1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THƠ CHỮ hán NGUYỄN DU từ góc NHÌN văn hóa

102 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 513,97 KB

Nội dung

Trong đó, văn học chữ Hán là một kho tàng văn học đồ sộvới các tác phẩm có giá trị, một thành phần cơ hữu của văn học trung đại ViệtNam không chỉ có văn mà có cả thơ.. Qua 3 tập thơ này

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU TỪ GÓC NHÌN

VĂN HÓA

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS.TS NGUYỄN PHONG NAM

Huế, 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập Các kết quả, phântích trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, những lời trích dẫnhay tham khảo đều có tác giả đính kèm Những kết luận trong luận văn là mới

và chưa có tác giả công bố trong bất kì công trình khoa học nào

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 3

bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến trường Đại học Khoahọc Huế, phòng đào tạo sau đại học, Khoa Ngữ Văntrường Đại học Khoa học Huế Đặc biệt, tác giả xin gửilời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Phong Nam người

đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ, dìu dắt tác giả với nhữngchỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai,nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Thơ chữ Hán Nguyễn

Du từ góc nhìn văn hóa”

Xin cám ơn các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy,truyền đạt những kiến thức chuyên ngành và cơ bảncho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứunhững năm qua

Xin cám ơn gia đình, bạn bè, anh chị em đồngnghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả nghiên cứu, tìmtài liệu để hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 9 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 4

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Đóng góp, ý nghĩa của luận văn 6

6 Kết cấu của luận văn 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: NGUYỄN DU – NHÀ VĂN HÓA LỚN CỦA DÂN TỘC 8

1.1 Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệp 8

1.1.1 Cuộc đời 8

1.1.2 Sự nghiệp 11

1.2 Nguyễn Du trong văn hóa – văn học Việt Nam 15

1.2.1 Thời đại Nguyễn Du 15

1.2.2 Nguyễn Du nhà nhân đạo nổi bật trong văn học trung đại Việt Nam .18

1.2.3 Nguyễn Du trong quá trình vận động của văn hóa – văn học Việt Nam 24

CHƯƠNG 2: DẤU ẤN VĂN HÓA TRÊN PHƯƠNG DIỆN TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU 29

2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ chữ Hán Nguyễn Du 29

2.1.1 Con người cá nhân 29

2.1.2 Con người số phận 35

2.2 Cảm thức thiên nhiên trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du 40

Trang 5

2.2.2 Thiên nhiên là đối tượng nhận thức 45

2.3 Cảm thức thời gian và không gian trong thơ chữ Hán Nguyễn Du 51

2.3.1 Cảm thức về thời gian 51

2.3.2 Cảm thức về không gian 56

CHƯƠNG 3 DẤU ẤN VĂN HÓA TRÊN PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU 63

3.1 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ 63

3.1.1 Ngôn từ mang tính biểu trưng 63

3.1.2 Nghệ thuật sử dụng điển cố 70

3.2 Giọng điệu nghệ thuật 75

3.2.1 Giọng điệu tự thuật 75

3.2.2 Giọng điệu triết lý 79

3.3 Thể thơ 84

3.3.1 Thơ cổ thể 84

3.3.2 Thơ luật 86

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn học trung đại, đây là giai đoạn văn học lớn của dân tộc, trải dài từ thế kỉ

X đến hết thế kỉ XIX cùng với sự ra đời của chữ viết Giai đoạn này bên cạnhcác sáng tác viết bằng chữ Hán (khi chúng ta tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa thìvay mượn luôn cả chữ viết), thì các một phận được sáng tác bằng thứ chữ củadân tộc đó là chữ Nôm Vì vậy, nền văn học trung đại gắn liền với 2 bộ phận:văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, và ở bộ phận nào cũng để lại những sangtác hết sức có giá trị Trong đó, văn học chữ Hán là một kho tàng văn học đồ sộvới các tác phẩm có giá trị, một thành phần cơ hữu của văn học trung đại ViệtNam không chỉ có văn mà có cả thơ

Nguyễn Du là một tác giả lớn của văn học trung đại Việt Nam, ông cũng làmột nhà văn hóa lớn của dân tộc Truyện Kiều của ông là một kiệt tác, một tácphẩm xuất sắc không những về hình thức nghệ thuật mà còn cả nội dung tư tưởng.Đây là tác phẩm đã đưa tên tuổi của Nguyễn Du ra thế giới Có nhà nghiên cứu đãnhận đinh: Truyện Kiều là bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII –XIX, đọc Kiều chúng ta sẽ thấy tinh hoa văn hóa của người Việt Nhưng Nguyễn

Du không chỉ có Truyện Kiều, thơ chữ Hán của ông cũng xuất sắc không kém.Thơ chữ Hán của Nguyễn Du gồm 3 tập với 249 bài Qua 3 tập thơ này người đọcthấy được toàn cảnh về cuộc đời phiêu bạt của ông, về những giá trị tinh thần, tưtưởng, cũng như các mặt của đời sống văn hóa Việt Thơ chữ Hán Nguyễn Du đãđược nghiên cứu sâu sắc trên nhiều bình diện, đã có rất nhiều những công trìnhnghiên cứu được công bố Tuy nhiên, thơ chữ Hán của Nguyễn Du là đối tượngluôn ẩn chứa nhiều điều mới mẻ, vì vậy khó có công trình nào có thể giải quyếtmột cách trọn vẹn Để có cái nhìn sâu sắc hơn về thơ chữ Hán của ông, chúng tôi

sẽ tiếp cận chúng ở một phương diện khác, đó là từ phương diện văn hóa

Tiếp cận thơ chữ Hán Nguyễn Du từ góc nhìn văn hóa cũng là cách để ta cóthể thấy rõ và hiểu hơn về cách nhìn cuộc đời, con người, thiên nhiên của

Trang 7

Nguyễn Du Tiếp cận văn chương từ khía cạnh văn hoá, tâm thức cũng phần nàolàm sáng tỏ được sự ảnh hưởng của không gian địa lý, môi trường sống đến hệhình, văn phong sáng tác của một nhà văn Đây là lý do chúng tôi chọn đề tài

Thơ chữ hán Nguyễn Du từ góc nhìn văn hóa.

2 Lịch sử vấn đề

Nguyễn Du và tác phẩm của ông có thể xem là một đối tượng luôn có sức hấpdẫn với giới nghiên cứu, phên bình cũng như công chúng yêu thơ Khác với

Truyện Kiều, tác phẩm đã có một quá trình tiếp nhận, nghiên cứu phê bình trải

dài trên dưới hai trăm năm, thơ chữ Hán Nguyễn Du thì đến năm 1931 mới được

ra mắt bạn đọc lần đầu tiên Tuy vậy, cũng đã có khá nhiều những công trìnhnghiên cứu, từ việc sưu tầm cho đến đi sâu xem xét giá trị của tác phẩm này.Theo sự xác định của hai ông Lê Thước và Trương Chính, những người biên

soạn cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du thì thơ chữ Hán của Nguyễn Du được sáng

tác liên tục trong một thời gian dài “từ năm nhà thơ 21 tuổi (1786) cho đến nămnhà thơ 49 tuổi (1814), trước lúc chết năm năm” Đã có một số công trình sưutầm lại những tác phẩm thơ chữ Hán Nguyễn Du như sau:

Trước cách mạng tháng Tám, các nhà nghiên cứu Đào Duy Anh, Trần TrọngKim đã từng có bài giới thiệu về thơ chữ Hán Nguyễn Du Năm 1959, Nxb Văn

hóa lần đầu tiên cho xuất bản một tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du do Bùi Kỷ, Phan

Võ, Nguyễn Khắc Hanh dịch, tập thơ này sưu tầm được 102 bài

Năm 1965, nhân kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du, Nxb Văn học cho

xuất bản cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du đầy đủ hơn, gồm 249 bài và được chia

thành 3 tập ứng với từng chặng đường đời đầy gian nan của Nguyễn Du

Năm 1988, Đào Duy Anh biên soạn Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Nxb Văn học,

Hà Nội) gồm 249 bài với một số thay đổi trong cách sắp xếp, biên dịch: Thanh

Hiên thi tập (79 bài); Nam trung tạp ngâm (40 bài); Bắc hành tạp lục (130 bài).

Năm 1996, công trình Nguyễn Du toàn tập (Nxb Văn học, Hà Nội, 1996) do Mai Quốc Liên chủ biên có phát hiện thêm bài Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ

II Vì vậy phần thơ chữ Hán được in trong tập I có 250 bài.

Trang 8

Có thể thấy rằng, phải trải qua một thời gian khá dài mới có thể tập hợp đầy

đủ các bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, một phần có thể do thời gian sáng táctương đối dài trải rộng cả cuộc đời của ông, phần do những biến cố của xã hộilàm cho thất lạc Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, phần lớn cácbài viết chú ý tìm hiểu chân dung tinh thần và con người Nguyễn Du qua thơ chữ

Hán Tiêu biểu như các bài như: Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ

Hán (Hoài Thanh), Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán (Xuân Diệu), Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (Hà Minh Đức)…Các tác giả đã dựa vào nội dung

các bài thơ chữ Hán để nhận diện cuộc đời Nguyễn Du Vấn đề quan tâm nhiềunhất ở đây là nỗi buồn đau trước cuộc đời, thái độ của ông đối với thời cuộc, tấmlòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du đối với con người Năm 1960 nhà phê

bình Hoài Thanh trong bài viết Tâm tình của Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ

Hán [16, tr 37], đã khẳng định: “Cái điều rõ ràng là Nguyễn Du không bằng

lòng với toàn bộ cuộc đời lúc bấy giờ” [16, tr 39] Song thái độ không dứt khoát

đã không thể làm mờ được tấm lòng cảm thông, xót thương của Nguyễn Du đốivới những kiếp người đau khổ Cùng với quan điểm của Hoài Thanh, Xuân Diệu

trong bài Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán [16, tr 46] đã nghiêng hẳn

về cái nhìn buồn thương, day dứt của Nguyễn Du trước cuộc đời Xuân Diệu

cũng đi sâu vào một số bài thơ tiêu biểu như Thái bình mại ca giả, Sở kiến hành,

Phản chiêu hồn… tất cả điều chứng tỏ một tấm lòng “yêu thương con người đến

cháy gan cháy ruột” [16, tr 59]

Ngoài ra, cũng có rất nhiều bài viết, nghiên cứu chú ý nhiều hơn đến giá trị

thơ chữ Hán ngoài vấn đề con người và tư tưởng như: Mai Quốc Liên – Thơ chữ

Hán Nguyễn Du; Nguyễn Lộc với Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm sự của nhà thơ; Trương Chính với Tâm sự của Nguyễn Du qua thơ chữ Hán; Nguyễn Hữu

Sơn với Thơ chữ Hán Nguyễn Du từ cõi hư vô nhìn lại kiếp người…

Nguyễn Lộc đã đặt thơ chữ Hán trong thế đối sánh với Truyện Kiều Theoông, “Truyện Kiều giống như một dòng sông lớn còn thơ chữ Hán Nguyễn Du

Trang 9

lại là những con suối nhỏ nhưng tất cả đều đổ vào đại dương mênh mông củachủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ” Mai Quốc Liên gọi thơ chữ Hán Nguyễn Du làthơ trữ tình – triết học Giá trị của thơ chữ Hán được Mai Quốc Liên đánh giá:

“thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩnchứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa”; “thơ chữ Hán Nguyễn Du là đỉnh caocủa thơ chữ Hán Việt Nam trong mười thế kỉ.”

Trong bài viết Nguyễn Du và thế giới nhân vật trong thơ chữ Hán, Nguyễn

Huệ Chi đã khái quát các kiểu nhân vật mà Nguyễn Du nhắc đến trong thơ chữHán, từ chính bản thân nhà thơ đến “con người có số phận cơ cực, hẩm hiu trongcuộc sống”, “nhân vật lừng danh mà mình hằng gần gũi, thân thuộc qua sáchvở”, hoặc đối với những nhân vật phản diện hay kẻ thống trị… Tác giả bài viếtđặc biệt chú ý tình cảm của nhà thơ tới những bậc tài hoa nhưng bạc mệnh

Trong “Lời mở đầu” cuốn sách Nguyễn Du toàn tập, Mai Quốc Liêm đã nhận

định: “Thơ chữ Hán phần lớn là những bài thơ ngắn, theo thể luật Đường, trong đóNguyễn Du bộc lộ cái tôi trữ tình cuả mình, chất trữ tình ở đây hòa quyện với chấttriết học, cho nên phần lớn thơ ở đây có thể gọi là thơ trữ tình triết học” [38, tr 8]

Nguyễn Hữu Sơn với bài viết Thơ chữ Hán Nguyễn Du – từ cõi hư vô nhìn

lại kiếp người đã có cái nhìn tổng thể về nội dung của từng tập thơ chữ Hán Tác

giả bài viết đã khái quát “nỗi đau đời thường được tiếp tục theo đuổi ông trongnhững ngày ra làm quan và thể hiện sâu sắc trong ba tập thơ”

Cũng cần nói đến công trình khá tập trung nghiên cứu về thơ chữ Hán

Nguyễn Du là Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du của tác giả Lê Thu

Yến Với việc chỉ ra các đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán, tác giả đã cung cấpnhững hiểu biết chung để nhận định về di sản văn học quý báu này

Các công trình trên đã thể hiện tâm huyết của các nhà nghiên cứu đối với thơchữ Hán Nguyễn Du Tuy nhiên, hướng nghiên cứu trên chưa đi sâu vào vấn đềgiá trị văn hóa trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, mà mới chỉ dừng lại ở các ý kiến,nhận định cơ bản cũng là bàn về con người Nguyễn Du, tâm sự Nguyễn Du

Trang 10

Ngoài ra, các vấn đề về văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và văn họccũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Văn hóa là cội nguồncủa văn học và “văn học nghệ thuật có nhiệm vụ và tác động to lớn trong việcsáng tạo nên những giá trị văn hóa cao quý ấy” (Phạm Văn Đồng) Trước đây đã

có rất nhiều những công trình nghiên cứu về vấn đề trên Đào Duy Anh đã đặtnhững viên gạch đầu tiên cho lĩnh vực nghiên cứu văn hóa Việt Nam với cuốn

Việt Nam văn hóa sử cương (xuất bản năm 1938, Nxb Bốn Phương tái bản năm

1951) Từ đó đến nay đã có rất nhiều những công trình của các nhà nghiên cứukhác được tiếp nối

Đối với thơ chữ Hán Nguyễn Du, soi chiếu nó qua yếu tố văn hóa đang làmột vấn đề khá mới mẻ Vấn đề văn hóa Việt Nam, văn hóa Thăng Long thời đạiNguyễn Du đã được đề cập đến trong một số công trình nhưng chỉ mới tập trungvào một phương diện hay là đi vào từng tập thơ chứ chưa đi sâu nghiên cứu toàn

bộ Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì đã có một số công trình nghiên cứu về đềtài trên như:

Nguyễn Thị Nương (2007), Sự vận động trong tư tưởng nghệ thuật Nguyễn

Du qua bài thơ Tự thuật Có bước tiến xa hơn trong việc nghiện cứu yếu tố văn

hóa nhưng chỉ khảo sát qua các bài thơ tự thuật của tác giả

Luận văn thạc sĩ của Cao Thị Liên Hương (2010) với đề tài Văn hóa ứng xử

trong thơ chữ Hán Nguyễn Du…là công trình nghiên cứu về giá trị văn hóa trong

thơ chữ Hán Nguyễn Du một cách có quy mô với những đóng góp có giá trị Tuynhiên, luận văn này chỉ khảo sát ở một khía cạnh chứ chưa bao quát toàn bộ giátrị của văn hóa trong tập thơ

Nhìn chung, trong phạm vi nghiên cứu về thơ chữ Hán của Nguyễn Du, cáctác giả chủ yếu nghiên cứu về thể loại, ngôn ngữ, nhân vật, cũng chưa có côngtrình nào đi sâu vào vấn đề văn hóa như một công trình chuyên biệt Vì vậy, việcnghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du dưới góc nhìn văn hóa là một hướng tiếp cậnmới Luận văn này lấy thơ chữ Hán của Nguyễn Du làm đối tượng để soi chiếu,với mong muốn nhận thức một cách đầy đủ hơn tầm vóc của đại thi hào dân tộc

Trang 11

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn hướng đến những giá trị văn hóa được kết tinh

trong các yếu tố tư tưởng, nghệ thuật…trong 3 tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ chú trọng khảo sát về thơ chữ Hán của

Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích và phiên

dịch năm 1965 của NXB Văn học Chúng tôi sẽ tập trung vào những bài thơ tiêubiểu thể hiện rõ nhất giá trị văn hóa trong từng phần của thơ chữ Hán Nguyễn Du

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

- Phương pháp lịch sử: khảo sát thơ chữ Hán Nguyễn Du theo thời gian hìnhthành và ra đời của từng tập thơ Qua việc phân tích này, sẽ thấy rõ hơn về chândung nhà văn hóa Nguyễn Du trên bước đường lưu lạc và làm quan của ông

- Phương pháp phân tích: chúng tôi tiến hành phân tích các tác phẩm tiêu biểu

cụ thể trong ba tập thơ để làm rõ vấn đề

- Phương pháp so sánh: lựa chọn phương pháp này, chúng tôi muốn qua việcđối chiếu để thấy rõ hơn điểm tương đồng cũng như nét độc đáo của các giá trịvăn hóa, nghệ thuật trong thơ ca Nguyễn Du

5 Đóng góp, ý nghĩa của luận văn

- Đóng góp: Thực hiện đề tài theo hướng nghiên cứu lịch sử văn học trung đại

từ góc nhìn văn hóa, người tiếp cận phân tích những tác phẩm mang giá trị nội

dung liên quan đến phạm vi đề tài qua Ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng

như những đóng góp trên phương diện tư tưởng và hình thức nghệ thuật trongthơ, nhằm khẳng định vị trí của nhà thơ trong sự phát triển của lịch sử văn họctrung đại Việt Nam

- Ý nghĩa: Luận văn đã mang đến một hướng tiếp cận mới cho một đối tượngkhông còn là mới mẻ trong văn học trung đại Qua việc phân tích thơ chữ HánNguyễn Du để thấy được dấu ấn văn hóa trong đó, thấy được cả một thời đạicũng như nhân cách vĩ đại của đại thi hào dân tộc

Trang 12

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm

3 chương

Chương 1: Nguyễn Du – nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Chương 2: Dấu ấn văn hóa trên phương diện tư tưởng nghệ thuật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

Chương 3: Dấu ấn văn hóa trên phương diện hình thức nghệ thuật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NGUYỄN DU – NHÀ VĂN HÓA LỚN CỦA DÂN TỘC 1.1 Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệp

1.1.1 Cuộc đời

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên Quê ông ở làng TiênĐiền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Ông sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệuCảnh Hưng đời vua Lê Hiển Tông, trong một gia đình quý tộc Gia đình ông nổitiếng với đường khoa bảng, nhiều người đỗ đạt cao và làm quan to Ở vùng NghệTĩnh người ta vẫn thường truyền tụng câu ca dao về dòng họ này:

Bao giờ Ngàn Hống hết câySông Rum hết nước họ này hết quan

Gia đình Nguyễn Du là gia đình có bề dày về lịch sử truyền thống văn họcnghệ thuật Nguyễn Du may mắn được tiếp xúc với những giá trị văn hóa củanhiều vùng quê khác nhau Đó là tiền đề thuận lợi cho con đường sáng tạo nghệthuật của ông Cha của ông là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), một nhà thơ đồngthời là quan tể tướng của Triều Lê nên Nguyễn Du có ảnh hưởng ít nhiều từ thânphụ Mẹ của ông là Trần Thị Tần (1740 –1778), người xứ Kinh Bắc, một vùngquê hát quan họ nổi tiếng Từ nhỏ ông đã được đắm mình trong những làn điệudân ca phía Bắc Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến những âm điệu trongsáng tác của ông sau này Do mồ côi cha mẹ sớm nên ông phải đến ở cùng ngườianh khác mẹ là Nguyễn Khản Nguyễn Khản là người có tài và nổi tiếng phonglưu một thời, và rất mê hát xướng Chính những điều xảy ra trong thời gian ở vớingười anh cũng đã ảnh hưởng và để lại dấu ấn trong sáng văn học của Nguyễn

Du Hình ảnh những người ca nhi, kĩ nữ luôn được phác họa đậm nét trong cáctác phẩm của ông có thể được bắt nguồn từ đây

Thưở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dàikhông quá mười năm Ông đã phải trải qua rất nhiều mất mát khi tuổi đời connhỏ Năm 1780, khi Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”

Trang 14

Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng làTrịnh Tông Nguyễn Khản là người giúp Trịnh Tông, nên khi việc bại lộ, ông bịgiam Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại vàTham tụng Ông bị kiêu binh kéo đến phá nhà, phải cải trang trốn lên Sơn Tâyrồi về quê ở Hà Tĩnh Thế là anh em Nguyễn Du từ đó mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường, nhưng sau đó ôngkhông đi thi nữa Một người họ Hà ở Thái Nguyên, đã nhận Nguyễn Du làm connuôi Đến khi người này mất, Nguyễn Du được kế chân làm một chức quan nhỏ

ở Thái Nguyên Năm 1789, Tây Sơn kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi vạnquân Thanh sang xâm chiếm Việt Nam Nguyễn Du trở về quê vợ ở xã Hải An,huyện Quỳnh Côi, tỉnh Sơn Nam (Thái Bình) Vài năm sau, ông về Hà Tĩnh,sống ở đây một thời gian khá dài Thời gian “mười năm gió bụi” và những năm

về quê sống “dưới chân Hồng Lĩnh”, đã giúp nhà thơ có dịp hiểu biết, sống gầngũi quần chúng lao động một cách sâu sắc

Nguyễn Du sống ở núi Hồng Lĩnh cho đến năm 1802 Dưới triều Gia Long,ông được bổ chức tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, HưngYên) Tháng 11 cùng năm, ông được đổi làm tri phủ Thường Tín (Hà Tây, naythuộc Hà Nội) Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương nhiều chức vụ quantrọng dưới triều Nguyễn:

Năm 1803, ông được cử lên cửa Nam Quan tiếp sứ thần Trung Quốc

Năm 1805, thăng hàm Đông Các điện học sĩ, phong tước Du Đức hầu

Năm 1807, làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương

Năm 1809, làm Cai bạ dinh Quảng Bình Nguyễn Du giữ chức vụ này trongbốn năm Gia phả chép: “Phàm những việc công trong hạt như lính tráng, dân sự,kiện thưa, tiền nong, lương thực và các hạng thuế, ông đều bàn bạc thươngthuyết với các quan lưu thủ, ký lục để thi hành Ông giữ chức Cai bạ bốn năm,chính sự giản dị, không cầu tiếng tăm, nên được sĩ phu và nhân dân yêu mến”

Trang 15

Năm 1813, Nguyễn Du được thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh

sứ đi Trung Quốc Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri

Bộ Lễ

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi định cử Nguyễn

Du được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc lần nữa để cầu phong, nhưng chưakịp đi thì ngày mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (tức ngày 16 tháng 9 năm 1820)ông ốm nặng rồi mất

Cuộc đời làm quan của Nguyễn Du dưới Triều đại nhà Nguyễn nói chungkhông có trở ngại đáng kể Trong suốt gần hai mươi năm làm quan trải qua haitriều vua, Nguyễn Du xin về bốn lần, lần dài nhất là sáu tháng Ông là ngườiđược vua Gia Long ưu ái, được thăng chức khá nhanh và thường giữ những chức

vụ quan trọng Nguyễn Du cũng không bị triều Nguyễn phân biệt đối xử như đốivới người miền Bắc, hay đối với các di thần nhà Lê Mặc dù vậy, nhà thơ hình

như vẫn có điều gì bất như ý sâu sắc đối với đương thời Đại Nam chính biên liệt

truyện viết: “Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn

cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì”

Có lần Gia Long trách ông: “Nhà nước dùng người cứ kẻ hiền tài là dùng, chứkhông phân biệt Nam Bắc Ngươi với ta đã được ơn tri ngộ, làm quan đến bực Ákhanh, biết việc gì thì phải nói cho hết chức trách của mình, sao lại cứ rụt rè, sợ

hãi, chỉ vâng lời dạ dạ cho qua chuyện” Sách Đại Nam chính biên liệt truyện

viết về cái chết của nhà thơ: “Đến khi ốm nặng, ông không chịu uống thuốc, bảongười nhà sờ tay chân Họ thưa đã lạnh cả rồi Ông nói “được” rồi mất, khôngtrối lại một điều gì”

Nguyễn Du mất ở Kinh đô Phú Xuân năm 1820, thi hài ông lúc đầu chôn ở

xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, bốn năm sau mới dời về antáng ở Tiên Điền Lúc nhà thơ qua đời, quan lại ở Kinh nhiều người làm câu đốiphúng viếng, hết lời ca ngợi tài hoa rất mực của nhà thơ Có những câu:

Trang 16

Nhất viện cầm tôn nhân ký khứ.

Đại gia văn tự thế thanh truyền

(Rượu đàn đầy viện người đi vắng,

Văn tự hơn đời tiếng dội vang.

Hay là câu :

Nhất đại tài hoa, vi sứ, vi khanh, sinh bất thiểm,

Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc, tử do vinh

(Một kiếp tài hoa, làm sứ, làm khanh, sinh chẳng thẹn, Trăm năm sự nghiệp, ở nhà, ở nước, chết còn vinh)

1.1.2 Sự nghiệp

Nguyễn Du được coi là tập đại thành của văn học Việt Nam thời phong kiến,

là người kế thừa một cách sáng tạo truyền thống tốt đẹp của văn học dân tộc vànâng truyền thống ấy lên một đỉnh cao chói lọi Nguyễn Du đã để lại một khốilượng tác phẩm lớn và giá trị cả về mặt nội dung lẫn hình thức

Xét về mặt nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự

đề cao cảm xúc, đề cao chữ “tình” Điều quan trọng hàng đầu trong tác phẩm củaông là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt

là những con người nhỏ bé, bất hạnh Cái nhìn nhân đạo này khiên ông đượcđánh giá là “tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuốithế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX”

Nguyễn Du là người có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của TrungQuốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành nên ở thểthơ nào, ông cũng có bài xuất sắc Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm

lục bát của ông Truyện Kiều đã cho thấy thể thơ lục bát “có khả năng chuyển tải

nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ” Ngoài chữ Nôm,Nguyễn Du cũng đã rất thành công với chữ Hán

Về chữ Hán: Thơ chữ Hán Nguyễn Du chủ yếu là những vần thơ tâm tình,khắc họa hình ảnh của chính Nguyễn Du, một hình ảnh rất động trước mọi biến

Trang 17

cố của cuộc đời Trong quá trình sưu tầm, biên soạn Thơ chữ Hán Nguyễn Du đãnhiều lần được sửa đổi và xuất bản Đến năm 1965 Nxb Văn học đã cho xuất bảntác phẩm Thơ chữ Hán do Lê Thước và Trương Chính sắp xếp gồm 249 bài vàđược chia thành 3 tập.

+ Thanh Hiên thi tập (còn gọi là Thanh Hiền tiền hậu tập) gồm 78 bài, viết

chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan cho nhà Nguyễn Tập thơđược sáng tác trong ban giai đoạn: Giai đoạn “mười năm gió bụi”, từ năm 1786cho đến năm Nguyễn Du trở về quê nhà ở Hồng Lĩnh khoảng cuối những năm

1795 đầu năm 1796; Giai đoạn "Dưới chân núi Hồng", từ năm 1796 đến năm1802; Giai đoạn "Ra làm quan ở Bắc Hà", từ năm 1802 đến cuối năm 1804(trong giai đoạn này có lần nhà thơ được cử đi nghênh tiếp sứ thần nhà Thanhsang phong sắc cho Gia Long)

Thanh Hiên thi tập là tâm sự của Nguyễn Du trước sự suy tàn của các triều

đại phong kiến, sự hỗn loạn của xã hội đương thời Đó chính là sự buồn chán,sầu mộng muốn xa lánh cuộc đời trần trụi để giữ cái thanh cao trong nhân cáchcủa mình Nguyễn Du lúc này đã từng mang chí lớn muốn ngang dọc vẫy vùng,nhưng tiếc thay chí không đạt, mộng không thành nhà thơ trốn chạy trong nhữngvần thơ của mình và quên đi trong men say Tuy nhiên, ở đâu lúc này thi nhânvẫn luôn hướng về đất nước và con người trần thế

+ Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài

thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là từ khi được thăng hàm Đông cáchọc sĩ vào làm quan ở Kinh (gần 4 năm) cho đến hết thời kỳ làm cai bạ dinhQuảng Bình (3 năm, 5 tháng) Ông viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và

những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh Bài đầu tập thơ, Phượng Hoàng lộ

thượng tảo hành, đúng là bài làm trên đường đi vào Kinh nhậm chức: Từ tỉnh lỵ

Hà Tĩnh đi vào có núi Phượng Hoàng và quán Phượng hoàng, và bài Nễ giang

khẩu hương vọng, gần cuối tập có câu

Trang 18

Độc bão hương tâm dĩ tứ niên.

(Ôm nỗi nhớ quê đã bốn năm trời).

Đối với tập thơ này, được ra đời khi Nguyễn Du bắt đầu ra làm quan, đã dấnthân vào chốn quan trường hiểm ác Chính vì vậy, trong tập thơ này nhà thơ gửigắm nỗi thất vọng ở chốn quan trường, nhà thơ nhận ra ở đó chỉ có sự bon chen,

đố kị, những hệ lụy, ràng buộc mất tự do mà cảnh làm quan đem đến Ngoài ra,tập thơ còn thể hiện mối quan tâm của nhà thơ đến những người dân là nạn nhâncủa thiên tai và chiến tranh phong kiến phi nghĩa

+ Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương

Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc Bài Thăng

Long (tháng 2 năm 1813) mở đầu và bài cuối tập là bài Chu Phát làm khi trở lại;

Võ Xương (cuối năm 1813) Từ đó, nhà thơ lên thuyền về Nam quan theo con

đường đã đi lần trước, nên không còn nữa

Đây là tập thơ du kí, đồng thời là cuốn sách hồi cổ, ghi lại sự biểu hiện củathế giới tinh thần, tâm trạng của nhà thơ trong hơn một năm đi sứ Những bài thơtrong tập này được chia thành hai đề tài:

- Đề tài “lộ trình”, ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe trên từng chặngđường đi Qua đó, nhà thơ giải bày tâm trạng, đặc biệt đó là tâm trạng nhớ quêhương, nỗi cô đơn khi tóc đã bạc mà vẫn lưu lạc

- Đề tài “vịnh sử” trình bày suy nghĩ, tình cảm đối với một loạt những nhân vậttên tuổi trong lịch sử Trung Hoa khi đi qua các di tích của họ

Với cách sắp xếp đó có thể hiểu được tâm sự của Nguyễn Du trong từng giaiđoạn Có thể xem ba tập thơ này là ba tập nhật ký ghi trong một khoảng thời giandài, từ năm nhà thơ 21 tuổi (1786) cho đến năm nhà thơ 49 tuổi (1814), trước lúcchết 5 năm Bài thơ nào cũng chứa đựng một lời tâm sự Ngay những bài tứccảnh vịnh sử khi đi sứ Trung Quốc cũng không phải là những bài tức cảnh, vịnh

sử thuần túy mà đều có bao hàm tâm sự của nhà thơ, bộc lộ thái độ sống của nhàthơ một cách hết sức rõ rệt

Trang 19

Về chữ Nôm:

+ Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát.

Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm

Tài Nhân, Trung Quốc Truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mìnhchuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc Vềthời điểm sáng tác, Từ điển văn học (bộ mới) ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn

Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viếttrước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809) Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn"

+ Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh), là một ngâm khúc gồm

có 184 câu theo thể song thất lục bát, trong đó chứa đựng tấm lòng từ bi đối vớicảnh khổ của muôn vạn sinh linh Đây là một tác phẩm giá trị được nhiều họcgiả nghiên cứu, trích giảng, hiện chưa rõ thời điểm sáng tác Theo Trần Thanh

Mại trên Đông Dương tuần báo năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này

sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đấtnước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầusiêu cho hàng triệu linh hồn Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết

Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều Tác phẩm được viết khi ông còn làm cai bạ

ở Quảng Bình (1802 – 1812)

Tác phẩm viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Du đều có biểu hiện của chủ nghĩa

cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong văn học Tài năngnghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm thể hiện rõ nhất qua áng văn chương

bất hủ là Truyện Kiều.

Có thể nói, giữa cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du có liên quanvới nhau rất chặt chẽ Cuộc đời là nền tảng, là cơ sở để tìm hiểu những giá trị vềnội dung trong sáng tác của một nhà thơ Ngược lại tác phẩm không chỉ giúp tahiểu về tác giả mà còn hiểu cả một thời đại mà tác giả đang sống Nguyễn Du làmột con người có tâm hồn lớn Trước sự thay đổi của thời cuộc, tuy có lúc chán

Trang 20

chường, có lúc gần như tuyệt vọng song ông vẫn nhìn thẳng vào thực tế khôngquay lưng lại với cuộc đời như một số người cùng thời Nguyễn Du đã trải quanhững năm tháng sống cuộc đời “bảy nổi ba chìm”, ốm không thuốc, đói không

có cơm ăn, sự nghiệp tiêu tan, người thân mỗi người mỗi ngã, bản thân trôi dạt…thế nhưng ông vẫn sống có ích cho cuộc đời Là người sống trong gia đình quýtộc, đi đây đi đó nhiều, nhìn thấy và thông hiểu tâm tư nguyện vọng của đại đa

số quần chúng nhân dân, nên hơn ai hết ông có cái nhìn toàn diện về cuộc đời vàphản ánh một cách chân thật vào trong tác phẩm sâu sắc Do vậy nhận địnhNguyễn Du là nhà văn hóa lớn của dân tộc quả không sai

1.2 Nguyễn Du trong văn hóa – văn học Việt Nam

1.2.1 Thời đại Nguyễn Du

Nguyễn Du sống trong một thời đại lịch sử đầy biến động cuối thế kỉ XVIIIđầu thế kỉ XIX Với những cuộc bể dâu, những cuộc thay đổi sơn hà, chế độphong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng đời sống người dân bầncùng, xã hội loạn lạc đen tối Xã hội Việt Nam thời Lê mạt – Nguyễn sơ đầy rẫynhững biến động Chế độ phong kiến tập quyền ngày càng lộ rõ những ung nhọt,càng lún sâu hơn những căn bệnh trầm tra Chiến tranh cát cứ và phân quyềngiữa các tập đoàn phong kiến trung ương không khác nào một nạn dịch lớn Đặcbiệt là cuộc đối đầu giữa họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trongkéo dài hơn hai thế kỷ (từ năm 1570 đến 1786) Đất nước rơi vào cảnh Nam Bắcchia cắt, vừa có vua lại vừa có chúa, năm bè bảy mối tranh quyền đoạt lợi, chémgiết lẫn nhau

Toàn thể bộ máy thống trị phong kiến từ trung ương đến địa phương đều suyđồi Chúa Trịnh thâu tóm hết quyền binh về mình, vua chỉ là bù nhìn nhu nhược,

vô tích sự Chính vì vậy, quan lại dưới quyền cũng đều vô dụng, hèn nhát Cả hệthống quan lại chỉ biết hưởng bổng lộc từ vua nhưng có mấy ai dám nhận tráchnhiệm khi quốc gia hữu sự Không có gì là lạ khi trong số quan lại đó rất khótuyển chọn để tìm ra những người có tài, có đức Việc mua quan bán tước đã

Trang 21

chặn ngang con đường tiến thân, giúp nước của các nhân sĩ có tài lại xuất thân từtầng lớp nghèo Quan tước của triều đình là một món hàng có thể trao đổi muabán Chính vì vậy, trong nhân dân truyền bài vè:

Đô đốc tam thiên đô đốcChỉ huy bát vạn chỉ huy Trung úy, vệ úy kể làm chi Cai đội, phó đội lấy tàu mà chở Mười quan thì đặng tước hầu Năm quan tước bá, ai nào kém ai

Bất tài, hèn nhát nhưng triều đình lại thẳng tay tăng cường áp bức, bóc lột, vơvét sạch của cải nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa, trụy lạc Chúa thì

“phàm bao nhiêu những loại trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa câycảnh ở chốn dân gian đều thu lấy không thiếu một thứ gì” [21, tr 12] Quan thì

“chỉ tối mắt ăn của đút gây thói gian tham, lại còn những thói dâm bôn vô sỉ”[21, tr 64], “con cháu họ hàng nhà chúa lại mạnh thế làm càng” [21, tr 120],mượn danh đục khoét, khấy nhiễu nhân dân, không từ việc gì Vua chúa sống xahoa phung phí không đời nào bằng, trong khi đó cuộc sống của nhân dân hết sức

các nẻo đường lưu vong Nạn đói lan tràn, Việt sử thông giám cương mục còn

ghi lại cảnh tượng “Dân lưu vong bồng bế, dắt díu nhau đi kiếm ăn đầyđường…”

Xã hội phong kiến Việt Nam lúc này thực sự bế tắc, đã đi vào con đường tựsụp đổ không gì cứu vãn nổi Mâu thuẫn giữa hai giai cấp trở nên gay gắt Người

Trang 22

dân không chịu đựng nổi cuộc sống như cũ Đây cũng là thời đại bùng nổ nhiềuphong trào nông dân khởi nghĩa Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp xảy ra,

mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1771; đã xóa bỏ các tậpđoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn, thống nhất đất nước, đánh tan quân xâmlược Mãn Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc Sau khi thành công, Nguyễn Huệ lênngôi, bắt đầu công cuộc khôi phục nước nhà theo phương hướng mới Không chỉgiáng những đòn sấm sét quyết liệt vào chế độ phong kiến, làm cho chính quyềnlung lay tận gốc, góp phần phá vỡ kỹ cương của xã hội phong kiến thối nát mà

nó còn khơi dậy một trào lưu tư tưởng chống phong kiến, khơi dậy một khátvọng mạnh mẽ con người phải có quyền sống, phải có cơm ăn áo mặc, có tự dohạnh phúc cho mình

Tóm lại, thời đại của Nguyễn Du là một thời kỳ giằng co quyết liệt giữanhiều xu thế chính trị khác nhau Trong đời sống tư tưởng của xã hội, từng mảngnhỏ của hệ thống xã hội phong kiến cơ đồ bị tung ra, lật đổ đến tận gốc rễ, tạonên những cuộc khủng hoảng tinh thần Chiến thắng hiển hách của nông dânkhởi nghĩa, rồi sự phục thù của nhiều thế lực phản động, sức vang dội của nhữngđòi hỏi tự do về công lý, rồi việc lập lại một trật tự xã hội phong kiến đen tối…Tất cả những điều trái ngược đó khiến cho không khí thời đại càng thêm phứctạp, lạc quan và bi quan lẫn lộn Nguyễn Du ngơ ngác trước thái độ ung dungcủa “triều đại Ngô Thời Nhiệm, trong khi ông xót xa cho tình cảnh “tan đàn sẻnghé” của triều đại Lê Trịnh” [6, tr 49] Đồng thời, ông cũng nghe được tiếngvang từ chiến công của Nguyễn Huệ đánh tan hai mươi vạn quân ngoại xâm.Nguyễn Du chưa có dịp làm quen với những con người “cờ đào áo vải” trongcương vị chủ nhân của xã hội, thì ông lại sửng sốt nhìn thấy tấn bi kịch đổ vỡcủa triều đại Tây Sơn

Phong trào Tây Sơn cũng chỉ như một tia chớp lóe lên rồi hoàng hôn cứ từ từbuông xuống Đó là một xu thế khách quan không bao giờ đảo ngược Trong tiếntrình lịch sử dựng nước của dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, thời đại Nguyễn

Trang 23

Du là thời đại suy tàn Thời đại đang thăng trầm trên những bước đi cuối cùng đểtiến sang một thời đại mới.

1.2.2 Nguyễn Du nhà nhân đạo nổi bật trong văn học trung đại Việt Nam

Nhân đạo là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn học Việt Nam mọi thời đại Nhânđạo bao gồm những nguyên tắc, đạo lí làm người, những khát vọng sống, khátvọng hạnh phúc Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ,được biểu hiện tập trung nhất ở giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.Như đã nói ở trên, thời đại Nguyễn Du là buổi “thay đổi sơn hà” Chính vìvậy, chủ nghĩa nhân đạo xoay quanh ba nội dung: phê phán những thế lực phongkiến chà đạp con người; đề cao con người cá nhân; bày tỏ lòng cảm thông, yêuthương trân trọng khát vọng hạnh phúc đối với cuộc sống trần tục của kiếp nhânsinh Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Du đã cho thấy được tư tưởng nhânđạo sâu sắc qua các vần thơ thấm đượm tình người Nguyễn Du có một vai tròrất lớn trong quá trình xây dựng truyền thống văn học dân tộc, trong sự hìnhthành của ngôn ngữ văn học Việt Nam Các tác phẩm của ông thấm nhuần những

tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa cao quý

Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc nhiều đời làm quan

to trong triều đình phong kiến, vì vậy, ông đã chịu ảnh hưởng sâu đậm truyềnthống văn hóa, tri thức đó Những năm tháng tuổi thơ, Nguyễn Du được sốngtrong cảnh nhung lụa, giàu sang, phú quý Nguyễn Hành, cháu Nguyễn Du trong

bài “Đồng Xuân ngụ kí” có ghi lại cảnh sống trong gia đình Nguyễn Du lúc bấy

giờ “Nhớ lại cảnh phú quý khi trước, nhà tôi một ông hai chú dự vào trong chínhphủ, ơn nước dồi dào, các nơi trong thành Bích Câu lâu đài san sát, những người

xe ngựa võng lọng hàng ngày chầu chực ở trước cửa Trong nhà, hạng người nôbộc cũng được ăn thịt, mặc áo gấm Tôi sinh sau đẻ muộn vẫn còn kịp trong thấycảnh tượng ấy” [36, tr 299] Cuộc đời Nguyễn Du tưởng chừng như suôn sẻ,nhưng biến cố của gia đình lại xảy ra đã khiến ông bước sang một con đườngmới Những năm sau đó, các biến cố lịch sử lớn lao đương thời đã khiến ông

Trang 24

phải phiêu bạt qua các vùng đất khác nhau Cuộc sống cơ cực, tiếp xúc với nhiềuhạng người trong xã hội đã giúp ông thấu hiểu, cảm thông cho mọi kiếp người.Bên cạnh đó, ông còn chịu ảnh hưởng truyền thống văn hóa của 3 vùng đất lớngắn bó mật thiết với cuộc đời mình: Thăng Long, Kinh Bắc và quê hương HàTĩnh sông Lam – núi Hồng Chính những thay đổi trong cuộc đời đã định hướngquan niệm thơ văn của Nguyễn Du.

Nguyễn Du đã xuất phát từ quan niệm “đời là bể khổ” để đi đến những nhận định về nhân sinh trên nền tảng tâm thế Việt – lấy tình cảm, tình yêu thương làm chỗ dựa Theo Nguyễn Du, sự đối lập giữa tài năng và số phận “tài mệnh tương đố” là sự bất công cơ bản và lớn nhất Tuy vậy, con người vẫn có thể cải hoá

được số phận nếu nỗi lực tu tâm, hành thiện Nguyễn Du là một trong những nhànhân đạo nổi bật nhất của nền văn học trung đại Các tác phẩm của ông đều chứađựng giá trị nhân đạo sâu sắc đó là: ca gợi phẩm chất tốt đẹp của con người,đồng cảm sót thương cho những số phận bị chà đạp, lên án tố cáo những thế lựctàn bạo, đồng thời đồng tình với những ước mơ, khát vọng của con người

Trải qua nhiều biến cố dồn dập của cuộc sống, cuộc đời trôi dạt nhiều nơi,tận mắt chứng kiến những sự kiện vật đổi sao dời, những cảnh đờithương tâm, ngang trái…, Nguyễn Du thấm thía triết lý của đạo Phật coi cuộcđời là vô thường Ông nhìn cuộc đời bằng con mắt của một nhà nhân đạo chủ

nghĩa, yêu thương, xót xa cho thân phận con người: “Cuộc đời trăm năm biết

bao nhiêu chuyện thương tâm”.

Câu thơ nặng trĩu nỗi niềm xúc cảm của nhà thơ Xúc cảm ấy trong mạch văn

ấy biểu lộ nỗi đau đời khôn nguôi, nỗi thương đời vô hạn do chính cảm nhậnchân thực của nhà thơ về cuộc đời, nên có sức mạnh truyền cảm, lan toả đếnmuôn đời sau

Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, yêu thương con người đến tậncùng, vì vậy các tác phẩm của ông cũng nhân đạo đến tận cùng Ông đã để lại

Trang 25

một khối lượng tương đối lớn các trước tác rất có giá trị không những chữ Nôm

và cả chữ Hán, tất cả đều mang tinh thần nhân văn rất lớn

Đối với thơ chữ Nôm, Nguyễn Du để lại hai tác phẩm có giá trị đó là:

Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh); Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng

sinh) Đây là hai kiệt tác cho thấy tinh thần nhân đạo thấm đượm trong từng

câu từ của nó Văn chiêu hồn là bài văn tế chúng sinh trong đó nhà thơ muốn

chia sẻ tình thương của mình cho tất cả mọi người, đặc biệt là những kiếp

người bất hạnh, đau khổ trong xã hội; Truyện Kiều là tác phẩm vĩ đại nhất, làm

nên tên tuổi thực sự của Nguyễn Du, nơi thể hiện cao nhất chủ nghĩa nhân đạo

của ông Mượn cốt truyện từ cuốn tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh

Tâm Tài Nhân, nhưng Nguyễn Du đã thể hiện tác phẩm của mình bằng một

hình thức khác hẳn Truyện Kiều được viết dưới hình thức truyện Nôm – một

thể loại văn học thuần túy dân tộc, có nguồn gốc sâu xa từ truyện thơ dân gian.Thể thơ mà Nguyễn Du lựa chọn là lục bát, cũng là một thể thơ thuần túy dân

tộc Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã trở thành người phục hưng những giá trị

văn hóa, văn học mang tính bản địa của dân tộc và phát triển đến đỉnh caonhững thành tựu tinh thần này

Tác phẩm Truyện Kiều viết về số phận con người, số phận của người phụ nữ

-những nạn nhân bị đầy đọa của xã hội phụ quyền Đặc biệt, tác phẩm viết vềthân phận của một người phụ nữ thuộc loại “dưới đáy” của xã hội: Một thiếu nữphải bán mình chuộc cha và bị xã hội dồn đuổi buộc làm kỹ nữ trong chốn lầuxanh Nguyễn Du đã vượt lên trên mọi thành kiến xã hội để ca ngợi vẻ đẹp củaThúy Kiều, và đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng Đó cũng là điềurất khác biệt với nhiều nhà nho đương thời Bên cạnh đề cao những phẩm chấttốt đẹp của người phụ nữ trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Du cũng thương cảm, xót

xa cho định mệnh đẩy họ đến bước đường cùng khổ Không những chỉ là mộtđối tượng cụ thể, tác phẩm của Nguyễn Du còn mang tính khái quát, lý giải chonhững bất hạnh xảy đến với những người phụ nữ bằng hai câu thơ:

Trang 26

Rằng : Hồng nhan tự thuở xưaCái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Ngoài những giá trị mà truyện thơ Nôm để lại, Nguyễn Du còn có 3 tập thơchữ Hán, tổng cộng 249 bài Đây là ba tập thơ đánh dấu những chặng đườngnghệ thuật quan trọng với những nỗi buồn mang tính nhân loại của ông Những

bài thơ như Độc Tiểu Thanh kí (Đọc Tiểu Thanh kí), Long thành cầm giả ca (Bài

ca người gảy đàn ở thành Thăng Long), Thái Bình mại ca giả (Người hát rong ở Thái Bình), Sở kiến hành (Bài hành những điều trông thấy), Trở binh hành (Bài

hành về việc binh làm nghẽn đường)…thể hiện ưu tư của nhà thơ trước cuộc đời

và trước vận mệnh của con người Với một tấm lòng mẫn cảm, dạt dào yêuthương và vô cùng tinh tế, những vần thơ chữ Hán của Nguyễn Du như nhữnggiọt lệ khóc thương cho những cảnh đời đầy trái đắng, vọng lên những âm thanhthống thiết mà vẫn thể hiện được nhân cách phi thường của một con người đầylòng trắc ẩn

Độc tiểu thanh kí có lẽ là bài thơ cho thấy rõ nhất những giọt lệ và nụ cười

của một trang chí sĩ, những câu cuối của bài thơ:

…Cổ kim hận sự thiên nan vấnPhong vận kỳ oan ngã tự cưBất tri tam bách dư niên hậuThiên hạ hà nhân khốc Tố Như

(…Những nỗi hận cổ kim, khó mà hỏi trời được.

Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc lỗi oan lạ lung

vì nét phong nhã Không biết hơn ba trăm năm sau,

Thiên hạ ai người khóc Tố Như.)

Nhận thức rất rõ ràng về nỗi hận, nỗi oan ức của những người phong nhã, ôngcảm thương cho số kiếp của người phụ nữ trong xã hội đương thời nhưng cũng là

Trang 27

khóc thương cho chính số kiếp của mình Một tiếng lòng gửi gắm đến đời saumong mỏi có người hiểu cho nỗi niềm của bản thân.

Không chỉ nghĩ đến mình, các tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Du với đề tàihiện thực là niềm trăn trở trước số phận con người Nguyễn Du từ cõi lòng ngổnngang những khổ đau của riêng mình đề cập đến với cõi người nói chung Ẩnhiện trong những sáng tác của ông là những sắc mặt ốm đói xanh xao, là cảnhhiện thực của nhân dân cùng khổ Tác giả đã bằng tất cả tâm huyết, tình cảm, xótthương để vẽ lên bức tranh tả thực đầy sống động về tình cảnh những người dân

nghèo trên bước đường tha phương Thế giới nghệ thuật trong Bắc hành tạp lục

là bức tranh hiện thực rộng lớn Ở đây có cảnh một người già cả, mù lòa, một em

bé dắt đi hát rong kiếm ăn ở thành Thái Bình

Khẩu phún bạch mạt, thủ toan xúc, Khước tọa, liễm huyền, cáo chung khúc

Đàn tận tâm lực cơ nhất canh,

Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục

Tiểu nhi dẫn đắc há thuyền lai,

Do thả hồi cố đảo đa phúc

(Thái bình mại ca giả)

(Miệng sùi bọt, tay rã rời, Ngồi yên, cất đàn, ngỏ lời đã đàn hát xong.

Dốc hết tâm lực gần một trống canh,

Mà chỉ được năm sáu đồng tiền.

Đứa bé dẫn được ra khỏi thuyền Còn quay đầu lại chúc “đa phúc”)

Người già và em nhỏ là đối tượng của sự nâng niu, trìu mến và trân trọng.Vậy mà ở đây, họ bị xô đẩy vào những ngõ hẻm lầy lội của cuộc đời Hình ảnhông lão dốc hết sức “gần một trống canh” “miệng sùi bọt, tay rã rời” cuối cùngchỉ được “năm sáu đồng tiền” ám ảnh mãi tâm trí người đọc Có cái gì đó đến tội

Trang 28

nghiệp, chua xót Nguyễn Du nhận ra không hề thấy chút tình người ở đây,người đời thật quá tàn nhẫn Chính vì vậy, ông đau, ông tủi, ông thấu hiểu nhữngcảnh đời bất hạnh đó.

Một bức tranh hiện thực có sức khái quát nữa là bức tranh một bà mẹ dắt bacon đi ăn xin Nguyễn Du gặp trên đường:

Kiến nhân bất ngưỡng thị,

Lệ lưu khâm lang lang

Quần nhi thả hỉ tiếu,Bất tri mẫu tâm thương

(Sở kiến hành)

(Thấy người không dám ngước nhìn lên,

Nước mắt chảy ròng ròng trên vạt áo.

Bầy con vẫn cười vui, Không biết lòng mẹ đau.)

Trước thân phận kẻ nghèo, nhà thơ từng thốt lên chua chát “Phàm người tathà muốn chết, không ai muốn nghèo” Không muốn nhưng vẫn phải chịu Vìvậy mà tủi mà nghẹn ngào nước mắt rơi ướt vạt áo Bên cạnh, nước mắt cayđắng của người mẹ, bầy con vẫn hồn nhiên cười vui Nụ cười trẻ nhỏ ngây thơ,trong sáng quá đỗi không khỏi làm người ta thắt lòng Trong tình cảnh đó,Nguyễn Du cho thấy sự hoang mang giữa lẽ đổi thay của cuộc đời, băn khoăn về

số phận của con người Phải chăng số mệnh tại trời? Qua những vần thơ chữHán, ta đã thấy một Tố Như gắn bó với cuộc đời, con người bằng một thái độyêu ghét rõ ràng, bằng cái nhìn đầy tình yêu thương, mang tính nhân đạo sâu sắc.Hoài Thanh có viết: "Nguyễn Du chắc chắn vẫn là tên tuổi lớn lao nhấttrong toàn bộ nền văn học Việt Nam" Nguyễn Du đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tớicác thế hệ thi nhân Việt Nam sau này Quả đúng không hề sai, những đau khổtrong cuộc đời, trải qua khoảng thời gian nghèo khó, sống với những con ngườidưới đáy xã hội Nguyễn Du đã dốc toàn bộ tài năng của mình để một phần nào

Trang 29

đó giải bày, khóc thương, cảm thông, chia sẻ và nhận ra được giá trị đẹp nhấttrong những con người tầm thường nhất Chính vì vậy, cả sáng tác chủ Hán lẫnsáng tác chữ Nôm đều chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc Tinh thần đó nhưmột mạch nước chảy dài qua các thể hệ những nhà văn kế tiếp trên con đường đềcao tình người trong văn chương.

1.2.3 Nguyễn Du trong quá trình vận động của văn hóa – văn học Việt Nam

Trong sự phồn tạp tưởng như không thể nắm bắt được của các sự kiện vănhọc, tiến trình văn học Việt Nam vẫn diễn ra theo một trình tự, một xu hướng,một quy luật nhất định mà các giai đoạn văn học cụ thể chỉ là sự tiếp nối lẫnnhau một cách lôgich Tuy nhiên, đời sống văn học là kết quả của mối quan hệtương tác giữa chủ thể và khách thể Sự thay đổi của các yếu tố thuộc về hiệnthực xã hội lịch sử với tư cách là đối tượng của sự phản ánh phải được chủ thể lànhà văn nhận thức để chuyển hóa thành tác phẩm văn học Chủ thể sáng tạo nhìnngắm thế giới khách quan và xử lý các quan sát hiện thực bằng vốn tri thức vănhóa, bằng quan điểm chính trị, đạo đức – thẩm mỹ, những yếu tố chịu sự tácđộng của nhiều nhân tố khác nhau Vẫn là vấn đề con người, song lý tưởng vềcon người ở mỗi thời kỳ, giai đoạn cũng khác nhau Nhưng thực tế tình hình vậnđộng văn học không như vậy Văn học là một hoạt động mang tính chất văn hóa

Nó phản ánh tư tưởng, tình cảm của con người trong các mối quan hệ hiện thựcgồm: quan hệ với môi trường thiên nhiên, quan hệ với môi trường xã hội, quan

hệ quốc gia dân tộc và quan hệ với chính bản thân Trong bất cứ thời kỳ lịch sửnào, con người cũng phải xử lý các mối quan hệ đó Chính vì vậy, các nhà văntrong bất cứ thời kỳ nào cũng phải đặt những sáng tác của mình trên nhữngphương diện đó để giải quyết và bộc lộc tư tưởng của bản thân

Giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, giai đoạn suy yếu của chế độphong kiến Việt Nam, cũng là giai đoạn giao thoa của văn hóa và văn học Nó kếthừa những tinh hoa đã có, đồng thời tạo lập cái mới mà trước đây vì hệ quychiếu trong tư tưởng mà không dám nói ra hay có nói cũng chỉ mập mờ Nguyễn

Trang 30

Du là cái tên xuất chúng nhất được nhắc đến trong giai đoạn này, không chỉ vềmặt văn hóa mà cả văn học Nguyễn Du giữ một vai trò rất quan trọng trong quátrình vận động của văn hóa – văn học dân tộc

Sinh ra và lớn lên giữa một thời tao loạn, chứng kiến biết bao cuộc đổi thay.Ngay gia đình ông cũng là cả một tấm bi kịch với sự phân hóa quyết liệt Ngườithì mang tâm sự hoài Lê, người nhập cuộc với Tây Sơn, có người chống đối hoặctheo về với nhà Nguyễn Bản thân ông cũng bị xô đẩy, vừa mới được giữ mộtchức quan nhỏ dưới thời Lê mạt thì phong trào Tây Sơn dấy lên, ông trở thànhcánh bèo trôi dạt, khi ở quê vợ Thái Bình, khi về lại núi Hồng, sông Lam Ðếnngày ra làm quan với nhà Nguyễn và được trọng dùng thì tuổi đã sang chiều.Hơn nữa lại phải ở bên “chúa lạ”, nơi dẫu sao mình cũng chỉ dự một vai phụ, vìthế, dường như ông luôn bị phân thân Ông thấy triều đại nào mình cũng chịu ânsủng và cũng thấy những điều bất cập, trái chiều, khó có thể tận trung tận hiếu.Nguyễn Du là một nhà Nho, nhưng lại là một nhà Nho tài tử trọng tài năng.Ông luôn sống đúng với suy nghĩ của mình, không chịu theo những quan niệm

đã tạo nền sẵn từ trước đó Có thể nói, phụ nữ là đối tượng được các nhà thơ ởmọi thời kì khai thác nhằm bộc lộ nỗi niềm của bản thân Nhưng phụ nữ trongthơ Nguyễn Du lại khác Cũng chính bắt đầu từ ông thì người phụ nữ thuộc tầnglớp cuối của xã hội được coi trọng và được miêu tả với những phẩm chất tốt đẹpnhất Trong các sáng tác của mình, nhà thơ đã mượn hình tượng của nhữngngười ca nhi, kỹ nữ, cô đào làm đối tượng thể hiện giá trị tư tưởng của nhà văn.Chính những nhân vật này là cầu nối liền thành một mạch giữa thời kì văn họctrước và sau thế kỉ XVIII Nó không bị mất đi ngay cả trong cuộc đấu tranhchống Pháp xâm lược và góp phần đem lại nhiều cảm hứng mới cho văn họccuối thế kỉ XIX đưa văn học dân tộc sang một thời kì mới Bắt đầu từ Nguyễn

Du, sau truyền qua Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Phan Huy Vịnh cho đếnNguyễn Khuyến, Dương Khuê…người kỹ nữ, đào hát trở thành đối tượng thôngcảm, đồng cảm Họ là những người thể hiện tập trung hơn cả vấn đề về số phận

Trang 31

của tài tình trong xã hội phong kiến Một số thể loại mới hình thành như: ngâmkhúc, truyện thơ, hát nói…cũng từ trên cơ sở này Nguyễn Du có những đónggóp rất lớn cho sự phát triển của văn học nước nhà thoát ra khỏi sự chi phối củanền văn học Trung Hoa hàng nghìn năm trước đó.

Ở chặng đường tiếp nối hai thế kỷ, thơ Nguyễn Du là đỉnh cao của tiếng nóinhân văn, đồng hành với những thăng trầm lịch sử và đời sống tinh thần dân tộc

Sự nghiệp thi ca của Nguyễn Du trải dài suốt cuộc đời, có cả thơ chữ Hán và thơchữ Nôm, có cả Ðường thi và lục bát dân tộc, cả thơ đoản thiên và trường thiên.Nghiệm sinh 55 năm trên cõi đời, Nguyễn Du đã để lại cả một di sản thi ca có vịtrí đặc biệt quan trọng trong di sản văn hóa – văn học dân tộc Những tác phẩmnày có mối liên quan trực tiếp với cơ sở văn hóa tạo nên nó

Truyện Kiều không những là một kiệt tác mà thông qua đó ta thấy được cả

một thời kì, một nền văn hóa Nó không những thành công về mặt nội dung, màcòn làm nảy sinh những hình thức sáng tạo văn học, văn hóa khác nhau như: thơ

ca về Truyện Kiều; các phóng tác Truyện Kiều về sân khấu; rất nhiều những dạng thức của văn hóa nghệ thuật dân gian xuất phát từ Truyện Kiều như: đố

Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều…Đây là giá trị văn hóa đặc sắc mà tác phẩm mang lạicho đất nước Chế Lan Viên đã từng khẳng định vai trò của Nguyễn Du đối với

nước nhà qua giá trị mà Truyện Kiều để lại: “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước

hóa thành văn”

Bên cạnh kiệt tác Truyện Kiều thì ba tập thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập,

Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) cũng để lại những giá trị không thuakém Với Nguyễn Du, làm thơ không chỉ để nói chí khí mà là một cách khẳng

định tài năng Trong Thanh Hiên thi tập nhà thơ viết:

…Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịchTàn hồn vô lệ khốc văn chương …

Trang 32

Văn đạo dã ưng cam nhất tửDâm thư do thắng vị hoa mang (Điệp tử thư trung)

(…Mệnh bạc có duyên lưu lại với sách vở,

Hồn tàn không nước mắt khóc văn chương.

đa dạng số phận con người, từ cảnh ngộ ông lão đói nghèo đến người gảy đàn ởthành Thăng Long, từ những người thường gặp chung quanh đến những nhân vậtchìm khuất trong lịch sử, từ nỗi nhớ người thân đến biết bao cảnh đời trầm luântrên đường đi sứ Trung Hoa Trên tất cả là sự nhập thân, cảm thông sâu sắc củaNguyễn Du với mọi kiếp con người Mỗi tứ thơ, mỗi câu thơ của ông đều chanchứa nỗi niềm, bộc lộ tiếng nói cá nhân nghệ sĩ theo một cách nhìn riêng, mộtđiểm nhìn khác biệt trước thực tại Phải có một tâm hồn nghệ sĩ lớn, một nănglực sáng tạo phi thường và “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cảngàn đời”, “lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên

tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”

(Tiên Phong Mộng Liên Ðường chủ nhân) thì Nguyễn Du mới có được kiệt tác

Truyện Kiều và những vần thơ chữ Hán chất nặng suy tư.

Có thể nhận định rằng, Nguyễn Du là một biểu trưng tâm hồn Việt, tính cáchViệt, bản sắc Việt, ngôn ngữ Việt…Một hiện hữu không lúc nào khuất lấp, tồntại bất diệt trong tâm trí bất cứ ai là người dân Việt Nam Tố Hữu là người thấu

Trang 33

hiểu những trăn trở, tâm tư của đại thi hòa dân tộc, đã có sự nhận xét rất đúngthơ văn Nguyễn Du:

Tiếng thơ ai động đất trờiNghe như non nước vọng lời nghìn thu

Thơ chữ Hán ra đời là sự tiếp bước truyền thống thơ chữ Hán của Việt Nam

từ nhiều thế kỉ, với những tên tuổi lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,Đặng Trần Côn, Lê Quý Đôn…Bằng sự trải nghiệm, vốn văn hóa sâu rộngNguyễn Du đã sáng tạo và khẳng định sự phát triển không ngừng của thơ chữHán Cùng với nó là những giá trị văn hóa, chủ nghĩa nhân văn trong văn họcViệt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX

Ðặt trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, sự nghiệp của thi hào Nguyễn Du

đã kết tinh được những giá trị nhân văn bằng những trang thơ giàu cảm thông, ânnghĩa Di sản thi ca của ông, cả chữ Hán và chữ Nôm, đã đặt ra những vấn đềquan trọng về quy luật tiếp nhận và phát triển của mỗi nền văn học Nguyễn Dutrong tư cách “người môi giới văn hóa” vào giai đoạn cuối thời trung đại ở khuvực Ðông Á, đã khẳng định năng lực sáng tạo bậc thầy của nhà nghệ sĩ ngôn từ

Từ những đóng góp của ông trên cả văn học vẫn văn hóa, Nguyễn Du xứng đángđược tôn vinh và có vị trí quan trọng trong lòng người dân Việt nói riêng và thếgiới nói chung

Trang 34

CHƯƠNG 2: DẤU ẤN VĂN HÓA TRÊN PHƯƠNG DIỆN TƯ TƯỞNG

NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU

Văn hóa là những giá trị do con người làm ra Văn hóa Việt đã được hun đúc

từ trong lịch sử, gắn chặt yếu tố cộng đồng, yếu tố cá nhân Trong quá trình pháttriển, nó được tinh lọc thành bản sắc dân tộc với những giá trị nổi bật Đi vàovăn hóa trong văn học là bước chân vào một khu rừng với nhiều tầng lớp khácnhau, nhưng thực ra khi nói đến văn hóa chính là đề cập đến các mối quan hệ,các giá trị của nó trong cuộc sống được soi chiếu qua lăng kính của nghệ thuật Nguyễn Du là tên tuổi xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉXVIII đầu thế kỉ XIX, bên cạnh là một nhà thơ, nhà văn vĩ đại ông còn là nhàdanh nhân văn hóa của dân tộc Điều đó được thể hiện qua các tác phẩm của ông

Cùng với kiệt tác Truyện Kiều, Thơ chữ Hán cũng chứa đựng những giá trị

văn hóa không nhỏ Khi đi vào nghiên cứu yếu tố văn hóa trong thơ chữ Hánchúng tôi đã thấy nổi bật lên mấy khía cạnh: quan hệ về con người; cảm thứcthiên nhiên; cảm thức không gian – thời gian

2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

2.1.1 Con người cá nhân

Tất cả mọi giá trị vật chất tinh thần đều có bề dày lịch sử Và mỗi thời kỳ, giaiđoạn lịch sử chỉ có ý nghĩa khi gắn liền với những giá trị văn hóa dân tộc Truyềnthống lịch sử là yếu tố nuôi dưỡng tâm hồn, là điều kiện để hình thành nhân cáchcon người Trước hết, do điều kiện lịch sử dân tộc, trong tâm thức người Việt Nam,cái đẹp của đạo lý làm người luôn luôn gắn với vận mệnh dân tộc, vận mệnh đấtnước Vì vậy, tùy theo mỗi cá nhân mà thể hiện mình ở những gốc độ khác nhau.Đối với Nguyễn Du, ông gắn số phận cá nhân với vận mệnh chúng sinh Ông là con

người mang trong mình cái lý tưởng “trung quân ái quốc” Nguyễn Du luôn hướng

về một triều đại đã đi vào quá khứ, kể cả khi ông ra làm quan cho nhà Nguyễn ôngvẫn hoài Lê và luôn mang tâm thế buồn trước mọi việc

Trong ba tập thơ chữ Hán, hình tượng con người cá nhân được nhà thơ biểuhiện một cách rõ nét Đó là những thăng trầm đầy đắng cay, tủi nhục của một

Trang 35

con người tài hoa Có thể nói Nguyễn Du sáng tác thơ chữ Hán trước hết để gửigắm nổi niềm riêng Thơ chữ Hán chính là nơi giúp ông giãi bày mọi khổ đau vàbất hạnh, tập trung qua hình tượng một con người đầy âu lo

Vòng xoay một kiếp người, với Sinh – Lão – Bệnh – Tử, vốn nằm trong giáo lý

nhà Phật, không ngờ lại thành nỗi ám ảnh và âu lo triền miên đối với một nhà nhonhập thế Nguyễn Du nghĩ về kiếp phù sinh, không phải từ một lý thuyết nào, màbằng chính trải nghiệm của bản thân Hoàn cảnh sống cao sang, rơi xuống tậncùng khốn khổ, nhà thơ nghẹn ngào thương thân, rồi ngơ ngác nhìn thời cuộc

Cảnh “hoàng hôn thế kỷ” khiến người càng trông thấy càng “đau đớn lòng” Con

người ấy nhiều phen đắng cay, tủi hổ vì phải sống lê la như hành khất:

Bạch lộ vi sương thu khí thâmGiang thành thảo mộc cộng tiêu sâmTiển đăng độc chiếu sơ trường dạ

Ác phát kinh hoài mạt nhật tâmThiên lý giang sơn tần trướng vọng

Tứ thời yên cảnh độc trầm ngâmTảo hàn dĩ giác vô y khổ

Hà xứ không khuê thôi mộ châm (Thu dạ II)

(Móc trắng thành sương, hơi thu đã già,

Cây cỏ quanh thành bên sông đều có vẻ tiêu điều Một mình khuê ngọn đèn trong đêm bắt đầu dài, Vắt tóc vẫn lo cho cái chí nguyện trong những ngày

chót Non sông nghìn dặm, nhìn đến những buồn,

Phong cảnh bốn mùa, riêng mình ngậm ngùi.

Mới rét mà đã thấy khổ vì không áo,

Trang 36

Nơi đâu tiếng đập vải của người khuê phụ rộn rã trong

bóng chiều?)

Cuộc đời Nguyễn Du gắn với một giai đoạn lịch sử đầy những biến động bất

ngờ, dữ dội Trong cuộc “thương hải tang điền”, dòng họ, gia đình và bản thân

Nguyễn Du đã trải qua không ít thăng trầm, mất mát Hiện thực phũ phàng,nghiệt ngã khiến nhà thơ cảm nhận về mình như một kiếp người nhỏ nhoi, một

cá nhân lạc lõng đáng thương giữa cõi đời Đọc các thi tập của ông, cứ thấy trở

đi trở lại kiểu nhân vật trữ tình“Giật mình mình lại thương mình xót xa” (Truyện

Kiều) Con người thương thân ấy đã trở thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc

trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

Chúng tôi đã thống kê được trong Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp

ngâm, có đến 80 lần Nguyễn Du “tự họa” chân dung như một con người đơn

độc, mang nặng nỗi đau mất gia đình, thiếu quê hương Những biến cố, nhữngnỗi đau, bất hạnh từ thời niên thiếu, cùng với khoảng thời gian lăn lộn “mườinăm gió bụi” giữa cuộc đời…đã gieo vào tâm hồn Nguyễn Du cảm giác bơ vơ,

hoang mang tìm kiếm chỗ dựa đã mất Trong U Cư I nhà thơ bộc lộc nổi niềm:

Dị hương dưỡng chuyết sơ phong tục

Loạn thế toàn sinh cửu úy nhân

(Ở đất khách, giả vụng về để phòng thói tục Gặp đời loạn vì muốn giữ toàn sinh mệnh nên luôn luôn sợ người ta)

Trong cảnh loạn lạc, tăm tối đó các thi sĩ thường tách bạch mình với ngườiđời Họ muốn tự do – tự tại tách mình ra khỏi những thế tục tầm thường đểkhẳng định bản lĩnh và nhân cách thanh cao

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻNgười khôn, người đến chốn lao xao (Nhàn – Nguyễn Khuyến)Nguyễn Du cũng có sự đối lập đó nhưng không phải là sự trốn tránh, mà ông

tự thương cảm cho mình Ông xót thương cho con người cô đơn bị ném vào chốn

Trang 37

loạn thế Mọi miền đất đối với ông đều xa lạ, đều hóa thành không gian đấtkhách ngay khi ông đang đứng trên mảnh đất của quê hương Bao giờ, ở đâuNguyễn Du cũng chỉ có một mình:

… Bách tuế vi nhân bi thuấn tức

Mộ niên hành lạc tích tu duNinh tri dị nhật tây lăng hạNăng ẩm trùng dương nhất trích vô

Hay trong Sơn cư mạn hứng ông viết:

Nam khứ Trường An thiên lý dưQuần phong thâm xứ dã nhân cư

Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ

Kinh niên biệt lệ nhạn thanh sơ…

(Kinh đô khuất nẻo dặm nghìn xa Giữa chốn non xanh một túp nhà …

Lòng quê lai láng gương thiềm rọi,

Lệ cũ đầm đìa tiếng nhạn qua…)

Nguyễn Du chấp nhận con người đó tồn tại trong mình, xem đó là số phận màmình phài gánh chịu trong cuộc đời Nguyễn Du một mình đối diện với thờigian, với không gian, chống chọi một mình với những bất hạnh, đau thương.Nhiều khi tâm sự chất chồng, trào dâng, người nghệ sĩ trở nên cô đơn

…Thập niên túc tất vô nhân vấn

Trang 38

Cửu chuyển hoàn đan hà xứ tầm ?

An đắc huyền quan minh nguyệt hiệnDương quang hạ chiếu phá quần âm

Hay trong bài Ngẫu đề, Nguyễn Du giải bày:

…Nhất thân ngọa bệnh đế thành đôngTri giao quái ngã sầu đa mộng

Thiên hạ hà nhân bất mộng trung?

(Ta một mình đau ốm nằm phía đông đế thành.

Các bạn thân trách ta sao hay buồn và hay mơ mộng, Nhưng thiên hạ ai là người không ở trong mộng?)

Thậm chí, khi đã làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, giữ đến chức chánh sứsang Trung Quốc mà Nguyễn Du vẫn một mình cô đơn Khi bôn ba trên conđường núi non hiểm trở, hay dừng lại ở chốn thành nội, quan phủ tấp nập, hàohoa, nhà thơ lúc nào cũng thấy đơn độc, lẻ loi Trong ông luôn khao khát mộttâm hồn tri kĩ giữ thời loạn lạc Ông tự phân thân để vừa giải bày nhưng đồngthời vừa thấu hiểu, cảm thông

…Nhất lộ giai lai duy bạch phátNhị tuần sở kiến đãn thanh san…

(Nam Quan đạo trung)

(…Đường trường tóc bạc bạn cùng, Hai tuần chỉ thấy những vùng núi xanh…)

Hay trong bài Đăng nhạc dương lầu, ông bộc bạch:

…Vãng sự truyền tam túy

Trang 39

Cố hương không nhất nhaiTây phong ỷ cô hạmHồng nhạn hữu dư ai!

(Rượu ba lần dốc ai xưa nhỉ?

Trời một phương xa, làng cũ đâu?

Nhàn tựa gió tây bên cửa sổ Tiếng đâu hồng nhạn vấn vương sầu.)

Ở đây, cảnh đã gặp gỡ với một tâm hồn tha phương, giúp bộc bạch nhữngvấn đề của thời đại, của dân tộc trong giai đoạn suy yếu của xã hội phong kiếnViệt Nam Đó là những âm thanh tưởng như êm ả, trữ tình nhưng lại là ai oán,xót xa, là tiếng kêu than của một cõi lòng sống gắn bó đời mình với dân tộc.Con người cá nhân trong bước đi của lịch sử luôn gắn với quê hương đấtnước Trong khoảng thời gian đi sứ sang Trung Quốc, trên suốt dọc đường đi lànhững hoài niệm, nỗi nhớ da diết quê hương, làng xóm Đó là sự xuất hiệnnhững địa danh gắn bó với cuộc đời của Nguyễn Du như: Thăng Long, TháiBình, Hà Nam… Khi đi xa, hình ảnh quê hương hiện về trong tâm trí nhà thơ.Nhìn ngắm những cảnh đẹp nước người nỗi niềm quê hương ùa về tràn ngập tâmtrí thi nhân, dường như đây là nét chung của các thi sĩ lúc bấy giờ Đối vớiNguyễn Du, quê hương là chỗ dựa tinh thần cho một cuộc đời đầy bất hạnh, lànơi đẹp đẽ, trong lành yên tĩnh, về với quê hương là tránh được vòng trần tục,tìm được sự thanh thản, nhưng quê hương cũng là nơi ông giải bày những nỗiniềm thế sự:

Thái Bình thành ngoại tâu phong khởiXuy trứ Ninh Minh nhất giang thủyGiang thủy trứ hề giang nguyệt hànThùy gia hoàng địch bằng lan canNhị thập thất nhân cộng hồi thủ

Cố hương dĩ cách vạn trùng sơn

Trang 40

(Thái Bình thành hạ văn xuy địch)

(Ngoài thành Thái Bình, gió tây nổi lên, Làm cho nước sông Ninh Minh gợn sóng.

Nước sông gợn sóng, trăng sông lạnh, Nhà ai dựa lan can thổi sáo.

Hai mươi bảy người cùng ngoảnh đầu lại, Nhưng cố hương đã cách muôn trùng múi non.)

Những bài thơ về quê hương của Nguyễn Du khiến chúng ta nhận ra một tấmlòng luôn nặng tình, mang theo cả hồn dân tộc Nguyễn Du rất khác với nhữngthi sĩ cùng thời, thơ ông luôn mang đậm nỗi buồn kể cả khi viết về quê hương.Qua đó ta cũng thấy được tình quê luôn in dấu trong trái tim của thi nhân

2.1.2 Con người số phận

Một trong những nét đặc sắc của tư tưởng nghệ thuật Nguyễn Du đó là quanniệm về con người số phận Theo nhà thơ, con người là sản phẩm của tạo hóa,con người mang tính lịch sử, xã hội nhưng con người còn có một bí ẩn khác đó

là số phận Cái gọi là vận số, số mệnh của con người được ông nhận thấy trongquá trình trải nghiệm cuộc sống Số phận là cái không thể giải thích được nhưng

nó hiện hữu rất cụ thể Do không thể lý giải cho nên ông thường dùng nhữnghình tượng nghệ thuật để diễn tả

Hình tượng đặc sắc nhất mà ông hướng tới đó chính là người phụ nữ Trongvăn học, đây là một hình tượng được nhiều những thi sĩ đương thời chú ý mô tả,phản ánh Nguyễn Du cũng dành một tình cảm rất đặc biệt cho hình tượng ngườiphụ nữ đặc biệt là những người tài sắc nhưng đa đoan Nguyễn Du đã dành cho

họ một tình cảm trìu mếm, đầy thương cảm, trân trọng

Hình ảnh người phụ nữ tài hoa bạc mệnh là chủ đề trở đi trở lại trong sáng táccủa Nguyễn Du Đã hai lần ông phải nấc lên tiếng than đứt ruột, xé lòng “Đauđớn thay phận đàn bà” Vấn đề người phụ nữ tài sắc được nhìn từ phương diện

“tâm” và “mệnh” Trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, hình ảnh những

Ngày đăng: 16/10/2018, 08:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1951), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Bốn Phương, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Bốn Phương
Năm: 1951
2. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Nhà XB: NxbVăn học
Năm: 2008
3. Lê Bảo (1996), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trưởng phổ thong Nguyễn Du, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Bảo (1996), "Nhà văn và tác phẩm trong nhà trưởng phổ thong Nguyễn Du
Tác giả: Lê Bảo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
4. Nguyễn Chí Bền (2002), “Một thế kỷ nghiên cứu văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một thế kỷ nghiên cứu văn hóa Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Năm: 2002
5. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, Tạp chí ngôn ngữ số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 2000
6. Nguyễn Huệ Chi (1965), Tìm hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Du, Tạp chí văn học số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Du
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1965
7. Trương Chính (1997), Văn học Việt Nam trung đại, Tuyển tập Trương Chính (tập 1), Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam trung đại
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1997
8. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học Văn Hóa, Nxb Bộ Văn Hóa Thông Tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học Văn Hóa
Tác giả: Đoàn Văn Chúc
Nhà XB: Nxb Bộ Văn Hóa Thông TinHà Nội
Năm: 1997
9. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoahọc xã hội
Năm: 2006
10. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầuhóa
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2006
11. Đỗ Đức Dục (1984), “Tuyên ngôn sáng tác của Nguyễn Du”, Tạp chí Văn học số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tuyên ngôn sáng tác của Nguyễn Du”
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Năm: 1984
12. Đỗ Đức Dục (1987), Từ Truyện Kiều đến thơ chữ Hán Nguyễn Du, Tạp chí Văn học tháng 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Truyện Kiều đến thơ chữ Hán Nguyễn Du
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Năm: 1987
13. Đỗ Đức Dục (1989), Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1989
14. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2002
15. Ngô Viết Đinh (chủ biên) (2000), Đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh Niên, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du
Tác giả: Ngô Viết Đinh (chủ biên)
Nhà XB: NxbThanh Niên
Năm: 2000
16. Trịnh Bá Đĩnh (1998), Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khóa VIII, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấphành trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc gia
Năm: 1998
18. Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính (2001), Nguyễn Du cuộc đời và tác phẩm, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du cuộc đời và tácphẩm
Tác giả: Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
19. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam , Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1980
20. Nguyễn Văn Hoàn (1964), “Giới thiệu một số tư liệu về Nguyễn Du mới sưu tầm được ở Trung Quốc”, Tạp chí Văn học số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu một số tư liệu về Nguyễn Du mới sưutầm được ở Trung Quốc”
Tác giả: Nguyễn Văn Hoàn
Năm: 1964

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w