1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vị trí, vai trò của đảng cộng sản việt nam trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước

59 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 673,79 KB

Nội dung

Thực tiễn lịchsử đã chứng minh sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ta là khách quan, lànhân tố bảo đảm cho Nhà nước hoạt động theo đúng định hướng về xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

- -DƯƠNG THỊ DIỆU HOA

VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

NAM TRONG VIỆC TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN

QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

KHÓA LUẬN TỐT

NGHIỆPGiảng viên hướng dẫn:

ThS CAO THỊ HỒI THU

Trang 2

Huế, Khóa học 2012 – 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, cáckết quả phân tích trong đề tài là trung thục, đề tài không trùng vớibất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào

Huế, tháng 5 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Dương Thị Diệu Hoa

Trang 4

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự

cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự quan tâmgiúp đỡ nhiều mặt của các thầy cô giáo trong khoa giáodục chính trị

Tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáo đã truyền đạt kiếnthức, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại Trường Đạihọc Sư phạm Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáoThs Cao Thị Hoài Thu, người đã trực tiếp hướng dẫn vàluôn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện khóaluận này

Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu nhưng dokhả năng, điều kiện và thời gian còn hạn chế nên đề tàikhó tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự đóng góp

ý kiến của thầy cô và các bạn

Chân thành cảm ơn!

Huế tháng 5 năm 2016Sinh viên thực hiệnDương Thị Diệu Hoa

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

7 Cấu trúc đề tài 4

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ ĐẢNG SỘNG SẢN VIỆT NAM 5

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 5

1.1.1 Sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5

1.1.2 Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7

1.1.3 Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9

1.2 KHÁI QUÁT VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 19

1.2.1 Hoàn cảnh ra đời 19

1.2.2 Hệ tư tưởng và đường lối 21

1.2.3 Nguyên tắc tổ chức Đảng 24

Chương 2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG VIỆC TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 26 2.1 Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện quyền lực Nhà nước 26 2.1.1 Đảng là lực lượng lãnh đạo việc tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước 26

2.1.2 Nội dung lãnh đạo quyền lực Nhà nước của Đảng 32

2.1.3 Phương thức lãnh đạo quyền lực Nhà nước của Đảng 38

Trang 6

2.2 Những tồn tại trong việc thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và các

phương hướng hoàn thiện 42

2.2.1 Những tồn tại trong việc thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng 42

2.2.2 Phương hướng hoàn thiện 44

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay, trong giai đoạn cách mạng mới, thế giới đã có nhiều thay đổi vàdiễn biến phức tạp, khó lường Hòa bình, hợp tác, phát triển và hội nhập vẫn là

xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật

đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh, các nước lớn dùngmọi thủ đoạn tinh vi, thậm chí cả hành động quân sự dưới mọi chiêu bài để canthiệp, lấn lướt các quốc gia nhỏ, yếu thế và tội phạm công nghệ cao tiếp tục giatăng Những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thiên tai,dịch bệnh, sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, không chỉ còn là vấn đề của mỗiquốc gia mà muốn giải quyết được phải có sự chung tay, góp sức của tất cả cácnước trên thế giới Khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Đông - Nam Á làkhu vực phát triển năng động nhưng vẫn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định;tranh chấp lãnh thổ, biển đảo càng nóng bỏng Trong nước, tuy đã có thành tựu

và kinh nghiệm của hơn 30 năm đổi mới, tạo ra thế và lực mới cho đất nước,nhưng "nước ta vẫn phải đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tácđộng tổng hợp và diễn biến phức tạp Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so vớinhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại Tình trạng suy thoái vềchính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảngviên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng Những biểu hiện xarời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có diễn biến phứctạp Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật

đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độchính trị ở nước ta"

Đứng trước những thời cơ và thách thức đan xen như hiện nay, vai tròlãnh đạo sáng suốt của Đảng càng cực kỳ quan trọng và luôn là nhân tố hàngđầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta Đảng ta là đảng cầm

Trang 8

quyền, thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội;điều này đã được khẳng định trong Điều 4, Hiến pháp năm 2013 Thực tiễn lịch

sử đã chứng minh sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ta là khách quan, lànhân tố bảo đảm cho Nhà nước hoạt động theo đúng định hướng về xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.Trong giai đoạn hiện nay, trước những yêu cầu ngày càng cao của xây dựng vàhoàn thiện nhà nước pháp quyền, đòi hỏi Đảng phải nâng cao năng lực, hiệu quảlãnh đạo đối với Nhà nước, trong đó phát huy vai trò của Đảng trong kiểm soátquyền lực nhà nước là một nội dung rất quan trọng

Xuất phát từ tầm quan trọng đó mà tôi quyết định chọn đề tài “Vị trí, vaitrò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực Nhànước” nhằm tìm hiểu sâu hơn về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản để từ

đó tìm ra được một số biện pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Đảng Cộngsản Việt Nam trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc tổ chức

và thực hiện quyền lực Nhà nước

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là lực lượng lãnh đạo việc tổ chức vàthực hiện quyền lực Nhà nước

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung, phương thức và các nguyên tắc

tổ chức được quy định trong Hiến pháp, Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc liênquan đến vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện quyền lực Nhà nước

4 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ vấn đề trên, tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp lịch sử, logic

Trang 9

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài tập trung làm rõ các nội dung sau:

- Khái niệm, bản chất, đặc điểm, các cơ quan trong bộ máy nhà nước, cácnguyên tắc trong tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam

- Hoàn cảnh ra đời, hệ tư tưởng và đường lối, nguyên tắc tổ chức của ĐảngCộng sản Việt Nam

- Vai trò của Đảng đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước: nội dung, phươngthức lãnh đạo của Đảng, những tồn tại và phương hướng hoàn thiện

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Liên quan đến đề tài này đã có rất nhiều tác phẩm, bài viết bàn về vị trí,vai trò của Đảng cộng sản như:

- Giáo trình “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, nhà xuất bản chính trị quốc gia

- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản”, nhà xuất bản chính trị quốc gia

- “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội” do thạc sĩTrương Minh Tuấn thực hiện

- Tạp chí Triết học số 6 (6/2005) “Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối vớiviệc xây dựng nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước tahiện nay” do Nguyễn Trọng Thóc thực hiện

- “Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội” doTrần Văn Hào và Tráng A Lâm thực hiện

- Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Tư tưởng xây dựng Nhà nước củaLênin soi sáng cho sự nghiệp xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân củaĐảng ta”

- Viện Triết học, “ Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng – Nhân tốquyết định thành công sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay”, tác giả NguyễnThị Bích Thủy…

Trang 10

Những tài liệu trên đã góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội Tuy nhiên, các công trìnhnghiên cứu trên chỉ nêu khái quát chung vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đốivới nhà nước hay các phương hướng nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo củaĐảng chứ chưa phân tích sâu về vai trò của Đảng trong việc tổ chức và thực hiệnquyền lực nhà nước Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Vị trí, vai trò củaĐảng Cộng sản Việt Nam trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước”làm đề tài khóa luận.

Chương 2: Vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc tổ chức

và thực hiện quyền lực nhà nước

Trang 11

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA VIỆT NAM VÀ ĐẢNG SỘNG SẢN VIỆT NAM

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.1.1 Sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản ánh nguồn gốc lịch

sử văn hóa của dân tộc ta tên nước khẳng định sự độc lập về chủ quyền, toànvẹn lãnh thổ, nói lên sự độc lập của một quốc gia trong quan hệ quốc tế Đối vớiViệt Nam, sau thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta giànhđược độc lập, cướp chính quyền từ tay phát xít Nhật, nhưng việc giành chínhquyền chưa thực sự hoàn toàn ta vẫn phải thừa nhận sự can thiệp của thực dânPháp ở Đông Dương Vào ngày 2 - 9 - 1945 trước toàn thể đồng bào chủ tịch HồChí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố khai sinh nước Việt Nam dânchủ cộng hòa Nước Việt Nam độc lập hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng đôngđảo của mọi tầng lớp nhân dân Sự ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa làthành quả của cách mạng có tính thời đại, thay đổi chế độ chính trị, thay đổichính thể, khẳng định sự thắng lợi của hệ tư tưởng giai cấp vô sản Sau khi rađời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có nhiệm vụ tiếp tục củng cố và xây dựngchế độ xã hội chủ nghĩa đồng thời nhanh chóng thống nhất đất nước

Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 đã mở ramột giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta Miền Nam được hoàn toàn giảiphóng, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành trong phạm vi cả nước Nướcnhà đã hoàn toàn độc lập, tự do là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miềnNam, Bắc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Trước tình hình đó, tháng 9-1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng

Trang 12

đầu lúc này là phải hoàn thành việc thống nhất nước nhà Nghị quyết của Hộinghị đã nhấn mạnh: "Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhấtcủa đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạngViệt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam Cách mạng thắng lợi trong cả nước,chế độ thực dân mới do đế quốc Mỹ áp đặt ở miền Nam bị đập tan, nguyên nhânchia cắt đất nước bị hoàn toàn thủ tiêu, thì đương nhiên cả nước ta độc lập,thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội Từ nay, Tổ quốc ta từ Lạng Sơn đến CàMau, từ đất liền đến hải đảo vĩnh viễn độc lập, thống nhất trên cơ sở chủ nghĩa

xã hội" Hội nghị 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam

đã quyết định triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc Hộinghị Hiệp thương chính trị đã được tiến hành từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975tại Sài Gòn bao gồm đại biểu của hai miền Nam, Bắc với đủ các thành phần đạidiện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước Hội nghị đã nhất trí quyếtđịnh tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung cho cả nước Quốc hội chungcủa cả nước sẽ xác định hệ thống chính trị của Nhà nước, thành lập cơ quan Nhànước Trung ương và xây dựng Hiến pháp mới của Nhà nước Việt Nam thốngnhất Cuộc tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏphiếu kín đã diễn ra ngày 25-4-1976 với sự tham gia của hơn 23 triệu cử tri,chiếm gần 99% tổng số cử tri Tỷ lệ này ở miền Bắc là 99,36%, ở miền Nam là98,59% Tổng số đại biểu Quốc hội đã bầu là 492 trong đó có 249 đại biểu miềnBắc và 243 đại biểu miền Nam Tổng số đại biểu Quốc hội được tính theo tỷ lệ

1 đại biểu/100.000 cử tri

Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả dân tộc đã giành đượcthắng lợi rực rỡ Sau thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử, Quốc hội chung của cảnước đã bắt đầu kỳ họp đầu tiên vào ngày 25-6-1976 và kéo dài đến ngày 3-7-

1976 Ngày 2-7-1976, Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết quan trọng Đó làcác Nghị quyết về lấy tên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về Quốc

kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Thủ đô, về tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong

Trang 13

khi chưa có Hiến pháp mới Quốc hội đã quyết định trong khi chưa có Hiếnpháp mới, tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta dựa trên cơ sở Hiến pháp 1959của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Quốc hội đã bầu ra các vị lãnh đạo Nhànước và thành lập ra các cơ quan Nhà nước Trung ương như Chủ tịch nước, PhóChủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Hội đồng quốcphòng, Toà án và Viện kiểm sát nhân dân tối cao Quốc hội cũng đã quyết địnhkhoá Quốc hội này là khoá VI để thể hiện tính liên tục và nhất quán của Nhànước thống nhất.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển

cử tự do trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc Tháng 7 năm 1976, nước

ta lấy tên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.1.2 Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nói đến nhà nước là nói đến tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp thốngtrị về kinh tế và tổ chức nhằm bảo vệ và giữ vững chế độ đó Trong lịch sử, nhànước xuất hiện khi xã hội bắt đầu có giai cấp và đấu tranh giai cấp Nhà nướclàm chức năng bên trong và chức năng bên ngoài mà ta vẫn gọi là chức năng đốinội và chức năng đối ngoại Trong hai chức năng của nhà nước, thì chức năngbên trong vẫn là chức năng chính Nếu không xác định rõ vấn đề này sẽ dẫn đếntình trạng chỉ lo bên ngoài mà bỏ bê công việc của bên trong hoặc quá tập trungvào bên trong mà chểnh mảng với việc đối phó với bên ngoài

Hiến pháp (năm 2013) thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, doNhân dân, vì Nhân dân

Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trongHiến pháp (năm 2013) thể hiện ở những mặt sau:

Một là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựngtrên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh chính trị của

Trang 14

Đảng và thực tiễn của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thực tiễn xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, đối nội và đối ngoại trong thời kỳ mới.

Hai là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định vaitrò chủ thể của nhân dân trong xây dựng Nhà nước, liên minh chặt chẽ với nhândân, chịu sự giám sát của nhân dân và sự phản biện của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các thành viên trong Mặt trận, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhànước đều thuộc về nhân dân “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phâncông, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyềnlập pháp, hành pháp, tư pháp” “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủcủa Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyềncông dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triểntoàn diện” Hoàn thiện hệ thống luật pháp, tăng tính cụ thể, khả thi của các quyđịnh trong các văn bản luật và chính sách của Nhà nước Xây dựng hoàn thiện

cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động của các

cơ quan công quyền; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, đặcquyền, đặc lợi, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; chống quan liêu, thamnhũng và các biểu hiện tiêu cực khác nảy sinh trong đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức

Ba là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện bộ mặttinh thần và đạo đức xã hội, tính thực thi của pháp luật, sinh hoạt xã hội lànhmạnh và quyền làm chủ của công dân; từng bước đẩy mạnh và nâng cao chấtlượng hoạt động lập pháp, thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối của Đảng thành luậtpháp và các văn bản pháp quy trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Bốn là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đào tạo nhữngcông dân tích cực, nguồn nhân lực và những nhân tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốctrong thời kỳ mới Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân,nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa chính quyền nhà nước và công dân

Trang 15

Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng vàthực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết.

Sáu là, Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bảo đảm để Nhà nước hoạt động đúng hướng

bản chất giai cấp của nhà nước xã hội chủ nghĩa quy định.

Tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã trải quacác Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 dựa trên những quan điểm vànguyên tắc nhất định Căn cứ Hiến pháp năm 2013 thì Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàđội ngũ trí thức; Nhà nước đại diện cho nhân dân thực hiện quản lý thốngnhất mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, an ninh quốc phòng, đối ngoại

1.1.3.2 Các cơ quan trong bộ máy nhà nước

1.1.3.2.1 Cơ quan quyền lực nhà nước

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là

cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

a) Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhànước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 16

Quốc hội có chức năng thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết địnhcác vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động củaNhà nước.

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyếtcủa Quốc hội;

Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế

-xã hội của đất nước;

- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia;

- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà

án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhànước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốchội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hộiđồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh ánToà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịchHội đồng bầu cử quốc gia,

- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phêchuẩn;

- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập,

giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối caotrái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

- Quyết định đại xá;

Trang 17

- Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao vànhững hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danhhiệu vinh dự nhà nước;

- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp,các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại

- Quyết định trưng cầu ý dân

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm Quốc hội họp công khai vàmỗi năm họp hai kỳ

Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội; ký chứng thựcHiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công tác của Uỷ ban thường

vụ Quốc hội; tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; giữ quan hệ vớicác đại biểu Quốc hội

Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội làm nhiệm vụ theo sựphân công của Chủ tịch Quốc hội

b) Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diệncho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địaphương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhànước cấp trên

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiệnnghị quyết của Hội đồng nhân dân

Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng củaNhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri,thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hộiđồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri Đại biểu Hội đồngnhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của

Trang 18

Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân Người bị chất vấn phải trảlời trước Hội đồng nhân dân Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghịvới các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương Người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiếnnghị của đại biểu.

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tìnhhình của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân,lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền vàphát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiệncác nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương

1.1.3.2.2 Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sựthống nhất quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, hành pháp

và tư pháp nên không xếp vào bất kỳ một loại cơ quan nào

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại Chủ tịch nước do Quốc hội bầutrong số đại biểu Quốc hội Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công táctrước Quốc hội Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Ủy banThường vụ Quốc hội

Chủ tịch nước có nhiệm vụ công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh Chủ tịchnước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướngChính phủ, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chínhphủ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứcPhó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện

Trang 19

trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứvào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá; Quyết định tặng thưởnghuân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước;quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịchViệt Nam; Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồngquốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng,chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổngtham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài.

Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội Phó Chủtịch nước giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước ủynhiệm thay Chủ tịch làm một số nhiệm vụ

1.1.3.2.3 Cơ quan hành chính nhà nước

Bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có chức năngquản lý nhà nước thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hànhcủa Quốc hội

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trướcQuốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các

Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Cơ cấu, số lượng thành viên Chínhphủ do Quốc hội quyết định.Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết địnhtheo đa số Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu tráchnhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ đượcgiao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ

Trang 20

tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và

chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công

Chính phủ có những nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyếtcủa Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyếtđịnh của Chủ tịch nước; Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy banthường vụ Quốc hội; Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y

tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốcphòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Trình Quốc hội quyết định thànhlập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địagiới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tếđặc biệt; Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán

bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; Bảo vệ quyền

và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảmtrật tự, an toàn xã hội; Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà

nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong

việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang

bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình,kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theoquy định của luật

1.1.3.2.4 Cơ quan tư pháp

Bao gồm Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

a) Toàn án nhân dân

Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Tòa án nhân dân có nhiệm

Trang 21

vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xãhội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân.

Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam.Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của cácTòa án khác, trừ trường hợp do luật định Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việctổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử

Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc

hội Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án

khác do luật định.Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáocông tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm

và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước Chế độbáo cáo công tác của Chánh án các Tòa án khác do luật định Việc bổ nhiệm, phê

chuẩn, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Thẩm phán và việc bầu, nhiệm kỳ

của Hội thẩm do luật định

Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được

cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải

nghiêm chỉnh chấp hành

b) Viện kiểm sát nhân dân

Trong bộ máy nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan có nhữngđặc điểm, đặc thù so với các cơ quan khác của Nhà nước Viện Kiểm sát nhândân được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, làm việc theo chế độ thủtrưởng Viện Kiểm sát do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng Viện Kiểm sátnhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dâncấp trên Các Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Viện trưởng Viện Kiểmsát Quân sự chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhândân Tối cao

Trang 22

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm soát hoạt động tưpháp Có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất.

1.1.3.3 Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

1.1.3.3.1 Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch

Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâudài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhândân Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch HồChí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộnghòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bằng ý chí và sức mạnh củatoàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giànhchiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn,

có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xãhội Theo Điều 4 Hiến Pháp 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phongcủa giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động vàcủa dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhândân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; gắn bómật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịutrách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình Thông qua tổ chứcĐảng và Đảng viên trong bộ máy nhà nước, Đảng lãnh đạo mọi việc tổ chức bộmáy nhà nước từ xây dựng Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật liên quan đến

Trang 23

tổ chức bộ máy nhà nước, đến lãnh đạo quy trình và nhân sự tổ chức bộ máy nhànước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước

1.1.3.3.2 Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Đây là nguyên tắc thể hiện bản chất nhân dân của nhà nước ta Tất cảnhân dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính đều có quyền thông quađầu phiếu phổ thông bầu ra các đại biểu thay mặt mình vào các cơ quanquyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, thực thiquyền lực nhà nước

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Nhànước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Vì vậy, trong hoạt độngcủa mình Nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối vớicác cơ quan nhà nước Nguyên tắc này đòi hỏi:

Thứ nhất, tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của nhân dân vàoviệc giải quyết các công việc của Nhà nước

Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan đại diện để các

cơ quan này thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân

Thứ ba, các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo ra cơ sở pháp lý và cácđiều kiện tài chính, vật chất cho các tổ chức xã hội hoạt động; định ra nhữnghình thức và biện pháp để thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội và nhândân vào các hoạt động của Nhà nước

1.1.3.3.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Đây là một nguyên tắc tổ chức được xác định tại Hiến pháp 2013, nhândân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diệnthông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhànước Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổchức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ

Trang 24

Nguyên tắc này xuất phát từ hai yêu cầu khách quan của quản lý, đó là:đảm bảo tính thống nhất của hệ thống lớn (quốc gia, ngành, địa phương, cơquan, đơn vị, bộ phận) và đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của hệ thống con lệthuộc (từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan, đơn vị, bộ phận, cá nhân)

Nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạotập trung, thống nhất của cơ quan nhà nước cấp trên với việc mở rộng dân chủ

để phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới nhằm đạt hiệu quả trong quản

lý nhà nước Tập trung trong các cơ quan nhà nước được thể hiện trên các nộidung sau:

- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo hệ thống thứ bậc từ Trung ương đến cácđịa phương;

- Thống nhất chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển;

- Cấp dưới được tham gia thảo luận, góp ý kiến về những vấn đề trong quản lý;

- Cấp dưới được chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao vàchịu trách nhiệm trước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ của mình

Hai nội dung tập trung và dân chủ liên quan mật thiết với nhau, tác động

bổ trợ cho nhau Tập trung trên cơ sở dân chủ và dân chủ trong khuôn khổ tậptrung Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi sự kết hợp hài hòa hai nộidung này để tạo ra sự nhất trí giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa người chỉ huy

và người thừa hành

1.1.3.3.4 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trang 25

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hiến định, là nộidung quan trọng nhất của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Nguyên tắc nàyđòi hỏi tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải triệt để tôn trọngpháp luật của Nhà nước Nguyên tắc này không cho phép các cơ quan nhà nướcthực hiện quản lý nhà nước một cách chủ quan, tùy tiện mà phải dựa vào phápluật, làm đúng pháp luật, cụ thể:

- Các cơ quan nhà nước phải chịu sự giám sát của công dân và của xã hội

- Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải trong phạm vi thẩmquyền do pháp luật quy định, không vượt quyền

- Hoạt động quản lý nhà nước phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục dopháp luật quy định

- Các quyết định quản lý nhà nước được ban hành đúng luật

- Tăng cường kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cán bộ, côngchức, viên chức nhà nước; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật

Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là cơ sở đảm bảo hoạtđộng hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội

1.2 KHÁI QUÁT VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1.2.1 Hoàn cảnh ra đời

Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộngsản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại ĐôngDương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từmột nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt).Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu

Long (Kowloon) từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đúng vào

dịp Tết năm Canh Ngọ Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sảnĐảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sảnĐảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài

Trang 26

(có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộngsản) Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên

là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính

cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt,Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên

đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam Báo cáo chính trị của HồChí Minh tại Đại hội II ghi ngày thành lập Đảng là 6 tháng 1 nhưng Nghị quyếttại Đại hội III năm 1960 đổi là ngày 3 tháng 2 năm 1930

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tạiHồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổithành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tếCộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên

Thực tế, từ khi thành lập năm 1930 đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã

tổ chức và lãnh đạo xã hội thực hiện mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam Năm

1945, Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng tháng 8 chấm dứtách đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộnghoà (là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay) Năm 1954, sau 9năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp thắng lợi, Đảng đã giành

sự kiểm soát hành chính trên một nửa nước Việt Nam Từ năm 1954 đến 1975Đảng cộng sản đã lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ mới ở miền Bắc, thựchiện cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ trên cả nước và giải phóng hoàn toànmiền Nam năm 1975, thống nhất đất nước năm 1976 Năm 1986 Đảng cộng sản

đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc Đổi mới đạt được nhiều thắng lợi to lớn,sau 10 năm đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, bước vàothời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêuđưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020

Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ Cơquan quyền lực cao nhất là Đại hội toàn quốc 5 năm một lần Đại hội bầu ra Ban

Trang 27

chấp hănh Trung ương Ban chấp hănh Trung ương bầu ra Bộ chính trị vă Tổng

Bí thư Trước đđy chức vụ cao nhất trong Đảng lă Chủ tịch Đảng (do Chủ tịch

Hồ Chí Minh đảm nhận) Tổng Bí thư đầu tiín của Đảng cộng sản Việt Nam lẵng Trần Phú Tổng Bí thư hiện nay (khóa XII) lă ông Nguyễn Phú Trọng Mọicông dđn Việt Nam nếu tự nguyện gia nhập Đảng Cộng sản vă nếu tổ chức Đảngthấy có đủ tiíu chuẩn thì sẽ lăm lễ kết nạp Tuy nhiín, người Đảng viín mới đóphải trải qua một thời kỳ thử thâch, ít nhất lă một năm, mới có quyền biểu quyết,bầu cử vă ứng cử trong Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam đê trải qua 12 lần đạihội Đại hội XII diễn ra từ ngăy 20 đến ngăy 28 thâng 01 năm 2016 Hiện nayĐảng có hơn 4,5 triệu đảng viín

1.2.2 Hệ tư tưởng vă đường lối

Đảng Cộng sản thănh lập năm 1930 sau lă một phđn bộ của Quốc tế Cộngsản, theo chủ nghĩa Mâc - Ăngghen - Línin

Theo Điều lệ Đảng năm 1935:

"Đảng Cộng Sản Đông Dương, đội tiền phong duy nhất của vô sản giaicấp, tranh đấu để thu phục đa số quần chúng vô sản, lênh đạo nông dđn lao động

vă tất thảy quần chúng lao động khâc, chỉ huy họ lăm câch mạng phản đế văđiền địa (mưu cho Đông Dương được hoăn toăn độc lập, dđn căy được ruộngđất, câc dđn tộc thiểu số được giải phóng), lập chính quyền Xô viếtcông nôngbinh, đặng dự bị điều kiện tranh đấu thực hiện vô sản chuyín chính, kiến thiết xêhội chủ nghĩa lă thời kỳ đầu củacộng sản chủ nghĩa theo chương trình của Quốc

tế Cộng sản"

Điều lệ Đảng năm 1951 xâc định:

Đảng Lao Động Việt Nam lă Đảng của giai cấp công nhđn vă nhđn dđnlao động Việt Nam Mục đích của Đảng lă phât triển chế độ dđn chủ nhđn dđn,tiến lín chế độ xê hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc chogiai cấp công nhđn, nhđn dđn lao động vă tất cả câc dđn tộc đa số, thiểu số ởViệt Nam

Trang 28

Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin

- Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Namlàm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng

Đến Đại hội Đảng lần thứ 3 (1960) thì điều lệ đảng xóa bỏ chữ "Ǎngghen,Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông", và từ Đại hội Đảng lần thứ 7 (1991) thêmvào chữ "tư tưởng Hồ Chí Minh"

Đảng Lao Động Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung.Chính cương của Đảng năm 1951 xác định:

Đảng Lao Động nhằm hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xoá bỏ ditích phong kiến và nửa phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, làm chonước Việt Nam độc lập và thống nhất, dân chủ tự do, phú cường và tiến lên chủnghĩa xã hội

Tại Đại hội III năm 1960, nghị quyết xác định:

Đảng Lao Động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, làđội tiền phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân Đảnggồm những người giác ngộ tiên tiến, gương mẫu, dũng cảm và hy sinh nhấttrong giai cấp công nhân, trong nông dân lao động, trí thức cách mạng và cáctầng lớp nhân dân lao động khác, tự nguyện đứng trong hàng ngũ Đảng mà phấnđấu Đảng đại biểu quyền lợi của giai cấp công nhân, đồng thời đại biểu quyềnlợi của nhân dân lao động và quyền lợi của dân tộc Mục đích của Đảng là hoànthành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản ở Việt Nam

Đảng lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tưtưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Đảng Lao động ViệtNam đi đường lối quần chúng trong mọi hoạt động của mình Đảng Lao độngViệt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ và có kỷ luật rất nghiêmminh Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cǎn bản của Đảng

Cương lĩnh của đảng năm 1991 xác định:

Trang 29

Đảng Cộng Sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân ViệtNam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động vàcủa cả dân tộc Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Ăngghen - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủlàm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Nghị quyết của đảng năm 1991 cũng nêu rõ:

Đảng Cộng Sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, tiếp thu tinh hoa trítuệ của dân tộc và của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn củađất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợpvới yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân

Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theocon đường xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 ghi rõ:"Xã hội xã hội chủ nghĩa

mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lựclượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,

có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bìnhđẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnhđạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới"

Trên thực tế đường lối của Đảng hiện nay gây ra rất nhiều tranh luận từphía bên ngoài, là "hữu khuynh" hay "theo đúng" tôn chỉ của chủ nghĩa Mác -Lênin Các chính sách được cho là theo đường lối Kinh tế mới (NEP) của Lênin,nhưng cũng có ý kiến cho là những cải cách vượt xa cả NEP, và được cho là gầngũi với lý luận của Đặng Tiểu Bìnhvà đường lối của Trung Quốc hiện nay Trongkhi đó tư tưởng Hồ Chí Minh được nhiều nhà nghiên cứu hiểu khác nhau và vận

Ngày đăng: 03/07/2016, 10:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, đã dẫn (Điều 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
9. “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, đã dẫn (Điều 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
15. Tạp chí cộng sản, “Kiểm soát quyền lực ở nhà nước ta trong thời kì đổi mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát quyền lực ở nhà nước ta trong thời kì đổi mới
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Khác
2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, 2011 Khác
3. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb CTQG, 2006 Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG Khác
5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) Khác
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.698 Khác
7.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Khác
10. Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi năm 2014 Khác
11. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 Khác
12. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 Khác
13. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 Khác
14. Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w