1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VĂN hóa CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TRONG THỜI kỳ PHONG KIẾN độc lập tự CHỦ

68 841 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 577,57 KB

Nội dung

Ngoài ra chính trị còn xác lập mối quan hệ và tácđộng qua lại với các yếu tố khác trong cùng kiến trúc thượng tầng như tưtưởng, pháp luật, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức… Do đó, chính trị

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Trang 2

Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏlòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến:

Cô giáo ThS Hoàng Thị Thảo đã giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Tập thể quý thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư Phạm Huế đã

có những khích lệ, động viên cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu

Cuối cùng là sự quan tâm, động viên, giúp

đỡ của gia đình, người thân và bạn bè đã tạo động lực để em hoàn thành tốt nhiệm vụ

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên:

Đỗ Thị Nhi

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3

6 Bố cục của đề tài 3

B NỘI DUNG 4

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ 4

1.1 Định nghĩa và đặc điểm của văn hóa chính trị 4

1.1.1 Một số quan niệm về văn hóa chính trị 4

1.1.2 Định nghĩa văn hóa chính trị 6

1.1.3 Đặc điểm của văn hóa chính trị 7

1.2 Cấu trúc và vai trò của văn hóa chính trị 14

1.2.1 Cấu trúc của văn hóa chính trị 14

1.2.2 Chức năng của văn hóa chính trị 23

Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀNTHỐNG VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIX 31

2.1 Cơ sở hình thành và phát triển của văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam 31

2.1.1 Điều kiện lịch sử 31

2.1.2 Cơ sở kinh tế 33

2.2 Đặc điểm và giá trị của văn hóa chính trị truyền thống 36

2.2.1 Đặc điểm của văn hóa chính trị truyền thống 36

2.2.2 Những giá trị cơ bản của văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống 43

2.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam trong việc xây dựng văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay 52

2.3.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam 52

2.3.2 Một số vấn đề về phương hướng và giải pháp xây dựng văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay 58

C KẾT LUẬN 61

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 4

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa là lĩnh vực mà sự hiện diện và thẩm thấu của nó vào mọi khíacạnh của cuộc sống con người như một yếu tố không thể thiếu được của tổngthể xã hội Tuy vậy, điều này có thể hiểu rằng chúng ta có thể nhận thức được

rõ ràng những kiến thức của văn hóa trong mỗi hoạt động hoặc có thể định liệuđược những mối liên hệ mật thiết có tính chất văn hóa trước khi đưa ra nhữngquyết định Nhưng sẽ là không thực tế nếu chúng ta nghĩ có một hoạt động nào

đó của con người và xã hội lại không cần có sự liên quan của văn hóa, hoặcđứng ngoài bối cảnh của văn hóa Bên cạnh đó, trong nhận thức, vấn đề nàyngày càng trở nên rõ ràng khi văn hóa là phương thức của sự tồn tại và pháttriển lịch sử nhân loại Trên các phương diện của đời sống, văn hóa là yếu tốnội sinh tạo nên động lực và cũng chính là mục tiêu của sự phát triển

Chính trị là lĩnh vực hoạt động rộng lớn và hết sức quan trọng, nó quyếtđịnh vận mệnh của đất nước và sự phát triển của xã hội và con người Trình

độ xử lý các tình huống chính trị một cách khoa học và nghệ thuật không chỉđem lại sự độc lập và ổn định chính trị mà còn là điều kiện cho việc phát triểnkinh tế - văn hóa - xã hội, phát triển con người, xây dựng và phát triển đấtnước Bản chất chính trị, lý tưởng chính trị, trình độ hoạt động chính trịhướng tới một xã hội nhân đạo, nhân văn, tất cả vì sự phát triển và tiến bộ của

xã hội và con người, điều đó nói lên văn hóa chính trị của một nền chính trị.Chính vì thế, không phải ở đâu khác mà chính là ở trong lĩnh vực chính trị thìđời sống, thân phận, diện mạo của cá nhân, cộng đồng mới được quyết địnhmột cách hết sức sâu sắc và trực tiếp V.I Lênin quan niệm: “Chính trị thì bắtđầu ở nơi nào có hàng triệu người” [8, tr20] và “chính trị vừa là một khoa họcvừa là một nghệ thuật” [9, tr80]

Trong môi trường lịch sử, chính trị là một trong những phương thức cơbản, thông qua đó con người và xã hội tiến hành thực hiện và biểu đạt các giátrị văn hóa của mình Đặc biệt trong thời kì phong kiến độc lập tự chủ, nền

Trang 6

chính trị của nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Văn hóa biểu đạttrong chính trị giúp cho đất nước phát triển cùng với sự phát triển của văn hóa

ở thời kì này

Cho đến ngày hôm nay, khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cùng tiếnlên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì văn hóa là một phần quan trọng và cầnđược quan tâm nhiều hơn nữa Chính vì thế mà việc kế thừa và phát huynhững truyền thống văn hóa tốt đẹp của ông cha ta để lại là hết sức quan trọng

và có ý nghĩa Văn hóa chính trị Việt Nam thời kì phong kiến độc lập tự chủ

đã ảnh hưởng sâu sắc, đã có những đóng góp to lớn, để lại những giá trị nổibật cho nền văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống đến quá trình xây dựng

và phát triển đất nước ngày hôm nay

Văn hóa chính trị ở nước ta có một quá trình hình thành và phát triển lâudài, gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Hiện nay, văn hóachính trị Việt Nam đang được kế thừa và phát huy dựa trên nền tảng của chủnghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hướng tới mục tiêu “dân giàu,nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” Cùng với sự kế thừa những giátrị nhân văn cao cả trong nền văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam đểngày càng xây dựng và nâng cao văn hóa chính trị Việt Điều đó cho phépđảm bảo định hướng XHCN, thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoahọc, truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế Cũng chính từ đó đã tạonên nét đặc sắc trong văn hóa chính trị ở nước ta

Thông qua đề tài “Văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kỳ phong kiến

độc lập tự chủ” tác giả bước đầu tìm hiểu những giá trị tiêu biểu của nền văn

hóa chính trị truyền thống Việt Nam và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đềnày đối với việc xây dựng nền văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Dựa trên công cụ lý thuyết về VHCT và bối cảnh lịch sử Việt Nam thời

kỳ phong kiến độc lập tự chủ, đề tài bước đầu khái quát một số đặc điểm và

Trang 7

giá trị của VHCT Việt Nam truyền thống và rút ra một số ý nghĩa đối với việcxây dựng nền VHCT ở nước ta hiện nay.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về VHCT

- Khái quát cơ sở hình thành VHCT Việt Nam truyền thống

- Bước đầu đánh giá một số giá trị cơ bản của VHCT Việt Nam truyền thống

- Rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu VHCT Việt Nam truyền thống đốivới quá trình xây dựng VHCT ở nước ta hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kì phong kiến độc lập tự chủ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về VHCT Việt Nam thời kì phong kiến độc lập tự chủ từ thế

kỷ X đến trước khi Pháp xâm lược Việt Nam

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận chung

Đề tài được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duyvật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Chương 1: Lý luận chung về văn hóa chính trị

Chương 2: Cơ sở hình thành và những giá trị của văn hóa chính trịtruyền thống Việt Nam

Trang 8

B NỘI DUNG Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

1.1 Định nghĩa và đặc điểm của văn hóa chính trị

1.1.1 Một số quan niệm về văn hóa chính trị

 Quan niệm mác-xít về văn hóa chính trị

Chính trị là một phương diện cơ bản thể hiện năng lực của chủ thể (conngười xã hội) trong quá trình khám phá và cải tạo hiện thực Vì lẽ đó, chínhtrị cũng chính là một phẩm chất đặc trưng trong diện mạo đời sống văn hóalàm nên hạn chế giữa thế giới con người và thế giới động vật mà chuẩn mựccủa nó là khả năng tổ chức cuộc sống công cộng dựa trên việc nhận biết quyluật một cách có ý thức

Dưới góc độ xã hội, chính trị là một lĩnh vực bao trùm của đời sống.Trong bất cứ lĩnh vực nào của hiện thực chúng ta cũng có thể thấy được sựtham dự (trực tiếp hoặc gián tiếp) của các yếu tố chính trị Giá trị cũng nhưchất lượng đời sống của các cộng đồng cũng như của từng cá nhân được quy

định rất nhiều bởi khả năng hiểu biết về chính trị Lênin nói: “Một người

không biết chữ là người đứng ngoài chính trị” [16, tr.32].

Khi xã hội càng phát triển thì chính trị ngày càng đóng vai trò to lớntrong đời sống con người Nó là sự cần thiết, đồng thời còn là nhu cầu của cácchủ thể xã hội Tri thức về chính trị giúp cho mỗi con người hiểu được vị trí

và vai trò của các chủ thể xã hội Tri thức về chính trị giúp cho mỗi con ngườihiểu được vị trí và vai trò của mình, từ đó có điều kiện để tiến đến thỏa mãntốt hơn, hợp lý hơn các nhu cầu của bản thân trong đời sống cộng đồng Thiếuhiểu biết về chính trị, con người sẽ tự dẫn mình đi đến những hậu quả có hại,dẫn đến sự xa lạ với đời sống chính trị và cuối cùng đe dọa ngay chính khảnăng tồn tại của mình Chính vì vậy, chính trị cũng chính là một phương diệnphát triển quan trọng của con người và xã hội từ cái nhìn văn hóa

Trang 9

Chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên nó luôn luôn cómột mối quan hệ chặt chẽ với cơ sở hạ tầng Tiêu biểu ở đây là mối quan hệgiữa chính trị và kinh tế Ngoài ra chính trị còn xác lập mối quan hệ và tácđộng qua lại với các yếu tố khác trong cùng kiến trúc thượng tầng như tưtưởng, pháp luật, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức… Do đó, chính trị còn là lăngkính phản chiếu nền văn hóa, văn minh của một xã hội nhất định, của hoạtđộng sáng tạo, của sự giải phóng và phát huy các năng lực con người.

Thế giới trong ta và xung quanh ta không thể không có khía cạnh vănhóa, văn hóa chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người trêntất cả các mặt, là một yếu tố không thể thiếu của tổng thể xã hội Vì thế, trongđời sống xã hội, văn hóa được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau đểnói lên những phẩm chất đặc thù của văn hóa ở từng lĩnh vực khách thể Ví dụvăn hóa giao tiếp, văn hóa pháp quyền, văn hóa dân chủ…

 Quan niệm về văn hóa chính trị của các học giả Hoa Kỳ

Văn hóa chính trị như một thuật ngữ trong khoa học chính trị xuất hiệnlần đầu tiên vào khoảng giữa thế kỷ XX, gắn với tên tuổi hai học giả Hoa Kỳ

là Gabriel Almond và Sidney Verba

Theo hai ông, văn hóa chính trị được hiểu như thái độ, cách thức ứng xửcủa một cộng đồng dân tộc (bao gồm cả chính giới và người dân) với quyềnlực chính trị Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển đa dạng của khoa họcchính trị, nội hàm của khái niệm văn hóa chính trị cũng được hiểu rất khácnhau, nên khó có thể dựa hẳn vào một định nghĩa nào Hơn nữa, mặc dù cáchọc giả phương Tây là những người đi tiên phong trong việc đưa ra kháiniệm, nhưng xét về thực chất, văn hóa chính trị đã hình thành từ rất sớm vàkhông phải chỉ có ở châu Âu

Đến những năm 1950, hai nhà chính trị học Mỹ H.Almond và H.Paul đã

đưa ra định nghĩa VHCT cho đến nay vẫn được nhiều người đồng tình: "Văn

hoá chính trị là tập hợp các lập trường và các xu hướng cá nhân của những

Trang 10

người tham gia trong một hệ thống nào đó, là lĩnh vực chủ quan làm cơ sở cho hành động chính trị và làm cho hoạt động chính trị có ý nghĩa Những định hướng cá nhân bao gồm một số thành tố; cụ thể là:

- Định hướng nhận thức: là hiểu biết đúng sai về các khách thể và các tư

tưởng chính trị Những hiểu biết này có thể là hiểu biết trực quan về chính trị,cũng có thể là tư duy chính trị đã được khoa học hóa

- Định hướng tình cảm: đó là cảm giác về những mối liên hệ, sự lôi

cuốn, về mâu thuẫn với các khách thể chính trị nào đó

- Định hướng đánh giá: là ý kiến, nhận xét về các khách thể trên cơ sở

căn cứ vào những hệ thống giá trị và tiêu chuẩn để đánh giá” [15]

Cũng giống như quá trình sáng tạo văn hóa nói chung, một đặc điểm quantrọng của văn hóa chính trị là cùng với những yếu tố nội sinh - những yếu tố cócội nguồn bản địa, sinh ra từ cơ sở hạ tầng văn hóa truyền thống, tạo nên tínhđồng nhất cao trong văn hóa chính trị, luôn có những yếu tố ngoại lai nhưngđược tiếp biến và có sức sống trong văn hóa bản địa hoặc những giá trị văn hóabản địa bị biến đổi dưới tác động của chúng, được gọi là yếu tố ngoại sinh

1.1.2 Định nghĩa văn hóa chính trị

Trên cơ sở quan điểm mang tính định hướng của tư tưởng Hố Chí Minh,các nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam đã đưa ra nhiều cách diễn đạt về khái

niệm VHCT: “VHCT là chất lượng tổng hòa của tri thức, tình cảm, niềm tin

chính trị, tạo thành ý thức chính trị công dân, thúc đẩy họ tới những hành động chính trị tích cực phù hợp với lý tưởng chính trị của xã hội trở thành giá trị xã hội của công dân, góp phần hướng dẫn họ trong cuộc đấu tranh vì lợi ích chung của xã hội vì tiến bộ và phát triển” [15].

Khoa chính trị học, Học viện Báo chí tuyên truyền – Hà Nội định nghĩa:

“Văn hóa chính trị là một lĩnh vực biểu hiện đặc biệt của văn hóa của loài

người trong xã hội có giai cấp được hiểu là trình độ phát triển của con người được thể hiện ở trình độ hiểu biết về chính trị, trình độ tổ chức hệ thống quyền

Trang 11

lực theo một chuẩn giá trị xã hội nhất định nhằm điều hòa các quan hệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ xã hội”.

Từ cách tiếp cận xem chính trị là lĩnh vực hoạt động gắn liền với nhữngquan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các tập đoàn xã hội khác nhau mà hạtnhân là vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước, sự tham gia vàocông việc nhà nước, sự quy định các hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt độngcủa nhà nước được xem như cái quan trọng nhất của chính trị, các nhà khoahọc của Viện Khoa học chính trị đã xem xét VHCT từ góc độ rộng hơn của

các khoa học chính trị “Văn hóa chính trị là phương diện của văn hóa trong

xã hội có giai cấp, nói lên tri thức, năng lực sáng tạo trong hoạt động chính trị dựa trên nhận thức sâu sắc các quan hệ chính trị hiện thực cùng những thiết chế chính trị tiến bộ được lập để thực hiện lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp hay của nhân dân, phù hợp với sự phát triển của lịch sử VHCT nói lên sản phẩm và hình thức hoạt động chính trị của con người cùng những thiết chế chính trị mà họ lập ra để thực hiện lợi ích giai cấp cơ bản của chủ thể tương ứng”.

Kế thừa các định nghĩa VHCT nêu trên, có thể rút ra một định nghĩa

VHCT như sau: “VHCT là một bộ phận, một phương thức biểu hiện của văn

hóa, ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp Là tổng hòa các giá trị của tư tưởng, hành vi và các thiết chế chính trị cụ thể phù hợp với tiến bộ xã hội, do con người sáng tạo ra và bồi đắp trong suốt quá trình ứng xử với quyền lực nhà nước VHCT biểu hiện qua các mô hình tổ chức thể chế chính trị, các chuẩn mực, phẩm chất, năng lực tham dự chính trị của mỗi cá nhân và cả cộng đồng” [6, tr.35].

1.1.3 Đặc điểm của văn hóa chính trị

1.1.3.1 Văn hóa chính trị mang tính xã hội và tính giai cấp

Văn hóa chính trị cũng như văn hóa thuộc về bản chất của con người và

là biểu hiện khía cạnh xã hội của nó Nội dung của VHCT là sự tồn tại và phát

Trang 12

triển của chính con người với tư cách là con người chính trị - xã hội, sự pháttriển những năng lực sáng tạo, những quan hệ, những nhu cầu và lợi ích thôngqua các quá trình chính trị thực tiễn VHCT chỉ xuất hiện cùng với con ngườitrong một xã hội có giai cấp và mỗi bước phát triển của con người trong quátrình tiến bộ xã hội cũng là mỗi một bước phát triển của VHCT.

Văn hóa chính trị hình thành trong thực tiễn đấu tranh giai cấp, hìnhthành ngay trong lòng đời sống chính trị, do đó nó luôn bị chi phối bởi thếgiới quan, hệ tư tưởng, những quan điểm chính trị mà nền tảng là vấn đề lợiích của mỗi giai cấp nhất định Không bao giờ có những giá trị văn hóa chínhtrị chung chung, trừu tượng Bất cứ hành vi nào của các chủ thể chính trị khi

đã chịu sự điều hành của các chuẩn VHCT đều là hành vi hướng tới việc thựchiện và bảo vệ lợi ích giai cấp

Văn hóa chính trị mang đậm tính giai cấp vì nó phản ánh lợi ích của giaicấp được thể hiện tập trung ở quan hệ quyền lực chính trị Các giá trị VHCTthể hiện mối quan hệ quyền lực giữa các giai cấp; quan hệ giữa các giai cấp vànhà nước, giữa nhà nước và công dân; quan hệ giữa các nhà nước, các quốc giadân tộc, các tổ chức chính trị quốc tế… mà ở đó, tất cả đều thể hiện lợi ích vàđịa vị chính trị của chủ thể này đối với chủ thể khác và ngược lại Các giá trịnày gắn liền với các chuẩn tắc, cơ chế và thể lệ, tổ chức và hoạt động chính trị;những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cùng các mối quan hệ xác định đã đượccác cơ quan quyền lực quy định Biểu hiện tập trung nhất tính quyền lực màVHCT phản ánh là Hiến pháp và pháp luật mà nhà nước ban hành Nhữngtrước tác đầu tiên của C.Mác đã chống lại một cách mạnh mẽ các quan niệmcoi nhà nước là một thiết chế đứng trên những xung đột giai cấp để theo đuổilợi ích chung của xã hội và hòa giải những quyền lợi đối lập Thực ra cơ sởnhững mối quan hệ quyền lực là những mối quan hệ kinh tế, cho nên chính trịtrong nhà nước không gì khác ngoài quyền lực chính trị của giai cấp thống trị

Trang 13

về kinh tế để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình chống lại giai cấp đối lập Ngay

trong một Giáo trình Xã hội học tư sản cũng thừa nhận:

Nhà nước gây ảo tưởng phục vụ ý nguyện chung trong khi thực ra nó làmột chiếc áo choàng của quyền lực giai cấp Những cố gắng của giai cấpthống trị để dựng lên một bức tranh về nhà nước như đứng trên quyền lợi giaicấp hay nhóm riêng thực ra là tạo nên một chiến lược tư tưởng để hợp pháphóa địa vị của riêng nó [16, tr.35]

Trình độ VHCT càng cao, càng cho phép các chủ thể chính trị nhận thứcngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn lợi ích cùng con đường và các phương thức

để thực hiện hóa quyền lực và lợi ích của giai cấp mình, bảo đảm cho các chủthể chính trị hành động ngày càng thành thục và có hiệu quả hơn trong thựctiễn đời sống chính trị

Trong một xã hội nhất định, bao giờ cũng vậy, VHCT của giai cấp cầmquyền luôn quy định sự phát triển của nền văn hóa xã hội Trình độ văn hóacủa giai cấp thống trị là nhân tố trực tiếp quyết định bản chất nhân văn củanhà nước Nó định hướng và điều chỉnh các quan hệ chính trị của xã hội; nóđịnh hướng chính trị đối nội và chính trị đối ngoại; nó xử lý các quan hệ giữanhà nước và công dân trong việc tổ chức, điều hành và quản lí đất nước Từ

đó, nhà nước không chỉ làm cho hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trịluôn đóng vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị của xã hội, cũng như sựphát triển văn hóa chính trị của từng thành viên mà còn chi phối toàn bộ sựphát triển của nền văn hóa xã hội

Chính trị XHCN là chính trị của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạocủa giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó, do đó VHCT có cơ sởthống nhất và bền vững mang tính nội tại trong sự phát triển Bởi lẽ nền chínhtrị XHCN với mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng vàphát triển con người tự nó đã là một giá trị lý tưởng, và phương thức pháttriển của nó là mang tính văn hóa sâu sắc Ở đó không mang một tính loại trừ,

Trang 14

mâu thuẩn nào giữa văn hóa và VHCT Có lẽ vì thế một nhà tương lai họcngười Pháp đã viết: “Cái nổi bật trong xã hội Hy Lạp cổ đại là chính trị, trong

xã hội trung cổ là tôn giáo, trong xã hội tư bản là kinh tế, trong xã hội XHCN

sẽ là văn hóa” và “cái cho phép giai cấp công nhân trở thành một lực lượnglịch sử, đó là văn hóa” Điều đó là thống nhất với tinh thần mà V.I.Lênin đãtừng khẳng định: “Văn hóa vô sản = chủ nghĩa cộng sản” [16, tr36]

Như vậy, trong xã hội XHCN, VHCT vừa là phương thức biểu đạt, vừa

là một nhân tố xâm phạm và chi phối trên tất cả các lĩnh vực của đời sốngchính trị Nó định hướng cả một nền chính trị vận động theo những chuẩnmực của văn hóa vì một sự phát triển toàn diện của con người và xã hội Vănhóa chính trị XHCN đóng vai trò vừa là nội dung, vừa là biểu hiện chất lượngcủa nền dân chủ XHCN; nó cũng là nhân tố thúc đẩy cho việc đạt được cácmục tiêu mà CNXH đề ra và là phương thức cho nhân dân lao động trở thànhchủ thể thực sự của quyền lực nhà nước

Trong khuynh hướng phát triển của xã hội ngày nay, đi đôi với khátvọng về một nền văn hóa chính trị XHCN, một vấn đề đặt ra là phải nghiêncứu nó trong tương quan với các dấu hiệu VHCT của TBCN Bởi vì xét ở thờiđiểm hiện tại, CNTB đang là một hệ thống lịch sử, và cũng đang là mộtkhuynh hướng vận động của xã hội loài người

Văn hóa chính trị tư sản thời kỳ giai cấp tư sản đang lên đã thể hiệnnhững giá trị tích cực khi xóa bỏ sự mê muội, thần quyền thời trung cổ mở ravăn hóa Phục hưng, ánh sáng Nhưng từ trong chiều sâu bản chất của văn hóacũng như xuất phát từ lập trường giai cấp, có thể khẳng định rằng: Nhìn vềbản chất, mục tiêu và mong muốn chủ quan của giai cấp tư sản – giai cấpthống trị chính trị, thì VHCT tư sản, xét đến cùng là phản văn hóa Vì ở đó lợiích của đa số nhân dân, những chủ nhân thực sự của xã hội bị tước đoạt cácquyền và lợi ích của mình dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc vào lợi ích củathiểu số thống trị Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 của C.Mác với khái

Trang 15

niệm trung tâm là “lao động bị tha hóa” đã chỉ ra sự thống trị của sản phẩmlao động đối với chính con người sản xuất ra chúng, do chỗ người công nhân

bị tước đoạt tư liệu sản xuất và phải làm thuê cho nhà tư bản Có nghĩa, laođộng của con người bị tha hóa trong thế giới đối tượng vì sự hạn chế của sởhữu tư nhân về tư liệu sản xuất Sự phát triển hài hòa, bền vững trong mỗinhân cách cá nhân và toàn xã hội bị biến dạng và không thể thực hiện đượctrước những thôi thúc của các mục tiêu chính trị thực dụng

Song, mặt khác chúng ta phải thấy rằng, quá trình thực hiện chính trị củanền chính trị tư sản không chỉ thuần túy có những biểu hiện tương đồng vớimục tiêu chính trị phản văn hóa Một cách tự phát, quá trình chính trị đó cũng

là quá trình xuất hiện những đòi hỏi và tạo ra những tiền đề nhất định cho sựnảy sinh và trau dồi VHCT

Văn hóa chính trị là một phương thức cầm quyền đưa lại những hiệu quả

và lợi ích cho các chủ thể chính trị CNTB thực dụng sẽ không bao giờ bỏ quamột phương thức như thế Do yêu cầu của tính hiệu quả trong tổ chức và hànhđộng chính trị, các chủ thể chính trị tư sản phải biết thể hiện những mục đích

và nội dung hành động chính trị, dù thực chất là phi nhân thành những hìnhthức “văn hóa” Chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương Tây đã từng đi xâmlược thuộc địa với chiêu bài quen thuộc “khai hóa văn minh”

Hơn nữa, để có thể thích nghi tồn tại, CNTB phải có sự điều chỉnh trongnhững giới hạn nhất định, trong đó có khía cạnh là phải biết cách chia sẻnhững giá trị công cộng vượt ra ngoài khuôn khổ của lợi ích giai cấp Mặtkhác, khi nắm và thực thi quyền lực chính trị, giai cấp tư sản cũng phải biết sửdụng, lợi dụng vì lợi ích giai cấp mình tất cả những giá trị VHCT truyềnthống, kết tinh trong nó những thành tựu của xã hội loài người

Như vậy có thể kết luận:

Về thực chất, VHCT trong chính trị tư sản chỉ là phương tiện, thủ đoạncần thiết để giai cấp thống trị - giai cấp tư sản - thực hiện có hiệu quả mục

Trang 16

đích thống trị đối lập với nhu cầu, lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, củanhân dân lao động Với ý nghĩa đó, VHCT tư sản không còn ý nghĩa văn hóathực sự.

Văn hóa hay VHCT cũng vậy, nhân tố con người mang yếu tố quyếtđịnh, ý nghĩa của một nền VHCT ở chỗ nó tôn vinh (hay phá hoại) sự tồn tạicủa con người và đề cao hay hạ thấp tinh thần của con người đến mức nào Từ

đó thông qua một nền VHCT cụ thể chúng ta có thể xác định được bản chất

và vai trò của giai cấp trong đời sống chính trị - xã hội cũng như trong tiếntrình lịch sử

1.1.3.2 Văn hóa chính trị mang tính nhân loại và dân tộc, tính kế thừa trong sự phát triển

Dưới góc độ giá trị, VHCT mang tính phổ quát toàn nhân loại Mẫu sốchung của mọi nền VHCT là hướng đến sự tồn tại và phát triển con người và

xã hội Chính trên cơ sở đó mà các nền văn hóa chính trị thực hiện quá trìnhgiao lưu và tiếp biến lẫn nhau

Mặt khác, cũng giống như văn hóa, VHCT bao giờ cũng là một nền vănhóa chính trị cụ thể thuộc về một cộng đồng người, một dân tộc nhất định Sựxuất hiện và phát triển của nó luôn chịu sự quy định của các yếu tố địa lý vàlịch sử

Con người thông qua lao động để biểu đạt và khẳng định các năng lựcbản chất của mình Do đó, con người có một quan hệ bất biến: quan hệ giữacái thế giới biểu tượng với cái thế giới thực tại đã được mô hình hóa Nhưngtrong quan hệ ấy “mỗi một cộng đồng có một kiểu lựa chọn riêng biểu hiệnthành một lối sống riêng không giống các thể cộng đồng khác” Sự khác nhaunày đã kéo dài hàng ngàn năm trong đời sống vật chất và tinh thần của từngnhóm người, là nguồn gốc tạo nên bản sắc dân tộc của từng nền văn hóa nhấtđịnh VHCT, do vậy cũng giống như văn hóa vừa mang bản chất giai cấpđồng thời vừa mang đặc tính dân tộc dù rằng nó phức tạp hơn bởi chính trị có

Trang 17

những quy luật riêng, có những đặc điểm riêng trong việc thể hiện mối quan

hệ giữa cái phổ biến (quốc tế) và cái đặc thù (dân tộc) [16, tr.40]

Văn hóa chính trị là một nhân tố quan trọng định hình nên bản sắc dântộc với tư cách là tổng thể những tính chất, đường nét, màu sắc biểu hiện ởmột dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân tộc

đó giữ được tính thống nhất và nhất quán trong quá trình phát triển Đó là sứcsống bên trong, một quá trình nội sinh thường xuyên tự ý thức, tự khám phá,tái tạo và tiếp nhận

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, một dân tộc biết bảo tồn, gìn giữ, pháthuy các giá trị truyền thống sẽ tạo nên được những xung lực nội tại để tiếp biến

và phát huy văn hóa nhân loại Ngược lại từ bỏ, đánh rơi các giá trị truyềnthống sẽ dẫn xã hội đi đến tình trạng mất ổn định, thiếu nền tảng cho sự pháttriển bền vững Nhưng trên quan niệm khái quát nhất cần thiết đi đến việc nhấttrí rằng phải chống lại cả hai khuynh hướng cực đoan hoặc là phục hồi truyềnthống một chiều trong một môi trường văn hóa khép kín hoặc là mở cửa đónnhận cái hiện đại không cân nhắc, không chọn lọc, nhất nhất tin rằng đó làphương án văn hóa duy nhất để chỉ dẫn con đường đi lên xã hội hiện đại

Như vậy, khi xem xét VHCT của đất nước này hay đất nước khác cầnphải đặt nó trong mối quan hệ với những nhân tố có sự tác động qua lại mạnh

mẽ nhất: những điều kiện kinh tế - xã hội; nền văn hóa chung; những truyềnthống lịch sử, tôn giáo, phong cách tư duy đạo đức, phong tục tập quán…

1.1.3.3 Văn hóa chính trị mang tính lịch sử và đa dạng

Tính giai cấp của VHCT cũng đã khẳng định tính lịch sử của nó Bởitương ứng mỗi giai cấp với hệ tư tưởng và địa vị lịch sử của giai cấp đó cómột kiểu VHCT Loài người đã từng chứng kiến VHCT chủ nô, VHCT phongkiến, VHCT tư sản và VHCT vô sản Không có VHCT nào là phi giai cấp vàphi lịch sử

Sự ra đời của một nền văn hóa chính trị bao giờ cũng là kết quả phủ địnhbiện chứng đối với nền VHCT đã qua VHCT của giai cấp nắm giữ quyền lực

Trang 18

nhà nước đặc trưng cho mỗi nền chính trị, nhưng bản thân mỗi nền chính trịthì không tồn tại vĩnh viễn mà luôn nằm trong quá trình thay thế lẫn nhautrong lịch sử.

Văn hóa chính trị chịu sự quy định chặt chẽ của cả những nhân tố chủquan và khách quan Các nhân tố quy định đó lại có nội dung, tính chất vàtrình độ phát triển khác nhau trong các thời kỳ lịch sử khác nhau Điều đócũng quy định tính lịch sử của VHCT

Hệ tư tưởng là nhân tố cốt lõi của VHCT Nhưng trong mỗi hình tháikinh tế - xã hội nhất định kết cấu giai cấp không thuần nhất, do vậy các hệ tưtưởng cũng không thống nhất với nhau Trong xã hội có giai cấp đối kháng,

do đối lập về lợi ích nên thường có những hệ tư tưởng đối lập chi phối VHCTcủa các giai cấp tương ứng tạo nên bức tranh đa dạng của VHCT Nói cáchkhác, bên cạnh VHCT của giai cấp nắm giữ quyền lực nhà nước, còn cóVHCT của các giai cấp, giai tầng khác nữa Trong CHXN, lợi ích các giaitầng xã hội thống nhất với nhau, hệ tư tưởng vô sản chi phối những địnhhướng cơ bản của VHCT, song mỗi giai tầng cũng có tính độc lập tương đối,tạo nên bản sắc riêng thể hiện sự thống nhất trong đa dạng

Xét dưới phương diện cá nhân, tính đa dạng của VHCT còn gắn liền vớicác hiện tượng tâm lý xã hội của chủ thể Cùng tiếp cận giá trị nhưng tính khí

và khí chất khác nhau sẽ tạo nên những quyết định hành vi, quyết định hoạtđộng của các chủ thể cũng khác nhau Tính cụ thể của VHCT không chỉ dựatrên cơ sở lý tưởng chính trị, lập trường và hành vi, mà nhiều khi còn trên cơ

sở của cả những yếu tố tâm lý

1.2 Cấu trúc và vai trò của văn hóa chính trị

1.2.1 Cấu trúc của văn hóa chính trị

1.2.1.1 Tri thức chính trị

Tri thức là sản phẩm của hoạt động lao động xã hội và tư duy của conngười, làm tái hiện trong tư tưởng, dưới hình thức ngôn ngữ những mối liên

Trang 19

hệ khách quan, hợp quy luật của thế giới khách quan đang được cải biến trênthực tế “Chức năng trực tiếp của tri thức là chuyển những quan niệm tản mạnvào một hình thức phổ biến, giữ lại trong đó cái có thể truyền đạt cho ngườikhác với tính cách là cơ sở vững chắc của hành động thực tiễn” Tri thức dovậy luôn được xem là nơi tập trung và kết tinh sức mạnh xã hội của conngười, là nơi thể hiện nổi bật “năng lực bản chất người” [16, tr.52].

Chính trị là lĩnh vực phức tạp nhất đời sống vì nằm ở trung tâm củanhững va chạm và đối kháng xã hội, ảnh hưởng đến các lợi ích thiết thân vàsinh mạng của hàng triệu con người Từ xưa đến nay, người ta đều đặt ranhững yêu cầu rất cao về tri thức chính trị đối với các chủ thể cầm quyền.Những người hoạt động chính trị phải có khả năng điều chỉnh các yêu cầu lợiích phân tán, thậm chí xung đột nhau thành lợi ích được công nhận chung,dựa vào đó để định ra chính sách Và bất cứ chủ thể nào khi tham dự vào đờisống chính trị, xã hội muốn xác định vị tí và đạt được các mục đích của mìnhđòi hỏi phải được trang bị tri thức và những hiểu biết về các mối quan hệ vàcác quá trình chính trị

Văn hóa chính trị, do vậy trước hết là trình độ hiểu biết, là sự giác ngộ

về chính trị của mỗi cá nhân với tư cách là con người chính trị Nó biểu hiện ở

ý thức, thái độ chính trị, lập trường, quan điểm, mức độ nhận thức, đánh giácác sự kiện, diễn biến chính trị, sự lựa chọn và tham dự vào một trong cáchình thức chính trị thực tiễn, thái độ và mức độ hưởng ứng hoặc phản ứngtrước một tình huống chính trị trong đời sống xã hội

Tri thức chính trị thường được định lượng một cách phổ biến bởi trình

độ học vấn về chính trị, dù rằng nó mới chỉ là một khía cạnh, một chỉ báo vềgiá trị tinh thần trong chỉnh thể VHCT Trình độ học vấn giúp cho các chủ thểhiểu biết và nhận thức rõ hơn về các giá trị văn hóa của đời sống chính trị - xãhội, từ đó xác định các nguyên tắc, lý tưởng sống cho mình Trình độ học vấnlúc này trở thành một khía cạnh của nhân cách văn hóa Ngược lại VHCT là

Trang 20

thước đo khẳng định những giá trị xã hội của học vấn Chủ thể nào có trình độhọc vấn mà không hướng đến việc cống hiến cho sự tiến bộ xã hội, thì trình

độ học vấn đó cũng đứng ngoài VHCT Người cán bộ cách mạng cũng vậy,không có trình độ học vấn hoặc trình độ học vấn thấp thì khó mà thực thi tốtcác nhiệm vụ chính trị và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cầm quyền của Đảng.Ngược lại, nếu có trình độ học vấn cao nhưng chỉ biết hướng đến con người

cá nhân vị kỷ, không toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp vàdân tộc thì không thể là một người cộng sản chân chính mang tầm vóc nhâncách VHCT

Chính trị là trí tuệ, không có tri thức khó có thể đạt tới ý thức chính trị tựgiác hoặc tính tích cực trong thái độ chính trị Những biểu hiện phiêu lưu,manh động, tính tự phát vô chính phủ trong các hành vi chính trị phần lớn đềuxuất phát từ sự thiếu hiểu biết, thiếu sự dẫn dắt của lý trí sáng suốt, tỉnh táo,thiếu lý luận khoa học Hồ Chí Minh viết: “Thực tiễn không có lý luận hướngdẫn thì thành thực tiễn mù quáng” Kinh nghiệm hoạt động chính trị cho thấy,nhiệt tình không dựa trên sự hiểu biết nhiều khi dẫn tới phá hoạt [16, tr.54].Nhìn chung, chính trị đạt trình độ khoa học và nghệ thuật đến mức nào,phần lớn phụ thuộc vào sự phát triển của tri thức chính trị Nói khác đi, tưtưởng chính trị quy định trình độ phát triển của nền văn hóa chính trị Do đó,

có thể thấy rằng tư duy về chính trị đã xuất hiện từ rất sớm cả ở phương Đông

và phương Tây từ thời kì cổ đại và đã trở thành một dòng chủ lưu trong tiếntrình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại

Sự hiểu biết chính trị không dừng lại ở trình độ học vấn về chính trị mà cònthể hiện ở trình độ kinh nghiệm, sự khôn ngoan, nhạy bén, mẫn cảm, linh khiếu

về chính trị được tích lũy qua các quá trình chính trị thực tiễn của chủ thể

Tri thức chính trị với tư cách là nhân tố cấu thành của VHCT phải là sựthống nhất hữu cơ giữa tri thức lý luận với tri thức kinh nghiệm Tri thức lýluận đóng vai trò khái quát kinh nghiệm chính trị thực tiễn, để nâng nó lên

Trang 21

tầm cái có tính phổ biến, vạch ra được bản chất và quy luật ẩn dấu đằng saunhững tri thức kinh nghiệm chính trị đã được tích lũy giúp cho các chủ thểnhận thức được bản chất các quá trình chính trị, các quy luật chính trị, các lợiích chính trị đằng sau những biến cố, sự kiện chính trị ồn ào, đa dạng và phứctạp Tri thức kinh nghiệm sẽ củng cố, làm nền, làm tăng sức mạnh cho tri thức

lý luận Tri thức lý luận cũng như tri thức kinh nghiệm đều thống nhất mộtmục tiêu chung là nâng cao nhận thức chính trị cho chủ thể, nâng cao khảnăng đánh giá và khả năng ứng xử nhạy bén của chủ thể Tuyệt đối hóa vai tròcủa một loại tri thức nào đó sẽ dẫn đến đơn giản hóa, hạ thấp các giá trị vàtrình độ của VHCT nói chung

Đời sống chính trị hiện đại với sự đa dạng phức tạp về chủ thể, sự pháttriển của khoa học công nghệ, sự gia tăng các quá trình xã hội hóa và toàn cầuhóa đòi hỏi những phương thức giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị phảiphong phú, trí tuệ, dân chủ và văn minh hơn Hoạt động chính trị lúc nàykhông thể chỉ là bạo lực mà chủ yếu là phải hướng đến quyền lực của trí tuệnhằm ứng xử một cách nhanh nhạy và tinh tế trước các tình huống của chínhtrị thực tiễn

Tính đặc sắc về VHCT được thể hiện trong ý thức hệ là ở chỗ nó liênquan trực tiếp đến toàn bộ những vấn đề cơ bản nhất của triết học (bản thểluận và nhận thức luận)

Hệ tư tưởng chính trị quyết định phương hướng xây dựng hệ thống chínhtrị, quyết định kiểu thiết chế bộ máy nhà nước cũng như những nguyên tắc

Trang 22

vận hành của nó Đồng thời hệ tư tưởng cũng là một thực thể của VHCT.Chính hệ tư tưởng cung cấp chính trị một hệ thống ý tưởng và giá trị mà chínhtrị phải hướng tới Việc tuyên truyền hệ tư tưởng có ý nghĩa trong việc địnhhướng VHCT Truyền bá rộng rãi những quan điểm phù hợp với hệ tư tưởnggóp phần to lớn vào việc xây dựng và củng cố niềm tin chính trị trong quầnchúng, một điểm quan trọng tạo nên VHCT trong toàn xã hội Hệ tư tưởngchính trị quy định trực tiếp lên đường lối và chính sách chính trị.

Đường lối chính trị chính là nhiệm vụ chiến lược, phương hướng chung

và chính sách chung trong từng thời kỳ khác nhau của giai cấp cầm quyền,được đề ra căn cứ vào tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, và những mâu thuẫnchủ yếu cần giải quyết trong những giai đoạn lịch sử nhất định

Chính sách chính trị là nơi thể hiện cụ thể mục tiêu chính trị; là nhữngchuẩn mực quy tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ của chính đảnghay chính quyền nhà nước được thực thi trong một thời gian nhất định, trênnhững lĩnh vực cụ thể Chính sách có thể mang tính chất đường lối, chiếnlược lâu dài nhưng cũng có thể mang tính chất sách lược ngắn hạn

Đường lối chính sách đúng đắn là một nhân tố quyết định sự phát triểnthắng lợi trên tất cả các lĩnh vực hoặc từng lĩnh vực hoạt động của một chínhđảng, một nhà nước, quyết định vị trí của chính đảng, của nhà nước đó đối vớiquốc gia dân tộc Hoạch định đường lối, chính sách là công việc quan trọnghàng đầu của một chính đảng, một nhà nước, của giới lãnh đạo chính trị caocấp Vì “hầu như tất cả các vấn đề xung quanh sự phát triển đều liên quan đếnchính sách” [16, tr.57-58]

1.2.1.3 Lý tưởng và niềm tin chính trị

Khái niệm lý tưởng chính trị về thực chất đồng nhất với khái niệm hệ tưtưởng chính trị Nhưng thông thường nó cũng được dùng với ý nghĩa cổ vũ,động viên, hối thúc con người vượt qua những giới hạn có sẵn để vươn đếntiến bộ và tự do của quá trình làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình Lý

Trang 23

tưởng chính trị xã hội luôn luôn được hình dung như một trạng thái nào đócao hơn và hoàn thiện hơn của hiện thực xã hội, nó thỏa mãn với, nếu khôngphải là tất cả thì là đại đa số Xét về nội dung thực chất, lý tưởng tồn tại nhưmột học thuyết khoa học, trong đó những đặc tính quan trọng nhất của nóđược chỉ ra, tính lịch sử của nó được đưa đến và hiện rõ lên những con đường

và những phương tiện nhằm đạt được Tuy nhiên cần phải nhận thức mộtđiều: một lý tưởng chính trị - xã hội bất kỳ, cũng bị hạn chế về tính lịch sử, cónghĩa là nó tương ứng chính xác với đời sống xã hội vào thời điểm xuất hiệnvới những hình dung khoa học về nó Vì vậy, lý tưởng chính trị - xã hội cũng

có thể được xem như là một lý thuyết phản ánh một trình độ nhất định của sựhiểu biết về khoa học và đời sống Và thiếu một lý tưởng chính trị - xã hộikhông có sự chuyển động về phía trước, trong đó nhân loại mô hình hóatương lai và tiến đến với tất cả trí tuệ và lòng mong muốn của mình

Một lý tưởng chính trị tiến bộ phải hướng đến các tiêu chí khoa học phùhợp quy luật lịch sử, mang lại dân chủ và tự do cho đông đảo mọi người Nếumột lý tưởng chính trị nào đó đóng vai trò định hướng cho đời sống chính trị

xã hội mà thiếu đi những tiêu chí đó thì cái giá đối với sự phát triển là rất lớn.Nhà chính trị học Nga Gađơrưép đã viết: “Cần phải ghi nhận rằng, nhận định

về “một quyết định cuối cùng”, một sự hiện thực hóa hoàn toàn kiểu mẫu lýtưởng này hay khác (mục đích cuối cùng) luôn có những nguy hiểm đối với tự

do của nhân loại, với luân lý và đạo đức,… thậm chí cả sự hy sinh hàng triệu,hàng chục triệu những đời sống nhân loại” [16, tr.59]

Đi đôi với vấn đề lý tưởng còn vấn đề niềm tin chính trị Một khía cạnhquan trọng của VHCT đó chính là tình cảm và niềm tin được xác định trướcnhững vấn đề đặt ra của đời sống chính trị trong một thời gian và không gianchính trị nào đó Đó là sự bộc lộ những phẩm chất, sắc thái cá nhân đối với lýtưởng, chế độ chính trị, nhà nước, chính đảng, đối với các cơ quan lãnh đạo,đối với các nhà lãnh đạo…

Trang 24

Với tư cách là nhân tố cấu thành VHCT, niềm tin và sự thuyết phục vềchính trị có thể được hình thành một cách tự phát, mang nặng tính chất cảmtính Nó cũng có thể là kết quả của một nhận thức đúng đắn, sâu sắc về lýtưởng chính trị đã lựa chọn Niềm tin và sự thuyết phục về chính trị được hìnhthành một cách tự giác sẽ mang tính chất ổn định và vững chắc ngay cả khitình huống chính trị không thật thuận chiều Ngược lại, niềm tin chính trị tựphát, mù quáng dễ bị dao động, thậm chí phản bội lại lý tưởng khi tình thếkhủng hoảng hoặc rơi vào trạng thái khó khăn, phức tạp Chỉ có trên cơ sởvững chắc của niềm tin chính trị các chủ thể chính trị mới thể hiện tính tíchcực, tự giác tham gia vào các hoạt động chính trị của xã hội, các hoạt động xãhội, các sinh hoạt công cộng góp phần hình thành dư luận tích cực chung của

xã hội, đấu tranh chống lại các hành vi gây tổn hại tới lợi ích chung

1.2.1.4 Các truyền thống chính trị

Có thể nhận thấy rằng, VHCT là một bộ phận cấu thành từ lịch sử vàVHCT là một bộ phận của hệ thống chính trị, trong đó cấp độ sau là một phần

cụ thể hóa của cấp độ trước VHCT muốn thực hiện sự tồn tại và phát triểncủa mình thì trước hết phải là sự kế thừa và biến đổi trên cơ sở các di sảntruyền thống VHCT vừa là kết quả của sự giáo dục rèn luyện trực tiếp trongthực tiễn chính trị vừa chịu ảnh hưởng của nhiều thế hệ đi trước thông quatiếp nhận các hệ giá trị ổn định và có sẵn

Trong văn hóa nói chung cũng như trong VHCT, khái niệm dân tộc tính

có một ý nghĩa quan trọng Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có một lịch sửhình thành của mình và trong quá trình phát triển và truyền thụ kinh nghiệm,kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác để hình thành nên những hệ giá trị,những truyền thống của mình

Ví dụ, VHCT Việt Nam gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài

đã tạo lập nên được những truyền thống quý báu như những hằng số văn hóathể hiện nổi bật và nhất quán trong lịch sử, đến ngày hôm nay vẫn đang tiếptục phát huy tác dụng to lớn trong những hình thức và biểu hiện mới:

Trang 25

- Truyền thống VHCT đề cao tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc và chủquyền quốc gia cùng với tinh thần đoàn kết để tạo dựng sức mạnh dân tộc.

- Truyền thống chính trị thân dân, đề cao dân và giàu các giá trị dân sinh.Tình cảm và tư tưởng về dân tộc gắn liền với dân chúng được nêu lên nhưnhững nguyên tắc chính trị

- Truyền thống VHCT giàu năng lực tiếp biến và tinh thần khoan dung

- Truyền thống VHCT tôn trọng hiền tài trong phép trị nước…

Truyền thống có tính chất hai mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói cótruyền thống tốt và truyền thống xấu I Gandhi từng thốt lên: “Không phải chỉ

có sự khôn ngoan mà cả sự điên rồ của các thế kỷ đã qua đè nặng lên chúng

ta Làm người kế thừa quả thực là nguy hiểm” [16, tr.67]

Như vậy, truyền thống vừa là sức mạnh nhưng cũng chính là gánh nặngcủa sự phát triển Trong VHCT Việt Nam truyền thống, mặt trái của tính tự trị

và tính cộng đồng làng xã đã dẫn đến hàng loạt các bệnh tâm lý xã hội ảnhhưởng đến quá trình phát triển của đất nước như: bệnh làm ăn kiểu sản xuấtnhỏ, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, bệnh đố kỵ cào bằng, bệnh “phép vua thua

lệ làng”, tác phong làm việc xuề xòa, chậm chạp…

Trong mỗi nền VHCT xác định của mỗi dân tộc, đi đôi với các truyềnthống chính trị là các biểu tượng biểu đạt về lý tưởng nhà nước – dân tộc.Biểu tượng VHCT là phương tiện đặc thù của sự giao tiếp giữa mọi người,giúp họ nhận biết họ thuộc về một cộng đồng xã hội cụ thể nào đó và biểuhiện ý tưởng trung tâm xuyên suốt cộng đồng đó Mỗi một dân tộc tự tạo ra

và đọc những biểu tượng dân tộc của mình trong đó nó thể hiện truyền thốnghàng thế kỷ của VHCT Ví dụ biểu tượng Hùng Vương, biểu tượng ThánhGióng của dân tộc Việt Nam Các biểu tượng một phần được thành lập mộtcách âm thầm quá trình hoạt động sống của cộng đồng dân tộc, phần khácđược tụ thành một cách có ý thức và có mục tiêu rõ rệt bởi những người ưuviệt đang cầm quyền Cùng với thời gian hình thành các nhà nước dân tộc,

Trang 26

những nhà lãnh đạo chính trị đã khai thác và sử dụng những biểu tượng và hệ

ký hiệu của dân tộc với mục đích lôi cuốn sự chú ý của công dân, thống nhất

họ xung quanh các ý tưởng hành động vì một mục đích chung

1.2.1.5 Các chuẩn mực chính trị

Những giá trị chính trị được cụ thể hóa trong những chuẩn mực chính trị.Những chuẩn mực chính trị được các nhóm, các cá nhân hay giai cấp sử dụngtrong cuộc đấu tranh giành quyền lực và thực thi quyền lực, nó định hướng vàđiều chỉnh hành vi của các chủ thể chính trị Các chuẩn mực này ngoài việckhuyến khích sự ủng hộ tự nguyện của quần chúng còn được bảo vệ bằng bộmáy trấn áp với các chế tài pháp luật Ở đây nhóm pháp lý đóng vai trò hạtnhân của VHCT

Chuẩn mực chính trị thường tồn tại trong ba lĩnh vực của thực tiễn chínhtrị - xã hội:

- Trong các quy phạm pháp luật xử lý quan hệ giữa các giai cấp, tập đoànngười trong xã hội; quan hệ giữa người nắm quyền lực chính trị và người bịtrị; quan hệ giữa nhà nước với công dân

- Trong các quan hệ xã hội quy định nguyên tắc hoạt động của nó

- Trong nhận thức tình cảm đối với các tiêu chí chính trị

Chuẩn mực chính trị phụ thuộc vào mức độ phát triển xã hội và mức độvăn hóa chung của xã hội Trong mỗi quốc gia, trong mỗi nền văn hóa chínhtrị cụ thể đều có những chuẩn mực chính trị cơ bản và những chuẩn mựcchính trị phát sinh từ chuẩn mực chính trị cơ bản ấy

Trong VHCT, các chuẩn mực chính trị chỉ có thể phát huy được vai trò

và vị trí của nó khi mà các thể chế chính trị đạt được trình độ phát triển hoànthiện tương ứng Nó biểu hiện ở sức mạnh, tính hiệu lực của thiết chế và phápchế; giá trị và sức mạnh của truyền thống; tính pháp lý, tính phổ biến của cácchuẩn mực xã hội trong việc điều chỉnh những hành vi, quan hệ xã hội –chính trị phù hợp với mục tiêu chính trị Sau nữa, sự hoàn thiện của thể chế

Trang 27

chính trị biểu hiện sự kiện toàn và sức mạnh của hệ thống tổ chức quyền lựctrong tổ chức xã hội, trong đó phối hợp hành động, trong việc khơi dậy vànhân lên sức mạnh của truyền thống và hiện đại, sức mạnh của giai cấp, dântộc, nhân loại trong việc thực hiện hóa mục tiêu chính trị.

1.2.2 Chức năng của văn hóa chính trị

VHCT có những chức năng rất quan trọng đối với sự phát triển conngười – xã hội:

 VHCT góp phần điều chỉnh, định hướng cho hành vi và các quan hệ xã

hội, nâng cao nhận thức, giáo dục cho các chủ thể chính trị

VHCT có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ con người vớicon người, con người với xã hội trong đời sống chính trị Trong quá trình điềuchỉnh, một mặt VHCT dựa vào những chuẩn mực giá trị, mô hình chính trị đểđiều chỉnh hành vi, hành động của chủ thể phù hợp với “cái tốt, cái đúng”.Mặt khác, VHCT tăng cường khả năng tự điều chỉnh của các chủ thể phù hợp,hài hòa với lợi ích của các chủ thể khác, với lợi ích xã hội

Với tầm cao của VHCT, giới cầm quyền có thể kịp thời phát hiện ranhững điểm nóng chính trị - xã hội, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu đểchủ động “tháo ngòi nổ”, làm dịu đi các xung đột xã hội, giữ vững ổn địnhchính trị Trong những tình huống chính trị, VHCT có ý nghĩa đặc biệt quantrọng, thiếu nó người ta có thể làm cho những quan hệ xã hội vốn bình thườnghoặc ít gay cấn lại trở nên căng thẳng, gay gắt, nóng bỏng, thậm chí đối đầu.Vai trò điều chỉnh của VHCT chủ yếu thực hiện thông qua các chuẩn giátrị của nó với nhiều thang bậc và phạm vi khác nhau Có những chuẩn giá trịcủng cố quan hệ giữa các đảng phái chính trị, giữa các nhóm xã hội lớn khácnhau thường do sự cân nhắc về mặt chiến lược hoặc chiến thuật, do lợi íchcủa hoàn cảnh và thời cơ quy định Nhưng cũng có bộ phận các chuẩn giá trịchính trị mà thường được gọi là các nguyên tắc chính trị mang tính bền vững,bởi những nguyên tắc này thường quyết định vận mệnh chính trị của một chủ

Trang 28

thể nào đó Xa rời, từ bỏ nguyên tắc ấy cũng có nghĩa là đời sống chính trị,quyền lực chính trị của chủ thể đó cũng không còn nữa Đảng Cộng sản ViệtNam là đảng cầm quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị, luôn giữ vững cácnguyên tắc chính trị của mình Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động; Đảng là của giai cấpcông nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; Nhà nước Việt Nam dưới sựlãnh đạo của Đảng là Nhà nước của dân, do dân, vì dân… là những nguyêntắc chính trị cho mọi hoạt động của Đảng Đảng không bao giờ xa rời nhữngnguyên tắc này Sự sụp đổ của chế độ chính trị XHCN, Đảng Cộng sản mấtvai trò lãnh đạo… ở Liên Xô và Đông Âu cũng bắt đầu từ sự xa rời cácnguyên tắc chính trị như: phủ nhận vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộngsản, từ bỏ nguyên tắc dân chủ XHCN với chủ trương đa nguyên chính trị, đađảng đối lập… Từ đó cho thấy, chủ thể nào muốn khẳng định và giữ vững vịthế chính trị của mình đều phải luôn khẳng định, thừa nhận và thực hiệnnhững chuẩn giá trị mang tính nguyên tắc sống còn của mình

Ý nghĩa điều chỉnh hành vi và các quan hệ chính trị của các chuẩn giá trịVHCT cũng không thuần nhất, có những chuẩn giá trị có tính bắt buộc, quyđịnh rõ quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ… cho các chủ thểchính trị; có những chuẩn giá trị không mang tính bắt buộc Nếu các chủ thểkhi tham gia vào đời sống chính trị, thực thi các chuẩn mực bởi sự nhận thứcđược cái tất yếu, cái bắt buộc (tức tự do chính trị) thì sẽ tạo cho đời sốngchính trị một sự ổn định, có điều kiện phát triển Phạm vi và chiều sâu của cácchuẩn giá trị VHCT cũng ngày càng phát triển theo trình độ phát triển của xãhội Sự ổn định chính trị cũng phụ thuộc vào tính bền vững, tính tích cực, tínhhiện thực của các chuẩn giá trị VHCT trong đời sống chính trị mà điều đó lạiphụ thuộc vào tính tự giác trong nhận thức và hoạt động chính trị thực tiễncủa các chủ thể trong đời sống xã hội

Trang 29

Các nhu cầu chính trị lành mạnh luôn tạo cho VHCT một sự phát triểnlâu bền, ổn định, mà “trục xoay” của nó chính là giá trị con người, đó là “quảtim đích thực của văn hóa” và là định hướng chính trị chủ đạo cho các chuẩngiá trị VHCT Chính vì vậy, văn hóa nói chung, VHCT nói riêng là hệ thốngđiều chỉnh làm cân bằng sự phát triển, khắc phục sự xuất hiện của các phảngiá trị văn hóa Thông qua hoạt động của các chủ thể, các chuẩn giá trị VHCTlan tỏa, đan xen vào mọi quan hệ xã hội, trên cơ sở đó các chuẩn giá trị mớicũng hình thành và ngày càng phát triển VHCT là trình độ giác ngộ của cácchủ thể chính trị trong các quan hệ chính trị - xã hội Khi VHCT ở trình độcao thì khả năng tự điều chỉnh hành vi của mỗi chủ thể phù hợp với lợi ích xãhội tốt hơn, các chủ thể có thể nhanh chóng phát hiện ra những lệch lạc tronghành động không còn phù hợp với mục đích và nhanh chóng điều chỉnhchúng Đối với giới cầm quyền, tầm cao VHCT không chỉ giúp họ trong xử lýcác tình huống chính trị, giữ vững ổn định chính trị, mà còn góp phần khắcphục tệ quan liêu, cửa quyền trong hệ thống chính trị Còn đối với quần chúngnhân dân, trình độ VHCT giúp họ tham gia tự giác vào các quá trình chính trịthực tiễn dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước, chủ động xử lý cácmối quan hệ chính trị… góp phần xây dựng và thực thi VHCT của ĐảngCộng sản Việt Nam.

 Chức năng tổ chức và quản lý xã hội

VHCT là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người trong quá trìnhhiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng chính trị trong những điều kiện kinh tế chínhtrị xã hội Nhưng đến lượt nó, VHCT lại đóng vai trò quan trọng trong tổ chức

và quản lý xã hội

+ VHCT đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế

Ngày nay, sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ bắt nguồn từ sức mạnhkinh tế mà còn phụ thuộc ngày càng nhiều vào trình độ phát triển của khoahọc công nghệ, giáo dục và đào tạo; vào các giá trị tinh thần của xã hội, các

Trang 30

thể chế chính trị; vào trình độ, năng lực, phẩm chất của những con ngườichính trị Văn hóa là nhân tố quan trọng của kinh tế, một nhân tố quy định bêntrong của hoạt động sản xuất Kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nềntảng văn hóa, VHCT trong nó và tác động vào nó.

+ VHCT đối với việc giải quyết các vấn đề chính trị

Ý thức chính trị, các thiết chế quyền lực chính trị, hoạt động chính trịthực tiễn, đều liên quan đến VHCT, đều thể hiện trình độ VHCT của một lựclượng xã hội, một giai cấp, một tổ chức hay một cá nhân nào đó Bản thân đờisống chính trị là một hệ thống các giá trị VHCT Vì vậy, vấn đề chỉ ở chỗ, cácchủ thể chính trị sử dụng các giá trị VHCT đó như thế nào, có phát huy đượcvai trò của các giá trị VHCT trong việc giữ vững nền chính trị và sự ổn địnhchính trị của mình hay không

Sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự là những yếu tố cơ bản quan trọng

để giữ vững nền chính trị, bởi kinh tế quyết định chính trị, “chính trị là sự

biểu hiện tập trung của kinh tế” Điều khẳng định đó đúng nhưng chưa đủ,

đời sống xã hội không chỉ có kinh tế với chính trị mà còn có văn hóa Kinh tế

và văn hóa là hai nền tảng vật chất và tinh thần của xã hội Nhiều quốc giasiêu cường về kinh tế, quân sự nhưng không có sự ổn định chính trị, xã hội rốiloạn, một trong những nguyên nhân là do VHCT không được phát huy tácdụng Vậy, VHCT tác động như thế nào? [15]

Trước hết nói về đường lối chính trị – định hướng chính trị cơ bản củagiai cấp cầm quyền trong quá trình thực thi quyền lực chính trị thực hiện lợiích của giai cấp mình Một đường lối chính trị đúng, có tính khả thi phải phùhợp với quy luật khách quan, với lợi ích của quảng đại quần chúng, đó sẽ là

cơ sở tạo niềm tin chính trị, động cơ và hành động chính trị đúng đắn và cóhiệu quả

Nhân cách chính trị của nhà cầm quyền cũng có ảnh hưởng lớn tới việcxây dựng và tổ chức thực hiện đường lối chính trị Tri thức và niềm tin chính

Trang 31

trị của quần chúng góp phần tạo tính hiệu quả thực tiễn của đường lối chínhtrị Nếu thiếu những điều đó thì xã hội cũng không có sự ổn định chính trị Sựsụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu càng thấy rõ bài học này; bắt đầu

từ sự sai lầm về đường lối chính trị với sự thỏa hiệp vô nguyên tắc, xa rời hệ

tư tưởng chủ đạo dẫn đến sự thoái hóa về bản lĩnh chính trị của ban lãnh đạochính trị

+ VHCT đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội

Mục đích của mọi quá trình xây dựng và phát triển là thực hiện “dângiàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; giá trị văn hóa góp phầnngăn ngừa, hạn chế cái ác, cái xấu, cái sai, hướng con người vươn đếntính nhân văn trong giải quyết các mối quan hệ xã hội nhằm thực hiệnmục đích trên

Tầm cao của VHCT là điều kiện tốt để giải quyết các vấn đề xã hội.Thực hiện sự công bằng xã hội luôn phải lấy giá trị văn hóa làm mục tiêu.Không có sự công bằng nào tách rời các giá trị văn hóa Từ trong nó, côngbằng xã hội đầy đủ nhất cũng dựa trên nền tảng chân, thiện, mỹ Nếu đốilập giá trị văn hóa với công bằng xã hội, tách văn hóa khỏi công bằng xãhội đều dẫn đến bất công Giàu có chưa phải là cái tối ưu của công bằngnếu thiếu tính nhân văn Nước ta tuy còn nghèo, kinh tế phát triển chưacao, nhưng với phương châm: toàn cầu hóa phải mang một gương mặt vàtrái tim con người, con người là trọng tâm của phát triển, đã cố gắng thamgia nhiều chương trình giải quyết các vấn đề xã hội thực hiện những camkết như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe chongười già, trẻ em và phụ nữ

VHCT có ý nghĩa to lớn trong tổ chức và quản lí xã hội Vì vậy, cầnphải phát huy vai trò của nó trong xây dựng và phát triển kinh tế, giữ vững

ổn định chính trị và giải quyết tốt các vấn đề xã hội Đó cũng là một đòihỏi khách quan

Trang 32

 VHCT góp phần đẩy mạnh quá trình xã hội hóa chính trị mọi hoạt

động của các chủ thể

Chức năng này thể hiện kết quả tổng hợp của quá trình vận động của cácnhân tố cấu thành VHCT trong từng cá nhân, tập thể và cộng đồng Sự xâmnhập của VHCT vào từng chủ thể sẽ làm nảy sinh trong họ nhu cầu và khảnăng tham gia một cách tích cực, chủ động và tự giác vào các quá trình chínhtrị Trên quy mô xã hội, VHCT có vai trò to lớn trong việc hình thành và hoànthiện các cơ chế thu hút quần chúng nhân dân tích cực tham gia hoạt độngchính trị, làm cho cuộc sống phát triển tích cực, tốt đẹp hơn

Tính tự giác là cơ sở cho sự hình thành thói quen và nếp sống chính trịtốt Điều đó chỉ có được khi các chủ thể nhận thức và hiểu biết sâu sắc về cácgiá trị, từ đó dần dần vận dụng chúng vào mọi hoạt động xã hội Với ý nghĩa

đó, có thể coi quá trình xã hội hóa về chính trị là sự thể hiện từng bước bảnchất dân chủ của một chế độ xã hội

Giá trị VHCT là một phương diện giá trị xã hội, là mục tiêu phấn đấucủa một cộng đồng; do đó, chúng tạo thành bản chất của một chế độ xã hội vàquy định cách ứng xử phù hợp với mục tiêu của xã hội Nó biến các giá trị cánhân thành giá trị xã hội; nhờ đó, mọi ý thức, hành vi chính trị trở thành nếpsống, thói quen, thành nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống hàngngày của chủ thể, không chịu sự áp đặt, cưỡng bức nào Trong xã hội có trình

độ chính trị cao mỗi cá nhân công dân ý thức được vị trí của mình trong hệthống quyền lực chính trị của xã hội, đồng thời xã hội cũng hình thành vàhoàn thiện cơ chế để mỗi cá nhân công dân tham gia một cách tích cực, tựgiác vào công việc nhà nước và xã hội, nhờ đó hoạt động chính trị trở thànhcông việc hàng ngày của mỗi người

VHCT góp phần nâng cao tính chủ động, nhạy bén, sáng tạo của các chủ thể, góp phần hoàn thiện các quy tắc ứng xử chính trị mang tính nhân văn

Trang 33

Môi trường VHCT vừa ảnh hưởng đến mỗi người trong xã hội, vừa đặt

ra những yêu cầu về trình độ phát triển nhân cách với chất lượng tương ứng.Với trình độ VHCT cao, chủ thể chính trị sẽ không chịu sự chi phối hay ápđặt, cưỡng bức của những thế lực bên ngoài, họ có thể thích ứng với tìnhhuống, vững vàng trước những biến động phức tạp, khó khăn, có sáng kiến,

có khả năng nhạy bén, chủ động, năng động trong các tình huống hay các quátrình chính trị Sự toàn diện, uyển chuyển và linh hoạt có ý nghĩa rất quantrọng, con người sẽ ngày càng vươn tới một lối sống cân đối, hài hòa và tốtđẹp hơn

Việc cá nhân hướng suy nghĩ và hành động của mình vào những giá trịnày hay những giá trị khác sẽ tạo nên định hướng giá trị của họ Cùng một lúccon người theo đuổi nhiều giá trị liên quan đến bản thân, gia đình, côngviệc… Việc định hướng giá trị có ý nghĩa rất quan trọng về việc khẳng định

vị trí của cá nhân trong hệ thống quan hệ xã hội Do vậy, mỗi cá nhân phải tựđiều chỉnh mình cho phù hợp với các quan hệ xã hội Chính VHCT giúp chochủ thể trong việc khẳng định xu hướng chính trị Mặt khác, hệ thống cácchuẩn mực VHCT cũng chính là hệ thống các quy tắc dựa vào đó các chủ thể

tổ chức các hệ thống hành động, xử lý các quan hệ xã hội theo quỹ đạo chân,thiện, mỹ

 Chức năng đánh giá và dự báo chính trị

Chức năng đánh giá của VHCT thể hiện qua thái độ của các chủ thểVHCT đối với một hiện tượng, một sự kiện, một quá trình chính trị nào đó.Trên cơ sở nhận thức, chủ thể đánh giá các hiện tượng trong đời sống chínhtrị và lựa chọn cho mình những hành vi theo đánh giá ấy Như vậy, VHCTkết hợp với khả năng chủ quan của mỗi chủ thể là cơ sở cho các đánh giáchính trị

Nhờ vào khả năng đánh giá các hiện tượng và các quá trình chính trị,trên cơ sở những tri thức và định hướng chính trị, các chủ thể có thể dự báo

Trang 34

được sự phát triển của chúng trong tương lai Khả năng dự báo này là mộtphần rất quan trọng trong nhận thức VHCT của mỗi chủ thể, nếu dự báo chínhxác thì hành vi của họ có ý nghĩa to lớn trong việc hướng tới mục tiêu đề ra.Tính khoa học cách mạng của hệ tư tưởng, sự mẫn cảm chính trị, khảnăng nắm bắt những quy luật của đời sống chính trị là cơ sở chủ yếu của tiênđoán và dự báo chính trị Muốn được như vậy, chủ thể phải luôn bám sát thựctiễn, phải lăn mình vào cuộc sống hiện thực, khắc phục tệ quan liêu, thờ ơlãnh đạm chính trị.

Ngày đăng: 03/07/2016, 10:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. F.F. Aunapu (1977), Phương pháp khoa học đề ra quyết định trong quản lí, Nxb. Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp khoa học đề ra quyết định trong quản"lí
Tác giả: F.F. Aunapu
Nhà XB: Nxb. Lao động
Năm: 1977
2. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, H.: Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt"Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Năm: 1980
3. Nguyễn Ngọc Hà, Phạm Văn Chúc, Các giá trị truyền thống của văn hóa chính trị Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giá trị truyền thống của văn hóa
4. Võ Ngọc Huy (2015), Bài giảng Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Trường ĐHSP Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng Việt Nam
Tác giả: Võ Ngọc Huy
Năm: 2015
5. GS, TS. Nguyễn Văn Huyên (2010), Con người chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người chính trị Việt Nam truyền"thống và hiện đại
Tác giả: GS, TS. Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
6. Nguyễn Hữu Lập (2015), Luận án tiến sĩ, chuyên ngành chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh –"Giá trị lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Hữu Lập
Năm: 2015
7. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (1996): Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay – chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước – đề tài KX.07.02, Hà Nội, t.2, tr.101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giá trị truyền thống và con"người Việt Nam hiện nay – chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước"– đề tài KX.07.02
Tác giả: Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang
Năm: 1996
8. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 36
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb. Tiến bộ
Năm: 1977
9. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 41
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb. Tiến bộ
Năm: 1978
10. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 6
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
11. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 7
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
12. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 13. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8 , Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 6, "Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội13. Hồ Chí Minh (2000), "Toàn tập, tập 8
Tác giả: Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 13. Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
15. Th.S Nguyễn Thị Lệ Thủy Văn hóa chính trị và việc nâng cao văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa chính trị và việc nâng cao văn hóa
16. Lâm Quốc Tuấn (2008), Luận án Tiến sỹ Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay, Học viện Chính trị học Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao văn hóa chính trị của"cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay
Tác giả: Lâm Quốc Tuấn
Năm: 2008
17. Viện chủ nghĩa xã hội khoa học – Viện Mác – Lênin (1992), Một số vấn đề về khoa học chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn "đề về khoa học chính trị
Tác giả: Viện chủ nghĩa xã hội khoa học – Viện Mác – Lênin
Năm: 1992

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w