiếu dương Đởm châm các huyệt: Giáp tíchL4-S1, Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu, Phong thị, Ủy trung, Dương lăngtuyền, Huyền chung, Huyết hải, Cách du [4]
- Nếu đau theo 2 đường kinh: Giáp tích L4-S1, Thận du, Đại trường du,Trật biên, Ân môn, Ủy trung, Thừa Sơn, Côn lôn, Túc lâm khấp, Hoàn khiêu, Phongthị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Huyết hải, Cách du [4]
Các bước tiến hành điện châm:
- Tư thế bệnh nhân: Nằm sấp trên giường bệnh một cách thoải mái nhất, bộc
lộ huyệt vùng cần châm
- Tiến hành châm kim vào huyệt với độ sâu thích hợp cho đến khi đắc khí
Trang 26- Sau khi châm đạt đắc khí, dùng xung điện kích thích lên các huyệt, vớicường độ từ 14-150 microAmpe, tăng dần tới ngưỡng bệnh nhân chịu được, tần số
tả 6-20Hz [4]
- Lưu kim 15 phút [20], ngày châm 1 lần
- Trong quá trình châm cần chú ý theo dõi các tai biến như: Vựng châm, chảymáu, mút kim, gãy kim, hay các tai biến của dòng điện (chóng mặt, khó chịu…)
- Liệu trình: 15 ngày liên tục
2.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
2.3.1 Thời gian theo dõi đánh giá
Mỗi bệnh nhân được đánh giá 3 lần:
Lần 1: Trước khi điều trị (D0)
Lần 2: Vào ngày thứ 7 của nghiên cứu (D7)
Lần 3: Vào ngày thứ 15 của nghiên cứu (D15)
Trang 27 Điểm chức năng sinh hoạt hàng ngày
Hiệu quả điều trị chung
2.3.2.4 Theo dõi tác dụng không mong muốn (D0, D15)
Trên lâm sàng (mẩn ngứa, chảy máu, buồn nôn, đau bụng,…)
2.3.3 Cách đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể như sau:
Tình trạng đau của thắt lưng và thần kinh toạ:
Đau là sự đánh giá chủ quan của bệnh nhân qua thang điểm VAS [35]
Hình 2.1.Thước đo độ đau VAS [35]
Mức độ đau của bệnh nhân: Được đánh giá theo thang điểm VAS từ 1 đến 10bằng thước đo độ của hãng Astra-Zeneca
Các bước tiến hành: Yêu cầu người bệnh chú ý nhìn thước, nhân viên y tếgiải thích: đầu phía trái bắt đầu từ số 0 có hình người cười là không đau, đầu phảikết thúc bằng số 10 có hình người khóc là đau chưa từng có, người bệnh sẽ đánh giácảm giác đau của mình tương ứng với các số nằm trên thước Sau đó đề nghị bệnhnhân tập trung, để bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau của mình bằng cách chỉ vàocác số trong khoảng từ 0 đến 10 Nhân viên y tế đọc và ghi lại kết quả vào hồ sơ
Quy ước đánh giá:
Đánh giá kết quả điều trị:
Trang 28Đo độ giãn cột sống thắt lưng (Chỉ số Schober) [10]
Cách đo: Bệnh nhân đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, hai bàn chân mở mộtgóc 600, đánh dấu ở bờ trên đốt sống S1 đo lên trên 10 cm và đánh dấu ở đó, chobệnh nhân cúi tối đa đo lại khoảng cách giữa 2 điểm đã đánh dấu, ở người bìnhthường khoảng cách đó là 14/10cm - 16/10cm
Trang 29Hình 2.2.Thước đo tầm vận động khớp
Tư thế bệnh nhân: Tư thế Zero, bệnh nhân đứng thẳng, 2 gót chân sát nhau,hai bàn chân mở một góc 600, mặt hướng ra trước, hai bàn tay để dọc theo thân,lòng bàn tay hướng ra trước, các ngón tay duỗi
Các chức năng sinh hoạt hàng ngày [10]
Lựa chọn 4 trong số 10 câu hỏi của George EE trong bộ câu hỏi “OswestryDisability Index” để đánh giá sự cải thiện mức độ linh hoạt và hoạt động của cộtsống thắt lưng trong sinh hoạt hàng ngày (SHHN) [12], [43]
Đánh giá 4 hoạt động: (xem chi tiết ở phần phụ lục)
1 Chăm sóc cá nhân
Trang 302 Nhấc vật nặng
3 Đi bộ
4 Ngồi
Mỗi câu hỏi có số điểm từ 0 đến 5, như vậy tổng số điểm của 4 hoạt động là
từ 0 đến 20 điểm, điểm càng cao thì chức năng SHHN càng kém
Cách đánh giá như sau:
Đánh giá hiệu quả điều trị chung
Dựa vào cách phân loại theo Amor.B [35] Đánh giá hiệu quả điều trị chungdựa vào tổng điểm của 7 chỉ số sau:
Tổng điểm có giới hạn từ 7-28 điểm, cách tính hiệu quả điều trị chung như sau:
Trang 31- Tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện không mong muốn trong quá trình điều trịbao gồm các biểu hiện tại chỗ và toàn thân do điện châm và thuốc thang Các triệuchứng được theo dõi phát hiện hằng ngày, liên tục trong 15 ngày điều trị trên lâmsàng (mẩn ngứa, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, áp xe, chảy máu, nhứcđầu, chóng mặt…).
- So sánh 2 giá trị trung bình dùng Test t-student
Với p > 0,05 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Với p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
2.5 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được tiến hành dựa trên đề cương nghiên cứu đã được thôngqua của Khoa Y học cổ truyền và Phòng Đào tạo Trường Đại học Y Dược Huế
- Đề tài của chúng tôi được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích chăm sócbảo vệ sức khỏe cho người bệnh
- Trước khi nghiên cứu các bệnh nhân được hỏi ý kiến và đồng ý tham gianghiên cứu
- Trong quá trình điều trị bệnh nhân có những biến cố đột xuất, không đỡhoặc tăng lên thì bệnh nhân sẽ được ngừng nghiên cứu và đưa ra khỏi nhóm nghiêncứu để sử dụng phương pháp điều trị khác
- Kết quả của nghiên cứu được công bố cho mọi người và cho đối tượngnghiên cứu biết
Chương 3
Trang 32KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1.1 Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n=27)
Nhận xét: Tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 50,85 ± 12,33 tuổi, nhỏ
nhất là 28, lớn nhất là 81 tuổi Lứa tuổi từ 40-60 chiếm tỷ lệ cao nhất 70,3%
3.1.1.2 Đặc điểm bệnh nhân theo giới
40,7%
59,3%
NamNữ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính (n=27)
Nhận xét: Tổng số bệnh nhân đau thần kinh tọa do TVĐĐ được nghiên cứu là 27
Trong đó có 11 nam và 16 nữ Vậy tỷ lệ nam/nữ là: 0,69
3.1.1.3 Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân
Trang 3355,6%
44,4%
Lao động nặngLao động nhẹ
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nghề nghiệp(n=27)
Nhận xét: Các ngành lao động nặng chiếm tỷ lệ cao hơn với 55,6%, lao động nhẹ ít
hơn với 44,4%
3.1.1.4 Đặc điểm bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
Bảng 3.2: Phân bố theo thời gian mắc bệnh (n=27)
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 3 tháng trở xuống chiếm
59,2%, 18,5% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 3-6 tháng, có 22,2% bệnh nhân
có thời gian mắc bệnh > 6 tháng
Trang 343.1.1.5 Đặc điểm bệnh nhân theo hoàn cảnh khởi phát bệnh
Bảng 3.3: Hoàn cảnh khởi phát bệnh (n=27)
Nhận xét: Đa số bệnh nhân xuất hiện đau thần kinh tọa sau lao động quá sức, vận
động sai tư thế chiếm 81,5%, có 11,1% bệnh nhân khởi phát bệnh tự nhiên và chỉ có7,4% là khởi phát bệnh sau chấn thương
3.1.2 Đặc điểm tổn thương đĩa đệm trên phim MRI cột sống thắt lưng bệnh nhân nghiên cứu
Nhận xét: Đa số bệnh nhân nghiên cứu có vị trí TVĐĐ ở khoang liên đốt đa tầng
chiếm 51,9%, có 25,9% bệnh nhân TVĐĐ ở khoang liên đốt L5-S1, 22,2% ở
khoang liên đốt L4-L5
Trang 35Nhận xét: Đa số bệnh nhân nghiên cứu có TVĐĐ ở các mức độ chiếm 70,4%, bệnh
nhân phồng đĩa đệm chiếm 29,6%
3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
3.2.1 Hiệu quả điều trị qua cải thiện các chỉ số theo dõi trên lâm sàng
3.2.1.1 Sự cải thiện tình trạng đau
Bảng 3.6: Mức độ đau tại thời điểm D0 và D7 (n=27)
Nhận xét: Tại thời điểm D0 đa số bệnh nhân ở mức đau nặng chiếm 55,6% và đau
vừa 44,4% Sau 7 ngày điều trị, có 7,4 % bệnh nhân về mức đau nhẹ, số bệnh nhân đau vừa là 88,9%, chỉ còn 3,7% ở mức đau nặng
Điểm VAS trung bình ở ngày thứ 7 giảm từ 7,44 ± 1,16 xuống còn 5,22 ± 1,28
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước nghiên cứu với p<0,01
Trang 36Bảng 3.7: Mức độ đau tại thời điểm D0 và D15 (n=27)
Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị các bệnh nhân có mức độ đau giảm về mức không
đau (14,8%), đau nhẹ (70,4%), đau vừa (14,8%)
Điểm VAS trung bình giảm từ 7,44 ± 1,16 xuống còn 2,52 ± 1,28 Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0 (p<0,01)
3.2.1.2 Cải thiện chèn ép qua góc đo theo nghiệm pháp Lasègue
Bảng 3.8: Góc đo theo nghiệm pháp Lasègue tại các thời điểm
Thời điểm Góc đo theo Lasègue
Nhận xét: Tại thời điểm D0 các bệnh nhân đều có tình trạng chèn ép rễ (góc đo qua
nghiệm pháp Lasègue tối thiểu là 300, tối đa là 700) với góc đo trung bình đạt được
Trang 373.2.1.3 Cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng qua đo độ giãn cột sống thắt lưng (Chỉ số Schober)
Bảng 3.9: Độ giãn CSTL tại thời điểm D0 và D7 (n=27)
Nhận xét: Tại thời điểm D0 đa số bệnh nhân có giảm độ giãn CSTL với 94,3% bệnh
nhân có độ giãn CSTL ở mức kém và trung bình
Sau 7 ngày điều trị, độ giãn CSTL trung bình tăng từ 11,89 ± 1,03cm lên 13,39
± 0,65cm Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0 với p<0,01
Bảng 3.10: Độ giãn CSTL tại thời điểm D0 và D15 (n=27)
Độ giãn CSTL trung bình tại thời điểm sau 15 ngày điều trị tăng từ 11,89 ±
1,03cm lên 14,06 ± 0,74cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0(p<0,01)
Trang 383.2.1.4 Cải thiện vận động cột sống thắt lưng qua cải thiện khoảng cách ngón tay chạm đất
Bảng 3.11: Khoảng cách ngón tay chạm đất tại thời điểm D0 và D7 (n=27)
Nhận xét: Thời điểm D0 đa số bệnh nhân đều có khoảng cách ngón tay chạm đất ở
mức kém (92,6%), trung bình (3,7%), khá (3,7%) Khoảng cách tay đất trung bình
là 14,56 ± 5,37cm
Sau 7 ngày điều trị, khoảng cách cải thiện hơn có 11,1% bệnh nhân đạt mức tốt, 7,4% khá, 25,9% trung bình, mức kém giảm xuống còn 55,6%, với khoảng cách tayđất trung bình là 7,89 ± 4,30cm Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0 với p<0,01
Bảng 3.12: Khoảng cách ngón tay chạm đất tại thời điểm D0 và D15 (n=27)
Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị khoảng cách ngón tay chạm đất của bệnh nhân đã cải
thiện rõ rệt với đa số bệnh nhân đạt mức khá và tốt (55,5%)
Khoảng cách ngón tay chạm đất giảm từ 14,56± 5,37cm xuống còn 4,04 ±
2,71cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01)