1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIÊN SOẠN câu hỏi TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHẦN địa lí tự NHIÊN lớp 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực

122 638 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 3,56 MB

Nội dung

Với mong muốn góp phần giải quyết một số vấn đề thực tiễn trongviệc biên soạn câu hỏi nhằm phát huy được các năng lực học tập cho học sinh gắnvới đổi mới giáo dục, đồng thời giúp các em

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN THỊ DIỂM

BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lý

Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

Thừa Thiên Huế, năm 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kếtquả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trongbất kì một công trình nào khác

Tác giả

ĐOÀN THỊ DIỂM

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn cùng sự tri ân sâu sắc nhất đến Cô - TS NguyễnThị Kim Liên, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là người đã trựctiếp giảng dạy, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tôiđược nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn

Chân thành cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Địa lí đã trực tiếpgiảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Xin được chân thành gởi lời cảm ơn đến:

Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm và phòng Đào tạo sau Đại học – Đạihọc sư phạm Huế

Ban Giám Hiệu, Thầy Cô giáo đồng nghiệp và các em học sinh trường THPTTrần Văn Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trìnhđiều tra, khảo sát và thực hiện một số nội dung liên quan đến đề tài luận văn

Gia đình, bạn bè, những người thân yêu luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ đểtôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu

Kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

ĐOÀN THỊ DIỂM

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH 7

MỞ ĐẦU 8

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 8

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 9

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 9

4 PHẠM VI ĐỀ TÀI 10

5 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 10

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BIÊN SOẠN CÂU HỎI TNKQ PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 13

1.1 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ TNKQ 13

1.1.1 KHÁI NIỆM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 13

1.1.2 KHÁI NIỆM TNKQ 14

1.1.3 PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TNKQ 15

1.1.3.1 TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI 15

1.1.3.2 TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN 16

1.1.3.3 TRẮC NGHIỆM ĐIỀN KHUYẾT 17

1.1.3.4 TRẮC NGHIỆM GHÉP ĐÔI 18

1.1.4 Ý NGHĨA, VAI TRÒ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP TNKQ 19

1.2 DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 20

1.2.1 ĐỊNH NGHĨA NĂNG LỰC 20

Trang 5

1.2.2.1 PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THPT 22

1.2.2.2 NHỮNG BIỂU HIỆN NĂNG LỰC QUA MÔN ĐỊA LÍ 12 22

1.2.2.3 NHỮNG BIỂU HIỆN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ CẤP THPT 23

1.3 KHÁI QUÁT PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 33

1.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 12 ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN CÂU HỎI TNKQ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 33

1.4.1 THUẬN LỢI 33

1.4.2 KHÓ KHĂN 34

1.5 ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ HỌC SINH LỚP 12 35

1.6 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC BIÊN SOẠN CÂU HỎI TNKQ PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 37

1.6.1 TỔ CHỨC KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA 37

1.6.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA 38

1.6.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 40

1.6.3.1 ƯU ĐIỂM 40

1.6.3.2 NHƯỢC ĐIỂM 41

CHƯƠNG 2 BIÊN SOẠN HỆ THỐNG CÂU HỎI TNKQ PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 42

2.1 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 42

2.2 KHẢ NĂNG BIÊN SOẠN CÂU HỎI TNKQ PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 43

2.2.1 MỤC TIÊU DẠY HỌC CỦA PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 12 43

2.2.1.1 VỀ KIẾN THỨC 43

2.2.1.2 VỀ KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 45

2.2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VỚI DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC HỌC SINH 46

2.3 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI BIÊN SOẠN CÂU HỎI TNKQ PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 48

2.3.1 NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI 48

2.3.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI BIÊN SOẠN CÁC PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI 49

Trang 6

2.4 BIÊN SOẠN HỆ THỐNG CÂU HỎI TNKQ PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THEO

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 49

2.4.1 CÁC DẠNG TNKQ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 49

2.4.1.1 TRẮC NGHIỆM ĐIỀN KHUYẾT 49

2.4.1.2 TRẮC NGHIỆM GHÉP ĐÔI 51

2.4.1.3 TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN 54

2.4.2 GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA TNKQ PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 65

2.4.2.1 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT 65

2.4.2.2 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 65

2.5 SỬ DỤNG CÂU HỎI TNKQ PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 66

2.5.1 SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY TRÊN LỚP 66

2.5.1.1 SỬ DỤNG TRONG MỞ BÀI 66

2.5.1.2 SỬ DỤNG TRONG CUNG CẤP KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG MỚI 69

2.5.1.3 SỬ DỤNG TRONG CỦNG CỐ BÀI 73

2.5.2 SỬ DỤNG TRONG THỜI GIAN TỰ HỌC CHO HỌC SINH 78

2.5.3 SỬ DỤNG TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 82

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 84

3.1 MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM 84

3.2 NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM 84

3.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 84

3.4 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 85

3.5 QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM 86

3.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 86

3.6.1 NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG 86

3.6.2 NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 95

2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 96

Trang 7

3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 96

4 HƯỚNG MỞ RỘNG CỦA ĐỀ TÀI 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG 1.1 BẢNG THỐNG KÊ SỐ TRƯỜNG, SỐ GV, HS THAM GIA ĐIỀU

TRA THỰC TẾ 38

BẢNG 1.2 NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VỀ VIỆC BIÊN SOẠN CÂU HỎI TNKQ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 38

BẢNG 1.3 NHẬN THỨC CỦA GV VÀ HS VỀ VIỆC BIÊN SOẠN CÂU HỎI TNKQ PHẦN ĐỊA LÍ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG THPT 39

BẢNG 1.4 CÁC DẠNG CÂU HỎI TNKQ ĐƯỢC BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 39

BẢNG 1.5 THỜI ĐIỂM SỬ DỤNG CỦA CÁC CÂU HỎI TNKQ GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS 40

BẢNG 3.1 ĐIỂM SỐ LỚP ĐỐI CHỨNG 87

BẢNG 3.2 ĐIỂM SỐ LỚP THỰC NGHIỆM 87

BẢNG 3.3 PHÂN PHỐI ĐIỂM SỐ TẦN SUẤT TỔNG HỢP ĐIỂM CÁC BÀI KIỂM TRA CỦA LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG 87

BẢNG 3.4 ĐIỂM SỐ LỚP ĐỐI CHỨNG 88

BẢNG 3.5 ĐIỂM SỐ LỚP THỰC NGHIỆM 88

BẢNG 3.6 PHÂN PHỐI TẦN SUẤT TỔNG HỢP ĐIỂM CÁC BÀI KIỂM TRA CỦA LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG 88

BẢNG 3.7 ĐIỂM SỐ LỚP ĐỐI CHỨNG 89

BẢNG 3.8 ĐIỂM SỐ LỚP THỰC NGHIỆM 90

Bảng 3.9 Phân phối điểm số tần suất của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 90

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

HÌNH 2.1 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT

SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA 60 HÌNH 2.2 VIỆT NAM TRONG ĐÔNG NAM Á 67 HÌNH 2.3 ĐƯỜNG CƠ SỞ THEO LUẬT BIỂN VIỆT NAM 74 HÌNH 2.4 XÂM NHẬP MẶN Ở ĐBSCL VÀ THIỆT HẠI DO XÂM NHẬP

MẶN GÂY RA 77 HÌNH 3.1 BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM BÀI KIỂM TRA GIỮA LỚP TN VÀ

LỚP ĐC 87 HÌNH 3.2 BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM BÀI KIỂM TRA GIỮA LỚP TN VÀ

LỚP ĐC 89

Hình 3.3 Biểu đồ so sánh điểm bài kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC 90

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do ch n đ tài ọn đề tài ề tài

Hiện nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế Thế giới Đểquá trình hội nhập đạt nhiều thành công thì ngành giáo dục cần được quan tâm hàngđầu Điều này đã được Đảng và Nhà nước ta xác định “Giáo dục là quốc sách hàngđầu”, chỉ có xây dựng và phát triển một nền giáo dục hiện đại mới có thể đào tạonhững con người Việt Nam hiện đại và năng động

Trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ,

sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, giáo dục Thế giới nói chung và giáodục Việt Nam nói riêng luôn đòi hỏi sự đổi mới và cải cách không ngừng để đápứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội Tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa VII đã khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục đổi mới

sự nghiệp giáo dục và đào tạo: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấphọc, bậc học… áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng họcsinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề…”

Điều 28 của Luật giáo dục cũng quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thôngphải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, nhằm phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việcnhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trungương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trongphạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố như: mục tiêu, nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục Bên cạnh

đó là tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh

Để góp phần thành công trong công cuộc đổi mới giáo dục thì nhiệm vụ quan

Trang 12

trọng là cần đa dạng hóa các hình thức giảng dạy cũng như phương pháp giảng dạy.Song song đó việc kết hợp phương pháp giảng dạy cùng với xu hướng thay đổi trongkiểm tra đánh giá là việc làm hết sức cần thiết Việc đánh giá học sinh cần chuyển từđánh giá nhận thức sang đánh giá năng lực, chú trọng đến tư duy sáng tạo, năng lựclàm việc nhóm, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề liên quan đến thực tiễn.

Trong năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục đã công bố phương án thi Tốt nghiệptrung học phổ thông từ hình thức tự luận sang TNKQ ở hầu hết các môn học Như vậy,

để giúp cho học sinh làm tốt các câu hỏi TNKQ trong kì thi Trung học phổ thông Quốcgia, đồng thời phát huy những ưu điểm của hình thức này thì vai trò của người giáoviên trong đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với hình thức kiểm tra TNKQ làhết sức quan trọng Đồng thời, để đảm bảo tính hệ thống, các đề kiểm tra TNKQ đượcbiên soạn phải có tính phân hóa và hướng đến sự phát triển năng lực học sinh Mỗi bộmôn tùy theo đặc trưng khoa học của mình, sẽ hướng đến thiết kế các bộ đề kiểm traphù hợp, sử dụng trong quá trình dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá

Trong số các môn học ở trường phổ thông, Địa lí là một trong những mônhọc góp phần hình thành và phát triển được thế giới quan khoa học và các phẩmchất yêu thiên nhiên; có ý thức, hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tàinguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đồng thời hình thành năng lực chung vànăng lực địa lí Với mong muốn góp phần giải quyết một số vấn đề thực tiễn trongviệc biên soạn câu hỏi nhằm phát huy được các năng lực học tập cho học sinh gắnvới đổi mới giáo dục, đồng thời giúp các em làm tốt các bài kiểm tra với hình thức

TNKQ, tôi mạnh dạn đề xuất và nghiên cứu đề tài: “Biên soạn câu hỏi TNKQ phần

Địa lí tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực”.

2 M c tiêu nghiên c u ục tiêu nghiên cứu ứu

Biên soạn được hệ thống câu hỏi TNKQ của phần địa lí tự nhiên lớp 12 phục

vụ trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực, góp phầnnâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn mới

3 Nhi m v nghiên c u ệm vụ nghiên cứu ục tiêu nghiên cứu ứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc biên soạn câu hỏi TNKQphần địa lí tự nhiên lớp 12 theo hướng phát huy năng lực học tập cho học sinh

Trang 13

- Biên soạn hệ thống câu hỏi TNKQ địa lí nhiên lớp 12 theo định hướng pháttriển năng lực học tập cho học sinh.

- Xác định cách thức sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ trong quá trình dạy học

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài

4 Ph m vi đ tài ạm vi đề tài ề tài

- Nội dung: Địa lí 12 Trung học phổ thông ban cơ bản – phần Địa lí tự nhiên

- Phạm vi thực nghiệm: trường THPT Trần Văn Thành, huyện Châu Phú,tỉnh An Giang

5 L ch s nghiên c u đ tài ịch sử nghiên cứu đề tài ử nghiên cứu đề tài ứu ề tài

- Ở Việt Nam, TS Dương Thiệu Thống là người nghiên cứu khá sâu về hình

thức TNKQ, trong tác phẩm Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập (Phương

pháp thực hành), Trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1995

đã trình bày khá chi tiết về hình thức TNKQ Từ khái niệm trắc nghiệm, sự khácbiệt của trắc nghiệm và tự luận, các hình thức câu hỏi trắc nghiệm thường dùng, đếnviệc phân tích câu trắc nghiệm và các bước quy hoạch một bài trắc nghiệm

- Hai tác giả Nguyễn Phụng Hoàng - Võ Ngọc Lan (1996), với tác phẩm

Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, Nhà xuất

bản Giáo dục đã cung cấp cho người đọc một số khái niệm cơ bản về các phươngpháp viết và phân tích câu hỏi trắc nghiệm trong giáo dục và công tác nghiên cứu

- Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (2007) với tác phẩm Đánh giá và đo lường

kết quả học tập, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, đây là giáo trình dùng cho các

trường Đại học Sư phạm Tác phẩm đã nêu những vấn đề chung về lí luận cũng nhưthực tiễn về đánh giá và đo lường trong giáo dục nói chung và kết quả học tập nóiriêng, ngoài ra trong nội dung giáo trình còn đề cập những vấn đề kiến thức về đánhgiá và đo lường trong giáo dục từ đó tập trung đề cập đánh giá đo lường kết quả họctập; các nguyên tắc, phương pháp đánh giá đo lường; các kĩ thuật xây dựng công cụđánh giá, đặc biệt là đánh giá ở lĩnh vực nhận thức; phương pháp TNKQ

Các tài liệu liên quan đến câu hỏi TNKQ môn Địa lí, đã có luận văn nghiêncứu cũng như các quyển sách như:

- Nguyễn Đức Vũ, Lê Văn Tùng (2016), Kiến thức trọng tâm và câu hỏi

Trang 14

TNKQ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Cuốn sách tập trung vào hai nội

dung chính là kiến thức cơ bản Địa lí 12 và hệ thống bài trắc nghiệm theo đơn vị bàihọc, bám sát toàn bộ nội dung, kiến thức ôn tập và hướng dẫn ôn tập của Bộ Giáodục Ở phần hệ thống bài tập TNKQ, các tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi theo bốnmức độ từ dễ đến khó và cả hệ thống các bài tập rèn luyện các kĩ năng như: bảng sốliệu, biểu đồ, kĩ năng Atlat,…

- Luận văn “Sử dụng phương pháp TNKQ trong kiểm tra-đánh giá kiến thức

của học sinh môn Địa lí kinh tế - xã hội lớp 11 THPT, của tác giả Nguyễn Phương

Liên, Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998.Trong đề tài này, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận của phương pháp TNKQ.Nghiên cứu sâu về cấu trúc, nội dung của chương trình Địa lí lớp 11 từ đó địnhhướng khả năng áp dụng phương pháp trắc nghiệm kiểm tra kiến thức của từng bài

và xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ trong chương trình Địa lí 11 THPT

- Sách về TNKQ của bộ môn Địa lí lớp 12 từ Bộ Giáo dục và đào tạo như:

“Trắc nghiệm Địa lí 12”, cung cấp cho học sinh những câu hỏi TNKQ với các mức

độ từ dễ đến khó, giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài tốt hơn

Tuy nhiên, việc biên soạn các câu hỏi TNKQ thuộc phần Địa lí tự nhiên củalớp 12 theo định hướng phát triển năng lực thì vẫn còn là một đề tài mới, chưa cótác giả nào nghiên cứu

6 Ph ương pháp nghiên cứu ng pháp nghiên c u ứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Trong nhóm này sử dụng chủ yếu các phương pháp:

6.1.1 Phương pháp sưu tầm tài liệu: Thu thập các nguồn tài liệu liên quan

để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài

6.1.2 Phương pháp phân tích tài liệu: Tiến hành xem xét, xác định và lựa

chọn tư liệu liên quan đến đề tài được biên soạn và đăng tải từ nguồn đáng tin cậy

6.1.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu: Phân loại, hệ thống các nguồn tài liệu

liên quan đến các phần, mục của đề tài làm cơ sở khoa học sau khi đã được phân tích

Sử dụng các phương pháp trên theo hướng thu thập tài liệu, giáo trình, sáchbáo có liên quan đến đề tài Trên cơ sở đọc, xử lí, phân tích, tổng hợp, phân loạitài liệu đã thu thập được để viết đề tài

Trang 15

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp khảo sát điều tra

Điều tra, khảo sát việc biên soạn và sử dụng câu hỏi TNKQ phần Địa lí tự nhiênlớp 12 theo hướng phát triển năng lực bằng hình thức phiếu khảo sát và phỏng vấn ởmột số trường THPT trong tỉnh An Giang

6.2.2 Phương pháp sử dụng toán thống kê

Sử dụng phương pháp này bằng cách tính toán, phân tích các phiếu điều trahiện trạng và các phiếu đánh giá kết quả thực nghiệm, xử lí kết quả thực nghiệm sưphạm nhằm kiểm định giả thuyết, thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập củahai nhóm đối tượng thực nghiệm và đối chứng

6.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành tổ chức thực nghiệm trên một số lớp 12 ở trường THPT Trần VănThành Sau đó kiểm tra kết quả thực nghiệm, rút ra nhận xét

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BIÊN SOẠN

CÂU HỎI TNKQ PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1.1 Ki m tra đánh giá và TNKQ ểm tra đánh giá và TNKQ

1.1.1 Khái ni m ki m tra đánh giá ệm vụ nghiên cứu ểm tra đánh giá và TNKQ

* Khái niệm kiểm tra: Theo Từ điển Tiếng Việt kiểm tra được hiểu là xemxét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấpnhững dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.Trong dạy học, người ta thường sử dụng các hình thức kiểm tra khác nhau

Kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét lại công việcthực tế để đánh giá và nhận xét Trong giáo dục, kiểm tra có các hình thức như:kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì và kiểm tra tổng kết

* Khái niệm đánh giá: Theo từ điển Tiếng Việt đánh giá được hiểu là nhậnđịnh giá trị, các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện học sinh được thểhiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó

Đánh giá là quá trình thu thập, xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiệntrạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vàomục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáodục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót

Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thu thập và xử lí thông tin vềtrình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyênnhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên

và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn

Đánh giá bao gồm ba khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lý thông tin và raquyết định Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêuphải theo đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó, đồngthời cũng lại mở đầu cho một chu trình giáo dục tiếp theo Đánh giá, thực hiện đồngthời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi và quá trình dạy học, vừa gópphần điều chỉnh hoạt động này

Trang 17

* Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học có thể hiểu là sự so sánh,đối chiếu kiến thức, kĩ năng, thái độ thực tế đạt được của người học sau một quátrình học tập với kết quả thực tế và mục tiêu dạy học ban đầu đề ra.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình họctập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy củathầy, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục

* Tóm lại: Kiểm tra, đánh giá có nhiệm vụ cơ bản là làm rõ được tình hìnhlĩnh hội tri thức, mức độ thành thạo về kĩ năng và trình độ phát triển tư duy của họcsinh trong quá trình học tập Thông qua kiểm tra, đánh giá, người giáo viên có thể

tự đánh giá việc giảng dạy của mình và cả sự nỗ lực trong học tập của HS Từ đó rútkinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy phù hợp hơn với đối tượng HS và nângcao chất lượng dạy học Kiểm tra và đánh giá là công việc không chỉ của giáo viên

mà cả HS Trong hoạt động dạy học, người GV tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của HS, đồng thời HS cũng phải biết tự kiểm tra và đánh giá việc học tậpcủa chính mình để nâng cao kiến thức, phát triển tư duy cũng như trình độ vận dụngthành thạo các kĩ năng cơ bản của môn Địa lí Kiểm tra và đánh giá là hai công việc

có nội dung khác nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau, thông thường thì cókiểm tra rồi mới có đánh giá Tuy nhiên, có những trường hợp kiểm tra mà không

có mục đích đánh giá Việc kiểm tra này chỉ nhằm vào việc tìm hiểu tình hình họctập của HS Thông thường, qua việc kiểm tra, người GV có cơ sở để cho điểm vàrút ra những nhận xét Việc kiểm tra, đánh giá như vậy không làm cho HS hiểuđược trình độ học vấn của bản thân, mà còn động viên, khuyến khích được tinh thầnhọc tập của HS nói chung Từ quan niệm trên, chúng ta có thể khẳng định rằng việckiểm tra, đánh giá là khâu không thể thiếu được của quá trình dạy học Đó là mộtyêu cầu khách quan đối với việc phát triển lí luận dạy học nói chung cũng nhưphương pháp giảng dạy Địa lí nói riêng [9]

1.1.2 Khái ni m TNKQ ệm vụ nghiên cứu

* Trắc nghiệm là một từ ghép gồm hai từ “trắc” và “nghiệm” “Theo nghĩachữ Hán, “trắc” có nghĩa là “đo lường”, “nghiệm” có nghĩa là “suy xét, chứng thực”.[10, tr1]

Trang 18

Trắc nghiệm là dụng cụ hay phương thức hệ thống nhằm đo lường thành tíchhọc tập của một cá nhân so với các cá nhân khác so với những yêu cầu, nhiệm vụhọc tập được dự kiến Trong lĩnh vực giáo dục, người ta thường dùng chữ “trắcnghiệm thành quả học tập” hay “trắc nghiệm thành tích” Trong trường học, từ “trắcnghiệm” được dùng như là một hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh.

TNKQ là một cụm từ đã xuất hiện trên thế giới hàng trăm năm nay Theo cácnhà nghiên cứu cũng như những nhà thực tiễn thường gọi cụm từ này để chỉ “hìnhthức tổ chức, kiểm tra hoặc thi cử, bằng cách cho thí sinh lựa chọn và đánh dấu lêncác mẫu tự để trả lời các câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp của đề thi” Trắc nghiệm làmột hình thức được sử dụng khá phổ biến trong hệ thống giáo dục của nhiều quốc giatrên thế giới Trắc nghiệm có thể hiểu như là một hoạt động kiểm tra và đo lường kiếnthức cũng như năng lực của các đối tượng nào đó, nhằm mục đích xác định Đề thitrắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi thường nêu ra một vấn đề cùngvới những thông tin cần thiết, làm sao cho thí sinh phải trả lời vắn tắt cho từng câu làTNKQ Số câu trong đề thi TNKQ đối với học sinh phổ thông tùy thuộc vào lượngthời gian kiểm tra, thường từ 40 đến 45 câu cho kiểm tra 1 tiết (45 phút)

TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng

hệ thống câu hỏi TNKQ Gọi là khách quan vì cách cho điểm (đánh giá) hoàn toànkhông phụ thuộc vào người chấm

1.1.3 Phân lo i và đánh giá câu h i TNKQ ạm vi đề tài ỏi TNKQ

1.1.3.1 Tr c nghi m Đúng/Sai ắc nghiệm Đúng/Sai ệm vụ nghiên cứu

Trước một câu dẫn xác định (thông thường không phải là câu hỏi), học sinhđưa ra nhận định và lựa chọn một trong hai phương án trả lời Đúng hoặc Sai

Trang 19

* Ưu điểm:

- Là loại câu đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện

- Mang tính khách quan khi chấm điểm

- Có thể khảo sát được nhiều mảng kiến thức của học sinh trong khoảng thờigian ngắn

1.1.3.2 Tr c nghi m nhi u l a ch n ắc nghiệm Đúng/Sai ệm vụ nghiên cứu ề tài ựa chọn ọn đề tài

Đây là loại trắc nghiệm thông dụng nhất, loại này thường có hai phần: phầnđầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu mộtcâu hỏi, phần sau là các phương án để chọn thường được đánh dấu bằng các chữ cái

A, B, C, D hoặc các số 1, 2, 3, 4 Trong các phương án đã chọn chỉ có duy nhất mộtphương án đúng hoặc một phương án đúng nhất còn các phương án khác được đưavào với tác dụng gây nhiễu, còn gọi là câu mồi Do vậy, khi các câu lựa chọn đượcchuẩn bị tốt thì một người không có kiến thức chắc chắn về vấn đề sẽ không thểnhận biết được trong tất cả các phương án đã chọn đâu là phương án đúng, đúng làphương án nhiễu

* Ví dụ minh họa:

- Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm

C vùng đất, hải đảo, thềm lục địa D vùng đất liền, hải đảo, vùng trời

- Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Trang 20

- Độ tin cậy cao hơn, khả năng “đoán mò” hay may rủi ít hơn so với các loạicâu hỏi TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, HS buộc phải xét đoán,phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi.

- Độ giá trị cao hơn do loại bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời có độ giá trịcao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau như: khả năngnhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, suy diễn, tổng quát hóa,… rất hữu hiệu

- Phát huy tư duy HS cao khi các em cùng lúc phải vận dụng khả năng nhớ,

áp dụng các kiến thức về lí thuyết, khả năng suy diễn, tổng hợp, liên hệ kiến thức,…

- Tính khách quan khi chấm bài, điểm số bài TNKQ không phụ thuộc vàocác yếu tố như: khả năng diễn đạt hoặc tư tưởng chủ quan của người chấm điểm

- Việc biên soạn câu hỏi gây tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian

để HS đọc nội dung câu hỏi [10]

1.1.3.3 Tr c nghi m đi n khuy t ắc nghiệm Đúng/Sai ệm vụ nghiên cứu ề tài ết

Còn được gọi là trả lời ngắn, đây là dạng TNKQ có câu trả lời tương đối tự

do Thông thường giáo viên thường nêu ra một mệnh đề có khuyết một bộ phận,học sinh nghĩ ra nội dung trả lời thích hợp để điền vào chỗ trống, thường là nhữngcâu trả lời có nội dung ngắn gọn hoặc một vài từ

Trang 21

- Rất thích hợp trong việc đánh giá mức độ hiểu biết của HS về các nguyên

lí, giải thích các dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ Giúp HS luyện trí nhớ khi học,suy luận hay áp dụng vào các trường hợp khác

* Nhược điểm:

- Khi biên soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thườngtrích nguyên văn các câu, từ SGK Ngoài ra, loại câu hỏi này thường chỉ giới hạnvào các chi tiết nhỏ, chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn nhữngdạng câu hỏi TNKQ khác [10]

- Khả năng ứng dụng các phương tiện hiện đại trong kiếm tra, đánh giá thấp

1.1.3.4 Tr c nghi m ghép đôi ắc nghiệm Đúng/Sai ệm vụ nghiên cứu

Có thể xem đây là một dạng đặc biệt của dạng TNKQ nhiều lựa chọn, dạngcâu hỏi này thường gồm hai cột thông tin, một cột là những câu hỏi (hay câu dẫn)một cột là những câu trả lời (hay còn gọi là câu lựa chọn), yêu cầu học sinh phải tìmcách ghép các câu trả lời ở cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho hợp lý

d cao ở rìa phía tây và tây bắc

e đất ngoài đê được phù sa bồi đắp hàng năm

f một số đồng bằng được mở rộng ở các con sông lớn

* Ưu điểm:

- Câu hỏi này có hiệu quả cao trong đánh giá khả năng lập các mối tương quan

- Ít gây tốn kém trong giấy mực in và yếu tố may rủi trong làm bài cũng giảm đi

* Nhược điểm:

- Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các

Trang 22

khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức, các nguyên lí.

- Để soạn loại câu hỏi này để đo mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu.Hơn nữa nếu số câu hỏi trong các cột nhiều, HS sẽ mất nhiều thời gian đọc nội dungmỗi cột trước khi ghép đôi [10]

1.1.4 Ý nghĩa, vai trò và nh ng h n ch c a ph ững hạn chế của phương pháp TNKQ ạm vi đề tài ết ủa phương pháp TNKQ ương pháp nghiên cứu ng pháp TNKQ

* Ý nghĩa, vai trò của phương pháp TNKQ

- Phương pháp TNKQ áp dụng trong các hình thức kiểm tra sẽ được nhiềukiến thức hơn, đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng hơn

- Sử dụng phương pháp TNKQ trong bài kiểm tra có rất nhiều câu hỏi nên cóthể kiểm tra được một cách hệ thống và toàn diện kiến thức, kĩ năng của học sinh,tránh được dạy tủ, học tủ Có thể kiểm tra, đánh giá trên diện rộng trong một khônggian ngắn, thời gian kiểm tra ngắn Chấm bài nhanh, chính xác, khách quan

- Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình một cáchchính xác Sự phân phối điểm trên diện rộng, nên có thể phân biệt rõ ràng trình độhọc sinh

- Phương pháp TNKQ có thể kiểm tra, đánh giá trên diện rộng trong mộtkhông gian ngắn, thời gian kiểm tra ngắn Chấm bài nhanh, chính xác, khách quan.Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách chính xác

Sự phân phối điểm trên diện rộng, nên có thể phân biệt rõ ràng trình độ học sinh

- Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kếtquả kiểm tra của học sinh

- Việc sử dụng phương pháp TNKQ trong giảng dạy giúp cho cả GV và HSlinh hoạt trong các hình thức kiểm tra đánh giá năng lực học tập của HS, đồng thờigiúp các em có thêm các phương thức tiếp cận với kiến thức mới Chẳng hạn nhưviệc sử dụng phương pháp TNKQ trong vào bài học mới, chủ đề, nội dung học tậpmới Hay sử dụng phương pháp TNKQ trong phần củng cố, khắc sâu kiến thức hay

sử dụng trong kiểm tra đánh giá kết quá học tập quá trình và tổng kết nội dung họctập của HS

* Những hạn chế của phương pháp TNKQ

- Rất khó đánh giá khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ của học sinh Không

Trang 23

góp phần cho việc rèn luyện khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của học sinh.

- Chỉ giới hạn sự suy nghĩ của học sinh trong một giới hạn phạm vi xác định

Do đó hạn chế việc đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh

- Biên soạn khó, mất nhiều thời gian

1.2 D y h c theo đ nh h ạm vi đề tài ọn đề tài ịch sử nghiên cứu đề tài ướng phát triển năng lực ng phát tri n năng l c ểm tra đánh giá và TNKQ ựa chọn

1.2.1 Đ nh nghĩa năng l c ịch sử nghiên cứu đề tài ựa chọn

Theo PGS TS Nguyễn Đức Vũ “Năng lực là khả năng thực hiện thành cônghoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩnăng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí.”

Phạm trù năng lực được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau bằng sựlựa chọn loại dấu hiệu khác nhau Có thể phân thành hai nhóm chính:

- Nhóm lấy dấu hiệu tố chất tâm lý để định nghĩa Ví dụ: “Năng lực là một

thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lý của cá nhân phù hợpvới những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kếtquả tốt đẹp” “Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức tạp hợp, là điểm hội tụ củanhiều yếu tố như tri thức, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và tráchnhiệm”, “Năng lực là tổ hợp các kỹ năng của cá nhân đảm bảo thực hiện được mộtdạng hoạt động nào đó”, “ Năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sựthành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươntới một mục đích cụ thể”

- Nhóm lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định

nghĩa Ví dụ: “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ

năng thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong cáctình huống đa dạng trong cuộc sống” “Năng lực được hiểu là khả năng thực hiện cótrách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trongnhững tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhântrên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hànhđộng” Hoặc “Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái

độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụhoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống” Hay một quan niệm khác:

Trang 24

“Năng lực là một tích hợp các kĩ năng (tập hợp trật tự các kĩ năng/hoạt đông) chophép nhận biết một tình huống và có sự đáp ứng tình huống đó tương đối tự nhiên

và thích hợp (sự tác động lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước có ýnghĩa đối với cá nhân để giải quyết vấn đề do tình huống đặt ra), “Năng lực đượcxem như là những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị

và thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực hành giáo dục”

Như vậy, dù cách nói khác nhau, nhưng các ý kiến trên đều giống nhau ở chỗnói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉbiết và hiểu Tất nhiên làm, thực hiện ở đây phải gắn với ý thức và thái độ phải cókiến thức và kĩ năng

Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động Năng lực hành động làmột loại năng lực, nhưng khi nói đến phát triển năng lực người ta cũng hiểu đồngthời là phát triển năng lực hành động Cách diễn đạt trên đều cho thấy năng lực cómột số đặc điểm chung, cơ bản:

- Đề cập đến xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể domột con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản

lý bản thân,…) không tồn tại năng lực chung chung

- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức,quan hệ xã hội,…) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt đượcngười này với người khác

- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể Năng lực chỉtồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể Vì vậy, năng lựcvừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động nhưng cũngphát triển trong chính hoạt động đó Quá trình dạy học nhằm hình thành, rèn luyệnphát triển năng lực ở cá nhân tất yếu phải đưa cá nhân vào tham gia các hoạt động

Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt ,

có tổ chức hợp lí các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứngnhững yêu cầu phức hợp của một hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quảtốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống nhất định) Biểu hiện của năng lực là biết sửdụng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không phải

Trang 25

1.2.2 Năng l c c a h c sinh ựa chọn ủa phương pháp TNKQ ọn đề tài

1.2.2.1 Ph m ch t và năng l c c a h c sinh THPT ẩm chất và năng lực của học sinh THPT ất và năng lực của học sinh THPT ựa chọn ủa phương pháp TNKQ ọn đề tài

Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho HS nhữngphẩm chất chủ yếu sau: Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm

Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho HS nhữngnăng lực cốt lõi sau [1, tr6]

- Năng lực chung:

+ Tự chủ - tự học

+ Giao tiếp và hợp tác

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Ngoài những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếuthông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ,năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, nănglực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất [1, tr.6]

1.2.2.2 Nh ng bi u hi n năng l c qua môn Đ a lí 12 [3, tr 5] ững hạn chế của phương pháp TNKQ ểm tra đánh giá và TNKQ ệm vụ nghiên cứu ựa chọn ịch sử nghiên cứu đề tài

Thông qua chương trình Địa lí HS cần hình thành và phát triển được thế giớiquan khoa học và các phẩm chất yêu thiên nhiên; có ý thức, niềm tin, hành động cụthể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; yêu quýngười lao động, tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau; rèn luyện được sự tựtin, trung thực, khách quan; đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực tựchủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo

Năng lực tự chủ và tự học: được thể hiện thông qua năng lực tư duy độc lập,

tự tổ chức, quản lý các hoạt động học tập, HS tự tìm kiếm các nguồn thông tin, trithức, phân tích các thông tin thu thập được từ đó thực hiện những nhiệm vụ, câu hỏiđược GV đặt ra

Năng lực giao tiếp và hợp tác: giúp HS hình thành và phát triển năng lực tíchcực trong nhận thức và góp phần giải quyết các vấn đề chung của xã hội và nhânloại như: khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu,…

Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã biên soạn hệ thống các câu hỏiTNKQ phần Địa lí tự nhiên 12 hướng đến năng lực tự học, hợp tác với bạn cùngnhóm nhằm tìm ra kiến thức của bài học mới thông qua các câu hỏi TNKQ Ví dụ

Trang 26

cụ thể qua bài học Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, HS sẽ tự tìm ra

đáp án của những câu hỏi TNKQ, để tìm được câu trả lời HS sẽ tự học tập kiến thứcmới, nhớ lại kiến thức bài cũ, trao đổi cùng bàn bè, qua đó sẽ tiếp nhận kiến thứccủa bài học mới trước những kết luận và chuẩn kiến thức từ GV giảng dạy

1.2.2.3 Nh ng bi u hi n năng l c đ a lí c p THPT [3, tr.6] ững hạn chế của phương pháp TNKQ ểm tra đánh giá và TNKQ ệm vụ nghiên cứu ựa chọn ịch sử nghiên cứu đề tài ất và năng lực của học sinh THPT

- Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Nhận thức được

sự vật, hiện tượng, quá trình địa lí gắn với lãnh thổ, đáp ứng các câu hỏi chủ yếu:cái gì? ở đâu? Như thế nào?

- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xãhội): Nhận thức và phát triển được kĩ năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhânquả) giữa các hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên; giữa các hiện tượng, quá trình địa

lí kinh tế - xã hội cũng như giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội

- Năng lực sử dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức học tập thực địa:

Sử dụng được bản đồ, atlat địa lí, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, mô hình, bảng sốliệu, tranh ảnh,…tổ chức được cac hoạt động học tập thực địa như tìm hiểu, khảosát, điều tra địa lí địa phương

- Năng lực thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin địa lí: Thu thập, chọn lọc,

hệ thống hóa được tư liệu, tài liệu; viết báo cáo; truyền đạt thông tin địa lí

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn: Liên hệ kiến thức địa lívới thực tiễn, vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học vào nhận thức hoặc nghiên

cứ một chủ đề vừa sức trong thực tiễn, vào việc ứng xử phù hợp với môi trường

a Biểu hiện cụ thể của năng lực địa lí lớp 12 [3, tr6]

Năng lực nhận thức thế giới

theo quan điểm không gian

- Sử dụng được bản đồ địa hình kết hợp với địabàn để xác định vị trí của một điểm trân thực địa

- Xác định được vị trí địa lí tự nhiên, kinh tế, chínhtrị trên BĐ TG, BĐ của một quốc gia, khu vực

- Xác định được VTĐL của đối tượng theo điểm(thành phố, điểm, trung tâm công nghiệp,…)vàtheo diện (vùng nông nghiệp, công nghiệp, du

Trang 27

- Phân tích được ý nghĩa VTĐL đối với tự nhiên, pháttriển KTXH của một QG, khu vực, của Việt Nam.

- Xác định được sự phân bố các đối tượng địa lí ởquốc gia, khu vực VN và trên TG

- Xác định được một số đặc trưng của các bộ phậnlãnh thổ tự nhiên; về tự nhiên, dân cư, kinh tế củamột số khu vực và quốc gia; của các vùng trongmột quốc gia; so sánh giữa một số quốc gia, khuvực, vùng,…

- Phát hiện, chọn lọc, tổng hợp được những đặctrưng của các bộ phận tự nhiên; về tự nhiên, dân

cư, kinh tế của các vùng kinh tế Việt Nam

Năng lực giải thích các hiện

tượng và quá trình địa lí (tự

nhiên, kinh tế - xã hội)

- Giải thích được cơ chế diễn ra một số hiện

tượng, quá trình tự nhiên trên TĐ, sự hình thành,phát triển và phân bố của một số yếu tố hoặcthành phần tự nhiên

- Vận dụng được các quy luật địa lí chung vào việcgiải thích một số đặc điểm của sự vật hiện tượng tựnhiên trên Trái đất và ở lãnh thổ Việt Nam

- Giải thích được một số hiện tượng, quá trình địa

lí tự nhiên trong thực tế địa phương

- Vận dụng được mối liên hệ giữa các yếu tố ddan

cư lại với nhau, giữa dân cư với kinh tế, giữa kinh

tế với kinh tế để giải thích các sự vật, hiện tượng,dặc điểm, quá trình phát triển ở mỗi quốc gia, khuvực và ở Việt Nam

- Vận dụng được mối liên hệ của điều kiện tựnhiên và TNTN để giải thích sự phân bố dân cư

và kinh tế

- Phân tích được tác động tích cực, tiêu cực củacon người đến môi trường tự nhiên

Trang 28

- Phân tích được tác động của con người đếnmôi trường tự nhiên thông qua hoạt động khaithác tài nguyên.

- Giải thích được tính cấp thiết của việc sử dụnghợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môitrường ở nước ta

bố đối tượng địa lí trên bản đồ của một số quốcgia, khu vực và thế giới

- So sánh được sự phân bố của các đối tượng địa

lí trên bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam

- Khai thác được các kênh thông tin bổ sung(bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh,…) từ lược đồ,bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam

- Thực hiện được một số tính toán đơn giản (tínhGDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởngkinh tế,…)

- Nhận xét, phân tích được các bảng số liệuthống kê

- Xây dựng được các bảng thống kê có cấu trúcphù hợp với ý tưởng phân tích số liệu

- Đọc được lát cắt địa lí tự nhiên; phân tích đượcmột số kiểu tháp dân số tiêu biểu

- Lựa chọn được các dạng biểu đồ thích hợp hoặcbiểu đồ thích hợp nhất để thể hiện động thái, cơcấu, quy mô,…của đối tượng địa lí

- Vẽ được biểu đồ đã có; rút ra được các nhận xét

từ các biểu đồ đã vẽ và giải thích

- Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin trên Internet

Trang 29

phù hợp với nội dung, chủ đề nghiên cứu.

- Sử dụng được tranh, ảnh địa lí để miêu tả nhữnghiện tượng, quá trình địa lí có tính khái quát

- Lập được bộ sưu tập tranh ảnh (bản giấy và bản

- Sử dụng được những kĩ năng cần thiết để thu thậptài liệu sơ cấp ngoài thực địa: quan sát, quan trắc,chụp ảnh thực địa, phỏng vấn, vẽ lược đồ, sơ đồ

- Trình bày được những thông tin thu thập được

từ thực địa

Năng lực thu thập, xử lí và

truyền đạt thông tin địa lí

- Thu thập, xử lí, hệ thống hóa được thông tin từnhiều nguồn khác nhau theo chủ đề

- Xây dựng được đề cương báo cáo, định hướngđược nguồn tài liệu, tư liệu phục vụ viết báo cáo

- Viết được báo cáo hoàn chỉnh và trình bày thôngtin địa lí theo các hình thức khác nhau (lời, bài viết,

…)

- Liên hệ và làm rõ được mối quan hệ chặt chẽgiữa nội dung học tập với các vấn đề về tự nhiên,dân cư, kinh tế - xã hội trong thực tiễn của địaphương, đất nước và TG

- Trình bày ý tưởng và xác định được cụ thể chủ

đề nghiên cứu ở địa phương

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng địa lí vào việcnghiên cứu một số chủ đề của đất nước, địaphương do cá nhân hoặc nhóm HS đề xuất

- Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí vào

Trang 30

việc ứng xử phù hợp với môi trường.

b Những biểu hiện cụ thể của năng lực địa lí lớp 12 phần Địa lí tự nhiên

Năng lực

1 Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian

bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á

thổ nước ta đối với tự nhiên, KT – XH và anninh quốc phòng

một số địa điểm Sự phân bố của các đối tượngđịa lí khác gắn liền với từng lãnh thổ

1.4 Diễn đạt sự cảm nhận

không gian

Sử dụng thành thạo bản đồ, lược đồ, sơ đồ đểphân tích đặc điểm tự nhiên, KT – XH của nướcta

1.5 Xác định được đặc trưng

của một lãnh thổ

Phát hiện, sàng lọc, tổng hợp được những đặctrưng về tự nhiên

2 Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí về tự nhiên

2.1 Phân tích các mối quan hệ

qua lại và quan hệ nhân quả

trong thiên nhiên

Vận dụng được các quy luật địa đới và phi địađới trong giải thích sự phân hóa lãnh thổ địa lí

tự nhiên Việt Nam

2.2 Phân tích tác động các điều

kiện tự nhiên và tài nguyên

thiên nhiên tới sự phân bố dân

cư và sản xuất

- Giải thích tác động của điều kiện tự nhiên, tàinguyên thiên nhiên đến sự phân bố sản xuất củaViệt Nam

- Sử dụng được các sơ đồ tư duy để suy luận vềtác động của một tai biến thiên nhiên đến đờisống con người và sản xuất xã hội

- So sánh việc khai thác các thế mạnh về tự nhiên

để phát triển kinh tế - xã hội của các vùng ở nướcta

- Chứng minh được con người đã làm thay đổi

Trang 31

nhiều quá trình trong tự nhiên.

3 Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học

3.1 Năng lực khai thác tài liệu

thành văn

- Biết sàng lọc, so sánh, xử lí thông tin để loại

bỏ thông tin không xác thực, giữ lại thông tinxác thực và phù hợp với địa lí tự nhiên

- Có khả năng phát triển đề cương và trình bày

thông tin, kiến thức về tự nhiên

- Biết khai thác các kênh thông tin từ lược đồ,bản đồ Việt Nam

- So sánh sự phân bố các đối tượng về tự nhiênnhư: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai,khoáng sản,… trên bản đồ Việt Nam

3.3 Năng lực tính toán, xử lí

thống kê

- Phân tích được mối liên hệ, quan hệ giữa cácđại lượng thống kê phản ánh về một số đặcđiểm đặc trưng của các vùng địa lí tự nhiên 3.4 Năng lực phân tích biểu đồ - Biết lựa chọn các dạng biểu đồ thích hợp

- Biết vẽ biểu đồ vừa đảm bảo tính khoa học,trực quan vừa đảm bảo tính thẩm mỹ

- Biết rút ra các nhận xét cần thiết từ các biểu

đồ đã vẽ và giải thích

thông tin thu thập được ngoài thực địa về tựnhiên dưới sự hướng dẫn của giáo viên

- Có khả năng trình bày những thông tin thuthập được từ thực địa về địa lí tự nhiên

3.6 Năng lực khai thác internet Có khả năng chọn lọc, tổng hợp thông tin từ

internet để trình bày thành báo cáo nội dung,chủ đề nghiên cứu về địa lí tự nhiên

Trang 32

năng vào thực tiễn nhiên gắn với thực tiễn địa phương.

- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng địa lí để làmsáng tỏ chủ đề nghiên cứu ở địa phương có liênquan đến địa lí tự nhiên

luận để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình vànăng lực tự khẳng định bản thân

5 Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo

5.1 Năng lực giải quyết vấn

đề, có thể thích ứng với những

thay đổi trong cuộc sống

- Thực hiện các thao tác tư duy trong giải quyếtvấn đề

- Suy luận khoa học về các hiện tượng liênquan đến vấn đề khai thác, sử dụng hợp lí tàinguyên thiên nhiên

- Đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề liên quanđến biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở khu vựcđồng bằng sông Cửu Long Từ đó có khả năngthích ứng với những thay đổi trong cuộc sống

địa lí học để giải quyết sáng tạo các vấn đề liênquan địa lí

c Khả năng hình thành và phát triển năng lực chung và năng lực địa lí qua các dạng câu hỏi TNKQ

* Thuận lơi:

Môn Địa lí ở cấp học THPT nhằm góp phần hoàn thiện học vấn phổ thông chohọc sinh, phát triển tư duy lôgic, tạo điều kiện cho HS có thể tìm hiểu sâu hơn nhữngkiến thức ở lĩnh vực xã hội - nhân văn Bên cạnh đó, môn học Địa lí cũng góp phầncủng cố và phát triển tiếp những năng lực chủ yếu của HS đã được hình thành từ cáccấp học trước đó, đáp ứng mục tiêu giáo dục, phát triển con người Việt Nam trongthời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để đáp ứng yêu cầu phát triển hoàn thiện cácnăng lực cho học sinh đòi hỏi mỗi GV giảng dạy cần phải đảm bảo mục tiêu của từngbài học cụ thể trong chương trình thể hiện qua kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với từngđơn vị kiến thức bài học GV cũng cần khai thác tốt các thiết bị và phương tiện dạy

Trang 33

học, có những phương pháp dạy học thích hợp nhất để phát huy năng lực của từng

HS Và quan trọng nhất là việc kết hợp giữa phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánhgiá kết quả học tập của học sinh Với yêu cầu chung là phải kết hợp các hình thứcđánh giá khác nhau như: trắc nghiệm, câu hỏi tự luận ngắn, kiểm tra miệng, bài tậpthực hành cá nhân, bài tập thực hành theo nhóm,…Trong số những hình thức kiểm tratrên thì TNKQ với những ưu điểm là kiểm tra được nhiều kiến thức hơn, đảm bảotính chính xác, khách quan, công bằng hơn và ít tốn thời gian làm bài của thí sinhcũng như thời gian chấm bài cho giáo viên Và một thuận lợi nữa là hình thức TNKQđặc biệt thích hợp với những kì thi quan trọng cho HS là thi THPT Quốc gia Ngoài

ra, các hình thức kiểm tra đánh giá hay các hình thức dạy học gắn liền với TNKQđồng thời cũng góp phần phát triển năng lực cho mỗi học sinh

Các câu hỏi TNKQ địa lí được giáo viên biên soạn với nhiều mục đích khácnhau, có thể sử dụng trong quá trình giảng dạy, cho Hs ôn tập, tự học kiến thức địa

lí tại nhà và sử dụng trong kiểm tra, đánh giá Dù với những mục đích khác nhautrong sử dụng các câu hỏi TNKQ thì các câu hỏi TNKQ vừa thể hiện được nhữngmục tiêu về kiến thức địa lí đồng thời thể hiện rất rõ về những năng lực chung như:

năng lực tự học, ví dụ cụ thể qua bài Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển,

với kiến thức SGK và Atlat Địa lí Việt Nam, GV biên soạn những câu hỏi TNKQliên quan đến nội dung của bài, khi thực hiện hết các câu hỏi mỗi HS sẽ đạt đượcnhững kiến thức cơ bản nào và năng lực của các em được thể hiện cụ thể ra sao,…

Bên cạnh đó, các câu hỏi TNKQ qua lựa chọn đáp án đúng của mỗi HS là biểu hiện

cụ thể của năng lực địa lí như: năng lực nhận thức theo thế giới không gian, năng

lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí về tự nhiên, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và truyền đạt thông tin địa lí, năng lực giải quyết vấn đề

và sáng tạo.

Ví dụ 1 Nguyên nhân nào dưới đây gây ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A Đây là vùng có lượng mưa nhiều nhất cả nước

B Có địa hình cao ở rìa phía tây và thấp dần ra biển

C Có lượng mưa lớn và chịu ảnh hưởng của thủy triều

Trang 34

D Có mạng lưới sông ngòi dày đặc và mức độ đô thị hóa cao.

Ví dụ 2 Tính chất nhiệt đới của nước ta được biểu hiện qua

A nền nhiệt độ cao, bức xạ lớn

B sự luân phiên hoạt động của gió mùa

C lượng mưa và độ ẩm lớn

D cân bằng ẩm luôn dương

Ví dụ 3 Vì giáp biển Đông nên nước ta có

C Lượng mưa và độ ẩm lớn D Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật.Trong quá trình giảng dạy và học tập của HS, hệ thống các câu hỏi TNKQ

luôn chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng của bộ môn như: quan sát, nhận xét, phân

tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; xử lí và sử dụng số liệu thống

kê, phân tích biểu đồ, sử dụng bản đồ, Atlat, từ đó giúp cho học sinh hình thànhcác năng lực cần thiết để bước vào cuộc sống lao động và học tập sau này [16]

Các câu hỏi TNKQ Địa lí còn vận dụng tri thức địa lí đã học được trong nhàtrường để giải thích các hiện tượng, sự vật của thực tiễn cuộc sống về tự nhiên, dân

cư, lao động, kinh tế và môi trường phù hợp với khả năng của học sinh, đây lànhững câu hỏi rất thực tiễn đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiếnthức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề

Trong quá trình biên soạn và sử dụng các câu hỏi TNKQ Địa lí, GV xác địnhmục tiêu của nội dung bài học và những năng lực HS sẽ đạt được sau quá trình họctập, GV sẽ biên soạn được những câu hỏi TNKQ phù hợp và phát huy năng lực củatừng đối tượng HS

Các câu hỏi TNKQ giúp phát triển năng lực chung và các năng lực đặc thùcho HS được sử dụng dưới các dạng:

+ Câu hỏi TNKQ đòi hỏi khả năng phân tích nhằm gợi ý học sinh tách riêngtừng phần của sự vật và hiện tượng địa lý, hoặc các thành phần của mối liên hệ

+ Câu hỏi TNKQ dưới dạng so sánh, liên hệ: Nhằm liên hệ các sự vật, hiệntượng địa lý lại với nhau trong tất cả các mối quan hệ có thể có trong địa lý và thiếtlập sự giống nhau, khác nhau giữa chúng Khi đặt câu hỏi so sánh, tránh so sánh

Trang 35

khập khiễng Những đối tượng so sánh có thể có những nét tương đồng hay tráingược nhau.

+ Câu hỏi TNKQ được biên soạn dạng nguyên nhân - kết quả là dạng liên hệ

có tính chất phổ biến trong bài địa lý nhằm phát huy năng lực phân tích, tổng hợp,liên hệ của HS

* Khó khăn:

Các câu hỏi TNKQ địa lí góp phần rất lớn vào việc đánh giá trình độ, khảnăng vận dụng kiến thức và phát triển năng lực của HS Tuy nhiên, các câu hỏiTNKQ đòi hỏi sự đầu tư rất cao trong khâu biên soạn và linh hoạt lựa chọn trongcác mục đích sử dụng vì với câu hỏi TNKQ không thể đánh giá được năng lực trìnhbày, diễn đạt và tự luận của HS

Với những câu hỏi TNKQ biên soạn vụn vặt, nhiều câu hỏi gây nhiễu cho

HS, hoặc các câu hỏi không phù hợp với năng lực học sinh như câu hỏi quá dễ và cósẵn câu trả lời; câu hỏi quá khó khiến học sinh không hứng thú, chản nản và bỏ qua

Việc biên soạn các câu hỏi nhằm phát huy năng lực học sinh đòi hỏi sự đadạng của câu hỏi, chất lượng câu hỏi, sự phù hợp của câu hỏi với mục tiêu bài học,

sự liên kết với nhau của các câu hỏi

1.3 Khái quát ph n Đ a lí t nhiên l p 12 Trung h c ph thông ần Địa lí tự nhiên lớp 12 Trung học phổ thông ịch sử nghiên cứu đề tài ựa chọn ớng phát triển năng lực ọn đề tài ổ thông

* Về kiến thức:

Địa lí tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; lịch sử hình thành vàphát triển lãnh thổ (đã giảm tải); đất nước nhiều đồi núi; thiên nhiên chịu ảnh hưởngsâu sắc cảu biển; thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa; thiên nhiên phân hóa đa dạng;

sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai

* Về kĩ năng:

- Kĩ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ và nhận xét về lượng mưa, lượngbốc hơi, nhiệt độ, diện tích rừng, độ che phủ rừng

- Kĩ năng đọc bản đồ, đọc Atlat Địa lí Việt Nam [15]

1.4 Nh ng thu n l i và khó khăn c a ph n Đ a lí t nhiên 12 đ i v i vi c ững hạn chế của phương pháp TNKQ ận lợi và khó khăn của phần Địa lí tự nhiên 12 đối với việc ợi và khó khăn của phần Địa lí tự nhiên 12 đối với việc ủa phương pháp TNKQ ần Địa lí tự nhiên lớp 12 Trung học phổ thông ịch sử nghiên cứu đề tài ựa chọn ối với việc ớng phát triển năng lực ệm vụ nghiên cứu biên so n câu h i TNKQ theo đ nh h ạm vi đề tài ỏi TNKQ ịch sử nghiên cứu đề tài ướng phát triển năng lực ng phát tri n năng l c ểm tra đánh giá và TNKQ ựa chọn

1.4.1 Thu n l i ận lợi và khó khăn của phần Địa lí tự nhiên 12 đối với việc ợi và khó khăn của phần Địa lí tự nhiên 12 đối với việc

Trang 36

Môn Địa lí lớp 12 trong trường phổ thông nói chung và phần Địa lí tự nhiên

12 nói riêng, giúp cho học sinh hiểu biết cơ bản, hệ thống về đặc điểm về vị trí vàlãnh thổ của quốc gia Đồng thời giúp các em hiểu thêm về thiên nhiên và các vấn

đề về tự nhiên, môi trường hiện nay ở nước ta, để cung cấp những kiến thức nàycùng với việc kiểm tra lại việc tiếp nhận những thông từ học sinh thì hệ thống cáccâu hỏi TNKQ địa lí phần tự nhiên lớp 12 sẽ góp phần hướng vào việc hình thànhcác năng lực cần thiết cho người học Đó là năng lực hoạt động, tham gia, hòa nhậpvới cộng đồng và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí để giải quyếtnhững vấn đề đặt ra trong cuộc sống phù hợp với khả năng của mỗi học sinh

Việc biên soạn câu hỏi TNKQ phần địa lí tự nhiên theo định hướng phát triểnnăng lực giúp học sinh tiếp cận với những thành tựu của khoa học Địa lí, đồng thờiđảm bảo tính vừa sức cho học sinh, các câu hỏi mang tính chọn lọc sao cho phù hợpvới trình độ nhận thức và tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh Việc biên soạn các câuhỏi, tiến hành cho học sinh thực hiện từ đó giáo viên rút ra được những phươngpháp giảng dạy mới, phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh và qua đó còn gắnđược nội dung môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụngtri thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở những mức độ nhất định một số vấn

đề của thực tiễn, góp phần đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống Những kiến thứccủa phần địa lí tự nhiên lớp 12 thông qua các câu hỏi trắc ngiệm khách quan theođịnh hướng phát triển năng lực còn giúp học sinh có những hiểu biết nhất định vềnơi các em đang sinh sống, từ đó chuẩn bị cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham giavào hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương Góp phần bồi dưỡng cho học sinhtình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước thông qua việc ứng xử thích hợp với tựnhiên, có ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí,bảo vệ, cải tạo môi trường xung quanh [15]

1.4.2 Khó khăn

Đối với môn Địa lí 12, nhiều năm liên tục luôn được tổ chức thi với hìnhthức tự luận, vì thế việc biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm trong giảng dạy và kiểmtra của mỗi giáo viên chưa thật sự phong phú

Nội dung của phần Địa lí tự nhiên 12 mang tính chất tổng hợp rất cao nên

Trang 37

đòi hỏi HS khả năng phân tích các yếu tố thành phần, bên cạnh đó còn phải kết hợpvới sự khái quát, tổng hợp sự tác động của các yếu tố đó trên một lãnh thổ tự nhiênnhất định Vì thế, việc áp dụng trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá cho phần Địa lí

tự nhiên thì phương pháp làm bài bằng tự luận sẽ giúp HS khả năng viết, diễn đạt,

tư duy và lập luận

Việc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm cho giảng dạy, kiểm tra đánh giá HS sẽgiúp cho GV đánh giá nhanh được khả năng tiếp thu bài học cho HS , đồng thờiđiều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp Tuy nhiên, nhược điểm lớn

là các kiến thức liên tục của địa lí tự nhiên sẽ bị chẻ vụn, đơn giản hóa và thiếu tínhtổng hợp Điều này đòi hỏi người ra biên soạn phải thật sự đầu tư thật tốt trong cảphần kiến thức và các kĩ năng liên quan đến nội dung của Địa lí tự nhiên

Học sinh thường có tâm lí chủ quan và lựa chọn đáp án bất kì khi gặp nhữngcâu hỏi khó nên giáo viên cần hướng dẫn cho các em nền kiến thức thật chắc Ngoài

ra việc biên soạn cần đảm bảo các yếu tố về mức độ tin cậy, độ phân cách của củacác câu hỏi

1.5 Đ c đi m tâm sinh lý h c sinh l p 12 ặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 12 ểm tra đánh giá và TNKQ ọn đề tài ớng phát triển năng lực

Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từlúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Tuổi thanh niên được tính từ 15đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:

Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên Đối với HS lớp 12 thường

có độ tuổi từ 17-18 tuổi, lứa tuổi này chịu tác động của hai yếu tố sinh lí và tâm lý.Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giaiđoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành vềmặt xã hội Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lựclao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi

Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể Sựphát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối Cơthể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự pháttriển của các em còn kém so với người lớn Các em có thể làm những công việcnặng của người lớn Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao Khả

Trang 38

năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệthần kinh tạm thời phức tạp hơn Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí cóđiều kiện phát triển mạnh Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh, sựphát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhâncách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em.Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha

mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng trong gia đình Các emcũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình

Ở nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độthì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên Đòi hỏi các em tự giác, tích cựcđộc lập hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo Nhà trường lúc này

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị tri thức

và hoàn chỉnh tri thức mà còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinhquan cho các em

Xã hội đã giao cho lứa tuổi học sinh THPT quyền công dân, quyền tham giamọi hoạt động bình đẳng như người lớn Tất cả các em đã có suy nghĩ về việc chọnnghề Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp

xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, các em có dịp hòa nhập và cuộcsống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh nghiệm sống đểchuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này

Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ

Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạođiều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ Cảm giác và tri giác của các em đãđạt tới mức độ của người lớn Quá trình quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ.Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển ở các em Tuynhiên, sự quan sát ở các em thường phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụnhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diệnđưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế Trí nhớ của học sinh THPT cũngphát triển rõ rệt Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ Các

em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ

Trang 39

một cách khoa học Có nghĩa là khi học bài các em đã biết rút ra những ý chính,đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảngđối chiếu, so sánh Các em cũng hiểu được rất rõ trường hợp nào phải học thuộctrong từng câu, từng chữ, trường hợp nào càn diễn đạt bằng ngôn từ của mình và cái

gì chỉ cần hiểu thôi, không cần ghi nhớ Nhưng ở một số em còn ghi nhớ đại kháichung chung, cũng có những em có thái độ coi thường việc ghi nhớ máy móc vàđánh giá thấp việc ôn lại bài

Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh Các em đã có khả năng

tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn Năng lực phântích, tổng hợ, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hộimọi khái niệm phức tạp và trừu tượng Các em thích khái quát, thích tìm hiểu nhữngquy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phảitiếp thu…Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó

là tính hoài nghi khoa học Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghivấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn Thanh niêncũng thích những vấn đề có tính triết lí vì thế các em rất thích nghe và thích ghi chépnhững câu triết lý Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa pháthuy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính

Tóm lại, đặc điểm tâm sinh lí HS THPT nói chung và HS lớp 12 nói riêng cónhững ảnh hưởng nhất định đến các phương pháp giảng dạy của giáo viên nóichung và bộ môn Địa lí nói riêng Đặc biệt, những kiến thức cơ bản về địa lí tựnhiên sẽ giúp HS hiểu sâu sắc hơn về thiên nhiên nước mình, tạo điều kiện cho các

em tiếp tục tiếp thu các môn học khác trong chương trình và quá trình học tập.Đồng thời góp phần hình thành những năng lực cơ bản cũng như chuyên biệt cho

HS để giúp các em tìm hiểu, nghiên cứu, giải quyết các vấn đề có liên quan đangdiễn ra trên đất nước ta như: tác động của các điều kiện tự nhiên đến quá trình pháttriển kinh tế xã hôi đất nước, việc phòng chống thiên tai, bảo vệ và sử dụng hợp línguồn tài nguyên, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái, liên hệ đến các vấn đềđịa lí đang diễn ra tại địa phương,…

1.6 Th c tr ng c a vi c biên so n câu h i TNKQ ph n Đ a lí t nhiên l p ựa chọn ạm vi đề tài ủa phương pháp TNKQ ệm vụ nghiên cứu ạm vi đề tài ỏi TNKQ ần Địa lí tự nhiên lớp 12 Trung học phổ thông ịch sử nghiên cứu đề tài ựa chọn ớng phát triển năng lực

Trang 40

12 theo đ nh h ịch sử nghiên cứu đề tài ướng phát triển năng lực ng phát tri n năng l c ểm tra đánh giá và TNKQ ựa chọn

1.6.1 T ch c kh o sát, đi u tra ổ thông ứu ảo sát, điều tra ề tài

* Mục đích:

- Tìm hiểu thực trạng của việc biên soạn câu hỏi TNKQ trong giảng dạy vàkiểm tra đánh giá của GV hiện nay ở trường THPT theo định hướng phát triểnnăng lực

- Tìm hiểu thực trạng về cách học tập và làm bài kiểm tra TNKQ của HStheo định hướng phát triển năng lực của GV

* Nội dung:

- Điều tra GV ở một số trường THPT ở tỉnh An Giang về quan điểm, thựctrạng, những thuận lợi, khó khăn khi biên soạn câu hỏi trác nghiệm khách quanphần Địa lí tự nhiên 12 theo định hướng phát triển năng lực

- Điều tra HS lớp 12 tại một số trường THPT ở tỉnh An Giang về cách họctập và làm bài TNKQ Địa lí 12 phần tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực

* Phương pháp:

Phát phiếu điều tra

* Tổ chức điều tra:

- Thời gian điều tra: Thực hiện vào cuối tháng 5 năm 2017

- Tổ chức điều tra tại một số trường trên địa bàn tỉnh An Giang

Bảng 1.1 Bảng thống kê số trường, số GV, HS tham gia điều tra thực tế

1.6.2 K t qu kh o sát, đi u tra ết ảo sát, điều tra ảo sát, điều tra ề tài

* Nhận thức của giáo viên về biên soạn câu hỏi TNKQ Địa lí tự nhiên 12 theo định hướng phát triển năng lực

Ngày đăng: 16/10/2018, 08:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w